HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA XUẤT BẢN
GIÁO TRÌNH NỘI BỘ
TRÌNH BÀY MINH HỌA SÁCH
Trang 2MUC LUC MỞ ĐẦU
Phần 1: Khái niệm, vai (rò và những nguyên tắc của trình bày mỉnh họa sách
1 Khái niệm
2 Nội dung trình bày minh họa sách
3 Vai trò của trình bày minh họa sách trong quy trình xuất bản
4 Những nguyên tắc cơ bản của trình bày minh họa sách Phần 2: Thiết kế mỹ thuật sách
1 Đặc điểm của thiết kế mỹ thuật sách
2 Yêu cầu thiết kế mỹ thuật sách
3 Nhiệm vụ của biên tập viên mỹ thuật sách 4 Lập đề cương trình bày sách 5 Lập makét sách 6 Nội dung thiết kế mỹ thuật sách Phần 3: Thiết kế trang in 1 Các yêu cầu cơ bản đối với thiết kế trang in 2 Thực hành thiết kế trang In Phần 4: Biên tập kỹ thuật sách
1 Nhiệm vụ của biên tập viên kỹ thuật sách
2 Những yêu cầu đối với bản thảo đưa in của nhà xuất bản 3 Yêu cầu đối với bản maket nguyên bản
Trang 3MO DAU
1 Tên học phần: Trình bày minh hoạ sách
2 Số đơn vị học trình: 03
3 Mục đích môn học
Môn học nghiên cứu những nguyên tac trình bày và minh hoạ sách có liên quan tới công tác biên tập Nó nhằm giúp sinh viên năm được những tri thức cơ
bản về đề hoạ sách để nêu ý tưởng và đánh giá được kết quả trình bày của họa sĩ
đối với các loại trang sách, bìa và các hình minh hoạ trong sách; trách nhiệm của người biên tập trong khâu công tác này Môn học cũng giúp cho sinh viên có thê tự trình bày một số loại trang sách
4 Yêu cầu
- Về tri thức: Có hiểu biết một cách cơ bản, hệ thống về nghiệp vụ trình bày
minh hoạ sách
- Về kỹ năng: Có khả năng nêu ý tưởng và đánh giá được kết quả trình bày của hoạ sĩ đối với các loại trang sách, bìa và các minh hoạ trong sách Trong trường hợp cần thiết, có thê tự trình bày một số loại trang sách
- Về thái độ: Môn học giúp sinh viên có ý thức trách nhiệm trong nghề
nghiệp tương lai |
5 Phân bỗ thời gian Học phần gồm: 45 tiết - 03 đơn vị học trình - Phần lý thuyết: 25 tiết -_ Phần thực hành: 20 tiết 6 Giảng viên tham gia giảng dạy môn học STT Ho va tén Cơ quan cong | Chuyén tic nganh
1 | ThS Vi Thuy Duong Khoa Xuất bản _ Xuất bản
Trang 47 Điều kiện tiên quyết
- Sinh viên đã học xong học phần Ti bọc đại cương
- Môn học được bố trí giảng dạy sau môn 7: Ổ chức bản thảo và Công nghệ
in, sta bdi
8 Nội dung môn học
Phần 1: Khái niệm, vai trò và những nguyên tắc của trình bày minh họa sách
Phan 2: Thiết kế mĩ thuật sách
Phần 3: Thiết kế trang in Phần 4: Biên tập kĩ thuật sách 9 Phương pháp giảng dạy va học tập: Thuyết trình, thực hành bài tập, thực hành khảo sát nhà sách | 10 Tổ chức, đánh giá môn học Kiểm tra viết: Hệ số 1 Bài tập thực hành trên lớp: Hệ số I
Bài tập thực hành hết môn (trên lớp): Hệ số 2 11 Phương tiện vật chất đảm bảo
- Máy chiếu
- Phòng thực hành máy tính có kết nối mạng
12.Tài liệu tham khảo
- Ngô Sĩ Liên (chủ biên): Nguyên lý hoạt động biên tập xuất bản sách,
NXB Giáo đục, H,1998
- PGS,TS Trần Văn Hải (chủ biên): Lý luận nghiệp vụ xuất bản, tập 1,
NXB Văn hố Thơng tin, H, 2007
- Tài liệu dịch của Trung Quốc: Lý luận nghiệp vụ xuất bản, Khoa Xuất bản, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, 2006
- KS Nguyễn Văn Khoa: Kỹ thuật dàn trang và chế bản điện tứ, NXB Giao thông vận tải, H, 2009
Trang 5Phan 1
_ KHÁI NIỆM, VAI TRO VA NHUNG NGUYEN TAC
CUA TRINH BAY MINH HOA SACH 1 KHAI NIEM
Trình bày minh họa sách là việc thiết kế toàn diện về cách thức bản
in nội dung bên trong và trang trí bên ngoài Nó bao gồm cả thiết kế bìa,
chính văn, phụ văn, khổ sách, cách đóng sách, tư liệu sử dụng có quan hệ
chặt chẽ với nhau như một chỉnh thể
Mục đích chính của trình bày mình họa sách là làm cho sách có hiệu
quả thị giác tốt nhất Nó đòi hỏi trong một không gian có hạn (trang bìa, trang in) dựa vào nguyên lý nghệ thuật tạo hình để các yếu tố cấu thành sách kết hợp hài hoà với nội dung, tính chất của sách và phương án thiết kế
thích ứng được với yêu cầu công nghệ và in ấn Thiết kế chỉnh thể tốt không những có thể đảm bảo thực hiện được hiệu quả công nghệ một cách thuận lợi mà còn tăng thêm khả năng hấp dẫn nghệ thuật của sách để thu
hút độc giả, và đảm bảo cho sách lưu truyền được lâu đài
2 NOI DUNG TRINH BAY MINH HỌA SÁCH
Gồm 2 nội dung chính: thiết kế trang trí bên ngoài sách và thiết kế
trang In nội dung bên trong sách
2.1 Thiết kế trang trí bên ngoài sách - Thiết kế mĩ thuật sách bao gồm:
+ Lựa chọn khổ sách
Trang 6+ Thiết kế các trang đặc biệt trong cuốn sách
- Thiết kế công nghệ trang trí sách gồm: áp dụng công nghệ in ấn và lựa chọn nguyên liệu
2.2 Thiết kế trang in nội dung bên trong - Lựa chọn kiểu chữ, cỡ chữ
- Thiết kế trang in sắp xếp nội dung chữ viết và sắp xếp kênh hình trong trang in
3 VAI TRO CUA TRINH BAY MINH HOA SACH TRONG QUY TRINH XUAT BAN
Là sản phẩm văn hoá, có giá trị vật chất và tinh thần, mỗi cuốn sách
là thành quả sáng tạo chung của tác giả và những người làm công việc xuất
bản Quá trình biên tập - xuất bản là quá trình biến đổi một sản phẩm sáng
tạo có cá tính cá nhân đơn lẻ thành một sản phẩm có tính hàng hoá ở các mức độ khác nhau Quá trình xã hội hoá sách bắt đầu từ sự tác động của nhà xuất bản thông qua việc chuẩn bị, biên tập bản thảo về mặt nội dung và
hình thức Một tác phẩm có nội dung tốt chưa đủ Để trở thành sách, để xã
hội hoá tác phẩm đó còn phải được trình bày theo đúng thể thức do xã hội
quy định, để có một hình thức tiện dụng, bên chắc, thoả mãn nhu cầu thẩm
mĩ của người đọc Sau khi được in đúng theo bản thảo hoàn chỉnh, đẹp về
hình thức, với một lượng bản nhất định, cùng với khâu tuyên truyền phát
hành, sách đã được lưu thông trong xã hội
Như vậy, trình bày minh họa sách là một khâu quan trọng trong quy trình xuất bản, góp phần nâng cao chất lượng sách, giá trị xã hội của sách Khi chưa qua công đoạn trình bày minh họa, tác phẩm đã được biên tập về mặt nội dung mới chỉ là một sản phẩm tỉnh thần độc đáo, đơn chiếc, muốn
Trang 7đọc sẽ không thể cảm nhận được cái hay, cái đẹp của nội dung tác phẩm
nếu tác phẩm đó không có một hình thức phù hợp Ở đây, trình bày minh
họa sách với vai trò tạo ra một bản thiết kế về mặt hình thức cho tác phẩm đó để nó thực sự trở thành một xuất bản phẩm Có thể coi đây là chiếc cầu
nối giúp tác phẩm từ một sản phẩm đơn chiếc thành một xuất bản phẩm đã
được xã hội hoá rộng rãi, được đón nhận như một thứ hàng hố
Thơng thường, người ta hay bình phẩm về sách ở khía cạnh nội dung Tuy nhiên, nội dung tác phẩm sẽ không được phát huy tác dụng tốt nếu không có một hình thức phù hợp với nó Mặt khác, nếu xét về mặt hình thức sách, ta thấy nó cũng có những giá trị tương đối độc lập: mỗi cuốn sách
đẹp, mỗi tủ sách đẹp góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thân cho con
người; chúng là một thứ trang trí nội thất làm tôn vinh đời sống văn hoá của
từng gia đình trong cộng đồng xã hội Sách của mỗi thời đại, mỗi dân tộc về
mặt hình thức cũng thể hiện trình độ công nghệ, văn minh, thẩm mĩ của thời đại và dân tộc đó Hình thức sách cũng có những chức năng thông tin,
văn hoá, giáo dục thẩm mi
Vai trò của biên tập viên trong việc chuẩn bị và hoàn thiện bản thảo về mặt nội dung đã được xác lập và chứng minh bằng lí luận và thực tiễn xuất bản, là cầu nối nhà xuất bản với tác giả, độc giả và xã hội Vậy, frong
công tác trình bày mình họa sách biên tập viên có vai trò như thế nào?
