xa
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYỂN TRUYÊN KHOA XÃ HỘI HỌC
ĐÈ TÀI NGHIÊN CUU KHOA HQC CAP CO SO
GIAO TRINH NOI BO
XA HOI HOC LUA TUOI
Trang 2THUYÉT MINH ĐÈ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
1.Tén dé tài: Giáo trình nội bộ học phần Xã hội học lứa tuổi dành cho
chương trình đào tạo cử nhân Xã hội học
2 Thời gian thực hiện: 1 năm kế từ ngày kí hợp đồng
3 Thuộc chương trình: Chương trình hoàn thiện giáo trình nội bộ 4 Cơ quan chủ quản:
- Cơ quan chủ trì: Khoa Xã hội học - Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Chủ nhiệm đề tài: TS Phạm Hương Trà
- Học vị: Tiến sĩ
- Chức vụ: Phó trưởng khoa Xã hội học
- Địa chỉ: Khoa Xã hội học —- Học viện Báo chí và Tuyên truyền
5 Mục tiêu của đề tài: Sau khi kết thúc học phần xã hội học lứa tuổi, sinh viên phải nắm được những kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành sau đây:
Lý thuyết:
Hệ thống những kiến thức về các nhóm tuổi: khái niệm các nhóm tuổi, cách
phân loại, đặc trưng, mỗi quan hệ của các nhóm tuổi đối với sự phát triển xã hội, hệ thống các chính sách có liên quan đến các nhóm tuổi
Thực hành:
- Phát hiện được vấn đề cần nghiên cứu liên quan đến các nhóm tuổi
- Các kỹ năng, cách tiếp cận các nhóm tuổi trong xã hội và các phương pháp thực hành nghiên cứu xã hội học lứa tuổi
Trang 3Giáo trình lưu hành nội bộ với độ dài nội dung khoảng 70 trang đánh máy cỡ chữ 14, dan dong 1.5, phông chit Time New Roman
8 Kinh phí thực hiện: theo dự trù kinh phí đã kí với Ban quản lí khoa hoc
9 Nội dung và tiến độ thực hiện
Nội dung Kết quả Thời gian thực | Người thực hiện
các bước đạt được hiện
Xây dựng Đề cương sơ 1 tháng Phạm Hương Trà
đề cương bộ
Thu thập tài 2 tháng Phạm Hương Trà
liệu
Đọc tài liệu 1 tháng Phạm Hương Trà
Tổng quan tài Tổng quan tài 2 tháng Phạm Hương Trà
liệu liệu
Viết bản thảo Đề cương chỉ 4 tháng Phạm Hương Trà
tiết
Chỉnh sửa và Bản thảo giáo 2 tháng Phạm Hương Trà
Trang 4Chương 1: Đối tượng nghiên cứu của xã hội học lứa tuổi 1.1 Vị trí của môn học trong cơ cầu xã hội học
1.2 Quan niệm về lứa tuổi
1.2.1 Sự cần thiết phải quan tâm tới các nhóm tuổi
1.2.2 Theo quan niệm của các khoa học 1.2.3 Theo van ban phap qui
1.3 Các cách phân loại lứa tuổi 1.3.1 Theo khoảng độ tuổi
1.3.2 Theo thứ bậc 1.3.3 Theo sinh lí
1.4 VỊ trí, vai trò, đặc trưng của lứa tuổi
1.5 Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển môn Xã hội học lứa tuôi
1.5.1 Trên thế giới
1.5.2 Ở Việt Nam
1.6 Đối tượng nghiên cứu của Xã hội học lứa tuổi Chương 2: Xã hội học về lứa tuôi trẻ em và vị thành niên
2.1 Khải niệm trẻ em và vị thành niên 2.1.1 Khái niệm trẻ em
2.1.2 Khái niệm vị thành niên
2.2 Vị thế, vai trò của trẻ em và vị thành niên trong gia đình 2.3 Chính sách xã hội đối với trẻ em và vị thành niên
2.3.1 Thực trạng các chính sách đổi với trẻ em và vị thành niên 2.3.2 Phân loại chính sách đối với trẻ em và vị thành niên
2.4 Các vẫn đề nghiên cứu về trề em và vị thành niên
Trang 52.4.3 Những vấn đề đặt ra trong nghiên cứu về trẻ em và vị thành niên Chương 3: Xã hội học về lứa tuôi thanh niên
3.1 Khai niệm thanh niên
3.1.1 Theo quan niệm thông thường 3.1.2 Văn bản pháp qui
3.1.3 Theo cách tiếp cận của các khoa học
3.2 Vị thế, vai trò của nhóm thanh niên
3.3 Chính sách xã hội dỗi với thanh niên
3.4 Các vấn đề nghiên cứu về thanh niên
3.4.1 Cơ cấu xã hội của nhóm thanh niên
3.4.2 Vấn đề hôn nhân và gia đình của thanh niên 3.4.3 Vấn đề lao động việc làm
Chương 4: Xã hội học về lứa tuổi người cao tudi 4.1 Khái niệm người cao tuỗi
4.2 Vị thể và vai trò của người cao tuổi trong gia đình và xã hội
4.3 Chính sách dối với người cao tuổi
4.4 Các vấn đề nghiên cứu VỀ người cao tuổi 4.4.1 Cơ cấu xã hội của nhóm người cao tuổi 4.4.2 Sức khỏe người cao tuổi
4.4.3 Các nhu cầu của người cao tuổi 4.4.4 Lý thuyết nghiên cứu người cao tuôi
4.4.5 Một số quan điểm của Đảng và Nhà nước về người cao tuổi và công tác chăm sóc người cao tuổi
Trang 6CHUONG 1: ĐÓI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA XÃ HỘI HỌC LỨA TUÔI
1.1 Vị trí của môn học trong cơ cấu xã hội học e Là môn học chuyên ngành
e - Được học vào cuối năm thứ 3 hoặc năm thứ 4
e Cung cấp các kỹ năng, cách tiếp cận các nhóm tuổi trong xã hội e Kết hợp với các môn học chuyên ngành khác để thực hành nghiên cứu
1.2 Quan niệm về lứa tuổi
1.2.1 Sự cần thiết phải quan tâm tới các lứa tuổi
Mọi sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội đều có tuổi Không có người nào trong hơn 7 tỷ người trên thế giới đang tồn tại mà không có tuổi Các vấn đề của xã hội hiện diện ở các nhóm tuổi khác nhau là khác nhau Do đó, cần biết về các nhóm lứa tuổi để có thể so sánh
Nói tới tuổi là nói tới vòng đời Mỗi ngày có hàng triệu em bé ra đời và hàng triệu người chết đi Ai cũng có cơ hội để trải qua các lứa tuổi khác nhau Đây chính là quá trình biểu hiện sự tồn tại và phát triển của con người (theo qui luật khách quan của tự nhiên
Harry Stack Sullivan tiếp cận vấn đề vòng đời với lời phát biểu rằng sự phát triển con người được định dạng phần lớn bởi các yếu tố môi trường, đặc biệt là các tác động xã hội Mô hình vòng đời của ông nói rằng mỗi giai đoạn phát triển được đánh dấu bởi nhu cầu tương tác những người nào đó Chất lượng của sự tương tác đó ảnh hưởng đến nhân cách Ông phân biệt các giai đoạn phát triển bình thường như sau:
1 Nhũ nhỉ: từ sơ sinh đến biết nói (1,5 đến 2 tuổi)
2 Thơ ấu: từ biết nói đến lúc có nhu cầu bạn bè (2-5 tuổi)
3 Thiếu nhi: từ lúc có nhu cầu bạn bè, đi học đến tiền phát triển (5-9 tuổi) 4 Tiền thiếu niên: khả năng thiết lập mối quan hệ bạn bè thân thiết (9-12
tuổi)
Trang 76 Trưởng thành: thiết lập các mối quan hệ giao tiếp cá nhân đầy đủ, phát triển sự tự trọng, khả năng giao tiếp thân mật và hợp tác và thái độ tình yêu Erik Erikson chấp nhận lý thuyết Freud, nhưng nhìn nhận tiềm năng phát triển xảy ra vào mọi giai đoạn của cuộc đời Ông xây dựng một mô hình vòng đời bao gồm § giai đoạn:
1 Niềm tin đối lập với nghi ngờ
2 Tự động đối lập với xấu hỗ và nghỉ ngờ 3 Sáng kiến đối lập với tội lỗi
4 Sự chăm chỉ đối lập với sự thấp kém
5 Nhận diện bản ngã đối lập với sự bối rối vai trò 6 Su thân thiện đối lập với sự tách biệt
7 Sự phát sinh đối lập với sự đình trệ
§ Nhận diện bản ngã đối lập với sự thất vọng
Trong 8 giai đoạn trên đều có 2 mặt tích cực và tiêu cực, lành mạnh và không lành mạnh Theo Erikson, hầu hết mọi người đều không đạt được hoàn toàn
sự tích cực trong mỗi giai đoạn
Jean Piaget xây dựng một mô hình lý thuyết về sự phát triển nhận thức (trí tuệ) Bằng những nghiên cứu sâu sắc về suy nghĩ và hành vi của trẻ em, ông đã cấu thành nên lý thuyết nhận thức, bao gồm 4 giai đoạn: tri giác vận động, tư duy tiền thao tác, thao tác cụ thể, và thao tác hình thức
Daniel Levinson và các cộng sự của ông tập trung vào sự phát triển nhân cách qua cuộc đời Trong một nghiên cứu về các đặc điểm phát triển nhân cách đàn ông với 40 người từ 35-45 tuổi Ông ta đã nhận xét rằng vòng đời gồm có 4 giai đoạn chính, mỗi giai đoạn kéo dài khoảng 25 năm, có sự chồng lấp lên nhau, giai đoạn mới đã bắt đầu từ khi giai đoạn trước đang kết thúc Trình tự tiến hoá của các
giai đoạn theo Levinson là: thơ ấu và phát triển, sơ sinh đến 22 tuổi; trưởng thành
Trang 8quan ý nghĩa đến nét tích cực vào giữa cuộc đời, rất ít có tâm lý bệnh, khả năng chơi và các quan hệ khách quan tốt Ông lưu ý các cơ chế phòng vệ được tổ chức theo một chuỗi liên tục phan ánh hai khía cạnh của nhân cách: non nớt đối lập với trưởng thành, và tâm lý bệnh đối với sức khoẻ tâm thần Sự trưởng thành của cơ chế phòng vệ có liên quan đến cả hai tâm lý bệnh và sự thích ứng khách quan đối với mội trường bên ngoài hơn nữa, kiểu cơ chế phòng vệ sẽ biến đổi khi một người trưởng thành
