1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Lịch sử xuất bản sách giáo trình nội bộ

176 3 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 176
Dung lượng 19,36 MB

Nội dung

Trang 1

HOC VIEN BAO CHi VA TUYEN TRUYEN KHOA XUAT BAN

Trang 2

MUC LUC

PHAN MO DAU .ssesssessessesessssscsssesssessssssensneees S011 111tr 1 PHAN THU NHAT: LICH SU XUAT BAN THE GIOI

CHUONG 1: LỊCH SỬ XUẤT BẢN THẺ GIỚI CỎ ĐẠI 6

1.1 Văn minh phương Đông cổ đại và hoạt động xuất bản nguyên thủy 6

1.1.1 Văn minh Lưỡng Hà và sách bằng đất sét nung +: 6

1.1.2 Văn minh Ai Cập cổ đại và sách bằng giấy papyrus (cây chỉ thảo) 11

1.1.3 Văn minh Trung Hoa cỗ đại — Khởi sắc của xuất bản phương Đông 13 1.2 Xuất bản Phương Tây - Xuất bản Hy Lạp, La Mã cỗ đại 18

1.2.1 Bồi cảnh văn hóa xã hội Hy Lạp, La Mã cổ đại . - 18

1.2.2 Xuất bản biên tập sách thời Hy Lạp La Mã cổ đại - 20

CHƯƠNG 2: LỊCH SỬ XUẤT BẢN THÉ GIỚI TRUNG ĐẠI 24

2.1 Xuất bản thế giới trung đại phương Đông . 2-2ccccceeerreeeed 24 2.1.1 Bối cảnh văn hoá xã hội phương Đông thời kỳ chế độ phong kiến 24

2.1.2 Những bước tiến mới của kỹ thuật làm giấy -csccce- 26 2.1.3 Sự phát triển của kỹ thuật in 2-2-2 SxSEt2EeEkrExererrrcer 28 2.2.Xuất bản thế giới trung đại phương Tây . 5555 S+cc<rreeeeeeed 31 2.2.1 Béi cénh van hoa x4 hi trung thé ky ov ececessseeceessecstecseesseeseeseees 31 2.2.2 Hoạt động xuất bản và phát hành sách châu Âu trung đại 33

2.2.3 Sự lan truyền kỹ thuật làm giấy và phát minh kỹ thuật in của ii 2010077 si, T9 1111111 1114111410101 rrrrret 36 CHƯƠNG 3: LỊCH SỬ XUẤT BẢN THẺ GIỚI CẬN ĐẠI 42

3.1 Bối cảnh văn hóa xã hội hoạt động xuất bản cận đại 5-ccccccsee: 42 3.1.1 Phong trào Phục hưng văn hoá - SG 5Á BS S2 sec 42 3.1.2 Cat CACH ON na e a 44

3.1.3 Giáo dục và ty lệ doc Vidteiccscecceccsscsscssessssssssssseececsessesstssssateeeseeneen 45 3.2 Cơ chế quản lý xuất bản của giai cấp thống trị cận đặại :cc-ccc 46 3.2.1 Hệ thông cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản ¿ 46

3.2.2 Chế độ kiểm duyệt xuất bản cận đại - 5c cScczvrtertersrserred 47 3.3 Hoạt động xuất bản — phát hành sách thời cận đại thời cận đại 49

3.3.1 Nhà in trở thành cốt lõi trong dây chuyền xuất bản 49

Trang 3

CHUONG 4: LỊCH SỬ XUẤT BẢN THÉ GIỚI HIỆN ĐẠI 52 4.1 Xuất bản thế giới hiện đại thế kỷ XX -.2s- 222cc 2E t2EEe2E22ecscrreccer 52 4.1.1 Bối cảnh văn hoá — xã hội thế kỷ XIX 2 -+2ccccczceccceccr 52 4.1.2 Đặc điểm ngành xuất bản thế kỷ XIX 2 2 2tvctecEsecczerrsed 55

4.1.3 Bước tiễn mới của công nghệ làm giấy và kỹ thuật in 63

4.2 Lịch sử xuất ban thế giới hiện đại thế kỷ XX . ccccsccrecrrrerrrcea 66 4.2.1 Bối cảnh văn hoá — xã hội xuất bản thế kỷ XX - 66 4.2.2 Đặc diém hoat déng xudt ban thé ky XX v.cecccssscssecssecstesesseessecsseesee 69

4.2.3 Cách mạng khoa học kỹ thuật với công nghệ in thế kỷ XX 75

PHAN THU HAI: LICH SU XUAT BAN VIET NAM

CHUONG 5: XUẤT BAN VIET NAM THỜI KỲ TRƯỚC NĂM 1945 79 5.1 Những tiền đề xuất hiện của hoạt động xuất bản ở Việt Nam 79 5.1.1 Chữ viết và tiến trình phát triển chữ viết -ssnennec 79

5.1.2 Kỹ thuật in c22ccccec2c2vrzerrrrrrrscee — 81

5.1.3 Giấy và việc sử dụng giấy viết sách -s-ckcrkeEvrerrrrereered 83 5.2 Xuất bản Việt Nam thời kỳ phong kiến tập quyền 5-ccccccrsreereee 84 5.2.1 Đặc trưng tư tưởng, văn hoá giáo dục thời phong kiến 84

5.2.2 Đặc điểm xuất bản Việt Nam thời phong kiến 2-©cs+e: 90 5.3 Xuất bản Việt Nam thế kỷ XIX đến năm 1945 - 22 s+2cse2Ezseccscd 95

5.3.1 Những điều kiện mới cho sự hình thành nền xuất bản sách hiện đại 95

5.3.2 Hoạt động xuất bản công khai, hợp pháp của chính quyền thực dân 99 5.3.3 Hoạt động xuất bản yêu nước đầu thế kỷ XX và sự ra đời của dòng sách báo yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản .- 105 5.3.4 Hoạt động yêu nước tiên bộ và sự xuất hiện của sách báo Mácxít ở Việt Ìam Góc HH TY HH ng ng gen grxa 107

5.3.5 Hoạt động xuất bản cách mạng dưới định hướng của Đảng 111 CHUONG 6: XUẤT BẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945-1975, 118 6.1 Xuất bản Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954) 118 6.1.1 Vài nét về bối cảnh lịch sử sc++t+E+E+EEEEEEEECEEvEEe2Erserreee 118

Trang 4

6.2 Xuất bản Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1954-1975) 130 6.2.1 Vài nét về bối cảnh lịch sử -¿ st+xe+E+Et2EEEEvEEEvEEvrserrsre 130

6.2.2 Hoạt động xuất bản xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, phục vụ công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước - s-ccsc2 tt SEx2E2112E12112xcExccre 131 6.3 Hoạt động xuất bản ở miền Nam đưới chế độ Mỹ - Nguy ¬ 140

6.3.1 Quản lý chính quyền đối với hoạt động xuất bản 140 6.3.2 Tình hình xuất bản miền Nam dưới chế độ Mỹ ngụy 142 6.4 Một vài nét về hoạt động xuất bản ở vùng giải phóng miền Nam Việt Nam 144 CHƯƠNG 7: XUẤT BẢN VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 ĐÉN NAY 148 7.1 Xuất bản Việt Nam trong 10 năm trước đổi mới -c¿-csecccczr 148

7.1.1 Bối cảnh chung -ss te LH Hee 148

7.1.2 Hoạt động xuất bản 10 năm trước đổi mới (1975-1986) 150

7.2 Xuất bản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới toàn điện đất nước (từ 1986 đến

"" -J-1 155

7.2.1 Vài nét về bối cảnh lịch sử -2-cccccesreeerereeeerseeseese.c LŠỐ

7.2.2 Quan điểm lãnh đạo của Đảng về hoạt động báo chí - xuất bản 157

Trang 5

PHAN MO DAU

1 Tên học phần: LỊCH SỬ XUẤT BẢN SÁCH

2 Số đơn vị học trình: 3

3 Trình độ: Dành cho sinh viên năm thứ hai, khoa Xuất bản 4 Mục tiêu của môn học

Sau khi học xong môn học này, sinh viên sẽ:

- Về kiến thức

+ Nắm vững những kiến thức cơ bản về sự hình thành, phát triển của hoạt động

xuất bản (Xuất bản — in — phát hành) thế giới găn liền với tiến trình phát triển lịch sử

nhân loại

+ Nắm vững những kiến thức cơ bản về sự hình thành, phát triển của hoạt động

xuất bản Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử

+ Hiểu được sự tác động của bối cảnh kinh tế, văn hoá, xã hội đến sự phát triển của hoạt động xuất bản trong tiến trình lịch sử

+ Hệ thống hoá tiến trình phát triển lịch sử xuất bản thế giới; so sánh đối

chiếu thấy điểm tương đồng và khác biệt trong tiến trinh phát triển hoạt động xuất bản Việt Nam

- Về kỹ năng

+ Rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp, so sánh với phương pháp luận

khoa học |

+ Kỹ năng phân tích, đánh giá hoạt động xuất bản trong tiến trình lịch sử, xu

thế hoạt động xuất bản hiện nay |

+ Hình thành kỹ năng giải quyết những vấn đề về đánh giá, định hướng hoạt động xuất bản Việt Nam hiện nay

- Về thái độ

+ Yêu thích môn học đề từ đó yêu thích hoạt động tìm hiểu các tài liệu địa chí, lịch sử, sưu tầm các chứng cứ lịch sử về sự xuất hiện sách và hoạt động xuất bản

Trang 6

+ Nang cao tình thần trách nhiệm, không ngừng học tập kiến thức mới, sáng tạo đáp ứng yêu cầu của nghề

+ Quan tâm đến những vấn đề xuất bản đương đại, hoàn thiện về lý luận và

thực tiễn

5 Phân bỗ thời gian

Học phần gồm : 45 tiết— 03 đơn vị học trình

- Phần lý thuyết: 30

- Thảo luận va Xémina: 15

6 Giảng viên tham gia giảng đạy môn học: STT Ho va tén Co quancéngtac| — Chuyên ngành 1 Tran Thi Mai Dung |Khoa Xuất bản, Biên tập — Xuất bản Học viện Báo chí và Tuyên truyền

7 Điều kiện tiên quyết

| Hoc phan hoc sau hoc phần Cơ sở lý luận biên tập xuất bản 8 Nội dung môn học

8.1 Nội dung tổng quát |

Môn học lịch sử xuất bản chia thành hai phần lớn: Lịch sử xuất bản thế giới va

Lịch sử xuất bản Việt Nam, kết cấu thành 7 chương

Phan thứ nhất: Lịch sử xuất bản thế giới gồm 4 chương (từ chương 1 đến

chương 4) trình bày những kiến thức cơ bản về sự xuất hiện và phát triển của sách và hoạt động xuất bản thế gidi trong tién trinh lịch sử cụ thể gan với sự phát triển của văn minh nhân loại

