| THU VIEN He VIEN CHINH SACH VA PHAT TRIEN
Trang 3Tap thé tac gia
TS Nguyễn Đức Trung viết các chương: 1; 3; 4; 6; 7; 8 TS Nguyễn Thạc Hốt viết các chương: 2; 5; 6; 7; 8
Cùng các thành viên
Trang 4Lời nĩi đầu
Phanl
DAI CUONG VE DỰ ẤN ĐẦU TƯ VÀ THẤM ĐỊNH DỰÁN BẦU TƯ
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Dẫn nhập
1 Đẩutưwà phân loại đầu tư
1.1 Khái niệm đầu tư
1.2 Phân loại đầu tư
2 Dựán đầu tư và phân loại dự án đầu tư 2.1 Khái niệm dự án đầu tư
2.2 Phân loại dự án đầu tư
2.3 Theo mục đích đầu tư 3 Quy trình lập dự án đầu tư
3.1 Nghiên cứu, phát hiện và đánh giá các cơ hội đầu tư
3.2 Lập báo cáo tiền khả thi
3.3 Nghiên cứu khả thi
3.4 Thẩm định và phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án
3.5 Tiến hành thiết kế kỹ thuật thi cơng, lập tổng dự tốn các cơng trình 3.6 Thẩm định thiết kế kỹ thuật thi cơng và tổng dự tốn các cơng trình
Trang 5Chương 2 TỔNG QUAN THẤM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ I 1001000000 3 47 1 Những vấn để cơ bản về thẩm định dự án đầu tư H000 0001.000000 48 1.1 Khái niệm thẩm định dự án đầu tư 48
1.2 Mục đích của thấm định dự án đầu tư 49 1.3 Yêu cầu đối với cán bộ làm cơng tác thẩm định dự án đầu tư 1.4 Phương pháp tiến hành và cơ¡g cự trong thẩm định dự án đầu tư 50 1.5 Thu thập và xử lý thơng tin trong thẩm định dự án đầu tư 52
2 Quy trinh thẩm định dự án đầu tư, 54
-2,1 Quy trình thẩm định dự án theo các nội dung thẩm định 54 2.2 Quy trình thẩm định dự án đầu tư theo chức năng của đơn vị thẩm định 56 3 (ác nội dung quan trọng của thẩm định dự án đầu tư TT 4 Mộtsố dỉ tiêu quan trọng trong thẩm định dự án đầu tư 64
4.1 Chỉ tiêu Lợi nhuận của dự án - NPV 65
4.2 Chỉ tiêu mức sinh lời của dự án - IRR 66
_ 43, Chitiêu tỷ số Lợi í<h/Chỉ phí 69
4.4 Chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn (T, ) 70
5, - Minh họa thẩm định dự án đầu tư thực tiễn 71 5.1 Mục đích và sự cần thiết đầu tư dự án 72 5.2 Về thị trường và khả năng tiêu thự sản phẩm, dịch vụ đầu ra 3 5.3 Khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào của dự án 79 5.4, Đánh giá các nội dung về phương diện kỹ thuật ii 81
5.5 Đánh giá về tổ chức và quản lý thực hiện dự án tru 82
5.6 Phân tích, tính tốn và đánh giá hiệu quả về mặt tài chính, độ nhạy
và khả năng trả nợ của dự án "— 82
5.7 Tham định rủi ro dự án đầu tư 94
5.8 Nhận xét chưng về thuận lợi - khĩ khăn và hiệu quả kinh tế vã hội của dựán 9
Trang 6Chương 3 THẤM ĐỊNH NĂNG LỰC CHỦ DỰ ÁN Dẫn nhập " 102 1 Thẩm định năng lực pháp lý của chủ dự án 103
1.1 Đánh giá về lịch sử hoạt động tủa Chủ đầu tư 103
1.2 Đánh giá tư cách và năng lực pháp lj 104
2 Thẩm định năng lực hoạt động chuyên mơn của chủ dự án „105 2.1 Mơ hình tổ chức, bố trí lao động của doanh nghiệp: .-.-.- « 105
2.2 Quản trị điều hành của Ban lãnh đạo 105
2.3 Thẩm định về năng lực sản xuất kinh doanh của chủ dự án 106
2.4 Thẩm định năng lực kinh nghiệm của chủ dự án "A4
3 Thấm định năng lực tài chính chủ dự án serves 7
3.1 Thẩm định về cơ cấu tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp 107
3.2 Thẩm định đánh giá kết quả kinh doanh 116
3.3 Thẩm định, đánh giá các hệ số tài chính chủ đầu tư 119
(âu hỏi ơn tập „136 Bài tập tình huống 136 Chương 4 THẤM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ SAN XUAT KINH DOANH Dẫn nhập 144 1 Thẩm định tính pháp lý của dự án 145 2 Thẩm định sự cần thiết của dựán 148
2.1 Thẩm định tính hợp lý về thời điểm đầu tư 148
2.2 Thẩm định tính hợp lý về quy mơ đầu tư (kỹ thuật MNPV và MIRR) 149
3 Thẩm định hiệu quả thị trường của dự án 150
3.1 Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm của dự án .- 151
3.2 Đánh giá tổng quan về cung sản phẩm , s12
3.3 Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án 152
Trang 73.5 Đánh giá, dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án 154
3.6 Kỹ thuật thẩm định định lượng nhu cầu đối với sản phẩm d của dự án 154 4 Thẩm định hiệu quả kỹ thuật của dự án 156 4.1 Nhận xét, đánh giá khả năng đáp ứng các yếu tố đầu vào cho sản xuất 156 - 4.2, Đánh giá địa điểm đầu tư, quy mơ dự án, cơng suất thiết kế, -
cơng nghệ và hình thức đầu tư : : 157
5 Thẩm định tổng mức vốn đầu tư và nguồn đầu tư của dự án 159
._5.1 Xác định tổng mức vốn đầu tư cho dự án , „199
5,2 Xác định nguồn vốn và sự đảm bảo nguồn vốn tài trợ cho dự án 163
6 Thẩm định hiệu quả tài chính của dự án 164
6.1 Thẩm định dự án băng phương pháp phân tích tài chính giản đơn 165 -_ 6,3, Phương pháp phân tích tài chính bảng giá trị hiện tại coi 172 6.3 Một số vấn đề cần lưu ý trong kỹ thuật thẩm định hiệu quả tài chính dự án 178
7 Thẩm định hiệu quả kinh tế - xã hội | 200
7.1 Mục đích thẩm định hiệu quả kinh tế — xã hội 200
_ 7,1, Đặc điểm chính trong thấm định hiệu quả kinh tế — xã hội 201 8 Tham định rủi ro của dự án đầu tư 203
8 1 Phân loại rủi ro -ee 20Á
8.2 (ác biện pháp giảm thiểu rủi ro 204
8.3 Thẩm định rủi ro của lady an ; 208
(âu hỏi ơn tập te ¬ Seo 222 Bài tập tình huống 223 PHẨN II THẤM ĐỊNH DỰ ÁN DAU TU CONG Chương 5 THẤM ĐỊNH DỰ AN ĐẦU TƯ CONG Dẫn nhập | 244
1 Tổng quan về thẩm định dự án đầu tư cơng | 245
1.1 Khái niệm thẩm định dự án đầu tư cơng 245
Trang 8Câu hỏi ơn tập Dẫn nhập 3.2 Thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP see 2.2 0uy trình thẩm định dự án đầu tư cơng tlieo Luật Đầu tư cơng 2014 251
2.3 Quy trình thẩm định dự án đầu tư cơng theo giai đoạn đầu tư 254
3 Kỹ thuật thẩm định dự án đầu tư cơng | 264 - 3.1, Chỉ phí cơ hội và lợi suất chiết khấu 264 3.2 Phân tích chỉ phí - lợi ích của dự án đầu tư cơng 276 -3.3 Phân tích giá trị kinh tế và giá trị tài chính của các nhập lượng và xuất Hượng Ha 279 3.4 Thẩm định hiệu quả kinh tế - xã hội 284 4, Thẩm định dựán 00A 289 4.1 Thẩm định mơi trường sống tự nhiên s89 4.2, Tham định tài sản văn hố 291 4.3 Thám định an tồn mơi trường 292 4.4 Khung kế hoạch dân tộc thiểu số 297 5 Tình huống: thẩm định hiệu quả kinh tế và xã hội của Dự án Đại học Dược B.D 301 5.1 Phân tích tài chính 301 5,1 Phân tích kinh tế 302 323 Chương 6 THẤM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ THE0 HÌNH THỨC ĐỐI TÁC CƠNG TƯ 324 1 Tổng quan về thẩm định dự án đầu tư theo hình thức đối tác cơng tư ——
1.1.Những vấn để cơ bản về dự án đầu tư theo hình thức đối tác cơng tư (PPP) 325
1.2.Thẩm định dự án đầu tư theo hình thức đối tác tơng tư 329
2 Thẩm quyền và quy trình thẩm định dự án đầu tư theo hình thức đối tác cơng tư 330
2.1 Thẩm quyền thẩm định dự án 330
1.2 Quy trình thấm định dự án đầu tư PPP 331
3 Kỹ thuậtthẩm định dự án đầu tư theo hình thức đối tác cơng! EỨ, con 334
3.1 Thẩm định đề xuất dự án PPP 335
Trang 9PHAN IV
HE THONG CAC TINH HUONG THUCTE
Chương 7 HỆ THỐNG CACTINH HUONG MAU 1 Tình huống dự án sản xuất kinh doanh ¬ „346 1.1 Dự án kinh doanh bất động sản we 346