Như vậy, với nhiều cách tiếp cận khác nhau của các nhà khoa học về vòng đời, có điểm chung là tuổi tác chi phối toàn bộ hoạt động sống của con người Tuổi tác là nguyên nhân của hành vi và là cái để điều chỉnh hành vi Chẳng hạn, các hoạt động điển hình mà trẻ em, thanh niên, trung niên, người già thích/ không thích, băn khoăn là khác nhau
1.2.2 Theo quan niệm của các khoa học
Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau với từng độ tui, tùy theo quan niệm và
góc độ tiếp cận Lứa tuổi được xác định khi cá nhân gia nhập nhóm nhân khẩu học
xã hội Mỗi giai đoạn đều mang những đặc trưng tâm sinh lý, văn hóa xã hội Cuộc sống của một người có thể được chia thành những giai đoạn quan trọng sau: sơ sinh, thiếu nhỉ, dậy thì, thanh niên, trưởng thành và già Tuy nhiên, độ dài của những giai đoạn trên luôn không rõ ràng, nhất là giai đoạn cuối
Nghiên cứu về nhóm tuổi cần phân tích được mối quan hệ giữa vấn dé sinh học,
Trang 9Khoa hoc ty nhién coi su phat triển của các nhóm tuổi là giai đoạn phát triển tâm sinh lý từ trẻ con lên người lớn và tới người già Khoa học xã hội coi sự phát triển
của các nhóm tuổi là giai đoạn xã hội hóa cá nhân, học hỏi, thích ứng, tạo ra các
giá trị xã hội Trong khi đó, tâm lý học xem xét quan trình phát triển các kỹ năng phân tích, suy luận, nhân cách của con người được hình thành pắn với các nhóm tuổi khác nhau
Theo các nhà xã hội học, xã hội gồm nhiều lứa tuổi khác nhau, hay nói cách khác gồm nhiều thế hệ khác nhau như nhóm trẻ em, nhóm vị thành niên, thanh niên, nhóm trung niên và nhóm người cao tuổi Đi cùng với các nhóm tuổi chính là sự khác biệt về các vị thế, vai trò xã hội, đồng thời là sự thay đổi về hành vi xã hội của từng nhóm tuôi
1.2.3 Theo văn bản pháp qui
Theo các văn bản pháp qui như Luật Lao động, Luật chăm sóc gia đình và trẻ em, Bộ Luật Hình sự, Bộ Luật Dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam đều có các qui định đối với từng nhóm tuổi về tuổi được đi học, tuổi đi làm,
tuổi nghỉ hưu, tuổi chịu trách nhiệm trước pháp luật, tuổi được thê hiện quyền tự do cá nhân như uống rượu, hút thuốc, thời gian sinh hoạt cộng đồng Chăng hạn trong Luật Giáo dục của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam qui định về tuổi đến trường tại Điều 25 Cơ sở giáo dục mam non bao gồm: 1 Nhà trẻ, nhóm trẻ nhận trẻ em từ ba tháng tuổi đến ba tuổi; 2 Trường, lớp mẫu giáo nhận trẻ em từ ba tuổi đến sáu tuổi; 3 Trường mầm non là cơ sở giáo dục kết hợp nhà trẻ và mẫu giáo, nhận trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi Điều 26 Giáo dục phổ thông 1 Giáo dục phổ thông bao gồm: a) Giáo dục tiểu học được thực hiện trong năm năm học, từ lớp một đến lớp năm Tuổi của học sinh vào học lớp một là sáu tuổi; b) Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong bốn năm học, từ lớp sáu đến lớp
chín Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiêu học, có tuổi là
mười một tuổi; e) Giáo dục trung học phô thông được thực hiện trong ba năm học,
từ lớp mười đến lớp mười hai Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp
Trang 10Hay tại Điều 20, Chương III, mục 1 của Bộ Luật Dân sự về Năng lực pháp luật
dân sự, năng lực hành vi dân sự của cá nhân có ghi: Năng lực hành vi dân sự của
người chưa thành niên từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi 1 Người từ đủ
sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác 2
Trong trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có tài sản
riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác
Như vậy, lứa tuổi cũng biểu hiện sự phân cấp về vị thế, vai trò, quyền lực xã hội để từ đó khuyến khích con người hành động theo những vị thế vai trò đó Con người có thể được tôn trọng hoặc không được tôn trọng vì lý do tuổi tác của mình Không chỉ ở Việt Nam mà ở nhiều nước khác việc lắng nghe và tôn trọng những người lớn tuổi hơn là một quy tắc ứng xử cộng đồng đã ăn sâu bén rễ trong mọi nền văn hóa của thế giới vì tuổi tác thường được quan niệm là đi kèm với trí thông minh và kinh nghiệm Đồng thời, điều này cũng xuất phát từ một nền tảng sinh vật học, trải qua một quá trình tiễn hóa lâu dài đã ghi tạc vào trong bản chất và
hành vi ứng xử tự nhiên của con người
Trẻ em và người cao tuổi thường được hưởng các địch vụ ưu đãi hơn những nhóm khác Nhưng trẻ em cũng phải chấp nhận nhiều điều cắm ky hơn so với các nhóm tuổi khác Sự điều chỉnh các chuẩn mực hành vi cá nhân luôn diễn ra thông qua luật pháp (các văn bản pháp qui qui định rõ về mức xử lý đối với các nhóm
tuổi), đạo đức (kính già, yêu trẻ), dư luận xã hội
Qui luật tâm lý cá nhân và xã hội cũng chỉ ra rằng đa số con người bất mãn với tuổi tác của mình Khi người ta trẻ con thì mong thành người lớn, khi thanh niên hoặc muốn trẻ lại hoặc muốn già hơn, khi già mong trẻ lại, hoài niệm về tuổi trẻ đã qua Ví dụ như những băn khoăn khi lựa chọn quần áo, kiểu tóc có thé don
Trang 11thích một chiếc áo phông, nó đẹp, mặc vừa, giá phải chăng Nhưng trước khi mua bạn tự hỏi mình:”Liệu mình có quá trẻ để mặc chiếc áo này không?” Đối với nhóm trẻ tuổi có xu hướng thích khám phá, ưa trải nghiệm Có thể mặc những bộ quần áo kỳ lạ, cắt kiểu tóc kỳ quái để xem chúng ra sao, sẵn sàng đề gây sự chú ý Nhưng ngược lại đối với người già xu hướng ấy không còn nữa Họ sẽ ăn mặc cần trọng hơn, để ý tới các nguyên tắc thông thường của xã hội hơn là nhu cầu của bản thân
Sức khỏe và thể chất có mối quan hệ chặt chẽ với tuổi Tuổi trẻ đồng nghĩa với sức khỏe, thể chất tốt, tham vọng, yêu đời .Nhưng thời thanh niên thì lại lãng phí, không quan tâm tới sức khỏe của mình Họ ngại đi khám sức khỏe định kỳ, ngại vào viện Tâm lý chung là sợ tuôi già bởi tuổi già con người †a cảm thấy giảm bớt quyền lực cả về vật chất lẫn tỉnh thần Tuy nhiên, tuổi già đồng nghĩa với sự phát triển về trí tuệ, chín chắn trong ứng xử, kinh nghiệm
1.3 Các cách phân loại lứa tuôi 1.3.1 Theo khoảng độ tuổi
Các nhà dân số học chia nhóm độ tuổi bằng cách tập hợp các nhóm người được sắp xếp theo những lứa tuổi nhất định nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu các quá trình dân số và các quá trình kinh tế - xã hội Có hai cách phân chia độ tuổi với
việc sử đụng các thang bậc khác nhau
+ Độ tuổi có khoảng cách đều nhau Sự chênh lệch về tuổi giữa 2 độ tuổi kế tiếp nhau có thể là 1 năm, 5 năm hay 10 năm (người ta thường sử dụng khoảng
cách 5 năm) Cách này được dùng để phân tích, dự đoán các quá trình dân số + Độ tuổi có khoảng cách không đều nhau Thông thường người ta chia thành 3 nhóm tuổi Dưới độ tuổi lao động từ 0 — 14 tuổi, trong độ tuổi lao động từ
15 — 59 tuổi và trên độ tuổi lao động từ 60 tuổi trở lên Cach chia này nhằm đánh
giá những chuyển biến chung về kết cấu dân số Những nước được coi là dân số trẻ nếu tỷ lệ người trong độ tuổi 15 tuổi vượt quá 35%, số người trong độ tuổi trên 60
Trang 12Xét theo nhóm độ tuổi thì người tuổi càng cao càng được tôn trọng Xưa nay chúng ta có truyền thống kính trọng người giả, xem đấy là biểu hiện của lễ nghĩa và nhân ái bởi người già có vai trò rất lớn trong việc giữ cân bang va bền vững xã
hội Ngày nay, nhiều nước khẳng định người cao tuôi vẫn là một lực lượng hùng