Trang 7

8.2 Nội dưng chỉ tiết

Tổng Phân bồ thời gian

TT Nội dung thời Bai tap/ | Thực

Lên lớp

gian thảo luận| hành

1 | CHUONG 1: LICH SU XUẤT BẢN THẺ GIỚI CÔ ĐẠI 5 4 1 0

CHƯƠNG 2: LỊCH SỬ XUẤT BẢN THẺ GIỚI TRUNG 5 4 1 0

2 DAI

3 | CHƯƠNG3: LỊCH SỬ XUẤT BẢN THẺ GIỚI CẬN ĐẠI 5 4 1 0

4 | CHUONG 4: LICH SU XUAT BAN THE GIOI HIEN DAI 10 5 5 0

CHƯƠNG 5: LỊCH SỬ XUẤT BẢN VIỆT NAM TRƯỚC ° NĂM 1945 ° ‘ CHƯƠNG 6: LỊCH SỬ XUẤT BẢN VIỆT NAM THỜI KỲ ° 1945 — 1975 ° ° 7 CHUONG 7: LICH SU XUAT BAN VIET NAM TU NAM 0 ; ; 1975 DEN NAY Tong sé 45 30 15 0

9 Phuong phap giang day va hoc tap:

Môn học sử dụng một số phương pháp dạy học chủ yếu: - Phương pháp thuyết trình - Phương pháp hỏi đáp, phỏng vấn - Phương pháp làm việc nhóm - Phương pháp bản đồ tư duy, phương phap graph 10 Tổ chức, đánh giá môn học: T Cách thức đánh giá Trọng số T

1 Kiểm tra thường xuyên 0,10

2 Kiểm tra giữa kỳ 0,30

3 Thi hết môn 0,60

DMH = KTTX x 0,10 + TL x 0,30 + THM x 0,60

Trang 8

11 Thang diém: 10

12 Phương tiện vật chất đảm bảo:

Phòng học có trang bị bảng, máy chiếu, loa 13 Tài liệu tham khảo:

12.1 Tài liệu bắt buộc

1 Cục Xuất bản: Lịch sử xuất bản sách Việt Nam (Sơ thảo), Nhà xuất bản Văn hóa -

Thông tin, H.1996,

2 Cục xuất ban: Lịch sử ngành in Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, H.1996

12.2 Tài liệu tham khảo

1 Hoàng Sơn Cường: Lịch sử sách, Đại học Văn hóa, H.1981

2 Lê Thị Phúc: Sự phát triển của công nghệ in trong lịch sử xuất bản sách thế giới,

Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, H.2011 _

3 Từ điển xuất bản, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa, H.2009

Trang 9

PHAN THU NHAT

Trang 10

CHUONG 1

LICH SU XUAT BAN THE GIOI CO DAI

1.1 Văn minh phương Đông cỗ đại và hoạt động xuất bản nguyên thủy

Van minh phương Đông cỗ đại trong tiến trình lịch sử văn minh nhân loại có vị trí quan trọng Tiến trình phát triển văn mỉnh nhân loại có sự kế thừa và phát triển những thành tựu của văn minh phương Đông cổ đại Tiểu biểu như Văn minh Lưỡng Hà, Văn minh Ai Cập, Văn minh Trung Hoa

Trong tiến trình lịch sử xuất bản, những hoạt động xuất bản giản đơn nhất, hay nói cách khác, hoạt động xuất bản nguyên thuỷ xuất hiện từ trong đời sống sinh hoạt văn hoá tỉnh thần của cư dân cô đại này Hoạt động xuất bản ra đời từ trong đời sống văn hoá, phục vụ cho đời sống văn hố của cư dân cơ đại

1.1.1 Văn minh Lưỡng Hà và sách bằng đắt sét nung 1.1.1.1 Sự sản sinh và phát triển của văn tự hình nêm

Chữ viết ở Lưỡng Hà đầu tiên do người Sumer sắng tạo vào cuối thiên niên

kỷ IV TCN Chữ viết trải qua các thời kỳ: Chữ tượng hình, chữ tượng hình biểu

ý, chữ hài thành và chữ tiết hình

- Chữ tượng hình:

Trong thời kỳ đầu, chữ viết của Lưỡng Hà cũng là chữ tượng hình Dần dần, các hình vẽ được đơn giản hóa, tức là khơng phải vẽ tồn bộ sự vật mà chỉ vẽ một bộ phận tiêu biểu lúc đầu, muốn viết chữ chim, cá, lúa nước thì vẽ hình con chim, con cá, bông lúa, làn sóng

Ví dụ: Ban đầu muốn viết chữ bò mông, nước, trời thì vẽ con bò, làn sóng, trời có sao, trăng Về sau, những chữ tượng hình được đơn giản hoá, như chữ trời chỉ vẽ một ngôi sao, chữ bò mộng chỉ vẽ cái đầu bò với hai sừng dài

- Chữ tượng hình biểu ý:

Trang 11

Ví dụ: Muốn viết chữ khóc thì vẽ con mắt và nước, đẻ thì vẽ chim và trứng - Chữ hài thanh: Dùng hình vẽ để biểu thị âm thanh Đây là giai đoạn phát triển cao hơn của chữ viết, diễn đạt đa dạng ngôn ngữ trong đời sống sinh hoạt

hàng ngày của người Lưỡng Hà cô đại |

Về nguyên tắc, chữ hài thanh dùng hình ảnh để biểu thị âm thanh

Ví dụ: Muốn viết âm xum, người Lưỡng Hà vẽ bó hành (vì bó hành có âm là xum)

Nhờ có chữ hài thanh, số lượng chữ tượng hình càng ngày càng ít đi Lúc đầu có khoảng 2000 chữ Khoảng 3000 năm TCN chỉ còn lại khoảng 600 chữ

- Chữ tiết hình: |

Chữ tiết hình, còn gọi là văn tự hình nêm, là giai đoạn phát triển cao của chữ viết, chuyển từ giai đoạn ký hiệu sang giai đoạn tiết tự

Chữ tượng hình được biểu đạt giản đơn: Nét dài được thay bằng nhiều nét

ngắn; nét cong thay bang nét thang

Vi du: Cái đầu bò được vẽ thành một hình tam giác đỉnh chúc xuống dưới,

phía trên có hai đoạn thẳng biểu thị cái sừng

Đề viết chữ tiết hình, người Lưỡng Hà dùng que viết trên khối đất sét ướt Vì vậy, chỗ bút mới ấn vào thì nét to, chỗ rút bút ra thì nét nhỏ, do đó các nét

đều giống hình cái nêm Loại chữ tiêt hình này còn gọi là chữ hình nêm

Tông số chữ tiết hình không đến 600 chữ, trong đó thường dùng chỉ có 300

chữ, nhưng mỗi chữ thường có tới vài nghĩa

Phương pháp viết chữ tiết hình trên đất sét: Trên một tắm đất sét, văn tự hình nêm được viết từ phải qua trái, từ trên xuống dưới Tuy nhiên, phương thức viết

này có một nhược điểm là khi viết đến dòng thứ hai thì chữ viết đầu tiên bị xóa

mất Vì vậy, người ta đổi thành cách viết từ trái sang phải, theo chiều ngang, đồng thời mỗi chữ xoay 90 độ Sau khi viết xong quay tắm đất sét lại thì vẫn viết từ trên xuống dưới, từ phải qua trái

1.1.1.2 Sự ra đời sách đất sét, sưu tẰm và phục chế

Trang 12

Về niên đại sách đất sét, những thành tựu của khảo cổ học hiện đại giúp

chúng ta xác mỉnh được niên đại sớm cũng như thời điểm phổ biến sách đất sách

Từ thế kỷ XIX đến nay, giới khảo cỗ học đã tiến hành thăm dò khai quật những

nền văn minh cổ đại Medopotamia, tìm thấy hàng trăm ngàn tắm đất sét Trong đó, tấm đất sét có niên đại cô nhất vào khoảng 4000 đến 3200 trước được tìm thấy ở cô thành Uruk (Nam Iraq ngày nay) Phần lớn tắm đất sét được tìm thấy có niên đại muộn hơn giữa khoảng 1800 đến 1600 năm trước

Về cách chế tác sách đất sét, mỗi một tắm đất sét dùng khoảng 1000g dat sét mềm, dùng bút được tạo thành từ các lây lau sậy viết chữ lên trên bề mặt Sau khi viết xong, đêm tấm đất sét phơi khô, rồi cho vào lò nung Trên bề mặt tam dat sét sau khi nung xong thường có những hốc nhỏ, chính là do hơi nước

bốc hơi tạo thành

Về hình thức sách đất sét, mỗi tắm đất sét là một trang Một cuốn sách do nhiều trang đất sét hợp thành Mỗi tâm đều phải có tên sách, số trang, đồng thời đầu trang sau phải nhắc lạ dòng cuối cùng của trang trước Để lưu giữ những cuốn sách đất sét đồ sộ này, người ta đặt từng trang sách lên một giá gỗ theo thứ

tự từng trang để người đọc có thể dễ dàng sử dụng |

Sách đất sét có nhiều kích cỡ khác nhau Vào thời kỳ phổ biển sách đất sét

(1800-1600 năm trước), một tấm đất sét trung bình có kích cỡ: cao 24cm, rộng 16cm và dày 2,5cm Hiện các cỗ vật này được lưu giữ tại bảo tàng Anh

1.1.1.3 Hệ thống thư tịch nguyên thủy

Cùng với sự phát triển của văn hóa, việc ghi chép của con người không còn là quá trình lại những thông tin đời thường mà trở thành việc ghi chép những _ thông tin có tính chất hệ thống, chuyên môn Các tấm đất sét rời rạc trở thành pho sách theo đúng nghĩa của nó, chứa đựng những tri thức khoa học, xã hội của loài người Văn minh Lưỡng Hà đã để lại cho nhân loại pho sách có giá trị với nội dung phong phú

Trang 13

Nguoi Sumer đã chỉ chép lai tri thức khoa học tự nhiên dưới dạng sách đất sét

Về Thiên văn học, Văn minh Lưỡng Hà đã giải thích được hiện tượng động

đất, bão lụt, nhật thực, nguyệt thực Bằng những quan sát, ghi chép nhiều năm, người Lưỡng Hà đã tính được chu kỳ quay của một số hành tỉnh trong hệ mặt trời Họ cũng biết quan sát vị trí của mặt trời trong ngày để tính thời gian

Về Toán học, bằng chứng sớm nhất về các văn tự toán học là từ thời những người Sumer cổ đại, những người đã xây nên nền văn minh sớm nhất ở Lưỡng Hà Họ đã phát triển một hệ đo lường phức tạp từ 3000 TƠN Khoảng 2500 TCN trở

về trước, người Sumer đã viết những bảng nhân trên đất sét và giải các bài tập

hình học và các bài toán chỉa Dấu vết sớm nhất của hệ ghi sé Babylon cting là |

trong khoảng thời gian này |

Một lượng lớn các tắm đất sét đã được phục hồi niên đại 1800 TCN đến

1600 TCN, bao gồm các chủ đề về phân số, đại số, phương trình bậc ba Các tắm này cũng bao gồm cả bảng nhân, bang lượng giác, các phương pháp giải

phương trình tuyến tính, phương trình bậc hai Đặc biệt, người Lưỡng Hà phát

minh hệ toán ước lượng nhị phân, thập phân, thập lục phân

và Y học, các tấm đất sét chép lại tri thức y học như nguyên nhân và cách

chữa các bệnh về hệ thần kinh, tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa cả những bệnh

phong thấp, bệnh phụ khoa, bệnh ngoài đa và bệnh mắt cũng được giải thích sâu sắc và có bài thuốc chữa hiệu quả