Lí luận và thực tiễn hoạt động xuất bản đã chỉ rõ: biên tập viên thường xuyên quan tâm và tham gia vào công việc thiết kế chỉnh thể cuốn
sách Biên tập viên là người chuẩn bị cho tác phẩm ra đời, theo đõi và hiểu
rõ nội dung tác phẩm từ đầu đến cuối, nắm được chủ đề, tư tưởng, ý tưởng
của tác giả Trong khi đó sự thống nhất giữa nội dung và hình thức là một
trong những tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá một tác phẩm, xuất
phát từ quan điểm triết học và thẩm mĩ học mácxít Nếu như sự thống nhất
Trang 8do tác giả đảm nhận, thì sự phù hợp giữa nội dung, hình thức bên trong với hình thức bên ngoài của cuốn sách, sự tiêu chuẩn hoá và đa dạng hoá hình thức của nó lại do các biên tập viên đóng vai trò chủ đạo Biên tập viên nhà
xuất bản là người có nghiệp vụ chuyên môn, có hiểu biết về nguyên lý và thể thức trình bày, lại trực tiếp tham gia vào khâu hoàn thiện bản thảo để in
Hiện nay ở các nhà xuất bản, công việc trình bày minh họa sách
thường giao cho các hoạ sĩ (của nhà xuất bản hoặc thuê bên ngoài) và biên
tập viên nội dung phụ trách Một biên tập viên sau khi biên tập nội dung
bản thảo, bao giờ cũng phải kiêm luôn phần lên makét cho cuốn sách đó và
giao lại cho hoạ sĩ thể hiện
Vai trò của biên tập viên nội dung trong khâu trình bày minh họa sách
thể hiện ở những công việc cụ thể sau:
- Định hướng thiết kế trình bày mình họa sách, đặt hàng thiết kế
- Lập để cương thiết kế trình bày minh họa sách: chọn khổ sách, kết
cấu sách, kiểu chữ, cỡ chữ, đề xuất phương 4n in 4n - Trao đổi với hoạ sĩ về ý đồ minh hoạ
- Đánh giá các tư liệu minh hoạ
- Kiểm tra và nghiệm thu cuối cùng cho các phương án thiết kế
- Thanh toán chi phí
Biên tập viên chính là người chịu trách nhiệm về cuốn sách từ đầu
Trang 9độc đáo của họ
Như vậy, biên tập viên nội dung không trực tiếp làm công tác trình
bày minh họa sách, nhưng trên thực tế họ vẫn có thể thực hiện công việc
này trong những trường hợp:
- Bản thảo có cấu trúc đơn giản, không có kênh hình và kênh số
(minh hoạ, biểu bảng) Điển hình là một số loại sách truyện ngắn, tiểu
thuyết, sách lý luận chính trị phổ thông họ có thể được trình bày theo kinh
nghiệm đã được tích luỹ
- Một số loại sách tri thức khoa học, với những minh hoạ sơ đồ, đồ
thị có thể dựng hình và biên tập trực tiếp trên máy vi tính, mà biên tập viên đã thành thạo sử dụng các phần mềm tin học tương ứng
Do vậy, không những các hoạ sĩ, các biên tập viên kĩ - mĩ thuật mà cả
các biên tập viên nội dung cũng cần phải nắm vững những vấn đề cơ bản của trình bày minh họa sách Những hiểu biết đó sẽ giúp họ hoàn thành tốt việc biên tập cả về nội dung lẫn hình thức cuốn sách
4 NHUNG NGUYEN TAC CO BAN CUA TRINH BAY MINH
HOA SACH
4.1 Đảm bảo sự thống nhất giữa nội dung và hình thức sách
Đó là nhiệm vụ có tính sáng tạo của cả tác giả và các nhân viên nhà xuất bản tham gia vào việc trình bày minh hoạ sách Nhà phê bình văn học
nổi tiếng Biêlinxkin đã nói rằng không được tách biệt hình thức và nội
Trang 10hay hình thức làm cho tác phẩm khơng hồn thiện
Tuy nhiên, theo quan niệm của TIrenưsepxkl, sự thống nhất trên đây không thể đạt được ngay một lúc mà là kết quả của một quá trình sáng tạo,
kể cả đối với các bậc tài năng
Xét về góc độ triết học, cặp phạm trù nội dung và hình thức có quan hệ chặt chẽ với nhau Không có hình thức nào thuần tuý không chứa đựng nội dung, ngược lại cũng không có nội dung nào lại không tồn tại trong một hình thức xác định Nội dung nào có hình thức đó Nội dung giữ vai trò quyết định đối với hình thức, nhưng hình thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại với nội dung
Những quan niệm trên đây là rất quan trọng đối với việc đặt nền móng cho các nguyên tắc trình bày minh họa sách Trình bày minh họa là bộ phận cấu thành hữu cơ của cuốn sách, không thể đặt nội dung cuốn sách
ra ngoài, không được coi trình bày đơn thuần chỉ là trình bày hình thức Trình bày minh họa sách phải kết hợp với nội dung của cuốn sách làm cho
thiết kế có tính thẩm mĩ thực dụng, tính kinh tế góp phần làm tăng giá trị
cả nội dung và hình thức sách
Sự thống nhất giữa hình thức với nội dung sách là thống nhất trong sự đa dạng, tương đối Không thể ngay một lúc đạt được sự phù hợp giữa nội : dung và hình thức mà phải trải qua quá trình lao động nghiệp vụ của nhà xuất bản Nghệ thuật cấu trúc sách là nghệ thuật hình khối trong không gian ba chiều, với các tỉ lệ, hoa văn tương tự nghệ thuật kiến trúc Các tác phẩm kiến trúc thống nhất với nhau theo từng phong cách: hiện đại, Gôtích,
Rômanh Mỗi tác phẩm kiến trúc lại có thể được thể hiện khác nhau phụ
thuộc vào cảnh quan, nội thất, ý muốn của người sử dụng Mọi tác phẩm -
Trang 11đây nhất, năm 2005 cuốn Dế mèn phiêu liêu ký của nhà xuất bản Kim Đồng đã đạt thưởng Sách đẹp do Cục Xuất bản tổ chức Hoạ sĩ Thành Chương là người đã thể hiện bìa cuốn sách, một bức tranh về cuộc đời phiêu bạt của Dé mén trai kin mat bia (19 x 27cm) với những mảng màu rực rỡ như một khám phá mới của hoạ sĩ, góp phần làm cho nội dung câu chuyện vốn đã
hấp dẫn càng thêm sống động Trong các lần xuất bản Dế mèn phiêu liêu ký
dù được trình bày theo cách nào cũng thống nhất với nhau ở chỗ thể hiện được ý đồ tư tưởng của tác phẩm: ca ngợi tình yêu thiên nhiên, tình yêu cuộc sống của con người
4.2 Phù hợp với công dụng của sách và đối tượng đọc sách, hỗ trợ cho người đọc tiếp thu dễ dàng và sâu sắc hơn nội dung của tác
phẩm
Mục đích sử dụng và người sử dụng sách là hai vấn đề khác nhau
Nhưng trong thực tiễn, việc phân loại sách thường phải tiến hành theo nhiều
tiêu chí, công dụng và đối tượng sử dụng có liên quan chặt chẽ với nhau ở một số loại sách Khi trình bày minh họa sách phải xem xét đến mục đích sử dụng cuốn sách cũng như sự tiện lợi của cuốn sách để quyết định khổ sách bao nhiêu cho phù hợp? Đặc điểm đối tượng sử dụng sách như thế nào? Chẳng hạn, sách giáo khoa với mục dich day và học chủ yếu dùng cho học sinh và giáo viên, do vậy sách cần được trình bày hấp dẫn, kích thích sự
hiểu biết, nghiêm túc, có tính lôgic sư phạm song không đơn điệu Sách
khoa học dùng để nghiên cứu, chủ yếu dành cho đối tượng đọc là người
trưởng thành có trình độ, cần được trình bày nghiêm túc, dễ đọc, có nhiều biểu bảng, công thức và phần bổ trợ khoa học Sách văn học nghệ thuật phải
trình bày hấp dẫn, gợi cảm, bám sát ý đồ tư tưởng nghệ thuật của tác
phẩm Các loại sách trên phải được cụ thể hoá theo từng nhóm sách phù hợp với độ tuổi, thể loại Mỗi tác phẩm trình bày cần phù hợp với yêu cầu
Trang 12hơn, sao cho qua cách thức trình bày, người đọc mau chóng nhận ra loại sách mình cần đọc
Trình bày minh họa sách không chỉ xem xét đầy đủ đến hiệu quả thực
tế của việc đọc và thưởng thức sách, mà còn phải chú ý đến sự chênh lệch
về hiệu quả kinh tế: một 1à sự chênh lệch về vốn đầu tư cần bỏ ra với hiệu
quả kinh tế thực tế; hai Ia sự chênh lệch giữa giá bán (giá bìa) do phương
án thiết kế đưa ra với tâm lý chấp nhận, khả năng chấp nhận về mặt kinh tế của độc giả
Trình bày minh họa sách cần chú ý đến nhu cầu về thẩm mĩ của độc
giả Tùy thuộc vào trình độ văn hoá của độc giả mà thiết kế sách cho phù hợp
Trinh bay minh họa sách phải giúp người đọc tiếp thu dễ dàng và sâu sắc hơn nội dung của tác phẩm Đó là sự hỗ trợ cả về kĩ thuật và mĩ thuật
