g) THỰ VIỆNỈ 300-302 GIAO 2017 | 10107122 | ———— " * & DAL HOC QUOC GIA HA NOL
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 3ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TS NGUYỄN THỊ NHƯ TRANG - TS TRẦN VĂN KHAM
——— Giáotrình
LÝ LUẬN VỀ THỰC HÀNH CƠNG TÁC XÃ HỘI
Trang 4MỤC LỤC LỜI NĨI ĐẦU 9 Chương 1 CơNG TÁC XÃ Hội - MỘT NGHỀ CHUYÊN NGHIỆP 11 Mụctiêu 14 1.2 Giớithiệu chung +14
143 Cơng tác xã hội với tư cách một nghề chuyên nghiệp iiierii 18
1.4 (ác vai trị trong thực hành cơng tác xã hội 22
1.5 Sựliên hệ giữa cơng tác xã hội và một số nghề nghiệp khác 26
1.6 Các phương pháp ca cơng tác xã hội 30 1.7 (ác cấp bậc của thực hành cơng tác xã hội chuyên nghiệp: Mơ hình của Mỹ 32
(âu hủi thảo luận 34
Tài liệu tham khảo 35
Chương 2
CAC CONG CỤ CỦA THỰC HANH CONG TAC XA HOI
FI Na nh < 36
2.2 Giới thiệu chung 36
2.3 Các cơng cụ của thực hành cơng tác xã hội: tri thức, kỹ năng, giá trị 39 2.4, Tri thức trong thực hành cơng tác xã hội 43 2.5 Kỹ năng trong thực hành cơng tác xã hội K11 Lee 50 2.6 Giá trị trong thực hành cơng tác xã hội 51 2.7 Chủnghĩa hiện thực trong thực hành cơng tác xã hội 54 2.8 Thực hành cĩ tính khảo nghiệm (reflective pratice) 55 (âu hỏi ơn tập 1% 59
Trang 53.1 3.2 34 3A 3.5 41 42 443 44, 45 4.6, 3.1, 5.2 34 54, 5.5 6.1 6.2 6.3 GIAO TRÌNH LÝ LUAN VE THUC HANH CONG TÁC XÃ Hội Chương 3 NEN TANG LÝ THUYẾT CỦA THỰC HANH CONG TAC XÃ HỘI Mục tiêu 61 Giới thiệu 61
Ứng dụng lý thuyết trong thực hành cơng tác xã hội 64
(ác hệ thống lý thuyết thường được ứng dụng trong nghiên cứu và thực hành cơng tác xã hội 69 Cách tiếp cận với thực hành :-: 011334444421111110111.1TTTMtrrmHHHririie 72
(âu hỏi ơn tập 84
Tài liệu tham khảo 84
Chương 4
ĐÁNH GIÁ TRONG THỰC HÀNH CƠNG TÁC XÃ Hội
Mục tiêu 86
Giới thiệu ¬
Nội dung của quá trình đánh giá +e<‹ 8
Tiến trình giải quyết vấn đề trong đánh giá 98
Đánh giá trao đổi "
Đánh giá về nhu cầu nen „115
Tài liệu tham khảo .„ T19
Chương 5
KE HOACH TRONG THỰC HÀNH CƠNG TÁC XÃ HỘI _
Nục tiêu 120
Giới thiệu | 120
Các bộ phận cấu thành của một kế hoạch 123 (ác nhân tố chỉ phối một kế hoạch 135
Thoả thuận giữa nhân viên xã hội và thân chủ 141
(âu hỏi thảo luận ¬
Tài liệu tham khảo | 147
Chuong 6
CAC HOAT DONG THUC HÀNH TRỰC TIẾP
Mục tiêu | | - TÁ8
Giới thiệu sàn | see 149
Nội dung của hoạt động thực hành trực tiếp | se 153
(âu hỏi thảo luận -
Trang 6MỤCLỤC 71 ?2 73, 74, 8.1 8.2 8.3 8.4 8.5 8.6 8.7, 8.8 9.1 9.2 9.3, 9.4, Chương 7 NHỮNG HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH GIÁN TIẾP Mục tiêu 187 uáu 07 187 Các cách tiếp cận 188 Lập kế hoạch và phát triển nguồn lực „ 199
(âu hội AGO LUGI esscecssvssssesssvsessssssesssssnsossssousocssssssesessesssosssussasssessecssssssoeseesoarseasensoasetssteseees 220 Chương 8 LƯỢNG GIÁ 00000007 - 221 Giới thiệu .s,tt , H70 1.1120.11<1.xE.tE11 10 k1 xEEt.tiEtiirtreeruer 221 Trach mbidi 50 00 ) 222
Các loại lượng giá 227
Trang 7
GIAO TRÌNH LÝ LUẬN VỀ THỰC HÀNH CƠNG TÁC XÃ Hội
Danh mục từ viết tắt
CTXH: Cơng tácxã hội
IFSW: Liên đồn Nhân viên cơng tác xã hội quốc tế EBP: Thực hành dựa trên bằng chứng khoa học
(Evidence-based practice)
IASSW: Hiệp hội Quốc tế các trường đào tạo Cơng tác Xã hội
NVCTXH: Nhân viên cơng tác xã hội
Trang 8LỜI NĨI ĐẦU
Cuốn giáo trình này được biên soạn với mục đích hỗ trợ học viên sau đại học ngành Cơng tác Xã hội cĩ thêm nguồn tài liệu tham
khảo để nâng cao nhận thức về nghề CTXH và thực hành CTXH Nội dung cuốn giáo trình được chia thành hai phần chính: phần I bàn về một số vấn đề lý luận chung về thực hành CTXH; và phần II đi sâu vào tiến trình CTXH với những thảo luận nâng cao về mỗi giai đoạn trong tiến trình thực hành nghề
Vì hướng tới phục vụ nhĩm học viên sau đại học - những
người đã được đào tạo căn bản về CTXH và đã cĩ những cơ hội thực hành nghề ở các mức độ khác nhau, nội dung cuốn giáo trình này khơng đi sâu vào các khái niệm và kiến thức cơ bản của CTXH như thế nào là CTXH, các giá trị và các nguyên tắc đạo đức CTXH là gì, các mơ hình thực hành như thế nào Thay vào đĩ, cuốn giáo trình này chú trọng tới các nền tảng lý luận nâng cao hỗ trợ cho thực hành CTXH Một cách ngắn gọn, cuốn sách này hướng tới trả lời các câu hỏi cơ bản: bản chất của nghề CTXH là gì, chúng ta làm gì khi chúng ta làm CTXH, những yếu tố nào sẽ quyết định tính hiệu quả của các thực hành nghề, cần làm như thế nào để cĩ thể trở thành một NVCTXH giỏi, làm thế nào để chuyên nghiệp hĩa từng
bước trong tiến trình thực hành, nâng cao tính thiết thực và hiệu
quả của can thiệp
Trang 9
GIÁO TRÌNH LÝ LUẬN VỀ THỰC HÀNH CƠNG TÁC XÃ HỘI
giáo trình này được triển khai trên cơ sở tìm kiếm những tri thức
đảm bảo hai yếu tố: vừa cĩ tính lý luận phổ quát, lại vừa thích hợp
với đặc thù riêng của mơi trường thực hành của Việt Nam
Trong quá trình biên soạn, một thách thức lớn mà nhĩm tác
giả gặp phải là vấn đề chuyển ngữ các thuật ngữ chuyên ngành Một số thuật ngữ chuyên ngành khơng cĩ, hoặc rất khĩ cĩ thể tìm kiếm thuật ngữ tương đương trong tiếng Việt Ví dụ như thuật ngữ
“reflective practice”, thuật ngữ này rất quan trọng vì nĩ phản ánh
một thực hành nghề rất được coi trọng trong CTXH hiện đại, và chúng tơi cân nhắc rất nhiều nhưng vẫn chưa tìm được thuật ngữ tương đương trong tiếng Việt cĩ thể chuyển tải được hàm ý của
từ này Do đĩ, chúng tơi đành phải sử dựng cụm từ “thực hành cĩ tính khảo nghiệm” để chỉ “reflective practice” Vì khĩ khăn như vậy,
với một số thuật ngữ quan trọng hoặc các thuật ngữ mà bản thân
nhĩm tác giả cũng khơng ưng ý với cách chuyển ngữ, chúng tơi
cĩ để chú thích tiếng Anh bên cạnh Việc để các từ tiếng Anh hiện diện trong một cuốn sách dành cho người Việt, chúng tơi cảm thấy khơng thích hợp Nhưng hi vọng bạn đọc nếu cĩ ý tưởng chuyển
ngữ hay hơn sẽ trao đổi lại với nhĩm soạn giả, qua đĩ chúng ta sẽ
cùng nhau hồn thiện hơn các tri thức CTXH hiện cĩ dành cho các
NVCTXH Việt Nam Bên cạnh đĩ, việc để các từ gốc tiếng Anh bên
cạnh một số thuật ngữ quan trọng cũng nhằm mục đích tạo thuận lợi cho bạn đọc muốn tự tìm hiểu sâu hơn về thuật ngữ đĩ trong các
tài liệu CTXH bằng tiếng Anh vốn cĩ rất nhiều