1.2 Dự án bổ sung thay thế thiết bị 363
2 Tình huống dự án đầu tư cơng 372
2.1 Dự án cơng nghiệp cơng trình hệ thống cấp nước (dự án sử dụng vốn 00A) 372
2.2 Dự án đường giao thơng thu phí Tribasa 399
2.3 Dy an EUROTUNNEL 420
Chương 8 HE THONG TINH HUONG THUC HANH
1 Tình huống dự án sản xuất kinh doanh 452 1.1 Dự án the Manor 452
1.2 Dự án cơng nghiệp thủy điện Nam Pang se 457
1.3 Khu liên hợp nghỉ mát Paphos 474
2 Tình huống dự án đầu tư cơng 480
Trang 10Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hoạt động đầu tư tại Việt Nam cũng khơng ngừng gia tăng trong những năm gần đây Tuy nhiên, với một nền kinh tế tăng trưởng vẫn dựa quá nhiều vào quy mơ nguồn vốn cho thấy chất lượng các dự án đầu tư tại Việt Nam chưa cao Từ kết quả trên, việc nâng cao chất lượng thâm định dự án đầu tư trở nên hết SỨC cấp thiết Với mục tiêu cung cấp nền tảng kiến thức về đự án đầu tư và thâm định dự án đầu tư, bao gồm dự án đầu tư cơng, dự án đầu
tư phát triển sản xuất kinh doanh và dự án đầu tư theo hình thức đối - tác cơng tư, giáo trình “Thẩm định dự án đầu tư” là tài liệu nghiên cứu và giảng dạy tại Học viện Chính sách va Phát triển, cũng cĩ thể là tài liệu học tập và tham khảo cho sinh viên hệ đại học và sau đại học khối
ngành kinh tế đồng thời là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơ quan
quản lý nhà nước, các tổ chức quản lý dự án ODA và các doanh nghiệp
Giáo trình được kết cầu thành 4 phần với 8 chương như sau:
` “Phân 1: Những vẫn đề chung về dự án đâu tư và thâm định dự án đâu tư” được kết câu với hai chương Theo đĩ, chương l trình bay tổng quan về dự án đầu tư, giúp người đọc hiểu rõ quy trình lập dự án đầu tư, nội dung và các cầu phần của một dự án đầu tư để trở thành cơ sở nên tảng giúp tăng khả năng đọc hiểu dự án đầu tư Chương 2 giới thiệu cơ đọng kỹ thuật thẩm định dự án đầu tư Theo đĩ, các lý thuyết được hệ thống hĩa liên quan đến phương pháp thâm định, kỹ thuật xử lý thơng
tin và các chỉ tiêu cơ bản trong thâm định dy án Ngồi ra, quy trình
Trang 11“Phan 2: Thẩm định các dự án đầu tư phái triển sản xuất kinh
đoanh” được kết câu gồm 2 chương Cụ thể, Chương 3 hệ thống tồn
bộ lý thuyết liên quan đến phân tích chủ đầu tư Điều này giúp người đọc
hiểu được vai trị cũng như các kỹ năng đánh giá năng lực chủ đầu tư,
một trong những yếu tố hàng đầu quyết định sự thành cơng của dự án đầu tư Tiếp theo, Chương 4 trình bảy cơ đọng về tồn bộ tám nội dung thẩm
định dự án sản xuất kinh doanh Theo đĩ, với mục tiêu kinh doanh, các nội dung thâm định được trình bày dựa trên quan điểm thâm định tồn diện dự án kinh doanh từ nguồn tư nhân của Ngân hàng thế giới
“Phân 3: Thâm định các dự án đầu tư cơng" được kết câu gồm 2
chương Cụ thể, Chương 5 giới thiệu tồn bộ vẻ thâm định các dự án đầu
tư cơng Theo đĩ, thâm định dự án đầu tư cơng được trình bày trên cơ sở kế thừa những nội dung, kỹ năng tương đồng khi thẩm định các dự án sản xuất kinh doanh (sử dụng nguồn vốn tư nhân và hướng đến mục đích chính là lợi nhuận), đồng thời bổ sung những nội dung riêng trong thâm định dự án đầu tư cơng Bên cạnh đĩ, chương 5 cũng bố sung những
quy định đặc thù đối với thâm định các dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) bên cạnh các dự án sử dụng thuần túy các
nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước Như vậy, sau khi nghiên cứu tồn bộ 5 chương, người đọc sẽ cĩ đầy đủ kỹ năng thâm định các loại hình dự án: từ các dự án sản xuất kinh doanh sử dụng nguồn vốn tư nhân và chủ yếu hướng đến mục tiêu lợi nhuận đến các dự án đầu tư cơng sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước (NSNN) cũng như nguồn vốn ODA Tiếp theo, chương 6 trình bày quy trình và nội dung thâm định các dự án theo hình thức đối tác cơng tư (PPP) Về nguyên tắc, thâm định các dự án đầu tư PPP bao gồm cả kỹ thuật thâm định các đự án sản xuất kinh doanh của tư nhân và một phần kỹ thuật thâm định các đự án đầu tư cơng bởi đây thực chất là các dự án hợp tác cơng - tư mà theo đĩ nhà nước cho phép tư nhân cùng tham gia đầu tư vào các dịch vụ hoặc cơng trình cơng cộng của nhà
nước Do đĩ, để thâm định các dự án PPP, nội dung cần đảm bảo kết hợp
một cách hợp lý kỹ thuật thâm định dự án sản xuất kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận và các dự án cơng phi lợi nhuận Đây cũng chính là đặc thù của thẳm định các dự án PPP Như vậy, người đọc sau khi đọc xong chương 6 kết hợp với các nội dung chương 5, 4 và 3 sẽ cĩ cái nhìn tồn diện về thấm định tất các các loại hình dự án tại Việt Nam
Trang 12mẫu và tình huống thực hành nhằm rèn luyện kỹ năng thấm định dự án đầu tư trong thực tế Cụ thể, các tình huống mẫu trong chương 7
của Phần IV của giáo trình được hệ thống gồm cá các dự án đầu tư sản- xuất kinh doanh từ nguồn vốn tư nhân cũng như các dự án đầu tư cơng Trong các tình huống này, bên cạnh việc mơ tả dự án, đội ngũ biên soạn
cũng hướng dẫn chỉ tiết việc ứng dụng các kỹ năng thâm định (gồm cả sử
dụng Excel) đối với từng dự án Tiếp theo, trong chương 8 của Phần IV: “Các tình huống thực hành”, đội ngũ biên soạn lựa chọn các tình huống điển hình và tương tự trong chương 7 để người đọc cỏ thể thực hành
việc thâm định dự án đầu tư
Do việc tiếp cận thơng tin khơng thé day đủ, giáo trình khơng tránh
khỏi những hạn chế, thiếu sĩt và cần phải liên tục hồn thiện Kính mong nhận được những gĩp ý từ quý độc giả và xin trân trọng giới thiệu
giáo trình “Thẩm định dự án đầu tư” |
TAP THE BAN BIEN SOAN
Trang 13Phan I
DAI CUONG VE DY AN DAU TU VÀ THẢM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Chuong 1: TONG QUAN VE DU AN DAU TU
Chuong 2: TONG QUAN VE THAM DINH DU AN DAU TU’
Tài liệu tham khảo
Dinh Thé Hién (2006), Lập Thẩm định hiệu quả tài chính dự án
đâu tư, Nxb Thơng kê, Hà Nội
Tơ Ngọc Hưng và Trương Quốc Cường (2014), Giáo trình Tài trợ
đự án, Nxb Dân trí, Hà Nội
Bull, P (1995), Capital leasing in project finance In H.Shaughnessy
(ed) Project finance in Europe London, John Wiley & Sons
Trang 14Muc tiêu |
- Lam rÕ khái niệm dự á án đâu tu | ~ - Trình bày các phân loại dự án đầu tư : | ee - Giới thiệu quy trình lập dự an đâu tư
- Khái quát l hĩa chủ trình dự á án đầu tư ne
- Phan tich các nội dụng, của dy an đầu: tử Dẫn nhập
Trang 15Phần I: Đại cương về dự án đầu tư và thẩm định dự án đầu tư 15
1 DAU TU VA PHAN LOAI DAU TƯ
1.1 Khái niệm đầu tư
Đầu tư chính là sự hy sinh giá trị chắc chắn ở thời điểm hiện tại để
đổi lấy (khả năng khơng chắc chắn) giá trị trong tương lai
Hoạt động đầu tư là hoạt động kinh doanh bỏ vốn vào các lĩnh
vực như sản xuất, kinh doanh hay dịch vụ nhằm đem lại lợi nhuận Do đĩ hoạt động đầu tự sẽ chịu tác động của nhiều yếu tố mơi trường bên
ngồi — nhân tơ chính trị, kinh tế, xã hội - mà như nhà đầu tư gọi là “mơi