Một cuốn sách khoa học hay sách giáo khoa có khổ sách phù hợp cho việc sử dụng, chữ in rõ ràng, với kiểu chữ phù hợp nội dung và đối tượng đọc, có các bản chỉ dẫn, các hình vẽ, tranh ảnh minh hoạ chính xác sẽ rất tiện lợi cho người đọc Cấu trúc sách hợp với lôgIc khách quan và lôgIc tư duy lĩnh
hội tác phẩm sẽ dẫn dắt người đọc đi từ dễ đến khó, từ chưa biết đến hiểu sâu sắc nội dung Vì vậy trình bày minh họa sách xét từ góc độ tập trung sự
chú ý của người đọc cần phải "nh lặng" Cách thiết kế phải được thể hiện tự nhiên để người đọc "không nhận thấy", giúp họ tập trung sự chú ý vào
việc suy tư trên tác phẩm Đó là cách trình bày có khoảng trống đầu chương, có khoảng trống báo hiệu kết thúc cuối chương, bố cục các trang
Trang 13sách đặt ra ) Dưới góc độ khác để phù hợp quá trình phát triển của tư duy,
của nhận thức, trình bày minh họa sách cần phải "động" tích cực, biến đổi
Đó là việc sử dụng các kiểu chữ có năng lực đồ hoạ lớn cho các dé mục
Cac dé mục và tiểu mục được đánh theo số thập tiến Các màu sắc tương phản, các minh hoạ gây ấn tượng, tính phi đối xứng, v.v đều được vận dụng trong thiết kế
Cả hai xu hướng trên đây đều có lí do tồn tại Song cách nhìn phiến
diện thái quá về một mặt nào đó đều không đúng Sự trình bay "tinh" thai quá dẫn đến sự đơn điệu khô khan Sự trình bày quá "động" sẽ quấy rây,
gây "nhiễu" cho người đọc Cả hai khuynh hướng trình bày trên đây đều là
phương tiện giúp cho sự tiếp thu nội dung sách được tốt hơn, tránh tốn sức
cho độc giả Vì vậy hai phương pháp đó phải được kết hợp hài hoà với
nhau, vừa "nh" vừa "động" tạo nên một phương pháp trình bày "tính - dong" duy nhất: động ở trong tĩnh, trong fính có động
4.3 Phát huy truyền thống văn hoá kết hợp với sự sáng tạo
Mỗi một cuốn sách đã bao gồm cả tính dân tộc, tính văn hoá của một quốc gia Trình bày mỉnh họa sách là thể hiện nội dung sách nên cần phản
ánh đậm nét bản sắc văn hoá dân tộc qua dáng chữ, màu sắc, hình minh
hoạ Ngoài ra nên tiếp thu, áp dụng những kỹ thuật trình bày hiện đại của
thế giới, cộng với sự sáng tạo của người thiết kế, trình bày Kỹ thuật mới, cao và hiện đại đã thể hiện trí tuệ đầy đủ và sự tự do của khả năng tưởng tượng nghệ thuật cho người thiết kế Nước láng giềng Trung Quốc là một quốc gia có truyền thống văn hoá lâu đời Đây cũng là quốc gia có nghệ thuật trang trí sách cổ đại đạt đến trình độ rất cao, tích luỹ được kinh
nghiệm phong phú, để lại một di sản quý báu đáng để Việt Nam tiếp thu và
sáng tạo
Trang 14tiên tiến của thế giới để tạo cho cuốn sách vừa mang đậm tính chất dân tộc,
vừa thể hiện được "linh hồn" của cuốn sách
4.4 Trình bay minh họa sách phải phù hợp với công nghệ sản xuất trang trí
Nguyên tắc này xuất phát từ sự thống nhất của cuốn sách như một
chỉnh thể với độ phức tạp khác nhau Mọi sự trình bày cuối cùng phải được
thực hiện nhờ vật liệu, kĩ thuật in ấn Do vậy, một mặt việc trình bày phải
nhằm thể hiện cao nhất ý đồ tư tưởng của tác phẩm, mặt khác phải có tính
thực thi trên cơ sở phương tiện kỹ thuật hiện thời Việc chọn phương án minh hoạ phải phụ thuộc vào phương pháp ¡n, vật liệu in; kĩ thuật in phải cố
gắng thể hiện tối đa các yêu cầu của mĩ thuật
Thiết kế công nghệ sản xuất trang trí sách là sự lựa chọn phối hợp tổ hợp giữa nguyên liệu công nghệ trang trí sách với công nghệ in ấn Nó là
một nguyên tố thiết kế quan trọng trong trình bày minh họa sách, trong
trình bày sách hiện đại thường có vai trò mang tính quyết định, vì vậy là
khâu quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của sách
4.4.1 Phân loại nguyên vật liệu công nghệ trang trí
Việc lựa chọn nguyên liệu công nghệ trang trí sách sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của nghệ thuật trang trí sách và đem lại cho người đọc sự cảm nhận thị giác khác nhau Vì vậy, việc lựa chọn nguyên vật liệu công nghệ trang trí là một trong những biện pháp thể hién tal năng của người thiết kế Ngoài nguyên liệu công nghệ trang trí sách chuyên môn ra, một số
nguyên vật liệu có thể thể hiện được tỉnh thần dân tộc, phong cách dân tộc,
như giấy truyền thống, vải dệt của các nhà dân gian, giấy nhuộm màu thủ
công, đồ thêuL] sau khi gia công xử lý khoa học cũng có thể trở thành
Trang 15công một nửa
Cùng với sự phát triển của khoa học, các loại nguyên vật liệu công nghệ trang trí sách mới mẻ xuất hiện Đứng trước nhiều loại nguyên vật liệu đặc
sắc, khi thiết kế phải kiên trì nguyên tắc "chọn dùng nguyên vật liệu chắc
chắn, tiện nhẹ, chống ẩm phù hợp với yêu cầu bảo vệ môi trường"
Nguyên vật liệu công nghệ trang trí sách có thể phân loại từ 2 góc độ:
chất liệu và cách dùng
4.4.4.1 Phân loại theo cách dùng
Phân loại theo cách dùng có thể chia nguyên liệu công nghệ trang trí sách ra thành nguyên liệu làm trang lót bìa sách: như giấy in bản đồng, giấy bản lồi, giấy bản nhựa, giấy bìa màu, giấy hoa văn vải, giấy mica, giấy bóng kính Nguyên liệu loại bìa cứng như đồ dệt bơng, đay, tơ, hố học
Giấy bìa hoặc giấy bọc bìa cũng có nhiều loại, những năm gần đây loại
nguyên vật liệu PVC (nhựa) được phát triển nhanh chóng và ứng dụng phổ biến và còn dùng giấy nilon sơn, giấy can nilon, nguyên liệu In nóng như nhôm điện, phim màu, nguyên vật liệu khác như ghim dùng đóng hộp sách,
ốc xoáy treo lịch, đinh ốc, sắt bọc mép sách 4.4.4.2 Phân loại theo chất liệu
Nguyên vật liệu công nghệ trang trí sách hay dùng hiện nay có thể chia ra theo góc độ chất liệu như sau:
a) Nguyên liệu đồ đệt Đây là nguyên liệu hay dùng cho loại sách bìa đẹp, có 4 loại:
- Chất liệu dệt bông tự nhiên, mềm mịn các sách đóng bìa đẹp đều có thể dùng được Nhưng đồ dệt bông nếu chưa qua gia công xử lý chuyên môn thì khó dính chắc vào nguyên liệu Khi nhiệt độ môi trường chênh lệch lớn hơn thì sẽ làm cho bìa trong bìa ngoài bị biến hình, ảnh hưởng đến chất lượng bên ngoài
Trang 16vải sợi nhỏ,cũng có thể dựa vào yêu cầu thiết kế để nhuộm thành các màu
khác nhau Vải đay thích hợp để làm bìa đẹp cho các tập tranh Do sợi đay
tương đối thô, khó ép chắc, cho nên hiệu quả in nóng không tốt, dễ bị vết
nhăn Để cải thiện tình trạng này, có thể xử lý ép thẳng trước khi in nóng
- Đồ dệt tơ lụa và gấm Chúng có chất mềm mại, quý phái, bóng hơn đồ dệt bang bong va day va dé xt ly in nóng, ép lồi lõm, cho nên là nguyên vật liệu công nghệ cao cấp để trang trí sách, phần lớn dùng cho các sách cao
cấp oo
- Đồ đệt sợi hoá học có lông nhân tao, tơ nhân tạo; bông nhân tạo va đồ
giả da Giá cả vừa phải, phạm vi sử dụng rộng, có thể dùng cho những cuốn sách bìa đẹp bình thường
b) Giấy đặc chúng Loại | giấy này được hình thành nhờ công nghệ _ truyền thống kết hợp với công nghệ mới hiện đại Bề mặt giấy chịu được
mài mòn, nếp gấp và phong cách đa dạng, trông rất hiện đại Ở đây chỉ giới
thiệu một số loại tiêu biểu:
- Giấy bản đồng bóng, có kết cấu chặt chẽ, trơn nhắn, có tính thấm mực
cao và không trong suốt (đục) Những tác phẩm dùng loại giấy này $ẽ có cảm giác lập thể, không thể sánh được với ấn phẩm in bằng giấy bản đồng
- Giấy chất liệu nhẹ, không những có công nghệ sản xuất và nguyên liệu sử dụng phù hợp với yêu cầu bảo vệ môi trường, mà tính năng của
chúng tương đối ổn định, khó bị ố vàng Mặt giấy phẳng, độ bóng vừa phải,
tự nhiên, có thể làm cho người đọc cảm thấy nhẹ nhàng không bị mệt mỏi - Giấy đặc chủng màu ảo sơn đều, sáng bóng, chất kim loại mạnh, màu
| sắc phong phú đẹp, mang phong cách hiện đại
- Giấy hoa văn là loại giấy đã xử lý bằng công nghệ đặc biệt, có đặc tính chống nước, chống dầu mỡ và các kiểu hoa văn đa dạng phong phú
