XÃ HỌI - NHAN VĂN
Trang 2QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
Trang 3VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM VIỆN TRIẾT HỌC
PGS TS PHẠM THỊ NGỌC TRẦM
(Chủ biên)
QUẦN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
TAI NGUYEN VA MOI TRUONG VI SU PHAT TRIEN
BỀN VỮNG DƯỚI GÓC NHÌN XÃ HỘI - NHÂN VAN
NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI
Trang 4Tập thể tác giả PGS.TS Phạm Thị Ngọc Trầm (Chủ biên) PGS.TS Phạm Văn Đức TS Nguyễn Đình Hòa GS.TS Đỗ Huy Hùng
TH.S Nguyễn Thị Lan Hương
TS Nguyễn Hiền Lương
Trang 5Lời nói đầu dessecaecensaaaauaceeescaueceecaace — 7 Chương 1: Mối quan hệ biện chứng giữa con người, xã
hội và tự nhiên (tài nguyên - môi trường) 13 1.1 Cơ sở triết học - xã hội của mối quan hệ giữa
con người, xã hội và tự nhiên (tài nguyên - môi
trường) - Triết lý tổng quát "— 13 1.2 Thực trạng, nguyên nhân và những vấn đề bức
xúc về môi trường sinh thái nhân văn Sự tiếp
cận triết học - xã hội ¿s5 c2 s<+S<s+<sesxree 51
Chương 2: Phát triển bên vững và vấn đề khai thác,
sử dụng tài nguyên thiên nhiên và | môi frường .- se sen xen 91
2.1 Phát triển và phát triển bền vững 91
2.2 Sự biến đổi của mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội, phát triển con người với việc khai thác, sử
dụng tài nguyên thiên nhiên và môi trường 118 2.3 Việc thực hiện ba mục tiêu cơ bản của sự
phát triển xã hội trong thực tiễn phát triển bền
Mì 0:0: 0 143 Chương 3: Vai trò của quản lý Nhà nước đối với
_ tài nguyên thiên nhiên và môi trường 173
Trang 63.2 Phân tích cơ sở xã hội - nhân văn của quản lý
Nhà nước về tài nguyên thiên nhiên và môi trường 186 3.3 Vai trò tổ chức hướng dẫn, điều chỉnh của quản
lý Nhà nước trong việc khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường 213
Chương 4: Thực trạng của quản lý Nhà nước với
tài nguyên và môi trường, nguyên nhân
và một số vấn đề xã hội - nhân văn 225
4.1 Thực trạng của quản lý Nhà nước đối với tài: nguyên và môi trường ở nước ta: Những mặt
tích cực và hạn chế .: c<ô-<+ ơ_ 225 4.2 Mt s nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự yếu kém |
i58; 0P .—- - 245 4.3 Một số vấn đề xã hội - nhân văn đặt.ra trong quản lý —_—— —
Nhà nước về tài nguyên và môi trường 251
Chương 5: Những giải pháp chủ yếu nhằm
tăng cường khai thác, sử dụng hợp lý
tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ
môi frường - - -SSĂ Sky 262 5.1 Nhóm giải pháp về quản lý "¬ 263 5.2 Nhóm giải pháp: về sử dụng các công cụ xã hội -
nhân văn TH kh nÊn ty che 274 5.3 Sự kết hợp đồng bộ các công cụ xã hội - nhân
văn chủ yếu trong quản lý Nhà nước đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường - 320 _ Kết luận : — 324
Trang 7LỜI NÓI ĐẦU
Trong thời đại ngày nay khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường sống là
những vấn để quan trọng nằm trong chiến lược phá; triển
bền vững của toàn nhân loại; cũng như của tất cả các quốc
gia, dân tộc Vấn đề này trở nên cấp thiết khi mà các nguồn
tài nguyên thiên nhiên trện toàn thế giới đang dần bị cạn
kiệt, còn môi trường sống bị ô nhiễm nặng nẻ Nhiều nơi
trên thế giới đã và đang xảy ra các cuộc khủng hoảng sinh thái cục bộ; dẫn đến nguy cơ của một cuộc khủng hoảng sinh thái toàn cầu đe dọa sự sống của cả hành tỉnh Thực
trạng này đã ảnh hưởng rất tiêu cực và nguy hiểm đến mọi
mặt của đời sống xã hội Do đó, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, - và cũng chính là vấn đề về mối quan hệ giữa con người, xã hội và tự nhiên - đã trở thành mối quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế, trước hết là các nhà khoa học, đồng thời nó cũng
trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học và nhiều nhà khoa học Có nghĩa là có nhiều cách tiếp cận
khác nhau đối với vấn đề mối quan hệ giữa con người, xã hội và tự nhiên (tài nguyên thiên nhiên và môi trường), hay
có thể gọi tắt là vấn đề môi trường sống hay vấn đề sinh thái
Trang 8cứu của mình, đã xem xét vấn đề môi trường sống theo
những khía cạnh khác nhau Việc nghiên cứu sâu sắc từng khía cạnh của vấn đề là rất cần thiết để có thể hiểu một cách chi tiết, cụ thể về môi trường Tuy nhiên, sẽ là phiến điện và
không đầy đủ, nếu chỉ nghiên cứu từng khía cạnh cụ thể của môi trường sống Bởi đây là một trong những vấn đề phức tạp nhất, bức xúc và nan giải nhất của thời đại, nó không chỉ đụng chạm đến lợi ích, sự sống còn của từng cá nhân con người, từng quốc gia, dân tộc, mà còn quyết định sự tồn vong của toàn bộ sự sống trên hành tinh chúng ta
— Từ thực tiễn nghiên cứu và giải quyết các vấn đề sinh
thái, sinh thái nhân văn của thế giới và trong điều kiện cụ
thể của Việt Nam đã nảy sinh nhu cầu cấp thiết phải có mội
cơ sở lý luận - phương pháp luận chung lam nén tang cho
việc xem xét mối quan hệ giữa con người, xã hội với tự
nhiên cũng như mối quan hệ giữa ba mục tiêu cơ bản: kinh tế, xã hội nhân văn và sinh thái môi trường, đồng thời cả
vấn đề quản lý Nhà nước đối với việc khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường - một trong ba mục tiêu cơ bản của phát triển bên vững trong quá trình phát triển xã hội và phát triển xã hội
theo chiến lược phát triển bền vững trong thời đại ngày nay
Điều đó có nghĩa là cần thiết phải nghiên cứu môi trường sống Ở tâm nhìn triết học - xã hội Bởi vì, chỉ có ở tầm nhìn này mới có thể cho chúng ta những hiểu biết cần thiết có tính chất tổng quát và có hệ thống về mối quan hệ giữa con
Trang 9có những giải pháp cụ thể và phù hợp Đúng như Lênin đã viết “người nào bắt tay vào những vấn đề riêng trước khi
giải quyết các vấn đề chung, thì kẻ đó, trên mỗi bước di, sé
không sao tránh khỏi “vấp phải” những vấn đề chung đó một cách không tự giác ”