trường đầu tư” Mặt khác, các hoạt động đầu tư là các hoạt động trong tương lai, vì vậy nĩ sẽ chứa đựng bên trong nhiều yếu tố bất định mà nhà đầu tư khơng thê tính trước được Đĩ chính là yếu tố làm cho hoạt
động đầu tư đi đến thất bại Đặc điểm và sự phức tạp của mơi trường
đầu tư, mục tiêu đạt được của hoạt động đầu tư cũng như hiệu quả kinh
tế xã hội của hoạt động đầu tư địi hỏi để tiến hành đầu tư phải cĩ sự chuẩn bị cần thận, nghiêm túc và phải cĩ một phương pháp dự báo tính tốn chính xác nhất Hoạt động đầu tư phải được phân tích và đánh giá đầy đủ trên nhiều khía cạnh khác nhau Phải phân tích một cách đầy đủ
các thơng tin về hoạt động kinh tế sẽ được thực hiện, cả những thơng tin trong quá khứ, ở hiện tại cũng như dự kiến trong tương lai Sự thành cơng hay thất bại của một dự án đầu tư được quyết định từ việc phân tích này cĩ đảm bảo chính xác khơng Cơng việc phân ?ích đánh giá này được thê hiện ở việc thành lập các dự án đầu tư Cĩ nghĩa là mọi hoạt ' động đầu tư đều được tiễn hành dưới hình thức các dự án đầu tư
1.2 Phân loại đầu tư
Để đi đến quyết định định đầu tư, doanh nghiệp phải xem xét khả năng tài chính của mình gồm nguồn vốn tự cĩ và nguồn vốn cĩ thê huy động thêm Việc đầu tư của doanh nghiệp khơng thể vượt quá giới hạn khả năng tài chính của mình bởi quyết định đầu tư là một quyét định tài chính dài hạn của doanh nghiệp, nĩ cĩ ảnh hưởng rất lớn tới
tương lai của doanh nghiệp, đến sự thành cơng trong kinh doanh của
Trang 161.2.1 Phân loại theo mục đích đầu tư
Khi cĩ một dự án đầu tư được đề xuất, đương nhiên phải kèm theo những thơng tin liên quan đến dự án và cịn phải đề cập đến mục đích của đầu tư Cĩ thể chia thành những loại sau:
-_ Thay thế thiết bị hiện cĩ - Phat trién sản phẩm hiện cĩ
- Đưa sản phẩm thâm nhập vào thị trường mới
-_ Sản xuất một sản phẩm mới |
- Đầu tư khác
Những khoản chỉ phí và thu nhập của những dự án liên quan đến sự thay thế, đổi mới trang thiết bị, cơng ty chỉ cần đánh giá tương đối
mà thơi Nhưng đối với những dự án liên quan đến việc mở rộng và phát
triển mới, hoặc thậm chí mua hắn doanh nghiệp khác thì địi hỏi phải phân tích hết sức cân thận và tốn kém
1.2.2 Phân loại theo mỗi quan hệ giữa những dự án đầu tư
Phân loại theo quy mơ hoặc mục đích đầu tư sẽ giúp cho doanh nghiệp quyết định từ bỏ hoặc chấp nhận dự án và những thơng tin cần thiết tới quá trình phân tích Nhưng cĩ một cách phân loại khác rất quan trọng để đánh giá khả năng sinh lợi của dự án đĩ là cách phân loại theo mỗi quan hệ giữa những dự án khi cĩ nhiều dự án được cùng đánh giá tại một thời điểm
a) Cac dự án độc lập
Hai dự án được gọi là độc lập về mặt kinh tế nếu việc chấp nhận
hoặc từ bỏ một dự án này khơng ảnh hưởng đến lưu lượng tiền tệ của dự
án khác Khi cả hai dự án là độc lập về mặt kinh tế, việc đánh giá chấp
nhận hoặc từ bỏ một dự án này khơng tác động đến quyết định chấp nhận hoặc từ bỏ một dự án khác
b) Các dự án phụ thuộc lẫn nhau
Trang 17Phan I: Dai cuong về dự án đầu tư và thẩm định dự án đầu tư : 17
gọi là phụ thuộc về mặt kinh tế vào một dự án thứ hai Đương nhiên, nếu dự án A phụ thuộc về mặt kinh tế vào dự án B, dự án B cũng phụ thuộc vào dự án A
c) Các dự án loại trừ lẫn nhau
Hai dự án được gọi là loại trừ lẫn nhau nếu những khoản thu nhập bắt nguồn từ một dự án đầu tư sẽ biến mất hồn tồn nếu dự án đầu tư khác được chấp nhận Việc chấp nhận của một hai hoặc nhiều hơn nữa các dự án loại trừ lẫn nhau sẽ là nguyên nhân đưa đến việc từ bỏ tất cả
các dự án khác
2 DỰ ÁN ĐẦU TU VA PHAN LOAI DY AN DAU TƯ 2.1 Khái niệm dự án đầu tư
Đứng trên nhiều giác độ khác nhau, người ta cĩ thể đưa ra những
khái niệm khác nhau về dự án
Theo từ điển Oxford của Anh, dự án (project) được định nghĩa
là một ý đồ, một nhiệm vụ được đặt ra, một kế hoạch vạch ra đề hành động Theo tiêu chuẩn của Australia (AS 1379-1991), dự án được định
nghĩa là một dự kiến cơng việc cĩ thể nhận biết được, cĩ khởi đầu, cĩ kết thúc, bao hàm mét số hoạt động cĩ liên hệ mật thiết với nhau
Ngân hàng Thể giới (World Bank) - một định chế tài chính đa quốc gia nổi tiếng trong lĩnh vực tài trợ dự án ở khắp nơi trên thế giới - đưa
ra khái niệm về dự án như sau: “Dự án là tổng thê các chính sách, hoạt động và chỉ phí liên quan với nhau được hoạch định nhằm đạt được
những mục tiêu nhất định trong một thời gian nhất định”
Tại Việt Nam, khái niệm về dự án đầu tư được khái quát hĩa trong
ˆ Luật Đầu tư (Luật số 67/2014/QH13) Theo đĩ, “dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất trung và dài hạn dé tiễn hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thê, trong khoảng thời gian xác định”
Theo Luật Đầu tư cơng (Luật số 49/2014/QH13), dự án đầu tư
cơng là dự án đầu tư sử dụng tồn bộ hoặc một phần vốn đầu tư cơng
Trang 18và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngồi, vốn tín đụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách Nhà nước, các khoản vốn vay khác của ngân
sách địa phương để đầu tư
Theo Trần Đình Thiên (2013), dự án đầu tư cơng là những dự án -
đầu tư làm gia tăng vốn xã hội" Việc tăng vốn xã hội thuộc chức năng của Chính phủ, vì vậy đầu tư cơng thường được đồng nhất với đầu tư mà chính phủ thực hiện Đầu tư cơng bao gồm: Đầu tư từ ngân sách (phân cho các Bộ ngành Trung ương, các địa phương); Đầu tư theo các
chương trình hỗ trợ cĩ mục tiêu (thường là các chương trình mục tiêu
trung và dài hạn), cũng được thơng qua trong kế hoạch ngân sách hăng năm, tín dụng đầu tư (vốn cho vay) của Nhà nước cĩ mức độ ưu đãi nhất định; Đầu tư của các doanh nghiệp Nhà nước, mà phần vốn quan trọng của doanh nghiệp cĩ nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước
Theo Vũ Thành Tự Anh (2014), dự án đầu tư cơng là các dự án
đầu tư của khu vực nhà nước, cụ thể gồm các dự án đầu tư trong các lĩnh vực sau: đầu tư từ ngân sách (phân cho các Bộ ngành Trung ương và cho các địa phương), đầu tư theo chương trình mục tiêu quốc gia, tín dụng đầu tư (thường được ưu đãi) và đầu tự của các doanh nghiệp Nhà nước
-_ Như vậy, xét một cách chung nhất, dự án đầu tư là một tập hợp
những đề xuất, các tài liệu được trình bày một cách chỉ tiết cĩ hệ thống
liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến nâng cao chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian nhất định
Dự án đầu tư là một cơng cụ để tiến hành các hoạt động đầu tư Do đĩ, nĩ phải chứa đựng bên trong nĩ các yếu tố cơ bản của hoạt động đầu tư Nĩ phải phản ánh các nhân tố cơ bản cầu thành nên hoạt động đầu tư
Như vậy, mỗi dự án đầu tư bao gồm 4 thành phần chính:
Trang 19
Phần I: Đại cương về dự án đầu tư và thẩm định dự án đầu tư 19
1 Mục tiêu của dự án là gì? Cĩ thể là một mục tiêu cũng cĩ thê là một tập hợp các mục tiêu Cĩ thể là những mục tiêu dài hạn, trung hạn, ngắn hạn; cĩ thể là mục tiêu chiến lược cũng cĩ thể là mục tiêu trước mắt Mục tiêu trước mắt được biểu hiện thơng qua các chỉ tiêu kinh tế,