Giấy đặc chủng còn có nhiều loại khác nhau, có những màu sắc khác nhau
Trang 17trang lót, trang tên sách cho các loại sách và còn thường dùng làm hộp
` sách, quảng cáo tuyên truyền, tờ kẹp, băng sách
- Nguyên vật liệu nhựa Có các loại: nhựa mềm, nhựa cứng, nhựa xốp, dùng loại nhựa mềm để làm bìa sách không chỉ chọn màu của chúng mà còn sử dụng mực màu để in, sử dụng công nghệ ép lồi lõm phải có các phương án, hoa văn cụ thể Hiệu quả nghệ thuật của loại nguyên liệu này tốt hơn gidy
Các túi nhựa mỏng, trong có thể trực tiếp dùng để bọc sách, cũng có thể
ép dán trên giấy bìa, không chỉ tăng cường tính năng chống bẩn, chống
mòn của bìa, mà còn làm tăng thêm độ bóng đẹp cho bìa, làm cho mặt bìa có màu sắc bóng bẩy hơn Loại sách thiếu nhi sử dụng tương đối nhiều
4.4.2 Công nghệ in ấn nguyên liệu trang trí
Công nghệ in ấn nguyên vật liệu trang trí như in đặc biệt, đánh bóng, ép nhăn, phủ mỏng có quan hệ tương đối chặt chẽ với thiết kế công nghệ nguyên vật liệu trang trí
4.4.2.1 Công nghệ đánh bóng
Đánh bóng là bôi quét một lớp sơn bóng không màu lên bể mặt giấy sau
khi ¡n, sau khi xử lý kỹ thuật nhất định sẽ hình thành một lớp sáng bóng ' trong mỏng và đều Sau khi áp đụng công nghệ này để xử lý thì độ bóng, tính chống thấm, tính chịu nhiệt và tính giữ màu mực của ấn phẩm có thể
được cải thiện, từ đó nâng cao được hiệu quả trang trí và giá trị sử dụng của s
ấn phẩm |
Kỹ thuật công nghệ cu thể về đánh bóng rất đa dạng, có thể chia thành 2 loại chung:
Trang 18không gỉ, làm cho bề mặt của giấy hình thành một mặt gương rất ly tưởng b) Đánh bóng bằng tia tử ngoại, còn gọi là "đánh bóng UV" (gọi tắt tiếng Anh Ultra Vio - letRay) Đây là dùng chất sơn lỏng, trong không màu bôi lên bề mặt ấn phẩm, sau đó dùng tia tử ngoại chiếu, làm cho thành phần
nước sơn sinh ra phản ứng polime hoá và nhanh chóng từ trạng thái lỗng chuyển cứng và bóng sáng dần lên Phương pháp công nghệ này tương đối thích hợp với việc đánh bóng bộ phận của sách và hình, thường dùng làm
nổi bật một bộ phận quan trọng nào đó 4.4.2.2 Công nghệ phủ móng
Phủ mỏng còn gọi là "tráng nhựa", "đán bóng", dùng milon mỏng dán
ép lên bể mặt ấn phẩm dưới một nhiệt độ và áp lực nhất định Tác dụng của nó cũng tương tự như đánh bóng
Nguyên vật liệu dùng để phủ mỏng có 2 loại: "bóng" và "không bóng a) Nguyên liệu bóng Độ bóng cao, ứng dụng tương đối phổ biến,
nhưng bìa giấy mỏng sau khi phủ mỏng dễ bị cong, tốt nhất là phải làm
thêm chỗ gấp Dùng giấy dày làm bìa thì có thể tránh được bìa cong sau khi
phủ mỏng
b) Nguyên liệu không bóng Nó không có độ bóng, tay sờ tốt, sản phẩm phẳng phiu nhưng giá cả lại cao hơn nguyên liệu bóng
4.4.2.3 Công nghệ ép nhăn
Ép nhăn là một kỹ thuật gia công đặc biệt trong gia công trang trí bể
mặt Sử dụng các mẫu gang (hoặc đồng) hình lồi hoặc lõm để ép các ấn
phẩm; các ấn phẩm do tác dụng của áp lực mà bị biến hình, từ đó bề mặt bị lồi lõm, làm cho toàn bộ bức hình có hình lập có thể hoặc in hoa văn bên
ngồi Gia cơng ép nhăn có thể tăng tính tập thể của các mẫu hoa văn và sức hấp dẫn nghệ thuật, đem lại cho người đọc cảm giác cao quý nhã nhặn
Công nghệ ép nhăn chủ yếu có 2 loại sau:
Trang 19trên cùng một mặt phẳng Trong trang trí sách in nhăn lồi lõm chủ yếu dùng dé in chữ, hoa văn hoặc khung kẻ của bìa sách đẹp, hộp sách
b) Ép nhăn chạm trổ (phù điêu) Đây cũng là kiểu in lôi lõm trên bề mặt
ấn phẩm, nhưng ¡in nhăn có thay đổi độ nông sâu, từ đó làm cho bức hình
hoặc hoa văn giống như tác phẩm chạm trổ Những hình ảnh chạm trổ hoặc
hoa văn chạm trổ trên sách bìa đẹp thường dùng công nghệ này để xử lý
4.4.3 Công nghệ in ấn đặc thù
In ấn thường dùng mực in và giấy chế tạo từ nguyên liệu thực vật, còn in ấn đặc thù thì lại sử dụng các nguyên liệu khác, vì vậy phương pháp chế bản và in ấn cũng phải khác Chỉ có tìm hiểu các loại công nghệ in ấn đặc
thù thì mới sử dụng chúng có hiệu quả trong việc thiết kế, phát huy đặc
điểm của chúng thì mới thu được hiệu quả như mong muốn
In nóng màu là một loại in ấn đặc biệt hay gặp nhất Đây là cách in trên
bìa sách làm bằng nguyên liệu gỗ, da, đồ dệt, giấy hoặc polime, dùng nhũ
màu vàng, bạc hoặc màu khác, tăng nhiệt độ để in trên sách hoặc hoa văn, viên khung Bìa sách sau khi in nóng màu trông rất cao quý mỹ lệ, hiệu quả
nghệ thuật nổi bật Khi thiết kế có thể dựa vào nhu cầu khác nhau để dùng
bột nhũ bóng hoặc khơng bóng
Ngồi ra, còn có in bản mềm, ¡n lập thể, in từ, in lồi mỗi loại công nghệ
in đặc thù này đều có đặc điểm riêng, thường dùng ở một số sách làm quà
tặng, sách nhi đồng, v.v
Phương án trình bày minh họa sách chỉ có kết hợp với việc sử dụng nguyên vật liệu, lựa chọn công nghệ sản xuất trang trí thích hợp thì cuối cùng mới có thể hình thành được hình thái vật chất cuốn sách hoàn chỉnh, hoàn mĩ Khi lựa chọn công nghệ sản xuất trang trí cho một phương án thiết
kế sách cụ thể phải đánh giá tổng hợp 3 nhân tố sau: nội dung sách với nhu
cầu thị trường, nguyên vật liệu với thuộc tính công nghệ in ấn và giá thành
Trang 204.4.3.1 Đánh giá nội dung sách với nhu cầu thị trường
Lua chon công nghệ trang trí phải dựa vào nội dung của sách và nhu
cầu của thị trường Khi tiến hành thiết kế trang trí của các loại sách có
chủng loại khác nhau, nội dung khác nhau phải xem xét đến sự khác nhau,
giữa các tầng lớp độc giả
Trang trí một bộ phận của sách cho đẹp hơn, cao quý hơn để đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao của độc giả trên thị trường Vì vậy, có thể dùng một
số công nghệ đặc biệt (như ép nhăn lồi lõm, ép chạm trồL]) và sử dụng các nguyên vật liệu trang trí có tính đàn hồi tương ứng Như vậy, khả năng thể hiện và khả năng sáng tạo khác thường của ngôn ngữ thiết kế có thể được phát huy đầy đủ, để sách có tác dụng phổ biến tri thức và truyền cảm nghệ thuật, thu hút được độc giả tiềm năng Những sách loại quý hiếm, sách học thuật có giá trị, sách công cụ trọn bộ loại lớnL1 khi trang trí đều phải xem
xét sử dụng những phương án tương tự
Nhịp sống hiện nay tăng nhanh, ngôn ngữ thiết kế trang trí đơn thuần, ngắn gọn đang được ngày càng nhiều người ưa chuộng Thích ứng
với nhu cầu này của xã hội thì phương án thiết kế càng thích nghỉ với viéc sử dụng công nghệ in lưới, có thể làm cho ngôn ngữ thiết kế có sức thể hiện hơn, có màu sắc đậm đà hơn Luồng tư tưởng thiết kế loại này trở thành
chính phái trong thiết kế trang trí sách hiện đại
Công nghệ sử dụng nhũ vàng, nhũ bạc có thể làm cho sách đẹp, trang
trọng hơn, trở thành hàng tốt để cất giữ, thưởng thức có thể suy nghĩ để sử
dụng trang trí cho những sách tặng loại phổ thông
Đối với sách dành cho thiếu niên nhi đồng, khi lựa chọn nguyên vật
liệu trang trí và công nghệ in ấn phải chú ý đến đặc điểm của thiếu niên nhi đồng, vừa phải dai bền khó bẩn lại vừa phải có màu sac sac sd
Trang 21nhiều nguyên vật liệu cao cấp và công nghệ in đặc biệt để khống chế giá bán, thích ứng với khả năng mua của đông đảo bạn đọc
4.4.3.2 Đánh giá về nguyên vật liệu và thuộc tính công nghệ in ấn
Phương án thiết kế trang trí phải gồm cả việc lựa chọn nguyên vật
liệu cần sử dụng và công nghệ in, và phải xem xét công nghệ In và nguyên
vật liệu có phù hợp với nhau không Ví dụ như giấy đặc chủng do có nhiều
hiệu quả xúc giác vân giấy khác với giấy bình thường, khi lựa chọn sử dụng phải xem mức độ nhắn mịn của nó có thích hợp với yếu tố nghệ thuật trong