Hai, sách đề tài văn học

Dưới thời Vương quốc Babylon xuất hiện nhiều cuốn sách đề tài văn học

Các tác phẩm văn học chủ yếu là sử thi và truyện thơ được ghi lại bằng thứ văn tự hình nêm, được lưu truyền rộng rãi, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các truyền thuyết, thần thoại của nhiều dân tộc Tây Á, thậm chí đến cả thánh kinh sau này

Văn học dân gian gồm các thể loại vô cùng phong phú đa dạng như ca dao, tục ngữ, anh hùng ca Nền văn học phản ánh cuộc sống và những ước mơ, khao khát của con người Văn học truyền miệng Lưỡng Hà có bài ca của ngudi xay

Trang 14

lúa, bài ca của người nấu bếp Thần Enhin đã bênh vực và quyết định phần thắng lợi cho người làm ruộng trong cuộc tranh cãi với người chăn nuôi

Gingamet là tác phẩm văn học sử thi tương đối tiêu biểu của văn học Lưỡng Hà Câu chuyện được viết trên 12 tấm đất sét Dưới triều Vua Ashurbanipal, ông cho thu thập và chép lại sử thi lưu truyền trong dân gian và lưu vào thư viện hoàng gia

Bộ sử thi Khai thiên lập địa mô tả cuộc chiến quyết liệt của thần Mađúc với

ác quý Tiamat để tạo ra mn lồi Trong tâm tưởng người Lưỡng Hà, thần Madúc là một trong những vị thần tối cao và quan trọng, đại điện cho nguồn sống của con người

Bộ sử thi Nạn hồng thủy mô tả lại quang cảnh trời đất ngập lụt, khắp mọi

nơi mênh mông nước, con người không còn ruộng vườn để trồng trọt, không còn

nhà để ở, gặp muôn vàn khó khăn, nhưng sau đó nhờ đạo đức, trí thông mỉnh và

sáng tạo cùng sự cứu giúp của các vị thần linh mà con người đã vượt qua mọi

khó khăn để tiếp tục phát triển Bộ sử thi để lại dấu ấn trong chuyện Kinh thánh

Ba, sách luật pháp

Tiêu biểu là bộ luật Hammurabi Bộ luật vừa xây dựng một xã hội có kỷ

cương, vừa đề cao dân chủ, bảo vệ con người, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển Ôn định Mặc dù bộ luật này còn nhiều điều bảo vệ quyền lợi của giai cấp

chủ nô, nhưng nó vẫn là bộ luật thành văn cô nhất và tiến bộ nhất thời cổ đại Bốn, tài liệu giáo dục

Người Sumer đã xây dựng được trường học, tạo ra sách vở (đất sét) làm tài _ liệu học tập

Các tài liệu này đều trải qua quá trình biên tập chuyên môn mới đem ra sử dụng Đó là bước khởi đầu của hoạt động xuất bản Trường học sớm nhất của nhân loại, gọi nôm na là trường học hoàng tộc bởi vì phục vụ nhu cầu giáo dục

của vương thất, thần đường Với tính chất như vậy, tài liệu học tập biên soạn

thành 3 loại: ngôn ngữ, tri thức khoa học, sáng tác văn học Ngôn ngữ là chương - trình học căn bản, dạy bằng ngôn ngữ Sumer, có nội dung gắn với nghi thức thờ

Trang 15

cúng tôn giáo Bên cạnh đó, học sinh cần học cách tính toán cùng với những tri thức khoa học khác, phù hợp với yêu cầu cầu quản lý đất đai và hoạt động thương mại

1.1.2 Văn minh Ai Cập cỗ đại và sách bằng giấy papyrus (cây chỉ thảo) 1.1.2.1 Sự sẵn sinh và phát triển của văn tự cỗ Ai Cập

Văn minh Ai Cập là một trong những nền văn minh cổ xưa của nhân loại Trên cơ sở phát triển nông nghiệp, khoảng 4000 TCN, Nhà nước Ai Cap cé dai

ra đời Phạm vị thời gian tồn tại của Ai Cập cổ tính từ năm 4345TCN với sự

phân chia thành thượng và hạ Ai Cập Đến đầu Công nguyên năm 332, Ai Cập bị Alexandrơ - Makedomia chinh phục Giai đoạn Loại hình chữ Nội dung viết 1 Tuong hinh Viết chữ biểu thị vật gì thì vẽ hình thù ấy

2 Tượng hình biểu ý | Dùng phương pháp mượn ý, để biểu thị các khái niệm trừu tượng, phức tạp

Vi du: Chữ Khát — vé con bò và dòng nước

Chính nghĩa — vẽ lông đà điều

3 Tượng hình biểu | Giai đoạn phát triển cao của văn tự: Dùng hình

âm và mẫu tựhóa | vẽ để biểu thị âm tiết

Những hình vẽ biểu thị âm tiết vốn là những chữ biểu thị một từ, đồng âm với âm tiết mà người ta

muốn sử dụng Dần dần, những chữ chỉ âm tiết

biến thành chữ cái

Chữ tượng hình Ai cập dần đơn giản hoá với 22 chữ tượng hình và 24 chữ

cái ghi chép mọi thông tin sinh hoạt văn hoá trong đời sống hàng ngày của cư dân Tuy nhiên, cấu tạo chữ viết của người Ai Cập không phải là cách sắp xếp

giản đơn các chữ tượng hình và các chữ cái nhằm biểu thị thông tin

Trang 16

1.1.2.2 Hình dạng và sự ra đời của sách bằng giấy papyrus

Chữ viết của người Ai Cập cô được viết trên giấy papyrus, là loại cây trông giống như cây sậy, sinh trưởng ở ven bờ sơng Nin Ngồi dùng làm giấy, cây papyrus dùng chế tạo vật dụng sinh hoạt như nón, đép

Vào khoảng 3000 năm trước, người Ai Cập đã dùng giấy chế tạo từ cây papyrus làm chất liệu viết Về sau, loại giấy này được truyền sang Hy Lạp cỗ đại và khu vực Địa Trung Hải, thậm chí đến vùng đất xa xôi của châu Âu, Tây Á Sau này, loại giấy này trở thành chất liệu viết thông dụng của khu vực Địa Trung Hải, người Hy Lạp, La Mã, Ả rập Vì vậy, từ paper (giấy) trong tiếng Anh chính là bắt nguồn từ papyrus

Phương pháp chế tác như sau:

Bước I: Thân cây cắt thành từng đoạn nhỏ 40-50cm, bóc vỏ, phần lõi tước

nhỏ theo chiều rộng

Bước 2: Chia làm 2 phần, một phần đặt theo chiều dọc, một phần theo chiều ngang đan vào nhau

Bước 3: Vừa giã vừa phun nước cho 2 phần dính vào nhau, rồi đem phơi năng

Bước 4: Giấy sau khi phơi dùng đá chà sát làm mịn mặt giấy, chỉnh sửa lại

hình dáng, và có thể đem ra sử dụng

Sách bằng giấy Papyrus có dạng cuộn sách Thông thường, đối với thư tín hay công văn, người ta thường viết trên một tờ giấy Với tác phẩm viết dài, viết xong thì được cuộn lại, môi đâu gắn vào một trục Các cuộn đều có ghi rõ mục

Trang 17

lục Độ dài của mỗi cuộn sách khác nhau, tùy theo nội dung, có khi dài tời 40m,

ngắn thì khoảng 1 m

Các cuộn sách bằng giấy Papyrus rất dễ bị hủy hoại bởi thời tiết âm, nhưng ở Ai Cập, khí hậu quanh năm khô hanh, sách lại được viết bằng loại mực nước đặc biệt gọi là bồ hóng, trải qua thời gian dài mà không mat mau

1.1.2.3 Sản xuất và bán sách vong linh — Hình thức thương mại sách đầu tiên “Sách vong linh” hay còn gọi là quyễn sách của người chết được coi là một lá bùa, được các nhà tư tế biên soạn để siêu độ vong linh người chết, gắn với tín ngưỡng, tôn giáo của người Ai Cập về thế giới vĩnh hằng Nội dung là lời cầu

nguyện, lời ca, lời bùa chú |

Buổi dau, nội dung có tính chất tôn giáo này được khắc trên lăng mộ người chết, đặc biệt là trên những bức tường trong kim tự tháp Về sau, mới được viết trên giấy papyrus và có hình dạnh cố định, được gọi là sách vong linh (The Book of dead) Những cuốn sách vong linh này giúp chúng ta tìm hiểu chỉ tiết quan niệm của người Ai Cập cô về thế giới người chết, nội dung của sách có tới hơn 200 chương tiết, người Ai Cập gọi chúng là “ghi chép nguyện cầu về thế

giới vĩnh hăng và lời chỉ dẫn để lên trời” Vào thời kỳ Tân vương quốc (1400

TCN), giấy papyrus được sản xuất và sử dụng phổ biến, trở thành cơ sở của việc sao chép, mua bán sách sách vong linh theo nhu cầu thị trường

Ở Ai Cập cổ đại, việc sản xuất và bán sách vong linh trở thành một loại

nghề Chế tác sách vong linh dựa vào sao chép thủ công là chính Các vị tư tế sao chép theo khuôn mẫu cố định, trong đó, cố ý để trống chỗ điền tên người chết Khuôn mẫu như vậy được sử dụng khá phố biến trong tang lễ Chính vì

vậy, mới cho rằng ở Ai Cập cổ đại đã xuất hiện hình thức mua bán sácho

1.1.3 Văn minh Trung Hoa cỗ đại — Khởi sắc của xuất bản phương Đông

1.1.3.1 Chữ viết và các hình thức chuyển tâi của chữ viết

Lịch sử chữ Hán trải qua các hình thể chủ yếu sau: (1) Giáp cốt và giáp cốt văn

Trang 18

Giáp là mai rùa, chữ được khắc trên mai rùa được gọi là giáp văn; cốt chỉ xương thú (chủ yếu là xương vai con trâu, hoặc xương sọ con nai), chữ được khắc trên xương thú gọi là cốt văn Giáp văn và cốt văn hợp thành gọi là giáp cốt văn Về thời gian, các chuyên gia khảo cỗ học cho rằng, niên đại của giáp cốt

văn khoảng từ thế kỷ XIV dén thé ky XII TCN

(2) Chung đỉnh văn (mình văn)

Thời đại đồng đau là giai đoạn quan trọng trong lịch sử, đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của loài người Trong lúc chế tác các vật dụng bằng đồng, trên bề mặt những khuôn đúc, người Trung Quốc đã khắc chữ lên đó, loại văn tự này được gọi là “minh văn” Nội dung của minh văn khá đa đạng, phản ảnh khá chân thật cuộc sống xã hội trên nhiều phương diện