Một thách thức khác với các tác giả khi biên soạn cuốn giáo trình này là làm thế nào tích hợp được các vấn đề thực tiễn của Việt Nam vào các vấn đề lý luận cũng như thực hành trong nghề CTXH Để
làm được điều đĩ, cuốn sách sẽ cần dựa trên rất nhiều các tình
huống thực tiễn đặc thù nảy sinh ở các lĩnh vực thực hành CTXH khác nhau, trong các bối cảnh ứng dụng các phương pháp CTXH
khác nhau tại Việt Nam Đây là một thách thức khá lớn, nhất là
trong bối cảnh CTXH vẫn cịn là một ngành nghề mới ở Việt Nam
Trang 10Lời nĩi đầu
rút gọn để tạo điễn đàn cho các vẫn đề thực tế Sau khi cân nhắc và trao đổi với một số chuyên gia trong ngành, chúng tơi thống nhất ý kiến rằng trong bối cảnh các tài iệu CTXH tiếng Việt hiện nay chưa cĩ nhiều, trước mắt phiên bản đầu tiên của cuốn giáo trình này sẽ
tập trung ưu tiên các vấn đề lý luận, như một nỗ lực trước mắt cung
cấp thêm nguồn tài liệu tham khảo cho các học viên và nhân viên
CTXH Nếu cĩ cơ hội tái bản, nhĩm tác giả sẽ bổ sung nhiều hơn các
trường hợp thực tế tại Việt Nam
Để hồn thiện cuốn giáo trình này, chúng tơi xin trân trọng cảm
ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện hỗ trợ cho việc biên soạn Chúng tơi cũng cảm ơn các thầy cơ, đồng nghiệp và học viên cao học đã đĩng gĩp ý kiến cho nhĩm tác giả, đặc biệt là các ý kiến gĩp ý của PGS.TS Nguyễn Thị Kim Hoa, TS Nguyễn Thị Thái Lan, và TS Đỗ Thị Vân Anh Chúng tơi cũng mong sẽ nhận được thêm nhiều ý kiến gĩp ý từ các thầy cơ, đồng nghiệp, và các bạn học viên ngành CTXH để chúng tơi tiếp tục hồn thiện cuốn giáo trình này cũng như mơn học “Lý luận về thực hành CTXH” mà chúng tơi đang phụ trách
Các ý kiến gĩp ý xin gửi về: trang_ntn@vnu.edu.vn Chúng tơi xin trân trọng cảm ơn
Nhĩm tác giả
Trang 11| Phan |
_ MỘT Số VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG -
Trang 12Chương1_
CƠNG TÁC XÃ HỘI - MỘT NGHỆ CHUYÊN NGHIỆP
1.1 MỤC TIÊU
Chương này bàn sâu về Cơng tác xã hội với tư cách là một nghề chuyên nghiệp, thơng qua đĩ, giúp học viên: -_ Nấm được tính chất và kỳ vọng của nghề CTXH; - Nhận diện được các đặc tính của một nghề nghiệp nĩi chung và đặc tính của nghề CTXH; - Nam dugc trong tâm kép của can thiệp CTXH¡; -_ Xác định rõ các vai trị mà một NVCTXH sẽ làm;
- Hiéu được mối liên hệ cũng như phân biệt được nghề CTXH với một số ngành nghề liên quan;
-_ Nấm được các cấp bậc thực hành của CTXH thơng qua việc
tham khảo một mơ hình các cấp bậc phát triển nghề CTXH chuyên
nghiệp hiện hành
1.2 GIGI THIEU CHUNG
Cơng tác xã hội (CTXH) vẫn thường được ví với nghề bác sĩ xã
hội, cũng giống như xã hội thường được so sánh với một cơ thể sống
Giống cơ thể sống, xã hội được cầu thành từ nhiều bộ phận khác
nhau, mỗi bộ phận đảm nhiệm những chức năng nhất định, phục vụ cho sự tồn tại của chính nĩ và cho sự vận hành và phát triển của
xã hội với tư cách một tổng thể Bản thân mỗi bộ phận lại là một tổng
thể được cầu thành từ nhiều tiểu bộ phận khác, mà mỗi tiểu bộ phận
này lại đĩng những chức năng nhất định, phục vụ cho sự tổn tại của
Trang 13Chương 1: (ơng tác xã hội - một nghề chuyên nghiệp 35 Và cũng giống như cơ thể sống, sự vận hành và phát triển của cơ thể
xã hội được đảm bảo khơng chỉ bởi sự thực hiện chức năng của mỗi
bộ phận trong tổng thể, mà cịn được đảm bảo bằng sự liên kết và tương tác, phối hợp thuận hịa giữa các bộ phận
Cũng giống cơ thể sống, cơ thể xã hội, từ đơn vị nhỏ nhất của nĩ là cá nhân và gia đình, cho tới các đơn vị lớn hơn như nhĩm,
cộng đồng, tổng thể xã hội ; đều cĩ khả năng dé kháng nhất
định, cho phép nĩ tự phục hồi khỏi những chấn thương nhỏ Một
vết xước nhỏ trên tay khơng cần làm gì cũng cĩ thể tự lành Một gia đình cĩ xung đột cĩ thể tự dàn xếp và khơi phục lại sự hịa
thuận gắn bĩ
Tuy nhiên, trong quá trình vận hành, cĩ rất nhiều yếu tố cĩ thể
: khiến các bộ phận bị tổn thương tương đối nghiêm trọng, hoặc liên kết giữa các bộ phận bị trục trặc mạnh, gây ra khĩ khăn và suy biến
chức năng vượt qua khả năng tự khắc phục của cơ thể Lúc đĩ, cần cĩ sự can thiệp từ bên ngồi Một vết thương sâu ở tay cần cĩ sự chăm sĩc của bác sĩ để khâu lại vết thương và sát khuẩn, chỉ định
thuốc uống chống phù nề và viêm nhiễm Một gia đình cĩ mâu
thuẫn sâu sắc kéo dài khiến các thành viên khơng cịn khả năng
lắng nghe và đồng cảm với nhau sẽ cần tới những hỗ trợ khách quan từ bên ngồi giúp họ gỡ rối ma trận mâu thuẫn
Nếu như nghề bác sĩ giúp chữa trị và phục hồi các vết tổn thương
trên cơ thể con người, CTXH giúp chữa trị và phục hồi những điểm tốn thương trên cơ thể xã hội; giúp cá nhân, nhĩm, hay cộng đồng
phục hồi chức năng, tăng cường năng lực tự chủ và thúc day chat
lượng cuộc sống của họ Và cũng giống nghề bác sĩ, trong mối quan
hệ cĩ tính hỗ trợ và trị liệu giữa NVCTXH và thân chủ, niềm tin
và kỳ vọng của thân chủ với người trị liệu và quá trình trị liệu ảnh
hưởng khá nhiều tới hiệu quả tiến trình Thậm chí, trong mối quan
hệ giữa NVCTXH và thân chủ, tác động của kỳ vọng này tới hiệu
quả can thiệp thậm chí cịn mạnh mẽ hơn so với mối quan hệ bác
Trang 14
GIÁO TRÌNH LÝ LUẬN VỀ THỰC HÀNH CƠNG TÁC XÃ HỘI
Người sử dụng dịch vụ kỳ vọng điều gì? Thử hình dung tình huống sau:
Sau bữa tối chừng 1 tiếng, bạn phát hiện ra chân mình nổi rất nhiều vết ban đỏ Bạn đến bác sỹ để khám Bác sỹ nĩi “Tơi
cũng khơng chắc tại sao anh/chị lại bị như vậy, hay anh/chị cứ thử
uống thuốc chống dị ứng xem sao” Bạn sẽ cảm thấu thế nào?
Đặt lại tình huống khác Cũng vẫn triệu chứng như vậy, nhưng bác sỹ kiểm tra kỹ các vết ban, hỏi thăm các triệu chứng khác và sinh hoạt của bạn gần đây, rồi kết luận: Theo tơi thì anh/ chị bị nổi ban do dị ứng Nổi ban cĩ thể do nhiều nguyên nhân khác nhau Nhưng vì anh/chị khơng bị sốt, hay mệt, mà tối nay anh/chị ăn hải sản, nên khả năng rất cao là bị phát ban đo đị ứng Hải sản là nhĩm thức ăn dễ gây dị ứng, với triệu chứng là phát ban từng vùng hoặc tồn thân và ngứa, tương tự triệu chứng mà anh/chị đang bị Do đĩ, tơi sẽ kê cho anh/chị thuốc chống dị ứng Anh/chị về wong và theo đối Nếu sau 3 ngày mà triệu chứng đỡ thì tiếp tục uống hết liều Nếu khơng đỡ thì quay lại đây gặp tơi
Lan nay, ban sé cdm thay thé nao?