Việc khai thác, sử dụng tài nguyên và môi trường ở Việt Nam không nằm ngoài thực trạng chung của thế giới, có
chăng chỉ là tính cực kỳ phức tạp, đa dạng và nan giải Bởi lẽ, trong lòng xã hội Việt Nam hiện nay đồng thời tồn tại đan xen các dạng thức (biểu hiện) phức tạp của các nền văn
minh nhân loại đã và đang trải qua: xã hội hoang sơ tiền văn minh (ở một số vùng sâu, vùng xa ), văn minh nông nghiệp, văn minh công nghiệp và cả những yếu tố của văn minh hậu công nghiệp hay văn minh trí tuệ, trong đó văn minh nông nghiệp đang giữ vai trò chủ đạo Vì vậy, vấn để tài nguyên và môi trường ở đây mang đầy đủ những tính chất, đặc trưng phức tạp của các nền văn minh đó Có thể nói, (hực trạng môi trường sống ở nước ta hiện nay chỉ là phản ánh tính chất vô cùng phức tạp, đan xen của sự phát
triển xã hội Việt Nam đang trong thời kỳ chuyển đổi sâu sắc từ một xã hội chủ yếu là sản xuất nông nghiệp truyền thống sang một xã hội hiện đại với việc đông thời thực hiện
các quá trình công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa
(HĐH), thị trường hóa (TTH), đô thị hóa (ĐTH) và quá
trình hội nhập toàn câu
Trình độ phát triển thấp và phức tạp của kinh tế - xã hội
nước ta hiện nay đã có ảnh hưởng tiêu cực đến trình độ
Trang 10quản lý của Nhà nước đối với tài nguyên và môi trường Đến lượt mình, quản lý còn yếu kém của Nhà nước đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất đưa đến thực trạng cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường Thực ra, lâu nay ở nước ta, quản lý của Nhà nước về tài nguyên và môi trường đã sử dụng một số công cụ quan trọng như kinh tế, luật pháp, khoa học - công nghệ, giáo dục, tuyên truyền Song, vấn đề mấu chốt ở đây là phải có một phương thức quản lý đồng bộ, có hệ thống và nhất quán, trong đó đặc biệt phải chú ý đến nhân tố xã hội nhân văn - một trong những nhân tố quan trọng nhất quyết định sự thành công hay thất bại của phương thức quản lý mới của Nhà nước đối với tài nguyên và môi trường
Nói đến các nhân tố xã hội - nhân văn tức là nói đến con
người trong các mối quan hệ với tự nhiên, với xã hội và với
nhau Điều đó cũng có nghĩa là nhân tố xã hội nhân văn có
mặt trong tất cả các khâu của quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, từ người khai
thác, sử dụng tài nguyên, người quản lý, điều hành đến
người đưa ra các quyết sách và người thực hiện các giải pháp Nhiệm vụ nghiên cứu các khía cạnh lý luận - phương pháp luận và xã hội - nhân văn trong công tác quản lý Nhà nước đối với tài nguyên và môi trường, trước hết, phải thuộc
về các khoa học xã hội và nhân văn Tuy nhiên, cho đến nay, đây là lĩnh vực còn nhiều vấn đề chưa được nghiên cứu
một cách thấu đáo, trong khi đó nhu cầu của thực tiễn xã
Trang 11Bởi vậy, mục đích nghiên cứu của chúng tôi là đi vào những vấn đề lý luận - phương pháp luận chung làm cơ sở xã hội - nhân văn cho việo nghiên cứu của chương trình cấp Bộ “Quản lý Nhà nước đốt với tài nguyên và môi trường
dưới góc độ khoa học xã hội và nhân vấn ” nhằm mục tiêu phát triển bền vững của đất nước
Cu thé, mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ về mặt lý luận và phương pháp luận của các vấn đề sau đây: a) mối
quan hệ giữa con người (xã hội) và tự nhiên (tài nguyên và
môi trường); b) mối quan hệ giữa phát triển kinh tế, phát
triển con người, xã hội và việc khai thác, sử dụng tài nguyên
và bảo vệ môi trường trong tiến trình phát triển xã hội với sự phát triển bền vững; c) làm rõ vị trí, vai trò quản lý của Nha
nước đối với tài nguyên và môi trường trong các quan hệ đó
Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, chúng tôi tập
trung giải quyết các nhiệm vụ cụ thể sau đây:
Một là: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa các nhân
tố con người - xã hội - tự nhiên; giữa sự phát triển kinh tế, phát triển con người, xã hội và việc khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và môi trường trong quá trình phát triển xã hội, và phát triển xã hội theo hướng bền vững Nêu lên
các nguyên lý cơ bản hay triết lý tổng quát của các mối
quan hệ đó Phát triển bền vững: lý luận và thực tiễn
Hai là: Lầm rõ quan niệm, vị trí, vai trò của quan ly Nha | nước đối với tài nguyên và môi trường trong các mối quan hệ; nêu lên thực trạng của quản lý Nhà nước đối với tài nguyên và môi trường, những nguyên nhân đưa đến thực trạng đó trong
Trang 12Ba là: Đề xuất một số quan điểm lý luận - phương pháp
luận về cơ sở xã hội - nhân văn trong quản lý Nhà nước đối với tài nguyên và môi trường dựa trên nền tảng lý luận về mối quan hệ giữa phát triển kinh tế, phát triển con người, xã hội với việc khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường,
cũng như một số giải pháp chủ yếu nhằm khai thác, sử dụng
hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường theo hướng phát
triển bền vững ở Việt Nam
Cuốn sách này là kết quả của đề tài cấp Bộ “Lý luận về quan hệ giữa con người, tài nguyên - môi trường và sự phát
triển kinh tế - xã hội Vai trò của quản lý Nhà nước đối với
Trang 13CHUONG 1
MOI QUAN HE BIEN CHUNG GIU'A
CON NGƯỜI, XÃ HỘI VÀ TỰ NHIÊN (TÀI NGUYÊN - MÔI TRƯỜNG)
1.1 CO S6 TRIET HOC.- XA HOI CUA MOI QUAN
HỆ GIỮA CON NGƯỜI, XÃ HỘI VÀ TỰ NHIÊN (TÀI NGUYÊN - MÔI TRƯỜNG) - TRIẾT LÝ TỔNG QUÁT
Vấn dé mối quan hệ giữa tự nhiên, con người và xã hội là vấn đề của mọi thời đại, nó đã từng được các nhà khoa học ở những giai đoạn lịch sử khác nhau quan tâm nghiên cứu Sự nghiên cứu vấn đề này phụ thuộc vào trình độ nhận thức của con người và những điều kiện lịch sử cụ thể, trước
hết là những điều kiện kinh tế - xã hội Ngày nay, khi trong lĩnh vực môi trường sinh thái nhân văn đang nổi lên những
