HOC VIEN CHINH TRI QUOC GIA HO CHI MINH KHOA TRIET HOC
GIAO TRINH
CHU NGHIA
DUY VAT LICH SU
(HE CAO CAP LY LUAN CHINH TRI)
Trang 2GIÁO TRÌNH CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
Trang 5CHỦBIÊN
PGS, TS Trần Phúc Thăng TAP THE TAC GIA |
Trang 6LỜI NHÀ XUẤT BẢN
Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử là những bộ phận của khoa học triết học Mác - Lênin Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử nghiên cứu những quy luật phổ biến của sự vận động và phát
triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy Nó
cung cấp phương pháp luận khoa học cho con người nhận thức và cải tạo thế giới, vì lợi ích của mình Nắm vững phương pháp luận của triết học Mác - Lênin không những là một yếu tố cơ bản để hình thành thế giới quan khoa học, mà còn là điều kiện tiên quyết cho sự sáng tạo trong thực tiễn của con người, nhất là đối với các chính đẳng cách mạng
Học tập, nghiên cứu, nắm vững khái niệm, phạm trù, quy luật của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử là một nhu cầu cần thiết Nó không những giúp ta
nắm vững những nguyên tắc phương pháp luận của các khoa
học triết học, mà còn cung cấp vũ khí lý luận sắc bén cho giai cấp vô sản chiến thắng kẻ thù của chủ nghĩa xã hội, giúp cho quá trình đấu tranh giành thắng lợi với chủ nghĩa duy tâm, |
siêu hình các loại và thế giới quan tôn giáo khác nhau
Trang 7thành với những nguyên lý lý luận của chủ nghĩa Mác -
.Lênin nói chung, triết học Mác - Lênin nói riêng và vận dụng
một cách sáng tạo vào thực tiễn cách mạng Việt Nam Đảng
ta coi lý luận Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tỉnh thần và kim chỉ nam cho hành động, định ra những chủ trương, đường lối đúng đắn lãnh đạo cách mạng nước ta giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác Đường
lối, "chính sách của Đảng và Nhà nước ta, bởi vậy, là biện chứng chủ quan phản ánh biện, chứng khách quan của cách mạng nước ta Chính vì vậy, từ khi ra đời đến nay, Đảng ta luôn chú trọng đến công tác lý luận và nó đã có nhiều bước phát triển quan trọng Nhất là trong thời kỳ đổi mới đất nước, công tác lý luận của Đảng "đã cụng cấp nhiều luận cứ khoa học cho việc xây dựng, bổ sung và phát triển đường lối đổi mới của Đẳng; góp phần tăng cường sự thống nhất trong
Đăng, sự đồng thuận trong xã hội"
Hiện nay đất nước ta đang tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thẹo định hướng xã hội chủ nghĩa, việc nghiên cứu chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin một cách có hệ thống, nhất là nắm vững : bản chất của phép duy vật biện chứng mácxít là một đòi hỏi
rất cần thiết đối với cán bộ, đảng viên
„Để cung cấp tài liệu học tập, nghiên cứu các bộ môn lý luận Mác - Lênin cho học viên trong các trường đảng, Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản bộ Giáo trừnh Triết học
Trang 8tập thể tác giả Khoa Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh biên soạn, PGS, TS Trần Phúc Thăng (chủ biên) Cuốn sách Chủ nghĩa duy uật lịch sử này là phần hai của bộ giáo trình đó
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách với bạn đọc và mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp để cuốn sách hoàn thiện hơn
Tháng 3 năm 2004
Trang 9CHUONG I
LÝ LUẬN HÌNH THÁI KINH TE - XÃ HỘI
VỚI VIỆC NHẬN THỨC CON ĐƯỜNG ĐI LÊN
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
Ngày nay thế giới đang có những biến động to lớn
và sâu sắc Lợi dụng những biến động đó, kẻ thù tư :
tưởng của chúng ta ra sức tấn công chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa duy vật lịch sử, đặc biệt là lý luận hình thái
kinh tế - xã hội Tuy nhiên, trước những biến động thăng trầm của lịch sử, những luận điểm cơ bản của triết học Mác về xã hội vẫn giữ nguyên giá trị khoa học
và thời đại
I SU THONG NHAT LICH SU VA LOGIC - PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN KHOA HỌC VỀ LỊCH SỬ
CỦA TRIẾT HỌC MÁC
-Trong tác phẩm Hệ £ư tưởng Đức, C.Mác và
Trang 10trùng" của con người trong sản xuất vật chất là: trong
sản xuất vật chất, con người một mặt phải quan hệ với tự nhiên để biến đổi tự nhiên; mặt khác con người phải
quan hệ với nhau để quan hệ với tự nhiên Như vậy,
quan hệ với tự nhiên và quan hệ xã hội của những
người trong sản xuất vật chất được các ông gọi là quan _ hệ “song trùng”, hay còn gọi là quan hệ “kép” Đó là
quan hệ khách quan
^A (
Thuộc tính chung của quan hệ song trùng” là -
thuộc tính khách quan Tính khách quan của quy luật
tự nhiên là quy luật không phụ thuộc, không thông qua
hoạt động của con người Còn quy luật xã hội lại là hoạt
động của con người, nên quy luật xã hội từ sự phát hiện đến nhận thức, vận dụng phức tạp hơn nhiều so với quy
luật tự nhiên _
Quy luật tự nhiên do không phụ thuộc, không ._ thông qua hoạt động của con người mà những lực lượng
tự nhiên tự nó tác động và hình thành lên quy luật, nên mang tính chất tự động, tự phát Còn quy luật xã hội phải thông qua hoạt động xã hội, đặc biệt là hoạt động sản xuất vật chất của con người, tức là hoạt động lợi ích và hoạt động nhận thức, vì vậy, nó mang tính
Trang 111I- CÁCH TIẾP CẬN LỊCH SỬ CỦA TRIẾT HỌC
MÁC BẰNG LÝ LUẬN HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI 1 Phương pháp tiếp cận khoa học về lịch sử của triết học mácxít
Những nhà triết học trước Mác tiếp cận lịch sử
thường là duy tâm Họ có thể duy vật về tự nhiên,
nhưng duy tâm về lịch sử Còn đối với chủ nghĩa Mác nói chung và triết học Mác nói riêng phương pháp tiếp cận lịch sử là phương pháp biện chứng duy vật
Nhân loại ra đời đã sớm đặt ra câu hỏi lón là lịch
sử loài người bắt đầu từ đâu? loài người đã tiến lên theo
những quy luật nào? và loài người sẽ đi đến đâu?
C.Mác và Ph.Ăngghen đã tiếp cận vấn để bằng
phương pháp biện chứng duy vật, các ông đã tìm ra điểm xuất phát để nghiên cứu - đó là phương thức sản xuất vật chất của xã hội Phương thức sản xuất là sự
thống nhất giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất Công cụ sản xuất phát triển dẫn đến mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất Mâu thuẫn đó trong xã hội có giai cấp biểu hiện thành mâu thuẫn trong chính trị, mâu thuẫn giữa hai giai cấp cơ bản trong xã hội mà kết cục là một cuộc đảo lộn xã hội
Trang 12ra đời thay thế chế độ xã hội cũ, mà trước hết là sự thay thế phương thức sản xuất vật chất
Lồi người khơng chỉ quan hệ với tự nhiên để sản
xuất của cải vật chất, mà còn phải quan hệ với nhau : trong sản xuất C.Mác viết: "Người ta không thể sản xuất được nếu không kết hợp với nhau theo một cách nào đó để hoạt động chung và để trao đổi hoạt động với nhau Muốn sản xuất được, người ta phải có những mối
liên hệ và quan hệ nhất định với nhau; và quan hệ của
họ với giới tự nhiên, tức là việc sản xuất"!,
Khi tiếp cận với quan hệ sản xuất, C.Mác đã quan tâm và nhấn mạnh quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất
Ông phân tích sự đối lập biện chứng giữa quan hệ sở
hữu với quan hệ sử dụng và khẳng định phép biện chứng này quy định sự tổn tại khách quan cơ cấu xã
hội, cơ cấu giai cấp của một xã hội cụ thể
Thực tiễn lịch sử từ xã hội cổ đại đến xã hội hiện
đại ngày nay đã và đang chứng minh phương pháp tiếp cận của triết học Mác là biện chứng, duy vật và khoa học Dù chủ nghĩa tư bản hiện đại ngày nay đang thực
hiện hàng loạt những "thích nghỉ", "điều chỉnh", v.v., thì cũng không thể giải quyết triệt để những mâu
thuẫn cơ bản của nó mà C.Mác đã phát hiện
1 C Mae va Ph.Angghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 1993, t.6, tr 552
Trang 13Khi nghiên cứu một xã hội cụ thể, C.Mác không
chỉ chú ý đến mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và
quan hệ sản xuất mà ông còn chú ý đến những mối quan hệ khác, đặc biệt là mối quan hệ giữa cơ sở hạ
tầng - với tư cách là tổng hợp các quan hệ sản xuất hợp
thành cơ cấu kinh tế của xã hội với kiến trúc thượng tầng - với tư cách là tổng hợp những quan điểm chính trị,
pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật,
cùng với các thiết chế xã hội tương ứng với chúng như
nhà nước, đẳng phái, các tổ chức chính trị xã hội, các tổ
chức tôn giáo, v.v., hình thành trên cơ sở hạ tầng đó Lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, kiến trúc thượng tầng là ba yếu tố cơ bản của mỗi hình thái kinh tế - xã
hội gắn bó hữu cơ với nhau trong một chỉnh thể và sự tác động qua lại giữa chúng, sự vận động của mỗi yếu
tố trong một hình thái kinh tế - xã hội đưa đến sự vận
động, biến đổi của xã hội theo quy luật, làm cho sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là quá trình lịch sử tự nhiên
2 Phương pháp tiếp cận theo các nền văn minh
Quan điểm “Quyết định luận kỹ thuật" mà thực
“chất là thuyết "Kỹ trị" coi kỹ thuật là yếu tố duy nhất quyết định sự biến đổi từ chế độ xã hội này sang chế độ
Trang 14Thuyết "Hội tụ" cho rằng: do có sự tác động của
cách mạng khoa học - kỹ thuật, chế độ tư bản chủ nghĩa
và chế độ xã hội chủ nghĩa sẽ "gặp nhau” ở xã hội công
nghiệp thống nhất
Alvin Toffler, một nhà tương lai học người Mỹ đã nghiên cứu xã hội hiện đại dựa trên lý thuyết "Ba làn sóng" tức "Ba nền văn minh": văn minh nông nghiệp, văn minh công nghiệp, văn minh tin học cho rằng, vận dụng văn minh tin học thì mới giải quyết được triệt để những vấn đề xã hội hiện đại đặt ra :
Ông đưa ra quan hệ giữa các nền văn minh và sự
hình thành các gia đình tương ứng như:
- Văn minh nông nghiệp tạo ra gia đình truyền thống :
- Văn minh công nghiệp tạo ra gia đình hạt nhân - Văn minh tin học tạo ra gia đình điện tử
Chúng ta không phủ nhận hoàn toàn cách tiếp cận theo các nền văn minh nhưng vấn đề là ở chỗ xem
xét thực chất cách tiếp cận đó là thế nào, duy vật hay
duy tâm, biện chứng hay siêu hình, và có điểm gì mới?
Phải nói rằng, đây là một phương pháp "nhào
nặn", có sự phát triển thêm của các thuyết "Kỹ trị",
“Hội tụ”, “Hậu công nghiệp", v.v., thành lý thuyết các
nền văn minh nhằm gián tiếp phủ nhận phương pháp
Trang 15Như trên đã nói, một xã hội hiện thực, cụ thể bao
giờ cũng là một chỉnh thể cấu thành từ những yếu tố cơ bản như: lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng Ba yếu tố cơ bản này tác động theo
quy luật, tạo nên sự biến đổi trên hai lĩnh vực cơ bản
của đời sống xã hội, đó là: đời sống vật chất và đời sống tỉnh thần
Lý thuyết "các nền văn minh" đã tuyệt đối hoá
yếu tố kỹ thuật (lực lượng sản xuất), nghĩa là khi khoa
học - kỹ thuật thay đổi thì "#ự động” làm biến đổi toàn bộ đời sống xã hội, chuyển một chế độ xã hội này sang chế độ xã hội khác, mà sự biến đổi đó không quan hệ gì
đến quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng; quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng không có vai trò
gì đối với sự phát triển của xã hội
Lý thuyết trên đã đem đồng nhất một yếu tố với
_một chỉnh thể cấu thành từ nhiều yếu tố, đã biến các
quy luật xã hội thành quy luật tự nhiên
Thực tế lịch sử từ thời cổ đại đến trung cổ, cận
đại, hiện đại đã và đang chứng minh rằng, quan hệ sản xuất bao giờ cũng là tiêu chuẩn khách quan để phân
Trang 16vai trò quy định quan hệ sản xuất Nhưng không phải
từ đó để đi đến "lôgíc" là: lực lượng sẵn xuất có thể thay
thế vai trò của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng trong sự phát triển của một xã hội nhất định,
cũng như sự phát triển từ xã hội này lên xã hội khác
cao hơn
Lực lượng sản xuất tin học hoá đang có vai trò rất to lồn trong đời sống xã hội hiện đại, nó tác động và làm
thay đổi về chất nhiều lĩnh vực cụ thể trong đời sống vật chất và tỉnh thần của con người Song, những thay
đổi đó đều phải thông qua hoạt động định hướng của con người :
Như thế, phương pháp tiếp cận theo các nền văn
mỉnh có thể giúp chúng ta một số thông tin, tài liệu
tham khảo Song, lý thuyết này không thể vượt lên,
thay thế học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của triết
học Mác ¬¬
“Hình thái kinh tế - xã hội” và “thời đại” là những phạm trù khoa học có sự tương đồng và khác biệt Thời
đại lịch sử cũng có thể trùng với một hình thái kinh tế - xã hội nhất định Ví dụ: thời đại phong kiến, thời đại tư bản chủ nghĩa Thời đại lịch sử cũng có thể là một giai _
đoạn nằm trong sự phát triển của một hình thái kinh tế - xã hội Ví dụ: thời đại đế quốc chủ nghĩa trong hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa
Trang 17Thời đại còn là khái niệm dùng để chỉ một gial đoạn phát triển đặc trưng trong một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội như: thời đại đồ đá, thời đại đồ
đồng, đồ sắt,
Khi chúng ta nói: Thời đại ngày nay là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, là muốn nói rằng: nội dung cơ bản của thời đại là sự chuyển tiếp cách mạng từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa cộng sản (giai đoạn thấp là chủ nghĩa xã hội) với những con đường, kết cấu, hình thức,
bước đi thích hợp với điểu kiện mỗi nước và đặc điểm
thời đại
III- QUÁ TRÌNH LỊCH SỬ - TỰ NHIÊN CỦA SU PHÁT TRIỀN HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI
1 Phạm trù lịch sử - tự nhiên của sự phát triển Xã hội phát triển trải qua nhiều giai đoạn kế tiếp nhau Ứng với mỗi giai đoạn của sự phát triển là một
hình thái kinh tế - xã hội Các hình thái kinh tế - xã hội vận động, phát triển do sự tác động của các quy luật
khách quan, đó là quá trình tự nhiên của sự phát triển C.Mác viết: “Tôi coi sự phát triển của những hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên”)
Trang 18Trong quá trình sản xuất của cải vật chất, con người có những mối quan hệ với nhau, đó là quan hệ
sản xuất Những quan hệ sản xuất đó do trình độ của
lực lượng sản xuất quy định Đến lượt nó, các quan hệ sản xuất lại quy định các quan hệ xã hội khác như: chính trị, luật pháp, đạo đức Khi lực lượng sản xuất
phát triển thay đổi về chất tạo ra mâu thuẫn gay gắt
với quan hệ sản xuất hiện có sẽ dẫn đến đòi hỏi khách quan là thay đổi quan hệ sản xuất hiện có bằng một quan hệ sản xuất mới Quan hệ sản xuất thay đổi thì toàn bộ các quan hệ xã hội khác cũng thay đổi Như vậy, phương thức sản xuất thay đổi, các quan hệ xã hội về chính trị, tỉnh thần cũng thay đổi dẫn đến sự thay
đổi của cả hình thái kinh tế - xã hội V.I.Lênin viết “Chỉ
có đem quy những quan hệ xã hội vào những quan hệ sản xuất, và đem quy những quan hệ sản xuất vào trình độ của những lực lượng sản xuất thì người ta mới có được một cơ sở vững chắc để quan niệm sự phát triển của những hình thái xã hội là một quá trình lịch sử - tự
nhiên”!
Loài người đã trải qua các hình thái kinh tế - xã
hội theo trật tự từ thấp đến cao Đó là quá trình tự nhiên của sự phát triển lịch sử Song đối với mỗi nước
cụ thể do điều kiện lịch sử khách quan có thể “bổ qua”
Trang 19những giai đoạn lịch sử nhất định Sự khác nhau về
trật tự phát triển vẫn là quá trình lịch sử tự nhiên V.I.Lênin viết: “ tính quy luật chung của sự phát triển
trong lịch sử toàn thế giới đã không loại trừ mà trái lại, còn bao hàm một số giai đoạn phát triển mang những
đặc điểm hoặc về hình thức, hoặc về trình tự của sự
phát triển đó”,
- Bỏ qua một chế độ xã hội - ứng với một hình thái kinh tế - xã hội nhất định thường diễn ra dưới hai hình
thức: bổ qua do đòi hỏi từ bên trong (nội sinh) của một
xã hội nhất định, và bỏ qua do sự tác động từ bên ngoài (ngoại sinh) Nhân loại chứng kiến nhiều hiện tượng "bỏ qua" của nhiều nước do những điều kiện kinh tế -
xã hội, lịch sử và thời đại tạo ra Có nước bỏ qua một, có nước bỏ qua hai hình thái kinh tế - xã hội Những hiện tượng bỏ qua đó theo V.I Lênin đều là quá trình lịch sử - bự nhiên
- Bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa trong thời đại
ngày nay cà
Từ hình thái kinh tế - xã hội này chuyển sang hình
thái kinh tế - xã hội khác là một giai đoạn lịch sử
An
"chuyển tiếp" với độ dài - ngắn khác nhau, kết cấu và hình thức biểu hiện khác nhau, đó là thời kỳ quá độ
Trang 20Quá độ lên chủ nghĩa cộng sản bỏ qua chế độ tư
bản chủ nghĩa là phạm trù chỉ việc không trải qua một giai đoạn lịch sử, ứng với nó là hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa thống trị (chủ nghĩa xã hội không
phải là hình thái kinh tế - xã hội độc lập - nó là giai
đoạn quá độ - chuyển tiếp)
Thời đại ngày nay, việc bỏ qua chế độ tư bản chủ
nghĩa của sự phát triển lịch sử là khả năng khách quan Song, không phải cứ có khả năng khách quan thì
bất cứ nước nào cũng bỏ qua được chế độ tư bản chủ
nghĩa Việc bỏ qua được hay không một giai đoạn lịch sử của sự phát triển đối với một nước còn phụ thuộc vào
năng lực chủ quan của mỗi quốc gia dân tộc
Thời đại ngày nay là thời đại quá độ lên chủ nghĩa cộng sản bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa tất yếu phụ
thuộc vào những điều kiện lịch sử khác nhau, mà trước hết và cơ bản là phụ thuộc vào trình độ phát triển
khách quan của lực lượng sản xuất Nhưng đồng thời
với điều kiện khách quan, chủ thể xã hội phải nhận thức được tiến trình lịch sử và tìm ra những giải pháp
phù hợp mới có thể tạo được những sự chuyển biến
căn bản
_ Œó thể khái quát thành ba kiểu quá độ lên chủ
nghĩa xã hội sau:
Một là: những nước tư bản chủ nghĩa phát triển
Trang 21Hai là: những nước có trình độ phát triển tư bản chủ nghĩa ở mức trung bình, quá độ lên chủ nghĩa
cộng sản
Ba lò: những nước chưa trải qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa của sự phát triển lịch sử quá độ lên chủ
nghĩa cộng sản
Để "nhận dạng" con đường đi lên của mỗi nước cụ thể thì việc phân tích cụ thể mọi tình hình cụ thể,
nghĩa là phân tích đầy đủ, chính xác điểm xuất phát, từ
đó quá độ lên chủ nghĩa cộng sản bỏ qua chế độ tư bản
chủ nghĩa là vấn đề rất quan trọng Đây là yếu tố quyết định cho sự định hướng đúng và định hình trúng của sự phát triển
2 Vấn đề định hướng xã hội chủ nghĩa bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam
d) Đặc điểm kinh tế - xã hội
Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội mang theo
những đặc điểm cơ bản sau:
Một là: chưa trải qua chế độ tư bản chủ nghĩa, nghĩa là chưa có nền công nghiệp hiện đại, tức là chưa
có tiền đề vật chất của chủ nghĩa xã hội Trình độ của lực lượng sản xuất thấp, không đều
Hai là: năng lực tổ chức quản lý kinh tế, quần lý
Trang 22Ba là: trình độ dân trí, dân chủ thấp, ý thức pháp
luật còn kém do chưa có những tiền đề kinh tế - xã hội tạo ra nó,
Như vậy, các yếu tố cấu thành hình thái kinh tế -
xã hội như lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, kiến trúc thượng tầng đều ở trình độ thấp, quá độ lên chủ nghĩa xã hội - chủ nghĩa cộng sản còn nhiều yếu tố bất cập, một sự bất cập đồng bộ Tuy nhiên sự bất cập này không phải là không vượt qua được Để vượt qua khó khăn đó, phải khắc phục quan niệm cũ về "bỏ qua” chủ nghĩa tư bản một cách giản đơn, đồng thời phát huy cao độ vai trò nhân tố chủ quan, phân tích đầy đủ đặc điểm
thời đại, tình hình đất nước, nhận thức và vận dụng
sáng tạo các quy luật kinh tế - xã hội khách quan, đặc biệt là quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất
và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất để đưa ra đường lối đúng nhằm xây dựng đất nước giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh trong điều kiện mới
b) Phát triển nên kinh tế hàng hoá nhiều thành
phần, uận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xõ hội chủ nghĩa là sự
uận dụng lý luận hình thái binh tế - xố hội trong điều
hiện mới c |
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng
phân tích đặc điểm thời đại, tình hình kinh tế - xã hội
Trang 23của đất nước đã đưa ra quyết định đổi mới, mà trước hết là đối mới tư duy Từ đổi mới tư duy chuyển sang đổi mới tư duy kinh tế Từ đổi mới tư duy kinh tế chuyển sang đổi mới cơ cấu kinh tế: chuyển nền kinh tế
một thành phần sang nền kinh tế nhiều thành phần để phù hợp với trình độ thấp, không đều của lực lượng sản
xuất Từ đổi mới cơ cấu kinh tế chuyển sang đổi mới cơ
chế quản lý: chuyển cơ chế quản lý hành chính tập trung quan liêu sang cơ chế quản lý thị trường nhằm phát huy mọi tiểm lực (nội lực, ngoại lực) của các thành
phần kinh tế, khai thác tiểm lực kinh tế nước ngoài để phát triển lực lượng sản xuất Từ đối mới cơ chế quản lý
chuyển sang đổi mới phương thức phân phối: chuyển phương thức phân phối bình quân, bao cấp sang phương thức phân phối theo hiệu quả của sản xuất, kinh doanh Chuyển mục tiêu nền sản xuất là sản xuất ra những "sản phẩm" để chia nhau theo bìa, tem phiếu sang sản xuất hàng hoá tuân theo quy luật giá trị Điều này đã có tác dụng kích thích sản xuất, kích thích người lao động ứng dụng khoa học, công nghệ để tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao
Cùng với đổi mới những yếu tố cơ bản của quan
Trang 24công nghiệp nặng một cách hợp lý” sang chủ trương
cơng nghiệp hố gắn liền uới hiện đại hoá; đồng thời chuyển từ cơ chế “đóng kín" với thế giới bên ngoài sang cơ chế "mở” để Việt Nam hội nhập với cộng đồng quốc
tế Chủ trương đó phù hợp với đặc điểm thời đại ngày
nay là: lực lượng sản xuất quốc tế hoá, giao lưu quốc tế
ngày càng mở rộng, quan hệ quốc tế ngày càng đa dạng Kết quả của sự chuyển đổi này là nhằm khơi day tối đa nguồn nội lực và ngoại lực cho sự phát triển của
đất nước
Sự vận dụng ngày càng đúng đắn hơn lý luận hình thái kinh tế - xã hội trong những năm đổi mới vừa
qua đã đem lại những thành tựu to lớn và rất quan trọng “Đời sống các tầng lớp nhân dân được cải thiện
Đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, vượt
qua được cơn chấn động chính trị và sự hang hụt về thi trường do những biến động ở Liên Xô và Đông Âu gây ra ; tình hình chính trị - xã hội cơ bản ổn định; quốc phòng và an ninh được tăng cường Sức mạnh về mọi
mặt.của nước ta đã lớn hơn nhiều so với mười năm trước”, Kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện, chính trị ổn định, an ninh quốc gia giữ vững, vị
trí quốc tế được đề cao
1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn biện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 1X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr 18 - 19
Trang 25Tuy nhiên, những nguy cơ mới lại phát sinh, trực
tiếp làm ảnh hưởng đến định hướng mục tiêu là chủ
nghĩa xã hội như: nguy cơ tụt hậu, nguy cơ tham nhũng,
nguy cơ chệch hướng và nguy cơ diễn biến hoà bình
Chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần với việc sử dụng những thành phần kinh tế trung gian - quá độ ở Việt Nam mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã vạch ra là đúng đắn Đại hội
VII, VIII va IX cha Dang đã phát triển và cụ thể hoá
chủ trương đó
Từ chủ trương đúng đến việc đưa chủ trương vào
cuộc sống là một khoảng cách Độ dài - ngắn của khoảng
cách phụ thuộc rất lớn vào nhân tố chủ quan, trước hết là phụ thuộc vào vai trò lãnh đạo của Đảng, năng lực của Đảng, trí tuệ và trình độ tổ chức, quản lý kinh tế - xã hội của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam Đây
là nhân tố có ý nghĩa quyết định sự thành công của sự
nghiệp phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trước vô vàn thử thách, cả trong nước
Trang 26CHUONG II
GIAI CAP VA DAN TOC
I- GIAI CAP VA DAU TRANH GIAI CAP
1 Vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp trong cuộc đấu tranh tư tưởng
Thời đại xã hội thị tộc - bộ lạc, loài người chưa
phân chia thành các giai cấp Cuối thời đại thị tộc - bộ lạc, trong nội bộ các cộng đồng người dần dần hình
thành các giai cấp Từ khi xã hội phân chia thành các giai cấp, các cuộc đấu tranh giai cấp không ngừng
diễn ra lúc ngấm ngầm, lúc công khai, quan hệ giữa
người và người đã thay đổi về căn bản Vậy giai cấp
là gì, giai cấp tổn tại trong điều kiện lịch sử nào, vì sao có đấu tranh giai cấp ? Trước C.Mác, đã có nhiều
học giả nghiên cứu và phản ánh trong các tác phẩm
văn học hay sử học Tất nhiên đó là những tri thức chưa đầy đủ
Trang 27Đứng trên lập trường duy vật lịch sử, C.Mác đã
đưa ra lý luận khoa học về vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp một cách đầy đủ và đúng đắn C.Mác viết:
“1 Sự tôn tại của các giai cấp chỉ gắn uới những giai đoạn phát triển lịch sử nhất định của sản xuất
2 Đấu tranh giai cấp tất yếu sẽ dẫn đến chuyên,
chính uô sản
3 Bản thân nền chuyên chính này chỉ là bước
quá độ tiến tới ¿hủ tiêu mọi giai cấp và tiến tới xố hội
không có giai cấp "",
Những tư tưởng cơ bản ấy đã thể hiện qua hàng loạt tác phẩm của C.Mác, Ph.Ăngghen và sau đó được
V.LLênin bổ sung Đó là một lý luận khoa học có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng làm cơ sở cho việc phân tích sự vận động của lịch sử xã hội loài người và trở thành kim chỉ nam để các đẳng cộng sản và công nhân vạch ra đường lối chiến lược, sách lược của cách mạng vô sản ở các giai đoạn lịch sử khác nhau V.I.Lênin cũng đã từng coi lý luận này là "một trong những thành tựu vĩ đại nhất của khoa học xã hột” Việc khẳng định những giá trị khoa học, giá trị xã hội và giá trị thời đại của học thuyết Mác - Lênin về gia cấp và đấu tranh giai cấp có ý nghĩa lý luận và thực tiễn lớn lao và cấp bách
Trang 28Trước đây, các đại biểu tư tưởng của giai cấp tư sản luôn tìm cách phủ nhận học thuyết giai cấp và đấu tranh giai cấp bằng những phương pháp và mức độ khác nhau Một số học giả tư sản phủ định hoàn toàn học thuyết giai cấp và đấu tranh giai cấp Họ cho rằng C.Mác đã quá nhấn mạnh sự đối lập giữa vô
sản và tư sản khi để ra học thuyết này Họ cho rằng
quy luật đấu tranh giai cấp không thể áp dụng cho xã
hội tư bản chủ nghĩa Một số học giả tư sản cũng
thừa nhận sự phân chia xã hội thành giai cấp nhưng họ không đưa ra được các chuẩn mực khoa học để phân biệt các giai cấp khác nhau Ở họ, có quan điểm cho rằng, sự khác nhau của các giai cấp thực chất chỉ là sự khác nhau về chủng tộc, về tài năng cá nhân, về
tri thức, về nghề nghiệp, về địa vị và uy tín xã hội
Cũng có những người đã tính đến các yếu tố kinh tế,
song họ đã xem xét một cách không đầy đủ
Tất cả các quan điểm trên luôn phản bác lại chủ nghĩa Mác, nhằm đối lập với lý luận mácxít về giai cấp và đấu tranh giai cấp -
Trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế cũng xuất hiện hai khuynh hướng cực đoan về vấn đề
đấu tranh giai cấp
Trang 29các nước tư bản chủ nghĩa, họ từng nhấn mạnh phương pháp đấu tranh kinh tế, mục tiêu kinh tế, không chú ý
đúng mức đến đấu tranh chính trị, mục tiêu chính trị, lẳng tránh cách mạng xã hội Êđua Bécxtanh (1850 - 1932), một trong những lãnh tụ của phái xã hội dân chủ
cải lương Đức cho rằng: nhiệm vụ của phong trào công
nhân chung quy chỉ là đấu tranh để có những cuộc cải cách mà mục tiêu là “cải thiện” hoàn cảnh kinh tế của
công nhân dưới chế độ tư bản chủ nghĩa Ông ta kịch liệt chống lại lý luận mácxít về đấu tranh giai cấp, cách mạng xã hội Phái Bécxtanh và phái Cauxki ở Đức, bọn
“kinh tế chủ nghĩa” và Mensêvích ở Nga, bộ phận
“mácxít Áo” ở Áo đều đứng trên lập trường của chủ nghĩa cải lương để nhìn nhận vấn để giai cấp và đấu tranh giai cấp Nội dung chủ yếu của chủ nghĩa cải lương và chủ nghĩa cơ hội là tư tưởng hợp tác giai cấp, _ “hòa hợp” quyền lợi giai cấp Đặc biệt, họ đưa ra quan điểm hòa hợp lợi ích giai cấp công nhân và giai cấp tư sản để đối lập với học thuyết giai cấp và đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác - Lênin
- Khuynh hướng “tả” xuất hiện trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế Theo V.I.Lênin, chủ
nghĩa giáo điều “tả khuynh” thực chất là “đầu óc cách
mạng tiểu tư sản, là cái đầu óc gần giống như chủ nghĩa vô chính phủ hay đã có một số nét nào đó mượn của chú
Trang 30nghĩa vô chính phủ và trong tất cả những vấn đề cơ
bản, đều xa rời những điều kiện và những yêu cầu tất yếu của một cuộc đấu tranh giai cấp triệt để của giai cấp vô sản”! Đặc điểm của chủ nghĩa cơ hội “tả”
khuynh là ở chỗ, che giấu bản chất cơ hội chủ nghĩa của
mình dưới cái vỏ những câu “cách mạng cực đoan” suông để lợi dụng tình cảm của quần chúng Nó tổ ra
chủ quan trong việc đánh giá các sự kiện và muốn bỏ qua những bước quá độ, đẩy phong trào đi đến chỗ
phiêu lưu Chủ nghĩa cơ hội tả khuynh và hữu khuynh là những căn bệnh cực kỳ nguy hiểm có thể gây tổn thất nghiêm trọng, chẳng những cho một đẳng mà còn cho toàn bộ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế
Trong thời đại ngày nay, cuộc đấu tranh tư tưởng càng trở nên phức tạp vì những sự biến đổi lớn lao trên phương điện quốc tế Cuộc cách mạng khoa học và công
nghệ phát triển như vũ bão đã tạo nên bước nhảy vọt về lực lượng sản xuất làm ảnh hưởng tới các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội Tiến bộ khoa học - kỹ thuật đã làm thay đổi cơ cấu ngành nghề bên trong mỗi nước
và trên cả phương diện quốc tế, đẩy nhanh quá trình
quốc tế hóa tư bản chủ nghĩa Điều đó đã tạo nên sự thay đổi cơ cấu xã hội - giai cấp trong mỗi nước và ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các nước, giữa các khu vực 1 V.LLênin: Toờn đập, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1977, t.41, tr 17
Trang 31khác nhau Kết cấu của giai cấp công nhân hiện đại rất đa dạng phức tạp, nhiều trình độ khác nhau và không
ngừng biến đổi theo hướng không thuần nhất trong nội bộ giai cấp Số lượng công nhân kỹ thuật cao, lao động
trí tuệ hoá ngày càng tăng, trở thành bộ phận tiêu biểu của giai cấp công nhân hiện đại, công nhân truyền thống giảm dần thành bộ phận nhỏ, công nhân làm việc trong các lĩnh vực dịch vụ công nghiệp ngày một tăng
Một số công nhân đã có điều kiện tham gia công ty cổ
phần Sự điều chỉnh nhất định về quan hệ sản xuất làm cho một số người lầm tưởng rằng chủ nghĩa tư bản
đã thay đổi về bản chất và giai cấp công nhân không
còn giữ sứ mệnh lịch sử giải phóng nhân loại nữa Ngày nay, nhiều vấn đề đặt ra đòi hỏi sự tập trung trí tuệ, sức người sức của của nhiều quốc gia khác nhau, các dân tộc, các khu vực khác nhau cùng nhau để giải quyết những vấn đề có tính chất tồn cầu như: vấn đề mơi trưởng, dân số, chiến tranh hạt nhân,
dịch bệnh, đói nghèo, tệ nạn xã hội Những vấn đề trên đã làm không ít người cho rằng, ngày nay, vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp đã trở thành lỗi thời, hoặc ít ra cũng bị đưa xuống hàng thứ yếu
Cuộc đấu tranh giai cấp trên lĩnh vực tư tưởng càng trở nên đặc biệt khó khăn khi các nước xã hội chủ
Trang 32một không hai cho sự ra đời rất nhiều luận điểm phản kích chủ nghĩa Mác, phản đối quan điểm giai cấp, đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác Có thể khái quát
một số quan diém sau:
- Phủ nhận bản chất của thời đại, rằng thời đại quá độ từ tư bản chủ nghĩa lên chủ nghĩa xã hội đã chấm dứt, chủ nghĩa xã hội không thành công đã chứng
minh xu thế quá độ lên chủ nghĩa xã hội là không có
khả năng khách quan Vì thế, cần từ bỏ đấu tranh giai
cấp, từ bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin Họ cho rằng, chủ nghĩa xã hội sụp đổ bắt nguồn từ sai lầm trong học thuyết giai cấp, đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác -
Lénin
- Học thuyết đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác chỉ đúng với thế kỷ XIX, nay đã lỗi thời, đã bị lịch
sử vượt qua Họ chứng minh về một thời đại “hậu tư bản”, “thời đại văn minh trí tuệ”, họ đưa ra những khái
niệm tầng lớp xã hội trung lưu, gia1 cấp vô sản đã hòa
nhập vào chủ nghĩa tư bản, v.v., để phủ nhận vấn đề
giai cấp, đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác
- Dựa vào đặc điểm thời đại: đối thoại, hòa hợp,
hội nhập để chứng minh hiện nay không còn đấu tranh gia1 cấp, không còn đấu tranh “a1” thang “ai” gitia chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội vì chủ nghĩa xã hội đã sụp đổ
Trang 33- Học thuyết gia cấp, đấu tranh giai cấp của C.Mác chỉ mang tính khu vực, nó đúng với châu Âu, nên du nhập vào các nước châu Á, châu Phi là không thích hợp
Trước đây khi hệ thống xã hội chủ nghĩa còn tổn
tại và phát triển, cuộc đấu tranh tư tưởng thuận lợi bao nhiêu thì ngày nay, khi chủ nghĩa xã hội lâm vào khủng khoảng, nó lại khó khăn bấy nhiêu Tuy nhiên, xuất phát từ những eơ sở khoa học vững chắc, cuộc đấu tranh tư tưởng trước sau cũng bảo vệ được chân lý khách quan
Ở Việt Nam, vào những năm đầu của sự nghiệp đổi mới có người cho rằng, cần từ bỏ quan điểm mácxít về đấu tranh gia1 cấp, nó xuất phát từ cơ sở và động cơ khác nhau, chẳng hạn:
- Có những người không hiểu thực chất lý luận mácxít về gia1 cấp, đấu tranh giai cấp, họ chỉ nhìn thấy hậu quả của thời kỳ Xtalin ở Liên Xô, thấy những mặt tiêu cực trong cách mạng tư tưởng văn hóa ở Trung Quốc, và những sai lầm trong cải cách ruộng đất ở Việt
Nam, họ xem đó là thực chất của học thuyết giai cấp,
đấu tranh giai cấp của C.Mác Từ đó, họ quy học thuyết
này là phân nhân đạo và phân khoa học
Trang 34chủ nghĩa tư bản đã đòi chúng ta từ bỏ con đường xã hội chủ nghĩa để đi theo chủ nghĩa tư bản
- Một số người, nhân thất bại tạm thời của chủ nghĩa xã hội, muốn thực hiện những ý đổ chính trị phan động, kiếm chác quyền lực chính trị cho cá nhân
mình
Những biểu hiện tư tưởng trên ở Việt Nam tất
nhiên không rõ ràng và chưa mạnh mẽ, không tổn tại
được lâu dài dưới các hình thức công khal, song nó cũng
khơng hồn toàn mất đi một cách dễ dàng
Vậy, vì sao học thuyết gia1 cấp và đấu tranh giai cấp lại bị tấn công, xuyên tạc như thế, thực chất nó
là gì?
2 Quan điểm mácxít về giai cấp và đấu tranh giai cấp
a) Giai cấp la gi?
Quan điểm duy vật lịch sử và học thuyết giá trị thang du cua C.Mác là cơ sở lý luận khoa học, làm sáng tỏ bản chất của quan hệ giai cấp Năm 1919, trong tác
phẩm Sóng kiến uï đại, V.I.Lênin đưa ra một định nghĩa về giai cấp như sau:
“Người ta gọi là giai cấp, những tập đoàn to lớn gồm những người khác nhau về địa vị của họ trong một
Trang 35nhau về quan hệ của họ (thường thường thì những
quan hệ này được pháp luật quy định và thừa nhận)
đối với những tư liệu sản xuất, về vai trò của họ
trong tổ chức lao động xã hội, và như vậy là khác
nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cải xã hội ít hoặc nhiều mà họ được hưởng Giai cấp là những tập đoàn người, mà tập đoàn này thì có thể chiếm đoạt
lao động của tập đoàn khác, do chỗ các tập đoàn đó có
địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế xã hội
nhất định”!
Như vậy, nói đến giai cấp là nói đến hệ thống các
tập đoàn người trong một chế độ kinh tế - xã hội nhất định Giai cấp không là sản phẩm của sản xuất nói chung mà là sản phẩm của những hệ thống sản xuất xã
hội nhất định trong lịch sử Mỗi hệ thống giai cấp tương ứng với một hệ thống sản xuất xã hội, về bản chất là
thể thống nhất của các mặt đối lập Nói giai cấp là nói
đến sự khác nhau giữa các tập đoàn người về địa vị trong một hệ thống kinh tế - xã hội nhất định Trong hệ thống kinh tế đó, tập đoàn người này là thống trị, tập
đoàn người kia là bị trị Tuy nhiên, ta hiểu địa vị này
không đơn giản là người tổ chức và người chấp hành mà bao gồm hàng loạt các mối quan hệ giữa người với
Trang 36người trong sẵn xuất, là tổng hợp các quan hệ vật chất
cụ thể khách quan Khái quát lại, địa vị khác nhau của tập đoàn người trong một hệ thống kinh tế - xã hội nhất, định được thể hiện ở ba quan hệ xét từ ba mặt trong
quá trình sản xuất như sau:
- Khác nhau về quan hệ đối với tư liệu sản xuất
- Khác nhau về vai trò trong tổ chức lao động xã hội, trong tổ chức quản lý sản xuất
- Khác nhau về phương thức thu nhận của cải xã hội
Ở đây, khác nhau về quan hệ đối với tư liệu sản
xuất là sự khác nhau cơ bản nhất Chủ nô (trong chế độ chiếm hữu nô lệ); địa chủ phong kiến (trong chế độ phong kiến), tư sản (trong chế độ tư bản chủ nghĩa) là những tập đoàn giữ địa vị thống trị trong hệ thống kinh
tế - xã hội mà họ là đại biểu Trước hết, họ chiếm hữu
tư liệu sản xuất xã hội, tức là nắm được phương tiện, điều kiện vật chất quan trọng nhất để chi phối lao động
của các tập đoàn người không có hoặc có rất ít tư liệu sản xuất Những tập đoàn người bị mất hoặc không có
tư liệu sản xuất (nô lệ trong chế độ chiếm hữu nô lệ, nông nô trong chế độ phong kiến, vô sản trong chế độ tư bản chủ nghĩa) buộc phải phụ thuộc về kinh tế vào các tập đoàn thống trị Và sự khác nhau giữa các tập đoàn
Trang 37đến tập đoàn người này chiếm đoạt lao động của tập đoàn người khác Đó là bản chất của quan hệ giai cấp đối kháng
Ngày nay, trong xã hội tư bản đương đại, bộ mặt các giai cấp và quan hệ các giai cấp có những biến đổi
đáng kể Tham gia vào đội ngũ giai cấp vô sản hiện đại
còn có một bộ phận trí thức kỹ thuật làm công ăn lương Giai cấp công nhân vẫn không ngừng phát triển
về số lượng mặc dù tỉ lệ công nhân thất nghiệp ở các
nước tư bản luôn ở mức cao Một số khá đông công nhân
mua được cổ phiếu, được phân chia lợi nhuận, song giá trị cổ phiếu trong tay công nhân chỉ chiếm một tỉ lệ
không đáng kể Xu thế xã hội hóa tư bản không làm thay đổi bản chất quan hệ giữa tư bản và lao động Mặc dù đang diễn ra quá trình biến đổi về những hình thức
chiếm hữu tư liệu sản xuất, về cơ chế bóc lột giá trị
thặng dư, về phương thức tổ chức quản lý sản xuất,
nhưng giai cấp tư sản vẫn là những người chiếm hữu tư
liệu sản xuất xã hội, những người chỉ huy sản xuất, những người chiếm hữu giá trị thặng dư Không lý thuyết xã hội nào bác bỏ được thực tế này
Từ những quan điểm khoa học đúng đắn về giai
Trang 38tập đoàn người có lợi ích-cơ bản đối lập nhau Có áp bức
thì có đấu tranh chống áp bức Vì vậy, đấu tranh giai cấp không do một lý thuyết xã hội nào tạo ra mà là hiện
tượng tất yếu không thể tránh khỏi trong xã hội có áp bức giai cấp Lịch sử loài người từ khi có giai cấp đối
kháng là một lịch sử đấu tranh giai cấp Những cuộc đấu tranh gia1 cấp không phải là những cuộc tạo phan, lật đổ mà là những cuộc đấu tranh có ý nghĩa cách
_mạng, nhằm xóa bỏ những chế độ xã hội, những giai
cấp đã lỗi thời, thay đổi quan hệ sản xuất để tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất phát triển Với ý nghĩa đó quan điểm mácxít: cho rằng, trong xã hội có giai cấp, đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của lịch sử
Tuy nhiên, theo triết học mácxít, giai cấp không
tồn tại mãi mãi Nếu do nguyên nhân kinh tế đã sản
sinh ra giai cấp thì đến một lúc nào đó, sự phát triển hết sức cao của sản xuất cũng tạo điều kiện để thủ tiêu
giai cấp Cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản là cuộc đấu tranh giai cấp cuối cùng trong lịch sử Nó là phương tiện tất yếu để giải phóng toàn xã hội khỏi ách áp bức bóc lột, khỏi sự phân chia giai cấp và đấu tranh giai cấp Vì vậy, đây là một quá trình đấu tranh lâu đài và vô cùng phức tạp Cuộc đấu tranh giai:
cấp giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản phát triển
Trang 39sản giành được chính quyền, đấu tranh giai cấp chưa biến mất mà tiếp tục diễn ra gay go phức tạp trong điều kiện mới trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã
hội, văn hóa, tư tưởng V.I.Lênin cho rằng chủ nghĩa xã
hội chỉ giành được thắng lợi triệt để khi giai cấp công,
nhân lãnh đạo đông đảo quần chúng nhân dân xây dựng thành công phương thức sản xuất mới, bảo đảm chủ nghĩa xã hội tạo ra được năng suất lao động cao hơn chủ nghĩa tư bản Mục tiêu này chưa được thực hiện thì khả năng phục hồi chủ nghĩa tư bản ở đây vẫn
còn rất lớn Các thế lực tư ban quốc tế ra sức ngăn cản
giai cấp công nhân đã nắm chính quyền xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội bằng nhiều phương tiện và thủ đoạn từ bao vây, cấm vận, can thiệp quân sự đến
“diễn biến hòa bình”
Ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu
cũ, các lực lượng chống chủ nghĩa xã hội đã lợi dụng tình hình khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội, nhất là
lợi dụng những sai lầm nghiêm trọng của các đẳng cộng
sản cầm quyền để đảo ngược tình thế, lập lại trật tự tư
sản Hai loại sai lắm nghiêm trọng dé mắc là:
- Chủ quan duy ý chí, coi nhẹ quy luật kinh tế khách quan, trong khi đó lại tuyệt đối hóa đấu tranh gia1 cấp, nhất là tuyệt đối hóa một trong những hình
thức của đấu tranh giai cấp -
Trang 40- Cơ hội hữu khuynh, mơ hồ về đấu tranh giai cấp, mất cảnh giác trước âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch với chủ nghĩa xã hội
Sự tuyệt đối hoá đấu tranh giai cấp, sự cường điệu đấu tranh giai cấp cũng như sự mơ hồ về đấu
tranh giai cấp đều trái với quan điểm mácxít về giai
cấp, đấu tranh giai cấp, đều gây tổn hại cho sự nghiệp
xây dựng chủ nghãa xã hội
3 Vấn đề giai cấp và đặc điểm của cuộc đấu tranh giai cấp ở Việt Nam hiện nay
_ Do những biến đổi của thời đại, vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp diễn ra phức tạp trong quá trình phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, thực hiện chính sách mở cửa trong quan hệ quốc tế
Trên thực tế đã phát sinh những quan điểm sai lệch,
trái ngược nhau về vấn đề này
- Có quan điểm cho rằng, trong điều kiện nền
kinh tế hàng hóa nhiều thành phần thì không nên đặt
vấn đề đấu tranh giai cấp vì nó sẽ dẫn đến phân tán,
chia rẽ lực lượng, gây bất ổn trong xã hội, cần trở mối quan hệ quốc tế Theo quan điểm này, học thuyết giai cấp, đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác - Lênin đã
lỗi thời Đó là quan điểm không đúng, vì sự tổn tại của các thành phần kinh tế không loại trừ đấu tranh giai