Trong trường hợp thứ hai, cĩ lẽ chúng ta sẽ cảm thấy tin tưởng hơn rất nhiều, vì vị bác sĩ khơng chỉ kê đơn thuốc để xử lý vấn đề của chúng ta, mà cách xử lý cho thấy người bác sĩ đĩ nghiêm túc quan tâm tới vấn đề của chúng ta, và cĩ nền tảng tri thức cùng với sự suy xét thấu đáo đằng sau việc chỉ định đơn thuốc Xét cho cùng, ta đến gặp bác sỹ là vì ta tin rằng đĩ là người sẽ quan tâm giải quyết vấn để của chúng ta, và cĩ thể biết tai sao ta bị nổi ban và làm thế nào để xử lý chuyện này
Trang 15Chương 1: (ơng tác xã hội - một nghề chuyên nghiệp 17
dựa trên nền tảng tri thức vững chắc và những suy xét thấu đáo trước khi đưa ra các đánh giá và can thiệp Và cũng giống như nghề bác sỹ, thực hành CTXH cĩ tác động rất mạnh tới cuộc sống của cá nhân và cộng đồng Thử hình dung ta là một cụ già 80 tuổi khơng gia đình, kinh tế khĩ khăn và bệnh tật thì nhiều; hay thử đặt địa vị
ta là một cơ bé bị cơ lập trong trường học, thường xuyên bị các bạn trêu chọc và bắt nạt; hay là một phụ nữ với 3 con nhỏ và một người
chồng thất nghiệp và nghiện rượu, Trong những bối cảnh khĩ
khăn đĩ, sự can thiệp của nhân viên cơng tác xã hội, cách thức họ đánh giá vẫn đề của ta, mức độ họ quan tâm và cam kết với việc hỗ
trợ ta, quyết định họ đưa ra để cùng ta giải quyết vấn đề cĩ thể làm cuộc sống của ta thay đổi
Cũng giống như bệnh nhân đi khám bác sỹ, người sử dụng
_ dịch vụ CTXH, bất kể họ là cá nhân, nhĩm, hay cộng đồng, khi họ
tìm đến CTXH, họ sẽ kỳ vọng, và họ cĩ quyền kỳ vọng như vậy, rằng chúng ta sẽ quan tâm giải quyết vấn để của họ, hiểu biết vấn đề của họ, và cĩ thể xử lý vấn đề của họ một cách thấu đáo
Cũng giống như nghề bác sĩ, nghề CTXH địi hỏi rất nhiều rèn luyện để cĩ thể thực hành nghề nghiệp Học lý thuyết trong nhà trường chỉ là một phần của câu chuyện, việc nhân viên CTXH xử lý vấn đề thực tiễn được đến đâu lại là một câu chuyện khác Học giỏi chưa chắc đã đảm bảo sẽ là fực hành giỏi, mặc dù muốn thực hành
giỏi đời hỏi phải học giỏi |
Tuy nhiên, nghề CTXH khơng hồn tồn giống nghề bác si Một bác sĩ chữa một dạng bệnh rất tốt cho bệnh nhân người Angola thì cũng sẽ chữa được rất tốt bệnh đĩ cho bệnh nhân người Hàn Quốc Nhưng một NVCTXH làm việc rất giỏi ở Mỹ chưa chắc đã làm việc giỏi ở Việt Nam, ít nhất là trong một khoảng thời gian khá dài cho đến khi người nhân viên đĩ thích ứng được với các vấn đề về ngơn ngữ, văn hĩa và thể chế
Trang 1618 _- GIÁO TRÌNH LÝ LUẬN VỀ THỰC HÀNH CƠNG TÁC XÃ HỘI
1.3 CƠNG TÁC XÃ HỘI VỚI TƯ CÁCH MỘT NGHỀ CHUYÊN NGHIỆP
Trước khi đi sâu vào bản chất của CTXH với tư cách một nghề
chuyên nghiệp, một câu hỏi đặt ra là: Vậy, khi nào một cơng việc
cĩ thể được cơi là một nghề chuyên nghiệp? Ronald Pavalko (1988, trích lại từ Morales và các đồng sự 2007) cho rằng một nghề chuyên nghiệp cần thỏa mãn được các yêu cầu sau:
> Cĩ một hệ thống lý thuyết hoặc tri thức về đối tượng mà nĩ phục vụ, về các điều kiện cần quan tâm giải quyết, và cách các tiếp cận can thiệp/giải quyết mà nĩ sử dụng
> Các dịch vụ mà nĩ cung cấp phải liên quan tới một nhu cầu
được xã hội coi trọng Các dịch vụ đĩ liên quan tới các khía cạnh của
đời sống con người mà việc tiếp cận và giải quyết địi hỏi những tri _thức và kỹ năng đặc thù
> Cơng việc mà nĩ triển khai khơng cĩ tính thơng lệ và khơng thể giảm thiểu hĩa xuống thành các bước hoặc các thủ tục cĩ thể được quy định một cách chặt chế; và đo đĩ, chuyên gia trong nghề cĩ độ tự chủ nhất định trong việc triển khai cơng việc dựa trên các
nhận định của cá nhân
> Chuyên gia trong nghề buộc phải hồn thành chương trình giáo dục trong đĩ họ được đào tạo cả những kiến thức chung để trở
thành một cơng dân hiểu biết, vừa được đào tạo những kiến thức và
kỹ năng chuyên biệt để thực hiện cơng việc
> Trọng tâm của nghề là phục vụ thân chủ, chứ trọng tâm
khơng phải là để thỏa mãn sở nguyện cá nhân của người làm > Chuyên gia trong nghề cĩ độ cam kết với cơng việc; cĩ phong cách riêng nhất định trong việc triển khai cơng việc
> Các chuyên gia trong nghề nhìn nhận nghề nghiệp của
mình như một cộng đồng những người cĩ chung mục tiêu và mối
quan tâm đặc thù
Trang 17Chương 1: Cơng tác xã hội - một nghề chuyên nghiệp 19 Thỏa mãn tắt cả các điều kiện trên, CTXH là một nghề chuyên
mơn với hệ thống tri thức và kỹ năng đặc thù, với những quy định
rõ ràng về các giá trị và đạo đức nghề nghiệp, với mạng lưới các
chuyên gia làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau của nghề nhưng vẫn cĩ sự kết nối với nhau trong một cộng đồng chung của
những người làm CTXH Và để làm CTXH, họ đều phải trải qua
quá trình đào tạo bài bản bao gồm cả các tiến trình thực tập trước
khi cĩ thể được hành nghề
Nhưng, cụ thể thì CTXH là một nghề như thế nào?
Theo định nghĩa do Liên đồn Nhân viên CTXH Quốc tế
(ISWE) và Hiệp hội Quốc tế các trường đào tạo CTXH (IASSW)
thơng qua năm 2014, CTXH là “một nghề thực hành uà một lĩnh vuc học thuật thúc đấu biễn đổi xã hội uà phát triển xã hội, cố kết xã hội, vd ting
cường uiệc trao quyền uà giải phĩng con người Trọng tâm của CTXH là các nguyén tic vé cơng bằng xã hội, quyền con người, trách nhiệm tập thể, uà tơn trọng sự khác biệt Được xây dựng trên nền tảng các lý thuyết CTXH,
khoa học xã hội, nhân uăn uà các tri thitc ban dia, CTXH thu hiit con nguoi ó các tổ chức ào uiệc giải quyết các thách thức trong Cuộc Sống con Nguoi
0à củng cơ an sinh”,
Với tính chất nghề nghiệp hướng tới việc tạo ra các thay đổi tích cực trong mối quan hệ giữa con người với mơi trường xã hội
của họ như vậy, khơng khĩ để nhận thấy CTXH, bất kể theo hướng
thực hành hay hướng học thuật, sẽ chịu ảnh hưởng của nhiều khoa
học khác nhau, đặc biệt là của tâm lý học và xã hội học Tuy nhiên, khác với Xã hội học quan tâm tới các chiều cạnh xã hội của vấn đề
và thiên về giải thích hơn là can thiệp, CTXH tìm cách hiểu mơi
trường xã hội khơng chỉ để hiểu, mà hiểu để can thiệp Khác với
Trang 18
GIÁO TRÌNH LÝ LUẬN VỀ THỰC HÀNH CƠNG TÁC XA HOI nhận dạng của cơng tác xã hội, giúp phân biệt cơng tác xã hội với những ngành nghề khá gần gũi với nĩ như tâm thần học, tâm lý
học, hay tham vấn học đường
Với trọng tâm này, CTXH hướng tới việc tìm hiểu và điều chỉnh
các yếu tố trong mơi trường sống của con người, cụ thể là những
yếu tố cĩ tác động quan trọng tới vấn đề mà con người đang phải
đối mặt Ví dụ, khi làm việc với một người phụ nữ trầm cảm sau
sinh, điều mà CTXH quan tâm sẽ khơng chỉ dừng ở những diễn
biến nhận thức và cảm xúc nội tại của người phụ nữ đĩ, mà cịn
quan tâm tới hồn cảnh khách quan như trạng thái sức khỏe thể chất và mức độ chăm sĩc đinh dưỡng cho bà mẹ và em bé, điều kiện kinh tế gia đình, tổ chức sinh hoạt trong gia đình, các nguồn lực trợ giúp trong họ hàng và cộng đồng mà gia đình cĩ thể huy động
để giảiquyết vấn đề của thân chủ; cho tới những vấn đề trong mối
quan hệ liên cá nhân trong gia đình cĩ thể tạo ra hoặc, ngược lại,
giúp giảm thiểu những căng thẳng mà người phụ nữ đĩ đang gặp
phải, ví dụ như quan hệ tình cảm giữa các thành viên trong gia đình, sự xung đột kỳ vọng vai trị, tình trạng căng thẳng vai trị mà người mẹ đang gặp phải, vx Trong một số trường hợp nếu cần, CTXH sẽ làm việc cả với các vấn đề cĩ tính vĩ mơ hơn phạm vi gia
đình để trợ giúp thân chủ, ví dụ như các chính sách y tế với trẻ em, luật phịng chống Bạo lực gia đình, vx
Hutchinson và Oltedal (2003) cho rằng nghề CTXH cĩ 5 đặc tính cơ bản:
(1) Làm việc trong lĩnh vực thực hành - với điểm can thiệp là
điểm giao thoa giữa cá nhân và xã hội Nếu như Xã hội học, một khoa học xã hội khá gần gũi với CTXH, quan tâm chủ yếu tới việc hiểu đời sống xã hội, CTXH khơng chỉ dừng ở việc nhận điện và hiểu các vấn đề xã hội, mà cịn hướng tới can thiệp, tạo ra những thay đổi tích cực cho vấn đề đĩ Khác với tâm lý học — một ngành