vấn đề nóng bỏng, gay gắt và đang được coi là một trong những vấn đề toàn cầu của thời đại mang tính phức tạp và cấp bách nhất, thì việc nghiên cứu mối quan hệ giữa con người, xã hội và tự nhiên càng trở nên quan trọng hơn, cấp thiết hơn lúc nào hết
Trong rất nhiều cách tiếp cận khác nhau đối với vấn đề
Trang 14nhìn tổng thể, bao quát, toàn diện và sâu sắc nhất đối với
các mối quan hệ này Cách tiếp cận triết học - xã hội không những làm rõ về mặt cấu trúc và chức năng, mà
còn cho thấy rõ cả cơ chế vận hành và diễn biến của mối
quan hệ giữa con người, xã hội và tự nhiên trong quá trình lịch sử tự nhiên, nghĩa là chỉ rõ được cả bản chất và
nội dung của mối quan hệ đó Dựa vào những quan điểm
triết học và xã hội học mácxít, vào những thành tựu của khoa học hiện đại và nhu cầu thực tiễn cấp thiết đối với việc giải quyết vấn đề mối quan hệ giữa con người, xã hội, tự nhiên ngày nay, chúng tôi sẽ trình bày những
nguyên lý cơ bản, hay có thể coi đó là những triét Ly tong quát về mối quan hệ này, đồng thời nêu lên ý nghĩa lý
luận - phương pháp luận sâu sắc của chúng đối với việc giải quyết vấn để môi trường sống hiện nay
1.1.1 Nguyên lý thứ nhất: Nguyên lý về tính thống nhất vật chất của thế giới là cơ sở của sự thống nhất biện
chứng giữa con người, xã hội và tự nhiên và ý nghĩa
phương pháp luận của nó
a Về nguyên lý
Nguyên lý này được rút ra từ triết học Mác - Lênin và đã được khoa học chứng minh Trong tác phẩm “Chống
Đuyrinh”, khi phê phán quan niệm của Đuyrinh cho rằng
tính thống nhất của thế giới là ở sự tổn tại của nó,
Ph.Ăngghen đã khẳng định “tính thống nhất của thế giới
không phải ở sự tồn tại của nó, mặc dù tồn tại là tiền đề của
Trang 15thống nhất thật sự của thế giới là ở tính vật chất của nó, và tính vật chất này được chứng minh không phải bằng vài ba lời lẽ khéo léo của kẻ làm trò ảo thuật, mà bằng một sự phát
triển lâu dài và khó khăn của triết học và khoa học tự nhiên”! Ăngghen còn đặc biệt nhấn mạnh rằng, sự thống nhất vật chất của thế giới nằm trong sự vận động, chuyển
hóa và phát triển không ngừng: “Vận động là cách thức tồn tại của vật chất Bất kỳ ở đâu và bất kỳ lúc nào cũng không
có và không thể có vật chất mà không vận động”?
Thế giới là vật chất, thế giới thống nhất ở tính vật chất
Tuy nhiên thế giới không đơn giản mà cực kỳ phức tạp,
được cấu thành từ vô vàn yếu tố, trong đó, suy đến cùng có
ba yếu tố cơ bản: giới tự nhiên, con người và xã hội loài
người Ba yếu tố đó thống nhất với nhau trong một hệ thống “Tự nhiên - Con người - Xã hội” (theo tuần tự thời gian xuất hiện) hay “Con người - Xã hội - Tự nhiên” Sở đi chúng có
thể thống nhất được với nhau trong một hệ thống, mặc dù rất khác nhau về cấu trúc và chức năng, vì rằng, ba yếu tố
đó đều là những dạng thức, những đặc tính và những quan hệ khác nhau của vật chất đang vận động Thế giới vật chất
luôn vận động, biến đổi, nhưng đồng thời cũng luôn ổn
định, bởi vì, sự vận động của thế giới là sự vận động có qui luật và tuân theo qui luật Sự hoạt động của các qui luật đó
Trang 16động, biến đổi và phát triển không ngừng trong không gian
và theo thời g1an
Xét về mặt cấu trúc, hệ thống “Tự nhiên - Con người - Xã hội” gồm có ba yếu tố cơ bản Tuy nhiên, ngay từ đầu, thế giới vật chất chưa phải là một hệ thống đầy đủ, mang tính chỉnh thể toàn vẹn Sự xuất hiện của các yếu tố và sự
hình thành hệ thống “Tự nhiên - Con người - Xã hội” gắn liền với quá trình tiến hóa của thế giới vật chất, cụ thể là
của sinh quyển và lịch sử phát triển của xã hội loài người
* Về yếu tố tự nhiên
Tự nhiên, theo nghĩa rộng là toàn bộ thế giới vật chất tồn tại khách quan Theo nghĩa này thì con người và xã hội loài người đều là những bộ phận, hơn nữa, là những bộ phận
không thể tách rời và đặc thù của tự nhiên Trải qua gần 25 thế kỷ không ngừng phát triển, đến nay, khoa học đã phần
nào chứng minh và luận giải được sự hình thành và phát
triển của giới tự nhiên, từ đó dần dần hiểu được bản chất và
tìm thấy sự thống nhất vật chất của nó ở mức độ vi mô, cũng như vĩ mô
Giới tự nhiên mà chúng ta xem Xét trong hé thong “Tu nhiên - Con người - Xã hội” là những gì có liên quan trực tiếp đến sự sống của con người, sự tồn tại và phát triển của
xã hội loài người - đó chính là sinh quyển (Blosphera)
Một trong những quan điểm chính thống về sinh quyển đã được chấp nhận phổ biến trong khoa học do nhà bác học
nổi tiếng người Nga V.I Verơnatxki đưa ra năm 1915 -
Trang 17quan niệm này đã có từ thế kỷ XVI - XVIII ở châu Âu và châu Úc) Theo Verơnatxki, sinh quyển là vùng lưu hành sự sống trên Trái Đất, là hệ thống mở về nhiệt động học, nó bao gồm toàn bộ các cơ thể sống, các chất cần cho sự sống và các chất thải của sinh vật trong quá trình trao đổi chất,
nó còn bao gồm cả một phần của khí quyền, thủy quyển và thạch quyển - nơi đã và đang có sự sống Sinh quyển là một
hệ thống vật chất sống, có cấu trúc vô cùng phức tạp, được tạo nên từ ba bộ phận cơ bản:
- Tập hợp toàn bộ các cơ thể sống, từ đơn bào đến đa
bào, từ đơn giản nhất đến phức tạp nhất, đến con người và xã hội loài người Chính bộ phận này đã tạo nên cái vỏ sống của hành tinh chúng ta
- Các chất tạo nên sự sống và cần cho sự sống: cácbon (C), Hiđrô (H), ôxy (O 2) NHơ (N), lưu huỳnh (S), phốt pho (P), CO;, NO,, v.v và các nguyên tố vi lượng như Canxi
(Ca), Manggan (Mn), Magié (Mg), Sat (Fe), Coban (Co),
Natri (Na), I6t (1), v.v
- Các sản phẩm hoạt động sống của tất cả các cơ thể, các chất thải bỏ qua quá trình trao đổi chất và xác chết của chúng
Như vậy, sinh quyền là sự thống nhất hữu cơ giữa sinh thể và những thành phần vô cơ và hữu cơ tham gia vào quá
trình sống Đó là một hệ sinh thái bao trùm toàn bộ hành