(3) Thạch văn (Chữ khắc trên đá)

Văn tự được khắc trên đá tồn tại trong một thời gian khá dài và phổ biến

trên khu vực rộng Nội dung của bản khắc ghi thường ghi chép về những sự việc diễn ra trong đời sống xã hội hoặc về công trạng của giai cấp của giai cấp thống

trị, đây là tài liệu quý giá để nghiên cứu lịch sử Trung Quốc cỗ đại

(4) Sach thẻ tre

Thời kỳ Xuân Thu chiến quốc, thẻ tre được sử dụng phô biến Vào khoảng thé ky I SCN, người Trung Quốc phát minh ra kỹ thuật chế tạo giấy và làm

tương đối thành thục, nhưng triều đình Đông Hán và tầng lớp thị dân vẫn sử

dụng thẻ tre

Qua thời đại Tam Quốc, Lưỡng Tấn giấy được sử dụng rộng rãi và phổ biến, đây lùi dần vai trò của chất liệu thẻ tre Đến thời Đông Tấn, triều đình có

lệnh dùng giấy thay cho thẻ tre, đã chính thức kết thúc thời kỳ sách thẻ tre trong lịch sử cổ đại Trung Quốc Do thời gian đã rất lâu, những thẻ tre chôn vùi dưới

lòng đất bị mục nát, đến nay vẫn chưa phát hiện ra hiện vật

Chữ viết trên thẻ tre gồm nhiều kiểu chữ khác nhau, phản ảnh tiến trình phát triển của chữ viết Trung Quốc: Đại triện, Tiểu triện (Tần triện) Lệ Thư, Khải thư

Trang 19

1.1.3.2 Hoạt động xuất bản Trung Quốc cỗ đại

Lịch sử xuất bản Trung Quốc có quá trình phát triển lâu dài và liên tục Trong lịch sử, nhiều chất liệu sử dụng để truyền tải thông tin, tri thức Tuy nhiên, xuất bản Trung Quốc đặc biệt khởi sắc trong khoảng thời gian từ thế kỷ V TCN,

gắn với những biến động lớn về chính trị - xã hội

Căn cứ vào tiến trình phát triển của hoat động xuất bản trong lịch sử,

thời kỳ xuất bản cô đại Trung Quốc tương ứng với thời kỳ tồn tại lâu dài của sách thẻ tre cho đến khi giấy được sử dụng và thay thế vào hoàn tồn vào thời

kỳ Đơng Tấn Xét về mặt thời gian, thời kỳ sách thẻ tre trong lịch sử cỗ đại Trung Quốc tương ứng thời gian từ Thượng cô đến thế ky I SCN (tương đương các thời Hạ, Thương, Chu đến Tần — Tây Hán)

(1) Bối cảnh văn hoá xã hội Tì rung Quoc cổ đại

Trong lịch sử Trung Quốc, nhiều nhân tố văn hoá xã hội xuất hiện tạo bối

cảnh thuận lợi cho sự khởi sắc của hoạt động xuất bản

Thứ nhất, sự hưng thịnh về tư tưởng học thuật

Trong lịch sử cổ đại Trung Quốc, thời kỳ Xuân Thu - Chiến quốc là thời kỳ cao trào trong lịch sử văn hóa Trung Quốc cô đại Đây là thời hưng thịnh của văn hóa học thuật Trung Quốc — Bách gia tranh minh

Thời nhà Tần, nhà nước thi hành chế độ cắm mở trường tư để dạy học, ai muốn học thì chỉ nhờ quan lại dạy cho pháp luật Đồng thời, thiêu hủy sách của bách gia chư tử (trừ sách y học, nông nghiệp, bói toán ) Theo đề nghị của Lý tư, Tần Thủy hoàng ban hành lệnh cắm nho sinh bản luận về sách Thi,

Thư, nếu ai phạm phải đều bị tử hình Nhà Tần chỉ tồn tại trong một thời gian

ngắn (221TCN-206TCN) nhưng để lại hậu quả lớn cho nền học thuật Trung Quốc sơ khai

Tuy nhiên, dười triều Tây Hán (206 TCN - 9CN) lại là thời kỳ hưng thịnh Nhà nước có những chính sách tích cực khuyến khích nền học thuật nước nhà Hán Vũ để ra lệnh bãi truất bách gia, độc tôn Nho học, đưa Nho gia lên thành hệ

Trang 20

tư tưởng độc tôn của chế độ phong kiến trung ương tập quyền, là trụ cột tinh thần của xã hội phong kiến

Trong đời sống chính trị tỉnh thần thời Hán, những người nghiên cứu học thuật gia tăng, nhưng cũng chủ yếu vẫn là phân tích kinh điển Nho gia Tác

phẩm Nho giáo gia tăng là một đặc điểm nỗi bật của thời kỳ này Thứ hai, hoàn thiện thống nhất về chữ viết

Nhà Tần sau khi thống nhất đất nước thi hành chính sách thư đồng văn Đây

là biện pháp cưỡng bức thực hiện dưới thời Tần nhằm mục đích thống nhất về chữ

viết trên phạm vi toàn quốc Tần Thủy Hoàng ra lệnh cho Lý Tư và một số người khác chế định lại chữ viết, tạo ra nét chữ đơn giản và uyên chuyển hơn, gọi chữ chữ

Tần triện, hay Tiêu triện Ngoài chữ Tiểu triện, Tần Thủy Hoàng sử dụng Lệ thư do

Trình Mạc chỉnh lý Lệ thư cải tiến hơn một bước so với chữ tiểu triện, nét bút uyễn chuyên, thích hợp với văn kiện hành chính Như vậy, Lệ thư nhanh chóng thay thế

cho chữ Tiểu triện, trở thành văn tự lưu hành phô biến Đến thời Hán, Lệ thư vẫn

tiếp tục được dùng rong rai

(2) Vài nét về hoạt động xuất bản Tì rung Quốc cổ đại

Đầu thời Hán, luật cắm sách vẫn tồn tại Hán Huệ đề bãi bỏ lệnh cấm, sách

tàng trữ trong dân gian, khắc trên tường dần dần xuất hiện Thời Hán Vũ đế, ông hạ lệnh trưng thu sách lần thứ nhất, được coi là cuộc tập hợp sách lớn nhất trong lịch sử

Trong tình hình đó, hoạt động xuất bản thời Tây Hán khá sôi nỗi, thể hiện ở

hai điểm chính:

Một là, công tác hiệu chỉnh sách của triều đình Tây Hán

Sau khi chính quyền Tây Hán kiến lập, bắt đầu chú ý đến việc hiệu đính

sách vở Do đương thời coi trọng binh pháp, nên hoạt động hiệu đính sách binh pháp nỗi trội hơn cả Căn cứ theo Hán Thư - Nghệ văn chí, triều Hán vừa kiến lập, Trương Lương, Hàn Tín tập hợp các binh thư, tổng cộng lên đến 182 nhà, sau phân loại còn 35 nhà Thời Vũ Đế, quân chính quan Dương Bộc bỗổ sung, lập

Trang 21

thành sách Binh lục, dâng tặng lên hoàng đề Thời Hán Thành đế ra lệnh cho Bộ

Binh hiệu chỉnh toàn bộ binh thư, phân thành: Mưu lược binh, Hình thế binh, Âm dương binh, Kỹ xảo binh

Từ thời Hán Vũ đế, việc tập hợp sách gia tăng Trải qua hơn 100 năm, hệ thống sách tích lũy được chất cao như núi Năm 26 TCN, Luu Hướng - quan lại nhà Hán được lệnh hoàng dé tập hợp các nhà chuyên gia học thuật tiến hành

cuộc chỉnh lý sách trên quy mô lớn Đây là lần chỉnh lý sách do nhà nước tiến

hành quy mô lớn trong lịch sử Trung Quốc Lần chỉnh lý này đã lập hệ thống thư mục có tính tổng hợp, với các loại cụ thé sau: Luc thu, ky tu, thi vi, binh thu,

thuật số, kỹ thuật

Hai là, lưu thông sách thời Tây Hán

Sau khi Hán Huệ để bãi bỏ lệnh cắm sách, hoạt động lưu thông sách của triều đình và địa phương dần dần khai mở Hoạt động thương mại sách cũng chính trong quá trình đó mà manh nha xuất hiện

Thời Hán, quy mô Thái học viện cũng được mở rộng, số lượng người đi học cũng tăng lên nhanh chóng Trong hoàn cảnh đó, xung quanh Thái học viện xuất hiện những chợ bán sách tập trung có quy mô lớn, đó là những nhà sách sớm nhất trong lịch sử Trung Quốc

Chợ sách có những đặc điểm như tổ chức định kỳ, nửa tháng một lần,

những người tham gia vào hội chợ đều là các thái học sinh Trường An, phẩm mua bán không giới hạn chủng loại sách, chịu ảnh hưởng trực tiếp và giám sát của triều đình Tuy nhiên triều đình không có bộ phận chuyên môn để quản lý hoat động này

Về tổng thể, chợ sách không hẳn là nơi thương mại đơn thuần Bất luận nhìn dưới góc độ nào, đều là quá trình giao lưu văn hóa, có tác động tích cực, thúc đây phát triển thương mại và lưu thông sách Nhưng loại chợ sách này không tổn tại lâu, cùng với sự sụp đỗ của nhà Tây Hán, Trường An và phủ Thái học viện bị tàn phá, hoạt động chợ sách cũng biệt tích từ đó

Trang 22

1.2 Xuất bản Phương Tây - Xuất bản Hy Lạp, La Mã cỗ đại

1.2.1 Bối cảnh văn hóa xã hội Hy Lạp, La Mã cỗ đại

1.2.1.1 Mở rộng nhóm người biết chữ

Hình thức văn tự chữ cái sớm nhất được sử dụng chủ yếu là van tu Semites Sau dé, thong qua ngudi Phoennixi truyén dén Hy Lap Thé ky thir VIII TCN, người Hy Lạp trên nền tảng chữ cái của người Phoennixi cải biên thành văn tự của mình Tuy nhiên, nếu chữ viết chỉ được giới hạn sử dụng trong một thiểu số người sẽ không thể sản sinh ra một nền xuất bản sách

Đối với vấn đề xác định số người biết chữ thời cô Hy La vẫn còn là vấn đề tranh cãi trong giới sử học Có hai ví dụ tiêu biểu được giới sử học dùng đề luận - giải cho chế độ dân chủ của thành bang, đồng thời qua đó cũng luận chứng được cho sự phô biến của văn hóa đọc viết trong xã hội Hy La cô đại

Một là, cải cách Sôlông Sô lông (Solon) là một chính trị gia, nhà thơ, một trong bảy vĩ nhân của Hy-La cỗ đại Năm 594 TCN, ông được cử giữ chức vụ chấp chính quan thứ nhất của thành bang Aten Ông đã tiến hành một cuộc cải cách tấn công vào thế lực quý tộc, chủ trương phát triển công thương nghiệp, xây dựng xã hội theo hướng dân chủ