phương án thiết kế hay không Những hình vẽ có điểm chấm lưới quá dày đặc thì không nên sử dụng giấy nghệ thuật có hiệu quả xúc giác vân giấy mạnh, bởi vì hiệu quả vân giấy mạnh sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất di chuyển
điểm lưới khi in, từ đó gây ra hình không thật Hoặc là phương án thiết kế sử dụng nguyên vật liệu để sử dụng hình thức biểu hiện ngắn gọn, và dùng
công nghệ ép nhăn lổi lõm và công nghệ in nóng hoặc công nghệ khảm viên Chỉ có nắm được thuộc tính của các loại công nghệ ¡in ấn hiện đại, nắm được tính năng và quy cách của các loại nguyên vật liệu công nghệ trang trí, biết được một công nghệ nào đó có thể sử dụng được nguyên vật liệu nào thì từ đó mới có thể lựa chọn được nguyên liệu và công nghệ tương ứng, mới có thể phát huy được đẩy đủ tiềm năng của nguyên liệu vật chất và kỹ thuật công nghệ Ngược lại, nếu thiếu sự hiểu biết về thuộc tính công nghệ, nguyên vật liệu được lựa chọn, sử dụng trong phương án thiết kế không phù hợp với yêu cầu công nghệ thì khi tiến hành thực tế sẽ nảy sinh
nhiều vấn đề phức tạp; hoặc do về mặt kỹ thuật không thể thực hiện được và không có cách nào in được; hoặc là cho dù in ra được thì cũng không thể
đáp ứng được yêu cầu trong thiết kế; hoặc là do công nghệ có mức độ phức
tạp tăng nhiều mà làm cho giá thành ¡n ấn tăng lên quá lớn, vượt quá dự
toán
4.4.3.3 Xem xét về giá thành sản xuất
Trang 22thành sách Vì vậy, để khống chế giá bán của sách đã hoàn chỉnh khi thiết
kế trang trí phải lựa chọn công nghệ in đặc chủng cho thích hợp, sử dụng
hợp lý để có thể nâng cao vai trò chất lượng của sách, tăng cường khả năng
cạnh tranh thị trường Sử dụng quá mức độ sẽ làm tăng giá thành gây lãng phí và còn làm cho sách trở thành bình thường, mất thiện cảm, và ngược lại còn làm giảm khả năng cạnh tranh thị trường Về việc khống chế giá thành
trang trí sách thường phải tham khảo tỷ lệ các sách khác chiếm trong tổng giá thành sản xuất sách
Các nguyên tắc trên đây là những đòi hỏi cao với công việc trình bày minh họa sách Việc thực hiện các nguyên tắc đó phải được kết hợp với yêu cầu hạ giá thành sản phẩm, tiết kiệm chỉ phí cho chế bản và ¡in ấn Nhiều minh hoạ màu, giấy tốt, bìa cứng bọc vải là những yếu tố làm tăng nhanh giá thành xuất bản phẩm Việc xuất bản sách hay, đẹp và bền chắc là điều
cần thiết song phải tương xứng với công dụng của sách, với sức mua của
người đọc Biên tập viên luôn luôn phải nắm vững những nguyên tắc trên
đây trong việc trình bày minh họa sách
Những yêu cầu về trình bày minh họa sách sẽ được thực hiện trên cơ sở tư tưởng thiết kế của biên tập viên, chỉ có thông qua lao động giàu tính sáng tạo của biên tập viên thì những nguyên tắc này mới được thể hiện đầy đủ, Trong thực tiễn xuất bản, những yêu cầu của việc trình bày mình họa sách nhằm đạt đến sự thống nhất giữa nội dung và hình thức sách đều được
thực hiện qua nhiều giai đoạn và do nhiều bộ phận tham gia Tại nhà xuất bản, người ta phân chia các công việc đó thành thiết kế mĩ thuật và kĩ thuật do các biên tập viên mĩ thuật, kí thuật, hoạ sĩ, nhiếp ảnh viên thực hiện dưới sự hướng dẫn theo dõi chung của biên tập viên nội dung Cũng có khi biên tập viên nội dung đảm nhận luôn cả phần công việc của biên tập viên
Trang 23Phan 2
THIET KE MY THUAT SACH
Thiết kế mỹ thuật sách là sử dụng các phương pháp sáng tác cho sách Thiết kế mỹ thuật vừa phải tuân theo quy luật chung về sáng tác mỹ thuật, lại vừa phải
làm nổi bật được đặc điểm, phong cách trang trí sách Thiết kế mỹ thuật phải dựa
vào tính chất và nội dung của sách, thông qua ý tưởng nghệ thuật để xác lập
phong cách nghệ thuật trang trí, và dựa vào yêu cầu chỉnh thể về trang trí sách để
quy định mối quan hệ bổ trợ lẫn nhau giữa các bộ phận như: áo bìa, bìa trước, gáy sách, bìa cuối, trang lót, bìa trong, phụ bản; và còn phải dựa vào quy luật sáng tác nghệ thuật trang trí để tiến hành sáng tạo hình thức nghệ thuật như: hình tượng, màu sắc, chữ viết, hoa văn Vì vậy, kết quả thiết kế mỹ thuật sách là sáng tạo nên một tác phẩm mỹ thuật công nghệ và được hưởng bảo hộ quyền tác
phẩm
1 ĐẶC ĐIỂM CỦA THIẾT KẾ MỸ THUẬT SÁCH
1.1 Sự thống nhất giữa tính phụ thuộc với tính độc lập
Thiết kế mỹ thuật sách là một loại nghệ thuật mang tính phụ thuộc Tính phụ thuộc thường là chỉ thiết kế mỹ thuật sách phải phục vụ cho nội dung của sách, chịu
sự ràng buộc chỉ phối của nội dung sách Từ góc độ này có thể nói thiết kế mỹ thuật dựa vào nội dung sách, có tác dụng bổ sung và làm nổi bật nội dung Thế nhưng,
nghệ thuật thiết kế trang trí lại phải sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật riêng biệt của nó, tuân theo quy tắc hình thức riêng của nó và dùng các thủ pháp xử lý độc đáo, đó chính là tính độc lập của nghệ thuật trang trí
Tính phụ thuộc và tính độc lập vừa đối lập lại vừa thống nhất với nhau, không
thể khẳng định mặt này mà phủ định mặt kia một cách đơn giản được phải thiết kế
Trang 24các bộ phận của sách sao cho chúng kết hợp với nhau tạo thành chỉnh thể, sử dụng
hình thức độc đáo và ngôn ngữ hình thức riêng để sáng tạo tác phẩm hài hoà hoàn |
~
mi
1.2 Sự thống nhất giữa tính văn hoá và tính hàng hoá
Sách là phương tiện chuyển tải văn hoá của nhân loại "Dáng vẻ thư sinh của sách" là sự thể hiện tính chất văn hoá của sách, phải chú trọng và phát huy trong thiết kế mỹ thuật, làm cho nó sử dụng tối đa hết ưu thế này Đó chính là thuộc tính văn hoá trong thiết kế mỹ thuật sách Thế nhưng trong điều kiện kinh tế thị trường, sách lại tồn tại như một hàng hố lưu thơng trong xã hội, việc thiết kế mỹ thuật cho sách tất nhiên phải mang ý định quảng cáo nhất định, tức là cung cấp thông tin về sách như một loại hàng hoá, phản ánh chất lượng sản phẩm Đó cũng là một trong những chức năng của thiết kế mỹ thuật sách Cho nên, thiết kế mỹ thuật lại phải thể
hiện được thuộc tính hàng hoá
Một phương án thiết kế mỹ thuật sách hoàn hảo là phải biết kết hợp được hình thức với nội dung, vừa có thể thu hút và gây xúc động cho độc giả về mặt hình thức, đồng thời lại có thể gọt giữa câu chữ trong nội dung Đó mới là mối quan hệ thống nhất giữa thuộc tính văn hoá và thuộc tính hàng hoá
1.3 Sự kết hợp giữa tính nghệ thuật và tính khoa học
Khoa học kỹ thuật phát triển nhảy vọt đã thâm nhập vào các lnh vực nghệ thuật thiết kế mỹ thuật sách cho dù là thuộc tính chuyên ngành, tư tưởng sáng tác, phương pháp thiết kế, hay là phương thức nghiên cứu đều biểu hiện ra tính khoa học của nó một cách rõ rệt, thể hiện rõ sự kết hợp giữa nghệ thuật với khoa học Nó liên quan đến khoa học kỹ thuật hiện đại như: tâm lý học, tư liệu học, các lĩnh vực như công nghệ in, đánh giá hiệu quả Trong đó, kết quả nghiên cứu khoa học của tư liệu học và công nghệ in là nội dung quan trọng được sử dụng trong thiết kế mỹ thuật
Trang 25sách Sử dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến để phục vụ cho thiết kế nghệ thuật là một đặc trưng quan trọng trong thiết kế hiện đại
Nguyên tắc thiết kế mỹ thuật sách thực dụng mĩ quan và kinh tế là sự thể hiện tập trung của tính nghệ thuật và tính khoa học
2 YÊU CẦU THIẾT KẾ MỸ THUẬT SÁCH
Thiết kế mỹ thuật sách vừa mang đặc điểm chung của nghệ thuật tạo hình nói
chung, vừa mang đặc điểm riêng của nghệ thuật trang trí sách Những đặc điểm
chung và riêng này thể hiện cụ thể trong những yêu cầu khác nhau về thiết kế mỹ thuật cho các loại sách khác nhau
2.1 Yêu câu của sách khoa học xã hội Những loại sách này từ nội dung đến
hình thức chữ viết đều có màu sắc lý tính và tính chất trình bày ở những trình độ