tỉnh Sinh quyền đã trải qua một quá trình tiến hóa hữu cơ lâu dài và phức tạp để hình thành nên các bộ phận của nó và
Trang 18nó, đã có ngay từ khi mới chỉ xuất hiện những cơ thể đơn
bào cho đến khi xuất hiện con người
Với sự xuất hiện của xã hội loài người, sự tiến hóa của
sinh quyển đã chuyển sang một giai đoạn phát triển mới về
chất: từ sinh quyển chuyển sang trí tuệ quyển (Noosphera) Trong giai đoạn này, sự tiến hóa của sinh quyển không chỉ chịu sự tác động của các yếu (ố tự nhiên, mà còn chịu sự tác động có ý thức của con người, trước tiên là hoạt động sản xuất xã hội
Qua nghiên cứu sự tiến hóa của sinh quyển chúng ta
thấy rằng, sự sống bao giờ cũng tạo ra trong môi trường
xung quanh nó những điều kiện thuận lợi cho sự tồn tại của nó Mỗi bước phát triển của sự sống đã tạo ra những tiền đề cần thiết cho sự phát triển tiếp theo của nó Sự xuất hiện của
mỗi một loài động thực vật trên hành tỉnh chúng ta đánh đấu một nấc thang trong quá trình tiến hóa sinh quyển,
trong đó con người là nấc thang cao nhất Con người xuất
hiện đúng vào lúc sinh quyển đã có những thuộc tính của một hệ thống tổng hợp sinh học ở mức cao nhất, có khả năng đạt năng suất sinh học lớn nhất và độ phát triển ổn định tối đa
* Về yếu tố con người
Con người xuất hiện trong quá trình tiến hóa của sinh
quyển, điều đó là một trong những căn cứ bảo đảm để có thể khẳng định rằng, con người là con đẻ của tự nhiên, là
một dạng tiến hóa của vật chất sống Con người không chỉ
Trang 19phẩm cao nhất của quá trình tiến hóa của thế giới vật chất, “bộ óc người là sản phẩm cao nhất của vật chất” Con người sống trong môi trường tự nhiên như một sinh vat
Chính tự nhiên là tiên đề cho sự ra đời, là điều kiện tồn tại
và phát triển của con người “Giới tự nhiên là than thé’ v6 co
của con người”, “con người sống dựa vào tự nhiên”, “sinh hoạt vật chất và tinh thần của con người liên hệ khăng
khít với tự nhiên, điều đó chẳng qua chỉ có ý nghĩa là tự
nhiên khăng khít với bản thân tự nhiên, vì con người là một
bộ phận của tự nhiên”?
Như vậy, xét về nguồn gốc phát sinh, con người được sản sinh ra từ tự nhiên; xét về cấu trúc của thế giới, con người là một bộ phận đặc thù của tự nhiên Đặc thù bởi vì, về mặt cấu
tạo cơ thể, con người là một động vật bậc cao, nhưng ở con
người có sự phát triển ưu trội của bộ não và đôi tay tự do Cho
nên, một mặt, do môi trường tự nhiên khắc nghiệt tác động, mặt khác, nhờ có bộ não phát triển và đôi tay tự do mà con người đã sớm biết lao động để thỏa mãn nhu cầu sống của
mình, đồng thời qua lao động, ở con người đã hình thành ngôn ngữ và ý thức Con người dần tách mình ra khỏi thế giới động Vật, và cùng với môi trường tự nhiên vốn có, con người còn tạo ra cho mình một môi trường sống mới - môi trường xã hội hay môi trường tự nhiên đã được “người hóa” chỉ đặc trưng riêng cho loài người
1 V.I.Lênin Toàn tập Nxb Tiến Bộ, Mátxcơva 1981, t 29, tr 175 2 C.Mác và Ph.Ăngghen Toàn rập Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
2000, t.42, tr.135
Trang 20_* Yếu tố xã hội
Xã hội là bước tiến hóa tiếp theo của sinh quyển sau con
người, là hình thái vận động cao nhất của vật chất Hình thái
vận động xã hội lấy mối quan hệ và sự tác động qua lại giữa con người với con người làm nền tảng C.Mác đã viết “Xã hội - cho đù nó có hình thức gì đi nữa - là cái gì? Là sản
phẩm của sự tác động qua lại giữa những con người” Con người là sản phẩm cao nhất của tự nhiên, bằng hoạt động có ý thức của mình, con người đã tạo nên xã hội, làm nên lịch sử Do đó, xã hội không thể là cái gì khác, mà chính là một
bộ phận đặc biệt, được tách ra một cách hợp qui luật của tự nhiên, là hình thức tổ chức vật chất cao nhất trong quá trình tiến hóa liên tục, lâu dài và phức tạp của tự nhiên
* Mối quan hệ và cơ chế bảo đẩm sự thống nhất của hệ thống con người, xã hội, tự nhiên
Tự nhiên, con người, xã hội là ba dạng cấu trúc vật chất rất khác nhau, nhưng đã lần lượt xuất hiện theo một trật tự liên hoàn, chặt chế, trong quá trình tiến hóa của giới tự nhiên Chúng hợp thành một hệ thống vật chất thống nhất, hệ thống “Tự nhiên - Con người - Xã hội” Vậy, các yếu tố đó có quan hệ với nhau như thế nào? Cơ sở và cơ chế bảo đảm sự thống nhất của toàn bộ hệ thống đó là gì? |
- Chính sinh quyển là cơ sở bảo đảm sự thống nhất của các mối quan hệ giữa các yếu tố trong hệ thống “Tự nhiên -
Con người - Xã hội” Mọi sinh vật, kể cả con người đều
sống trong mối quan hệ không thể tách rời với nhau và với
Trang 21
thiên nhiên vô cơ bao quanh (môi trường) Sinh thể và môi
trường cùng kết hợp lại với nhau tạo thành những hệ sinh thái Hệ sinh thái là hệ thống các quần thể sinh vật sống chung và phát triển trong một môi trường nhất định, quan hệ tương tác với nhau và với môi trường đó Tập hợp tất cả các hệ sinh thái trên Trái Đất tạo thành hệ sinh thái toàn
câu - sinh thái quyển hay sinh quyển Toàn bộ các cấu trúc vật chất trong sinh quyển, từ đơn giản nhất đến phức tạp
nhất, từ đơn bào đến đa bào, đến con người và xã hội loài người đã tác động với nhau và tác động qua lại với môi trường để cùng nhau tiến hành việc lưu thông, cải biến, tích lũy vật chất và biến hóa năng lượng, nhằm duy trì sự sống
của bản thân, sự tồn tại và phát triển không ngừng của cả hệ
thống Các quá trình đó đã được thực hiện trong chu trình sinh học hay chính xác hơn là chu trình sinh - địa - hóa học Cơ chế hoạt động của chu trình sinh học hay chu trình
trao đổi vật chất, năng lượng, thông tin của sinh quyển,
chính là cơ chế bảo đảm sự thống nhất về mặt chức năng hoạt động của hệ thống “Tự nhiên - Con người - Xã hội”, phù hợp với cấu trúc của nó Hoạt động của chu trình sinh học tuân thủ theo nguyên tắc tự tổ chức, tự điều chỉnh, tự bảo vệ và tự làm sạch theo một trật tự liên hoàn chặt chẽ,