trong khi đĩ mục tiêu đài hạn cĩ thê là những lợi ích kinh tế lâu dài cho xã hội mà dự án đem lại
2 Nguồn lực và cách thức đạt được mục tiêu là gì? Nĩ bao gồm
cả các điều kiện và biện pháp vật chất để thực hiện dự án như tiền, lao
động, cơng nghệ Giá trị hoặc chỉ phí của các nguồn lực này chính là vốn đầu tư cần cho dự án
3 Thời gian bao nhiêu lâu thì các mục tiêu cĩ thê đạt được? Tức là
vấn đề các nhà đầu tư nghiên cứu xem xét, xác định khoảng thời gian
của một dự án đầu tư
4 Cuối cùng là hoạt động của dự án và kết quả Các hoạt động của dự án là những hoạt động hay nhiệm vụ được thực hiện trong dự án để tạo ra các kết quả nhất định Kết quả của dự án là những kết quả cụ thể,
cĩ định lượng, được tạo ra từ các hoạt động khác nhau của dự án Đây
là điều kiện cần thiết đẻ thực hiện được các mục tiêu của dự án
2.2 Phân loại dự án đầu tư
Mục đích của việc phân loại dự án đầu tư là dé quản lý dự án Cĩ nhiều phương pháp phân loại dự án, phục vụ cơng tác lập, thâm định
về quản lý dự án tại Việt Nam Bốn cách phân loại dự án đầu tư thường được đề cập gồm:
2.2.1 Theo nguồn von dau te
Du dn dau tw bang nguén vẫn đầu tư cơng: vốn ngân sách Nhà nước, vốn cơng trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn trái phiếu
chính quyền địa phương, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn
Trang 20Dự án đầu tír bằng các nguồn vẫn khác: là những dự án huy
động vốn từ nguồn vốn như vốn vay thương mại; vốn liên doanh, liên kết; vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi; vốn huy động trên các thị trường tài chính (trong nước, quốc tế); vốn tư nhân;
Việc xác định rõ nguồn huy động vốn của dự án sẽ cho thấy được tình hình huy động vốn và vai trị của từng nguồn vốn đối với việc thực
hiện dự án đầu tư Đồng thời, xác định được cách thức quản lý dự án đối với mỗi nguồn huy động vốn đĩ Cụ thê, đối với các dự án đầu tư cơng
hiện nay được quản lý theo Luật Đầu tư cơng, cịn các dự án sử dụng nguồn vốn khác được quản lý theo Luật Đầu tư
2.2.2 Theo mức độ quan trọng và quy mơ của dự án
Căn cứ theo tiêu thức phân loại này thì dự án đầu tư được phân thành 4 nhĩm dự án: dự án quan trọng quốc gia, dự án nhĩm A, dự án nhĩm B, dự án nhĩm C
“ Dựá dn quan trong quoc gia \a dựá án đầu tư độc lập hoặc cụm cơng trình liên kết chặt chẽ với nhau thuộc một trong các tiêu chí dưới đây:
o Sử dụng vốn đầu tư cơng từ 10.000 tỷ đồng trở lên;
o Ảnh hưởng lớn đến mơi trường hoặc tiềm ấn khả năng ảnh
hưởng nghiêm trọng đến mơi trường, bao gồm: " Nhà máy điện hạt nhân;
s=_ Sử dụng đất cĩ yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học từ 50 héc ta trở lên; rừng phịng hộ đầu nguồn từ 50 héc ta trở lên; rừng phịng hộ chắn giĩ, chắn cát bay, chắn sĩng, lấn biển, bảo vệ mơi trường từ 500 héc ta trở lên; rừng sản xuất
từ 1.000 héc ta trở lên;
o_Sử dụng đất cĩ yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên với quy mơ từ 500 héc ta trở lên;
o Di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở các vùng khác;
Trang 21Phần I: Đại cương về dự án đầu tư và thẩm định dự án đầu tư 21 s* Dự án nhĩm Á, nhĩm B, nhớm C Nhĩm dự án TT Lĩnh vực đầu tư _ Nhom Aj NhomB | Nhémc
a) Dự án tại địa bàn cĩ di tích quốc gia đặc biệt b) Dự án tại địa bàn đặc biệt quan trọng đối với quốc gia về quốc phịng, an ninh theo quy định của pháp | _
Kế nhà ; Bất kế quy
luật về quốc phịng, an ninh -
1 c) Dy dn thuộc lĩnh vực bảo vệ quốc phịng, an ninh TA ng | mơ vốn là “ an E Chết bản a ee bao nhiêu cĩ tính chất bảo mật quốc gia
d) Dựán sản xuất chất độc hại, chất nổ
d) Dự án hạ tang khu cơng nghiệp, chế xuất 4
a) Giao théng bao gồm cầu, cảng biển, cảng sơng,
sân bay, đường sắt, đường quốc lộ
b) (ơng nghiệp điện từ 120
d) Khai thác dầu khí “| >2300 | ĐẾM | ị„p 2 d) Hĩa chất, phân bĩn, xi măng om badan o tỷ đồng + a đến dưới 2300 tỷ đồng |
ấ) Chế tạo máy, luyện kim tỷ đồng
e) Khai thác, chế biến khống sản
q) Xây dựng khu nhà ở a) Giao thơng b) Thủy lợi
d tấp thốt nước, cơng trình hạ tầng kỹ thuật
d) lỹ thuật điện >1 t0 eats n < ‘a
3ˆ |đ)Sảnxuấtthiếtbithơngtin,điện tử - tỷđồng | dưới1.500 | tỷ đồng eS
e) Hĩa dược tỷ đồng
g) Sản xuất vật liệu
h) Cơng trình cơ khí ï) Bưu chính, viễn thơng
Trang 22Nhĩm dựán TT Lĩnh vực đầu tư Nhĩm Ậ | Nhĩm B | Nhĩm C
a) Y tế, văn hĩa, giáo dục
b) Nghiên cứu khoa học, tin học, phát thanh, truyền hình 5 |jQ Kho tàng s d) Du lịch, thể dục thể thao đ) Xây dựng dan dung Từ45 >800 tỷ đồng <4 tỷđồng | đếndưới | tỷ đồng 800 tỷ đồng
Cách thức phân loại theo tiêu chí trên hiện đang được sử dụng để
tiến hành phân cấp việc ra quyết định đầu tư đối với từng nhĩm dự án 2.2.3 Theo tính chất đầu tư
_*®* Dự án cĩ câu phân xây dựng là dự án đâu tư: xây dựng mới, cải tạo, nâng câp, mở rộng dự án đã đầu tư xây dựng, bao gơm cả phan mua tài sản, mua trang thiết bị của dự án
s* Dự án khơng cĩ câu phân xây dựng là dự án mua tài sản, nhận chuyên nhượng quyên sử dụng đât, mua, sửa chữa, nâng cập trang thiệt bị, máy mĩc và dự án khác
2.2.4 Theo lĩnh vực đầu tư:
“+ Du an dau tư vào lĩnh vực giao thơng vận tải: là dự án đầu tư xây dựng các cơng trình giao thơng đường bộ hoặc đường thủy; các hoạt động đầu tư duy tu bảo dưỡng phát triển hệ thống giao thơng
+ Du an dau tư vào lĩnh vực nơng — lâm — ngư - điêm nghiệp: là những dự án đầu tư phát triển ngành trồng trọt, chăn nuơi, thủy sản,
trồng rừng, thủy lợi, sản xuất muối và phát triển nơng thơn
_ ® Dự án đầu tư vào lĩnh vực cơng nghiệp: là những dự án đầu tư vào các ngành như cơ khí; luyện kim; điện; năng lượng mới; năng lượng tái tạo; đầu khí; hố chất (bao gồm cả hố được); vật liệu nỗ cơng nghiệp; khai thác khống sản; cơng nghiệp tiêu dùng; cơng nghiệp thực phẩm; cơng nghiệp chế biến khác:
Trang 23Phần l: Đại cương về dự án đầu tư và thẩm dinh du dn dautu 23
Mỗi dự án đầu tư vào một ngành hoặc lĩnh vực sẽ do một cơ quan quản lý chuyên ngành của Nhà nước quản lý về mặt chuyên mơn đối với
lĩnh vực đầu tư đĩ Việc phân loại dự án theo tiêu chí này sẽ giúp xác
định được cơ quan chuyên mơn nào chịu trách nhiệm xem xét và thâm -
định thiết kế kỹ thuật của dự án đầu tư đĩ
2.3 Theo mục đích đầu tư -
2.3.1 Các dự án thay thể
Là các dự án nhằm mục đích thay thế tài sản cỗ định hiện tại bằng một tài sản cĩ định khác tốt hơn, mới hơn, hiện đại hơn Thơng thường tai sản hao mịn dân, trở thành lỗi thời và cần được thay thé dé tiếp tục sản xuất Doanh nghiệp cĩ ý niệm rất rõ ràng về sự tiết kiệm các loại chỉ phí như: chỉ phí về nguyên vật liệu, chỉ phí lao động trực tiếp qua việc thay thể các tài sản cũ và cũng biết rõ các hậu quả nêu khơng thay thé chúng
Đặc điểm cơ bản của dự án thay thể là: |
- Doanh thu thường khơng tăng hoặc tăng khơng đáng kê
