1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo trình đảng cầm quyền trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền

304 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 304
Dung lượng 7,45 MB

Nội dung

Trang 1

HOC VIEN BAO CHi VA TUYEN TRUYEN KHOA CHÍNH TRỊ HỌC

GS, TS Duong Xuân Ngoe (Chi biên)

GIAO TRINH ĐẮNG CẨM (UYỂN

TRŨNE ĐIỀU KIÊN ị

XÂY DỰN6 NHÀ NƯỨC PHÁP QUYÊN

Trang 2

GIAO TRINH DANG CAM QUYEN

TRONG DIEU KIEN

Trang 3

HOC VIEN BAO CHi VA TUYEN TRUYEN

KHOA CHÍNH TRỊ HỌC

GS, TS Dương Xuân Ngọc (Chủ biên)

GIÁO TRÌNH DANG CAM QUYEN

-TRONG DIEU KIEN -

XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN

Trang 4

TAP THE TAC GIA

GS, TS Duong Xuan Ngoc TS Pham Thi Hoa

Trang 5

LOI GIGI THIEU

Đảng cộng sản cầm quyền trong điều kiện xây dựng nhà

nước pháp quyền là một lĩnh vực mới được khoa học chính trị ở Việt Nam đề cập và nghiên cứu trong một vài thập niên đầu thế kỷ XXI, khi yêu cầu đảng cộng sản cầm quyền một cách khoa học, dân chủ, theo pháp luật và vì hạnh phúc của nhân dân được đặt ra trực tiếp Cầm quyền theo pháp luật là yêu cầu mới đối với đảng cộng sản cầm quyền ở những nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa Trong điều kiện xây dựng nhà nước: pháp quyền xã hội chủ nghĩa, yêu cầu làm rõ thâm quyền và quyền sử dụng sức mạnh nhà nước đến đâu của đảng cộng sản cầm quyền để bảo đảm vừa tăng cường vai trò cầm quyền của đảng cộng sản cầm quyền, vừa phát huy vai trò kiến tạo, quản lý và cung ứng dịch vụ công của Nhà nước và quan trọng hơn là bảo đảm vị thế là người chủ của nhân dân, đặt ra việc làm rõ cơ sở cả về lý luận và thực tiễn Chính vì vậy, việc đưa vào chương trình đào tạo ngành Chính trị học bậc sau đại học, môn học Đảng cẩm quyên trong điều kiện xây

dựng nhà nước pháp quyên là đòi hỏi khách quan và yêu cầu

cấp bách

Trang 6

đầu tiên nhằm phục vụ kịp thời công tác đào tạo ngành Chính trị

học bậc sau đại học về môn học Đảng cam quyền trong điều

kiện xây dựng nhà nước pháp quyên trên tỉnh thần khoa học và tính đảng, bám sát vào thực tiễn đổi mới và hội nhập của

đất nước |

Mac du tap thé tác giả đã có nhiều cô gắng, song do nhiều lý do, trong quá trình biên soạn không tránh được những thiếu sót, rất mong nhận được sự chia sẻ, góp ý của các chuyên gia, các nhà

khoa học tâm huyết vì sự nghiệp đào tạo và phát triển ngành

Khoa học Chính trị còn non trẻ ở Việt Nam Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc

Trang 7

Chuong 1

LY LUAN CHUNG VE DANG CAM QUYEN

TRONG DIEU KIEN XAY DUNG NHA NUGC PHAP QUYEN

1 LY LUAN VE DANG CAM QUYEN

‘1.1 Dang chinh tri

- 1.1.1 Khái miệm đẳng chính trị

Đảng chính trị (polifical parfy) là phạm trù đặc biệt quan

trọng của khoa học chính trị và đời sống chính trị đương đại

Trong lịch sử, đảng chính trị ra đời gan liền với cuộc đấu tranh

chính trị vào cuối thế kỷ XVIII và phát triển mạnh suốt thế ký

XIX cùng với sự phát triển của nền dân chủ tư sản

— Từ khi ra đời, đảng chính trị đã khẳng định được vị trí, vai trò quan trọng trong hệ thống tổ chức quyền lực mà trung tâm là

quyền lực nhả nước Ngày nay, các đảng chính trị phát triển mạnh mẽ ở khắp các quốc gia trên thế giới với nhiều hình thức

khác nhau Tương ứng với cơ cấu giai cấp - xã hội, các đảng

chính trị có thê là đảng tư sản, đảng vô sản, đảng nông dân, đảng

địa chủ, đảng tiểu tư sản, cũng có thê là đảng của liên minh giai

cấp, tầng lớp Bởi vậy, tùy vào cách tiếp cận khác nhau mà có

những định nghĩa khác nhau về đảng chính trị _

Trang 8

tranh cử giành chính quyền, cho rằng, đảng chính trị là tổ chức của những người tự nguyện, được lập ra để tranh cử vảo các cơ

quan công quyén’

Anthony Downs, nhà kinh tế học người Mỹ chuyên nghiên cứu về chính sách công và hành chính công, giáo sư tại Đại học Chicago, xuất phát từ mục đích của các đảng chính trị cho rằng, trong một nền chính trị dân chủ, mục dich duy nhất của một đảng chính trị là giành quyền lực và quyền thực thi quyền lực nhà nước Từ đó, Anthony Downs định nghĩa: “Đảng chính trị

là một đội ngũ, gồm nhiều người, tìm kiếm việc kiểm soát chính

quyên một cách chính danh, thông qua việc thực hiện một cuộc bẩu cử trong một nền chính trị dân chủ, mục đích duy nhất của một dang chính, trị là giành quyền lực và quyền thực thi quyền lực nhà nước”?

Từ điển chính quyên và chính trị Hoa Ky, Jay M.Shafritz cho rằng, “đảng chính trị là một tổ chức tìm cách nắm quyền lực

chính trị bằng cách bầu thành viên của mình vào các cơ quan nhà

nước, nhờ đó tư tưởng chính trị của họ có thể được phản ánh trong các chính sách công cộng””

Moshe Maor cho rằng: “Một tổ chức công khai của các nhà

hoạt động chính trị trong xã hội có liên quan đến việc kiểm soát

! Nguyễn Văn Huyện (Chủ biên): Đảng Cộng sản cam quyền: Nội dung và phương thức cầm quyền của Đảng, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2011, tr.25

? Anthony Downs: An Economic Theory of Democracy, New York: Harper & Brothers, 1957, p.25,

* Xem Jay M.Shafrits: Tir dién vé chính quyên và chính trị Hoa Kỳ, Nxb.Chính

Trang 9

quyền lực của nhà nước, những người này cạnh tranh với nhau trong việc tìm kiếm sự ủng hộ từ một hay nhiều nhóm khác nhau Thông thường, đảng chính trị đóng vai trò trung gian để kết nối giữa các lực lượng trong xã hội với các hệ thông giá trị từ các định chế nhà nước và liên quan đến đảng chính trị đó thông qua các hành động chính trị trong một cộng đồng chính trị rộng hơn”

Từ điển Bách khoa toàn thư mở vi.wikipedia định nghĩa: Đảng phái chính trị hay chính đảng (thường gọi tắt là đảng) là tổ chức

chính trị tự nguyện với mục tiêu đấu tranh dé tham gia vao viéc thé

hiện các quan điểm chính trị, đấu tranh để giành quyền đại điện

cho người dân trong quốc hội, hoặc để đạt được một quyền lực

chính trị nhất định trong chính quyền, thường là bằng cách tham gia các chiến dịch bầu cử Các đảng thường có một hệ tư tưởng

hay một đường lối nhất định, nhưng cũng có thể đại diện cho một

liên minh giữa các lợi ích riêng rẽ Các đảng thường có mục tiêu

thực hiện nhiệm vụ, lý tưởng của tầng lớp, giai cấp, quốc gia để

bảo vệ quyền lợi của tầng lớp, giai cấp hay quốc gia đó”

Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về đảng chính trị chỉ rõ bản chất giai cấp của các đảng chính trị, với tư cách là tổ chức chính trị đại diện lợi ích giai cấp, thé hiện lợi ích cơ bản của giai

cấp trong cương lĩnh cũng như trong hoạt động của mình Rằng,

đảng chính trị là phạm trù lịch sử, gắn liền với sự phân chia xã

hội thành giai cấp, là công cụ mà các giai cấp, các tầng lớp xã hội

' Moshe Maor: Political Parties and Party Comparative approaches and the British experience, Routledge, 1997, p.5