trong đó mọi thành tố tham gia vào chu trình đều có “quyền
lợi” và “nghĩa vụ” rõ ràng
Về mặt cấu trúc, tham gia vào chu trình sinh học có 5 thành phần cơ bản, có các chức năng khác nhau:
Một là, sinh vật sản xuất hay sinh vật tự dưỡng, bao gồm toàn bộ thế giới thực vật (tảo và cây xanh) Chức năng chính
Trang 22nước (H„O), khí cácbôníc (CO; ) và muối khoáng nhờ chất
điệp lục có trong lá cây và năng lượng mặt trời Đó là quá trình quang hợp, theo o phương trình:
“HO + 'CO¿+ muối ối khoáng ene ences ccna sane > chat httu nang lượng mặt rồi
CƠ SƠ cấp (CoH¡2O,) + O, ,
_ Quá trình quang hợp không chỉ tạo ra chất hữu cơ sơ cấp ma con tao ra Ôxy, một yếu tố không thể thiếu được CỦa SỰ SỐNg
Hai là, sinh vật tiêu thụ hay sinh vật dị dưỡng, bao gồm toàn bộ thế giới động vật, chúng sử dụng tất cả các chất hữu co san có trong tự nhiên và thải bỏ vào môi trường các chất
cặn bã của quá trình trao đổi chất, kể cả xác chết của chúng
Ba là, sinh vật phân hủy hay hoại sinh, bao gồm các vi
sinh vật, nấm có chức răng phân hủy toàn bộ các chất thải
và xác chết của động thực vật ra thành nước (H; O) và các chất khoáng Các chất này trực tiếp đi vào chu trình sinh
học và lại được thực vật sử dụng trong quá trình quang hợp
để tạo ra chất hữu cơ sơ cấp mới Với hoạt động của nhóm
sinh vật bé nhỏ này mà không có bất kỳ chất thải bỏ nào của quá trình hoạt động sống của sinh vật bị loại bỏ ra khỏi chu trình, nhờ vậy chu trình sinh học luôn luôn được bảo vệ,
được làm sạch và luôn có khả năng tự điều chỉnh '
Bốn là, con người và xế hội loài người Con người có hai
cách trao đổi chất với môi trường tự nhiên: thứ nhất, với tư cách là một thực thể tự nhiên, con người đã tham gia vào
Trang 23khác (trao đổi chất trực tiếp với tự nhiên) và thứ hai, với tư cách một thực thể, xã hội, con người trao đổi chất gián tiếp
qua quá trình lao động sản xuất xã hội Do vậy, nền sản
xuất xã hội chính là phương thức trao đổi chất đặc thù giữa
xã hội và tự nhiên “Mắt khâu xã hội” trong chu trình sinh
học ngay từ đầu đã mang những đặc điểm hoàn toàn khác
với tất cả những mắt khâu khác của chu trình Và, đó chính là cội nguồn của những vấn đề sinh thái gay gắt ngày nay -
Năm là, toàn bộ các chất vô cơ (nước, ánh sáng, không khí, đất, đá, các tia vũ trụ, các sóng điện từ, v.v ) và hữu cơ cần cho sự sống của sinh vật, kể cả con người Các chất vô
cơ và hữu cơ có thể trực tiếp đi vào chu trình sinh học bằng con đường trao đổi chất của các sinh thể, hoặc gián tiếp
bằng con đường sản xuất xã hội Bởi vậy, lượng các chất tham gia vào chu trình sinh học ngày càng gia tăng, phụ
thuộc vào trình độ phát triển của khoa học và công nghệ
Su hoạt động bình thường của các mắt khâu trong chu trình đã đảm bảo cho chu trình luôn vận động theo những
chu kỳ liên tục, trong đó vật chất và năng lượng luôn được
đổi mới, chu trình luôn được bảo toàn cả về vật chất, lẫn năng lượng Tuy nhiên, sự xuất hiện và sự hoạt động ngày càng gia tăng mạnh mẽ của “mất khâu xã hội” trong chu trình đã dần dần phá vỡ sự “bình yên” của chu trình, bởi sự
tiêu tốn quá nhiều nguồn vật chất và năng lượng của tự
nhiên (tài nguyên thiên nhiên và môi trường) và bởi nhiều chất thải bỏ độc hại của sản xuất mà các sinh vật trong chu
trình không thể xử lý được Kết quả nguy hiểm nhất là đã
Trang 24cũng không thể tự điều chỉnh được Các cuộc khủng hoảng
sinh thái cục bộ và nguy cơ của một cuộc khủng hoảng sinh thái toàn cầu đều bắt nguồn từ nguyên nhân sâu xa này
b Ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý
- Ý nghĩa phương pháp luận đầu tiên rút ra từ nguyên lý về tính thống nhất vật chất của thế giới là cơ sở của sự thống nhất biện chứng của hệ thống “Tự nhiên - Xã hội -
Con người” là phải có quan điểm hệ thống, quan điểm toàn
điện và phát triển trong việc giải quyết các vấn đề thuộc
Tĩnh vực mối quan hệ qua lại và sự tác động lẫn nhau giữa
con người và xã hội với tự nhiên hay v vấn de sinh thái nhân vấn hiện nay
Hệ thống “Tự nhiên - Xã hội - Con người” là một bộ phận không thể tách rời của toàn bộ thế giới vật chất tồn tại
khách quan Tuy nhiên, đối với sự sống của con người và sự
tồn tại của xã hội loài người thì đó là một hệ thống lớn nhất,
bao trùm nhất Cơ sở thống nhất của hệ thống này được qui
định bởi cấu trúc chặt chẽ, liên hoàn của sinh quyền và bởi cơ chế hoạt động tuân thủ theo các nguyên tắc tự tổ chức, tự điều chỉnh, tự bảo vệ, tự làm sạch của chu trình sinh học hay chu trình trao đổi vat chat, nang Tượng, thông ˆ tin của sinh quyển
Trang 25- Con người” Theo nguyên tắc hệ thống cấu trúc, các yếu tố
trong một hệ thống có mối quan hệ khăng khít, tác động và phụ thuộc lẫn nhau Do vậy, mặc dù ngày nay, con người và
xã hội tuy đã có sức mạnh to lớn và về một một phương diện nào đó có thể so sánh với sức mạnh của các lực lượng
địa chất, nhưng rõ ràng là hoạt động của con người khơng
thể vượt ra ngồi khn khổ của hệ thống Hoạt động sản xuất là phương thức trao đổi chất đặc thù của xã hội với tự
nhiên, là một mắt khâu liên hoàn của chu trình sinh học và
là cái cầu nối giữa xã hội với tự nhiên, do đó, nền sản xuất
xã hội cần phải tính toán đầy đủ những qui luật tồn tại và - phát triển của tự nhiên, trước tiên lä những qui luật bảo đảm cơ chế hoạt động bình thường của chu trình sinh học và đặc biệt là phải nghiên cứu để áp dụng những qui luật đó vào thực tiễn sản xuất xã hội
- Ý nghĩa phương pháp luận thứ hai đó là phải biết, phải xây dựng cho được những phương sách thích hợp, cần thiết để giải quyết những mâu thuẫn: giữa con người (xã hội) và tự nhiên, trước hết là trong lĩnh vực sản xuất vật chất