khác nhau, vì vậy đặc điểm của thiết kế mỹ thuật sách này là phải chú ý thể hiện
phong cách độc đáo trong sự đối lập thống nhất giữa nội dung cụ thể với khái quát
trừu tượng |
2.2 Yêu cầu của sách văn học Loại sách này đa dạng phong phú do khác
nhau về thể loại, nội dung, quốc tịch, tác giả, thời đại, chính vì vậy mà đặc điểm và
phong cách thiết kế mỹ thuật cũng rất đa dạng khác nhau, phần lớn là tham khảo
theo xu thế nghệ thuật đặc trưng của tác phẩm |
2.3 Yêu cầu của sách khoa học kỹ thuật Thiết kế mỹ thuật cho sách khoa
học kỹ thuật phải thể hiện được màu sắc lý tính của sách khoa học kỹ thuật, cố gắng
có hiệu quả thị giác sinh động và rõ ràng
2.4 Yêu cầu của sách nghệ thuật Loại sách này chia làm 2 loại: sách phổ thông và sách cao cấp Bất kể là loại sách nào thì thiết kế mỹ thuật cho chúng cũng
đều phải thể hiện được đặc điểm thẩm mỹ của loại sách nghệ thuật, phải đạt được sự hài hoà cao giữa hình thức với chất lượng -
2.5 Yêu cầu của sách công cụ, từ điển Bất luận là bách khoa toàn thư, từ
điển chuyên ngành hay tự điển, từ điển loại ngôn ngữ chữ viết đều phải có đặc
Trang 26điểm chung là thông tin tập trung, biểu đạt chuẩn xác, hành văn chặt chẽ, và lại có đặc điểm là tính tổng hợp hoặc tính chuyên ngành phân loại môn khoa học
chặt chẽ Vì vậy, thiết kế mỹ thuật cho loại sách này phải làm nổi bật phong cách uyên bác, day đặn Tóm tắt ngắn gọn là đặc điểm chung của loại sách này
2.6 Yêu cầu của sách thiếu nhỉ Bất luận là sách cho trẻ nhỏ hay sách cho nhi
đồng ở tuổi đi học đều phải xuất phát từ đặc điểm tâm lý của thiếu niên nhi đồng,
dựa vào nhu cầu thẩm mỹ thị giác, kết hợp với nội dung sách để tiến hành thiết kế
sao cho thật sinh động người đọc
2.7 Vêu cầu của các loại sách cổ Loại sách này không chỉ đem lại cho mọi
người sự hiểu biết về lịch sử mà còn đem lại sự hiểu biết về các giá trị và tinh tuý
của nên văn hoá Vì vậy, phong cách thiết kế mỹ thuật chung của loại sách này là
thuần phác và tao nhã
3 NHIỆM VỤ CỦA BIÊN TẬP VIÊN MỸ THUẬT SÁCH
Những nhiệm vụ sau đây chủ yếu dành cho biên tập viên mỹ thuật Tuy
nhiên, biên tập viên kỹ thuật cũng cần phải thấu hiểu các nhiệm vụ đó Việc trình
bày sách là thống nhất, mặt khác biên tập viên nội dung, biên tập viên kỹ thuật có lúc là người trực tiếp thao tác hay kiểm tra trên máy tính khi chế bản, khi không có mặt của biên tập viên kỹ thuật Quá trình biên tập ở các giai đoạn
nhiều khi không tuân theo tuần tự mà có tính chất đan xen, vì vậy dù là biên tập
viên nào thực hiện thì các nhiệm vụ sau đây cũng phải được tiến hành:
(1) Tổ chức khởi thảo và duyệt đề cương trình bày sách;
(2) Giao cho người trình bày, hoạ sĩ thực hiện trình bày mĩ thuật và tổ chức việc thông qua;
(3) Đặt hàng cho hoạ sĩ, nhiếp ảnh viên, nhân viên đồ hoạ làm các bản minh hoạ gốc (của tác giả) và kiểm tra chất lượng các tranh, ảnh, bản vế[ mà họ
Trang 27(4) Chỉ dẫn trực tiếp (hoặc thông qua maket) cho biên tập viên kỹ thuật về
các vấn đề trình bày ấn loát các phần văn bản và phần minh hoạ của xuất bản phẩm;
(5) Gia công thêm trên các bản minh hoạ gốc thành bản để làm phiên bản; (6) Lập maket sách, maket tổng quát (nguyên tắc) hay maket từng trang
(toàn thể) cho cuốn sách;
(7) Kiểm tra chất lượng mĩ thuật của maket trong sự phù hợp với yêu cầu của công nghệ In;
(8) Trao đổi với biên tập viên kỹ thuật về bố cục, về những vấn đề đặc biệt
của maket;
(9) Kiểm tra công việc của biên tập viên kỹ thuật khi thể hiện bản thảo có
phù hợp hay không với những nguyên tắc trình bày sách, với maket sách;
(10) Kiểm tra và sửa chữa phiên bản và các tài liệu khác để chuẩn bị đưa
in;
(11) Kiểm tra quá trình in, nhất là đối với các xuất bản phẩm quan trọng,
phức tạp;
(12) Kiểm tra chất lượng in qua bản in thử; (13) Duyệt bản sách in mẫu để ký in sản lượng;
(14) Tham gia vào việc quyết định mức nhuận bút cho hoạ sĩ (ngoài nhà
xuất bản)
4 LẬP ĐỀ CƯƠNG TRÌNH BÀY SÁCH
Mỗi xuất bản phẩm trước lúc đưa in (hoặc sắp chữ ở nhà xuất bản) cần được
lập đề cương trình bày Biên tập viên cần căn cứ vào các tư liệu minh hoạ và bản thảo đã được hoàn thiện nội dung, có sự thống nhất với phòng chế bản, phòng sản xuất để lập đề cương Những sự bàn bạc, thống nhất trên đây nhằm bảo đảm
Trang 28cho để cương trình bày phù hợp với điều kiện kĩ thuật in ấn, vật liệu, khả năng tiêu thụ xuất bản phẩm (liên quan đến chất lượng và giá thành sách)
Trong đề cương trình bày cần cụ thể hoá được các thông số về kích cỡ ba chiều của sách, các điều kiện liên quan đến chế bản, phương pháp in, cách đóng
xén, làm bìa, v.v[]
Cơ sở để lập đề cương trình bày:
- Loại hình xuất bản phẩm, loại thể, đối tượng đọc, môi trường và thời hạn sử dụng;
- Độ dày tác phẩm tính theo trang bản thảo;
- Thành phần xuất bản phẩm (loại hình văn bản, số lượng, đặc tính các tư
liệu minh hoa)
Nội dung để cương trình bày sách bao gồm:
4.1 Chọn khổ sách
4.1.1 Khổ sách với cách cắt giấy
Khổ sách là khổ giấy cắt để in toàn trang, biểu thị độ to nhỏ của bề mặt sách
Khổ sách là chỉ số lượng trang giấy cắt ra từ toàn bộ tờ giấy in, ví dụ: cả một tờ giấy
in to cắt ra được 16 trang giấy thì gọi là khổ 16, nếu cắt thành 32 trang thì gọi là khổ 32 Cả một tờ giấy in có thể dùng những phương pháp khác nhau để cắt ra những trang giấy có số lượng khác nhau, như vậy sẽ có những khổ sách tương ứng Như vậy có thể thấy rằng khổ sách có liên quan chặt chẽ tới phương pháp cắt giấy
Phương pháp cắt giấy hay gặp là phương pháp cắt cấp số nhân, phương pháp cắt
đường thẳng, phương pháp cắt ngang dọc hỗn hợp
a) Phương pháp cắt cấp số nhân
Day là cách cắt giấy theo nguyên tắc lặp lại, có thể cắt đôi, cắt ra 4 khổ, 8 khổ,
Trang 29nên gọi là cắt cấp số nhân (xem hình 4-1) Ưu điểm của phương pháp này là số bản
cắt ra là số chắn, tỷ lệ sử dụng giấy là 100%, và tiện cho việc dùng máy gấp giấy, vì vậy có hiệu quả kinh tế nhất mà lại rút ngắn được chu kỳ sách; nhược điểm của phương pháp này là độ trượt về chỉ số khổ giấy lớn, tính lựa chọn kém Hình 1: Phương pháp cắt cấp số nhân b) Phương pháp cắt đường thẳng
Đây là cách cắt giấy ngang và dọc theo đường thẳng, có thể cắt ra 20 khổ, 24
khổ 36 khổ, 40 khổ (xem hình 2) Ưu điểm của phương pháp này tính lựa chọn về
chỉ số khổ tương đối nhiều, tỷ lệ sử dụng giấy là 100% Nhược điểm là số tờ cắt có
trang đơn, bất tiện cho việc In ấn đóng bìa Hình 2: Phương pháp cắt đường thẳng c) Phương pháp cắt ngang dọc hỗn hợp
Đây là phương pháp cắt theo đường thẳng phần lớn cả tờ giấy, còn phần nhỏ thì
cắt theo trang đơn (xem hình 3) Ưu điểm của phương pháp này là có thể cắt ra những khổ giấy mà 2 phương pháp trên khó có thể cắt trực tiếp ra được, có thể đáp
Trang 30ứng được yêu cầu về những khổ sách đặc thù; nhược điểm là sẽ lãng phí giấy ở những mức độ khác nhau, và cũng bất tiện cho in ấn đóng bìaL] mm Hình 3 Phương pháp cắt hỗn hợp ngang dọc Chú ý: Phần bôi đen là phần lãng phí
So sánh thì thấy phương pháp cắt giấy đường thẳng và phương pháp cắt hỗn hợp ngang dọc đều không kinh tế lắm, mà còn dẫn đến chu kỳ ra sách tương đối lâu
4.1.2 Loại hình và quy cách khổ sách
Khổ sách có thể chia ra các loại hình khác nhau tuỳ theo chỉ số khổ, cùng một khổ sách cũng có quy cách khác nhau
(1) Khổ sách có 3 loại hình khác nhau: loại khổ lớn, khổ vừa và khổ nhỏ Khổ
lớn là loại khổ trên 12, khổ vừa là 16 ~ 32; khổ nhỏ là loại dưới 36
ở Việt Nam, khổ sách phổ biến từ trước tới nay (còn gọi là khổ chuẩn) là khổ 13