Một sự kiện đáng lưu ý trong cải cách của Sôlông là ông cho ban hành

pháp luật mới, tránh lối xử án tùy tiện và tăng cường dân chủ Điểm qua cơ chế

hoạt động chính trị, có thể thấy rằng nói rõ rằng: việc biết đọc biết viết đối với dân chúng Hy-La có ý nghĩa cực kỳ quan trọng

Hai là “luật truất quyền”, còn được gọi là chế độ bỏ phiếu bằng vỏ sò hay mảnh gốm Chế độ này bắt đầu thực thi từ thời Clixten làm chấp chính quan,

tiếp nối Sôlông

Như vậy, tỷ lệ biết chữ cao ở Hy-La cô đại là một đặc trưng quan

trọng của chế độ dân chủ thành bang, đồng thời cũng là một điều kiện xã hội quan trọng, thuận lợi cho sự phát triển của hoạt động xuất bản

Trang 23

1.2.1.2 Hưng thịnh của văn học và tw tưởng sáng tác

Thế lực tôn giáo thời kỳ Hy-La cổ đại tương đối mỏng nên tạo điều kiện thuận lợi cho sự nảy nở các tư tưởng học thuật sáng tác Nhiều trường phái học thuật ra đời và ngày càng mở rộng về quy mô Các tư tưởng, tác phẩm đều lấy mục đích truyền bá tri thức làm động lực sáng tác, do đó, xuất hiện khá đa dạng thể loại sách Như thế, sự phong phú của chúng loại sách trở thành động lực tự nhiên thúc đây sự phát triển của hoạt động xuất bản và tiêu thụ sách

Triết học, văn học, nghệ thuật Hy-La cỗ đại được coi là nền tảng cơ bản của văn hóa phương Tây, cũng là đỉnh cao sự phát triển văn hóa tư tưởng châu Âu Sự hưng thịnh tư tưởng học thuật đưa đến sự ra đời tầng lớp tri thức (sảng tác) trong xã hội

1.2.1.3 Sự phát triển sự nghiệp giáo dục

Giáo dục Hy-La cỗ đại lẫy giáo dục của hai thành bang Aten và Spac làm điển hình Sự nghiệp giáo dục là một bộ phận cấu thành của văn minh Hy-La cỗ đại

Trường học Hy Lạp cỗ đại mở của cho tất cả mọi người, các thanh thiếu

niên từ 6-20 có đủ điều kiện (vật chất và thời gian) đều có thể đi học

Đương thời, không tồn tại hệ thống giáo dục công cộng: phần lớn các trường _ học là trường học do tư nhân mở Học sinh được học đầy đủ các môn học, như Ngữ pháp học, Hùng biện học, Logic học, đến các môn Toán, Hình học, Âm nhạc và Thiên văn học

Thời La Mã, hệ thống giáo dục trường học theo mô thức trường học Hy Lạp những mang màu sắc La Mã Trẻ em từ 7-12 tuổi học ở bậc giáo dục đầu tiên, được gọi là tiểu học Tại bậc học này, học sinh chủ yếu học các tri thức và kỹ năng cơ bản như đọc, viết, toán học, đạo đức

Ở cấp giáo dục trung học có trường học ngữ pháp, phần lớn do người Hy Lạp tổ chức, dạy ngôn ngữ và văn học Hy Lạp Cùng với sự phát triển của văn học tiếng Latinh, cũng xuất hiện các trường học ngữ pháp Latinh

Giáo dục có tác dụng thúc đây xuất bản chủ yếu thê hiện ở phương diện xuất bản và phát hành các tài liệu học tập Nhìn chung, hệ thống tài liệu học tập đương

Trang 24

thời được lựa chọn kiểm tra hết sức nghiêm ngặt, là những tác phẩm kinh điển, biên tập công phu phù hợp với tư tưởng chính trị chủ đạo và tư tưởng luân lý thời đại

1.2.2 Xuất bản biên tập sách thời Hy Lạp La Mã cỗ đại

1.2.2.1 Hoạt động xuất bản qHan phương

Hoạt động xuất bản quan phương là hoạt động xuất bản do nhà : nước tiến hành Thời Hy-La cỗ đại, hoạt động xuất bản quan phương thể hiện qua các hoạt động sưu tầm và chép sách của Thư viện Alexsandria

Thành phố Alexsandria được xây dựng năm 332 TCN, nằm trong lãnh thổ AI Cập thuộc dé quốc Makedonia Sau khi Alexsan đại để chết, Ptôlêmê chiếm

vùng đất thuộc Ai Cập, một phần Libi, lấy thành phố Alexsandri làm thủ phủ

Thành phố Alexsandri nhanh chóng biến thành thành phố mang đặc trưng văn

hóa Hy Lạp |

Thư viện Alexsandria được bắt đầu xây dựng vào năm 259 TCN, tương

đương với thời kỳ sách thẻ tre trong lịch sử xuất bản Trung Quốc Ptôlêmê là

một người hết sức coi trọng phát triển sự nghiệp văn hóa Trước tiên, ông cho thành một một Viện bác học nghiên cứu văn học và khoa học đồng thời cho mời các học giả nỗi tiếng vùng Địa Trung Hải chuyên tâm nghiên cứu tại Viện này

Mục đích thành lập thư viện Alexsandria là thu nhập toàn bộ sách trên thế giới, thực hiện mộng tưởng “trung tâm kiến thức thế giới” Vì vậy, quân vương các đời dùng mọi phương tiện, bao gồm cả việc hạ lệnh tìm kiếm trên mỗi con tàu nhập cảng Alexsandri, chỉ cần phát hiện ra sách, dù bất luận là sách gi, lap tức bị thư viện Alexsandri trưng dụng, và nhanh chóng sao chép thành một bản bản sao này giao lại cho chủ thuyền, còn bản gốc thư viện lưu giữ Sách chỉ trong một thời gian ngắn được phục chế Từ đó, có thế thấy, thư viện hay xưởng phục chế sách phải cần một số lượng lớn nhân công làm việc sao chép

Trải qua vài thế hệ sao chép, biên tập và biên dịch, thư viện Alexsandri nhanh chóng trở thành một thư viện vĩ đất nhất trong lịch sử nhân loại Thư viện

có toàn bộ thi thảo của những nhà nỗi tiếng Hy Lạp cổ dai thé ky X TCN Đồng

Trang 25

thời, lần đầu tiên thư viện đã cho phục chế và biên dịch sang tiếng Latinh với số lượng lưu trữ khoảng 700 nghìn cuốn sách cuộn

Từ hoạt động biên tập phục chế và cho mượn của thư viện có thể hình dung ra hoạt động xuất bản biên tập quan phương: bởi vì các tác phẩm đều trải qua biên tập phục chế, truyền đạt đến nhiều người đọc

1.2.2.2 Hoạt động xuất bản dân gian thé tuc (phi quan phương) | (1) Hoạt động nhân bản

Ban đầu, sách không phải là để bán, mà chủ yếu là truyền tay nhau trong nhóm người Như thế, chỉ cần sao chép một số lượng nhỏ và chỉ cẦn một số người làm công việc sao chép đã có thê hoàn thành

Tuy nhiên, sự phát triển và hưng thịnh tư tưởng học thuật, nhu cầu về sách trong xã hội ngày càng lớn Những người làm sách đương thời thuê những người sao chép, hoặc sử dụng nô lệ để sao chép sách Mô thức xuất bản này đến trước `

khi kỹ thuật in ấn ra đời đã rất phô biến ở Hy Lạp

Mô thức nhân bản sách dần hoàn thiện, tuân theo quy chuẩn sao chép và kiểm tra trước khi xuất bản Dưới thời kỳ La Mã, các chuyên gia ngôn ngữ được mời làm hiệu đính viên đọc bản thảo sách, phát hiện những lỗi sai

Thời Hy-La, sách được tạo ra theo mô thức viết tay này còn được được gọi là sách bản thảo chép tay

(2) Phương thức sao chép

Để việc sao chép thuận lợi, người ta sử dụng những phương thức chủ yếu: - Một mình tự đối chiếu sao chép,

_= Một người khác đọc, và nhiều người khác đồng loạt ghi lại nội dung Sử dụng phương thức nào tùy vào số lượng bản chép Bất luận là dùng

phương thức nào, thì sai sót là không thể tránh khỏi Tuy rằng các bản thảo đã

được kiểm tra hiệu đính, nhưng cũng như sách hiện đại, có lẽ đối với những lỗi nhỏ thường xuất hiện

Trang 26

Phần lớn “nhà xuất bản” do quý tộc hoặc những nhà nghệ thuật được người giàu có trợ giúp Tiêu biểu: T.P.Atticus, hay G Mercedes Nasda

Năm 65 TCN, từ Athen trở về, T.P.Atticus cho thành lập một “nhà xuất bản”

chính quy lớn nhất ở La Mã T.P.Atticus cùng với một người bạn — chấp chính quan La Mã Cicero tô chức nhà xuất bản sao chép sách có chất lượng cao T.P.Atticus cho moi sử gia C.Nepos, ngôn ngôn ngữ học Tyrannion, cùng các trí thức học giả làm biên tập, bồi dưỡng học vấn cho nô lệ làm người sao chép và

hiệu đính Ở Lã Mã và các nơi, thành lập tổ chức buôn bán sách

1.2.3 Hoạt động phát hành sách thời Hy Lạp - La Mã cỗ đại

Thời kỳ đầu, sách chép tay chủ yếu thông qua những người quen của tác giả chuyển tay nhau để đọc và chép lại, rất ít người thông qua kênh buôn bán là

nhà sách để phát hành

Thế kỷ V TCN, hình thức mua bán sách thông qua nhà sách, cửa hàng sách

đã bắt đầu xuất hiện, là một nghề kinh doanh của những người làm sách Cửa

hàng sách thực hiện cả việc làm sách và bán sách Loại hình này đặc biệt thành hành thời La Mã

Cửa hàng sách thuê những người nô lệ phục trách việc phiên dịch và chép sách - thường là những nô lệ Hy Lạp tự có học thức Cửa hàng cho thuê nhân công sao chép cho những gia đình có nhu cầu sao chép sách

Sách ở thời Hy-La là bắt đầu trở thành một bộ phận quan trọng trong đời sống của công chúng, lưu thông trong phạm vi lớn tất nhiên phải cần đến trợ giúp của kênh mua bán nhà sách Thời cổ Hy-La, phạm vi lưu thông sách chủ yếu trong khu vực thành bang đồng thời bắt đầu mở rộng đến các thuộc địa vùng ven biển Địa Trung Hải

Lưu thông trong nước: Các cửa hàng sách ở La Mã thường tập trung ở những khu vực nhộn nhịp, đông người qua lại Để bán được sách, công tác quảng cáo được chú trọng: trích một đoạn nhỏ trong tác phâm của mình in ra làm quảng cáo Nhờ các cửa hàng sách nhỏ này, các tác phâm không chỉ đến được với những tầng lớp trên xã hội, mà đến được tay những người đọc phổ thông

Trang 27

Lưu thông hải ngoại: Sách được chuyển bán ở các khu vực thông qua 3 con đường: Các cửa hàng vận chuyên, gửi tới người đặt mua thông qua các đoàn vận chuyển (gửi hàng); Các đồn thương bn đến La Mã mua sách mang về nước bán; Nhà sách thông qua phương thức trên để gửi đến người đọc

Cầu hỏi ôn tập chương 1

1 Sự ra đời của các thư tịch nguyên thủy có được xem là sản phẩm của

hoạt động xuất bản không? Tại sao? |

2 Sự ra đời của sách đất sét và sách bằng giấy chỉ thảo?

3 Trình bày nét tương đông và khác biệt của sự ra đời và phát triển của văn

tự viết ở văn minh Lưỡng Hà, Ai Cập?