Có thể khẳng định được rằng, về mặt cấu trúc, giữa con người (xã hội) với tự nhiên, không tồn tại những mâu thuẫn
cơ bản Mâu thuẫn giữa xã hội và tự nhiên được nảy sinh từ
hoạt động sống của con người, nhằm thỏa mãn nhu cầu
Người ngày càng tăng của mình, trước hết và quan trọng
hơn cả là hoạt động sản xuất xã hội, tức là nằm ngay trong phương thức trao đổi chất đặc thù giữa xã hội và tự nhiên, trong “mắt khâu xã hội” của chu trình sinh học Do vậy,
Trang 26bắt đầu từ đây, trước hết là bắt đầu từ việc khắc phục những
sai lầm của phương thức sản xuất xã hội là nguyên nhân gây ra sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiền và.Ơơ nhiễm
nặng nề môi trường sống -
"Nhiệm vụ đầu tiên của “mắt khâu xã hội” trong chu
trình sinh học là cần phải thực hiện thêm một chức nang quan trọng nữa, - ngoài những chức năng vốn sắn có của nên sản xuất xã hội, - đó là chức năng lái sản xuất những nguồn tài nguyên thiên nhiền đã tiêu dùng và thải bỏ trong quá trình sản xuất, làm cho chu trình sinh học không bị đứt đoạn Thực hiện thêm chức năng tái sản xuất các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường, nền sản xuất xã hội đã góp phần quan trọng vào việc giải quyết hai nhiệm vụ chiến lược của sự nghiệp bảo vệ mơi trường tồn cầu, đó là giảm bớt gánh nặng về sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên và hạn chế nan 6 nhiễm môi trường đã lên đến mức báo động trên toan thé giới Mục đích cuối cùng là nhằm đưa “mắt khâu xã hội” hòa nhập thật SỰ VàO chu trình sinh học, từ đó tạo cơ sở và điều kiện bảo vé va cai thiện chất tượng môi trường sống cho con người và xã hội
Trang 27Chiến lược phát triển bển vững với ba mục tiêu cơ bản: về
kinh tế»phải tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững; về xã hội-
nhân văn, phải đảm bảo công bằng và bình đẳng xã hội, bảo
đảm tốt chỉ tiêu phát triển con người (HDD); về môi trường,
phải bảo vệ và không ngừng cải thiện, nâng cao chất lượng môi
trường sống Ba mục tiêu của chiến lược phát triển bền vững
nhằm vào ba đối tượng hay ba yếu tố của hệ thống: Xã hội, Con người và Tự nhiên Phù hợp với ba mục tiêu đó là ba
nhiệm vụ chiến lược: phát triển kinh tế - xã hội; phát triển con
người cả về thể chất lẫn tinh thần và bảo vệ môi trường sống
_ Một khi chiến lược phát triển bền vững được thực hiện tốt thì chắc:chắn là sự thống nhất bền vững của hệ thống “Tự nhiên -
Con người - Xã hội” sẽ được bảo toàn
-Y nghĩa phương pháp luận thứ tu là con người cần phải biết sống thân thiện hơn với tự nhiên, cả trong ý nghĩ, tư duy lẫn trong hành động thực tiễn Bản thân con người là hiện thân của sự thống nhất giữa xã hội và tự nhiên Mâu thuẫn với tự nhiên, tàn phá tự nhiên chính là con người đã tự mâu thuẫn, tự tàn phá bản thân mình Bảo vệ môi trường,
sống thân thiện với tự nhiên là biểu hiện của một phong
cách sống mới, phong cách sống hiện đại, đó là một triết lý sống luôn luôn đúng trong mọi thời đại
1.1 2 Nguyên lý thứ hai - nguyên lý về sự vận động, biến đổi và phụ thuộc của mối quan hệ con người (xã hội) và tự nhiên vào trình độ phát triển của xã hội trong quá trình lịch sử - tự nhiên -'
Trang 28một hệ thống, nhờ cơ chế hoạt động của chu trình sinh học trong tự nhiên Tuy nhiên, nếu xét trên bình diện lịch đại thì sự thống nhất đó không phải là vĩnh viễn cố định, mà luôn
vận động, thay đổi trong suốt tiến trình lịch sử - tự nhiên |
a Su thống nhất và qui định lẫn nhau giữa lịch sử xã hội và lịch sử tự nhiên
Tự nhiên và xã hội đều có một quá trình lịch sử lâu dài và phức tạp Lịch sử xã hội là sự tiếp tục và phát triển song hành cùng với lịch sử của tự nhiên Sự xuất hiện của con
người và xã hội loài người là kết quả của sự tiến hóa của
giới tự nhiên Nhưng, từ khi xuất hiện con người và xã
hội loài người, lịch sử phát triển của tự nhiên không chỉ
phụ thuộc vào sự tác động lẫn nhau giữa các yếu tố tự nhiên thuần túy, mà còn chịu sự chi phối ngày càng mạnh mẽ và sâu sắc của các yếu tố xã hội Ngược lại, sự phát
triển của lịch sử xã hội không thể tách rời khỏi các yếu tố
tự nhiên, bởi vì, chỉ có trong mối quan hệ chặt chẽ với tự
nhiên và với nhau, con người mới làm nên lịch sử của mình địch sử xã hội)
Con người là nhân tố xã hội - nhan van dau tién va trung tâm của mọi hoạt động xã hội C.Mác va Ph.Angghen 1a
những người đầu tiên khẳng định, con người không chỉ làm
nên lịch sử, mà bản thân con người cũng chính là tiền để
đầu tiên của lịch sử - “Tiên đề đầu tiên của toàn bộ lịch sử
Trang 29nhiên những điều kiện tự nhiên mà con người thấy có sẵn
như điều kiện địa chất, điều kiện địa lý, điều kiện khí hậu
và những điều kiện khác”! Từ đó các ông đã khẳng định “Mọi khoa ghi chép lịch sử đều phải xuất phát từ những cơ sở tự nhiên ấy và từ những thay đổi của chúng do hoạt động
của con người gây ra trong quá trình lịch sử””
Con người đã làm nên lịch sử xã hội chính ngay trong môi trường tự nhiên Con người phải sống, phải tác động
lên môi trường tự nhiên ấy để lấy tất cả những gì cần
thiết nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của mình và phát triển xã hội Như vậy, ngay từ đầu tự nhiên và con
người đã là tiên đề của lịch sử Con người là sản phẩm
tiến hóa của tự nhiên và tự nhiên là môi trường sống, là nguồn củng cấp vật chất, năng lượng, thông tin cho con người hoạt động
Tuy nhiên, con người không thể làm nên lịch sử bằng sự
hoạt động của từng cá nhân riêng lẻ, mà phải quan hệ và tác
động lẫn nhau để tạo nên những cộng đồng người và tạo nên
xã hội loài người Trong quá trình hoạt động sống và làm nên lịch sử, một mặt, con người tác động vào tự nhiên (mối quan hệ giữa con người với tự nhiên - l/c lượng sản xuất), mặt khác, tác động lẫn nhau (mối quan hệ giữa con người