Trang 10

sáng lập nên và sử dụng với mục tiêu giảnh quyền lực, trực tiếp

và tối thượng là quyền lực nhà nước

Trong xã hội hiện đại, tương ứng với cơ cấu giai cấp, có thể

có mô hình một đảng, hai đảng hoặc đa đảng, tuy nhiên, về thực

chất, đảng chính trị luôn mang bản chất giai cấp Chính vì vậy, khi xem xét, đánh giá về đảng chính trị, không nên chỉ nhìn tên

gọi hay cương lĩnh chính trị của nó mà phải nghiên cứu hành

động thực tế của các đảng V.I.Lênin đã chỉ rõ: “Đề nhận rõ được cuộc đấu tranh của các đảng, thì không nên tin ở lời nói, mà nên nghiên cứu lịch sử thực sự của các đảng, nghiên cứu chủ yếu là việc họ làm chứ không phải là những lời họ nói về bản thân họ,

xem họ giải quyết các vấn đề chính trị nhu thé nao, xem thdi dé

của họ như thế nào trong những vấn đề có liên quan đến lợi ích thiết thân của các giai cấp khác nhau trong xã hội: địa chủ, tư bản, nông dân, công nhân ”

Từ điển Bách khoa THẾ học Liên Xô (1983) định nghĩa:

Đảng chính trị là một tổ chức chính trị thể hiện những lợi ích của

một: giai cấp, hay một tổ chức xã hội, liên kết những đại điện ưu

tú nhất của giai cấp để lãnh đạo giai cấp đạt tới mục đích, lý

tưởng nhất định

Đại từ điển Tiếng Việt định nghĩa: “Đảng là một nhóm người

kết lại với nhau để hoạt động với những mục đích nhất định; là tổ

chức chính trị đại điện và đấu tranh vì quyền lợi của một giai cấp, một tằng lớp xã hội””

' V.1.Lênin: Toàn zập, Nxb.Tiến bộ, M.1978, t.21, tr.355

Trang 11

Từ những quan điểm khác nhau về đảng chính trị cho thấy: Đảng chính trị không chỉ đơn thuần là tổ chức của những người có chung mục đích đấu tranh để tham gia vào việc thê hiện các quan điểm chính trị mà còn đấu tranh để giành quyền đại diện cho quyền lực nhà nước Thông thường, trong xã hội dân chủ, các đảng chính trị đều giành quyền lực nhà nước

thông qua bầu cử, qua việc bỏ phiếu của người dân Trách

nhiệm của đảng chính trị đối với người dân thể hiện qua việc

thực hiện các cam kết mà đảng chính trị đã đưa ra trong chiến

dịch tranh cử Ý chí của người bỏ phiếu có ý nghĩa rất quan

trọng đối với một đảng chính trị Điều đó có nghĩa là văn hóa

chính trị của cử tri là vô cùng quan trọng đối với sự thành công

của một đảng chính trị

Quan niệm về đảng chính trị gắn liền với quan niệm về chính trị đảng phái với nghĩa là cơ cấu chính trị trong đó nhiều

đảng tranh giành quyền lãnh đạo chính quyền một cách hòa bình

với nhau thông qua bầu cử Các đảng chính trị, hay chính trị đảng phái luôn là trung tâm cho các cuộc tranh luận về việc đổi mới

nền chính trị cũng như thực hiện các thay đổi chính trị vì sự phát

triển, trước hết là phát triển kinh tế, bảo vệ quyên lực và lợi ích

của giai cấp cầm quyền Các lợi ích cho chính thể sẽ được tìm thấy qua các quyết sách sáng suốt của đảng chính trị cầm quyền

và ca trong quan điểm của các đảng chính trị đối lập Trong thê

chế dân chủ phương Tây, đảng đối lập thường có chức năng như

Trang 12

sự tồn tại của các đảng đối lập là một phương thức tổ chức đối

với một thể chế dân chủ |

Mặc dù có nhiều quan niệm khác nhau, nhưng nhìn chung,

nội hàm của khái niệm đảng chính trị có những đặc trưng sau:

1) Là tổ chức đại điện cao nhất cho lợi ích của một giai cấp,

một tầng lớp, một nhóm hoặc một lực lượng nảo đó

2) Là các nhóm chính trị được tổ chức chủ yếu nhằm -giảnh quyền lực nhà nước

3) Là tổ chức chính trị của những người có đồng chính kiến,

quan điểm, mà trước hết về các chính sách công'

Từ những quan niệm trên có thể đưa ra định nghĩa về đảng chính trị như sau: Đảng chính trị (hay còn gọi là chính đảng), là một tổ chức chính trị đại diện của một giai cấp, một lực lượng xã

hội, có (hoặc không có) tư cách pháp nhân, gồm những người có

cùng chính kiến, tự nguyện tham gia hoạt động liên tục, nhằm thực hiện mục tiêu giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước Nói cách khác, đảng chính trị là tổ chức chính trị bao gồm những người tự nguyện, có cùng chính kiến, đại điện và bảo vệ lợi ích của một giai cấp, một tầng lớp xã hội, hoạt động chủ yếu vì mục

tiêu giành quyền lực nhà nước và sử dụng quyền lực đó nhằm

thực hiện lý tưởng của giai cấp

Trong các nền chính trị đa đảng, tùy theo tương quan lực

lượng va nang lực chủ quan của mỗi đảng, các đảng chính trị có

thể là đảng cầm quyền, liên minh cầm quyền hoặc ở vị trí đối lập

(không cầm quyên), thậm chí ở vị trí bất hợp pháp

! Nguyễn Văn Huyén: Đảng Cộng sản cam quyên: Nội dung và phương thức

Trang 13

Để thực hiện mục tiêu của mình nhất là đối với đảng cầm quyền, đảng chính trị phải thực hiện các hoạt động theo chức

năng là tập hợp, giáo dục người dân, những cử tri tham gia vào

đời sống chính trị, lựa chọn những đại biểu ưu tú cung cấp nguồn nhân lực cho bộ máy chính quyền nhà nước duy trì sự

thống trị về chính trị, thực hiện việc hoạch định và tổ chức thực _

thi đường lỗi, chính sách quốc gia nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp mà đảng đại diện

Trên thực tế, việc giải quyết các lợi ích của đảng chính trị cũng không tách rời lợi ích dân tộc quốc gia Theo Ph.Ăngghen

một đảng chính trị có thể vươn tới quyền lực (quyền lực nhà

nước), thực thi quyền lực chừng nào đó trong quá trình thực hiện các lợi ích của giai cấp, thì đồng thời phải thực hiện các lợi ích của cộng đồng, xã hội ở mức độ nhất định Đảng phải biến ý chí

của một bộ phận thành ý chí của cả dân tộc quốc gia C.Mác nhắn

mạnh, thực hiện chức năng xã hội, lợi ích xã hội là cơ sở của sự thống trị chính tri, va sit thống trị chính trị cũng chỉ kéo dài chừng nào đó còn thực hiện chức năng xã hội

Mục tiêu của đảng chính trị trước hết là giành quyền lực nhà

nước và sử dụng quyền lực cho mục tiêu, lợi ích giai cấp mà đảng đại diện Khi giảnh được quyền lực nhà nước, đảng trở

thành đảng cầm quyền Ý chí của đảng cầm quyền trở thành ý chí

của quyền lực nhà nước, ý chí của toàn xã hội

Trong xã hội dân chủ, đảng chính trị phải là đảng hợp pháp,

được pháp luật thừa nhận về tổ chức và được hoạt động chính trị

Trang 14

Theo các nhà nghiên cứu phương Tây, để một tổ chức chính

trị trở thành đảng chính trị cần phải hội đủ những điều kiện cơ

bản sau:

1) Phải hợp hiến (được pháp luật thừa nhận) có ảnh hưởng đến quan niệm chính trị của đảng cầm quyền Mục tiêu của đảng

có tác động gây ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống chính trị Nỗ lực

tham gia định hình quan niệm chính trị của đảng phải có định

hướng đài hạn và tập trung vào nhiều lĩnh vực chính trị

2) Phải tham gia thường xuyên vào việc làm đại diện chính trị cho nhân dân

3) Phải là một tổ chức độc lập

4) Phải là một liên biệp (Ủnion) các công dân, với nguyên

tac gia nhập là theo tư cách thành viên cá nhân

5) Mọi liên hiệp chính trị muốn được công nhận là một

đảng, phải công khai trước công chúng

Tất nhiên còn những ý kiến khác nhau, song giá trị tham

khảo của quan điểm cũng tham góp vào cơ sở để xem xét đảng chính trị trong xã hội đương đại

1.1.2 Chức năng của đảng chính trị

Với tư cách là một tổ chức, chức năng của đảng chính trị

được xem là những phương hướng, phương diện hoặc những mặt

hoạt động chủ yếu của tổ chức nhăm đạt mục tiêu của tổ chức

đảng đã đề ra

Trong thế giới đương đại, một cách tổng quát nhất có thé

Trang 15

lực nhà nước vì lợi ích của giai cấp, tầng lớp mà đảng đại diện Nói cách khác, các đảng chính trị có chức năng giành, tham gia vào cơ cấu quyền lực nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước,

thông qua nhà nước, bằng nhà nước để tối đa hóa lợi ích của

đảng mình

Trong chế độ chính trị dân chủ, đảng chính trị có những chức

năng cụ thể chủ yếu sau:

Thứ nhất, tập hợp và giáo dục quản chúng, cử tri tham gia vào đời sống chính trị, trực tiếp tham gia vào bầu cử theo hướng

có lợi cho đẳng

Với các quốc gia đa đảng, dé thu hút sự ủng hộ của cử trị,

các đảng chính trị tìm cách tuyên truyền, vận động quân chúng

nhân dân tin và bỏ phiếu cho ứng cử viên của đảng mình Các

chính đảng trong bầu cử, có chức năng đơn giản hóa những sự lựa chọn của cử tri, giáo dục và hướng cử trị, tạo điều kiện để cử

tri tham gia vào đời sống chính trị và quan trọng nhất là bó phiếu

cho ứng cử viên của đảng

Thứ hai, cung cấp nguồn nhân lực cho các vị trí lãnh đạo của các cơ quan công quyển

Trang 16

trào, Chúng ta phải đào tạo những người sẵn sàng hiến dâng

cho cách mạng, không phải chỉ những buổi tối rỗi việc của họ,

mà tất cả cuộc đời của họ”, V.I.Lênin cũng khẳng định: chỉ có

trong phong trào cách mạng, trong hoạt động thực tiễn, trong công tác thực tế, trong phong trào thi đua trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, người tổ chức có tài phải thực tế nỗi bật lên và

phải được đề bạt lên những chức vụ cao trong sự nghiệp quản lý

nhà nước ,

Có thé nói, trên thế giới hiện nay, hầu hết các vị trí lãnh đạo

của các cơ quan công quyền từ Trung ương đến địa phương đều

là người của các đảng chính trị cầm quyền nắm giữ Số người giữ

vị trí lãnh đạo không thuộc các đảng chính trị cầm quyền thường

chiếm một tỷ lệ rất nhỏ

Thứ ba, hoạch định đường lối chính trị

Khi còn tranh cử, các đảng đã đưa ra các cương lĩnh tranh cử,

trong đó đề cập đến những đường lối, chính sách mà đảng sẽ thực

hiện khi trở thành đảng cầm quyền Khi trở thành dang cam

quyền, muốn duy trì được vai trò cầm quyền tất yếu các đảng phải đưa ra được cương lĩnh, đường lối chính trị, được nhà nước

thê chế hóa thành chính sách quốc gia Trong thể chế chính trị đa đảng, các chính đảng trong chính phủ, có chức năng lập ra phải

đa số trong chính phủ, hoạch định và thực thi các chính sách công, kiểm soát và chịu tránh nhiệm về các hoạt động của chính

phủ, bảo vệ, củng cố hệ thống chính trị, trực tiếp là bảo vệ lợi ích

của giai cấp mà đảng đại diện

Trang 17

Để thực hiện chức năng nảy, các đảng chính trị phải thực

hiện các nhiệm vụ:

1) Xác lập hệ tư tưởng, xây dựng các chương trình hành động, chiến lược thuyết phục công dân hành động theo đường lối của đảng mình

2) Xây dựng, củng cố tổ chức đảng, phát triển đảng viên, lựa

chọn các thủ lĩnh, nếu thắng cử, sẽ tham gia vào cương vị lãnh

đạo trong các cơ quan nhà nước hoặc các tô chức xã hội

3) Liên hệ chặt chế với người dân, nắm bắt nhu cầu của họ và

có thể đưa ra những yêu cầu ấy vào cương lĩnh tranh cử và vào

chương trình ngh] sự của đảng

Khác với nhà nước, trong hệ thống chính trị, đảng chính trị

không có chức năng công quyền Nếu một đảng chính trị trở thành đảng cầm quyên thì chính nhờ vào vị trí ấy mà đảng có

thể biến quyền lực chính trị của mình thành quyền lực nhà nước

và tác động có tính quyết định đến các quyết định công Các

đảng chính trị đều thực hiện các phương thức khác nhau để lãnh

đạo xã hội như truyền bá hệ tư tưởng, đưa ra cương lĩnh, chương trình hành động, đào tạo các nhà chính trị có kha nang tô chức và lôi kéo quần chúng nhằm chinh phục trái tim, khối óc của quần chúng, làm cho quần chúng thừa nhận, tín nhiệm và lựa chọn đại điện của đảng để bầu vào các cơ quan công quyên

Ở một cực khác, các đảng chính trị có thể đấu tranh bằng bạo

lực, hoặc thực hiện “đảo chính quân sự” dé gianh chinh quyén Tuy nhiên, biện pháp giành quyền lực này không còn phô biến

Trang 18

chính quyền thường là đảng đáp ứng được lợi ích của đa số nhân dân, có năng lực sử dụng quyền lực công, hình ảnh của đảng (lý tướng, truyền thống, phẩm chất đảng viên ) có sức hấp dẫn và thuyết phục quần chúng, thể hiện được tính chính đáng trong quá trình giành, giữ, sử dụng, kiểm soát quyền lực nhà nước

Thực tiễn lịch sử cho đến nay, đảng chính trị (dù là đảng cầm

quyền hay đảng đối lập) và nhà nước là những thể chế chính trị

khác nhau, có quyền lực khác nhau trong hệ thống chính trị

Đảng chính trị là một tổ chức đại diện cho một bộ phận của xã hội, trong khi đó, nhà nước là một cơ quan đại diện cho toàn

xã hội

Khi một đảng chính trị trở thành đảng cầm quyền, đảng có bộ

máy nhà nước không loại trừ những quyết định có lợi cho đảng,

tức là hợp pháp hóa những lợi ích riêng của đảng và của lực lượng xã hội mà đảng đại diện cũng là một hiện tượng mang tính quy luật Tuy nhiên, quyền lực của đảng không bao giờ là quyền lực của nhà nước và ngược lại, quyền lực của nhà nước cũng không phải là quyền lực của đáng chính trị Là đảng cằm quyền,

quyền lực của đảng được mở rộng ngoài quyền lực riêng có của

đảng cộng với một phần quyền lực của nhà nước dem lai, tr quyên lực hành chính và quyền lực của nhân dân Là nhà nước

của đảng cầm quyền, song quyền lực của nhà nước luôn có được

những quyền mà đảng cầm quyền không có được, đó là quyền

hành chính và quyền thu thuế Đây là điểm khác nhau căn bản

Trang 19

1.1.3 Hệ thống đảng chính trị

Hệ thống đảng chính trị được tô chức và có vai trò khác nhau

tùy thuộc vào tính chất của chế độ chính trị và của bản thân hệ

thống chính trị Tại các nước tư bản chủ nghĩa đều áp dụng chế

độ đa đảng, song mỗi nước có những hình thức tổ chức khác

nhau Hệ thống chính đảng nào hiệu quả hơn? Về bản chất, đây

cũng chính là chế độ một đảng (đảng của giai cấp tư sản), cho đù

về hình thức có thể là thể chế một đảng rưỡi, hai đảng hay hai

đảng rưỡi Điều quan trọng hơn là, đối với mỗi quốc gia, không thê tùy tiện trong việc lựa chọn hệ thống chính đảng

Hệ thống các chính đảng là sự kết hợp và tương tác giữa tất

cả các đảng trong một hệ thống chính trị Tùy theo tiêu chí mà có _

cách phân chia đảng chính trị thành các loại khác nhau như: đẳng cánh tả - cánh hữu, đảng quân sự - dân sự, đảng cầm quyền hay

đảng đối lập Nếu dựa trên số lượng đảng phái có thể phân

thành hệ thống một đảng và hệ thống đa đảng

Trong hệ thống đa đảng có thể phân chia thành hệ thống hai

đảng cầm quyền và hệ thống đa đảng cầm quyền Số lượng đảng

phái cầm quyền ở các quốc gia theo hệ thống đa đảng có liên quan mật thiết với hệ thống bầu cử mà các quốc gia đó áp dụng

Dựa trên kết quả nghiên cứu, M.Duverger` đã đưa ra kết luận

quan trọng: 1) Hệ thống bỏ phiếu theo quy tắc đa số một vòng sẽ

Trang 20

dẫn đến hình thành hệ thống hai đáng: 2) Hệ thống bỏ phiếu đại

diện theo tỉ lệ tạo ra một hệ thống đa đảng; 3) Hệ thống bỏ phiếu theo nguyên tắc đa số hai vòng sẽ tạo ra một hệ thống đa đảng, trong đó các đảng có xu hướng liên minh với nhau’

Nếu lấy cơ sở quần chúng làm tiêu chí để phân loại, có thé

chia làm ba loại chính là: 1) Đảng xây dựng trên cơ sở một cá nhân (như đảng của Hiiler, Đảng Một dân tộc của Australia

hiện nay), tạm gọi là đảng cá nhân; 2) Đảng xây dựng trên cơ SỞ một nhóm người tích cực được lựa chọn, có những phẩm

chất nhất định (như các đảng cánh tả ở nhiều nước), gọi là

đáng nhóm; 3) Đảng xây dựng trên cơ sở mở, bất kỳ ai ủng hộ

đảng (bỏ phiếu) để trở thành đảng viên (như rất nhiều đảng

hiện nay ở Mỹ, Anh, Đức, ) Các đảng này có thê gọi là các

đảng mở -

Dựa trên hai tiêu chí, số lượng các đảng phái (hay độ phân tán) và sự khác biệt giữa các đảng về hệ tư tưởng (hay độ phân cực), Sartori phân biệt 4 kiểu hệ thống các chính đảng như sau”:

- Hệ thống hai đảng (Two-partism): phân tán thấp, phân cực

tự tưởng thấp (như ở Anh, Mỹ hiện nay)

- Hệ thống đa đảng ôn hòa (Moderate multipartism): phan

tán vừa phải, phân cực tư tưởng thấp (như ở Đức, cho đến những

năm 1980)

' Nguyễn Văn Huyện: Đảng Cộng sản câm quyển: Nội dung và phương thức cấm quyên của Đảng, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2010, tr.33

* Yves Mény, Andrew Knapp: Government and Politics in West Europe - Britain, France, Italy, Germany, OxfordUniversityPress, New York, 1998,

Trang 21

- Hệ thống da đảng phan tan (Segmented multipartism): phân tán lớn, phân cực tư tưởng vừa phải (như ở Pháp, Italia hiện nay)

- Hệ thống đa đảng phân cực (Polarized multipartism): phân tán lớn, phân cực tư tưởng lớn (như ở Pháp trong nền

Cộng hoa IV)

Theo phân loại này, Mỹ và Anh là trường hợp điển hình của

hệ thống hai đảng, còn ở Đức cho đến những năm 1980 là hệ

thống đa đảng ôn hòa, trong khi đó, hệ thống chính đảng Pháp có sự phân tán lớn hơn nhiều so với các nước còn lại Trong những

năm 1960, 1970, Pháp có hệ thống đa đảng ôn hòa Song từ

những năm 1980 đến nay, hệ thống các chính đảng Pháp đã có

những chuyển biến lớn theo hướng chuyển thành hệ thống đa

đảng phân tán

— Tuy nhiên, cách phân loại này không bao quát được trường

hop Nhat Ban va Thụy Điển, những nơi có đuy nhất một chính

đảng cầm quyền trong thời gian dài Điều đó cũng cho thấy tính đa dạng, phức tạp của các hệ thống chính đảng ở các nước tư bản

chủ nghĩa 7

Ngoài ra, xét về thành phần đảng viên, hệ thống các chính

đảng được phân ra thành bốn kiểu sau: (1) Các chính đảng cán bộ (Cadre parties), tiêu biểu như Singapore; (2) Các chính đảng

quần chúng (Mass parties); (3) Các chính đảng hỗn hợp (Catch-

all parties); (4) Các chính đảng nghiệp đoàn (Cartel parties) Trên

thực tế, các chính đảng kết hợp nhiều kiểu khác nhau và hơn nữa,

Trang 22

cụ thể và chiến lược của mỗi đảng Xu thế gần đây trong các chính đảng lớn ở các nước tư bản chủ nghĩa là phát triển các đáng cán bộ hơn là đảng quần chúng Các chính đảng Pháp thường ít đảng viên, thông thường không quá 200.000 đảng viên Như vậy, yếu tố then chốt là chất lượng, không phải là số lượng đảng viên Hơn nữa, không có bằng chứng cho thấy mối liên hệ rõ ràng giữa thắng lợi của một đảng trong các cuộc bầu cử (số phiếu ủng hộ ứng cử viên của đảng) và số lượng đảng viên của đảng đó

Dù được tổ chức theo mô hình nảo, hệ thống chính đảng ở

các nước tư bản chủ nghĩa cũng gặp những nan giải :l) Với chế

độ đa đảng, trên thực 6, ở nhiều nước, các đảng cầm quyền đều

phải dựa vào liên minh với một vài chính đảng khác Trong trường hợp liên minh cầm quyền, do khó điều hòa lợi ích giữa các bên, nên nhiều khi dẫn đến tình trạng nửa vời trong chính

sách và thường khó tồn tại lâu đài (thể chế đảng của Cộng hòa

liên bang Đức hiện nay); 2) điều quan tâm hàng đầu của mỗi đảng, kế cả đảng cầm quyền, là phải thắng cử trong các cuộc bầu cử, do vậy các đảng thường có thiên hướng chạy theo những

thành công ngắn hạn, trước mắt, không tính tới lợi ích của dân

tộc một cách lâu dài Trong bối cảnh đó, các chính đảng ở các nước tư bản chủ nghĩa hiện nay đang lâm vào thế bí trong hòa giải các lợi ích của công dân; 3) sự suy giảm về tỉnh thần đảng phái, những thay đổi lớn trong kết cấu kinh tế - xã hội, sự chẳng

chịt các lợi ích đan xen trong xã hội

Trong các nước xã hội chủ nghĩa, hệ thống chính đảng

Trang 23

hình của Trung Quốc: “đa đảng tham chính, một đảng chấp chính” là Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) Ngoài ra, do thể chế chính trị đặc thù của Trung Quốc, một quốc gia hai chế độ nên ở hai đặc khu hành chính là Hồng Kông và Ma Cao vẫn tồn tại chế độ đa đảng thực sự Các đảng chính trị ở Hồng Kông và Ma Cao không chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng Cộng sản Trung Quốc"

1.2 Đảng cầm quyền

1.2.1 Khái niệm

Đảng cầm quyền (iing party) là phạm trù được dùng trong khoa học chính trị, chỉ một đảng chính trị đại diện cho một giai cấp, tầng lớp hoặc liên minh các đảng đã giành được chính quyền, tổ chức và sử dụng chính quyền thực hiện sự lãnh đạo toàn điện xã hội trên các lĩnh vực của đời sống xã hội

Thuật ngữ “Đáng cằm quyền” lần đầu tiên được V.LLênin

nêu ra từ trước Cách mạng Tháng Mười Nga V.LLênin nhấn

mạnh rằng “ bất cứ lúc nào cũng sẵn sàng đứng ra nắm toàn bộ chính quyền” Thuật ngữ “đảng cầm quyền” được sử dụng tương đồng với các thuật ngữ như “đảng chấp chính” hay “đảng nam chính quyền”

! Ngoài Đảng Cộng sản cầm quyền còn § đảng khác là: 1) Ủy ban cách mạng Quốc dân đảng Trung Quốc (gọi tắt là Dân Cách), 2) Đồng minh dân chủ Trung Quốc (gọi tắt là Dân Minh); 3) Hội kiến quốc dân chủ Trung Quốc (gọi

tắt là Dân Kiến); 4) Hội xúc tiến dân chủ Trung Quốc (gọi tắt là Dân Tiến);

5) Dang dân chủ nông công Trung Quốc (gọi tắt là Nông Công Đảng),

6) Đảng trí công Trung Quốc (gọi tắt là Trí Công Đảng); 7) Học xã Cửu Tam;

Trang 24

Dang cầm quyền là khái niệm được dùng để phân biệt vị thế của đảng chính trị nắm chính quyền với những đảng không nắm chính quyền, chưa giành được chính quyền hoặc nói lên vị thế của chính đảng đó so với trước khi nó giành được chính quyên

Cầm quyền theo nghĩa rộng là sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt

đối đối với xã hội, làm cho xã hội vận động theo quỹ đạo mà

đảng chính trị mong muốn Cầm quyền hiểu theo nghĩa hẹp là trực tiếp nắm giữ chính quyền để phục vụ mục tiêu, lý tưởng của

đảng, phù hợp với xu thế của thời đại

Theo cách hiểu phổ biến trên thế giới hiện nay, đảng cằm

quyền là đảng giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử dân chủ và cạnh tranh Trên cơ sở đó, đảng đứng ra thành lập chính phủ và đưa ra các quyết định chính sách dưới danh nghĩa quyền lực nhà nước, đại diện cho nhân dân

Trong hệ thống nghị viện, đảng cầm quyền là đảng chính tri hoặc liên minh chính trị chiếm đa số trong nghị viện Trong hệ thống này, đảng đa số trong cơ quan lập pháp cũng đồng thời là đảng kiểm soát nhánh hành pháp của Chính phủ Các đảng còn

lại sẽ trở thành đảng đối lập Trong trường hợp không có đáng

nào chiếm đa số thì một số đảng sẽ hợp tác với nhau để hình

thành chính phủ liên minh Do vậy, hiếm khi diễn ra tình trạng

tranh chấp giữa đa số trong Quốc hội với nhánh hành pháp, bởi vì

đảng chiếm đa số ghế trong cơ quan lập pháp cũng đồng thời là đảng của thủ tướng, hoặc nằm trong liên minh với thủ tướng

Ở các nước phương Tây, trong chế độ tổng thống, ứng cử viên tổng thống của đảng nào được người dân lựa chọn thông qua

Trang 25

quyền Như vậy, đảng cam quyền là đảng của tổng thống, của người đứng đầu cơ quan hành pháp, không phải đảng chiếm đa số trong quốc hội Hai chủ thể quyền lực này được bầu ra theo những cách thức khác nhau Trong tương quan quyền lực đó thì quyền lực của tổng thống trội hơn so với quyền lực của nghị viện (quốc hội) Đảng của tổng thống có thể chiếm đa số trong nghị viện nhưng cũng có thể không

Đảng cộng sản cầm quyền ở những nước có duy nhất một

đáng cầm quyền, như Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng Nhân dân

Cách mạng Lào là đảng lãnh đạo chính quyền và xã hội, tổ

chức và sử dụng quyền lực nhà nước để thực hiện sứ mệnh cao cả của mình là lãnh đạo toàn xã hội xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản

Như vậy, đảng cằm quyền có những đặc điểm sau:

Một là, đảng câm quyên là đảng đã nắm được chính quyền

Nói đến đảng cầm quyền là nói đến vị thế cẦm quyền của

đảng trong tương quan so sánh đối với các đảng chính trị khác,

những đảng không cầm quyền hoặc những đảng đối lập Khi cuộc bầu cử kết thúc, đảng chiếm đa số ghế trong quốc hội (trong hệ thống nghị viện), hoặc ứng cử viên trúng cử tổng thống (trong hệ thống tổng thống) sẽ đứng ra thành lập chính phủ; còn các đảng thiểu số (trong hệ thống đại nghị), hoặc đảng thất cử (trong hệ thống tổng thống) sẽ trở thành những đảng đối lap’ Ở Trung Quốc, cũng có một hệ thống đa đảng, nhưng theo chủ trương “ấz đảng tham chính, một đảng chấp chính” Đảng

Trang 26

chap chính là Đảng Cộng sản Trung Quốc, tám đảng tham chính

và một số đảng do dân lập ra nhưng không được thừa nhận'

Ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đầu tiên sử

dụng thuật ngữ “đáng cằm quyền” Khi Hồ Chí Minh nói “Đảng ta là đảng cằm quyền” với hàm nghĩa rằng bên cạnh Đảng Lao động Việt Nam đang cầm quyền vào thời điểm đó còn có các đảng không cầm quyền là Đảng Dân chủ và Đảng Xã hội

Hai là, đảng cằm quyên là đảng nắm giữ những vị trí chủ

chốt của bộ máy nhà nước để kiểm soát quá trình hoạch định và thực thi chính sách quốc gia

Sau khi giành được chính quyền, đảng cầm quyền sẽ “hóa

thân” vào nhà nước: “Đảng cầm quyền” nắm quyền lực nhà nước

bằng cách “Đảng “hóa thân” sự lãnh đạo của mình trong sự quản

lý của Nhà nước, trên từng phương diện của đời sống kinh tế - xã

hội”? Thủ lĩnh của đảng sẽ trở thành thủ tướng của Chính phủ (hoặc chủ tịch, tổng thống), các nhân vật cao cấp trong đảng sẽ

trở thành các bộ trưởng trong chính phủ”

! Các đảng phái do nhân dân thành lập: Đảng Dân chủ Trung Quốc được thành

lập bởi các thành viên trong phong trào dân chủ 1978 và 1289; Đảng Tân dân Trung Quốc do Quách Tuyển thành lập tại Nam Kinh vào cudi năm 2007;

Đảng viên tỉnh thần Quốc dân đảng Trung Quốc; Đảng Lao động Trung Quốc; Đảng Tự do Dân chủ Trưng Quốc; Liên minh Phiếm lam Trung Quốc; Trung Quốc lục đảng (Đảng Xanh); Đảng Nhân quyền Trung Hoa; Đảng Dân chủ chính nghĩa Trung Quốc do Vương Binh Chương thành lập; Đảng Dân chủ Xã hội Trung Quốc; Đảng Hải tặc Trung Quốc

? Nhị Lê: Về sự cầm quyền của Đảng, Tạp chí Cộng Sản, số 16, 8-2006, tr.44

3 Nguyên Văn Huyên (Chủ biên): Đảng Cộng sản cầm quyên: Nội dung,

Trang 27

Ngoài ra, với tư cách là người đứng đầu chính phủ, thú

lĩnh của đảng cầm quyền sẽ bổ nhiệm các chức danh chủ chốt

trong bộ máy nhà nước (theo quy định của pháp luật) Bộ máy tham mưu, tư vấn cho giới lãnh đạo của đảng sẽ trở thành bộ máy tham mưu, tư vấn chính sách cho chính phủ Bằng việc nam giữ các vị trí quyền lực này, đảng cằm quyền có thể kiểm soát được quá trình quan trọng nhất của chính sách quốc gia, điều chỉnh và chèo lái nó theo mục tiêu và định hướng phát triển của đảng

Ba là, đảng cẩm quyên là đảng tổ chức và lãnh đạo đảng viên trong bộ máy nhà nước thực hiện các mục tiêu phát triển

quốc gia thông qua chính sách của nhà nước

Các đảng chính trị chỉ có quyền lực nhà nước khi nó trở thành đáng cằm quyền Nắm giữ quyền lực nhà nước nhưng các đảng cầm quyển không bao giờ làm thay, không can thiệp một

cách trực tiếp vào công việc của nhà nước Điều đó là bất hợp

pháp, vì về hình thức, bất kỳ đảng chính trị nào cũng có quyền

lực chính trị chứ không có quyền lực hành chính nhà nước

(quyền cưỡng chế) và quyền thu thuế Các quyết định của đảng

được đưa ra dưới danh nghĩa quyền lực nhà nước, thông qua các thủ tục, các quá trình đã được pháp luật quy định chứ không phải đưa ra các quyết định nhân danh đáng' Đảng lãnh đạo bằng nhà

nước nghĩa là đảng sử dụng sức mạnh của bộ máy tổ chức nhà nước, bộ máy đáng trong nhà nước và sức mạnh quyền lực của

nhà nước ngoài quyền lực hành chính nhà nước :

Trang 28

Ở hầu hết các quốc gia đa đảng theo kiểu phương Tây có sự “nhất thể hóa” giữa giới lãnh đạo của đảng cầm quyền va các quan chức trong bộ máy nhà nước; giữa bộ máy tham mưu, tư vấn chính sách cho đảng với bộ máy tham mưu, tư vấn chính sách cho nhà nước Hầu như không có sự tồn tại của một bộ phận lãnh đạo đảng đứng tách ra để làm nhiệm vụ “lãnh đạo” các cơ quan trong bộ máy nhà nước Họ là một và do vậy, khi nói nhà nước tuân theo sự

lãnh đạo của đảng cũng có nghĩa là các quan chức trong bộ máy

nhà nước tuân theo chính sách của bản thân mình Bởi vì, nội các

chính phủ, các nghị sĩ quốc hội cũng đồng thời là các nhà lãnh đạo

cao cấp của đảng, bộ phận quyết định chính sách của đảng cằm

quyền Khi nói tới sự lãnh đạo của đảng cam quyền thường có hàm ý chỉ các phiên họp riêng của các nhà lãnh đạo cao cap dé ban vé các định hướng chính sách của đảng cũng như định hướng bỏ

phiếu cho các chính sách cụ thê nào đó

Trong xã hội dân chủ, đảng cầm quyền là đảng giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử dân chủ và cạnh tranh; đảng nắm giữ

những vị trí chủ chốt trong hệ thống quyền lực nhà nước để kiểm

soát quá trình hoạch định và thực thi chính sách công; đảng lãnh đạo những người của đảng trong hệ thống quyền lực nhà nước thực hiện mục tiêu của đảng thông qua chính sách của nhà nước; lãnh đạo xã hội bằng sức mạnh của quyền lực nhà nước ngoại trừ quyền lực hành chính

Từ tất cả những phân tích trên, có thể quan niệm, Đảng cẩm

Trang 29

lĩnh phát triển và quản lý phát triển đất nước vì lợi ích của giai cap cam quyén và lợi ích quốc gia, dân tộc mà đảng cầm quyển và nhà nước đó đại diện

Tuy có sự khác biệt giữa hai thể chế cằm quyền, đảng cam quyền trong một hệ thống chính trị đa đảng và trong hệ thống chính trị một đảng duy nhất, song giữa hai hệ thống cầm quyền

vẫn có điểm chung đó là đảng cầm quyền phải hợp pháp, hợp lệ,

phải tạo ra được một lý luận khoa học trong cam quyén, dac biét

phải có năng lực cầm quyền thể hiện trên ba phương diện quan trọng nhất: 1) Có lý luận cầm quyền đúng ; 2) Có cương lĩnh cằm quyền phù hợp, được số đông trong xã hội ủng hộ và thực hiện;

3) Có bộ máy cầm quyền và đội ngũ cán bộ cầm quyền gidi’

1.2.2 Nguyên tắc tổ chức uà hoạt động của đẳng cầm quyền

Các đảng cầm quyền tại các nước tư bán chủ nghĩa được tổ chức và hoạt động theo các mô hình và nguyên tắc rất khác nhau Tuy nhiên, cũng có một số điểm chung giữa các đảng cầm quyền:

Thứ nhất, đa phần các đảng cầm quyền đều có hệ thống tô chức

bao phủ cả nước, từ cấp trung ương đến tận các đơn vị bầu cử;

! Xem Báo cáo Tổng hợp dé tài cấp nhà nước Mã số: KX.10.04, do GS, TS Đỗ

Hoài Nam làm chủ nhiệm

6 Trung Quốc, Đại hội Đảng lần thứ XVI (2002) đã xác định năng lực cầm

quyền của Đảng thể hiện trên 5 tiêu chí: “1) Năng lực điều hành kinh tế thị

trường; 2) Năng lực phát triển chính trị đân chủ xã hội chủ nghĩa; 3) Năng lực

Trang 30

Thứ hai, xu hướng chung của các đảng là xây dựng bộ máy điều hành gọn nhẹ, với số lượng không nhiều các nhân viên chuyên trách;

Thứ ba, xu hướng dân chủ hóa nội bộ đáng tạo điều kiện đề: 1) Tự do, cởi mở hơn về tư tưởng, phát huy sáng kiến, thu hút và tập hợp trí tuệ từ đông đảo các tầng lớp trong xã hội, từ đó có thể lựa chọn được đường lối phù hợp; 2) tạo cơ chế cạnh tranh và

đối trọng ngay trong nội bộ đảng, từ đó tránh cho đảng viên và

cán bộ đảng rơi vào tình trạng xơ cứng, trì trệ hoặc tha hóa nhân

cách; 3) gây dựng hình ảnh đẹp về một đảng dân chủ và trí tuệ,

tạo nên sức lôi cuốn về sự ủng hộ của dân chúng đối với đảng

Ở hệ thống đảng chính trị phương Tây, xu hướng dân chủ

thể hiện trên nhiều mặt: 1) Trong mỗi chính đảng thường có

nhiều trào lưu, phe phái (cố định, hoặc tạm thời liên minh) được

chính thức thừa nhận; 2) trong các đại hội đảng, các trào lưu, phe

phái tự đo đề xuất các khuyến nghị của mình, đại hội tranh luận

công khai giữa các quan điểm; 3) trong một số trường hợp chưa

thống nhất được quan điểm hay chính sách, các phe phái, các

đảng viên được quyền tự do hành động; 4) các đảng viên bầu trực

tiếp tổng bí thư của đảng: 5) Tiến hành đại hội “dày” hơn (1 hoặc 2 năm đối với đại hội thường kỳ, bên cạnh đó thường có nhiều đại hội bất thường)

Trong các nước xã hội chủ nghĩa, đảng cộng sản cằm quyền được tô chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ

Trang 31

“Liên minh công nhân quốc tế” (Quốc tế I) do chính C.Mác sáng lập vào năm 1864 và cùng với Ph.Ăngghen lãnh đạo tổ chức này nhằm đáp ứng nhu cầu của phong trào công nhân cần phải có sự thống nhất lực lượng trong cuộc đâu tranh chỗng lại chủ nghĩa tư

ban, bảo đảm sự ổn định, nhất trí và tính tổ chức của đội tiên phong

V.I.Lênin là người kế thừa và phát triển sáng tạo nguyên tắc

tập trung dân chủ phù hợp với những điều kiện lịch sử và thời đại

mới Tại nước Nga, năm 1895, V.I.Lênin thành lập tổ chức “Liên

mỉnh chiến đấu giải phóng giai cấp công nhân”, mầm mống đầu

tiên cho sự ra đời của Đảng Cộng sản ở Nga, hoạt động trên cơ sở kết hợp chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân ở Nga Năm 1898, V.I.Lênrn thành lập Đảng Công nhân dân chủ - xã hội Nga

đến năm 1918, đổi tên thành Đảng Cộng sản (bônsơvích) Nga

Đảng lãnh đạo thành công Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại, tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ

Nguyên tắc tập trung dân chủ được V.IL.Lênin phân tích kỹ

lưỡng và sâu sắc từ năm 1905 Tại Hội nghị Trung ương Đảng

Công nhân dân chủ - xã hội Nga, V.I.Lênin đề nghị đưa nguyên

tắc tập trung dân chủ vào chương trình nghị sự của Hội nghị và

được Hội nghị chấp thuận Tuy nhiên, tại Hội nghị, nguyên tắc

tập trung dân chủ vẫn chưa được đưa vào Điều lệ của Đảng Công

nhân dân chủ - xã hội Nga, vì còn có những ý kiến khác nhau

Năm 1906, tại Đại hội Đảng Công nhân dân chủ - xã hội Nga,

V.I.Lênin trình bày “Cương lĩnh hành động” của Đảng, Người

viết: “Nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng hiện nay đã được mọi người thừa nhận” Đại hội nhất trí thông qua Điều lệ mới

Trang 32

của Đảng Điều lệ ghi rõ: “Tất cả các tô chức đảng phải được xây dựng theo nguyên tắc tập trung đân chủ”' Như vậy, nguyên tắc

tập trung dân chủ lần đầu tiên được ghỉ trong Điều lệ của một

Đảng Cộng sản vào năm 1906

V.I.Lênin thường viết “dân chủ” là tính từ giải nghĩa cho

danh tử “tập trung”, nên khi dịch ra tiếng Việt là “tập trung dân

chủ” Còn Chủ tịch Hồ Chí Minh thường viết “dân chủ tập

trung” Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội II (1951) của Đảng ta do Người trình bày ghi rõ: “Về /ổ chức, Đảng Lao động Việt

Nam theo chế độ dân chủ tập trung”? Đây chỉ là cách viết theo

văn phong khác nhau (phương Tây vả Hán ngữ), còn về thực chất

quan niệm của V.JI.Lênin và của Hồ Chí Minh là thống nhất đó là

tập trung dân chủ

Tập trung dân chủ là một nguyên tắc xây dựng Đảng Cộng

sản đã được kiểm nghiệm lâu dài và có hiệu quả nhất đối với việc

xây dựng tố chức; là cơ sở vững chắc cho hoạt động của các dang cộng sản và đảng công nhân Nguyên tắc tập trung dân chủ bắt nguồn từ tính chất của bản thân đảng cộng sản với tư cách là một

một tô chức chính trị thống nhất về cả tư tưởng, đường lối, tỔ

.chức và hành động V.ILênin viết: “Trong cuộc đấu tranh để

giành chính quyền, giai cấp vô sản không có vũ khí nào khác hơn

là sự tổ chức”

Ở nước Nga, sau Cách mạng Tháng Mười năm 1917, giai cấp vô sản nắm chính quyển, V.JI.Lênin khẳng định: “Chúng ta phải

Củ nghĩa cộng sản khoa học - Từ điển, Nxb.Sự thật, H.1986, tr.313

? Hồ Chí Minh: 7oàn tép, Nxb.Chinh trị quốc gia, H.2011, t.7, tr.41

Trang 33

suy nghĩ kỹ rằng muốn quản lý được tốt, thì ngoài cái tài biết thuyết phục, biết chiến thắng trong cuộc nội chiến, còn cần phải ”! Trong xây dựng chủ nghĩa biết tổ chức trong lĩnh vực thực tiễn

xã hội, trên cơ sở ý thức sâu sắc tầm quan trọng của tổ chức,

V.LLênin đã nêu rõ: “Hãy cho chúng tôi một tô chức những

người cách mạng, và chúng tôi sẽ đảo ngược nước Nga lên!”?,

Ở Việt Nam, thuật ngữ “nguyên tắc tập trung” xuất hiện lần

đầu tiên vào năm 1929 Trong Điều lệ Hội Việt Nam Cách mạng

Thanh niên - một trong các tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản

Việt Nam - được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất của Hội (5-1929) ghi: “Hội tổ chức theo nguyên tắc tập

trung”Ở, Tiếp đó, tháng 6-1929, Đông Dương Cộng sản Đảng họp

Đại hội lần thứ nhất (Đại hội thành lập), thông qua Điều lệ Dang,

trong đó ghi: “Đảng Cộng sản tô chức theo lối dân chủ tập

trung”? Tại Đại hội lần thứ nhất (Đại hội thành lập, tháng 11-

1929), An Nam Cộng sản Đảng thông qua Điều lệ Đảng, trong đó ghi: “Đảng tổ chức theo dân chủ tập trung”” Trong “Điểu lệ văn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam” được thông qua tại Hội nghị

thành lập Đảng ngày 3-2-1930 chưa ghi nguyên tắc tập trung dân

chủ Tháng 10-1930, Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ

nhất, quyết định đổi tên Đảng thành Đảng Cộng sản Đông Dương và thông qua “Điều lệ Đảng Cộng sản Đông Dương”, trong đó

ghi: “Đảng Cộng sản Đông Dương cũng như các chi bộ của Quốc

ÌV,1Lênin: Tồn tập, Nxb.Tiến bộ, M.1977, t.36, tr.210 ? V.LLênin: Toàn tập, Nxb.Tiến bộ, M.1979, t.6, tr.162

Trang 34

tế Cộng sản phải tổ chức theo lối dân chủ tập trung”" Điều lệ Đại

hội I Đảng Cộng sản Đông Dương (3-1935), Điều lệ Đại hội II

Đảng Lao động Việt Nam (2-1951) đều ghi nguyên tắc tổ chức của

Dang 1a “dan chủ tập trung” Điều lệ Đảng được thông qua từ Đại

hội II (1960) đến Đại hội XI (2016) đều khẳng định: “Đảng

Cộng sản Việt Nam tô chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ” và xác định tập trung dân chủ là nguyên tắc tô chức cơ bản của Đảng Về mặt nhà nước, khoản 1, Điều 8 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 ghi: “Nhà nước được tô chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ”

1.2.3 Tính chính đáng của đảng cầm quyền -

Đối với tất cả các đảng cầm quyền trong đó có đảng cộng sản, việc xác lập và khẳng định tính chính đáng trong cầm quyền là vấn đề vô cùng quan trọng, góp phần quyết định hiệu lực, hiệu quả trong thực thi quyền lực của đảng cằm quyền

Tiếp cận nhà nước được hình thành trên cơ sở mâu thuẫn giữa đời sống xã hội và đời sống tư, trên mâu thuẫn giữa lợi ích

chung và lợi ích riêng, C.Mác cho rằng bản thân nhà nước là không chính đáng, bởi, nhất, mâu thuẫn lớn nhất của xã hội là mâu thuẫn giữa con người cá nhân và con người cộng đồng: “Chính do mâu thuẫn đó giữa lợi ích riêng và lợi ích chung mà lợi ích chung với danh nghĩa là nhà nước, mang một hình thức độc lập, tách rời khỏi những lợi ích thực tế của cá nhân và của

Trang 35

tập thể, đồng thời cũng mang hình thức của một cộng đồng hư ảo”, Theo C.Mác, nhà nước, chỉ có lợi là để bảo vệ đặc quyền của một giai cấp nào đó và những quan hệ xã hội lây sức ép buộc làm căn cứ, trong đó, mọi công dân đều phải chịu đựng những

đau khổ và kiếp sống của những người nô lệ do nhà nước gây ra

Chừng nào còn nhà nước, cuộc sống nô lệ của người dân còn tồn

tại, do đó, bình đẳng, tự do của giai cấp thống trị là sự bất bình đẳng, mất tự do của giai cấp bị trị Nhà nước không thể xóa bỏ

ban cùng mà không xóa bỏ chính nó Bởi thế, sự tồn tại của nhà

nước là không chính đáng Tính chính đáng thực sự thể hiện

trước hết từ đòi hỏi khách quan của đời sống xã hội, bắt đầu là

hoạt động kinh tế Yêu cầu khách quan của quá trình sản xuất đòi

hỏi sự phối hợp chặt chẽ các hoạt động sản xuất từ sự phân công

lao động xã hội hợp lý Đây là vấn đẻ bắt buộc để đạt được phúc

lợi chung của xã hội Và, đây chính là trách nhiệm của nhà nước;

thứ hai, nhà nước phải là cơ quan thực hiện ý chí chung do đó nhà nước, bản thân nó cũng là công cụ giải phóng các cá nhân

khỏi sự ràng buộc của sự phân công lao động và bất công bởi cầu trúc sở hữu tư nhân hiện hành đề từ đó khôi phục lại bản chất con

người Tuy nhiên, trong xã hội có giai cấp đối kháng, điều đó

không xảy ra, bởi sự tổn tại của nhà nước đồng nghĩa với việc

bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị, nên trong quá trình sản xuất sẽ không có sự sự phối hợp chặt chẽ các hoạt động sản xuất từ sự phân công lao động xã hội; thứ ba, bản thân nhà nước cũng tự

biến đổi thành nhà nước kiểu khác, không còn nguyên nghĩa Chỉ

Trang 36

trong xã hội không còn giai cấp đối kháng, trong xã hội cộng san chủ nghĩa, tính chất áp bức hoàn toàn tiêu vong, nhà nước chỉ giữ

chức năng xã hội đơn thuần Như vậy, nhà nước biến đổi đến giai đoạn chỉ giữ chức năng xã hội đơn thuần, cũng có nghĩa là

nhà nước tiêu vong, sự không tồn tại của nhà nước sẽ là chính

đáng, Điều đó có nghĩa khi nào nhà nước còn tồn tại cũng là lúc

đó nhà nước còn mang tính không chính đáng Từ đây, có thể

thấy quan điểm về tính chính đáng của quyền lực theo Mác dưới

góc độ mối quan hệ giữa nhà nước và đời sống xã hội, mà cốt lõi

là hoạt động sản xuất và tái sản xuất, là căn cứ để xem xét tính

chính đáng của quyên lực chính trị

Antonio Gramsci, nhà triết học, chính trị gia và là nhà lý thuyết chính trị người Ý, một trong những thành viên sáng lập Đảng Cộng sản Ý nghiên cứu về tính chính đáng chính trị dưới góc độ cơ chế của sự thuyết phục, cụ thể là hệ tư tưởng và cơ chế thống trị, cho rằng, khi một xã hội chấp nhận một hệ tư tưởng

nào đó (hệ tư tưởng chiếm ưu thế thuộc về giai cấp cầm quyên,

đông đảo người ủng hộ) thì những giá trị mang tính định hướng của nó mặc nhiên được cộng đồng chấp nhận (ngầm định) Tính

chính đáng của nó được tạo lập dần dần thông qua các thiết chế

Trang 37

Quan điểm cla Max Weber, nha kinh tế chính trị học và xã

hội học người Đức, nhìn nhận tính chính đáng chính trị của nhà nước dưới góc độ công cụ, phương tiện mà nhà nước sử dụng cho rằng, trong xã hội hiện đại, nhà nước nào cũng phải sử dụng công cụ bạo lực Duy nhất nhà nước có đặc quyền sử dụng bạo lực để trân áp những phần tử phản nghịch, xâm hại tới lợi ích quốc gia, dân tộc và nhân dân Và nhà nước phải được công nhận rộng rãi

về tính chính đáng khi sử dụng bạo lực của mình Sự độc quyền

của nhà nước trong sử dụng công cụ bạo lực như lực lượng vũ

trang thể hiện sự độc quyền về tính chính đáng trong sử dụng Do

- Vậy, theo ông, tính chính đáng chính trị chính là tính chính dang

của những người lãnh đạo chính trị Vậy, câu hỏi đặt ra là, tính

chính đáng này có tử đâu? Theo Max Weber, lời giải nằm ở sự tự thuyết phục của những người bị trị Tức là công dân tự thuyết

phục mình rằng họ phải có nghĩa vụ tuân thủ các mệnh lệnh của

các quan chức, công chức nhà nước Các lý lẽ mà công dân tự đưa ra để thuyết phục bản thân mình có thể do truyền thống (tính

chính đáng truyền thống) Đó là sự mặc định từ thói quen tuân

thủ các chuẩn mực, giá tri truyền thống, được thừa nhận qua

nhiều đời Bên cạnh đó, việc tuân thủ của công dân có thể xuất

phát từ “sức cuốn hút”, nói cách khác là từ tài năng, phẩm chất cá

nhân xuất chúng của người thủ lĩnh mà họ cho là xứng đáng Ngoài ra, sự tuân thủ của công dân còn có được do niềm tin vào

sự hợp pháp của hệ thống pháp luật với tính hợp lý của nó

Nghiên cứu những quan điểm về tính chính đáng chính trị, có

thể thấy đây là vấn đề các đảng trong cơ chế đa đảng hay một đảng cầm quyển phải đặc biệt quan tâm nhằm duy trì vị thể cẦm quyên,

Trang 38

trong thời kỳ đáng cầm quyền Về cơ bản, có thể xem tính chính đáng của đáng cầm quyền được thể hiện trên những điểm sau:

Thứ nhất, tính hợp lý của đảng cầm quyền

Tính hợp lý được thể hiện trước hết ở cách thức đạt tới quyền

lực của đảng phải phù hợp với quy định của pháp luật và hợp với

lòng dân Nếu không có sự thừa nhận của đa số nhân dân thì địa vị cầm quyền của các đảng không thể tồn tại lâu dài được Đề đạt tới

quyền lực cụ thé 1a vi tri cằm quyền trong xã hội, các đảng chính

trị có thê sử đụng một số phương pháp như thông qua cuộc bầu cử dân chủ, đảo chính, cách mạng Trong các xã hội hiện đại, cách thức chủ yếu đạt tới quyền lực nhà nước là thông qua các cuộc bầu cử dân chủ và tự do Thông qua bỏ phiếu theo luật định là cách thức để chính đảng nhận được sự thừa nhận của đân chúng Tuy nhiên, các đảng có thể có những cách thức khác nhau để giành được sự thừa nhận này Có đảng khẳng định khả năng của mình thông qua hành động chân thành dé tranh thủ sự ủng hộ, có dang lợi dụng các biện pháp lừa gạt, giả dối, mua phiếu bằu Muốn ý chí của đảng trở thành ý chí của xã hội, đảng phải thắng cử trong các cuộc tranh cử một cách bình đẳng giữa các lực lượng, các đảng phái vào các cơ quan công quyên và vị trí lãnh đạo cao nhất đất nước Đảng giành được sự ủng hộ của đa số trong tranh cử và giành được vị trí cầm quyền (thông qua việc bố trí người vào các vị trí lãnh đạo nhà nước) được xã hội coi là phù hợp với lẽ phải,

đúng với chuân mực Theo cách nói của Khổng Tử, chính đáng là

Trang 39

theo quy định pháp luật Chính sự thừa nhận này của xã hội đối với đảng cầm quyền làm cho đảng cầm quyền có tính chính đáng Tuy nhiên, một điều vô cùng quan trọng là các cuộc bầu cử phải

được điển ra một cách dân chủ, công khai, minh bạch

Đối với các đảng cộng sản cầm quyền, mặc dù có những

khác biệt nhất định trong cách thức năm quyền lực, song có cùng đặc điểm quan trọng nhất là bầu cử trong đảng cầm quyên Trong nội bộ đảng, cần phải có những biện pháp để lựa chọn những ứng viên thật sự xứng đáng (được coi như tình hoa cua

đảng) để đại diện cho đảng trong bộ máy công quyền Quá trình

lựa chọn các ứng viên này phải đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch và ứng viên phải đảm bảo sự tín nhiệm trong đảng và

nhân dân Thông qua việc kiểm tra, đánh giá và lấy ý kiến tín

nhiệm định kỳ đối với những cán bộ của đảng trong bộ máy công quyền, đảng càng khẳng định vị trí cam quyền và tính chính đáng trong cầm quyền

Bên cạnh đó, đảo chính hay bạo loạn, lật đỗ cũng là những phương thức giành chính quyền Về nguyên tắc, đây không được coi là cách thức giành chính quyền một cách chính đáng bởi sự không phù hợp với quy định của pháp luật Tuy nhiên, trong một

số trường hợp cụ thé, khi chính quyền hiện tại không đủ năng lực

để cằm quyền, điều hành quản lý đất nước, thậm chí đường lối

Trang 40

mạng xã hội chủ nghĩa lat dé ach thống trị của thực dân, phong kiến, giành chính quyền về tay nhân dân

Đối với Đảng Cộng sản Việt Nam, sau khi lãnh đạo toàn dân thực hiện cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân đánh đỗ đế quốc, phong kiến và bè lũ tay sai, Đảng Cộng sản Việt Nam trở

thành đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước, xã hội Vị trí cầm

quyền của Đảng là chính đáng vi trong cuộc đấu tranh lat dé ach

thống trị của để quốc, thực dan, Đảng đã tỏ rõ là vị trí tiên phong

_ lãnh đạo tập hợp lực lượng cách mạng, đưa dân tộc ta từ vị trí nô

lệ lên thành một quốc gia độc lập, nhân dân ta được tự do Địa vị duy nhất cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam hay tính chính

đáng cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam là thực tiễn lịch

sử khách quan không thể phủ nhận được Điều 4 Hiến pháp nước

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 khẳng định

“Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” Tuy nhiên, không phải cứ ở vị trí cằm quyền rồi thì

Đảng sẽ có vị thế chính đáng cầm quyền mãi mãi Nếu Đảng

không tiếp tục giữ vai trò tiên phong, không làm tròn trách nhiệm

của Đảng trước đất nước như lời hứa khi lên cầm quyền thì sớm,

muộn, Đảng cũng sẽ mất quyền và vai trò lãnh đạo

Thứ hai, tính công ích của đảng cầm quyền

Bất cứ đảng chính trị nào cũng mang bản chất giai cấp, bảo

vệ cho lợi ích giai cấp mà đảng đó đại diện Tuy nhiên, khi trở

thành đảng cầm quyền, đảng còn phải quan tâm đến lợi ích chung của xã hội, của các tầng lớp nhân dân Cử tri giành lá

Ngày đăng: 08/11/2022, 22:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w