4 Sự phát triển của hoạt động xuất bản ở Hy La cỗ đại cần điều kiện gì?

5 Trình bày nét cơ bản hoạt động xuất bản và thương mại sách ở Hy La cổ

đại?

Trang 28

CHUONG 2

LỊCH SỬ XUẤT BẢN THÉ GIỚI TRUNG DAI

2.1 Xuất bản thế giới trung đại phương Đông

2.1.1 Bối cảnh văn hoá xã hội phương Đông thời kỳ chế độ phong kiến

Ở châu Á, chế độ phong kiến hình thành sớm nhất ở Trung Quốc (thế kỉ III

TCN) Ở châu Âu — Tây Âu, chế độ phong kiến được hình thành sớm nhất vào thế kỉ V SCN Ở Phương đông, do yêu câu làm thủy lợi phục vụ nơng nghiệp, đồn kết chơng ngoại xâm, nhà nước phong kiến ra đời Ở phương Tây, nhà nước phong kiến ra đời cùng với công cuộc chính phục của bộ tộc Giéc manh,

đã thúc đây quá trình phong kiến hóa, hình thành những thế lực lãnh chúa cát cứ Đặc điểm này ảnh hưởng rất lớn tới quá trình phát triển của chế độ phong

kiến và nhà nước phong kiến

2.1.1.1 Cơ sở kinh tế, xã hội của nhà nước phong kiến

Chế độ phong kiến có hai giai cấp cơ bản là địa chủ và nông dân Ngoài ra

có tầng lớp thợ thủ công, tầng lớp thị dân Nhưng cũng như thời cỗ đại, cơ sở kinh tế, chính trị, xã hội của nhà nước phong kiến phương Đông có một số điểm khác biệt

Thứ nhất, ruộng đất là tư liệu sản xuất chính trong chế độ phong kiến

Ở châu Á, chế độ ruộng đất không thuần nhất như ở châu Âu Chế độ sở hữu ruộng đất phong kiến thuộc quyền sở hữu tối cao của nhà nước Ruộng đất tư hữu phát triển chậm

Thứ hai, về định tính và định hình giai cấp Địa chủ phong kiến sở hữu nhiều nhiều ruộng đất, bóc lột bằng địa tô Nông dân là giai cấp bị bóc lột về địa tô

Ở phương Đông, ruộng đất thuộc sở hữu của nhà nước, một phần được phân phong cho quý tộc quan lại (thường ruộng đất loại này, người được phong không có quyền mua bán), một phần được cấp cho nông dân cày cấy để nhà nước thu thuế, như chế độ quân điền ở Trung Quốc, Việt Nam, chế độ ban điền ở Nhật Bản

Trang 29

Thứ ba, châu Âu cho đến thế kỉ XIV, văn hóa, giáo dục vẫn bị giáo hội lũng đoạn kìm hãm, cả xã hội sống trong vòng lạc hậu, thì ở phương Đông, Trung Quốc, Ấn Độ, Ả rập là những trung tâm văn minh lớn của thế giới, với những thành tựu to lớn về văn học, triết học, nghệ thuật, khoa học tự nhiên với những phát minh quan trọng của Trung Quốc (Giấy, in, thuốc súng, la bàn)

2.1.1.2 Chế độ chính trị phong kiến phương Đông

Ở phương Đông, nhà nước phong kiến xây dựng theo mô hình nhà nước trung ương tập quyền, phát triển thành hình thức chính thể quân chủ chuyên chế Chính thể này tồn tại trong suốt thời kì chế độ phong kiến Vua có uy quyền

tuyệt đối, được thần thánh hóa là thiên tử (con trời), thiên hoàng (vua nhà

trời) Chính thê quân chủ chuyên chế phương Đông hình thành và phát triển do những yếu tố sau: Quyền sở hữu tối cao về ruộng đất thuộc nhà vua và sự tồn tại của các công xã nông thôn; đòi hỏi của cuộc xâm lược bành trướng hoặc trong công cuộc chống chỉnh phục; tập quán chính trị và tâm lý chính trị truyền thống

Nhà nước quân chủ chuyên chế phong kiến là sự kế thừa và phát triển chính thể quân chủ chuyên chế chủ nô Nhà nước phong kiến phương Đông còn có một chức năng đặc biệt và rất quan trọng - chức năng tổ chức công cuộc trị thủy và thủy lợi

2.1.1.3 Nằn tảng tư trởng phong kiến phương Đông

Nhà nước phong kiến phương Đông dựa trên nền tảng tư tưởng tôn giáo Gần như suốt trong quá trình tồn tại của chế độ phong kiến, nhà nước luôn sử dụng những giáo lý của tôn giáo để xây dựng và củng cô nhà nước bảnh trướng xâm lược ra bên ngồi Nhìn chung tơn giáo chỉ là lực lượng hỗ trợ cho giai cấp thông trị, không trở thành lực lượng chỉ phối, can thiệp công khai, chặt chẽ được chính quyền nhà nước phong kiến; đồng thời có sức sống mạnh mẽ trong nhân dân

Tóm lại, chế độ phong kiến phương Đông, về cơ bản, xác lập vai trò tuyệt đối của nhà nước quân chủ chuyên chế chỉ phối mọi mặt đời sống xã hội Với đặc điểm đó, hoạt động xuất bản phương Đông đều bắt nguồn và xuất phát

Trang 30

từ nhà nước, tổn tại vì nhà nước và tiêu vong cũng vì nhà nước, khiếm khuyết những yếu tố xã hội tích cực tạo ra bước chuyển biến đặc sắc trong suốt tiến trình lịch sử

2.1.2 Những bước tiền mới của kỹ thuật làm giấy

Phương Đông được coi là cái nôi của nền văn minh nhân loại Những

phát minh lớn có ảnh hưởng đến tiến trình phát triển của lịch sử xuất bản đều là

những phát minh xuất phát từ phương Đông Những phát minh này có tác động tích cực đến nền xuất bản thế giới, tạo nền tảng cho sự ra đời kỹ thuật in cua Gutenberg và bước chuyên có tính lịch sử ngành xuất bản thời cận đại

z oA

2.1.2.1 Phát mình giấy và cải tiến kỹ thuật làm giấy

Các khám phá về khảo cô ở Trung Hoa cộng với phép tính tuổi bằng carbon phóng xạ chứng minh rằng: Giấy đã hiện diện từ hai thế kỷ trước Thái

Luân, nhưng Thái Luân vẫn được coi là người phát minh ra giấy Cho dù Thái

Luân phát minh ra giấy từ sớm, nhưng phải hàng ngàn năm sau, giấy mới được san xuat khap Au - A

Ông tổ về giấy- Thái Luân

Trang 31

Trước khi phát minh ra giẫy, con người đã ghi chép lại các văn kiện là các | hình vẽ trong các hang động hoặc khắc lên các tắm bia bằng đất sét, trên da, trên xương động vật, và sau đó nữa là người ta dùng đa đề lưu trữ các văn kiện

- Lưỡng Hà và chất liệu đất sét nung

- Ai Cập và giấy chỉ thảo

- Hy Lạp — La Mã và chất liệu da

Kỹ thuật làm giấy là một trong 4 phát minh lớn về khoa học - kỹ thuật cô đại Hình mẫu bước đầu của giấy xuất hiện vào năm 100TCN Theo sử sách ghi chép, nhà Hán Trung Quốc xuất hiện một loại giấy làm bằng bông tơ, vì công nghệ làm giấy này phức tạp và giá đắt, nên loại giấy này chưa được sử dụng

thực tế Thái Luân đã thay đổi triệt để cục diện này

Thái Luân sinh năm 61CN, là nhà khoa học thời nhà Hán Thái Luân xuất thân trong một gia đình nông dân, năm 15 tuổi được chọn làm tùy tùng của vua, từng làm quan vãn cấp cao trong thời gian dài

Lúc đó, Thái Luân nhìn thấy mọi người viết chữ không tiện lắm, thẻ tre và

ván quá nặng, tơ lụa quá đắt, giấy bông tõ không thể sản xuất nhiều và đều có

khiếm khuyết bắt cập Thái Luân bắt đầu nghiên cứu biện pháp cải tiến kỹ thuật

làm giấy Thái Luân tổng kết kinh nghiệm làm giấy của thế hệ trứơc, dẫn nhiều

người thợ dùng vỏ cây, vải gai, vải rách, lưới rách nát v.v để làm giấy

Trước tiên họ cắt hoặc thái vỏ cây, vải gai, vải rách và lưới rách nát thành từng miếng vụn, rồi ngâm lâu trong nước, giã thành dịch nhuyễn, trải qua nấu hấp,

đỗ thành lớp mỏng trên chiếu, phơi khô đưới ánh sáng mặt trời, như vậy làm thành giấy Loại giấy làm bằng biện pháp này có đặc điểm nhẹ và mỏng, rất thích hợp viết chữ, nhận được sự hoan nghênh của mọi người, nhà vua khen ngợi

Thái Luân cải tiễn kỹ thuật làm giấy Từ đó, toàn Hán quốc đều bắt đầu dùng biện pháp làm giấy Vì vậy, loại giấy này được gọi là “Giấy tước hau Thai”

2.1.2.2 Sự truyền bá phương pháp sản xuất giấy

Tuy việc phát minh ra giấy ở Trung Hoa từ sớm, nhưng vẫn chưa thực sự phổ biến Kỹ thuật sản xuất giấy liên tục được cải tiến phương pháp Họ dần tiến

Trang 32

bộ hơn trong việc cải tiễn chất lượng tờ giấy với chất gia keo (giúp chống thấm,

cải tiến cho giấy viết), phủ mịn bề mặt giấy (làm giấy bóng), nhuộm màu giấy

(như vàng mã), và giấy chống côn trùng, chuột, sâu bọ

Một vài tài liệu cho răng kỹ thuật sản xuất giấy được lan truyền xuống Việt Nam (nhưng không có cứ liệu chính xác) thông qua các triều đại phong kiến đô hộ của Trung Quốc xuống phía nam, rồi sau đến Tây Tạng Theo cứ liệu lịch sử ghi nhận, kỹ thuật sản xuất giấy được lan truyền sang Cao Ly (thế kỷ IV), Nhật Ban (thế ký VI), Xiêm (thế kỷ VI), rồi sau đó rất nhanh lan rộng ra khu vực Trung Á, Nepal và Ấn Độ