với con người - quan hệ xã hội mà nền tảng là quan hệ sản xuất) Hai mối quan hệ này, lực lượng sản xuất và quan hệ
sản xuất, là hai yếu tố cơ bản nhất tạo nên mội phương thức
Trang 30sản xuất xã hội và đông thời, chính nó cũng là phương thức
trao đổi chất đặc thù giữa xã hội và tự nhiên “Hành động
lịch sự đầu tiên của những cá nhân đó (tức là những người sống - tác giả), hành động mà nhờ đó họ khác với loài vật
không phải là việc họ tư duy, mà là việc họ bắt đầu sản xuất
ra những tư liệu sinh hoạt cần thiết cho họ”'
Phương thức sản xuất là yếu tố quyết định trong những
điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội, quyết định sự tồn tại của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định và do đó, cũng quyết định quá trình lịch sử - tự nhiên Vì C.Mác coi sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch
sử tự nhiên Để có thể tiến hành quá trình sản xuất xã hội, con
người phải đồng thời tồn tại cả trong hai môi trường: tự nhiên và xã hội “Như thế, cuối cùng, tự nhiên và lịch sử (xã hội - tác giả) - đó là hai nhân tố hợp thành của một môi trường mà trong đó chúng ta sống, vận động và thể hiện mình”” thông qua quá
trình lịch sử - tự nhiên Con người sống và hoạt động gắn bó
với môi trường tự nhiên lẫn môi trường xã hội (lịch sử) Hai môi trường tự nhiên và xã hội không thể tách rời nhau trong quá trình con người làm nên lịch sử của mình Do đó, , ching nào mà loài người còn tồn tại thì lịch sử của họ và lịch sử của tự nhiên qui định lẫn nhau”?
1 C.Mac va Ph Angghen Sda, t.3, tr 29
2 C.Mác và Ph.Angghen Toàn /ập Nxb Tư tưởng, Mátxcơva (xuất bản lần thứ hai), t.39, tr 56 (tiếng Nga)
Trang 31Như vậy, tự nhiên và xã hội vừa thống nhất, vừa qui định lẫn nhau Sự qui định lẫn nhau đó biểu hiện ở chỗ,
một mặt, tự nhiên chính là cơ thể vô cơ của con người, là
nguồn cung cấp vật chất, năng lượng, thông tin cho sự
sống của con người và sự tồn tại, phát triển của xã hội, và
mặt khác, mối quan hệ của con người và tự nhiên phụ
thuộc rất chặt chẽ vào trình độ phát triển của xã hội, có
nghĩa là luôn vận động và thay đổi theo sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội
Với tư cách là một cơ thể sống, để tồn tại xã hội phải tiến hành trao đổi chất với môi trường tự nhiên, vì trao đổi chất là một đặc trưng cơ bản nhất của sự sống Sự trao đổi chất của xã hội với môi trường được thực hiện bằng phương
thức sản xuất xã hội Chính trong quá trình sản xuất, con
người đã tiến hành khai thác, biến đổi và đồng hóa các đối
tượng của tự nhiên (các nguồn tài nguyên thiên nhiên và các
yếu tố của môi trường sống) để thỏa mãn các nhu cầu sống của mình và phục vụ cho sự tồn tại và phát triển của xã hội
“Toàn bộ nền sản xuất là sự đồng hóa các đối tượng của tự
nhiên bởi con người trong phạm vi một hình thái kinh tế -
xã hội xác định và thông quá hình thái đó” Như vậy, mức độ biến đổi và đồng hóa các đối tượng của tự nhiên bởi con người hay các mức độ khác nhau của mối quan hệ giữa con người và tự nhiên (lực lượng sản xuất) mang tính lịch sử cụ
thể, nghĩa là khác nhau trong những hình thái kinh tế - xã
hội khác nhau `
Trang 32
b Sự diễn biến của mối quan hệ giữa con người và tự nhiên trong tiến trình lịch sử
- Mỗi một hình thái kinh tế - xã hội trong lịch:sử đều có một phương thức sản xuất cơ bản đặc trưng: Lịch sử xã hội trước hết là lịch sử của các phương thức sản xuất kế tiếp nhau trong cdc giai đoạn phát triển của xã hội Mỗi một phương thức sản xuất nhất định trong lịch sử là sự thống nhất biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất - tuân theo qui luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với
một trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất
Đây là một qui luật cơ bản của triết học mácXÍt | Theo cách tiếp cận hình thái kinh tế - xã hội đối với lịch sử xã hội của C.Mác thì trình độ phát triển xã hội được chỉ bdo bang các nấc thang kế tiếp nhau của các hình thái kính tế - xã hội từ thấp đến cao: từ cộng sản nguyên thủy, đến chiếm hữu nô lệ, đến phong kiến, đến tư bản chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa Theo cách tiếp cận nền văn minh của Avin Toffler thì đó là sự kế tiếp nhau của các nền văn minh:
trước văn minh, văn minh nông nghiệp, văn minh công
nghiệp, văn minh hậu công nghiệp hay văn minh trí tuệ Tuy hai cách tiếp cận này có sự khác nhau, nhưng cái chung
của chúng là ở chỗ, trình độ phát triển của xã hội trước hết
được đo bằng những phương tiện và cộng cụ mà con người
dùng để sản xuất ra của cải vật chất, tức là trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất Lực lượng sản xuất là tiêu
Trang 33mà ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào, với những tư liệu | lao động nào”, Tuy nhiên, mỗi một trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất đều có một quan hệ sản xuất phù hợp với
nó để tạo nên một phương thức sản xuất cơ bản đặc trưng
cho một hình thái kinh tế - xã hội nhất định Cho nên, nói
đến trình độ phát triển của xã hội phải nói đến cả sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, mà trước
hết là của lực lượng sản xuất và phù hợp với nó là quan hệ
sản xuất :
Bằng các cuộc cách mạng trong lực lượng sản xuất (đổi mới và hoàn thiện dân tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động) và các cuộc cách mạng xã hội (thực chất là giải quyết mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất), các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và con
người với con người đã không ngừng biến đổi, đưa đến sự thay đổi về chất của cả xã hội loài người lẫn sinh quyển Trong suốt tiến trình lịch sử, có thể nhận thấy sự thay đổi đó đã diễn ra chủ yếu ở ba mức độ phù hợp với trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất, và tuân theo những qui luật của