x 19cm Nhưng hiện tại, khổ sách này không được ưa chuộng vì nhỏ, không tạo tính thẩm mĩ cho cuốn sách Các khổ sách hay gặp là khổ 14,5 x 20,5cm; 10,5 x 19,5
cm; 21 x 29cm; 17 x 24 cm Có khổ sách vuông 19,5 x 19,5cm, khổ tạp chí 19 x 26,5cm Khổ sách mini 6 x9cm, v.v
Trên thế giới, việc áp dụng các tỉ lệ và khổ sách khác nhau là hiện tượng phổ biến Do việc sản xuất giấy được tiêu chuẩn hoá nên các khổ sách cũng được tiêu chuẩn hoá phụ thuộc vào khổ giấy Ví dụ các khổ tiêu chuẩn như sau:
Khổ thường 13 x (16,5 ; 19; 20)
Trang 3117 x (20; 21,5; 24; 26) Khổ rộng 20,5 x (21,5; 24; 26; 29) 24,5 x (29; 34) Khổ mini 8,2 x (10,2; 12,5) 5,2x7,5 6,5%7,5
(2) Quy cách khổ sách là chỉ diện tích khổ rộng thực tế của một khổ sách có cùng chỉ số như nhau Vì toàn bộ tờ giấy dùng để cắt sẽ có quy cách to nhỏ khác
nhau cho nên khổ sách có cùng chỉ số sẽ có quy cách khác nhau Ví dụ cùng là khổ sách 32, dùng tờ giấy có quy cách khác nhau để cất sẽ có khổ 32 dài, 32 dài đặc
biệt, 32 đại, độ rộng và và cao của chúng (tính bằng mm (milimet)) cũng khác nhau Khổ 32 dài 113 mm/ 184 mm tức là 1/32 của tờ giấy có quy cách 787 mm x 960 mm, Khổ 32 là 130 mm x 184 mm tức là 1/32 tờ giấy có quy cách 787 mm x 1092 mm, Khổ 32 dài đặc biệt là 130 mm x 203 mm tức là 1/32 của tờ giấy có quy cách 850 mm x 1092 mm | Khổ 32 đại là 140 mm x 203 mm tức là 1/32 của tờ gidy cd quy cach 890 mm x 1240 mm
Nếu dùng tờ giấy có quy cách khác để cắt thì khổ sách 32 cũng sẽ có quy cách khác Bảng 1 sẽ liệt kê quy cách của một số khổ sách từ khổ 16 ~ 128 cắt từ cả tờ giấy phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế
Trang 32Bảng 1: Quy cách khổ sách theo tiêu chuẩn quốc tế Loại | Kích thước cả fờ| - Quy cách Khổ sách giấy (mm) Số hiệu Kích thước (mm) A 890 x 1240 M A4 210 x 297 890M x 1240 A5 148 x 210 890 x 1240M A6 105 x 144 ~900 x 1280M A4 210 x 297 900M x 1280 A5 148 x 210 900 x 1400 A6 105 x 144 B 1000M x 1400 B5 169 x 239 1000 x 1400M B6 119 x 165 1000M x 1400 B7 82x115 Chú thích:
(1) A, B trong bảng biểu thị mã hiệu nhóm kích thước khổ sách
(2) Những chữ số sau A và B biểu thị số lần gấp cắt của cả trang giấy Ví dụ như
trang A4 biểu thị số lần gấp giấy cắt là 4 lần theo chiều dài khổ 16, A5 biểu thị số lần gấp là 5 lần theo chiều dài khổ 32
(3) M sau kích thước toàn trang giấy biểu thị phương hướng của cuộn giấy song
song với mép viền kích thước đó
(4) Kích thước của quy cách khổ sách cho phép chênh lệch + mm
Trang 33rõ quy cách và chỉ số khổ sách, như “khổ sách 1/32 787 mm x 960 mm”, “khổ sách
1/32 850 mm x 1168 mm”
4.1.3 Lựa chọn khổ sách
Khi chọn khổ sách cần lưu ý cả hai vấn đề kích thước ba chiều (cao, rộng, bề dày) sách và tỉ lệ giữa chúng Trong nghệ thuật và khoa học đã khẳng định là có
những tỉ lệ hài hồ Lêơna đơ Vanhxi và hoạ sĩ thời Phục hưng đã đưa ra nguyên tắc
“tiết diện vàng”, dựa trên việc chia ra một đoạn thẳng AB theo trung ngoại tỈ, tại
điểm C sao cho:
AB AC
= ~ 1,618
AC CB
Từ đó suy ra tỉ lệ chiều rộng và chiều cao sách là 1: 1,6 Các tỉ lệ kiến trúc, theo
“tiết diện vàng” được dư luân coi là đẹp Có ý kiến cho rằng các tỉ lệ trên chỉ đẹp
trong không gian hai chiều Mặt khác, khi đùng cho trang sách thì lúc mở sách, kích thước của hai trang mở không còn tuân theo tỉ lệ trên ý định tạo ra tỉ lệ duy nhất
cho sách chưa có kết quả thuyết phục
Do vậy, lựa chọn khổ sách phải chú ý xem xét những nhân tố sau:
a) Chủng loại tính chất sách Sách thuộc chủng loại sách khác nhau thì sẽ có
yêu cầu khác nhau về khổ sách Như tập tranh, tập hình vẽ phần lớn là dùng khổ sách loại lớn hoặc khổ đặc biệt; sách kinh điển hoặc sách học thuật và các sách
công cụ, giáo trình giáo dục đại học, tạp chí thường dùng khổ sách loại vừa; sách thông dụng, sách giáo khoa trung học tiểu học thường dùng khổ vừa tương đối nhỏ;
sách thiếu nhi, sách công cụ loại nhỏ, tranh liên hoàn thường dùng khổ nhỏ
b) Dung lượng chữ và hình ảnh của sách Sách có dung lượng chữ và hình tương đối lớn thường dùng khổ lớn và vừa Sách có dung lượng chữ và hình tương đối nhỏ
thì dùng khổ vừa và nhỏ
Trang 34c) Công dụng của sách Sách đùng để tra cứu, thưởng thức, gìn giữ thì đùng khổ
lớn và vừa Sách đọc thông thường thì dùng khổ vừa; vừa tiện mang theo người thì
dùng khổ nhỏ
4.2 Chọn khổ bát chữ và lề sách
4.2.1 Chọn khổ bát chữ
Khổ bát chữ là kích thước phần được in chữ trên trang sách, bao gồm các yếu tố: chữ chính văn, tít, biểu bảng, tranh vẽ, hình minh hoạ (không kể lê sách, khe giữa và số trang) Các yếu tố này được tạo nên do nhiều bộ phận khác nhau Các yếu tố đó được ghép lại thành các bát chữ nhờ đặt trang theo đúng maket mẫu của hoạ sĩ
và biên tập viên Có bát chữ toàn trơn, có bát chữ toàn tranh, ảnh, biểu bảng, có bát
chữ hỗn hợp cả chữ và hình ảnh s
Yêu câu chủ yếu với bát chữ là phải đúng như bản thảo và mẫu maket của hoạ sĩ, biên tập viên Muốn thế, bên cạnh việc sắp chữ và đặt trang của cơ sở in, khách
hàng phải hoàn thiện bản thảo và đặc biệt là phải maket tỉ mi, chỉ tiết cho từng trang in tương lai Để có được một bát chữ bảo đảm chất lượng còn phải tiến hành sửa
chữa nhiều lần trên tờ in thử Bát chữ có chất lượng sẽ bảo đảm khuôn in có chất
lượng, sản phẩm ¡in sẽ đúng, đẹp và dễ sử dụng Diện tích lớn nhỏ và vị trí của bát chữ trên trang in sẽ ảnh hưởng đến mĩ quan của trang ¡n, đến hứng thú đọc của độc giả và đến việc sử dụng hợp lý trang giấy Chiều rộng và chiều cao của bát chữ sẽ
chỉ phối số chữ trên trang in _
Có ba phương án chọn cỡ bát chữ phụ thuộc vào công dụng và đối tượng đọc sách:
- Phương án tiết kiệm có khổ bát chữ lớn nhất dành cho sách có thời hạn sử dụng ngắn như các sách chương trình, văn kiện hội nghị khoa học, các văn bản hành chính; hoặc các sách có dung lượng lớn như sách tra cứu, từ điển (lề hẹp nhất khoảng 10 mm)
- Phương án thứ hai với khổ bát chữ trung bình dùng cho các sách giáo khoa, sách khoa học kỹ thuật, văn học nghệ thuật (lề hẹp nhất khoảng 15 mm)
Trang 35- Phương án thứ ba có khổ bát chữ nhỏ về tỉ lệ, dùng cho các sách sử dụng
nhiều lần như các sách quan trọng: toàn tập, văn kiện, điều lệ; sách thiếu nhỉ (lể nhỏ
nhất trên dưới 20 mm)
Có thé lập bảng tính sắn chiều cao bát chữ phụ thuộc vào co chữ và số dòng
chữ Tất nhiên có thể xác định cỡ bát chữ theo các maket lập theo ý muốn Tuy
nhiên, cỡ bát chữ phải phù hợp với điều kiện in, vệ sinh đọc sách, dung lượng trang
in sao cho diện tích sử dụng giấy dao động trong khoảng từ 49% đến 79%
Ví dụ; sách khổ 13,5 x 2lcm, cỡ bát chữ là 10,8 x 17,5cm; sách khổ 14,5 x
20,5cm, cỡ bát chữ 10,5 x 16cm; sách khổ 15 x 22cm, cỡ bát chữ 11 x 17,5cm; sách
khổ 16 x 24 cm Ngày nay, kỹ thuật chế bản hiện đại bằng máy tính cho phép tính tự động chiều cao bát chữ, rất thuân tiện cho công việc trình bày sách
4.2.2 Chọn lề sách
Lê sách là chỉ những chỗ trắng rộng khoảng 2cm để chừa lại xung quanh lòng sách gồm có:
a) Đầu trang: là mép trắng bên trên lòng sách còn gọi là "lề trên” b) Chân trang: còn gọi là "lẻ dưới" là mép trắng phía dưới lòng sách c) Mép khâu: còn gọi là "lề trong", là mép trắng ở bên trong lòng sách d) Mép giở: còn gọi là "lễ ngoài", là mép trắng bên ngoài lòng sách
Việc sắp xếp lẻ sách vừa là để cho độc giả khi đọc không bị nhiễm xung _
quanh, lại thuận lợi cho việc ghi chép, đánh dấu khi đọc Thiết kế lể sách là một
trong những phương pháp thiết kế đang được mọi người chú ý quan tâm trong