cũng khá gần gũi với CTXH ở khía cạnh lý luận cũng như thực hành can thiệp - tập trung vào cá nhân và các vấn đề trong hành
Trang 19
Chương ï: Cơng tác xã hội - một nghề chuyên nghiệp
can thiệp vào điểm tương tác giữa con người với mơi trường xã hội
của họ
(2) Can thiệp CTXH cĩ tính hệ thống/tính kế hoạch và tính
hướng đích Cụ thể, các can thiệp của CTXH thường được xây dựng
dựa trên những thống nhất giữa NVCTXH và thân chủ về những
mục tiêu cần đạt được, và lộ trình cũng như hành động cụ thể để đạt được các mục tiêu đĩ
(3) Cách tiếp cận tổng thể: CTXH khơng cơ lập vấn đề nĩ muốn
can thiệp trong bản thân vấn đề đĩ, mà đặt nĩ trong bối cảnh mơi trường xã hội nơi nĩ được sinh ra và phát triển, chú ý tới những hệ thống xã hội và tiến trình xã hội cĩ tác động tới sự hình thành vấn đề và các nguồn lực để giải quyết van dé
(4) Dựa trên định hướng giá trị - nghề CTXH cĩ thể nĩi là cĩ tính định hướng hơn nhiều lĩnh vực khác, ví dụ như Xã hội học Nhân viên CTXH khơng làm việc một cách trung lập với thân chủ,
cũng khơng nghiên cứu thuần túy chỉ để hiểu con người và xã hội, mà thực hành và nghiên cứu với những định hướng giá trị nhất
định, ví dụ như thúc đẩy quyền tự chủ, tăng năng lực, tơn trọng
tính cá nhân, hướng tới bình đẳng xã hội Đạo đức và giá trị nghề
nghiệp là yếu tố cĩ tính cốt lõi của thực hành CTXH
(5) Dựa trên các mối quan hệ mặt - đối - mặt: thực hành CTXH
thường được triển khai dựa trên các buổi làm việc trực tiếp giữa NVCTXH và thân chủ của họ, bất kể thân chủ là cá nhân, nhĩm,
hay cộng đồng
Với bản chất nghề nghiệp như trên, cĩ thể thấy CTXH là một
nghề với trọng tâm kép: con người và xã hội Popple và Leighninger
(2001: 7-8) phân biệt cụ thể hai trọng tâm của CTXH là (1) trợ giúp
các cá nhân đang gặp khĩ khăn trong việc đáp ứng các kỳ vọng vai trị của họ; và (2) làm việc với các thiết chế xã hội đang gặp trục trặc trong việc hỗ trợ cá nhân để họ cĩ thể hồn thành vai trị của mình
Nếu như trọng tâm thứ nhất dẫn tới các thực hành CTXH với cá
Trang 20
GIAO TRINH LY LUAN VE THUC HANH CONG TAC XA HOI CTXH ở cấp độ vi mơ, thì trọng tâm thứ 2 dẫn tới các vai trị CTXH
trong lĩnh vực an sinh xã hội và chính sách xã hội
1.4 CÁC VAI TRỊ TRONG THỰC HÀNH CƠNG TÁC XÃ HOI
Cĩ rất nhiều cách phân loại các vai trị mà NVCTXH đảm nhận
khi thực hành CTXH Chris Beckett (2006) đưa ra cách phân loại khá
tổng quát, nhấn mạnh vào 3 dạng hoạt động chính của NVCTXH trong các hoạt động hàng ngày của họ: là người biện hộ; là tác nhân thúc đẩy sự thay đối, và là người điều hành/quản trị
Biện hộ
Nhân viên CTXH thực hiện vai trị biện hộ khi giúp những
người yếu thế, những người sống ngồi lề xã hội - những người mà các rào cản trong cuộc sống khiến họ khĩ cĩ thể trình bày nhu cầu và vấn đề của mình theo một cách thức khiến người khác cĩ thể hiểu và tiếp nhận; hoặc tiếng nĩi của họ quá mờ nhạt và ít được xã hội chú ý, khiến các nhu cầu chưa được đáp ứng của họ bị quên
lãng, hoặc vấn đề của họ bị bỏ qua - nĩi lên được vẫn đề của mình
và khiến vấn đề đĩ được chú ý và đáp ứng Cĩ nhiều cách thức để
thực hiện vai trị biện hộ NVCTXH cĩ thể thực hiện vai trị biện hộ
thơng qua các nghiên cứu hoặc đề xuất chính sách, hoặc bằng cách giúp thân chủ tự nĩi lên vấn để của họ thơng qua các hoạt động can
thiệp trực tiếp Đây là một khía cạnh quan trọng trong thực hành
CTXH, mặc dù vai trị này khơng phải là độc quyền của CTXH Tạo ra sự thay đổi
Thơng qua giao tiếp, người làm CTXH đĩng vai như những nhân tố thúc đẩy sự thay đổi trong thân chủ và mơi trường sống
của thân chủ
Trang 21Chương 1: (ơng tác xã hội - một nghề chuyên nghiệp ; 23
thay đổi Các hoạt động giáo dục, truyền bá các khái niệm hoặc kỹ
năng mới cũng tạo ra sự thay đối Phát triển các dịch vụ mới, quản
trị các dịch vụ CTXH, nghiên cứu, phân tích và đề xuất chính sách
cũng là những hoạt động tạo ra sự thay đổi, mặc dù sự thay đổi mà
nĩ tạo ra khơng trực tiếp lên thân chủ như các hoạt động tham vấn và trị liệu
Điều hành/quản trị
Điều hành là việc thu xếp để mọi việc được tiến hành một cách
hợp lý và hiệu quả Điều hành cĩ thể coi là vai trị đem lại các thay
đổi gián tiếp, bởi nĩ đem lại sự thay đổi khơng phải qua con đường
tương tác trực tiếp giữa người làm CTXH và thân chủ mà thay vào
đĩ, nĩ đem lại sự thay đối thơng qua việc thu hút và điều phối các
nguồn lực bên ngồi, từ các nguồn lực vật chất, quyền lực pháp lý, hay dịch vụ của các tổ chức khác
Nhiều người cho rằng điều hành khơng phải cơng việc CTXH thực sự, nhưng thực tế khơng phải vậy Điều hành mang tính CTXH rất rõ, khiến CTXH khác với các ngành nghề khác trong lĩnh vực chăm sĩc con người Trong một nhĩm các chuyên gia từ các lĩnh vực
khác nhau cùng ngồi với nhau để giải quyết một vấn đề gì đĩ, thì
thường chính NVCTXH là người thu hút mọi người lại với nhau,
thu xếp để họ cĩ thể cùng làm việc với nhau, phối hợp các bên liên
quan với nhau một cách hiệu quả Nếu việc giải quyết một vấn đề gì đĩ mà khơng rõ ràng thuộc phận sự một nghề nào, thường việc đĩ
sẽ được quy gán cho CTXH: thu xếp nguồn hỗ trợ tài chính, nhà ở,
tìm thân nhân, tham cứu hỗ trợ pháp lý, thu xếp các dịch vụ chăm
sĩc Cũng chính NVCTXH sẽ là người thay mặt cả nhĩm để gặp
gỡ và cập nhật các kế hoạch chung với thân chủ Tĩm lại, vai trị
điều hành là một trong những vai trị rất đặc trưng và quan trọng trong nghề CTXH
Trong điều hành, lại cĩ một loạt các vai trị nhỏ:
Trang 2224 ` GIÁO TRÌNH LÝ LUẬN VỀ THỰC HÀNH CƠNG TÁC XÃ HỘI tới tay người cần Họ cũng thường vừa thu thập thơng tin phục vụ cho việc quyết định các nguồn hỗ trợ sẽ được phân bố như thế nào, vừa là người ra quyết định phân bố nguồn lực Họ đánh giá về cấp độ nhu cầu và các rủi ro liên quan tới hệ thống để cố gắng phân bố các nguồn lực vốn khá hạn chế để đảm bảo nguồn lực sẽ tới tay người thực sự cần
- - Quản lý dịch vụ chăm sĩc: cung cấp “gĩi chăm sĩc”, bao gồm
các việc như đánh giá nhu cầu, tổ chức và giám sát các dịch vụ chăm -
sĩc khác nhau từ các tổ chức khác
-_ Người chịu trách nhiệm: ví dụ, thu xếp để thân chủ hẹn gặp được bác sỹ, đưa thân chủ đi gặp các bên liên quan, lên kế hoạch cho tổng thể tiến trình giải quyết vấn đề đối với những thân chủ khơng cĩ khả năng tự quyết định, ví dụ như trẻ em hoặc người cĩ vấn để về nhận thức hoặc sức khỏe tâm thần, NVCTXH cũng phải
đứng ra chịu trách nhiệm bảo vệ quyển lợi cho thân chủ trong các bối cảnh cần ra quyết định, ví dụ như trước tịa án, hoặc đứng ra
giúp đỡ họ lập kế hoạch, điều tiết cuộc sống, vv
- Tác nhân kiểm sốt: Đơi khi, các nhân viên CTXH phải là
người vạch ra các giới hạn hành vi và áp dụng các giới hạn lên thân chủ đang bị tốn thương, nhằm hạn chế họ khỏi việc tự làm hại
mình hay làm hại người khác NVCTXH thậm chí cĩ thể viện tới
pháp luật nếu cần Ví dụ khi làm việc với các trường hợp nạn nhân
bạo lực gia đình, đơi khi chính NVCTXH phải là người hỗ trợ tách
họ ra khỏi gia đình, nhờ đến sự can thiệp của cơng an nếu cần để ngăn chặn sự tiếp xúc giữa họ và người sử dụng bạo lực với họ
-_ Người phối hợp: Trong nhiều tình huống, để giải quyết thầu đáo vấn đề của thân chủ, NVCTXH cần kết nối nguồn lực từ các chuyên mơn khác; tổ chức gặp gỡ đối thoại, lên kế hoạch phối hợp hành động
Trang 23
(hương 1: Cơng tác xã hội - một nghề chuyên nghiệp
hội Thực hiện vai trị này, NVCTXH khơng chỉ trực tiếp hướng dẫn mà cịn phối hợp với các giáo viên của các trường đại học nhằm
giúp đào tạo sinh viên CTXH từ các trường xuống thực tập
Sự kết hợp các vai trị
Một đặc thù của thực hành CTXH là ít khi NVCTXH chỉ đảm nhiệm một vai trị duy nhất, mà thơng thường, người làm CTXH
sẽ phải đảm nhiệm cùng lúc nhiều vai trị Một nhân viên CTXH làm việc tại bệnh viện khi tiếp nhận một bệnh nhân khủng hoảng
khi phát hiện ra anh bị nhiễm HIV/AIDS và gia đình của anh cũng
khủng hoảng khơng kém, cơng việc của NVCTXH đĩ sẽ khơng chỉ bao gồm các hoạt động nhằm giảm nhẹ khủng hoảng và các tác động tiêu cực cúa khủng hoảng lên bệnh nhân và gia đình của họ,
mà sẽ cịn cần kết nối người bệnh và gia đình của họ với những người đồng cảnh, tham vấn các dịch vụ y tế và các nguồn lực hỗ trợ
nếu cĩ, tham vấn các kiến thức chăm sĩc và bảo vệ sức khỏe căn bản với người nhiễm HIV/AIDS Như vậy, người NVCTXH trong tình huống này sẽ đồng thời vừa là tác nhân thay đối, vừa là người phối hợp; vừa là tác nhân kiểm sốt
Vấn đề đáng lưu ý là, nhiều khí các vai trị này lại cĩ tính xung
đột với nhau hoặc tạo ra các mâu thuẫn cho người làm CTXH Ví dụ, một người làm việc với một thiếu niên lệch chuẩn vừa phải thực
hiện vai trị là người tạo ra sự thay đổi mà cụ thể là giảm thiểu các
hành vi lệch chuẩn ở cậu bé, vừa phải thực hiện vai trị là người
giám sát/kiểm sốt Để thực hiện vai trị người tạo ra sự thay đổi
một cách hiệu quả, NVCTXH sẽ cần thể hiện sự tơn trọng thân chủ,
trao quyển và tăng năng lực tự chủ cho thân chủ Nhưng với vai
trị là tác nhân kiểm sốt, NVCTXH sẽ cần thực hiện nhiều thao
tác giám sát và kiểm tra đối với cậu bé Hai vai trị này đơi khi sẽ cĩ
những xung đột, địi hỏi NVCTXH phải cân nhắc trong mỗi tình
huống cụ thể thì điều gì cần được đặt ưu tiên hơn, và làm thế nào để cân bằng giữa các vai trị về lâu về dài để đảm bảo tiến trình đạt
Trang 24
GIÁO TRÌNH LÝ LUẬN VỀ THỰC HÀNH CƠNG TÁC XÃ HỘI
1.5 SỰ LIÊN HỆ GIỮA CƠNG TÁC XÃ HOI VA MOT SỐ NGHỀ NGHIỆP KHÁC
'Sinh sau đẻ muộn, được xây dựng trên tiền đề của nhiều khoa
học xã hội và nhân văn khác, khơng khĩ để đự đốn CTXH, do tính
chất giao thoa của mình, sẽ dễ bị lẫn với một số ngành nghề khác, đặc biệt trong bối cảnh bản thân nghề CTXH cũng khơng phải là
nghề phổ cập trong xã hội, kể cả ở những nước nơi cĩ hệ thống
CTXH tất phát triển như Mỹ (Ginsberg 2001)
Dưới đây, chúng tơi sẽ cố gắng làm rõ mối liên hệ giữa CTXH
với một số ngành nghề khác gần gũi với CTXH như xã hội học, tâm
-lý học, quản trị, hay điều dưỡng
Xã hội học
Đây là một ngành đặc biệt gần gũi với CTXH Trên thực tế, một
thách thức khá lớn với các học viên CTXH của chúng ta hiện nay là
làm thế nào đề tài nghiên cứu của mình cĩ sự khác biệt với đề tài Xã hội học, và giải pháp được ưa chuộng là gắn tên CTXH vào tên đề
tài nghiên cứu của mình, ví dụ như “vấn đề A đưới gĩc nhìn CTXH/ hoac ‘CTXH va van dé B’ dé đảm bảo sự khác biệt
Trên thực tế, xã hội học khác biệt rất nhiều với CTXH, mặc dù một phần rất lớn hệ thống tri thức của CTXH xuất phát từ Xã hội
học Mối quan tâm chủ yếu của Xã hội học là tri thức về con người
và xã hội: cách thức con người tương tác với nhau để tạo nên xã hội,
và cách thức xã hội tác động và chỉ phối đời sống của con người Tri thức Xã hội học cĩ thể được sử dụng trong quản lý và tổ chức,
nhưng về bản chất, cái đích mà Xã hội học hướng tới là tạo ra tri
thức, chứ khơng phải là để thực hành
-_ Trong khi đĩ,CTXHIà một nghề hướng tới thực hành (Ginsberg
2001) Mặc dù CTXH sử dụng nhiều tri thức của XHH, và bản thân
Trang 25Chương 1: Cơng tác xã hội - một nghề chuyên nghiệp
Tâm lý học
Tâm lý học, theo định nghĩa của Hiệp hội Tâm lý học Mỹ (APA), là khoa học nghiên cứu về hành vi con người và các tiến trình tâm
thần của họ
Cũng giống như Xã hội học, Tâm lý học là một ngành cĩ mối liên hệ rất chặt chế (và do đĩ rất đễ bị nhầm lẫn) với CTXH Trên thực tế, nhiều chương trình đào tạo CTXH ở các hệ thống CTXH phát triển như Mỹ, Anh, New Zealand tuyển các cử nhân ngành
Tâm lý học cho chương trình đào tạo CTXH bậc Sau đại học
Cũng giống CTXH, Tâm lý học vừa là một khoa học hàn lâm
vừa là một nghề ứng dụng (Trần Thị Minh Đức, 2009) Tuy nhiên,
nếu như Tâm lý học quan tâm chủ yếu tới con người, CTXH đặt trọng tâm can thiệp của nĩ vào điểm giao thoa giữa con người và
xã hội Như Ginsberg (2001: 7) nhận định, nếu như NVCTXH và
nhà tâm lý học cùng cộng tác trong một trường hợp, nhà tâm lý học thường tập trung vào các vấn để tâm lý của thân chủ, trong khi NVCTXH sẽ tập trung vào các vẫn đề xã hội
Trị liệu tâm thần
Các nhà trị liệu tâm thần là các bác sĩ được đào tạo đặc biệt và được cấp bằng trong lĩnh vực Y Khoa, làm nhiệm vụ chuẩn đốn
và điều trị các rối nhiễu tâm thần CTXH cộng tác khá chặt chẽ với
các nhà trị liệu tâm thần, và cũng cĩ riêng một chuyên ngành sâu
về Sức khỏe Tâm thần
Khi CTXH cộng tác với một nhà trị liệu tâm thần, sự phân chia
cơng việc khá rõ ràng Nhà trị liệu tâm thần sẽ phụ trách mảng y tế
trong các dịch vụ chăm sĩc sức khỏe tâm thần, trong khi NVCTXH
phụ trách các vấn đề xã hội tác động tới vấn để của thân chủ
(Ginsberg 2001) NVCTXH làm việc trong lĩnh vực này thường rất
quan tâm tới các hoạt động hỗ trợ thân chủ điều chỉnh, thích nghỉ và thu xếp cuộc sống ngồi cộng đồng sau khi rời cơ sở trị liệu; hỗ
Trang 26
GIÁO TRÌNH LÝ LUẬN VỀ THỰC HÀNH CƠNG TÁC XÃ HỘI
xúc, xã hội, kinh tế, cũng như về sức khỏe tâm thần khi thân chủ trở lại với cuộc sống cộng đồng
Điều dưỡng
Điều dưỡng là một cơng việc cũng khá gần gũi với CTXH, cụ thể là trong lĩnh vực y tế và bệnh viện Mặc dù nhiệm vụ chính của các điều dưỡng viên là các hoạt động điều dưỡng, trên thực tế, điều dưỡng viên hoạt động trong cả lĩnh vực sức khỏe cộng đồng, quản lý dịch vụ chăm sĩc sức khỏe, và giáo dục Bên cạnh đĩ, điều dưỡng viên đơi khi cũng hỗ trợ bệnh nhân trong một số các vấn đề xã hội cĩ liên hệ mật thiết với trạng thái bệnh tật của họ, và hỗ trợ gia đình bệnh nhân trong việc đương đầu với các vẫn đề sức khỏe của người bệnh Và cũng giống NVCTXH, điều dưỡng viên cĩ thể
hoạt động trong các chương trình đựa vào cộng đồng, hoặc làm việc
trong khuơn viên bệnh viện Điểm khác biệt giữa hai nghề này ở chỗ, nều như điều dưỡng viên thiên về các hoạt động liên quan trực tiếp tới chăm sĩc sức khỏe và y tế, CTXHIlại chú trọng nhiều hơn tới các vấn đề phi y tế (Ginsberg 2001) Trong bệnh viện, NVCTXH cĩ
thể đảm nhiệm các cơng việc như can thiệp khủng hoảng cho bệnh
nhân và gia đình của họ, hỗ trợ giải tỏa các khúc mắc nảy sinh trong quan hệ giữa bệnh nhân và gia đình họ với bác sĩ và điều đưỡng viên - những khúc mắc cĩ thể ảnh hưởng tới chất lượng của tiến trình điều trị, huy động các nguồn lực nhằm trợ giúp các vấn đề phi y tế mà bệnh nhân và gia đình của họ cĩ thể gặp phải như tài chính
dé chi trả cho các hoạt động chữa trị, người chăm sĩc, kiến thức và
kỹ năng chăm sĩc sức khỏe; hỗ trợ bệnh nhân nằm viện lâu ngày
làm quen trở lại với cuộc sống gia đình và cộng đồng khi ra viện, và
phục hồi lại các chức năng xã hội của họ, vx
Luật
CTXH và Luật là hai nghề cĩ sự liên hệ cũng khá chặt chế,
Trang 27
Chương 1: Cơng tác xã hội - một nghề chuyên nghiệp
và Leighninger 2001), và vì vậy, NVCTXH thường được yêu cầu
nắm vững các kiến thức về chính sách và thể chế liên quan tới mảng
cơng việc chuyên mơn sâu mà mình làm việc Cơng tác biện hộ cho
thân chủ trong nhiều trường hợp cần được dựa trên hệ thống chính sách và pháp luật liên quan trực tiếp tới đối tượng thân chủ cụ thể,
hoặc vấn đề cụ thể mà thân chủ đang gặp phải Sự cộng tác giữa CTXH và Luật đơi khi cĩ tính rất trực tiếp như trong các trường hợp bảo vệ và hỗ trợ thân chủ, ví dụ như các trường hợp trẻ em bị xâm
hại, hoặc nạn nhân của buơn bán người, CTXH cần tới sự hỗ trợ của
các Luật sư; hoặc khi làm việc trong lĩnh vực tư pháp, NVCTXH sẽ
thường xuyên liên hệ với Luật sư để đảm bảo các quyền lợi pháp lý
cho thân chu
Quản trị
Trong CTXH, quản trị là một lĩnh vực hoạt động khá đặc thù Cĩ
những quan điểm cho rằng NVCTXH dù ở bắt cứ vị trí nào cũng đều
thực hiện hoạt động quản trị - lúc đĩ, quản trị được hiểu theo nghĩa rộng nhất của nĩ là các hoạt động quản lý tổ chức để đảm bảo một hoạt động được tiễn hành và đạt được cái đích mà nĩ kỳ vọng Nhưng cũng
cĩ những quan điểm cho rằng quản trị là hoạt động quản lý ở một cấp lãnh đạo nhất định, khi nhà quản trị cĩ trách nhiệm và quyền hạn nhất định trong việc điều tiết nhân sự và các nguồn lực khác để thực
hiện các hoạt động của một đơn vị Ở cả hai cách hiểu trên, hoạt động
quản trị đều hiện điện trong CTXH Ở gĩc nhìn quản trị như một hoạt động lãnh đạo quản lý, các nhà quản trị CTXH hoạt động như một nhà quản lý thơng thường: họ cĩ trách nhiệm giám sát, tổ chức, và quản lý các dịch vụ, chương trình, hoạt động CTXH
Trong lĩnh vực quản trị, NVCTXH sử dụng các tri thức, kỹ năng và kỹ thuật tiếp thu từ khoa học Quản trị, và các hoạt động của họ, do đĩ, cĩ rất nhiều điểm chung với các hoạt động quản trị nĩi chung Tuy nhiên, khác với quản trị nĩi chung, quản trị CTXH
Trang 28
GIÁO TRÌNH LÝ LUẬN VỀ THỰC HÀNH (ƠNG TÁC XÃ HỘI chịu sự chỉ phối của các giá trị và nguyên tắc đặc thù của ngành CTXH, ví dụ như tơn trọng quyền con người, thúc đẩy năng lực tự chủ của con người, tơn trọng quyền tự quyết của con người
1.6 CÁC PHƯƠNG PHÁP CA CƠNG TÁC XÃ HỘI
Để tạo ra sự thay đổi, CTXH cĩ 2 nhĩm phương pháp, bao gồm
các phương pháp tạo ra sự thay đổi frực tiếp lên thân chủ là can thiệp cá nhân và gia đình, can thiệp nhĩm, can thiệp cộng đồng; và các phương pháp tạo ra sự thay đổi gián tiếp lên thân chủ là quản trị CTXH, và nghiên cứu CTXH
Các phương pháp trực tiếp
Dé tao ra các thay đối trực tiêp với thân chú, thực hành CTXH
làm việc ở cả ba câp độ: vi mơ — làm việc với cá nhân, trung mơ — làm
oN 2,2 Z ` ~ A ` oA Z„® 2 R z z A x
việc với nhĩm, và vĩ mơ - làm việc với các tổ chức, các cộng đồng
Làm việc với cá nhân
Ở cấp bậc này, thực hành CTXH thường diễn ra dưới hình thức làm việc trực tiếp, mặt đối mặt, với các cá nhân nhằm giúp họ đương
đầu và khắc phục các khĩ khăn trong cuộc sống của họ Ở các quốc
gia cĩ hệ thống CTXH phát triển, dịch vụ CTXH cá nhân được triển khai và cung cấp ở hầu như mọi cơ sở an sinh xã hội
Thực hành CTXH cá nhân thường sử dụng nhiều tới kỹ năng
tham vấn bởi các hoạt động diễn ra chủ yếu dưới dạng một-đối-một giữa NVCTXH và thân chủ, nhưng điều đĩ khơng cĩ nghĩa là thực
hành CTXH cá nhân chỉ tập trung vào tham vấn NVCTXH khi làm việc với cá nhân cĩ thể sẽ phải bao quát các hoạt động như thu xếp
chỗ tạm trú cho thân chủ, hay liên hệ tìm kiếm việc làm
Làm việc với nhĩm
Phương pháp này giúp tăng năng lực về thể chất, nhận thức và
Trang 29
Chương 1: Cơng tác xã hội - một nghề chuyên nghiệp
động nhĩm và tương tác với các thành viên trong nhĩm, qua đĩ giúp các thành viên của nhĩm đạt được sự thay đổi mà họ kỳ vọng Với phương pháp CTXH nhĩm, NVCTXH sử dụng các hoạt động nhĩm nhằm hỗ trợ cá nhân, thúc đẩy các tiến bộ và sự phát
triển của các cá nhân nhằm đạt được các mục tiêu can thiệp đề ra đối với nhĩm
Làm việc với cộng đồng
Sử dụng phương pháp này, NVCTXH sẽ lập kế hoạch và phát
triển các dịch vụ xã hội nhằm đáp ứng các nhu cầu của cộng đồng
Khác biệt của CTXH với cộng đồng và hai phương pháp trên khơng chỉ nằm ở quy mơ can thiệp mà cịn ở cách thức huy động các nguồn
lực, điều phối nguồn lực cộng đồng trong tiến trình đáp ứng nhu
cầu an sinh của cộng đồng
Các phương pháp gián tiếp Nghiên cứu
Nghiên cứu CTXH và an sinh xã hội được xếp vào nhĩm các phương pháp tạo ra sự thay đổi gián tiếp bởi hoạt động này khơng can thiệp trực tiếp đối với cuộc sống của thân chủ (dù thân chủ là cá nhân, nhĩm, hay cộng đồng) Nhưng nghiên cứu vẫn được coi
là một phương pháp trong CTXH, bới các hoạt động nghiên cứu,
khi khảo sát một cách hệ thống, khoa học và bài bản đời sống của
con người và tổ chức xã hội, đánh giá nhu cầu của các nhĩm thân chú, hiệu quả can thiệp của các chương trình/dịch vụ/chính sách
cung cấp câu trả lời thực tiến cho các vấn đề mà NVCTXH đang quan tâm và hướng tới giải quyết, và kiểm định các lý thuyết mà
Trang 30
GIÁO TRÌNH LÝ LUẬN VỀ THỰC HÀNH CƠNG TÁC XÃ HỘI
Quản trị
Quản trị cũng được xếp vào nhĩm phương pháp gián tiếp bởi
người làm quán trị khơng trực tiếp can thiệp với thân chủ, nhưng
thơng qua việc tổ chức và điều hành các dịch vụ CTXH, các cơ sở an sinh xã hội, nhà quản trị gián tiếp gĩp phần tạo ra sự thay đổi
cho một hoặc một số vấn đề cụ thể, hoặc một nhĩm thân chủ cụ thể
1.7 CÁC CẤP BẬC CỦA THỰC HÀNH CƠNG TÁC XÃ HỘI CHUYÊN NGHIỆP: MƠ HÌNH CỦA MỸ Ở Việt Nam, CTXH vẫn là một ngành khá mới và vẫn đang trên
con đường phát triển chuyên nghiệp hĩa Vì vậy, một câu hỏi cĩ thể nhiều nhân viên CTXH hoặc các học viên CTXH ở Việt Nam sẽ quan tâm là: với tư cách một nghề nghiệp, thực hành CTXH chuyên nghiệp cĩ thể phát triển theo đường hướng như thế nào?
Dưới đây là một ví dụ về mơ hình phát triển CTXH theo các
cấp bậc khác nhau về tính chuyên nghiệp để chúng ta cĩ thể tham
Trang 31Chương 1: Cơng tác xã hội - một nghề chuyên nghiệp 33 ~ Người giúp đố tự nguyện ~ Tỉnh nguyện viên
~ Nhân viên khơng chuyên làm việc trong lĩnh vực dịch vụ nhân văn Nhân viên CIXHcơbản Thường trên 2 năm kinh nghiệm Nhân viên CTXH chuyên biệt
Tối thiểu 2 năm kinh nghiệm; qua kỳ sát hạch,
thư giới thiệu - thứng thỉ ACSW - Chứng thỉ chuyên biệt ~ Nhân viên CTXH lâm sàng Nhân viên (TM độc lập - Trên 5 năm kinh nghiệm, sát hạch, thư giới thiệu Bằng cấp về CTXH lâm sàng; PhD hoặc DSW Nhân viên CTXH cao cấp
NVCTXH cơ bản: Ở cấp độ nghề nghiệp này, địi hỏi người
làm CTXH được đào tạo các kỹ năng thực hành chuyên nghiệp, hệ
thống lý thuyết và các giá trị nghề nghiệp, khơng phải thơng qua kinh nghiệm làm việc hàng ngày mà thơng qua các chương trình
đào tạo chính thức
Để thực hành nghề với tư cách NVCTXH cơ bản, người làm CTXH phải cĩ bằng cử nhân CTXH từ một chương trình đào tạo CTXH được Hội đồng Giáo dục CTXH cơng nhận
NVCTXH chuyên biệt: Ở cấp độ này, NVCTXH phải làm chủ
Trang 32GIÁ0 TRÌNH LÝ LUẬN VỀ THỰC HÀNH CƠNG TÁC XÃ Hội
đồng thời nắm vững tri thức chung về con người và tác động của mơi
trường xã hội đối với con người Thực hành chuyên biệt cũng địi hỏi
việc sử dụng cái tơi một cách kỹ thuật trong các mối quan hệ cĩ tính
trị liệu với cá nhân hoặc nhĩm, hoặc địi hỏi phải cĩ một hệ thống tri
thức rộng về nghiên cứu, quản trị, lập kế hoạch và các vấn đề xã hội
Để thực hành nghề ở cấp độ này, địi hỏi phải cĩ bằng thạc sỹ
CTXH từ một chương trình đào tạo được Hội đồng Giáo dục CTXH
cơng nhận
NVCTXH độc lập: cấp độ này địi hỏi NVCTXH khơng chỉ cĩ năng lực ở cấp bậc thạc sỹ trong một lĩnh vực chuyên biệt, mà phải
trải qua ít nhất hai năm làm việc dưới sự hướng dẫn/giám sát thích hợp trước khi được phép cung cấp các dịch vụ tư, địch vụ độc lập
Do vậy, yêu cầu đối với cấp bậc này là bằng thạc sỹ và 2 năm
kinh nghiệm làm việc với trình độ thạc sỹ
NVCTXH cao cấp: đây là cấp độ dành cho những nhân viên
CTXH cĩ kinh nghiệm lâu năm và các nhân viên CTXH cĩ bằng tiến sỹ trong lĩnh vực CTXH hoặc lĩnh vực cĩ liên quan Khác với các nghề khác, rất ít nhân viên CTXH cố gắng đạt được cấp bậc này
Yêu cầu với cấp bậc này đối với người làm thực hành là bằng
thạc sỹ và tối thiểu 5 năm kinh nghiệm thực hành nghề với trình
_ độ thạc sỹ; hoặc bằng tiến sỹ với những người làm trong lĩnh vực
nghiên cứu hoặc giáo dục CÂU HỎI THẢO LUẬN
Vì sao nghề CTXH đơi khi được so sánh với nghề bác sĩ? Phân tích các đặc tính nghề nghiệp của nghề CTXH?
Trang 33
Chương 1: (ơng tác xã hội - một nghề chuyên nghiệp 35 6 _ Phân biệt sự giao thoa và sự khác biệt giữa CTXH và Tâm lý học,
Xã hội học, Trị liệu tâm thần, Điều đưỡng, Quản trị, và Luật? 7 Trong một hệ thống CTXH phát triển, thực hành nghề cĩ thể
được phân cấp như thế nào và với các yêu cầu đào tạo ra sao?
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Beckett, Chris (2006), Lý luận cốt lõi cho thực hành cơng tác xã hội, London: NXB Sage
Blok, Willem (2012), Cốt lõi của cơng tác xã hội: giá trị, lý thuyết va thực hành,
London: NXB Jessica Kingsley
Dale, Orren, Rebecca Smith, J.M Norlin, va W.A Chess (2006), Hanh vi con
người uà mơi trường xã hội - lý thuyết các hệ thống xã hội, Tái bản lần 5, Boston: NXB Pearson
Johnson L C (1995), Thực hành cơng tác xã hội: cách tiếp cận tổng quát, Tái bản lần 5, Boston: NXB Allyn và Bacon
Nguyễn Quang Uần (2005), Tâm lý học đại cương, NXB Đại học Quốc gia Hà
Nội
Popple, Philip và Leslie Leighninger (2001), Nghề dựa trên chính sách: Nhập mơn phân tích chính sách an sinh xã hội dành cho nhân uiên CTXH, Tái bản lần 2, Boston: NXB Allyn và Bacon
Trần Thị Minh Đức (2009), Giáo trình tham van tim ly, NXB Dai hoc Quốc gia
Hà Nội
Trần Đình Tuấn (2009), Cơng tác xã hội - lý thuyết uà thực hành, NXB Đại học
Trang 34_ Chương2
CÁC CƠNG CỤ CỦA THỰC HÀNH CƠNG TÁC XÃ HỘI
2.1 MỤC TIÊU
Chương này thảo luận về các cơng cụ cốt lõi mà thực hành CTXH ở bắt cứ lĩnh vực chuyên biệt nào cũng cần vận dụng Thơng qua chương này, người học cĩ thể:
- _ Nhận diện được kỳ vọng đối với một NVCTXH;
- Nắm được ý nghĩa của ba cơng cụ chính trong thực hành CTXH; - _ Hiểu sâu về vai trị của giá trị, lý thuyết, và kỹ năng đối với thực hành CTXH; - _ Ý thức được vai trị của thực tiễn trong thực hành CTXH; - Ýthức được tầm quan trọng và cách thức thực hành cĩ tính
khảo nghiệm, thơng qua đĩ, nâng cao hiệu quả sử dụng di tơi của người làm CTXH
2.2 GIỚI THIỆU CHUNG
Thế nào là một nhân viên CTXH giỏi?
Thảo luận; Trường hợp cụ Nguyên, 91 tuổi, lương hưu 9 triệu/ tháng, sức khỏe rất yếu nhưng khá minh mẫn, hiện đang ỏ cùng v6i gia _ đình uợ chồng con trai trưởng Cụ thường xuyên yêu chu duoc uào nhà dưỡng lão uới lý do là cụ cĩ nhiều uấn đề uề sức khỏe nên khơng tự chăm
Trang 35
Chương 2: Các cơng cụ của thực hành cơng tác xã hội
mỗi lần con cháu đề nshị dua cu đi thắm quan một uiện dưỡng lão thì
cụ lại cĩ lý do từ chối Con cháu một mặt cũng khơng truốn đưa cụ uào
uiện dưỡng lão uì sợ điều kiện sinh hoạt ở đĩ khơng đảm bảo ồ sợ dư luận
xã hội chê cười; nhưng mặt khác cũng rất tức chế khi sống cùng cu vi cu
thường xuyên la mang va thường xuyên yeu cau con cháu phải làm uiệc
nọ uiệc kía cho cụ, bất chấp lúc đĩ con chau dang bain viéc gi
Gần đâu, mâu thuẫn giữn cụ uà con cháu trở niên rất căng thẳng, cả hai bên đều tất giận nhau uà khơng truốn sống cùng nhau Cụ cho rằng con cháu 0ơ ơn, bạc ác, bỏ mặc cụ khi cu gia yeu Cơn cháu thì giận 0ì cụ hay mắng chửi con cháu, thường xuyên cĩ những địi hỏi oơ lú, cơ tý làm
xấu mặt con cháu uới người ngồi, uí dụ như cụ đã từng sợi cả cơng an
0ù tổ dân phơ dén nha dé t6 cdo con cháu bỏ tặc cụ
Chị Bình là nhân vién CTXH được sia đình mời đến để tìm hướng
giải quyết cho mâu thuẫn sia đình nay |
Theo ban, cu Nguyén va gia dinh cu Nguyén ky vong diéu gi 6 chi Binh?
Dưới đây sẽ là những điều mà cụ Nguyên và gia đình mong đợi
ở chị Bình:
(1) Giải tỏa những mâu thuẫn và căng thẳng đang leo thang giữa cụ Nguyên và gia đình
(2)Nhận diện chính xác nhu cầu của cụ Nguyên, hỗ trợ gia
đình đáp ứng đúng nhu cầu của cụ; ít nhất là trước mắt xác định
được con đường nào tốt nhất cho cụ: sống cùng với gia đình hay sống ở một viện dưỡng lao cao cấp mà gia đình hồn tồn cĩ khả
năng chỉ trả Và khi xác định được rồi, NVCTXH cần hỗ trợ cụ và
gia đình để tiến hành con đường đĩ một cách thuận lợi nhất Để làm được điều đĩ, cụ Nguyên và gia đình kỳ vọng chị Bình
cĩ được những phẩm chất sau:
-_ Khả năng lắng nghe;
- Hiểu biết về hệ thống viện dưỡng lão, nắm vững về quy trình
Trang 36GIÁO TRÌNH LÝ LUẬN VỀ THỰC HÀNH CONG TAC XÃ HỘI
-_ Điềm tĩnh, cĩ khả năng khiến người khác cảm thấy tin tưởng;
-_ Chắc chắn và quyết đốn;
-_ Khả năng thể hiện sự tơn trọng một cách tích cực; khơng xét
đốn hay khiến người khác cảm thấy chị sẽ xét đốn họ sau lưng;
-_ Khả năng làm việc với người cao tuổi;
- Kha nang làm việc với cảm xúc tiêu cực của người khác mà
khơng bị tác động bởi những cảm xúc đĩ;
-_ Thực sự quan tâm tới việc đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của người cao tuổi;
- Năng lực giao tiếp;
- Thực tế: biết chú ý tới việc lên kế hoạch cĩ tính khả thi và hiệu quả, chứ khơng phải lên những kế hoạch nhìn rất ổn nhưng
khi đưa vào thực tế thì lại gặp trục trặc, hoặc khơng thực sự đáp ứng
được nhu cầu của cụ Nguyên và gia đình;
-_ Hiểu những rào cản tâm lý và văn hĩa của gia đình khi cân
nhắc phương án gửi người cao tuổi trong gia đình vào viện đưỡng lão;
- _ Cĩ năng lực kết nối các thành viên trong gia đình và thu hút
sự cộng tác từ các bên liên quan
Những phẩm chất trên là những điều mà người sử dụng dịch vụ cần ở NVCTXH trong tình huống cụ thể này để cĩ thể giải quyết
tốt vấn đề của thân chủ Hay nĩi cách khác, đĩ là những tiêu chí
xác định một người cĩ phải là NVCTXH giỏi hay khơng, vì xét cho cùng, một nhân viên CTXH giỏi cần tiếp cận được thân chủ, giúp
thân chủ gỡ rối vấn đề của mình, giải quyết các khĩ khăn mà họ
đang gặp phải, đáp ứng các nhu cầu chưa được đáp ứng, nâng cao
chất lượng cuộc sống cho thân chủ
Mặc dù mỗi tình huống cụ thể cĩ thể địi hỏi những phẩm
chất cụ thể khác nhau từ nhân viên CTXH, ví dụ như trong tình
huống khi các thành viên trong gia đình đều đang tối bời và
khơng thể tìm được tiếng nĩi chung như trường hợp gia đình cụ
Trang 37
Chương 2: Các cơng cụ của thực hành cơng tác xã hội
trọng mà NVCTXH cần thể hiện; nhưng với một tình huống
khác, sự tin tưởng và tơn trọng lại cĩ thể cần được thể hiện nhiều
hơn , nhưng tựu trung lại, chúng ta cĩ thể thấy các phẩm chất mà NVCTXH cần thể hiện cĩ thể phân chia thành ba nhĩm căn bản Một số phẩm chất thuộc nhĩm kiến thức (ví dụ trong trường hợp cụ Nguyên, NVCTXH sẽ cần thể hiện kiến thức về hệ thống viện dưỡng lão, kiến thức về người cao tuổi cao tuổi và nhu cầu của người cao tuổi ); một số phẩm chất thuộc về nhĩm kỹ năng (kỹ năng lắng nghe, kỹ năng liên kết mọi người và kêu gọi sự hợp tác; kỹ năng tạo ra sự tin cậy ); một số liên quan tới gid tri (thuc
sự quan tâm tới việc hỗ trợ đáp ứng nhu cầu của ngudi cao tudi,
khơng Xét đốn thân chủ )
Một số phẩm chất cĩ vẻ là những phẩm chất cĩ tính bẩm sinh (ví dụ như sự điềm tĩnh) hơn là kỹ năng hoặc giá trị là những yếu
tố hình thành qua quá trình đào tạo Vậy, một câu hỏi đặt ra là: việc
xếp nĩ vào các phẩm chất cần thiết để tạo ra một NVCTXH giỏi cĩ phải là đang làm khĩ cho NVCTXH khơng, khi mà khơng phải ai sinh ra cũng cĩ được những phẩm chất cần thiết đĩ? Đúng là cĩ những phẩm chất bẩm sinh một số người sẽ cĩ ưu thế, trong khi lại là yếu điểm với một số người (một số người sẽ thấy rất khĩ để giữ bình tĩnh trước sự mất bình tĩnh của người khác; một số thường cĩ khuynh hướng xét đốn; một số cảm thấy hành động đễ hơn lắng nghe và thấu hiểu ) Nhưng, thực tế là đa số các phẩm chất đều cĩ thể rèn luyện được Kế cả một số phẩm chất cĩ vẻ rất cĩ tinh bam sinh như khả năng bình tĩnh hay khả năng thơng cảm và khả năng chấp nhận sự khác biệt, nhưng thực tế thì chúng là những kỹ năng hoặc giá trị mà chúng ta rèn luyện được trong quá trình tác nghiệp, và dần dần, nĩ sẽ trở thành một phần của con người chúng ta - phần con người thuộc về chuyên mơn nghiệp vụ
2.3 CÁC CƠNG CỤ CỦA THỰC HÀNH CơNG TÁC XÃ HỘI: TRI THỨC, KY NANG, GIA TRI
Trang 3840 ~ GIÁO TRÌNH LÝ LUẬN VỀ THỰC HÀNH CƠNG TÁC XÃ HỘI
thức, kỹ năng, và giá trị - nghe qua thì cĩ vẻ khác biệt, nhưng thực tế
trong cuộc sống đơi khi chúng rất dễ bị nhầm lẫn với nhau Biết cách
làm việc với người cao tuổi, ví dụ, là tri thức hay kỹ năng? Khơng xét đốn thân chủ là kỹ năng hay giá trị? Ví dụ như vậy
Chính vì 3 cơng cụ này để bị nhầm lẫn với nhau, nên chúng ta
cần phân biệt rõ ràng sự khác biệt giữa chúng Khi khơng thể phân biệt rõ ràng ba cơng cụ này, chúng ta sẽ khĩ cĩ thể biết lúc nào thì
dùng cái gì và dùng như thế nào, và cơng cụ nào đang là thế mạnh
của mình và cơng cụ nào ta cần rèn luyện thêm trong quá trình thực
hành nghề
Cũng phải lưu ý thêm rằng, ba cơng cụ này khá độc lập với nhau
Chúng ta cĩ thể nắm chắc lý thuyết nhưng chưa chắc đã biết cách
thực hành những cái mình biết Khả năng ta thực sự làm được việc
ta muốn làm là kỹ răng; và nĩ tương đối độc lập với tri thức Trên thực
tế thì cĩ thể phát triển kỹ năng mà khơng nhất thiết phải nắm vững
được tri thức, và do đĩ, cĩ những người khơng phải là nhân viên
CTXH chuyên nghiệp, khơng hề được đào tạo để làm việc với thân
chủ, ví dụ, nhĩm trẻ sống ngồi lề xã hội, nhưng lại cĩ thể làm việc
rất tốt với nhĩm trẻ sống ngồi lề xã hội mà trong khi các NVCTXH
mới ra trường chưa chắc đã cĩ thể làm được như vậy, mặc dù các
NVCTXH mới ra trường cĩ thể nắm khá nhiều kiến thức về đặc điểm của nhĩm trẻ sống ngồi lễ xã hội, các vấn để trẻ thường hay gặp
phải, một số kỹ thuật cơ bản khi làm việc với nhĩm trẻ này Giá trị lại cũng là điều khác với tri thức và kỹ năng Chúng ta
cĩ thể nắm rất vững tri thức về xe và hệ thống giao thơng; chúng ta cĩ thể cĩ kỹ năng lái xe rất tốt, nhưng chúng ta vẫn cĩ thể là một
người lái xe tệ và cĩ thể gây nguy hiểm cho người tham gia giao thơng khác, nếu chúng ta khơng quan tâm tới việc đảm bảo an tồn giao thơng (ví dụ chúng ta sẵn sàng lái xe khi uống say, hoặc chúng ta mặc váy bĩ, đi giầy cao gĩt gĩt nhọn khi lái xe, chúng ta phĩng xe quá tốc độ cho phép trong các khu vực đơng dân cư ) Lúc này,
việc chúng ta là người lái xe tốt hay khơng tốt khơng phải do chúng
Trang 39
Chương 2: Các cơng cụ của thực hành cơng tác xã hội
ta lựa chọn cái gì là ưu tiên của chúng ta: sự thuận tiện cho cá nhân
chúng ta, hay những nguyên tắc đảm bảo an tồn cho chính chúng ta và người khác Lựa chọn này được quyết định bởi giá trị
Chris Beckett (2006, 19) đưa ra sự phân biệt rất chính xác và
ngắn gọn về tri thức, kỹ năng, và giá trị Một cách khái quát, “tri thức cho ta biết chúng ta cĩ những lựa chọn nào và những lựa chọn này sẽ dẫn tới những kết quả như thế nào Kỹ năng là cái đặt giới
hạn cho việc hiện thực hĩa các lựa chọn của chúng ta — chúng ta cĩ
thể làm được và làm được đến đâu điều chúng ta muốn làm Nhưng khi chúng ta lựa chọn cĩ làm hay khơng và làm như thế nào, thì lựa
chọn đĩ được quyết định bởi giá trị”
Cũng cần nhắn mạnh thêm rằng, tri thức và kỹ năng cĩ nhiều
dạng khác nhau và nhiều cấp độ khác nhau Với giá trị cũng vậy, hệ thống giá trị của mỗi con người khơng bao giờ là một hệ thống
thuần nhất, mà được cấu thành từ nhiều bộ giá trị khác nhau, và
các giá trị khác nhau lại cĩ tầm quan trọng khác nhau với mỗi một người cụ thể Một người NVCTXH được đào tạo để tin tưởng và tuân thủ các giá trị và nguyên tắc của CTXH, ví dụ như tơn trọng quyền tự quyết của thân chủ, bảo vệ người yếu thế, tơn trọng quyền con người, tơn trọng sự khác biệt Nhưng anh ta cũng đồng thời là một người Việt Nam, được sinh ra và nuơi dưỡng trong một gia đình đề cao các giá trị gia trưởng, cho rằng vợ cần vâng lời chồng, con cần vâng lời bố mẹ Khi anh làm việc với các vẫn đề về quan hệ
bạn bè của trẻ em, anh cĩ thể khơng gặp khĩ khăn gì với hệ thống
giá trị của mình Nhưng khi anh làm việc với các vấn dé vé gia đình, về mối quan hệ giữa vợ-chồng, bố mẹ-con cái, cĩ thể anh sẽ gặp những khĩ khăn do sự xung đột giá trị trong chính con người
anh - sự xung đột giữa hệ giá trị CTXH mà anh được đào tạo, và hệ
giá trị gia trưởng mà anh tiếp nhận với tư cách một người đàn ơng
Bên cạnh đĩ, cuộc sống xã hội của con người cũng luơn biến động và phức tạp hơn bắt cứ một lý thuyết hay một mơ hình nào
Trang 40
GIÁO TRÌNH LÝ LUẬN VỀ THỰC HÀNH CƠNG TÁC XÃ HỘI
địi hỏi ứng dụng nhiều dạng tri thức và kỹ năng khác nhau, và bị chi phối bởi nhiều hệ giá trị khác nhau - khơng chỉ của NVCTXH mà cịn cả của các bên liên quan Bởi vậy, ý thức được ý nghĩa và
sự khác biệt giữa ba cơng cụ thực hành CTXH - tri thức, kỹ năng,
và giá trị - là một việc cần thiết, bởi nĩ cĩ thể giúp chúng ta nhận định được trong một tình huống cụ thể, đâu là vấn đề cần quan tâm hay cần cải thiện Chúng ta cần làm rõ những điều này khơng chỉ để nâng cao năng lực làm việc của bản thân, mà cịn để hỗ trợ giải quyết vấn đề của người sử dụng dịch vụ một cách chính xác: liệu vấn dé ma ho đang vướng mắc là do họ thiếu tri thức, thiếu kỹ năng, hay cĩ xung đột về giá trị?
Mà trong các tình huống thực hành CTXH cụ thể, việc nhầm lẫn hoặc bỏ quên một trong ba yếu tố trên lại rất dễ xảy ra Theo Beckett (2006), cĩ hai nhầm lẫn hay xảy ra Nhằm lẫn thứ nhất là về tri thức và kỹ năng Chúng ta rất dễ quên mắt một điều rằng biết khơng cĩ nghĩa là làm được Người ta cĩ thể nĩi rất giỏi và hiểu rất đúng về lý thuyết, nhưng khơng cĩ nghĩa là người ta làm được những gì người ta nĩi Một người mẹ cĩ thể nĩi rất hay về triết lý giáo dục đối với con cái, nhưng hành vi giáo dục của người mẹ đĩ lại chưa chắc đã đồng thuận với những gì cơ nghĩ Bản thân NVCTXH cũng vậy, việc một người NVCTXH cĩ hiểu biết về, ví dụ người cao tuổi, chưa chắc đã đảm bảo anh cĩ thể làm việc tốt với người cao tuổi
Một nhầm lẫn nữa hay xảy ra là nhầm lẫn giữa những câu hỏi trí thức và câu hỏi gid tri Biết thân chủ sẽ phải chịu rủi ro đến đâu trong một tình huống nhất định là một chuyện, quyết định rằng mức độ rủi ro đến đâu là chấp nhận được lại là cầu chuyện khác Cái đầu là tri thức, cái thứ hai là về giá trị Ví đụ, khi đánh giá một tình huống
bạo hành gia đình với trẻ em, việc NVCTXH đánh giá mức độ bạo
hành và các yếu tố liên quan để quyết định đứa trẻ liệu cĩ nên tiếp tục được sống với gia đình, hay nên tách đứa trẻ ra khỏi gia đình — vẫn đề này sẽ chịu sự chi phối của cả hai vấn đề: tri thức và giá trị Tri thức giúp NVCTXH đánh giá được rủi ro khi trẻ tiếp tục sống