- Doanh nghiệp chỉ đầu tư vào tài sản cĩ định mà khơng phải đầu tư thêm tài sản lưu động nghĩa là doanh nghiệp vẫn sử dụng tài sản lưu động như cũ
~ Thu nhập của các dự án này chủ yếu là các khoản tiết kiệm được do việc giảm các chỉ phí từ việc thay thê các tài sản cơ định
2.3.2 Các dự án phái triển -
Nhằm mục đích mở rộng hay tăng cường khả năng sản xuất và tiêu
thụ những sản phẩm hiện cĩ Đầu tư phát triển thường bao gồm cả các
quyết định thay thể tài sản cơ định, một bộ máy cũ kỹ, năng suất thấp cĩ thể vừa được thay thế vừa được tăng cường bằng một bộ máy lớn hơn - và hữu hiệu hơn
Một loại dự án phát triển khác là các dự án phát triển nhưng trên căn bản là sản xuất sản phẩm mới, nên các dự án này về cơ bản khác với
loại dự án phát triển ở trên Vì khi xét đến việc phát triển những loại đự án để sản xuất loại sản phẩm mới, doanh nghiệp ít cĩ dự kiến và kinh
Trang 24Các dự án phát triển cĩ những đặc điểm sau:
- Kỳ vọng gia tăng doanh thu từ đĩ gia tăng lãi rịng trong tương lai
-_= Doanh nghiệp thường phải đầu tư thêm tài sản cĩ định đồng thời
cũng phải đầu tư thêm tài sản lưu động để đáp ứng quy mơ hoạt động
gia tang
- Thu nhập của các loại dự án này đa dạng và phải tuỳ theo tính
chất của từng loại dự án Thơng thường bao gồm những khoản thu nhập phát sinh thường xuyên hàng năm và những khoản thu nhập khơng thường xuyên khác
2.3.3 Các loại dự án khác
Là các dự án đầu tư khơng thuộc hai loại trên bao gồm các loại đầu tư cịn lại kể cả đầu tư vơ hình, chăng hạn như đặt một hệ thống kiểm sốt ơ nhiễm là một ví dụ về một loại khác của đầu tư, các quyết định chính yếu về sách lược như kế hoạch phát triển kế hoạch ở nước
ngồi, kế hoạch sát nhập nhiều cơ sở cũng được xếp vào loại này, nhưng thường để riêng biệt ngồi ngân sách đầu tư bình thường
Việc phân loại ở trên khơng cĩ tính chất cĩ định vì thường rất khĩ quyết định về loại đầu tư Mặc dù thế, việc phân loại cũng được sử dụng một cách phổ biến vì những lý do khác nhau
3 QUY TRÌNH LẬP DỰ ÁN ĐẦU TU
3.1 Nghiên cứu, phát hiện và đánh giá các cơ hội đầu tư
Phát hiện các cơ hội đầu tư và xác định sơ bộ khả năng khai thác
(thực hiện) từng cơ hội, làm cơ sở lựa chọn những cơ hội cĩ triển vọng và phù hợp để tiến hành các bước nghiên cứu xây dựng dự án
tiếp theo
Yêu cầu đặt ra đối với bước nghiên cứu phát triển và đánh giá cơ hội đầu tư là phải đưa ra được những thơng tin cơ bản phản ánh một
cách sơ bộ khả năng thực thi và triển vọng của từng cơ hội đầu tư Sản phâm của bước nghiên cứu và đánh giá cơ hội đầu tư là các báo cáo kỹ
Trang 25Phan I: Dai cuong vé du an dau tu va tham dinh du an dau tu 25
3.2 Lập báo cáo tiền khả thi
—_ Đây là bước tiếp tục nghiên cứu các cơ hội đầu tư đã được phát
hiện và đánh giá ở trên nhằm sàng lọc, lựa chọn những cơ hội đầu tư cĩ
triển vọng và phù hợp nhất dé tiền hành nghiên cứu sâu hơn chỉ tiết và kỹ lưỡng hơn Thực chất của bước nghiên cứu này là thơng qua nghiên cứu các báo cáo kinh tế kỹ thuật về các cơ hội đầu tư để chọn các cơ hội
đầu tư cĩ triển vọng và phù hợp nhất
Trong quá trình lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi cần phải thoả mãn những tiêu chuẩn chủ yếu để lựa chọn cơ hội đầu tư:
+ Nhu cầu cần thiết phải xây dựng cơng trình điện và tạo lưới điện
nhằm thoả mãn các yêu cầu về kỹ thuật cũng như kinh tế
+ Phù hợp với khả năng kinh tế của chủ đầu tư
+ Phù hợp với chiến lược phát triển kỉnh tế — xã hội của đất nước và pháp luật hiện hành Bước nghiên cứu tiền kha thi chi đặt ra đối với những cơ hội đầu tư cĩ tầm quan trọng Với các dự án cĩ quy mơ đầu tư nhỏ cũng như vốn đầu tư bé cĩ thể bỏ qua giai đoạn nghiên cứu tiền
kha thi |
Nội dung của báo cáo tiền khả thị:
Phải nghiên cứu bối cảnh đầu tư, nghiên cứu mặt kỹ thuật và cơng
nghệ của đầu tư Phân tích khía cạnh đầu tư về mặt kinh tế — xã hội + Xác định được sự cần thiết phải đầu tư: Phải dựa vào các căn cứ pháp lý, vị trí địa lý, nhu cầu của chủ đầu tư Các quy hoạch, kế hoạch dài hạn, chính sách phát triển kinh tế xã hội của vùng, địa phương
+ Xác định được hình thức đầu tư và năng lực sản xuất: Phân tích
các phương án đưa điện Phân tích lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp, tính tốn cơng suất điện đưa về cơng trình
+ Xác định địa điểm dự án khái quát các điều kiện cơ bản về địa
điểm (vị trí, các điều kiện kinh tế - xã hội ) Sơ bộ ước tính ảnh hưởng
Trang 26+ Cơng nghệ kỹ thuật và xây dựng khái quát các loại hình cơng nghệ, làm rõ ưu điểm và nhược điểm từng loại hình trên các mặt, so sánh sơ bộ vẻ đề nghị thi cơng cơng trình, dự kiến giải pháp thi cơng
+ Phân tích tài chính: Xác định tổng vốn đầu tư trên cơ sở ước
tính giá thành các hạng mục cơng trình Xác định được nguồn vốn và
phương án huy động Ước tính chỉ phí vận hành, doanh thu, lỗ, lãi, kha
năng hồn vốn, trả nợ
+ Phân tích kinh tế - xã hội: ước tính lợi ích kinh tế của dự án, các
giá trị gia tăng, thu ngân sách Ước tính các lợi ích xã hội: tạo việc làm tăng thu nhập, bảo vệ mơi trường Đồng thời cũng đề cập những ảnh
hưởng xấu tới mơi trường
+ Dự kiến tổ chức thực hiện và quản lý dự án: Dự kiến bộ máy điều hành dự an, phác thảo kế hoạch sơ bộ thực hiện dự án
Các nội dung nghiên cứu tiền khả thi được xem xét ở trạng thái tinh, sơ bộ và chưa chỉ tiết Tức là chưa đề cập tới sự tác động của các yêu tổ bất định và các kết quả tính tốn chỉ là những ước tính sơ bộ Sản phẩm của bước nghiên cứu tiền khả thi là dự án tiền kha thi Day là một hồ sơ trình bày kết quả nghiên cứu tiền khả thi về cơ hội đầu tư
Sau khi lập, dự án tiền khả thi sẽ được cơ quan chủ quản và các
đối tác xem xét Cơ quan chủ quản sau khi xem xét sẽ chuẩn y cĩ tiếp
tục được nghiên cứu khả thi hay khơng Trong nhiều trường hợp, dự
án tiền khả thi được chuyên đến các đối tác xem xét để họ quyết định cĩ nên tham gia bỏ vốn đầu tư hay khơng Đây là bước tiễn hành thâm định báo cáo nghiên cứu tiền kha thi để xem cĩ tiếp tục đầu tư hay khơng? Nếu tiếp tục đầu tư thì đầu tư với quy mơ nào thì đạt hiệu quả
cao nhất
Đối với các dự án cĩ vốn đầu tư lớn bước nghiên cứu khả thi chi được tiến hành sau khi dự án tiền khả thi được chấp nhận
3.3 Nghiên cứu khả thi
Trang 27Phan I: Dai cuong vé dy an dau tu va tham định dự án đầu tư 27 được nghiên cứu ở trạng thái động Tức là cĩ tính đến ảnh hưởng của các yêu tơ bắt định cĩ thể diễn ra theo từng nội dung nghiên cứu Đồng thời, các nội dung trên được nghiên cứu một cách chỉ tiết kĩ lưỡng Đối
với những cơ hội đầu tư quan trọng, quy mơ đầu tư lớn, giải pháp đầu ˆ tư phức tạp các bước nghiên cứu trên phải được tiễn hành theo trình tự:
- Nghiên cứu cơ hội đầu tư
- Nghiên cứu tiền khá thi
- Nghiên cứu kha thi
Việc tiễn hành theo trình tự trên nhằm từng bước đi sâu nghiên cứu
chỉ tiết, đầy đủ và kỹ lưỡng, loại bỏ những sai sĩt cĩ thể ở các bước nghiên cứu cơ hội đâu tư và nghiên cứu tiên khả thi Đơi với những dự án đầu tư nhỏ cĩ thê bỏ qua nghiên cứu tiên khả thí mà thực hiện ngay bước nghiên cứu khả thi Trong một số trường hợp cĩ thể gộp bước nghiên cửu cơ hội đầu tư và bước nghiên cứu khả thi là một bước nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu khả thị:
+ Sự cần thiết đầu tư: Địa vị pháp lý của chủ đầu tư, tư cách pháp
nhân, chức năng nhiệm vụ, tiêm lực và năng lực hoạt động của chủ đâu tư Những điều kiện tự nhiên, kinh tê, xã hội của vùng được thực thi dự án Vị trí của dự án đầu tư trong việc thực hiện các chủ trương,
chính sách kinh tê — xã hội cĩ liên quan tới vùng dự án VỊ trí của dự án trong kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của ngành cũng như
của vùng và địa phương
+ Nghién cứu phân tích thị trường của dự án: Xác định nhu cầu của thị trường về cơng xuất tiêu thụ của dự án, gom ca nhu cau hién tai và dự báo tương lai Đánh giả các nguồn cung cấp, nhu cầu hiện tại và tương lại của thị trường về cơng suất tiêu thụ điện năng Phương án đưa
ra nguồn cung cấp
+ Phân tích, lựa chọn hình thức đầu tư: Phân tích, so sánh các hình thức đầu tư, lựa chọn hình thức đâu tư thích hợp nhật, lựa chọn quy mơ
Trang 28phân tích lựa chọn địa điểm xây dựng cơng trình đầu tư, phân tích điều kiệt cơ bản của địa điểm (điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ) Làm rõ các chỉ phí liên quan tới giá thành xây dựng cơ bản, chỉ phí vận hành hệ thống, tới giá điện và khả năng tiêu thụ cơng suất điện Phân tích địa
điểm xã hội, mơi trường, tạo việc làm thúc đây các ngành kinh tế khác
Như phát triển xã hội cho phù hợp với chủ trương, chính sách phát triển kinh tế địa phương và vùng, cũng như phát triển kinh tế đất nước, ảnh hưởng của cơng trình tới mơi trường sinh thái
+ Phân tích tài chính: Xác định tơng vốn đầu tư trên cơ sở phân tích giá thành xây dựng các hạng mục cơng trình và các chỉ phí trong quá trình đầu tư (từ khi bắt đầu tới khi cơng trình cĩ thể đưa vào sử dụng) Trong đĩ xác định rõ quy mơ vốn đầu tư vào cơng trình Phân tích xác định các nguồn vốn đầu tư, làm rõ cơ cầu các nguồn vốn Kế hoạch chỉ phí vận hành và giá điện hàng năm Phân tích hiệu quả tài chính vốn đầu tư thơng qua các chỉ tiêu tài chính NPV, IRR, B/C, Phân tích cơ cầu nguồn vốn (tỉ lệ vốn tự cĩ và vốn huy động khác tham gia dự án) Xác
định điểm hồ vốn Những rủi ro về tài chính và phương án dự phịng + Phân tích kinh tế — xã hội: Tăng thu nhập cho người lao động,
giải phĩng sức người giúp cho đời sống nhân dân được cải thiện Gĩp phần vào việc phát triển các ngành khác, đáp ứng nhu câu tiêu thụ điện của nhân dân, phát triển kinh tế địa phương Song bên cạnh đĩ cần phải
phân tích ảnh hưởng của dự án tới mơi trường xung quanh
+ Chỉ ra được các mặt thuận lợi -'à khĩ khăn trong việc xây dựng
dự án Đồng thời cĩ phương hướng k¡zn nghị
Các kết quả nghiên cứu của bước nghiên cứu khả thi về cơ hội đầu tư Nội dung của dự án khả thi là sự cụ thê hố, chỉ tiết hố những nội dung của dự án tiền khả thi với những căn cứ khoa học và đáng tin cậy nhằm đảm bảo khả năng thực thi cao của dự án đầu tư Do vậy, dự án khả thi (luận chứng kinh tế kỹ thuật) là một tập hồ sơ trình bày một cách hệ
thống các kết quả nghiên cứu của bước nghiên cứu khả thi về hình thức
dự án khả thi cũng bao gồm các phần nội dung như trong dự án tiền khả
thi, nhưng được trình bày một cách cụ thẻ, chỉ tiết với những căn cứ
Trang 29Phần l: Đại cương về dự án đầu tư và thẩm định dự án đầu tư 29 Bộ báo cáo nghiên cứu khá thi bao giờ cũng gồm 3 phần chính:
Thuyết minh, dự tốn, bản vẽ kĩ thuật chỉ tiết
3.4 Thâm định và phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Đây là bước do cơ quan quản lý chức năng thực hiện: Nội dung của bước này là thâm tra, giám định dự án để đưa ra quyết định cĩ phê
duyệt dự án hay khơng Một dự án đầu tư chỉ thực sự hình thành khi nĩ được cơ quan quản lý cĩ thắm quyền thấm định và phê duyệt Sau khi
được phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi thì dự án mới được tiếp tục
đưa sang bước tiếp theo là lập thiết kế kỹ thuật thi cơng, lập tổng dự tốn cơng trình
3.5 Tiến hành thiết kế kỹ thuật thỉ cơng, lập tống dự tốn các cơng trình Sau khi được phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi, dự án được chuyển sang bước thiết kế kỹ thuật thi cơng Nếu như ở bước lập báo cáo nghiên cứu khả thị thì người lập báo cáo nghiên cứu khả thi chỉ phải
đi khảo sát kỹ thuật một cách sơ bộ thì khi chuyển sang bước lập thiết
kế kỹ thuật thi cơng, cán bộ thiết kế phải tiền hành khảo sát một cách chỉ
tiết, chính xác các điều kiện địa hình, địa chất cơng trình Từ đĩ cĩ cơ _ sở khoa học vững chắc cho việc thiết kế các cơng trình một cách hợp lý nhất, sao cho đạt hiệu quả cao nhất với chỉ phí thấp nhất, tiết kiệm được vốn cho chủ đầu tư trong khi vẫn đảm bảo về độ bền và độ an tồn cho
cơng trình Quá trình lập thiết kế kỹ thuật thi cơng cũng được tiền hành cùng với việc lập tổng dự tốn cơng trình Việc lập tổng dự tốn cơng trình sẽ giúp cho chủ đầu tư thấy được tổng số vốn thực tế mình sẽ phải
bỏ ra đầu tư cho dự án là bao nhiêu
3.6 Thâm định thiết kế kỹ thuật thi cơng và tơng dự tốn các cơng trình Sau khi lập xong thiết kế kỹ thuật thi cơng và tổng dự tốn các
cơng trình, dự án phải được trình lên các cơ quan cĩ thẩm quyền phê
duyệt để kiểm tra, đánh giá về mặt kĩ thuật và nguồn vốn đầu tư của
dự án Sau khi được thơng qua, các nhà thâm định sẽ ra quyết định phê
Trang 304 _ NỘI DUNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Để hiểu được một cách cụ thể khái niệm dự án đầu tư, một trong những phương pháp tiếp cận hiệu quả nhất là nắm vững đề cương của
dự án đầu tư Bên cạnh đĩ, một số tổ chức thẩm định cĩ quy định
khoảng thời gian “từ khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ của chủ đầu tư đến khi
ra quyết định sơ bộ” là đưới 30 ngày Điều này tạo áp lực buộc những cán bộ làm cơng tác thâm định phải nắm bắt rất nhanh thơng tin của bản
dự án Muốn hồn thành nhiệm vụ trên, người cán bộ thâm định cần nhớ
chính xác đề cương của dự án đầu tư (điều này tương tự như người đọc sách cân nhớ chính xác “Mục lục” cuốn sách thì mới cĩ thể sử dụng kỹ năng đọc “lướt”, từ đĩ hiểu tổng quát về cuốn sách)
Về nguyên tắc, đề cương dự án đầu tư thường bao gồm những nội dung như: (1) Mục tiêu và sự cần thiết của dự án; (2) Mơ tả về sản phẩm và thị trường của đự án; (3) Mơ tả các yếu tố đầu vào, cơng nghệ thiết bị và các van dé kỹ thuật của dự án; (4) Địa điểm, đất đại, quy mơ xây dựng và các hạng mục cơng trình; (5) Nhu cầu vốn và khả năng thu xếp vốn; (6) Phương thức tơ chức và quản lý dự án; (7) Xác định hiệu quả tài chính; (8) Phân tích hiệu quả kinh tế xã hội; và (9) Kết luận và các kiến nghị
Sau đây, chúng tơi giới thiệu các nội dung chủ yếu cần cĩ trong báo cáo khả thi của một dự án đầu tư nĩi chung Theo đĩ, chúng tơi trình bày hai loại đề cương, đĩ là: đề cương lý thuyết và đề cương theo Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18.6.2014 Từ đĩ, người đọc sẽ thấy được yêu cầu khác nhau giữa các văn bản pháp luật về cách lập một dự án đầu tư, cả về cách sử dụng thuật ngữ lẫn cách sắp xếp trình tự
Về lý thuyết, bản đề cương đự án đầu tư thường gồm những nội dung sau:
Phan I Can ct lập báo cáo khả thỉ
— Căn cứ pháp lý: Các văn bản pháp lý, các quyết định của các cơ quan nhà nước cĩ thâm quyên, các thoả thuận
- Căn cứ thực tế: Bối cảnh hình thành các dự án đầu tư, mục tiêu
Trang 31Phan I: Dai cuong về dự án đầu tư và thẩm định dự án đầu tư 31
— Các nguyên tắc chỉ đạo tồn bộ quá trình hình thành và thực hiện dự án đầu tư
Phan II San phẩm
e Giới thiệu sản phẩm hoặc nhĩm sản phẩm (dịch vụ) đã được lựa chọn đưa vào sản xuất kinh doanh theo dự ản:
— Các đặc điểm chủ yếu — Tính năng và cơng dụng
— Quy cách, các tiêu chuẩn chất lượng, hình thức bao bì
e Vi tri cua san phâm hoặc nhĩm sản phâm dịch vụ trong danh mục ưu tiên của Nhà nước
Phân III Thị trường
e Các luận cử về thị trường đỗi với sản phâm được chọn:
— Nhu cầu hiện tại trên các địa bàn dự kiến thâm nhập, chiếm lĩnh — Dự báo nhu cầu tương lai Số liệu kết quả dự báo
— Các nguồn và kênh đáp ứng nhu cầu, mức độ đáp ứng nhu cầu hiện tại Dự báo về nhu cầu đáp ứng trong tương lai, các nguồn và các kênh chủ yêu
— Dự báo về mức độ cạnh tranh, các đối thủ cạnh tranh chủ yếu,
các yếu tơ chính trong cạnh tranh trực tiếp (quy cách, chất lượng, bao bì, giá cả, phương thức cung cấp, điều kiện thanh tốn), khả năng xuất hiện hoặc gia tăng cạnh tranh gián tiếp, mức độ (nêu cĩ)
e Xác định khối lượng sản phẩm bán hàng trong năm: Dự kiến
mức độ thâm nhập, chiếm lĩnh thị trường của dự án trong suốt thời gian
tồn tại (địa bàn, nhĩm khách hàng chủ yếu, khối lượng tối đa, tối thiểu) e Giải pháp thị trường:
— Chiến lược về sản phẩm, dịch vụ (quy cách, chất lượng, hình thức trình bày, dịch vụ sau bán hàng)
~ Chiến lược giá cả và lợi nhuận
Trang 32— Hệ thống phân phối, tổ chức mạng lưới tiêu thụ — Quảng cáo và các biện pháp xúc tiễn khác
Phan IV Khé nang bảo đảm và phương thức cung cấp các yếu tơ đầu vào cho sản xuất
e Nguồn và phương thức cung cấp các yếu tơ "đầu vào” chủ yếu (nguyên vật liệu, nhiên liệu ) Phân tích các thuận lợi và hạn chế với các ảnh hưởng bât lợi cĩ thê xảy ra
e Phương thức bảo đảm cung cấp ơn định từng yếu tơ ”đầu vào” trong sản xuât, đánh giá tính hiện thực của phương án
Phần V Quy mơ và chương trình sân xuất
e Xác định quy mơ và chương trình sản xuất, các sản phẩm chính, các sản phẩm phụ, dịch vụ cung cap cho bên ngồi, sản phâm dịch vụ xuât khâu, sản phâm thị trường nội địa Cơ sở xác định: ,
— Các kết luận của phần II, II, 1V
— Phân tích quy mơ kinh tế của dây chuyền cơng nghệ và thiết bị chủ yêu
Phẩm VI Cơng nghệ và trang thiết bị
e Mơ tả cơng nghệ được lựa chọn (các đặc trưng kinh tế, kỹ thuật cơ bản)
— Sơ đồ các cơng đoạn chủ yếu của quá trình cơng nghệ
— Mơ tả đặc trưng cơng nghệ cơ bản của các cơng đoạn chủ yếu e Đánh giá mức độ hiện đại, tính thích hợp, các đặc điểm ưu việt
và hạn chế các cơng nghệ đã chọn (cĩ so sánh với một số phương án khác qua các chỉ tiêu kinh tê kỹ thuật quan trọng như: quy cách, chất lượng, giá bán thành phẩm, mức tiêu hao nguyên liệu )
e Sự cần thiết chuyển giao cơng nghệ theo hợp đồng chuyền giao cơng nghệ Cơng đoạn cĩ vấn để cần đổi mới cơng nghệ, mục tiêu, phạm vi của đơi mới cơng nghệ, đơi tượng cân chuyên giao (quyên sở hữu, quyền sử dụng sáng chế ), phương thức chuyên giao và lý do lựa chọn phương thức, giá cả và phương thức thanh tốn
e Ảnh hưởng của dự án đến mơi trường và các giải pháp xử lý: — Các chất cĩ khả năng gây ơ nhiễm qua khí thải, nước thải, chất
Trang 33Phần l: Đại cương về dự án đầu tư và thẩm định dự án đầu tư _33
— Các giải pháp mà dự án sẽ sử dụng để chống ơ nhiễm Các thiết bị sẽ sử dụng đê thực hiện các giải pháp đĩ
— Thanh phan nước thải, khí thải, chat thai ran sau khi ap dụng các giải pháp nĩi trên
— Giải pháp xử lý cuối cùng (phân huỷ, chơn cất) các chất độc hại
thu hồi từ khí thải, nước thải, các chất thải rắn của dự án
— Những ảnh hưởng khác đối với mơi trường và biện pháp khắc phục:
+ Ảnh hưởng đối với mặt bằng (trường hợp dự án cĩ khai thác tài
nguyên khống sản, đất đá )
+ Ảnh hưởng đối với cân bằng sinh thái (trường hợp dự án cĩ khai thác hoặc/và sử dụng tài nguyên rừng, tài nguyên sinh vật bién )
+ Các ảnh hưởng khác (bụi, tiếng ồn, ánh sáng đối với khu vực lân cận )
+ Giải pháp phịng ngừa và khắc phục các ảnh hưởng nĩi trên - Các nghĩa vụ và trách nhiệm về mơi trường của các chủ thể cĩ liên quan
e Nguồn cung cấp cơng nghệ và thiết bị (lý do lựa chọn nguồn cung cấp, đánh giá khả năng bảo đảm các yêu câu đã để ra, so sánh với
các phương án cĩ thê khác)
e Danh mục và giá trang thiết bị (bao gồm: thiết bị cơng nghệ, thiết
bị động lực, thiết bị vận tải, thiết bị phụ trợ khác, thiết bị văn phịng ) Tổng giá trị thiết bị của dự án
e Yêu cầu về bảo dưỡng, sửa chữa, phụ tùng thay thế Phương án cung ứng phụ tùng và chi phí bảo dưỡng sửa chữa hàng năm
Phần VII: Tiêu hao nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng và các yếu tố đầu vào khác
e Trên cơ sở các định mức kinh tế, kỹ thuật tương ứng với cơng
nghệ đã chọn, tính tốn chỉ tiết nhu cầu nguyên liệu, bán thành phẩm,
nhiên liệu, năng lượng, nước và các yếu tố “đầu vào” khác (cho từng
loại sản phẩm và cho tồn bộ sản phẩm sản xuất hăng năm)
Trang 34e Xác định chương trình cung cấp, nhằm bảo đảm cung cấp ốn
định, đúng thời hạn, đúng chủng loại và chất lượng các nguyên vật liệu, bán thành phẩm nhập từ nước ngồi, cần xác định rõ nguồn cung cấp, kênh nhập, phương thức cung cấp, phương thức thanh tốn, thời hạn giao hàng và địa điểm giao hàng, giá cả, phương án thay thế bằng nguồn sản xuất trong nước
e Tính tốn nhu cầu vận tải, phương án vận tải lựa chọn
Phan VIII: Địa điểm và đất dai
e Các căn cứ pháp lý của việc lựa chọn địa điểm Tính phù hợp quy
hoạch của việc lựa chọn (quy hoạch phát triển vùng, quy hoạch xây dựng)
e Phương án địa điểm
e Mơ tả địa điểm: Khu vực hành chính, toạ độ địa lý
e Các số liệu cơ bản: Diện tích, ranh giới
e Các điều kiện cấu trúc hạ tầng (đường sá, điện nước, thốt nước)
Mơi trường xã hội, dân cư, dịch vụ cơng cộng
Số liệu khảo sát về địa chất cơng trình ‘e Các phương án so sánh,
e Sơ đồ khu vực địa điểm
e Phương án giải phĩng mặt băng và chỉ phí hợp lý, cần thiết Phan IX: Quy mơ xây dựng và hạng mục cơng trình
e Tính tốn nhu cầu diện tích mặt bang cho các bộ phận sản xuất,
phục vụ sản xuất, kho (nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, nhà
hành chính quản lý, nhà để xe, nhà thường trực, bảo vệ )
e Bồ trí các hạng mục xây dựng cĩ mái (nhà xưởng, nhà phụ trợ, nhà văn phịng )
e Tính tốn quy mơ các hạng mục cơng trình cấu trúc hạ tầng trong khuơn viên doanh nghiệp, đường nội bộ, sân bãi, hệ thống cấp
điện (động lực, chiếu sáng, hệ thơng cấp nước, hệ thống thốt nước, hệ
Trang 35Phần I: Đại cương về dự án đầu tư và thẩm định dự án đầu tư 35
e Các hạng mục cấu trúc hạ tầng cần xây dựng bên ngồi khuơn viên doanh nghiệp (đường giao thơng, đường dây thơng tin, đường dây dẫn điện, ống nước cơng thải nước nối với hệ thống chung của khu vực)
e Các hạng mục phịng chống ơ nhiễm: Chỉ phí cho các hạng mục đĩ Mức độ an tồn của các biện pháp sử dụng
e Sơ đồ tổng mặt bằng
e Khai quát các hạng mục xây dựng
Phần X: TƠ chức sân xuất kinh doanh
e Tổ chức các bộ phận trực tiếp sản xuất e Tổ chức hệ thống cung ứng
e Tổ chức hệ thống tiêu thụ
e Tổ chức bộ máy quản lý xí nghiệp (chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi bộ phận quan hệ cơng tác )
e Sơ đồ tổ chức tổng quát Các nguyên tắc và biện pháp nhằm bảo đảm sự tương xứng giữa nghĩa vụ, trách nhiệm với quyền, quyền lợi của
mỗi bên gĩp vồn)
Phân XI: Nhân lực
e Nhu cầu nhân lực trong thời kỳ của quá trình thực hiện đầu tư và vận hành cơng trình (từng năm, quý hoặc tháng) Trong đĩ chia ra:
— Theo khu vực: Trực tiếp, gián tiếp, quản trị, điều hành
— Theo trình độ lành nghề: Lao động kỹ thuật và lao động giản đơn
.— Theo quốc tịch: Người Việt Nam và người nước ngồi
e Mức lương bình quân, mức lương tơi thiểu, mức lương tơi đa cho từng loại nhân viên Tính tốn tổng quỹ lương hàng năm cho từng giai đoạn của dự án
Trang 36Phần XII: Phương thức tỗ chức thực hiện
e Phương thức tơ chức thực hiện việc thiết kế, xây dựng, mua sắm lắp đặt thiết bị, chuyên giao cơng nghệ, đào tạo Dự kiến các đơn vị tham gia thực hiện hoặc đơn vị dự thầu, phương thức giao thầu Các phương án đã cân nhắc, tính ưu việt của phương án được chọn
e Thời hạn thực hiện đầu tư (khởi cơng - hồn thành), tiến độ thực
hiện các cơng việc chủ yếu (thiết kế, đàm phán, ký kết hợp đồng, cung cấp thiết bị, xây dung, lắp đặt, đào tạo ) Điều kiện để bảo đảm tiến độ thực hiện
e Biện pháp bảo đảm các điều kiện cân thiết
e Biểu đồ tiến độ thực hiện các cơng việc chủ yếu
e Tiến độ sử dụng vốn: Xác định nhu cầu sử dụng vốn theo thời
gian (quý, tháng) Trường hợp nhiều bên gĩp vốn hoặc đầu tư liên doanh với nước ngồi cần xác định trách nhiệm, thời gian bắt đầu và hồn tất
.Ð^ , A > Kea AK r as , x:
viéc gop von cla moi bén, so von moi bên phải gĩp trong moi dot, lich trinh str dung von
e Nguồn vốn, tính khả thi (tính hiện thực, tính thích hợp) của nguồn vốn (đối với dự án) Kế hoạch huy động vốn từ mỗi nguồn
Phan XI: T ơng kết nhu cầu về vốn đầu tư và các nguồn vẫn e Xác định tơng vốn đầu tư cần thiết cho dự án
e Nguồn vốn:
— Vốn gĩp (vốn pháp định trong trường hợp đầu tư cĩ vốn nước ngồi)
Trang 37Phan I: Dai cuong vé du an dau tu va tham định dự án đầu tư 37 Phan XIV: Phan tich tai chinh e Doanh thu: Năm thực hiện A Doanh thư từ sản phẩm chính B Doanh thu từ sản phẩm phụ C Doanh thu từ thứ liệu, phế liệu D Dịch vụ cung cấp cho bên ngồi Tổng doanh thu e_ Chỉ phí (giá thành) sản xuất, dịch vụ: Năm hoạt động 1 Nguyên vật liệu 2 Bán thành phẩm và địch vụ mua ngồi 3 Nhiên liệu 4 Năng lượng 5 Nước 6 Tiền lương 7 Bảo hiểm xã hội
8, Chi phí sửa chữa máy múc, thiết bị, nhà xưởng 9, Khấu hao
10 Chỉ phí phân xưởng 11 Chỉ phí quản lý doanh nghiệp 12 Chi phi thué nha/thué đất 13 Chi phi xitly phé thai 14 Chi phi ngoai san xuat
15, Lai tin dung
16 Thué doanh thu
17 Phi chuyén giao cơng nghệ phải trả theo kỳ vụ 18 Chỉ phí khác
Tổng chỉ phí
Trang 38e Bang dy tru 1ai 16: Nam thuc hién Tong doanh thu Tổng giá thành sản phẩm đã sản xuất -_ 6iá thành sản phẩm tồn kho đầu năm Giá thành sản phẩm tồn kho cuối năm Giá thành sản phẩm bán ra (2+3-5) Lợi nhuận gộp (1-5)
Thuế lợi tức Lợi nhuận thuần
Phân phối lợi nhuận thuần
(ác tỷ lệ tài chính
1 Vịng quay vốn lưu động 2 Lợi nhuận thuản/ Doanh thu 3 Lợi nhuận thuản/Vốn tự cĩ 4 Lợi nhuận thuần/Tổng vốn đầu tư
e Bảng dự trù cân đối thu chỉ:
Năm thực hiện
A Số tiền thu vào:
1 Tổng doanh thu (trừ bán chịu) 2 Von gdp 3 Von vay: - Ngan han - Trung hạn
1 Thu do thanh lý hàng tơn kho, tài sản
2 (áckhoản mua địu 3 Nhượng bán tài sản cĩ 4, Thung 5, Thu khác B Số tiền chí ra: 1 Œiibảng tiền cho sản xuất, điều hành 2 Trả lãi vốn vay 3 Hồn trả nợ gốc |4 (hi phí chuẩn bị
5, Mua sam tai sản cố định: - Chi phi ban dau vé dat - Máy mĩc thiết bị
~ Xây dựng
Trang 39Phần I: Đại cương về dự án đầu tư và thẩm dinh dydn dautu - 39
Năm thực hiện * 1 2
6 Vốn lưu động và chỉ bổ sung vốn lưu động 7 Œhibổ sung tài sản cĩ khác
8 Thuế phải nộp
9 (ác khoản chỉ làm tang nợ phải thu 10 (ác khoản chỉ làm tăng nợ phải trả 11 Lợi nhuận đem chia
12 Chỉ khác Số tiến cĩ đầu năm Số tiền cĩ cuối năm Số tiền tăng lên trong năm e Bảng dịng tiền dự án và kết quả NPV, IRR và thời gian hồn vốn
Hập 1.1: Điều 53 Nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền kha thi dau tư xây dựng (érich Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014)
1 Sự cần thiết đầu tư và các điều kiện để thực hiện đầu tư xây dựng 2 Dự kiến mục tiêu, quy mơ, địa điểm và hình thức dat xây dựng 3 Nhu cầu sử dụng đất và tài nguyên
4 Phương án thiết kế sơ bộ về xây dựng, thuyết minh, céng nghé, Kỹ thuật và thiết bị phù hợp
5 Dự kiến thời gian thực hiện dự án
6 Sơ bộ tơng mức đầu tư, phương án huy động von; kha năng hồn
vốn, trả nợ vốn vay (nếu cĩ); xác định sơ bộ hiệu quả kinh tế - xã hội
và đánh giá tác động của dự án
5 CHU TRÌNH ĐÀU TƯ DỰ ÁN
Chu trình dự án là các thời kỳ và các giai đoạn mà một dự án cần trải qua, bắt đầu từ thời điểm cĩ ý định đầu tư, cho đến thời điểm kết thúc dự án (Vũ Cơng Tuấn, 2007) Về lý thuyết, chu trình dự án được chia thành nhiều giai đoạn
Giai đoạn 1: Chuẩn bị đầu tư
Giai đoạn này gồm những bước chính sau: - _ Nghiên cứu cơ hội đầu tư
Trang 40- Tham định để ra quyết định đầu tư Lưu ý: Cĩ sự khác về thuật ngữ quy định trong Luật Xây dựng (Điều 35-37) Nghiên cứu cơ hội _ Nghiên cứu TKT Nghiên cứu KT Chuẩn bị đầu tư - Thực hiện dự án Vận hành dự án ! Danh gia sau dy an † Kết thúc dự án Vận hành dự án
Giai đoạn 2: Thực hiện dw an Đây là giai đoạn tiến hành các hoạt động nhằm tạo nên cơ sở vật chất - kỹ thuật, tiền đề cho dự án đi vào giai đoạn sau cùng Giai đoạn
này bao gồm những bước chính như:
> Xin giao đất hoặc thuê đất (đối với dự án cĩ sử dụng đất) > Xin giấy phép xây dựng (nếu yêu cầu phải cĩ giấy phép xây dựng) và giấy phép khai thác tài nguyên (nếu cĩ khai thác tài nguyên)
> Thực hiện đền bù giải phĩng mặt băng
> Đàm phán ký kết các hợp đồng
> Thiết kế và lập dự tốn thi cơng cơng trình > Thi cơng xây lắp cơng trình