2.1.3 Sự phát triển của kỹ thuật in

Phương Đông được coi là quê hương của kỹ thuật in trong lịch sử Đó kỹ

thuật in khắc gỗ và kỹ thuật in chữ rời 2.1.3.1 Kỹ thuật in khắc gỗ

Kỹ thuật in khắc gỗ ra đời ở Trung Quốc từ thời Đường (618-907) Sách in

khắc gỗ được xuất bản đưới danh nghĩa triều đình, phần lớn mang nội dung tôn

giáo Cuốn sách in khắc gỗ có tranh minh họa đầu tiên là cuốn kinh Kim Cương

đài 5m được in năm 868 |

Thời nhà Tống (960 - 1279), sách in tư nhân dan phat triển Đề tài mở rộng như tác phẩm kinh điển, văn học Hình ảnh minh hoạ cho sách cũng bắt đầu đầu

xuất hiện

Kỹ thuật chuyển từ in một màu sang in hai màu: đen và đỏ Hình thức sách cũng phát triển hơn:

Sach cu6n > Jingzhe zhuang (cuộn sách được gấp lại thành các nếp đè lên nhau) sách trang (2 trang sách được in trên một mặt, và sau đó gập nếp ở giữa)

Sách trang (hoàn thiện vào thế kỷ XIV)

Thời nhà Minh (1368 - 1644), kỹ thuật ¡n khắc gỗ được hoàn thiện hơn Ở Nhật Bản, sự phát triển của kỹ thuật in khắc gỗ gắn liền với quá trình truyền bá đạo Phật Từ Trung Quốc, các sách Phật giáo cùng với kỹ thuật in

khắc gỗ truyền tới Hàn Quốc và Nhật Bản

Trang 33

Vào khoảng thế kỷ VIII, kỹ thuật in khắc ván của Trung Quốc được truyền bá vào Nhật Bản Vào năm 764 - 770, Hoàng thái tử Shotoku hạ lệnh in những bản kinh Đà La Ni (có kích thước: 6 em x 45 cm) cất trong 1000 ngôi chùa gỗ nhỏ đề phân phát đến các đền

| Đến thế kỉ XI, bên cạnh kinh Phật, kỹ thuật in này cũng được áp dụng cho các sách thông thường khác

Kỹ thuật in chữ rời xuất hiện ở Nhật vào khoảng những năm 1590, nhưng sau một thời gian, người ta thấy in khắc ván thích hợp với chữ Hán tự Nhật Bản hơn nên in khắc ván tiếp tục được sử dụng để tái bản sách Kỹ thuật in này dùng

để sản xuất nhỏ với giá thành rẻ các tác phẩm nghệ thuật cũng như sách với nội

dung phong phú: sách du lịch, sách hướng dẫn, kibyoshi (tiểu thuyết trào phúng),

sharebon (tiểu thuyết thành thị), sách tranh nghệ thuật, kịch bản kịch joruri

Nghệ thuật tranh khắc gỗ Ukiyo-e được phát triển trên kỹ thuật in này trở nên

phổ biến ở các thế kỷ XVII-XIX

Ở Silla, khoảng năm 704-751, bộ Kinh Đại bị tâm Đà La Ni

Mugujeonggwang được in tên giấy dây tằm có kích thước 8 cm x 630

Nổi bật nhất chính là bộ "Bát vạn đại tạng kinh" hay "Cao Ly đại tạng kinh" được khắc dưới thời Goryeo Đây là bộ kinh Phật khắc gỗ lớn nhất thế giới được UNESCO công nhận Bộ kinh này được in lần đầu vào năm 1087 để

cầu nguyện chiến thắng người Khiết Đan của nhân dân Goryeo được lưu giữ ở chùa Haeinsa, gồm hơn 81.340 mộc bản làm từ gỗ bạch dương, kích thước 70 em x 24 cm x 2.4-4 cm, nặng khoảng 3, 4 kg Mỗi mộc bản gồm có 23 dòng với

14 chữ trên 1 dòng

2.1.3.2 Kỹ thuật in chữ rời

Vao thé ky XI, 6 Trung Quốc, một người thợ thủ công là Tất Thăng đã phát minh ra kỹ thuật in chữ rời bằng đất sét Phương pháp sử dụng đất sét này có nhược điêm là: chữ đất sét dễ gãy vỡ, sứt mẻ nên sẽ làm sai lệch thông tin

Trang 34

Đến thời nhà Nguyên, Vương Trinh phát minh ra chữ rời bằng gỗ Chữ gỗ rời của người Trung Quốc được truyền sang Triều Tiên đầu thế kỷ XV Ở đây chữ gỗ ít được dùng và được thay thế bằng chữ kim loại vì:

- Ở Triều Tiên gỗ tốt dùng để khắc không có nhiễu

- Chữ gỗ không thật bền, dễ sứt mẻ nên làm sai lệch nội dung thông tin - Có thể lúc đó người dân nơi đây đã nghĩ đến một loạt các con chữ kim

loại, bằng một khuôn kim loại

Như vậy, phương Đông (cụ thể hơn là ở Trung Quốc và Triều Tiên) đã đi những bước đi đầu tiên trong việc phát minh ra công nghệ in nhưng chỉ dừng lại ở phương pháp in thủ công Châu Âu đã tiếp thu phương pháp này, từ đó phát triển thành nễn kĩ thuật in tiên tiễn hiện đại

Ở Việt Nam, nghề in bản gỗ khắc ra đời từ thời nhà Lý Đến XV, dưới

triều Lê Sơ, Lương Nhữ Hôc hai lần đi sứ sang Trung Quốc để nghiên cứu thêm

kĩ thuật in khắc gỗ về dạy cho dân làng Hải Dương Ông được coi là tổ sư của

nghề in Các con chữ bằng gỗ cũng được dùng in sách ở Việt Nam, hiện còn 5 cuốn in bằng phương pháp này, tiêu biểu này như Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ

Về quy trình in chữ rời bằng gỗ, người thợ thủ công khắc chữ mộc bản, sau

cưa rời ra từng chữ một Khi in, xếp chữ lên tắm ván, dùng thanh tre ép chặt các chữ đã được xếp Khi một bản in đã đầy chữ, dùng các mảnh gỗ nhét vào các khe hở rồi xoa mực lên in Có thể tóm tắt thành các bước ngắn gọn như sau:

BI: Sắp chữ theo nội dung văn bản cho trước bằng các chữ gỗ sản xuất sẵn

B2: Cô định khuôn in bằng cách buộc chặt lại

B3: Phủ mực đều lên khuôn chữ rời

B4: Phủ giấy, vuốt nhẹ và đều để tạo áp lực In

B5: Lật tờ in lên In số bản đã định sẵn

B6: Dỡ chữ dùng lại lần sau cho văn bản khác

Trang 35

In ấn bằng phương pháp này có ưu điểm nổi trội hơn in khắc bản như tiết

kiệm thời gian khắc gỗ; tiết kiệm công sức lao động, tạo điều kiện tăng số lượng ấn phẩm Tuy nhiên, cũng có nhược điểm nhất định như gỗ không thật bền, dễ sứt mẻ, dẫn đến sai lệch nội dung thông tin, khan hiểm về nguyên liệu

2.2.Xuất bản thế giới trung đại phương Tây

2.2.1 Bối cảnh văn hoá xã hội trung thế kỷ

2.2.1.1 Sự khởi hưng của văn hóa Cơ đốc giáo phương Tây

Năm 476, để quốc La Mã diệt vong, trên bán đảo Italia thiết lập chế độ thống trị mới kết hợp quân chủ với thần quyền - đứng đầu là vua đại diện cho quyền lực chính trị và giáo hoàng đại điện cho quyền lực tôn giáo Mô hình thống trị này dần dần được xác lập thống nhất trên toàn châu Âu Trong bối cảnh đó, Giáo hội có vai trò quan trọng trên cả văn hóa, giáo dục Đỉnh cao phát triển của văn hoá Cơ đốc giáo là hiện tượng “Phục hưng văn hoá thời Phục hưng văn hóa thời Carolangieng”

“Văn hóa phục hưng thời Carolangieng” thế kỷ VIII, còn gọi đây là thời kỳ

thức tỉnh lần thứ nhất” hay “văn hóa phục hưng lần thứ nhất”

Hiện tượng văn hóa này và chính sách văn hóa của người thống trị đương thời Sacloman đại để có quan hệ mật thiết Sacloman đại đế đề xuất chính sách

văn hóa tư tưởng tôn giáo mới, chủ trương ủng hộ địa Cơ đốc giáo, lẫy văn hóa

tôn giáo làm chuẩn mực văn hóa xã hội

Sacloman cũng thông qua hàng loạt các biện pháp khuyến khích giáo dục Cơ đốc giáo Năm 787, Sacloman yêu cầu mỗi giáo đường và mỗi tu viện cần phải xây dựng trường học và thư viện Mục đích của Saclorman xây dựng trường học là muốn dùng tiếng Latinh truyền thụ “thất nghệ”, “bồi dưỡng các giáo sĩ, khả năng đọc viết của người thế tục” Đồng thời, lệnh cho giáo hội triệu tập con cái của dân chúng trong vùng và con cái của dân tự do tới học, đồng thời yêu cầu cho mục sư dạy học miễn phí cho trẻ em nghèo Để đảm bảo chất lượng dạy học, Sacloman chọn những mục sư có học vấn, tri thức đảm nhiệm thầy giáo dạy

Trang 36

Vai trò giáo hội chi phối đời sống văn hóa, tinh thần xã hội trung thế kỷ có

ảnh hưởng nhất định đến hoạt động xuất bản |

2.2.1.1 Sự phục hung thanh thi va kinh té thwong nghiép

Đề quốc Tây La Mã suy yếu, Tây Âu cũng trải qua giai đoạn thoái trào,

kinh tế hàng hóa yếu, thành thị cũng bị điêu tàn Từ thế ký X đến đầy thế kỷ XI, thành thị Tây Âu có dấu hiệu phục hồi rõ nét Ở Tây Âu, thành thị ra đời sớm ở

Italia (Vênêxia, Giênôva, Naplơ, Pida, Amanphi ) và miền Nam nước Pháp

(Macxay, Nacbon, Mong polié ) |

Sự phục hưng của thành thị đã thôi sức sống mới vào xã hội Tây Âu Cùng

với sự ra đời của thành thị, tầng lớp xã hội mới ra đời - tầng lớp thị dân Người - dân thị thành thị thời phong kiến, sống bằng nghề thủ công và buôn bán Sự xuất hiện của tầng lớp thị dân đã làm thay đổi đời sống văn hóa xã hội, hình thành lối

| sống thành thị

Tầng lớp thị dân thành thị tổ chức cuộc sống theo cách riêng của mình, với

những nhu cầu mới, những thị hiếu mới và những khát vọng mới, nhu cầu

hưởng thụ văn hóa tinh than Đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa của tầng lớp thị

dân này, nhiều thể loại văn hóa tỉnh thần ra đời: tiểu thuyết hiệp sĩ, kịch, thơ với

nội dung hoàn toàn mới Nó đối lập hoàn toàn với văn hóa nhà thờ Cô đốc giáo

2.2.1.3 Sự ra đời trường đại học và phân tử trì thức

Thành thị phát triển, nhu cầu đến trường học tập càng tăng cao Ở các thành thị, những người có tri thức và có thể truyền thụ tri thức đã tự lập trường học, thu hút học sinh đến học, đồng thời cũng thu phí của học sinh ở mức độ nhất định Số lượng giáo sư và học sinh về sau không ngừng tăng lên, họ cũng học tập thương nhân, thợ thủ công tổ chức thành phường hội, gọi là “Universityas”

(đại học), tiếng Latinh có nghĩa là “Hiệp hội của bất kỳ ai”

Trường đại học ra đời sớm nhất ở Tây Âu là trường đại học Bologna,

Salerno ở Italia được thành lập vào thế kỷ XI Sang thế kỷ XII, XI, nhiều

trường đại học khác lần lượt xuất hiện như trường đại học Pari, trường Ooclêăng

ở Pháp, trường đại học Oxford, Cambridge ở Anh Đến thế kỷ XV, toàn châu

Âu có hơn 79 trường đại học

Trang 37

Phương thức quản lý trường đại học trung đại theo phương thức của phương hội Họ lấy các giáo sư làm chủ thé, tập hợp thành nhóm, tuyển chọn

hiệu trưởng, chế định kế hoạch dạy học, phụ trách việc khảo thí đến đánh giá

người học Đại học dần dần xây dựng chương trình học và quy tắc học tập

Giai đoạn học tập và quy chế dành cho người đi học có những điểm tương đồng Vào trường đại học đương thời là những người trẻ tuổi, thời gian vào học và thời kỳ học tập vẫn chưa có quy định rõ ràng, học sinh đương thời đạt tới học vị cử nhân (Bachelor), hoàn thành một giai đoạn học tập có thể trải qua giai đoạn học tập tiếp theo lấy học vị thạc sĩ (Master), hoàn thành chương trình học tập và có thê trở thành giáo sư

Các giáo sư, sinh viên thuộc các trường đại học tập hợp lại thành một quần

thể đại biểu cho cái gọi là “phần tử tri thức” Phần tử tri thức là người làm công

việc chuyên môn theo phân công lao động xã hội, công việc chính là nghiên cứu và dạy học Họ là bộ phận cầu thành trong cơ cấu giai tầng đương thời

Thời trung đại, các học giả Tây Âu sử dụng phần lớn thời gian của họ điều

hòa mâu thuẫn tư tưởng giữa thế tục và nhà thờ, tiêu biểu là tư tưởng lý tính của

triết học Hy Lạp và kinh viện nhà thờ Anbe (1193-1280) - giáo sĩ người Đức, Thomas Dacanh - giáo sĩ người Italia, Roger Bacon (1214-1292) - giáo sĩ người Anh

Sang thế kỷ XIV, triết học kinh viện bắt đầu suy thoái các nhà triết học

kinh viện không nghiên cứu khoa học tự nhiên và các tác phẩm cô điển nữa mà

chỉ làm công việc biện hộ cho các giáo lý của đạo Cơ đốc, đồng thời đấu tranh

mạnh mẽ với những nhà khoa học của giai cấp tư sản mới ra đời

Nền tảng kinh tế, văn hóa, xã hội trung thế kỷ là động lực quan trọng cho

bước đi của ngành xuất bản trong bối cảnh mới

2.2.2 Hoạt động xuất bản và phát hành sách châu Âu trung đại

2.2.2.1 Hoạt động chép sách của tu viện Cơ đốc giáo

Tu viện Cơ đốc đầu tiên ra đời gắn gắn với tên tuổi một tu sĩ của đạo Cơ đốc, về sau được phong thánh, đó là thánh Benedict Năm 529, ông chuyển đến Monte Cassino — ving dat phia déng nam La Mã, và tại đây đã xây dựng một

Trang 38

tòa tu viện quy mô VỀ sau, tu viện này do ông sáng lập trở thành một trong những trung tâm quan trọng của văn minh Cơ đốc giáo

Tu viện quy định giáo sĩ có 3 nhiệm vụ chủ yếu:

+ Cầu nguyện và tham gia lao động Hình thức thức lao động của họ khá đa dạng, chủ yếu là lao động nông nghiệp Nhiều vùng đất thuộc giáo hội chính là do giáo sĩ khai hoang được

+ Sao chép sách kinh điển tôn giáo và tác phẩm kinh điền nỗi tiếng của văn

minh Hy Lạp, La Mã

Trong tu viện, thánh Benedict cho xây dựng phòng sách cùng quy tắc sao chép và biên dịch sách Xuất bản dần trở thành một trong những chức trách cố định của tôn giáo Nhiệm vụ trọng yếu của phòng chép sách thuộc các tu viện

giai đoạn trung thế kỷ, chính là đem những cuốn sách giấy cuộn từ thời cổ Hy

Lạp, La Mã chuyển sang hình thức sách bằng giấy da Công việc này có tác

dụng bảo tồn giá trị văn hóa cổ đại |

Tuy nhiên, những cuốn sách đó căn bản được tạo ra không phải phố biến cho người đọc Nhằm mục đích chủ yếu kiểm duyệt tư tưởng, văn hóa Nhiều tác phẩm văn chương, học thuật không phù hợp với quan điểm tôn giáo của Cơ đốc giáo, trong quá trình sao chép đã bị lược bỏ và sửa chữa Sách thời cỗ điển được chia làm nhiều quyển, ngày nay chúng ta chỉ bảo tồn được là những quyển có nội dung cho phép phổ biến qua sự phê duyệt của giáo hội nên nhiều cuốn sách không được sao chép lại Điều đó phản ánh tình trạng lưu thông sách cỗ đại vô

cùng chậm chạp |

Trong hoạt động xuất bản sách của tu viện đã sản sinh ra trình tự xuất bản dần đần được chế độ hóa và quy phạm hóa

Bước I: Chế tác giấy da

Công việc chuẩn bị giấy da trải qua nhiều tháng Ban đầu được thực hiện trong tu viện, về sau việc chế tác giấy da trở thành đặc quyền của cửa hàng chế tạo giấy, bao gồm ngâm vôi sống, rửa sạch, sau đó cắt da cừu thành từng trang

Bước 2: Bình bản

Trang 39

Dé viéc sao chép thuận lợi hơn, người ta tiến hành giai đoạn “bình bản”: Dung than chi chia các định dạng lưới ngang dựa trên phương thức ghi chép, _ phương thức phân bổ xác định, tác phẩm là văn chương thông thường hay là thê thức thơ, phân bỗi theo chiều dọc hay chiều ngang, ghi chú bên lề hoặc chú thích giữa trang, cũng như không gian giành riêng cho các trang trí hoặc hình minh họa

Bước 3: Sao chép

Các tu sĩ thuộc phòng sao chép nhận được trang giấy chuẩn về quy cách và thực hiện cơng việc sao chép Ngồi ra, thực hiện công đoạn hoàn thiện sách như đóng sách, in 4n trang tri bia

Bước 4: Trang trí bìa sách

Bìa sách thường là loại bìa cứng, bao bọc trong một lớp lông hoặc bọc trong vải, đôi khi kết hợp với trang trí cực kỳ sang trọng Nhiều cuốn sách có bìa gỗ bọc da, tran trí bằng những chất liệu quý báu: vàng bạc, ngà voi, đá quý 2.2.2.2 Trường đại học và hoạt động xuất bản thể tục

Từ cuối thế kỷ XI trở đi, trường đại học ra đời và phát triển mạnh mẽ Số

lượng trường đại học dần dần tăng lên, nội dung học tập từ nội dung ban đầu do giáo hội quy định đến mở rộng ra những nội dung phi tôn giáo

Các tu viện đều làm công việc sao chép sách nhưng vẫn thể làm thỏa mãn được nhu cầu tìm hiểu và nghiên cứu của các trường đại học thế tục, nhất là đối với những tác phẩm cổ điển bằng tiếng Latinh (bao gồm cả các tác phẩm tôn

giáo) Tình hình đó buộc giáo hội phải nới lỏng kiểm soát xuất bản Điều đó tạo

điều kiện thuận lợi cho sự trỗi dậy của cơ sở xuất bản thế tục Tại vùng phụ cận các trường đai học Pari, Bologna, Salener xuất hiện các cửa hàng sách (Stationarii)

Các cửa hàng sách đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động xuất bản thế tục đương thời Họ đảm nhận vai trò bán sách và làm sách

Trang 40

Sự phát triển của trường đại học đặt ra yêu cầu đối với xuất bản sách Do đó, mỗi trường đại học thành lập cửa hàng sách chịu trách nhiệm làm sách và bán sách phục vụ cho nhu cầu và học tập và nghiên cứu của trường Các thành viên nhà sách bao gồm các giáo sĩ phụ trách quản lý và người dân phụ trách việc

buôn bán Họ đồng thời là nhân viên biên chế thuộc trường đại học, được miễn

một phần thuế Đồng thời, các trường đại học đều thiết lập chế độ xuất bản nghiêm ngặt nhằm hướng tới quản lý hoạt động làm sách: Các nhà sách trải qua quy trình kiểm tra chuyên môn để được chứng nhận tư cách nghề nghiệp; Nhà trường quy định nội dung, bản mẫu sao chép; Trả phí hoa hồng cho việc thuê mượn bản mẫu

Trong bối cảnh đương thời, hoạt động xuất bản sách dưới sự kiểm soát của

trường đại học có ý nghĩa đặc biệt Đó là dòng chủ lưu thúc đây xuất bản phát

triển |

2.2.3 Sự lan truyền kỹ thuật làm giấy và phat minh kỹ thuật in của Gutenberg

2.2.3.1 Kỹ thuật làm giấy truyền vào phương Tây

Giấy là một trong bốn phát minh lớn của người Trung Quốc Năm 751, kỹ thuật sản xuất giấy của người Trung Quốc lan truyền đến Samarkand Các nhà sử học cho rằng, con đường truyền bá có lẽ qua các tù binh người Trung Quốc trong một cuộc tranh chấp biên giới, và từ đây kỹ thuật làm giấy lan rộng khắp thế

giới Ả rập

Nhờ vào các khám phá mới, người ta cho rằng, ở Samarkand, giấy đã được biết đến và sản xuất trước đó 100 năm Cay lanh (Linum usitatissinum) và cây gai dầu (Cannabis L.) cũng như nước đều có đầy đủ, chẳng bao lâu người Ả rập đã xây dựng lên một công nghiệp giấy phát đạt Giấy lan truyền nhanh chóng đến Maroc Cối xay giấy đã được xây ở Bagdad vào nam 795 Năm 870, quyển sách làm bằng giấy đầu tiên được phát hành ở đây Trong văn

Ngày đăng: 08/11/2022, 23:22