hậu đóng góp cho cuộc sống xã hội bang ca tinh thần và sức lực còn lại Do mức sống được cải thiện nhiều, giao lưu mở rộng nên sức khỏe tốt hơn, năng lực dồi dào hơn, người cao tuổi có nhiều kinh nghiệm sống, sản xuất và đấu tranh Lao động của người cao tuổi được đánh giá cao và được ưu tiên sử dụng trong một số doanh nghiệp ở Nhật, Ca-na-đa, Anh, Thụy Sỹ, V.V Nhiều chủ xí nghiệp còn cho rằng, sự hợp tác giữa người cao tuổi với đám trẻ rất có lợi ở chỗ họ truyền kinh nghiệm với phong cách chín chắn cho đám hậu sinh và đồng thời tìm lại niềm vui
của tuổi trẻ ngày xưa của mình
Dân tộc ta xưa nay vốn quý trọng người g1à Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tam, quy trong chim sóc người già, Người cho rằng: “Những vị thượng thọ là của quý vô giá của dân tộc và nước nhà” và luôn thể hiện lòng yêu quí và kính trọng người già, coi người già là lớp người đã trải qua phong ba bão táp, có nhiều kinh
nghiệm quý, có uy tín trong xã hội Đối với xã hội và gia đình, người cao tuổi giữ
vai trò quan trọng, có những lời nói, việc làm gương mẫu để con cháu noi theo Người cao tuổi còn tham gia hăng hái câu lạc bộ, hội dưỡng sinh, tích cực tập
luyện nâng cao sức khỏe, tăng tuổi thọ, chống lại bệnh tật để tham gia cống hién
nhiều hơn nữa phần đời còn lại cho đất nước Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ
rõ: Người cao tuổi là lực lượng quan trọng để tăng cường sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng bảo vệ Tổ quốc
Xét trong quan hệ họ hàng, Tuổi đã cao nhưng vẫn phải cung kính, chịu sự chỉ giáo của những người mà đo địa vị thân tộc được xếp vào hàng cha, chú Điều này thường chỉ phù hợp với xã hội phương Đông Cụ thể, xã hội Việt Nam truyền thống là một xã hội được tổ chức chặt chẽ với các qui định về tôn t¡ thứ bậc rõ ràng
từ trong sinh hoạt gia đình, dòng họ ra ngoài xã hội Có xem sơ đồ gia phả toàn họ
Trang 13Các nước đang phát triển có kết cấu dân số trẻ vì lứa tuổi dưới 15 tuổi chiếm
khoảng 40% tổng số dân Với lực lượng trẻ tiềm tàng như vậy, dù có giảm tỷ suất sinh tới mức chỉ đủ để tái sản xuất dân cư giản đơn là mỗi gia đình chỉ có nhiều
nhất 2 con, đân số vẫn cứ tiếp tục tăng trong một khoảng thời gian dài trước khi đạt tới sự ôn định
Theo các quan niệm truyền thống như quan niệm của Khổng Tử ông cho
rằng Tam thập nhỉ lập: đến 30 tuổi mới có thể tự lập; Tứ thập nhỉ bất hoặc: 40 tuổi mới có thể hiểu được lý lẽ trong thiên hạ, phân biệt được điều phải điều trái, ai tốt
ai xấu và ít khi sai lầm; Ngũ thập nhỉ tri thiên mệnh: 50 tuổi có thể hiểu được mệnh trời hay chân lý của tạo hóa; Lục thập nhỉ nhĩ thuận: 60 tuổi có học-vấn và kinh- nghiệm trường đời chín-mùi, sự hiểu-biết và việc-làm mới chu-đáo, không thấy những gì nghe được là khó hiểu hay chướng-ngại, và có thể phán-đoán được ngay
mọi việc; Thất thập nhi tùng tâm sở dục bất du củ: 70 tuổi hễ nói hay làm một điều
gì là tự nhiên thể hiện đúng chủ tâm của mình, muốn sao được vậy, không vượt ra
ngồi khn khổ đạo lý hay lẽ phải Muốn đạt tới mức hiểu biết ở mỗi loại tuôi,
không phải cứ sống tới tuổi đó là được, người ta còn phải chuyên-tâm vào việc học hỏi liên tục từ khi còn trẻ mới đạt kết quả ay
Theo Richard T.Schaefer (luu y trong trường hợp phân tích phan tang theo tudi tac) phan chia cdc giai doan phat triển và giai đoạn quá độ ở thời trở thành người lớn: Thời kỳ trước khi thành người lớn: 0-22 tuổi; Thời kỳ đầu thành người
lớn: 17- 45 tuổi; Thời kỳ trung trưởng thành: 40-65 tuôi; Thời hậu người lớn: trên
60 tuổi '
Trong các văn bản pháp qui của nước Việt Nam cơ bản thống nhất trẻ em từ
Trang 14Xét theo nhóm độ tuổi thì người tuổi càng cao càng được tôn trọng Xưa nay chúng ta có truyền thống kính trọng người già, xem đấy là biểu hiện của lễ nghĩa và nhân ái bởi người già có vai trò rất lớn trong việc giữ cân băng và bền vững xã hội Ngày nay, nhiều nước khẳng định người cao tuổi vẫn là một lực lượng hùng hậu đóng góp cho cuộc sống xã hội băng cả tỉnh thần và sức lực còn lại Do mức sống được cải thiện nhiều, giao lưu mở rộng nên sức khỏe tốt bơn, năng lực dồi dào hơn, người cao tuổi có nhiều kinh nghiệm sống, sản xuất và đấu tranh Lao động của người cao tuổi được đánh giá cao và được ưu tiên sử dụng trong một số doanh nghiệp ở Nhật, Ca-na-đa, Anh, Thuy SY, v.v Nhiều chủ xí nghiệp còn cho rằng, sự hợp tác giữa người cao tuổi với đám trẻ rất có lợi ở chễ họ truyền kinh nghiệm với phong cách chín chắn cho đám hậu sinh và đồng thời tìm lại niềm vui
của tuôi trẻ ngày xưa của mình
Dân tộc ta xưa nay vốn quý trọng người già Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm, quý trọng chăm sóc người già, Người cho rằng: “Những vị thượng thọ là của quý vô giá của dân tộc và nước nhà” và luôn thể hiện lòng yêu quí và kính trọng người già, coi người già là lớp người đã trải qua phong ba bão tap, cd nhiéu kinh nghiệm quý, có uy tín trong xã hội Đối với xã hội và gia đình, ngudi cao tuổi giữ vai trò quan trọng, có những lời nói, việc làm gương mẫu để con cháu noi theo Người cao tuổi còn tham gia hăng hái câu lạc bộ, hội đưỡng sinh, tích cực tập luyện nâng cao sức khỏe, tăng tuổi thọ, chống lại bệnh tật để tham gia cống hiến
nhiều hơn nữa phần đời còn lại cho đất nước Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ
rõ: Người cao tuổi là lực lượng quan trọng để tăng cường sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng bảo vệ Tổ quốc
Xét trong quan hệ họ hàng, Tuổi đã cao nhưng vẫn phải cung kính, chịu sự
Trang 15nào, nhánh nào, bằng vai với mình trong họ là những ai? Có sơ đề gia phải mới phân biệt được thế thứ trong họ mỗi người tự xác định được quan hệ trong nội tộc mà xưng hô cho đúng, chú ra chú, bác ra bác, anh ra anh, em ra em v.v Xưng hô trong nội tộc khác với xưng hơ ngồi xã hội, để khỏi mang tiếng "Cá mè một lứa" Ngoài xã hội dựa theo tuổi tác và chức vụ địa vị, trong gia tộc dựa theo thế thứ, nhưng khi giao thiệp với từng cá nhân cụ thể lại phải kết hợp theo cách xưng hơ ngồi xã hội theo quan hệ tuổi tác Có thể đúng theo huyết thống thì anh A phải gọi tôi bằng ông chú, nhưng tôi cũng gọi anh A bằng bác, vì anh A đã là người tuổi cao, gọi bằng cháu bất tiện và bắt lịch sự Tôi gọi anh A bằng bác đó là gọi thay cho cháu chắt tôi, mặc dầu tôi ít tuổi hơn anh nhưng về thế thứ ngang với ông nội anh A
Như vậy, sự phân tầng về thứ bậc theo tuôi tác khác nhau theo mỗi nền văn hóa Xã hội này có thể đối xử với người già với sự kính trọng hết mực trong khi xã hội khác có thể coi họ là vô tích sự và “khó khăn””? Trong xã hội nông nghiệp, người lớn tuổi có cấp bậc xã hội cao, nhưng tuổi già thường bao gồm sự đánh mất vị trí xã hội thô sơ về công nghệ cũng như trong các xã hội công nghệ tiền tiến Cũng ở xã hội này, người lớn tuổi hiểu biết nhiều về nghi thức truyền thống và đóng vai trò quan trọng trong việc truyền đạt những yếu tố văn hóa này từ thế này sang thế hệ khác Còn trong xã hội hiện đại với sự tiến bộ phát triển công nghệ nhanh, các mẫu văn hóa thay đổi nhanh, tạo ra kết quả gián đoạn kinh nghiệm cuộc sống của nhiều thế hệ khác nhau Kỹ năng và thái độ phục vụ cho một thế hệ chẳng bao lâu trở nên lạc hậu đến mức hiểu biết của người lớn tuôi thường bị hạ thấp tầm quan trọng và khân liên can gì tới nhóm trẻ Truyền thống cũng rỏ ra kém quan trọng trong các xã hội công nghiệp, vì thế người lớn tuổi không được kính trọng
nhiều đối với sự giữ gìn giá trị và nghỉ thức truyền thống Ÿ Điều có thể hiểu được là
xã hội nào cũng đều có một hệ thống phân tầng thứ bậc nào đó theo tuổi tác và gắn những vao trò xã hội nào đó cho các giai đoạn khác nhau trong một đời người."