thiết kế trang in sách hiện đại Kích thước của lễ sách trên dưới, trái phải của trang in đều đem lại cho người đọc những cảm giác khác nhau
4.3 Chọn kiểu chữ
Khi lập để cương trình bày sách, cần xác định loại hình văn bản, các yếu tố
Trang 36văn bản khác nhau trong bản thảo cần được sắp chữ để ¡n Các yếu tố đó là: a) Các yếu tố tít sách;
b) Phần chính văn bản
c) Văn bản phụ (lời minh đề, các loại chú thích, ghi chép thư mục, thông tin về tiểu sử tác giả, mục lục, bình chú, dấu bảo hộ quyền tác giả); đ) Đề mục; e) Tít đầu trang; f) Số trang: ø) Chú thích, minh hoạ tranh ảnh; h) Bảng biểu;
1) Công thức toán học, hoá học;
j_ Chữ đầu trang (có hoa văn)
Đối với mỗi văn bản trên đây, để cương trình bày phải nêu ra được các thông số:
a) Kiểu chữ, cỡ chữ _
b) Cách sắp dòng (dồn dòng)
c) Khoảng cách giữa các dòng
Khi trình bày mỗi loại bản văn phải đảm bảo được sự nhất quán bên trong
của nó về co chữ và cách sắp Chữ in là phương tiện quan trọng để trình bày
sách Cùng với vật liệu in, nó tái tạo văn bản hàng loạt, góp phần quan trọng tạo nên phong thái mĩ thuật, tính dễ đọc, giá thành cuốn sách Các bộ chữ hình thành
và thay đổi theo tiến trình lịch sử
Trang 37chữ là nét cơ bản, nét nổi, chân chit, géc lugn, dudi chit, d6 thodng trong, v.v
Các yếu tố cuối góp phần lớn quy định phong cách đồ hoạ, tính dễ đọc của chữ
Độ dày khác nhau của các nét chữ làm cho chữ có độ tương phản khác nhau Độ thoáng chữ là khoảng cách giữa các nét cơ bản, khi tăng độ thoáng chữ có vẻ rộng và tròn hơn |
Mỗi kiểu chữ khi giữ lại những đặc điểm cơ bản có thể có hình vẽ (dáng chữ)
khác nhau: chữ đứng, chữ nghiêng, chữ đậm Các dáng khác nhau của kiểu chữ
cơ bản dùng để in nhấn mạnh hoặc in các văn bản phụ
Các co chữ dùng phổ biến là co 6, 8, 10, 12 Ngoài ra, còn dùng các co 9, 14,
16, 20, 24, 36, 48; đặc biệt co 7 được dùng cho từ điển bách khoa
Khi chọn chữ in và co chữ, cần lưu ý tính nghệ thuật (ngôn ngữ đồ hoa) của
chữ; tính đễ đọc (kiểu chữ, cỡ chữ); tính công nghệ (kiểu chữ để in chính xác);
tính kinh tế (kiểu chữ có dung lượng trang in lớn) Co chữ 10 - 12 thường được dùng cho chính văn các sách thông dụng Các co lớn hơn dùng cho sách thiếu nhi, sách quảng cáo, đề mục Các cỡ nhỏ dùng cho chú thích, văn bản phụ, sách từ điển, mini, v.v
Các kiểu chữ dé đọc có những đặc điểm sau:
- Tỉ lệ chiều rộng và chiều cao vừa phải
- Có độ tương phản nhỏ (độ dày nét nối bằng 1/3 - 1/2 nét cơ bản)
- Chân chữ ngắn, v.v
Chọn chữ in dễ đọc phải được kết hợp với giá trị nghệ thuật của kiểu chữ: rõ
ràng về hình thức và đẹp giản dị về cấu trúc
4.4 Xác lập trang in dựa trên khổ thành phẩm
Trong khi xác lập trang in trong các phần mềm dàn trang, cần lưu ý phần
Trang 38Ví dụ khi xác lập trang in sách khổ 13 x 19cm thi kich thudc trang (document) 1a
13,5 x 20cm
Riêng đối với sách phay gáy vào bìa bằng keo nóng thì cần phải chọn
clipping cho inside (thường là 2mm cho mỗi trang) Tuy nhiên, tùy vào cáchđóng
sách (đóng lồng hay đóng kẹp, may chỉ vào keo hay phay gáy vào keo), số trang nhiều hay ít và thiết bị thành phẩm mà ta có thể điều chỉnh clipping cho phù hợp
4.5 Thiết kế bố cục (Layout)
Bố cục trong trang sách bao gồm vị trí số trang, tiêu để đầu trang và cuối
trang (Header & Footer); và đừng quên sử dụng những đường guidelines, một công cụ hữu hiệu trong việc dàn trang sách và tạp chí Guidelines giúp bạn bảo
đảm những phần ngoài khổ bát chữ không bị xém mất sau khi cắt thành phẩm
sách
Để có được một cuốn sách đẹp thì những trang quan trọng nên đặt ở trang lẻ, khoảng cách từ khổ bát chữ đến Header & Footer thường từ 1 -1,5cm
4.6 Thiết kế bìa sách
Thiết kế bìa sách là một công việc khá gian nan, vì ngoài việc thiết kế sao cho đẹp còn phải đảm bảo kỹ thuật khi gia công thành phẩm sách Một trong những yếu tố quan trong trong làm bìa sách là xác định độ dày của gáy sách
4.7 Tính gáy bìa sách
4.7.1 Tính gáy bìa sách mêm
Với những sách đóng lồng hoặc dập ghim, có số trang dưới 20 thì không cần
tính gáy sách Nhưng đối với những sách có số trang nhiều hơn thì thường áp
dụng phương pháp thành phẩm là khâu chỉ, vào keo nóng đòi hỏi người thiết kế
phải tính đến độ dày của gáy sách
Cách tốt nhất để có độ dày gáy sách chính xác là làm sách giả (mỗi tay sách
Trang 3916 trang) Cân chọn đúng loại giấy in sách và gấp thành tay giả với số trang thực tế, sau đó bắt các tay sách này lại với nhau và kẹp thành quyển sách giả Lúc này
đo độ dày của gáy sách, chúng ta sẽ có được thông số chính xác Lưu ý khi đo độ
dày của gáy sách, cần phải kẹp thật chặt các tay sách với nhau
Hiện tại không có công thức nào có thể tính được chính xác độ dày của gáy sách do các nguyên nhân sau:
- Độ dày của giấy thường không đồng nhất dù là cùng định lượng
- Độ đày của gáy sách còn phụ thuộc vào thiết bị may tay sách và máy vào keo nóng Gáy sách sẽ dày hơn nếu chỉ may không chặt và lượng keo vào bìa day
Đối với loại giấy thường như giấy Eo hay Bãi Bằng trắng, định lượng từ 60- 80gms thì có thể áp dụng công thức sau (độ sai số 0,3mm):
- Giấy có định lượng từ 60-70gms: Độ dày gáy (mm) = Số trang x 0,048
Ví dụ: Sách 100 trang in giấy Bãi Bằng trắng có định lượng 70gms sẽ có độ
dày gáy sách là : 100 x 0,048 = 4,8 (mm)
- Giấy có định lượng từ 80gms: Độ dày gáy (mm) = Số trang x 0,052
Ví dụ: Sách in 100 trang in giấy Bãi Bằng trắng có định lượng 80gms sẽ có độ dày gáy sách là: 100 x 0,052 = 5,2 (mm)
4.7.2 Tính gáy sách bìa cứng
Đối với loại sách này thì cách xác định độ dày của gáy sách cũng tương tự
như sách bìa mềm nhưng khi thiết kế phải cộng thêm 1,5cm cho hai rãnh ở gáy
sách và cộng thêm 2 - 2,5cm (tuỳ theo độ dày của sách) nếu gáy sách bo tròn
Ngoài ra, cần phải tính phần tràn nên cho mép gấp, mỗi cạnh 1,5cm
Trang 405 LAP MAKET SACH
Sau khi lap dé cương trình bày, chuẩn bị minh hoạ bên trong và ngoài sách,
biên tập viên mĩ thuật giao tất cả bản gốc đó cho biên tập viên kĩ thuật để đặt
trang Biên tập viên kĩ thuật tiến hành công viẹc bố trí minh hoạ, đặt trang tuân
theo các hướng dẫn của đề cương trình bày
Tuy nhiên, trước khi chuyển giao công việc cho biên tập viên kĩ thuật, biên
tập viên mĩ thuật có thể lập makét xuất bản phẩm Makét giúp đánh giá trực quan
việc trình bày sách, kiểm tra tính công nghệ của các quyết định và khi cần thiết có thể nâng cao chất lượng trình bày Các loại makét gồm:
5,1 Makét tổng quát (nguyên tắc)
Là makét có cỡ bằng trang sách đã xén trênđó có chỉ dẫn nguyên tắc bố trí
tất cả các yếu tố cần sắp chữ và đặt minh hoạ Có trang makét vẽ phác sơ đồ trình bày bìa, trang tít, trang đầu và cuối chương, chỗ đặt minh hoạ và ghi chú dưới
minh hoa, nguyên tắc sắp chữ các trang văn bản phụ
5,2 Makét từng trang (toàn thể)
Có những xuất bản phẩm yêu cầu bố cục toàn cuốn sách đến từng trang, thì người trình bày cần lập makét cho từng trang riêng biệt
6 NỘI DUNG THIẾT KẾ MỸ THUẬT SÁCH
Nội dung của thiết kế mỹ thuật sách bao gồm các công việc: tiến hành thiết kế, gia công hình thức nghệ thuật về chỉnh thể đối với các yếu tố cấu thành nên cuốn
sách bao gồm: bìa sách, áo bìa, trang lót, bìa trong, phụ bản và hộp sách Những bộ phận kết cấu có thể chọn dùng của sách là chỉ những bộ phận có tác dụng quan trọng trong kết cấu của một số sách nhưng không phải là bộ phận cần thiết của tất cả các loại sách Khi tiến hành thiết kế mỹ thuật sách, người thiết kế có thể dựa vào
đặc điểm của đối tượng thiết kế cụ thể để lựa chọn sử đụng một số bộ phận sau: