1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo trình triết học mác lênin (phần chủ nghĩa duy vật lịch sử)

251 12 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 251
Dung lượng 5,76 MB

Nội dung

Trang 1

: mu VIỆN VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH 335.4 KHOA TRIẾT HỌC GIAO 2004 20113367 GIÁO TRÌNH

TRIET HOC MAC-LENIN

(PHAN CHU NGHIA DUY VAT LICH SU)

=-

Giáo trình triết học

Wi II ] NHÀ XUẤT BẢN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Trang 2

GIAO TRINH

TRIET HOC MAC-LENIN

Trang 3

HỌC VIỆN CHÍNH TRI QUOC GIA HO CHi MINH

KHOA TRIET HOC

GIAO TRINH

TRIET HOC MAC-LENIN

(PHAN CHU NGHIA DUY VAT LICH SU)

Trang 5

LỜI NÓI ĐẦU

Trong chương trình đào tạo các hệ lý luận chính trị, đại

hoc va sau đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, triết học Mác-Lênin luôn được coi trọng và chiếm một thời lượng đáng kể Môn học này cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về các quy luật chung của tự nhiên, xã hội

và tự duy; từ đó đóng vai trò là phương pháp luận cho nhận

thức và giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn của đất

nước

Nhằm đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu

môn triết học của các đối tượng học viên và sinh viên, tập thể cán bộ giảng dạy, nghiên cứu có nhiều kinh nghiệm của

Khoa Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

biên soạn cuốn sách GIÁO TRÌNH CHỦ NGHĨA DUY VẬT

LỊCH SỬ (Đây là phân 2 trong bộ sách giáo trình triết học Mác-Lênin) Nội dung cuốn sách gồm 10 chương:

Chương l: Xã hội và tự nhiên

Chương II: Bản chất của chủ nghĩa duy vật lịch sử Chương III: Lý luận hình thái kinh tế - xã hội

Chương IV: Mối quan hệ giữa giai cấp và dân lộc trong

Trang 6

Chương V: Quan điểm triết học về nhà nước và các tổ

chức chính trị - xã hội

Chương VI: Cách mạng xã hội và vấn đề cách mạng xã

hột trong thời đại ngày nay

Chương VÌI: Ÿ thức xã hội

Chương VIH: Khoa học

`Chương lÄ- Con người - cá nhân - xã hội Chương X: Tiến bộ xã hội

Sách đã được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản nhiều lần Nhà xuất bản Lý luận chính trị xuất bản lần này, sau khi đã được tập thể tác giả sửa chữa và bổ sung nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết, rộng rãi của đông đảo bạn đọc

các hệ đào tạo tại Học viện, các trường chính trị tỉnh cũng như giáo viên và sinh viên các trường đại học và cao đẳng

Với cách viết và trình bày cô đọng, dễ hiểu, súc tích, với

hình thức và kết cấu phù hợp, cuốn sách chắc chắn sẽ là công cụ hữu ích giúp các độc giả nghiên cứan môn học Sách có thể

được sử dụng làm giáo trình chính thức cho các hệ đào tạo cứ nhân, cao học ở các trường đại học tự nhiên và xã hội

Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc

Trang 7

Chương 1

XA HOI VA TU NHIEN

Xã hội là một bộ phận của giới tự nhiên "kéo dài”, là một sản phẩm đặc biệt của giới tự nhiên Đến lượt nó, xã hội lại tác động vào giới tự nhiên, làm biến đổi giới tự nhiên, lúc đó xã hội là chủ

thể, giới tự nhiên-là sản phẩm (tự nhiên thứ hai) của con người I XÃ HỘI - SẲN PHAM CUA SỰ TIẾN HÓA TỰ NHIÊN

Trước C Mác có quan niệm cho rằng: xã hội là tổng số

những cá nhân hợp thành Đây là quan niệm siêu hình Bằng sự _ tổng kết thực tiễn lịch sử, triết học Mác đã chỉ ra: xã hội là

những cộng đồng người sống với nhau và hình thành nên những mối quan hệ với nhau, gọi là quan hệ xã hội, trong đó quan hệ sản xuất là cơ bản và quyết định nhất Xã hội còn được triết học

Mác quan niệm: đó là sự tác động lẫn nhau giữa người với người

Tự nhiên là những điều kiện thiên nhiên, hoàn cảnh địa lý xung quanh mà trong đó con người tồn tại Tự nhiên còn là

những khách thể mà chủ thể người lao động thực hiện những tác

động biến đổi (cải tạo) :

Xã hội có lịch sử hình thành Sự hình thành xã hội không tách rời quá trình phát triển của giới tự nhiên và cũng không tách rời quá trình hình thành của chính bản thân con người Đây là hai mặt của một quá trình thống nhất: con người - xã hội và tự nhiên

Trang 8

_Trong quá trình biến đổi tự nhiên, thực chất là quá trình lao động, các quy luật xã hội, mà trước hết là quy luật của sản xuất vật chất ngày càng giữ địa vị chủ đạo chi phối hoạt động nói chung của con người Con người tồn tại được là nhờ có giới tự nhiên, nhưng giới tự nhiên trở thành tự nhiên của con người lại là

kết quả sự biến đổi của con người đối với giới tự nhiên

Mác cho rằng: "con vật chỉ sản xuất ra bản thân nó, còn con

người thì tái sản xuất ra toàn bộ giới tự nhiên") Con người thực

hiện được điều đó là nhờ có lao động Lao động là quá trình điễn ra giữa con người với tự nhiên Đây là quá trình con người cải biến tự nhiên và cũng là quá trình chế tạo, sử dụng công cụ lao động Và chính nhờ có lao động, con người có thể tác động sâu,

hiệu quả hơn vào giới tự nhiên, biến giới tự nhiên nguyên sinh

thành tự nhiên của con người Như vậy, nhờ lao động mà những lực lượng vật chất và những quan hệ xã hội vật chất của cộng đồng người được hình thành Chính đó là cơ sở hình thành, phát

triển xã hội

II MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA XÃ HỘI VÀ

TỰ NHIÊN

Giới tự nhiên và xã hội loài người là hai mặt đối lập của một

thế giới thống nhất Chúng không tách rời nhau nhưng không đồng nhất

Con người sống trong một môi trường địa lý nhất định - nó là

một bộ phận của giới tự nhiên như: vỏ trái đất, nước, thổ nhưỡng, thực vật và động vật Con người gắn với môi trường địa lý bằng

® C Mác và Ph Ăngghen: Toàn rập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.42,

Trang 9

"các quan hệ máu thịt” Chính đây là cơ sở tự nhiên của đời sống con người Thiếu những cơ sở này, con người không thể tồn tại

Môi trường địa lý tác động đến hoạt động kinh tế của xã

hội, ảnh hưởng đến tổ chức và phân công lao động xã hội, ảnh

hưởng đến việc chuyên môn hóa trong sản xuất, kinh tế thế giới và khu vực

Môi trường địa lý có vai trò quan trọng to lớn đối với đời

sống con người

Ảnh hưởng của nó đến xã hội loài người là mang tính tự nhiên và tính lịch sử Vì những ảnh hưởng này thẩm thấu vào đời sống con người đến mức độ nào là kết quả của sự tác động-

4"

"chéo” giữa tự nhiên với con người và con người với tự nhiên Cho nên, không thể tuyệt đối hóa mặt này hay mặt kia khi xem xét mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên

Thuyết quyết định luận địa lý cường điệu yếu tố môi trường địa lý, không thấy hết, đi đến phủ nhận vai trò biến đổi hoàn cảnh của con người là sai lầm Tất nhiên, con người cải tạo tự

nhiên cũng trên cơ sở nắm vững những quy luật của tự nhiên Sự tác động của tự nhiên vào đời sống xã hội theo quy luật tự nhiên và tự phát, còn con người tác động vào tự nhiên có ý thức

và tự giác Sự tác động của con người vào tự nhiên diễn ra theo

hai hướng:

- Hướng tác động hợp quy luật của tự nhiên sẽ có tác dụng

cải biến tự nhiên Ở đây, hiện ra quá trình cái khách quan được chủ quan hóa (chủ quan hóa cái khách quan)

Trang 10

Con người tác động, cải biến tự nhiên không thể tùy tiện Con người phải nắm vững quy luật của tự nhiên, cải biến chúng thành công cụ nhận thức và hành động của chính mình Đây là quá trình cái chủ quan được khách quan hóa (Khách quan hóa cái chủ quan)

Sự tác động của tự nhiên vào đời sống con người và con

người tác động vào tự nhiên không chỉ mang tính chất riêng của

một quốc gia mà mang tính toàn cầu Vì vậy, để khai thác, tận dụng ưu thế của tự nhiên hay hạn chế những hiểm họa của tự _ nhiên đối với con người thì phải biết sử dụng những thành tựu của tất cả các khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn,

phải có sự hợp tác của tất cả các quốc gia trên hành tĩnh một

cách hợp lý nhất để làm cho giới tự nhiên trở thành giới tự nhiên của con người, trở thành ngôi nhà chung đưa lại hạnh phúc cho COn người

II QUY LUẬT XÃ HỘI VÀ QUY LUẬT TỰ NHIÊN

Xã hội loài người chịu sự chi phối đồng thời của quy luật tự

nhiên và quy luật xã hội

Quy luật tự nhiên là loại quy luật mà trong đó những lực lượng tự nhiên tự nó tác động với nhau, không có sự can thiệp của con người, nghĩa là không thông qua hoạt động của con người Quy luật tự nhiên mang tính tự động, tự phát

Quy luật xã hội là quy luật đặc thù của xã hội, nó phải thông

qua hoạt động của con người để biểu hiện Nội dung cốt lõi của

Trang 11

quy luật xã hội không mang tính tự động như quy luật tự nhiên

Nó có những đặc điểm sau:

- Thông qua hoạt động (lợi ích) của con người; - Mang tính xu hướng;

- Rất phức tạp

Cả quy luật tự nhiên và quy luật xã hội đều mang tính

khách quan Tính khách quan là thuộc tính chung Chỉ khác

nhau ở chỗ: tính khách quan của các quy luật tự nhiên là "phi

tác nhân”, còn tính khách quan của quy luật xã hội là "tác nhân”, nghĩa là không phải cái khách quan tự nó mà cái khách -

quan thông-qua- nhân-tố chủ quan: tính phức tạp của quy luật xã hội bắt nguồn từ đây

Quy luật xã hội hoạt động trong suốt quá trình vận động của các hình thái kinh tế - xã hội Nhưng người ta chỉ có thể nhận thức nó một cách rõ rệt nhất khi các quan hệ xã hội vốn có của

nó phát triển, tạo sự chuyển hóa, đạt trình độ chín muồi Điều này nói lên tính xu hướng của quy luật xã hội, nghĩa là phải trải

qua một thời gian tương đối dài thì mới nhận thức được sự vận động có quy luật của nó

Chẳng hạn, sau hàng thế kỷ vận động, quy luật của nền sản

xuất tư bản chủ nghĩa mới được Mác phát hiện và nhận thức một - cách khoa học

Trang 12

đến quy luật hình thành Vì vậy, việc giải quyết quan hệ lợi ích là yếu tố cơ bản trong việc giải quyết các quan hệ xã hội giữa các tập đoàn người trong xã hội Nhận thức các quan hệ xã hội mà không nhận thức được quan hệ lợi ích, giải quyết những mâu

thuẫn xã hội mà không giải quyết mâu thuẫn từ trong lợi ích-thì cơ bản chưa giải quyết được vấn đề

Quy luật xã hội diễn ra trong không gian xã hội và thời gian xã hội nhất định Không gian càng rộng, thời gian càng dài thì quy luật xã hội hiện ra càng rõ và tạo điều kiện để con người nhận thức nó đầy đủ, sâu sắc hơn Tính quy luật của quy luật xã hội vạch đường đi cho mình xuyên qua vô số những ngẫu nhiên Con người phải nắm được quy luật vận động của cái ngẫu nhiên và cái tất nhiên, quy luật vận động của bản thân cái ngẫu

nhiên để tác động theo hướng loại bỏ dần những ngẫu nhiên xấu

có thể xảy ra trong đời sống xã hội nhằm thúc đẩy xã hội phát triển tự giác, hạn chế xu hướng tự phát

Quy luật xã hội là quy luật khách quan Không một ai dù đó là vĩ nhân có thể xóa bỏ, hoặc "sáng tạo" ra quy luật xã hội theo ý muốn

Xã hội chịu sự tác động của cả quy luật tự nhiên và quy luật ' xã hội Song, xã hội là bộ phận đặc thù của tự nhiên nên sự phát

triển của xã hội được quyết định bởi những quy luật hoạt động của con người (cần được hiểu một cách biện chứng)

Sẽ sai lầm nếu xem xét tác động của các quy luật tự nhiên

đối với đời sống xã hội, tách rời các quy luật xã hội Và ngược

Trang 13

hệ với giới tự nhiên biểu hiện thành lực lượng sản xuất, quan hệ với nhau (trong sản xuất vật chất) biểu hiện thành quan hệ sản xuất Day chính là quan hệ khách quan "song trùng”

Như vậy, con người, xã hội loài người ngày càng đáp ứng yêu cầu của tự nhiên trong sự tồn tại của mình một cách có văn hóa Chủ nghĩa "Đácuyn xã hội" và quan điểm tự nhiên sinh học

về đạo đức không thể nhận thức được điều đó Họ phạm sai lầm

vì đã áp dụng một cách siêu hình các quy luật tự nhiên vào việc

giải thích đời sống xã hội loài người ,

Triết học Mác thừa nhận sự thống nhất và khác biệt giữa quy

- luật xã hội và quy luật tự nhiên, từ đó đi sâu nghiên cứu những

quy luật chung nhất của sự phát triển xã hội:

Chủ nghĩa duy vật lịch sử là lý luận triết học về xã hội của chủ nghĩa Mác

IV CON NGƯỜI VÀ VẤN ĐỀ MÔI SINH

Khoa học sinh thái nghiên cứu các quy luật tác động giữa cái hữu sinh với điều kiện ngoại cảnh của chúng nhằm duy trì sự

thăng bằng động của hệ thống xã hội - tự nhiên

Hoạt động của con người là quá trình "trao đổi chất" thường

xuyên giữa con người với tự nhiên

C Mác viết: "Con người sống bằng giới tự nhiên Như thế

Trang 14

Sự thay đổi tính chất, mục đích, phương hướng, quy mô hoạt

động của con người là cơ sở của sự thay đổi mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên

Hoạt động thực tiễn của con người càng rộng thì quy mô con người can thiệp vào tự nhiên càng lớn Ngày nay, cách mạng khoa

học và kỹ thuật đã phát triển đến trình độ rất cao Nó đã mang lại

cho con người những nguồn lợi to lớn, nhưng chính từ đây, con

người đang vấp phải những vấn dé mới: đó là sự phá vỡ thăng bằng động của hệ sinh thái và tình trạng ô nhiễm môi trường Đây là kết quả của những hành động tự phát, vô trách nhiệm của

con người Ăngghen nói, con người nhờ có thiên tài sáng tạo của

mình có thể biến đổi giới tự nhiên theo ý muốn Nhưng con người

hãy nhớ: tự nhiên có quy luật vốn có, sẵn sàng trả thù con người

bằng cách bắt con người phải phục tùng quyền uy của nó bất chấp

chế độ chính trị xã hội nào Cho nên, con người làm chủ tự nhiên không phải bất chấp quy luật tự nhiên mà phải vận dụng đúng các quy luật đó Con người đã và đang bị đe dọa bởi sự ô nhiễm của

khí quyền, sự cạn kiệt và hư hỏng của các lớp thổ nhưỡng, thủy vực bị nhiễm hóa chất, rừng bị thu hẹp, tầng ôzôn bị chọc thủng, mưa axít do công nghiệp phát triển bừa bãi

Ngày nay, vấn đề sinh thái mang tính toàn cầu Nó đòi hỏi

con người ở tất cả các quốc gia, dân tộc phải có ý thức bảo tồn sự

thăng bằng với tự nhiên

Việt Nam từng trải qua ngót một thế ký đô hộ của thực dân

Pháp, chúng khai thác cạn kiệt tài nguyên vì lợi nhuận; đặc biệt hơn, ba mươi năm chiến tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược, môi trường tự nhiên bị phá hoại nghiêm trọng Ngày nay, trong hòa

bình xây đựng, nhiều khu công nghiệp hóa mọc lên nên việc khai

Trang 15

chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc vấn đề môi trường môi sinh nên đã dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như: bão, lụt, cháy rừng gây thiệt hại lớn về người và của Để ngăn chặn tình trạng này, Nhà nước ta cần có những giải pháp: mới là, tăng cường giáo dục cho nhân dân ý thức bảo vệ môi trường môi sinh; hai ià, xây dựng hệ thống môi trường, môi sinh một cách khoa học, đầy đủ; ba là, xử lý nghiêm minh bằng pháp luật những hành vi phá hoại môi trường sinh thái

Dân số và vấn đề sinh thái có quan hệ hữu cơ Để phát triển hợp quy luật xã hội phải có một số lượng dân tương ứng Số lượng dân lại gắn liền với vấn đề nhân khẩu

Hoạt động của hệ thống nhân khẩu ảnh hưởng lớn đến sự phát triển xã hội Quy luật phát triển của hệ thống nhân khẩu là một trong những quy luật bảo tồn sự thăng bằng bên trong của xã

hội, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của lực lượng sản xuất, tính chất của những quan hệ xã hội, các chuẩn mực văn minh và

định hướng giá trị, truyền thống

Sự tăng, giảm dân số còn chịu ảnh hưởng bởi trình độ phát

triển của khoa học, y tế, bảo trợ xã hội, giáo dục Giữa chúng có

quan hệ nhân - quả

Tình hình tăng dân số trên hành tính nói chung và ở Việt

Nam nói riêng là một vấn đề đáng được quan tâm Nó ảnh hưởng

trực tiếp đến sự phát triển xã hội trên tất cả các lĩnh vực của đời sống Khi kinh tế chưa phát triển tương ứng với số dân tăng sẽ

gây Ta rất nhiều hậu quả xã hội như nạn đói, dịch bệnh, thất học, dân trí thấp và những tệ nạn xã hội phát sinh

Hiện nay, hàng trăm triệu người châu Á, châu Phi đang bị nạn đói đe dọa Nguyên nhân chính là do sự lạc hậu về kinh tế và sự bóc lột thậm tệ, tinh vi của chủ nghĩa tư bản

Trang 16

Ở Việt Nam, trình độ phát triển kinh tế còn thấp, một bộ phận nhân dân sống dưới mức sống tối thiểu, tỷ lệ trẻ em suy định dưỡng còn lớn Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đó là do trình độ phát triển kinh tế thấp, tốc độ dân số tăng quá cao, tạo nên sức ép lớn về đời sống và việc làm, gây cản trở không nhỏ cho việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội và

nâng cao mức sống của nhân dân Đảng, Nhà nước ta chỉ rõ: “Tiếp tục giảm tốc độ tăng dân số, sớm ổn định quy mô dân số ở mức hợp lý (khoảng 88-89 triệu người vào năm 2010); giải quyết

đồng bộ, từng bước và có trọng điểm chất lượng dân số, cơ cấu

dân số và phân bố dân cư"),

® Dang Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb

Trang 17

Chương 2

BẢN CHẤT

CUA CHU NGHIA DUY VAT LICH SỬ

Trước những biến động to lớn, sâu sắc của thời đại ngày nay,

việc khẳng định bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa duy vật lịch sử là việc làm cần thiết không chỉ đối với bản thân triết học mà còn đối với các khoa học xã hội khác

| CUỘC CÁCH MẠNG TRONG TRIẾT HỌC VỀ LỊCH SỬ

Tư tưởng triết học xã hội trước Mác đạt tới đỉnh cao trong

triết học Hêghen (1770 - 1831) Trong học thuyết của Hêghen, toàn bộ lịch sử thực chất là sự phát triển của lý tính trong lịch sử nhằm mục đích tự nhận thức bản thân của tính thần thế giới Song, trong cái hệ thống lý thuyết duy tâm ấy đã diễn tả biện

chứng của lịch sử xã hội như là sự chuyển hóa lẫn nhau vô tận

của cái ngẫu nhiên và cái tất nhiên Nến gạt bỏ yếu tố duy tâm về xã hội, thì Hêghen là vĩ đại trong sự đóng góp về phép biện chứng nói chung và biện chứng của xã hội nói riêng

Xem xét lịch sử xã hội, Mác và Ăngghen lấy con người làm tiền đề đầu tiên để xây dựng học thuyết của mình Nhưng đây không phải là con người ở trong một trạng thái biệt lập, cố định,

tưởng tượng mà là những con người trong quá trình phát triển -

phát triển hiện thực

Trang 18

Con người làm ra lịch sử của mình, do đó, lịch sử là san phẩm của con người Nhưng con người lại không sáng tạo tùy

tiện mà phải dựa vào những quy luật khách quan, hoàn cảnh

khách quan quy định sự sáng tạo của con người lại là sản phẩm của những tất yếu lịch sử

Hoàn cảnh quy định trước hết là sản xuất vật chất, là những quy luật của sản xuất vật chất Hoạt động sản xuất tái tạo sự tồn tại thể xác của các cá nhân Đến lượt nó, để thỏa mãn nhu cầu

sống còn nhất định, con người phải tiến hành sản xuất và kết quả đạt được lại làm nảy sinh nhu cầu mới dẫn đến sự phát triển

không ngừng của nền sản xuất xã hội Trong quá trình đó, những

lực lượng sản xuất do thế hệ trước tạo ra lại trở thành tiền đề cho hoạt động sản xuất mới của thế hệ sau làm thành một chuỗi liên

tục sự liên hệ giữa các thế hệ con người Đó là sự hình thành lịch sử nhân loại

Xã hội không phải là tổng số cá nhân hợp thành mà là sự

tương tác giữa cá nhân với cá nhân tạo nên cộng đồng người với

những quan hệ xã hội của họ

Trong tiến trình lịch sử, các quan hệ xã hội trở nên phong

phú, biến đổi không ngừng Tổng thể các quan hệ xã hội tạo thành một xã hội cụ thể nhất định Quan điểm duy vật lịch sử cho ta một phương pháp luận là "quy” các quan hệ tư tưởng về các quan hệ vật chất rồi từ những quan hệ vật chất rút ra hệ thống các

quan hệ sản xuất D6 là những quan hệ cơ bản đầu tiên quy định các quan hệ xã hội khác Quan hệ xã hội cũng như quan hệ sản

Trang 19

qua trinh lich su - tu nhién C Mac viét: "Trong sự sản xuất xã hội ra đời sống cua minh, con người có những quan hệ nhất định, tất yếu, không tùy thuộc vào ý muốn của họ - tức những quan hệ sản

xuất, những quan hệ này phù hợp với một trình độ phát triển nhất

định của các lực lượng sản xuất vật chất của họ Toàn bộ những quan hệ sản xuất ấy họp thành cơ cấu kinh tế của xã hội, tức là cái

cơ sở hiện thực trên đó dựng lên một kiến trúc thượng tang pháp lý

và chính trị và những hình thái ý thức xã hội nhất định tương ứng

với cơ sở hiện thực đó Phương thức sản xuất đời sống vật chất quyết định các quá trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tính thần nói chung Không phải ý thức của con người quyết định tồn tại của họ;

trái lại, tồn tại xã hội của họ quyết định ý thức của họ Tới một

giai đoạn phát triển nào đó của chúng, các lực lượng sản xuất vật

chất của xã hội mâu thuẫn với những quan hệ sản xuất hiện có, hay - đây chỉ là biểu hiện pháp lý của những quan hệ sản xuất đó - mâu thuẫn với những quan hệ sở hữu, trong đó từ trước đến nay các lực lượng sản xuất vẫn phát triển Từ chỗ là những hình thức phát triển của các lực lượng sản xuất, những quan hệ ấy trở thành những xiểng xích của các lực lượng sản xuất Khi đó bắt đầu thời đại một cuộc cách mạng xã hội”),

Thừa nhận tính tất yếu kinh tế của sự phái triển xã hội, chủ

nghĩa Mác không hạ thấp vai trò cá nhân, trái lại, quan điểm duy

vật lịch sử còn giải quyết đúng đắn vấn đề cơ bản của triết học

trong lĩnh vực xã hội, từ đó hiểu được vai trò tích cực và sáng tạo

của nhân tố tinh thần và của cá nhân trong lịch sử

Ý thức phản ánh tồn tại, đó là nguyên lý chung của toàn bộ

chủ nghĩa duy vật, và không thể không nhìn thấy mối liên hệ trực

® C, Mác và Ph Ăngghen: Toản tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993, t.13,

tr.14-15

Trang 20

tiếp và mật thiết giữa nguyên lý ấy với nguyên lý của chủ nghĩa duy vật lịch sử cho rằng "ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội” Mác và Ăngghen đã đưa chủ nghĩa duy vật đến triệt để bằng việc chứng minh rằng, tồn tại xã hội là tính thứ nhất, còn ý thức xã hội là tính thứ hai, phản ánh tồn tại xã hội Tồn tại xã hội - một phạm trù đưa lại khả năng xem xét xã hội như một hình thái cao nhất của sự vận động vật chất - hình thái xã hột, từ đó đưa lại tiêu chuẩn khách quan cho việc xem xét sự phát triển của các hình

thái ý thức xã hội Đó là: ý thức là cái phái sinh, chúng biến đổi phụ thuộc vào sự biến đổi của tồn tại xã hội Vì vậy, vai trò của cá nhân, của nhân tố tinh than trong lịch sử dù rất quan trọng

nhưng không phải là vô điều kiện Một khi các hiện tượng tĩnh thân được cắt nghĩa từ đời sống vật chất là tồn tại xã hội thì lịch sử không còn là một đống sự kiện ngẫu nhiên mà là một quá trình lịch sử - tự nhiên

Chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định vai trò quyết định của

tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội gắn liền với việc khẳng định

vai trò quyết định của quần chúng nhân dân trong lịch sử

Thiếu sót của nhiều nhà triết học trước C Mác là chỉ thấy những động cơ tư tưởng của hoạt động lịch sử mà họ không thấy được nguồn gốc của những động cơ đó Vì vậy, vai trò quyết

định vận mệnh lịch sử được quy về các cá nhân, anh hùng xuất

chúng Đương nhiên, khi tác động vào tiến trình khách quan của

lịch sử sẽ có vai trò rất to lớn theo những chiều hướng, mức độ khác nhau Như vậy, động lực chân chính của lịch sử không phải là động cơ cá nhân riêng lẻ mà là động cơ của những cá nhân có

đủ năng lực, phẩm chất, bản lĩnh để lay chuyển khối quần chúng

Trang 21

quần chúng đông đảo ấy Vai trò lịch sử của cá nhân dù là cá nhân lỗi lạc nhất cũng chỉ có thể được đánh giá đúng trong mối

liên hệ hữu cơ với quần chúng nhân dân

Quần chúng là chủ thể chân chính của lịch sử là như vậy

II QUYẾT ĐỊNH LUẬN XÃ HỘI VÀ HOẠT ĐỘNG TU DUY CỦA CON NGƯỜI

41 Nội dung cơ bản của quyết định luận xã hội

Một vấn đề cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử là quan điểm về tính quyết định của quy luật xã hội quan hệ với hoạt _ động tự do của con người Quyết định luận xã hội trên lập trường của triết học duy vật khoa học đối lập với những quan điểm ý chí

luận, đối lập với thuyết định mệnh, bác bỏ quyết định luận máy móc tách rời tính tất nhiên với tính ngẫu nhiên

Quyết định luận mácxít vạch ra biện chứng giữa cái tất nhiên và cái ngẫu nhiên, cái tất nhiên an giấu bên trong vô vàn cái ngẫu

nhiên và ngược lại, mỗi cái ngẫu nhiên là “hạt” cấu thành cái tất

nhiên Quyết định luận mácxít chỉ ra rằng, sự tự do ý chí của con

người chỉ được thực hiện khi nào con người hiểu được và vận dụng đúng đắn quy luật khách quan

Khi xác định tính tất yếu khách quan những hành vi của con người, Lênin nêu ra những yêu cầu:

- Việc loại bỏ sự tự do ý chí một cách hoang đường, tuyệt nhiên không loại bỏ lý tính của con người

| - Không loại bỏ lương tâm của con người khi xác định tính tất yếu của những hành vi con người ˆ

- Không loại bỏ sự đánh giá hành vi con người khi xác định tính tất yếu của những hành vi của họ

Trang 22

- Trong xã hội, chủ thể hoạt động là những con người có ý thức, cho nên không có một biến đổi xã hội nào lại không thông qua, không là kết quả hoạt động của con người

- Song, những hoạt động đó của con người lại được thực hiện

do những điều kiện khách quan quy định

Điều kiện khách quan của lịch sử không chỉ là những yếu tố tự nhiên mà còn là kết quả hoạt động của chính con người tác

động vào tự nhiên và tác động lẫn nhau giữa họ Như vậy, điều kiện lịch sử khách quan trước hết là nền sản xuất vật chất hiện

tồn và những quan hệ xã hội đang diễn ra trong đó có sự kết tinh

hoạt động của các thế hệ đã qua ˆ

Trong khi sử dụng những điều kiện lịch sử khách quan để

_ thực hiện những nhu cầu lợi ích của mình, thế hệ mới lại làm cho những điều kiện lịch sử biến đổi Hoạt động của con người là nhân tố năng động tạo nên lịch sử xã hội, đó là hoạt động của

quần chúng, của các tổ chức xã hội

Phương thức biểu hiện của những hoạt động đó là thực tiễn Trong thực tiễn diễn ra sự chuyển hóa lẫn nhau của quá trình chủ

quan hóa khách quan và khách quan hóa chủ quan, nhằm tạo ra những điều kiện khách quan và chủ quan mới cho những hoạt

động tiếp theo của con người

Sự tác động của nhân tố chủ quan theo hai hướng:

- Hướng tác động hợp quy luật: đây là hoạt động của nhân tố

chủ quan mang nội dung khách quan và tuân theo quy luật khách

quan

- Tác động không phù hợp quy luật: đây là những hoạt động chủ quan tùy tiện bất chấp quy luật khách quan, là những hành

Trang 23

trình lịch sử tự nhiên và hoạt động trái quy luật thì có tác dụng ngược lại

Hoạt động của con người vừa đa dạng, vừa "đan kết” tạo nên

sự phong phú và tính phức tạp của lịch sử Song, sự phát triển xã hội vẫn diễn ra theo quy luật khách quan, trong đó vai trò của

nhân tố chủ quan không ngừng tăng lên cũng là xu hướng khách

quan, bởi vì con người ngày càng được khách quan hóa bởi năng lực tiếp cận với những biến đổi sâu sắc có tính quy luật, nhất là

trong thời đại ngày nay

Tính khách quan của quy luật xã hội không chỉ thể hiện khi

-hoạt động của con người hợp-quy luật mà luôn được thể hiện cả

khi hoạt động của con người không phù hợp với quy luật khách quan, đi ngược lại đòi hỏi của quy luật Điều này biểu hiện ở hành động được thực hiện lại trái với mục đích đặt ra Khi đó người ta buộc phải "sửa chữa" hành động của mình Mỗi hành động sửa chữa là một bước tiệm cận quy luật khách quan Cứ như

thế, cái chủ quan ngày càng được khách quan hóa - khách quan hóa cái chủ quan

Tính quy luật của sự phát triển xã hội không thực hiện một

cách tự động như quy luật tự nhiên mà thông qua hoạt động của

con người Sự tự do ý chí trong hành động lịch sử của con người là quá trình nâng cao tính tích cực sáng tạo của chủ thể trên cơ sở nhận thức và vận dụng quy luật khách quan Chỉ có như vay’ chúng ta mới nhận thức được rằng: quá trình vận động của lịch

sử cũng là quá trình con người vươn tới tự do

Quá trình vươn tới tự do cũng là quá trình rèn luyện và nâng cao tính tự giác trong mọi hành động lịch sử của chính mình Tự do và tự giác là những phạm trù cùng “cung bậc”

Trang 24

Đặc trưng hoạt động của con người là tính mục dich Day 1a hoạt động tự giác Hoạt động tự giác là hoạt động khi chủ thể ý thức được những kết quả khách quan của hành động, do đó chủ động tiến hành mọi công việc theo mục đích đặt ra

Hoạt động tự phát là loại hoạt động mà mục đích chỉ là

mong muốn chủ quan, do đó chủ thể không thể chi phối nổi quá trình và kết quả hành động Việc không chi phối được quá trình

hành động và kết quả hành động là do con người không nắm được, không dựa vào quy luật khách quan

Cũng cần nói thêm, trong trường hợp này, ngay cả khi mong

muốn và kết quả chủ quan đạt được thì đó vẫn là hành động tự phát, vì sự thực hiện mục đích mang tính ngẫu nhiên có thể đạt được lợi ích trước mắt nhưng hậu quả của nó sẽ rất lớn và lâu dài |

Như thế, yếu tố tạo nên tính tự giác trong hoạt động của con

người là trình độ hiểu biết và năng lực thực tiễn

Trong quá trình phát triển của xã hội, hoạt động tự giác và tự phát "đan xen nhau" Tính đan xen trong sự tương tác giữa chúng làm cho tính tự giác ngày càng tang Tinh tự giác tăng lên thì tự do của con người cũng tăng lên tương ứng

2 Ý nghĩa hoạt động tự do, tự giác của con người

Hoạt động tự do, tự giác của con người trong lịch sử được

thực hiện bằng các chủ thể hành động Trên cơ sở nhận thức

được quy luật xã hội, con người tạo nên và điều chỉnh dần sự phù

hợp giữa mục đích cá nhân với yêu cầu chung của xã hội, điều chỉnh thống nhất giữa mục đích và phương tiện Cốt lõi và là động lực của sự điều chỉnh là lợi ích Cần tạo ra và thường xuyên

Trang 25

càng tăng thì trên phạm vi toàn xã hội vẫn diễn ra những hoạt động tự phát Đúng là quy luật xã hội được thực hiện sau lưng

con người như một "bàn tay vô hình" điều khiển bánh xe lịch sử Ngày nay, sự phát triển của lực lượng sản xuất ở trình độ xã

hội hóa, quốc tế hóa cao đòi hỏi sự “điều chỉnh” vĩ mô trên phạm vi toàn xã hội Cách mạng khoa học - kỹ thuật đang làm tăng xu

hướng khách quan trình độ nhận thức và năng lực thực tiễn của con người Vai trò của khoa học trong việc "thấy trước" kết quả

và "kiểm soát" các quá trình xã hội trở nên to lớn Song, sự phát

triển của khoa học không tự động khắc phục sự đối kháng xã hội

_ đang tồn tại trong chủ nghĩa tư bản và những mặt trái do khoa học và kỹ thuật gây ra Do đó, tính tự giác vẫn là đòi hỏi bức xúc trong hoạt động lịch sử của con người trên phạm vi toàn xã hội

Chính vì thế mà những cuộc đấu tranh cho dân chủ, công bằng, tiến bộ xã hội, đấu tranh chống sự phá hoại môi trường, môi sinh là những việc làm có ý thức quan trọng, to lớn

Chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản (cộng đồng) sẽ tạo nên sự chuyển hóa căn bản cái tự phát sang tự giác trong lịch sử Ở đây, năng lực nhận thức và vận dụng quy luật khách quan

có khả năng được nâng lên trên cơ sở sự thống nhất lợi ích của

các thành viên trong xã hội Nói như vậy, tuyệt nhiên không được hiểu rằng: hoạt động tự giác loại trừ hoàn toàn tính tự.phát

và do đó cũng không được hiểu rằng dưới chủ nghĩa xã hội chỉ

thuần túy là những hoạt động tự giác của con người Dưới chủ

nghĩa xã hội, những hành động tự phát của con người vẫn tồn

Trang 26

rồi từ cái tự giác đạt được trong sự vận động của nó lại nảy sinh cái tự phát khác

Cũng cần nói thêm rằng: cái tự phát không bao giờ chỉ là cái tiêu cực Đồng nhất cái tự phát với cái tiêu cực là sai lầm Héghen quan niệm: cái tự phát là hình thức thực hiện một “cái gì khác" (cái tất yếu) ẩn giấu trong lợi ích và hành động con người nhưng người ta không ý thức được

Như vậy, xét từ bản chất của chủ nghĩa xã hội thì hoạt động

tự giác trên quy mơ tồn xã hội là đặc trưng cơ bản Nhưng chủ

nghĩa xã hội cũng như mọi xã hội khác, sự hình thành, phát triển là những hình thức không ngừng biến đổi của các quan hệ xã hội, do đó cái tự phát không ngừng biểu hiện Vì vậy, để nãng cao tính tự giác trong sự phát triển xã hội, con người phải tạo nên sự thống nhất yếu tố tổ chức quản lý của các kế hoạch vĩ mô với tính sáng tạo trong hoạt động của quần chúng nhân dân Sự lãnh

đạo của đảng, quản lý của nhà nước với những biện pháp mang

tính khoa học làm cho hoạt động riêng lẻ của con người hướng theo nhu cầu phát triển của xã hội, tránh cho xã hội khỏi những

Trang 27

Chương 3

LÝ LUẬN HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI

Cùng với việc phát hiện quy luật giá trị thăng dư, C Mác đã phát hiện chủ nghĩa duy vật lịch sử, trong đó lý luận hình thái

kinh tế - xã hội là nên tảng Lý luận này nhằm vạch ra quy luật

vận động, phát triển chung nhất của xã hội loài người Ngày nay,

thế giới đang có những biến đổi vô cùng to lớn, sâu sắc, nhưng lý

luận hình thái kinh tế - xã hội vẫn giữ nguyên giá trị khoa học và thời đại

| SAN XUAT VAT CHAT LA NEN TANG CUA BO! SONG

XÃ HỘI

ẩn xuất vật chất là hoạt động đặc thù của con người và của xã hội loài người Sản xuất xã hội cấu thành từ các hoạt động cụ

thể: sản xuất của cải vật chất, sản xuất của cải tỉnh thần và sản

xuất ra chính bản thân con người

Sản xuất xã hội nói chung và sản xuất ra của cải vật chất nói riêng là những hiện tượng xã hội khách quan Lịch sử xã hội loài người đã chứng minh xã hội không thể tồn tại được nếu không có quá trình thường xuyên sản xuất và tái sản xuất xã hội Trong sản xuất xã hội, sản xuất vật chất giữ vai trò nền tảng

Sản xuất vật chất là quá trình hoạt động lao động của người

Trang 28

lao động thích hợp, tác động vào tự nhiên nhằm tạo ra của cải vật

chất để thỏa mãn nhu cầu của mình

Trong sản xuất vật chất, con người không chỉ tạo ra những tư liệu sinh hoạt, tiêu dùng hàng ngày mà điều quan trọng hơn là sản xuất ra tư liệu sản xuất

Từ trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất, con người đã tạo ra những mối quan hệ xã hội của chính con người Trong quan hệ xã hội, quan hệ giữa người với người trong sản xuất vật chất (quan hệ sản xuất) là cơ bản nhất, giữ vai trò quyết định Chính quan hệ này tạo thành cơ sở kinh tế của xã hội, tức là cơ sở hiện thực của những quan hệ chính trị, tĩnh thần của xã hội

Trong quá trình sản xuất xã hội, con người quan hệ với nhau nhưng chính là để quan hệ với giới tự nhiên, nhằm biến đổi tự

nhiên, trên cơ sở đó biến đổi đời sống xã hội và biến đổi chính bản thân mình nữa Ăngghen viết: "Lao động là điều kiện cơ bản

đầu tiên của toàn bộ đời sống loài người, và như thế đến một mức

mà trên một ý nghĩa nào đó, chúng ta phải nói: lao động đã sáng

tạo ra bản thân con người"”Ẳ©),

Để sản xuất ra của cải vật chất, con người phải quan hệ với giới tự nhiên Quan hệ này được biểu hiện thành lực lượng sản xuất Đồng thời, con người phải quan hệ với nhau trong sản xuất

Quan hệ này được biểu hiện thành quan hệ sản xuất Đây là quan hệ "kép" khách quan, phổ biến trong lịch sử sản xuất vật chất của loài người

Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt thống nhất

của một phương thức sản xuất

® C Mác và Ph Ăngghen: Toàn tap, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, t.20,

Trang 29

II BIEN CHỨNG CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ

QUAN HỆ SAN XUAT

1 Khai niém

Phương thúc sản xuất là cách thức con người thực hiện quá trình sản xuất vật chất ở một giai đoạn lịch sử nhất định

Mỗi hình thái kinh tế - xã hội có một phương thức sản xuất riêng Những cuộc cách mạng xã hội đã diễn ra trong lịch sử đều

gắn với sự thay thế phương thức sản xuất này bằng phương thức sản xuất khác tiến bộ hơn Khi xuất hiện một phương thức sản xuất mới thì đời sống xã hội cũng thay đổi căn bản từ kinh tế đến chính trị, xã hội và tinh thân Chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng

định rằng, lịch sử xã hội loài người là lịch sử phát triển kế tiếp

nhau của các phương thức sản xuất vật chất: công xã nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa

Phương thức sản xuất bao gồm hai mặt có quan hệ mật thiết

với nhau: lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

Lực lượng sản xuát là phương thức kết hợp giữa người lao

động với tư liệu sản xuất và kinh nghiệm lao động của họ, tạo ra một sức sản xuất nhất định trong sản xuất vật chất Trình độ lực lượng sản xuất thể hiện trình độ chính phục tự nhiên của con người Đó là thước đo năng lực thực tiễn của con người trong quá

trình cải tạo tự nhiên

Con người với tính cách là chủ thể của sản xuất vật chất, luôn tác động vào đối tượng lao động để tạo ra của cải vật chất,

sáng tạo ra công cụ Với ý nghĩa đó, người lao động là nhân tố chủ yếu, hàng đầu của lực lượng sản xuất

Trang 30

Công cụ lao động là khí quan vật chất "nối dài", "nhân lên" sức mạnh con người trong quá trình biến đổi giới tự nhiên Nó là yếu tố quyết định trong tư liệu sản xuất Cùng với những sáng chế phát minh của mình, khoa học trong thời đại ngày nay đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp Khoa học phát triển, kỹ thuật phát triển, công cụ cải tiến, đối tượng lao động đa dạng hóa, ngành nghề mới xuất hiện, dẫn đến phân công lao động

xã hội mới ngày càng cao Trình độ phát triển của công cụ vừa là

thước đo trình độ chinh phục tự nhiên của con người, vừa là tiêu: chuẩn phân biệt sự khác nhau giữa các thời đại kinh tế - kỹ thuật

trong lịch sử

C Mác viết: "Những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở

chỗ chúng sản xuất ra cái gì, mà là ở chỗ chúng sản xuất bằng

cách nào, với những tư liệu lao động nao"

Nói khoa học đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp có nghĩa là sự phát triển của khoa học đã là nguyên nhân trực tiếp của mọi biến đổi to lớn trong sản xuất, quản lý, điều khiển các quá trình công nghệ tạo ra những ngành sản xuất mới, những lĩnh vực kỹ thuật mũi nhọn, những phương pháp sản xuất mới, hiện đại, những nguồn năng lượng mới với hàng loạt vật liệu mới nhân tạo có tác dụng vô cùng to lớn mà các cuộc cách

mạng khoa học và kỹ thuật ở những thế kỷ trước không thể có

được Có thể nói, chưa bao giờ tri thức khoa học được vật hóa, kết tỉnh, thâm nhập vào các yếu tố của lực lượng sản xuất và

quan hệ sản xuất nhanh chóng và có hiệu quả như ngày nay Khoa học không còn là yếu tố lý thuyết đứng ngoài quá trình

sản xuất vật chất như là nhân tố "xúc tác” mà trở thành mặt bên

Trang 31

trong của hệ thống sản xuất vật chất Việc trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp của khoa học không chỉ có ý nghĩa riêng đối với khoa học tự nhiên mà ở mức độ nhất định, còn có ý nghĩa đốt với cả khoa học xã hội

Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, công cụ lao động được cải tiến, năng suất lao động cao Năng suất lao động

được coi là tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá sự tiến bộ của sản

xuất vật chất, của lực lượng sản xuất vật chất ở một xã hội nhất

định

Lực lượng sản xuất do con người tạo ra nhưng nó luôn là yếu tố khách quan, là nền tảng vật chất của toàn bộ lịch sử nhân loại Lực lượng sản xuất được kế thừa và phát triển liên tục từ

thế hệ này sang thế hệ khác Mỗi thế hệ con người sinh ra đều

phải thích ứng với trình độ lực lượng sản xuất của thế hệ trước để lại, vì lực lượng sản xuất là kết quả của năng lực thực tiễn

của con người, nhưng bản thân năng lực thực tiễn này bị quyết định bởi: những điều kiện khách quan mà con người sống ở

trong đó; những lực lượng sản xuất đã đạt được và hình thái xã hội đã có trước họ, không phải do họ tạo ra mà do thế hệ trước

tạo ra

Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong sản

xuất vật chất Quan hệ sản xuất cấu thành từ các quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất, quan hệ tổ chức quản lý và trao đổi hoạt động

với nhau, quan hệ phân phối sản phẩm, trong đó quan hệ sở hữu

g1ữ vai trò quyết định

Quan hệ sản xuất do con người tạo ra, song nó được hình thành một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan, tùy tiện của con người Để tiến hành sản xuất, con người

chẳng những phải quan hệ với tự nhiên mà còn phải quan hệ

Trang 32

với nhau, do đó sản xuất bao giờ cũng mang tính xã hội C Mác viết, người ta chỉ sản xuất được bằng cách hợp tác với nhau một cách nào đó và trao đổi hoạt động với nhau Muốn

sản xuất được, người ta phải có những mối liên hệ và quan hệ

chặt chế với nhau, chỉ có trong phạm vi những mối liên hệ va quan hệ đó thì mới có sự tác động của họ vào giới tự nhiên, tức là sản xuất

Những yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất tác động biện

chứng với nhau tạo cho lực lượng sản xuất trở thành yếu tố động nhất Các yếu tố cấu thành quan hệ sản xuất cũng tác động qua

lại lấn nhau làm cho quan hệ sản xuất vận động, nhưng chậm chạp hơn so với vận động của lực lượng sản xuất nên nó mang

tính ổn định tương đối

2 Tác động biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

_ Khi sản xuất còn ở trình độ công cụ thủ công thì lực lượng sản xuất mang tính chất cá nhân Nó thể hiện trình độ tư liệu sản

xuất là thủ công, tính chất của lao động là riêng rẽ, cá nhân, tách

rời nhau

Khi sản xuất bằng máy thì trình độ tư liệu sản xuất là sản xuất công nghiệp, và tính chất của lực lượng sản xuất là xã hội hóa

Tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất không thể tách rời Một tình trạng nhất định của lực lượng sản xuất nói lên cả

tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất Trình độ lực lượng

sản xuất quy định tính chất của lực lượng sản xuất Ph Ăngghen viết: "giai cấp tư sản không thể biến những tư liệu sản xuất có

hạn ấy thành những lực lượng sản xuất hùng mạnh mà lại không

Trang 33

thành những tư liệu sản xuất xế hội, chỉ có thé được sử dụng chung bởi một số đông người””),

Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tác động qua lại theo yêu cầu của sản xuất vật chất, tạo nên sự phù hợp biện chứng giữa quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất

Sự phù hợp là sự kết hợp đúng đắn giữa các yếu tố cấu thành

quan hệ sản xuất, giữa các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất,

giữa quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất đem lại những phương thức kết hợp có hiệu quả giữa người lao động với tư liệu sản xuất trong sản xuất vật chất Đây là sự phù hợp khách quan

Tất nhiên, không phải là khách quan tự nó mà thông qua hoạt

động của COn người

Sự phù hợp là đặc trưng chung, phổ biến, tác động trong toàn bộ sự phát triển lịch sử nhân loại đưa đến sự chuyển biến lịch sử

từ hình thái kinh tế - xã hội này lên hình thái kinh tế - xã hội

khác cao hơn

Sự phù hợp giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là một mâu thuẫn biện chứng, vì nó là hệ quả của sự tương tác

giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất Sự tương tác này

được bắt đầu bằng sự phát triển của lực lượng sản xuất mà trước hết là sự phát triển của công cụ Công cụ sản xuất phát triển dẫn

đến sự xung đột gay gắt với quan hệ sản xuất hiện có và sản xuất đòi hỏi phải thay đổi quan hệ đó bằng một quan hệ sản

xuất mới Như thế, quan hệ sản xuất vốn là hình thức thích ứng, với lực lượng sản xuất (phù hợp), nhưng do mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất (yếu tố động) với quan hệ sản xuất (yếu tố ổn

định tương đối) nên quan hệ sản xuất từ chỗ thích ứng với lực

“ ©, Mác và Ph Ăngghen: Toảu ráp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, 1.20,

tr.373

Trang 34

lượng sản xuất lại trở thành xiểng xích kìm hãm sự phát triển

của lực lượng sản xuất (không phù hợp) Như vậy, quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất được biểu

hiện thành mâu thuẫn biện chứng của sự phù hợp và không phù

hợp Đây là sự phù hợp biện chứng, tức là phù hợp trong mâu

thuẫn với bao hàm mâu thuẫn Con người phát hiện những yếu tố dẫn đến sự không phù hợp tức là phát hiện mâu thuẫn và giải quyết những mâu thuẫn đó bằng cách đổi mới cơ cấu kinh tế, đổi mới cơ chế quản lý, đổi mới phương thức phân phối,

ứng dụng khoa học, công nghệ mới vào sản xuất đem lại su thích ứng mới của quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất

(phù hợp mới)

Phù hợp - không phù hợp - phù hợp là biểu hiện khách quan của quá trình tương tác giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất chung, phổ biến cho mọi phương thức sản xuất trong lịch

sử Cho nên, sẽ không đúng nếu quan niệm rằng: nền sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn diễn ra sự không phù hợp giữa quan hệ sản

xuất với lực lượng sản xuất, vì ở đó quan hệ sản xuất được xây

dựng trên cơ sở chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất Còn nền sản xuất xã hội chủ nghĩa thường xuyên có sự phù hợp của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất, vì ở đây quan hệ sản xuất được xây dựng trên cơ sở chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất Cả hai quan niệm trên đều trái với phép biện chứng khách quan của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất Chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xã hội đều tồn tại khách

quan so với sự phù hợp biện chứng này, nghĩa là trong chủ nghĩa

Trang 35

chỗ, nhân tố chủ quan nào phát hiện kịp thời và giải quyết có hiệu quả mâu thuẫn trên thì sản xuất ở đó phát triển

Ngày nay, nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đã tạo ra một lực lượng sản xuất đồ sộ, tính chất xã hội hóa của lực lượng sản xuất ngày càng cao, dẫn đến mâu thuẫn với quan hệ sản xuất chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất ngày càng gay gắt

Để "khác phục" những mâu thuẫn này, chủ nghĩa tư bản đang thực hiện quá trình "điều chính" kinh tế, chính sách xã

hội, ứng dụng khoa học và công nghệ mới, hy vọng "điều hòa" được những mâu thuẫn đang phát sinh Trước mắt, chủ nghĩa tư

bản còn có tiềm năng phát triển kinh tế nên mâu thuẫn vốn có

của chủ nghĩa tư bản mà cơ bản là mâu thuẫn giữa lực lượng

sản xuất và quan hệ sản xuất chưa bùng nổ bằng một cuộc đảo lộn xã hội

Mâu thuẫn chỉ được giải quyết triệt để bằng cách mạng chứ không phải giải quyết bằng sự "điều hòa", "điều chỉnh", "thích

nghĩ”

Đưới chủ nghĩa xã hội, sự phù hợp và không phù hợp của

quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất cũng tồn tại khách quan,

bên trong của nền sản xuất vật chất như là yếu tố nội sinh của sự

phát triển Chính vì thế, chủ nghĩa xã hội phải thường xuyên đổi mới, cải cách, cải tổ để giải quyết sự không phù hợp, đem lại sự

phù hợp mới của quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất Phát triển là một quá trình không ngừng phát hiện mâu thuẫn và giải

quyết mâu thuẫn

Trang 36

mâu thuẫn phải được tiến hành tách biệt và thường xuyên, liên tục Ở đây, muốn nói là không thực hiện theo kiểu "chiến dịch": Cũng cần nói thêm, quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất là quy luật xã hội thông qua hoạt động của con người, nên việc phát hiện mâu thuẫn và hiệu quả việc giải quyết bao giờ cũng phụ thuộc vào nhân tố chủ quan: trí tuệ, bản Iinh,

năng lực tổ chức thực hiện

Dà phù hợp hay không phù hợp với lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất luôn thể hiện tính độc lập tương đối với lực lượng sản xuất Quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất, quy định mục tiêu xã hội của sản xuất, khuynh hướng phát triển của quan hệ lợi ích, từ đó hình thành hệ thống những yếu tố hoặc

thúc đẩy, hoặc kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất Tác dụng thúc đẩy và kìm hãm sự phát triển lực lượng sản xuất của quan hệ sản xuất chỉ có ý nghĩa tương đối Với sự phát triển

khách quan của lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất không còn phù hợp thì cuối cùng cũng sẽ bị thay thế bằng một kiểu quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất Tuy vậy, khi mâu thuẫn khách quan giữa lực lượng sản xuất và quan hệ

sản xuất đã bộc lộ gay gắt và đòi hỏi phải giải quyết, nhưng con

người không phát hiện được, hoặc phát hiện mà không giải quyết

được, hoặc do sai lầm chủ quan trong quá trình giải quyết mâu

thuẫn thì tác dụng kìm hãm của quan hệ sản xuất sẽ trở thành

nhân tố phá hoại đối với lực lượng sản xuất, và cuối cùng, quy luật vẫn tự vạch đường đi cho nó

Trang 37

Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất là quy luật phổ biến tác động trong toàn bộ tiến trình lịch sử nhân loại Sự thay thế, phát triển đi lên của lịch sử xã hội loài người là do tác động của hệ thống các quy luật xã hội và tự nhiên, trong đó quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng

sản xuất là quy luật cơ bản nhất

Trong chủ nghĩa xã hội, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất

và quan hệ sản xuất khách quan, do đó yêu cầu phát hiện mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn cũng là khách quan

Cho đến nay, tất cả các nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa không phải từ những nước tư bản chủ nghĩa phát triển cao mà từ những nước tư bản ở trình độ phát triển trung bình và thấp hoặc chưa trải qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa của sự phát triển lịch sử Mặt khác, trong thời đại ngày nay, lực lượng sản xuất đã quốc tế hóa lại càng đòi hỏi chúng ta vận dụng sáng tạo phép biện chứng của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, chống tư

tưởng bảo thủ trì trệ, chủ nghĩa chủ quan trong xây dựng và phát

triển kinh tế

Cuộc khủng hoảng trầm trọng và đi đến sụp đổ một mảng

lớn chủ nghĩa xã hội thế giới do nhiều nguyên nhân, trong đó có một nguyên nhân cơ bản là không nắm vững về mặt lý luận phép biện chứng của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, do đó không vận dụng một cách sáng tạo và trí tuệ lý luận này vào thời

kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở điều kiện mới Vì vậy, cải cách kinh tế là đòi hỏi khách quan nhằm không ngừng tìm ra những

hình thức kinh tế thích hợp, những bước đi phù hợp để đáp ứng nhu cầu phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất trong điều kiện của chủ nghĩa xã hội Điều này phải được thực hiện thường xuyên, nghiêm túc, khoa học

Trang 38

Ill MỐI QUAN HỆ CỦA CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ KIẾN TRÚC

THƯỢNG TẦNG

1 Khái niệm

Mỗi xã hội có một kết cấu kinh tế đặc trưng, tức là một cơ sở

hạ tầng của xã hội, trên đó xây dựng lên một kiến trúc thượng

tầng tương ứng

Cơ sở hạ tầng là tổng hợp những quan hệ sản xuất tạo thành

kết cấu kinh tế của một xã hội nhất định Cơ sở hạ tầng hình

thành một cách khách quan trong quá trình sản xuất vật chất của xã hội Cơ sở hạ tầng cấu thành từ những quan hệ trực tiếp giữa

người với người trong sản xuất vật chất và từ những quan hệ kinh

tế trong quá trình tái sản xuất ra đời sống xã hội Cơ sở hạ tầng

của một xã hội được đặc trưng bởi:

Thứ nhất, kiểu quan hệ sản xuất thống trị chi phối các quan hệ sản xuất tàn dư, mầm mống không có vị trí đáng kể

Thứ hai, kiểu quan hệ sản xuất mang tính chất quá độ đan xen

Những quan hệ kinh tế tàn dư, mầm mống có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần

Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm chính trị, pháp luật, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật với những thể

chế tương ứng (nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể, hiệp hội ) được hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định

Ngôn ngữ, khoa học tự nhiên, logic hình thức không hình

thành trên cơ sở hạ tầng mà ra đời từ nhu cầu phát triển của sản

xuất vật chất, cho nên, chúng không phải là những yếu tố cấu thành kiến trúc thượng tầng Sự thay đổi của chúng không bị chi

Trang 39

Trong xã hội có giai cấp, kiến trúc thượng tầng mang tính chất giai cấp, trong đó bộ máy nhà nước là bộ máy quyền lực của một giai cấp nhất định

2 Quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là hai mặt thống nhất biện chứng trong một hình thái nhất định Về thực chất,

đây là sự thống nhất của hai mặt kinh tế và chính trị của một

hình thái xã hội

Trong sự tác động biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc _ thượng tầng thì cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng

(kinh tế quyết định chính trị)

Các nhà triết học, xã hội học trước Mác cho rằng, quan hệ

nhà nước pháp quyền quyết định quan hệ kinh tế, ý thức tư tưởng quyết định tiến trình phát triển khách quan của xã hội _

Vượt lên những quan điểm đó, các nhà triết học mácxít khẳng định quan hệ kinh tế, quan hệ sản xuất là những quan hệ vật chất quyết định các quan hệ chính trị, tỉnh thần và các quan hệ xã hội khác

Cơ sở hạ tầng với tính cách là cơ cấu kinh tế hiện thực sản sinh ra một kiến trúc thượng tầng tương ứng quy định tính chất

của kiến trúc thượng tầng Nói cách khác, tính chất xã hội, giai

cấp của kiến trúc thượng tầng phản ánh tính chất xã hội, giai cấp của cơ sở hạ tầng Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng còn thể hiện ở chỗ: sự biến đổi căn bản

trong cơ sở hạ tầng nhanh hoặc chậm sẽ dẫn đến sự biến đổi căn

bản của kiến trúc thượng tầng

Trang 40

Trong xã hội có giai cấp, giai cấp nào chiếm địa vị thống trị về kinh tế thì cũng chiếm địa vị thống trị trong đời sống chính tri, tinh than Mau thuan trong lĩnh vực kinh tế quy định tính chất

mâu thuẫn trong lĩnh vực tư tưởng

Quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng

tầng còn thể hiện ở sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng

Chủ nghĩa duy vật mácxít cho rằng: kiến trúc thượng tầng độc lập tương đối với cơ sở hạ tầng Nó không phải là sản phẩm

thụ động mà tác động mạnh mẽ đối với cơ sở hạ tầng theo hai hướng: hợp và không hợp quy luật

Trong các yếu tố cấu thành kiến trúc thượng tầng, nhà nước

giữ vai trò đặc biệt quan trọng, có tác dụng quyết định năng lực hiện thực hóa một tất yếu kinh tế Nhà nước là một lực lượng vật chất có sức mạnh kinh tế |

Ph Angghen viét: "Bao luc (tức là quyền lực nha nước) -

cũng là mội sức mạnh kinh té" '

Trong xã hội có giai cấp, việc giành chính quyền (quyền lực chính trị) cũng là để tạo sức mạnh kinh tế Sau khi đã có quyền lực nhà nước, giaI cấp thống trị không ngừng mở rộng ảnh hưởng

kinh tế trên toàn xã hội Kinh tế vững mạnh, nhà nước được tăng

cường Nhà nước được tăng cường lại tạo thêm sức mạnh vật chất

để củng cố vững chắc hơn địa vị kinh tế của giai cấp cầm quyền

Cứ như thế, sự tác động biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến

trúc thượng tầng; giữa kinh tế và chính trị đưa lại sự phát triển hợp quy luật của cả kinh tế và chính trị Ở đây, nhà nước là

phương tiện vật chất có sức mạnh kinh tế, còn kinh tế là mục tiêu

Ngày đăng: 08/11/2022, 23:18