? Richard T.Schaefer, Xã hội học, Nxb Thống kê, 2003, tr 425
Trang 161.3.3 Theo sinh ly |
Xác định về thể chất tuổi trẻ đồng nghĩa với sức khỏe, tham vọng, yêu đời Làm việc tràn đầy sức mạnh và tình cảm Lúc còn trẻ, người ta thường ở lại vào sức sống tràn tré đang có Họ làm việc như điên, vui chơi thâu đêm, ăn uống không
điều độ Cứ như thế, cơ thể mệt mỏi và lão hoá nhanh Khi về già, cố níu kéo
sức khoẻ thì đã muộn Tuổi già đồng nghĩa với sự phát triển trí tuệ, chín chắn, kinh nghiệm nhưng sự suy giảm về sức khỏe
Như vậy, xác định các nhóm tuổi có ý nghĩa tương đối không chỉ về mặt sinh học mà quan tâm cả mặt xã hội Giai đoạn phát triển các nhóm tuổi nhanh hay chậm không phụ thuộc hoàn toàn vào cá nhân mà là trình độ phát triển của xã hội Cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại, quá trình già hóa dân số sớm hơn, tỷ lệ người cao tuổi càng đông dẫn đến phải chia lại các độ tuổi người già Xã hội càng hiện đại thì con người sinh học và con người xã hội càng tách rời nhau Về mặt sinh học tuổi dậy thì của trẻ ngày càng có xu hướng sớm hơn so với những năm trước đây Đây là thời điểm quan trọng đánh dấu sự phát triển về thể chất và trưởng thành của vị thành niên Những thay đổi về cơ thể thường kéo theo những thay đổi về tâm lý và tình vảm, đây thực sự là một thử thách không chỉ cho bản thân trẻ mà còn cho cả cha mẹ
1.4 V j trí, vai trò, đặc trưng của lứa tuổi
Nhóm tuổi chỉ được xác định trong quan hệ và tương tác với nhóm tuổi
khác Những đặc trưng xã hội được đề cập nhiều hơn yếu tố về sinh học (ở nông
thôn nam giới 45 tuổi đã lên chức ông ) Xã hội hiện đại xác định nghiên cứu quan hệ giữa các nhóm tuổi ngày càng gần nhau hơn
Trang 17nước Nhóm tuổi này chính là nguồn nhân lực chủ yếu cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Tương lai đất nước là vận mệnh, là số phận của đất nước mà mỗi công dân sẽ góp phần xây dựng, phát triển, trong đó quan trọng nhất là thế hệ trẻ Nhóm tuổi này có vị trí nhất định trong cơ cấu dân số của Việt Nam hiện nay Do mức sinh giảm đi đáng kẻ trong khi tuổi thọ trung bình ngày càng
tăng, TCTK cho biết dân số VN có xu hướng già đi thấy rõ với tỉ lệ dân số trẻ giảm
Trang 18Đối với nhóm thanh niên nhóm đại diện cho nguồn lực dự trữ của xã hội,
luôn đại diện cho cái mới sự phát triển tiến bộ của xã hội Họ cũng là lực lượng xung kích cách mạng trong các hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội và là lực lượng kế tục và cải tạo giống nòi Thanh niên là người tiếp sức cách mạng cho thế hệ
cách mạng đi trước đồng thời là người phụ trách, dìu dắt thiếu niên nhỉ đồng - thế
hệ thanh niên tương lai Thanh niên là người xung phong vươn lên phía trước trong công cuộc phát triển kinh tế, văn hóa trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội; là lực lượng cơ bản trong bộ đội, công an và quân dân tự vệ, đang hăng hái giữ gìn trật tự, trị an, bảo vệ Tổ quốc Trong mọi công việc, thanh niên thi đua thực hiện khẩu hiệu: Dau cần thanh niên có, việc gì khó thanh niên làm
Có thể nói nhóm thanh niên có vị trí, vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước Thế kỉ 21, thế kỉ của sự phát triển, không ngừng nâng cao trình độ
văn hoá kinh tế, đất nước Để có thể bắt kịp đà phát triển của những nước lớn
mạnh thì đòi hỏi sự chung sức đồng lòng của tất cả mọi người mà lực lượng chủ yếu là tuổi trẻ Bởi đó là lực lượng nồng cốt, là chủ nhân tương lai, là nhân vật chính góp phần tạo nên thế và dáng đứng cho non sông Tổ quốc Theo kết quả điều tra Lao động việc làm năm 2013 của Tổng cục thống kê lực lượng lao động thanh niên bao gồm những người đang làm việc và thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi trong tuần nghiên cứu Lực lượng lao động thanh niên cả nước chiếm 14,9% tổng lực lượng lao động, tương đương với 7,9 triệu người
Chính vì vậy việc chăm lo, bồi đưỡng, giáo dục thanh niên thành lớp người
“từa hồng, vừa chuyên” theo tư tưởng Hồ Chí Minh là trách nhiệm của cả hệ thống
chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng Đảng đề ra đường lối, chủ trương định hướng
cho thanh niên hành động, xác định các chuẩn mực cho thanh niên phan đấu; xây
dựng các tắm gương điển hình tiêu biểu cho thanh niên học tập và noi theo Bên
cạnh đó, sự nỗ lực học tập, rèn luyện và phan đấu không ngừng của thanh niên
theo tắm gương Hồ Chí Minh là yếu tố quan trọng để xây dựng thế hệ thanh niên |
Trang 19Nhóm trung niên chính là lực lượng lao động, sản xuất và là trí tuệ chính của xã hội, là nhóm có trách nhiệm đào tạo, chuyển giao cho thế hệ kế cận Theo kết quả điều tra Lao động việc làm năm 2013 của Tổng cục thống kê cho thấy cơ cấu lực lượng lao động chiếm khoảng hơn 59,9% lực lượng lao động của cả nước (nam giới chiếm chỉ lệ cao hơn so với nữ giới) trong nhóm độ tuổi từ 25 đến 49 tuôi
Nhóm người cao tuổi là nhóm cần được nghỉ ngơi, họ là biểu tượng cho sự phát triển của xã hội thời kỳ trước đó Người cao tuổi có trách nhiệm bảo vệ, truyền thụ kinh nghiệm, các giá trị truyền thống cho các lớp trẻ và lớp kế cận
Việc xác định vị trí, vai trò của các nhóm tuổi cần đặc biệt quan trọng và cần
đặt trong các tiêu chí như trình độ phát triển của xã hội, sự khác biệt của văn hóa
và các tiêu văn hóa, qui luật tâm sinh lý và nhu cầu của các nhóm tuổi và phải được xem xét trong mối quan hệ giữa các nhóm tuổi với nhau
Đặc trưng của các nhóm tuôi chỉ được xác định trong sự thống nhất về cả mặt sinh học và xã hội và trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể Mâu thuẫn thế hệ chính là mâu thuẫn truyền thống và hiện đại thông qua biểu tượng của các nhóm tuổi
Phát triển về thể chất và sức khỏe: Trẻ em hiện nay vào tuổi dậy thì sớm Tuổi thọ được tăng lên Tâm lý phức tạp và nhiều mâu thuẫn hơn: sự căng thăng,
sai lệch xã hội phát triển, tự sát l
Kiến thức và tư duy: cùng với sự phát triển của xã hội là sự phát triển của môi trường thông tin rộng Điều này giúp cho việc phát triển kỹ năng hơn là kiến thức cơ bản Con người sống trong xã hội hiện đại cần học hỏi các tri thức khoa
học kỹ thuật, kinh tế và ứng dụng
Về kinh tế: phương thức lao động đa dạng, dựa trên sự năng động, sáng tao, giá trị lao động được đánh giá từ nhiều góc độ, xu hướng lao động giữa các nhóm tuổi hướng tới cân bằng
1.5 Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển môn Xã hội học lứa tuổi
1.5.1 Trên thế giới
Trang 20nhóm tuổi như nghiên cứu về thanh niên, nghiên cứu về người cao tuổi, nghiên cứu về vị thành niên .Ngay trong từ điển Xã hội học do G.Endruweit va G.Trommosđorff ” chỉ có mục giải nghĩa cho Xã hội học người cao tuổi/ lão khoa và Xã hội học thanh niên mà không có mục giải nghĩa cho Xã hội học lứa tuổi
Có thể nói, nhóm thanh niên là nhóm xã hội được các nhà xã hội học đi vào nghiên cứu đầu tiên nếu so sánh tương quan với các nhóm khác như người cao tuổi, trẻ em hay vị thành niên, trung niên Ngay từ cuối thế kỷ XIX, thanh niên và các hoạt động tập thể có tổ chức đầu tiên của thanh niên đã bắt đầu có được sự chú ý của xã hội Sự có mặt của các nhóm thanh niên trong phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, sự năng động và xung kích của họ trước những vấn đề kinh tế, chính trị và thời cuộc của xã hội hiện đại đã báo trước về sự xuất hiện của một lực lượng xã hội mới mẻ và có tổ chức Thanh niên cũng bắt đầu tham gia vào mọi lĩnh vực của đời sống chính trị xã hội, có mặt trong hầu hết các đảng phái chính trị, _ trong các hội đồn tơn giáo, nghề nghiệp, cộng đồng phường xã và họ cũng bắt - đầu gây được sự chú ý của các nhà khoa học xã hội Vào những năm hai mươi của thể kỷ XX, những nghiên cứu đầu tiên về thanh niên bắt đầu xuất hiện cùng với tên tuổi của những nhà xã hội học, tâm lý học nỗi tiếng như Charlotte Buhler, Eduard Spranger, Hildegard Hetzer Tuy nhiên, nhà xã hội học đầu tiên có ý tưởng nghiên cứu nghiêm túc về thanh niên là Siegfried Bernfeld, ông đã tập hợp các vấn đề lý luận và thực nghiệm, các tư liệu khoa học thành một hệ thống về đối tượng thanh niên và dựng lên một viện nghiên cứu khoa học về thanh niên gọi tên là Viện Nghiên cứu tâm lý học và xã hội học thanh niên (1914-1915) Đây có thể coi là viện nghiên cứu khoa học đầu tiên lấy thanh niên làm đối tượng nghiên cứu, Siegfried Bernfeld cũng là nhà khoa học đầu tiên dùng thuật ngữ xã hội học thanh niên trong nghiên cứu” Năm 1928 nhà xã hội học người Đức K.Mannhein, tổ chức nhiều hội thảo về nghiên cứu thanh niên, công nghiệp hóa, biến đổi xã hội Đến những năm 1950 — 1960 Xã hội học thanh niên được hú ý ở Mỹ Năm 1964 Xã hội học thanh niên ra đời và được chính thức gọi tên là Xã hội học thanh niên Giữa
°G.Endruweit va G.Trommosdorff, Từ điển Xã hội học, Nxb Thế giới, 2002, tr 727, 783
Trang 21những thập niên 60 của thế kỷ XX Xã hội học thanh niên phát triển khá mạnh ở
Áo, Đức, Anh, Bungari, Hungarl, Tiệp
Chính vì vậy trong những năm gần đây, số lượng các công trình nghiên cứu khoa học xã hội như xã hội học, tâm lý học hay công tác xã hội về các nhóm tuổi như nhóm người cao tuổi, nhóm thanh niên, nhóm vị thành niên và cả nhóm trẻ em được đặc biệt chú ý Cùng với sự mở rộng không ngừng các phạm vi nghiên cứu, sự xuất hiện của hàng loạt những vấn đẻ lý luận, những khung lý thuyết, khái niệm nghiên cứu, phương pháp mới trong phân tích, điều tra, khảo sát đối với các nhóm tuổi đã bổ sung thêm cho kho tàng thông tin, trì thức của các ngành khoa học này
1.5.2 Ở Việt Nam
Nghiên cứu về các nhóm tuổi không phải là vấn đề mới ở Việt Nam nhưng điểm đáng bàn là chưa có trường Đại học và các Học viện, Viện nghiên cứu nào xây dựng chương trình học tông hợp cho các nhóm tuổi này Học viện Báo chí và Tuyên truyền là cơ sở đầu tiên tích hợp các vấn đề nghiên cứu về nhóm tuổi trong
học phần với tên gọi Xã hội học lứa tuổi Và đây có thể coi là những lĩnh vực
nghiên cứu mới mẻ của xã hội học và được khoa Xã hội học — Hoc viện Báo chí và Tuyên truyền đưa vào giảng dạy
Trước đây nghiên cứu về thanh niên chủ yếu thông qua tổ chức Đoàn để nắm bất tâm tư, tình cảm, thái độ của thanh niên
Ở nước ta, cùng với sự phát triển và lớn mạnh không ngừng của việc nghiên cứu xã hội học, vấn đề nghiên cứu các nhóm tuổi, tâm lý của các nhóm tuổi hay.xã hội học chuyên biệt cho các nhóm vị thành niên, thanh niên, người cao tuổi ngày càng được chú ý Có thể nói sự ra đời của Viện Nghiên cứu thanh niên vào tháng 2 năm 1986 trong đó lấy chuyên ngành xã hội học thanh niên làm một trong những hướng tiếp cận khó học chính, đã là một bước tiến quan trọng đánh dấu sự phát triển của việc nghiên cứu thanh niên và xã hội học thanh niên ở nước ta Nó đánh dấu thanh niên không chỉ là đướng tượng của phong trào quần chúng mà còn là đối tượng của việc nghiên cứu khoa học” Năm 1965 Học viện Thanh thiếu niên được
Trang 22
thành lập với mục đích không chỉ đào tạo cán bộ chuyên trách về cơng tác đồn
mà cịn có cán bô nghiên cứu về Thanh niên Năm 1998 thành lập Uỷ ban Quốc gia
về Thanh niên nhằm hoạch định chính sách, quản lý, giáo dục thanh niên Tiếp đến môn Xã hội học thanh niên được đưa vào giáng dạy trong các chương trình cử nhân, cao học xã hội học tại các trường đại học và các viện nghiên cứu có đào tạo trình độ thạc sỹ chuyên ngành xã hội học
Nếu như trước đây vấn đề nghiên cứu về người cao tuổi được xuất hiện với
khoa học nghiên cứu về Lão khoa như chuyên nghiên cứu về bệnh tật, sức khỏe của người cao tuổi Tuy nhiên, khoa học này không phát triển do thé ky XIX, dau XX vẫn còn ít người già Vấn đề của người cao tuổi được quan tâm sau thế chiến thứ 2, cùng với sự già hóa dân số Và M.Weber là người đầu tiên đặt nền móng cho xã hội học người già khi nghiên cứu chuẩn mực, giá trị người già trong quan hệ ứng xử với thanh niên Xã hội học ngày càng quan tâm tới các ứng xử của XH đối Với người già, tuổi nghỉ hưu, sự cô lập xã hội, sự kỳ thị tuổi tác, các thiết chế an sinh xã hội Cụ thể nghiên cứu Điều tra quốc gia về người cao tuổi Việt Nam do
Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp cùng Trung ương Hội
Người cao tuổi Việt Nam, Viện nghiên cứu Y — Xã hội học và Công ty Nghiên cứu
và Tư vấn Đông Dương tổ chức thu thập số liệu từ tháng 10 - 12/2011 tại 12 tỉnh,
thành phố đại điện cho 6 vùng sinh thái của Việt Nam (Thái Nguyên, Hưng Yên,
Thanh Hóa, Hà Nội, Nam Định, Thừa Thiên Huế, Đắk Lắk, Quảng Nam, Đồng
Nai, Sóc Trăng, Tiền Giang và TP Hồ Chí Minh) Nghiên cứu về người cao tuổi được phát triển ở các nước phát triển với 2 dòng lý thuyết chính là Lý thuyết gỡ-bỏ và lý thuyết hoạt động
Và cùng với việc nghiên cứu nhóm thanh niên, hiện nay đã có nhiều cơ quan, tổ chức đi sâu vào nghiên cứu các nhóm trẻ vị thành niên, thanh niên, người cao tuổi ở Việt Nam dưới góc độ tiếp cận của xã hội học Cuộc điều tra quốc gia về
Vị thành niên và thanh niên Việt Nam năm 2005 và năm 2009 hay các nghiên cứu
Trang 23đình ở Hà Nội / do Save the children Sweden tiến hành nghiên cứu và được xã hội hóa thành sách do nhà xuất bản Chính trị quốc gia phát hành năm 2000
Hơn thế nữa, các viện nghiên cứu xã hội học lớn ở Việt Nam như Viện Xã
hội học cũng xác định định hướng nghiên cứu của Viện đến năm 2020 là cần phải
tập trung nghiên cứu các vấn đề xã hội trong đó nhấn mạnh tới nghiên cứu về trẻ em khuyết tật và người cao tuổi Lý giải cho điều này là vì thực tiễn phát triển kinh tế-xã hội ở nước ta trong những năm gần đây cho thấy, tăng trưởng kinh tế theo
hướng bền vững không phải là mục tiêu dễ dàng thực hiện Mô hình tăng trưởng
chậm được đổi mới, tình hình kinh tế vĩ mô bộc lộ những nhân tế bất ổn Cuộc
khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu và suy giảm kinh tế lại tác động trực tiếp
đến tình hình xã hội Tình trạng mắt việc làm và thu nhập thấp có tác động xấu đến những người làm công ăn lương Việc làm suy giảm đồng nghĩa với việc người dân mắt đi thu nhập tương xứng và một số hộ cận nghèo mới sẽ bổ sung vào danh sách
nghèo Tình trạng ô nhiễm môi trường, hiệu ứng nhà kính, nước biển dâng dẫn đến
những thảm họa thiên nhiên gây thiệt hại lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát
triển của đất nước, đe dọa sinh kế và ỗn định đời sống xã hội Sự thay đổi thời tiết bat thường, thiên tai, bão lụt làm cho đời sống xã hội gặp rất nhiều khó khăn, đối
Trang 24tác xã hội chưa hỗ trợ hiệu quả được các đối tượng thiệt thòi và yếu thế trong xã
hội
Việc nghiên cứu khoa học liên ngành về các nhóm tuổi hiện nay đã và đang được tiễn hành Việc nghiên cứu về các nhóm tuôi dưới góc nhìn của xã hội học không chỉ giúp chúng ta có những lời giải đúng đắn trong xử lý các vẫn đề của các
nhóm tuổi khác nhau mà còn là cơ sở lý luận và thực tiễn để tích tụ tri thức, mở
rộng khả năng tư duy, phương pháp luận và phương pháp hệ cho chính sự phát triển của chuyên ngành xã hội học Hiện nay đã có Viện Nghiên cứu người cao tuổi Việt Nam, Viện nghiên cứu sức khỏe trẻ em, Viện nghiên cứu giáo dục trẻ thông minh sớm
1.6 Đối tượng nghiên cứu của xã hội học lứa tuổi
Sự phát triển của một chuyên ngành khoa học bao giờ cũng bắt đầu từ chính những câu hỏi rất thông thường nhưng mang tính nguyên tắc: Chuyên ngành ấy là gì? Đối tượng nghiên cứu của nó ra sao? Sự khác biệt của nó đối với những ngành
khoa học khác vồn gần gũi nhưng ra đời trước nó như thế nào?
Thực tế những cuộc tranh luận không mệt mỏi về đối tượng nghiên cứu của xã hội học cho thấy mặc dù chúng diễn ra rất đa dạng, phong phú nhưng cũng phải dẫn đến một điểm nút cuối cùng đó là sự cần thiết phải phân biệt rõ ràng giữa xã hội học với triết học, giữa xã hội học với các khoa học cụ thể khác khi chúng cùng nghiên cứu các vấn đề xã hội
Với việc nhận thức một cách hết sức giản lược về xã hội học, chúng ta cũng có thể cho thấy ba lĩnh vực mà xã hội học quan tâm Đó là những mối quan hệ tương tác giữa các lĩnh vực cụ thể của xã hội với những lĩnh vực rộng lớn, chung nhất, tức là với tổng thể xã hội Thứ hai, mối quan hệ giữa các lĩnh vực cụ thể của xã hội với nhau Thứ ba, các mối quan hệ nội sinh, tương đối độc lập của các lĩnh vực cụ thể của xã hội Ÿ
Trang 25
Xã hội học lứa tuổi là một chuyên ngành của xã hội học Nó vừa tuân thủ những nguyên tắc chung nhất của xã hội học, vừa qui chiếu những nguyên tắc này vào lĩnh vực nghiên cứu các nhóm tuôi của mình
Mỗi nhóm tuổi là nhóm nhân khẩu học xã hội được hình thành bởi các đặc điểm lứa tuổi và xã hội đặc thù Các nhóm tuổi có mặt trong mọi giai cấp.Mỗi nhóm tuổi là một giai đoạn phát triển của cá nhân( từ trẻ con tới thanh niên, từ thanh niên tới người trưởng thành, người cao tuổi) trong quan hệ nhóm và xã hội, luôn vận động và biến đổi theo thời gian và theo từng hoàn cảnh cụ thé
Xã hội học lứa tuôi theo cách tiếp cận của Khoa Xã hội học — Học viện Báo chí và Tuyên truyền tập trung vào nghiên cứu xã hội vị thành niên và thanh niên, nghiên cứu về người cao tuổi hơn là nghiên cứu về trẻ em
Trang 26CHUONG 2: XA HOI HOC VE LUA TUOI TRE EM VA VI THANH NIEN
2.1 Khái niệm trẻ em và vị thành niên 2.1.1 Khái niệm trẻ em
Xét theo tiêu chuẩn độ tuổi thì ở các văn bản pháp luật khác nhau chưa có sự thông nhất
Trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em năm 1989 được Việt Nam phê chuẩn
vào 20/2/1990, ở Điều 1, Phần I có ghi: Trong phạm vị Công ước này, trẻ em có
nghĩa là bắt kỳ người nào dưới 18 tuổi (trong công ước không phân biệt khái
niệm người chưa thành niên và trẻ em)
Trong Từ điển Xã hội học, trẻ em đó là nhóm ở trong quá trình xã hội hóa (tiếp nhận những kỹ năng và tri thức để có thể tham gia hoạt động xã hội học tập), nói đúng hơn đó là nhóm ở trong giai đoạn đầu tiên của xã hội hóa Về mặt luật pháp người ta coi đó là vị thành niên
Ở Việt Nam, khái niệm về trẻ em cũng còn nhiều cách xác định khác nhau: Tại Điều 1, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 có ghi: 7z em quy định trong Luật này là công dân Việt Nam dưới mười sảu tuổi
Tại Điều 3, Bộ Luật lao động của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
năm 2012 qui định đối với người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả
năng lao động, làm việc theo hợp đông lao động, được trả lương và chịu sự quản
lý, điều hành của người sử dụng lao động Điều đó có nghĩa trẻ em là dưới 15 tuôi
Tại Điều 12 chương II, Bộ Luật hình sự của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999, có ghi
Trang 272 Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cỗ ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng Như vậy, trẻ em là dưới 14 tuổi
Theo Điều lệ Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh được thông qua tại Đại
hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ IX của Đồn thơng qua ngày 19/12/2007, tại khoản 2, điều 1 chương 1 có ghỉ: Thanh niên Việt Nam tuôi từ 16 đến 30, Như vậy, nếu
chưa đủ tuổi kết nạp Đoàn thanh niên tức là chưa đủ tiêu chuẩn trưởng thành của
một thanh niên và như vậy trẻ em có thê được hiểu là người dưới 16 tuổi:
Như vậy, khái niệm trẻ em hiện nay còn nhiều qui định khác nhau, thậm chí chồng chéo nhau Do vậy, không để để mọi người trong xã hội hiểu chính xác về độ tuổi trẻ em Tuy nhiên, trong tài liệu này khái niệm trẻ em được sử dụng theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001
2.1.2 Khái niệm vị thành niên
VỊ thành niên là một trong những khái niệm được hiểu một cách đa nghĩa và dễ gây tranh luận nhiều về cả nội hàm lẫn ngôn từ Những nhà luật pháp và quản lý xã hội thường dùng chữ người chưa thành niên đề nhân mạnh tới giới hạn về nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý đối với đối tượng này
- Về mặt ngôn từ: Trên thực tế đã có sự nhận thức và hiểu biết khác nhau nhất định giữa khái niệm người chưa thành niên và khái niệm vị thành niên, mặc dù chữ “vị ” và chữ “chưa” về thực chất cũng chỉ bao hàm một nghĩa Nói chưa thành niên có nghĩa là đã giới hạn nhóm người này vào lứa tuổi đưới tuổi thành niên và như vậy trong trường hợp này cả trẻ sơ sinh, mẫu giáo, nhi đồng đều có thể là người chưa thành niên Tuy nhiên về mặt ngôn từ khi người ta nói rằng mình chưa đạt đến một cái gì đó thì có nghĩa là gần đạt đến mức đó rồi Như vậy thì một người nào đó chưa thành niên cũng có nghĩa người đó cũng đã gần đến tuổi thành niên
Trang 28- Về nội hàm của khái niệm: nếu theo các nhà luật pháp và quản lý xã hội thì người chưa thành niên có thể bao hàm tất cả những nhóm nhân khâu xã hội có tuổi
đời dưới 18 tuổi, nhóm tuổi về cơ bản chưa phải chịu trách nhiệm về mặt pháp luật
đối với hành vi của mình Tuy nhiên trên thực tế thì việc phân nhóm cho các đối tượng dưới 18 tuổi chỉ có một ý nghĩa tương đối vì trên thực tế chúng ta không thé tìm được một sự đồng nhất hoàn toàn giữa các lớp tuổi khác nhau trong nhóm chưa thành niên, với mỗi lớp tuổi khác nhau lại có nhận thức, phát triển tâm sinh lý khác nhau mặt khác, cũng khó có thể lay tiéu chi vé tudi doi dé phan biét vi thanh nién với những nhóm xã hội khác Mỗi đứa trẻ lại lớn lên trong một môi trường sống, được chăm sóc và giáo dục khác nhau Có đứa trẻ lại có tâm trạng, tâm lý, phong cách ứng xử lại chẳng khác người lớn chút nào
Với những phân tích ta thấy rằng người chưa thành nên không thể là trẻ sơ sinh, mẫu giáo, nhỉ đồng được mặc dù những em nhỏ đó có thể coi là người chưa thành nên không sai về mặt logic ngôn từ Từ đấy ta thấy trong số những người chưa thành niên cần có sự phân biệt rõ hơn nhóm trẻ em và nhóm vị thành niên Chính vì thế chúng ta sử dụng khái niệm vị thành niên với một ý nghĩa hẹp chỉ một bộ phận của những người chưa thành niên hay nói một cách chính xác hơn là thế hệ lớn tuổi hơn cả trong nhóm người chưa thành niên
Tuy nhiên những sự phân tích trên vẫn chưa đủ giải thích một cách thuyết phục Và rõ rằng về khái niệm vị thành niên Còn rất nhiều vấn đề cần phải được phân tích sâu và làm rõ hơn Nếu về tuổi đời thì nên bắt dau tir tudi nào và giới hạn đến
tuổi nào? Nếu xuất phát từ những đặc trưng vẻ phát triển thé chất thì nên bắt đầu từ
sự đo lường chiều cao, cân nặng hay từ những yếu tố phát triển tự nhiên mang tính y-sinh học nào khác Nếu lẫy các yếu tố về sự phát triển tâm lý, nhận thức, tình cAm thi van dé lai càng khó hơn
Trang 29Điều 20 Bộ luật Dân sự Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quốc hội thông qua ngày 28/10/1995 qui định rằng: ” người chưa đủ 18 tuổi là người chuă thành niên ”
Bộ luật hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quốc hội thông qua ngày 21/12/1999, tại chương X, điều 68 qui định: "Người chưa thành
niên từ đủ 14 tuổi đến đưới 18 tuổi phạm lội phải chịu trách nhiệm hình sư theo
qui định của chương này ” Tuy nhiên ở các điều luật sau, Bộ luật Hình sự lại qui
định người chưa thành niên có độ tuổi từ đủ 16 đến đưới 18 tuổi (khoản 4 điều 111, khoản 4 điều 113)
Trong khi đó trên khái cạnh những vấn đề lao động và việc làm, Bộ luật Lao động của nước Cộng hoà xã hội chú nghĩa Việt Nam (23/6/1994) lại qui định: người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết
hợp đồng lao động (Điều 6) Người lao động chưa thành niên là người lao động
đưới 18 tuổi (Điều 119 khoán 1)
Theo cuốn “7 điển Luật học” của NXB Từ điển Bách khoa Hà Nội — 1999 (tr
568):” VỊ thành niên (chưa thành niên) là người chưa đến độ tuổi được pháp luật coi là đủ khả năng để sử dụng quyền, làm nghĩa vụ và chịu trách nhiệm Người chưa đủ 18 tuổi là vị thành niên”
Tổ chức Y tế thế giới (WTO) :”là nhóm nhân khẩu xã hội có tuổi đời từ 10 đến 19 tuổi” Nếu tính từ độ tuổi này thì nước ta có 17.350.321 người chiếm 22,73%
tông đân số Theo tổ chức này thì trong nhóm vị thành niên nói trên người ta lại phân nhỏ thành 3 nhóm khác nữa:
- VTN nhé: 10-13 tuổi
+ Muốn biết sự thay đổi của cơ thể + Chưa hoàn thiện nhân cách và hành vi
+ Dễ hoang mang khi có sự thay đổi về tâm lý (biều hiện day thì: nam: Xuất tinh, Nữ: có kinh nguyét)
- _VTN trung bình: 14-16 tuổi
Trang 30- _VTN lớn: 17-19 tuổi
+ Phát triển tính cương quyết
+Hình thành mục tiêu cuộc sống
+Khẳng định mình, không muốn phụ thuộc
2.2 Vị thế và vai trò của trẻ em và vị thành niên trong gia đình
Tổ ấm của trẻ em là gia đình, là môi trường văn hóa, được tạo dựng nên trên cơ sở tình thương yêu, đùm bọc lẫn nhau của những người ruột thịt trong gia đình
gọi là văn hóa gia đình
Văn hóa gia đình là một môi trường đặc biệt rất phù hợp với sự phát triển của trẻ thơ Trước hết vì đó là môi trường an toàn, trong đó đứa trẻ lớn lên bên
cạnh những người ruột thịt, luôn được thương yêu ấp ủ ; môi trường đó tạo nên ở
trẻ cảm giác an toàn về mặt tâm lí và an toàn về mặt thể chất Nhờ có cảm giác an toàn đó, đứa trẻ mới cảm thấy yên tâm, mới vui tươi hồn nhiên, mới mạnh dạn
thăm dò, thử nghiệm Để có được điều đó, gia đình cần:
1) Gia đình chăm sóc trẻ em bằng tình thương yêu ruột thịt
2) Người lớn trong gia đình dạy trẻ bằng giao tiếp trực tiếp và thường xuyên với nó Người lớn dạy trẻ thường xuyên ở mọi nơi, mọi lúc, trong các tình huống của cuộc sống thực ở xung quanh Có thể nói đứa trẻ đã lớn lên và học làm người một cách tự nhiên và nhẹ nhàng
3) Gia đình không tiến hành tác động đồng loạt với trẻ em trong nhóm hay trong
tập thể, mà chăm sóc dạy dỗ từng cháu một (kể cả với các trẻ sinh đôi), đáp ứng
kịp thời các nhu cầu phù hợp với thể trạng và nét tâm li riêng của từng trẻ
4) Tác động gia đình thường bằng nhiều hình thức mang tính chất tích hợp và
đượm màu sắc nghệ thuật Nhờ phương thức tác động đặc biệt này, gia đình có ảnh hưởng tuyệt đối trong quá trình phát triển của trẻ thơ Trẻ em đã tiếp thu văn hóa gia đình một cách tự nhiên, nhẹ nhàng mà hiệu quả lại cao Văn hóa gia đình để lại ẫn tượng sâu đậm trong tâm hồn đứa trẻ, khiến đôi khi ta tưởng như đó là bản năng thứ hai của con người
Trang 31Đôi với gia đình:
Duy trì mối quan hệ ổn định trong gia đình và gắn kết các thành viên trong gia đình
Tạo ra thu nhập phụ cho gia đình (con cái tự làm những công việc trong gia
đình )
Vai trò xã hội hoá (trong việc hình thành nhân cách, ứng xử: cha mẹ, ông bà nhiêu khi phải chỉnh sửa lời nói, cách làm việc của mình .)
Đối với xã hội:
Là một lực lượng quan trọng của xã hội là chủ nhân tương lai của đất nước Tham gia các hoạt động xã hội góp phần xây dựng đất nước
Có sự bất bình đẳng và có khoảng cách về mọi mặt giữa trẻ em nông thôn và
đô thị, giữa miền núi và đồng bằng (chất lượng giáo dục )
Trẻ em là thành quả của một gia đình và xã hội là thế hệ lưu giữ bản sắc truyền thống tốt đẹp cuả gia đình và xã hội
Bon phan và trách nhiệm của trẻ em
Học tập, rèn luyện sức khoẻ, tu dưỡng đạo đức
Sống lành mạnh, tuân thủ luật pháp, quy tắc và chuẩn mực xã hội Rèn luyện kỹ năng lao động, phụ giúp gia đình
Trẻ em kế thừa những nét truyền thống tốt đẹp của gia đình
Tác động của gia đình và xã hội đôi với trẻ em
Mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc và đầy đủ, môi trường học tập tốt Bảo vệ trẻ em khỏi tiêu cực của xã hội
không có sự phân biệt về quyền của trẻ em trai và gái
Bản thân trẻ em phải có ý thức tự bảo vệ thân thể và các quyền của mình Gia đình và xã hội phải có sự giáo dục giới tính đúng thời điểm cho trẻ em
Nhà nước cần có chế tài bảo vệ trẻ em
bổn phận của trẻ em là phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ Tôn trọng tài sản, của công
Trang 32- Nghiêm cắm dụ dỗ trẻ em vào các TNXH Vị thể và vai trò của vị thành niên trong gia đình
Vi thành niên hiện nay ngày càng khẳng định vị thế, vai trò của mình trong gia đình, các em khắng định bằng các hoạt động tự tin, tự chủ của mình trong gia đình Khi cha mẹ bận rộn với công việc xã hội nhiều hơn thì vị thành niên ngày càng ý thức được về bổn phận và trách nhiệm của mình trong việc giúp đỡ cha mẹ các công việc nhà hay giúp đỡ bố mẹ trong các hoạt động kinh tế, lao động sản
xuẤt
Có nghiên cứu đã cho thấy bên cạnh việc vị thành niên lo lắng về việc học hành, công việc thì các em luôn nghĩ tới gia đình cho đù vào thời điểm này việc giao tiếp giữa cha mẹ và con cái khó có được tiếng nói chung Phần lớn vị thành
niên có hỏi ý kiến của cha mẹ trước khi quyết định những công việc và ngược trở
lại cha mẹ cũng đã lắng nghe ý kiến từ phía con cái lứa tuổi vị thành niên Tỷ lệ trẻ vị thành niên đi học chiếm tỷ lệ cao do vậy đây cũng là yếu tố giúp các em có thể chủ động tiếp cận chọn lọc các nguồn thông tin, chủ động trong việc tham gia các
hoạt động tập thé
Để có thể có được sự thống nhất và tạo được sự tin tưởng giữa cha mẹ và
con cái lửa tuôi vị thành niên thì điều quan trọng nhất đó là phải phá vỡ sự im lặng của vị thành niên trong gia đình Để làm được điều này các thành viên khác trong gia đình đặc biệt là cha mẹ cần
Trang 33o Hãy đón nhận những điều con cái chia xẻ: nên nghe các câu chuyện của con cái một cách tập trung
o Hãy viết ra những điều khó nói: nếu thấy khó nói ra một điều gì đó ta nên viết
ra va dé con cai có thê đọc được ý nghĩ của mình |
2.3.1 Chính sách xã hội đối với trẻ em và vị thành niên
2.3.1 Thực trạng các chính sách đổi với trẻ em và vị thành niên
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng trẻ em và đặc biệt là vị thành niên chỉ là một glai đoạn quá độ trong bước trưởng thành quan trọng của một cuộc đời Chính vì vậy, nếu không có sự quan tâm đúng mức đối với nhóm lứa tuổi này chúng ta sẽ bỏ qua một lực lượng lao động tiềm năng cho tương lại Điều này đòi hỏi không chỉ một sự nhận thức đúng đắn mà còn cả những quan điểm và chính sách đặc thù, phù hợp với tầm quan trọng của nhóm tuổi nói trên
Các chính sách đối với trẻ em và vị thành niên xuất hiện ở rất nhiều các văn
bản quy phạm pháp luật (trong hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam, trong các
quyết định, nghị định, chỉ thị, thông tư ) và trong các Bộ Luật (Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Chăm sóc, Giáo dục và Bảo vệ trẻ em, Luật dân sự, Luật Hình sự, Luật tố tụng hình sự, Luật lao động ) Bên cạnh việc tìm ra các chính sách thì việc phân loại và đánh giá các Chính sách này là phần quan trọng
Trang 34Mặt khác, cũng sẽ là khiên cưỡng, nêu vận dụng một cách máy móc vào tuôi vị thành niên những đòi hỏi vê chuân mực và giá trị mà chúng ta đã ứng xử đôi với nhóm thanh niên, nhóm người cao tuổi.”
2.3.2 Phân loại chính sách dỗi với trẻ em và vị thành niên Chính sách trợ giúp xã hội
Quyết định số 17/2007/QĐ-TTg ngày 29 tháng 01 năm 2007 ban hành quy chế tiếp nhận và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về
QD sé 38/2004/ QD-TTg ngày 13/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về
chính sách trợ giúp kinh phí cho gia đình cá nhân nuôi dưỡng trẻ em mồ côi và trẻ em bị bỏ rơi
Chiến lược quốc gia về chăm sóc SKSS giai đoạn 2001-2010” với hai mục
tiêu cụ thể của chiến lược này hướng vào VTN&TN: “Cải thiện tình hình
SKSS của VTN&TN thông qua việc giáo dục, tư vấn và cung cấp các dịch vụ SKSS phù hợp với lứa tuổi? và “Nâng cao sự hiểu biết của phụ nữ và
nam giới về giới tính và tình dục để thực hiện đầy đủ quyền và trách nhiệm
sinh sản, xây dựng quan hệ tình dục an toàn, có trách nhiệm, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau nhằm nâng cao SKSS và chất lượng cuộc sống”
Theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính (tại các Điều 7, 23,
24, 26) thì người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến đưới 16 tuổi vi phạm
hành chính chỉ bị phạt cảnh cáo; người chưa thành niên từ đủ l6 tuổi trở lên vi phạm hành chính thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền với mức phạt không quá một phần hai mức phạt đối với người thành niên hoặc bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị tran, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh | Theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 (các Điều 34, 35, 68 - 75) thì
người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi trở lên thực hiện hành vi phạm tội sẽ bị
Trang 35xử lý về hình sự và bị áp dụng hình phạt hoặc các biện pháp tư pháp mang tính giáo dục, phòng ngừa
-_ Quyết định 138/1998/QĐ-TTG ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ: đề án đấu tranh phòng, chống các loại tội xâm hại trẻ em, tội phạm trong lứa tuổi vị thành niên
- Chi thi sé 03/2000/ CT- TTg ngày 24/1/2000 của Thủ tướng chính phủ về việc đây mạnh các hoạt động văn hóa, vui chơi, giải trí cho trẻ em
Chính sách chăm sóc sức khỏe
-_ Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 ngày 14 tháng 11 năm 2008;Nghị định
số 62/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ (Nhà nước đóng bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi,trẻ em được hưởng trợ cấp xã hội; trẻ em thuộc hộ gia đình nghèo; .)
-_ Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc
phải ở người (HIV/AIDS)
- Quyét dinh số 1019/QĐ-TTg về Phê duyệt Đề án trợ giúp người khuyết tật
giai đoạn 2012 — 2020
- _ Bộ Y tế đã ban hành “Chuẩn quốc gia vé dich vu SKSS” (2002) và hiện nay đang xây dựng “Hướng dẫn quốc gia về dịch vụ sức khỏe thân thiện dành
cho VTN&TN”.Tháng 8 năm 2006, Bộ Y tế ra quyết định (số 23/2006/QĐ-
BYT) chuyển đổi các Trung tâm chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em và KHHGĐ ở các tỉnh, thành phố trực thuộc TW trước đây thành các Trung tâm chăm sóc SKSS, theo đó các trung tâm chăm sóc SKSS tỉnh/thành phố sẽ có khoa Chăm sóc SKSS vị thành niên và năm học
Chính sách giáo dục
- Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 quy định miễn
giảm học phí, hỗ trợ chỉ phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011
Trang 36- _ Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 09 tháng 02 năm 2010 về phê duyệt Đề án
Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010 — 2015
- Thông tư số 39/2009/TT-BGDĐTngày 29/12/2009 của Bộ Giáo dục — Đào
tạo ban hành quy định giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
- Quyết định số 2123/QĐ-TTg ngày 22 tháng 11 năm 2010 phê duyệt Đề án Phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người giai đoạn 2010 - 2015
- _ Quyết định số 85/2010/QĐ-TTg Ban hành một sô chính sách hỗ trợ học sinh
bán trú và trường phố thông dân tộc bán trú
2.4 Các vấn đề nghiên cứu về trẻ em và vị thành niên
2.4.1 Các đặc điểm, đặc trưng của nhóm trẻ em và vị thành niên
Xét về quá trình phát triển của một đứa trẻ, thì ngay từ khi ra đời, trẻ đã có sẵn một thế giới văn hóa của loài người, trẻ chưa phải là người sáng tạo ra nó và cũng chưa thể biến đổi nó Song nền văn hóa xã hội là nguồn gốc của sự phát triển tâm lí, thể chất, tư duy cũng như các hành động của trẻ Không được sống trong xã
hội loài người thì đứa trẻ không thể trở thành người Khi sinh thành ra, đứa trẻ
được thừa hưởng bộ não người cơ quan quan trọng nhất để phản ánh hiện thực khách quan làm nảy sinh cái tâm lí Văn hóa tạo nên sự phát triển liên tục của lịch sử nhân loại và lịch sử của mỗi dân tộc Không bao giờ có thể cắt đứt con người với lịch sử, nên cũng không thể tách con người khỏi văn hóa, vì văn hóa cũng là bản thân lịch sử của con người, là mỗi người Trong nền văn hóa xã hội chứa đựng toàn bộ kinh nghiệm quý báu, những tri thức của loài người, và đó là nội dung cơ bản để phát triển trí tuệ, nhân cách cho trẻ Hơn nữa văn hóa xã hội chứa đựng cả những chuẩn mực đạo đức, những giá trị thâm mĩ nó giúp cho con người vươn tới chân, thiện, mĩ
Những đặc trưng cơ bản của trẻ em là thường hành động một cách vô thức, tuy nhiên bé cũng thích nghỉ với hoàn cảnh khá nhanh Với trẻ em những ấn tượng ban đầu đối với các sự vật hiện tượng Chính vì thế mà trong nhiều nghiên cứu về bạo lực gia đình các nhà nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa việc những đứa trẻ
Trang 37hành vi bạo lực với người khác hơn là trẻ sống trong các gia đình không có hành vi bạo lực giữa các thành viên Đặc trưng khác của trẻ em là khả năng ghi nhớ thông qua hình ảnh Không phải ngẫu nhiên mà trong các chương trình giáo dục cấp tiểu học, lớp càng thấp thì hình ảnh minh họa cho nội dung của các môn học càng nhiều Qua khảo sát sơ bộ sách giáo khoa tiếng việt cấp tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5 cho thấy lớp 5 hình ảnh xuất hiện ít hơn rất nhiều so với lớp 1
Đặc trưng thứ tư của trẻ là trẻ hiểu sự việc thông qua các tình huống cụ thể Điều này giúp cho trẻ có khả năng ghi nhớ lâu hơn đồng thời có thể có khả năng áp dụng vào thực tế tốt hơn Đặc trưng tiếp theo là trẻ luôn hứng thú khám phá và tìm
toi
Trong số các điều kiện khách quan, vị thế xã hội của chủ thể có ý nghĩa vô cùng quan trọng Những thay đổi vì thế xã hội sẽ làm nảy sinh nhu cầu phát triển
mới Không có gì đáng ngạc nhiên khi cùng một độ tuổi, ví dụ độ tuổi 14 - 15 có
người gọi là giai đoạn đầu của lứa tuổi thanh niên, có tác giả lại cho đó là giai đoạn cuỗi của lứa tuổi thiếu niên
Vị thế xã hội của lứa tuổi thanh niên có nhiều thay đổi so với lứa tuổi trước
đó Một mặt các quan hệ xã hội của thanh niên được mở rộng Trong các quan hệ
đó người lớn, kể cả thầy cô giáo và bố mẹ đều nhìn nhận thanh niên như những
người "chuẩn bị thành người lớn và đòi hỏi họ phải có các cách ứng xử phù hợp với vị thế của mình Mặt khác, khác với học sinh lớp dưới, học sinh cuối cấp II và học sinh cấp II đứng trước một thách thức khách quan của cuộc sống: phải chuẩn bị lựa chọn cho mình một hướng đi sau khi tốt nghiệp phố thông, phải xây dung cho mình một cuộc sống độc lập trong xã hội Những thay đổi trong vị thế xã hội, sự thách thức khách quan của cuộc sống dẫn đến làm xuất hiện ở lứa tuổi thanh niên những nhu cầu về hiểu biết thế giới hiểu biết xã hội và các chuẩn mực quan hệ người - người, hiểu mình và tự khẳng định mình trong xã hội
Trang 38thể quyết định toàn bộ cuộc sống sau này của mỗi người thì trong xã hội vị thành niên bao giờ cũng đại diện cho sự chuyển tiếp vào các thế hệ mới, hướng tới tương lai
Thực tế cho thấy, lối sống, đạo đức và nhân cách của mỗi người được hình
thành từ tuổi ấu thơ và định hình rõ nét từ tuổi vị thành niên Ở độ tuổi này hàm
chứa những yếu tố vừa ghi nhận, vừa loại bỏ, vừa biến động trong nhận thức, tâm lý, tình cảm, suy nghĩ của con người trong gia đình này sẽ trở thành khuôn mẫu nhân cách của chính con người đó trong tương lai
Đặc trưng cơ bản của nhóm vị thành niên có thể được xác định bởi những biến đổi thường xuyên, liên tục của ba mặt cơ bản: mặt thể chất, mặt tâm lý tình cảm, nhận thức và mặt hành vi
Thứ nhất, vị thành niên là nhóm tuổi có những sự thay đôi mạnh mẽ nhất về thê chất trong cuộc đời của mỗi người Một thời điểm quan trọng đánh dấu sự phát
triển về thể chất và trưởng thành của vị thành niên đó là thời điểm dậy thì Những
thay đổi về cơ thể thường kéo theo những thay đổi về tâm lý và tình cảm, đây thực
sự là một thử thách không chỉ cho bản thân vị thành niên mà còn cho cả cha mẹ Dấu hiệu quan trọng nhất đối với người thiếu nữ là xuất hiện kinh nguyệt lần đầu, đối với nam là hiện tượng xuất tỉnh hoặc mộng tinh lần đầu tiên Sự phát triển về
mặt sinh lý biểu hiện ở hiện tượng đậy thì: tiền dậy thì và dậy thì đầy đủ Tiền dậy
thì thể hiện ở việc phát triển chiều cao, cân nặng và cơ bắp bắt đầu có sự thay đỗi Ở thời kỳ dậy thì day đủ cấu tạo sinh học của vị thành niên tương đối hoàn chỉnh mặc đù trẻ chưa có sức khỏe một cách déo dai Ở thời kỳ này trẻ dễ bị kích động,
Trang 39Biểu Ll: Triổi biết cầu CÓ KBIHE & nit va mong tink/xudt tink G nam 120 100 8Ó 60 % tich by NÑamr thành thị Nam noang thon iNữ thành tHỊ 2°: Nữ nông thôn có: 0 “ a sạn T T T T v T T T F T T 7 10 11 12 là lẾ 15 1Ô l7 18 19 20 21 22 2A 24 25 TUỔI Nguôn: Điều tra Quốc gia về VỊ thành niên và Thanh niên Việt Nam, 2009 (SAVY)
Theo kết quả điều tra SAVY, tuổi trung bình có kinh nguyệt lần đầu ở nữ là
14,5 tuổi và mộng tỉnh/ xuất tỉnh ở nam là 15,6 tuổi Nữ thường bắt đầu dậy thì
sớm hơn nam Ở độ tuôi 13 chỉ có 3,3% nam có hiện tượng xuất tỉnh so với 17,3%
thiếu nữ có kinh nguyệt lần đầu Vào độ tuổi 15 thì 79% thiếu nữ đã có kinh
nguyệt và 50% nam giới xuất hiện mộng tinh/ xuất tỉnh Có sự khác biệt rất nhỏ về thời điểm xuất hiện mộng tỉnh giữa nam thanh niên thành thị và nông thôn Tuổi trung bình của lần đầu tiên xuất hiện mộng tinh/ xuất tỉnh của nam thanh niên thành thị là 15,4 trong khi đối với nam nông thôn là 15,7 Tuy nhiên có sự khác biệt lớn giữa nữ thanh niên thành thị và nông thôn về tuổi trung bình xuất hiện
kinh nguyệt lần đầu Đối với nữ thãnh thị, tuổi trung bình xuất hiện dấu hiệu kinh
nguyệt là 14 sớm hơn so với tuổi trung bình của nữ nông thôn là 14,6
Thứ hai, vị thành niên cũng là giai đoạn thay đổi nhanh chóng về tâm lý,
tình cảm, nhận thức Nhiều nhà tâm lý học khẳng định nhiều trẻ vị thành niên bị
rơi vào tình trạng trầm tư, nhiều em sống khép mình hoặc có thái độ ngang bướng'? Sở đĩ, ở độ tuổi này các em có nhu cầu tự khẳng định cao, có lòng tự
trọng và danh dự dễ bị tổn thương Cùng với nó là sự phát triển tâm lý đôi khi
chậm hơn nhiều so với sự phát triển sinh lý khiến trẻ trở nên lo lắng
Do vậy, có thể nói rằng tuổi vị thành niên cũng là giai đoạn có nhiều biến động nhất trong sự hình thành các giá trị đạo đức, lối sống và nhân cách của mỗi người
Trang 40
Thứ ba, từ sự thay đổi về thể chất và nhận thức, vị thành niên cũng là nhóm nhân khẩu xã hội có những biến đổi mạnh mẽ nhất trong hành vi Nhiều hành vi
của nhóm xã hội này khó lường trước được Ở độ tuổi này người ta dé hành động
mà không cần có sự cân nhắc tính toán chín chắn Nhiều thay đổi của vị thành niên được nhắc đến như: - _ Tính độc lập: ít muốn phụ thuộc cha mẹ, thích giao lưu đôi khi dễ có hành vi bắt trị - _ Nhân cách: muốn khẳng định mình, mọi quyết định của mình đều đúng và phải đạt được
- Tinh cam: Học cách biểu lộ tình cảm, phát triển khả năng yêu và được yêu, thích bạn khác giới Lúc này bạn là tình cảm gắn bó giữa hai hay một nhóm người vì hợp nhau về tính tình, sở thích, có chung lý tưởng, ước mơ Tình bạn có vai trò quan trọng đối với vị thành niên vào thời điểm này, nhu cầu giao lưu
tâm tình, niềm vui nhân đôi, nỗi buồn sẻ nửa và mỗi người tự bộc lộ so sánh
mình với bạn để tự hoàn thiện mình hơn Tình bạn khác giới thường xuất hiện ở tuổi dậy thì như bắt đầu quan tâm trau truốt bản thân để thu hút sự chú ý Dễ xao xuyến, bối rối trước cái nhìn trìu mến của người bạn thích Có khoảng cách,
không dễ gần gõi như bạn cùng giới Luôn cố gắng tự hoàn thiện mình, do đó làm tôn lên vẻ đẹp mỗi giới (lịch sự và duyên dáng hơn) Có thể bền vững và có
thể chuyển thành tình yêu
- - Tính thích hợp: Dễ thần tượng hoá trước những ý kiến, hành vi của người khác, báo chí, tivi và xã hội
- Trí tuệ: phát triển đức tính tự trọng, không muốn sự áp đặt của người lớn
2.4.2 Cơ cấu xã hội của nhóm trẻ em và vị thành niên
a Trong cơ cấu dân số