phép biện chứng duy vật và đặc biệt là thể hiện rõ qui luật
phủ định của phủ định | |
Cuộc cách mạng lực lượng : sản xuất lân thứ nhất”, với việc phát minh ra lửa và biết sử dụng lửa, con người đã tự
1 C.Mac va Ph.Angghen Sdd, t.23, tr.269
Trang 34tách mình ra khỏi thế giới động vật Tuy nhiên, trong buổi
đầu sơ khai của lịch sử, do công cụ sản xuất còn quá thô sơ, chỉ là những cành cây, hòn đá, cung tên nên con người
chủ yếu mới chỉ biết tận dụng những sản phẩm có sẵn của tự nhiên bằng cách hái lượm và săn bắt Con người sống
hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên, “hòa tan” mình vào giới tự nhiên, “thờ cúng tự nhiên” Đây là giai đoạn “hài hòa tuyệt đối” hay sự phụ thuộc mù quáng, vô ý thức của con người đối với tự nhiên Xã hội loài người lúc bấy giờ và môi
trường sống của sinh vật về cơ bản chưa có gì khác biệt, chúng tạo thành một chỉnh thể thống nhất, trong đó cha có
sự đối lập giữa con người với con người Một sinh quyển nguyên sơ, một xã hội không có đối kháng giai cấp đã tạo ra một môi trường sống duy nhất của người nguyên thủy
Các cuộc cách mạng lực lượng sản xuất lần /hứ hai, thứ ba, thứ tư, với việc chế tạo ra công cụ sản xuất bằng kim loại (sắt, đồng), đầu tiên là những công cụ thủ công, sau đó
là công cụ bằng cơ khí máy móc và máy móc tự động hóa,
xã hội loài người đã chuyển từ giai đoạn đã man sang văn
minh, trước tiến là nền văn minh nông nghiệp Nền văn minh nông nghiệp đã phát triển kéo dài hàng chục nghìn năm, và thậm chí, ngày nay, nó vẫn còn tồn tại ở nhiều nơi -
trên thế giới
Trong khi xung lượng nên văn minh nông nghiệp chưa tắt, thì nền văn minh công nghiệp đã xuất hiện cùng với sự ra đời của chủ nghĩa tư bản Đây được coi là nấc thang thứ
hai của sự phát triển xã hội, bởi lẽ, cả lực lượng sản xuất
Trang 35xuất trong giai đoạn này đều có cùng một chất lượng, chỉ
khác ở trình độ Về lực lượng sản xuất, đó là công cụ sản xuất bằng kim loại hay công nghệ cơ khí từ công nghệ cơ
khí thủ công, đến công nghệ cơ khí máy móc và cuối cùng là công nghệ cơ khí máy móc tự động hóa Với nên công nghệ cơ khí ngày càng hiện đại và hoàn thiện dần, sức khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường của con người ngày càng nhanh, càng mạnh và càng nhiều, vì vậy mà cũng càng ngày càng cạn kiệt dần và càng
bi ô nhiễm nặng nề hơn Giữa con người (xã hội) và tự
nhiên dan dần xuất hiện mâu thuẫn Mâu thuẫn đó ngày
càng sâu sắc, đến mức có lúc, có nơi tự nhiên đã “trả thù”
con người bằng những cuộc khủng hoảng sinh thái cục bộ
Đã có lúc, ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển, người ta có ý tưởng muốn thay đổi sinh quyển đang bị tàn phá đó bằng “kỹ thuật quyển” Số tài nguyên thiên nhiên được con
người khai thác và sử dụng càng nhiều - trong điều kiện chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, - càng dẫn đến sự đối kháng giai cấp mạnh mẽ hơn, khốc liệt hơn, và mâu thuẫn giữa xã hội và tự nhiên cũng càng gay gắt hơn, đặc biệt là ở các nước phương Tây, nơi thống trị của nền văn minh công nghiệp và chủ nghĩa tư bản trong các thế kỷ qua
Như vậy, vẻ mặt lực lượng sản xuất, công nghệ cơ khí thủ công và công nghệ cơ khí máy móc đã phủ định công nghệ tự nhiên thô sơ, dẫn đến sự hình thành nên trong mối quan hệ giữa con người và tự nhiên một môi trường kỹ thuật
(kỹ thuật quyền) đã phủ định sinh quyển nguyên sơ; về mặt
Trang 36phong kiến, tư bản chủ nghĩa) đã phủ định xã hội không có giai cấp thời nguyên thủy Xét về mặt lịch sử, xã hội tiêu
biểu cho “kỹ thuật quyển” là chủ nghĩa tư bản với phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, mà lực.lượng sản xuất (quan hệ giữa con người với tự nhiên) lấy công nghệ cơ khí máy móc làm nền tảng, còn quan hệ sản xuất (quan hệ giữa con người với con người) lấy chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa - đỉnh cao của chế độ người bóc lột người, - làm cơ sở Bóc lột tự nhiên, bóc lột con người, chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn phát triển đã không thể lường trước được những hậu quả nguy hiểm cho môi trường sống, nhưng thực ra là cho chính bản thân con người và xã hội loài người
Nấc thang phát triển thứ ba của xã hội loài người được
đánh dấu bằng cuộc cách mạng lực lượng sản xuất lân thứ năm với sự chù đạo của công nghệ thông tin Công nghệ thông tin đã lấy năng lượng trí tuệ của con người làm nên tảng của công nghệ và công nghệ trí tuệ giữ vai trò chủ đạo trong việc phát triển lực lượng sản xuất xã hội Với sự phát triển của công nghệ thông tin hay công nghệ trí tuệ, lực lượng sản xuất đã thực hiện một bước phủ định của phủ định: công hghệ tự nhiên bậc cao (trí tuệ con người) đã phủ
định công nghệ cơ khí máy móc ©
Từ sự đảo lộn trong bản chất lực lượng sản xuất - đưa khoa học, kỹ thuật, công nghệ thành lực lượng sản xuất trực tiếp, cuộc cách mạng lực lượng sản xuất lần thứ năm đã thật
sự dẫn đến sự biến đổi sâu sắc các mối quan hệ giữa con
người với tự nhiên và giữa con người với con người, nghĩa
là, sự biến đổi về chất cả tự nhiên lẫn xã hội Trong tự
Trang 37định “kỹ thuật quyển” để trở về sinh quyển (Biosphera) ở
đạng cao hơn, sinh quyển có sự điều khiển một cách có ý thức của trí tuệ con người; còn trong xã hội, - là sự ra đời của xã hội sau tư bản chủ nghĩa, đã phủ định xã hội tư bản chủ nghĩa trở về với xã hội không có giai cấp đối kháng ở trình độ cao,xế hội cộng sản chủ nghĩa (Mác) Ở nấc thang phát triển cao này, các mâu thuẫn giữa con người đã được giải quyết, do đó, giữa con người và tự nhiên có mối quan hệ hài hòa thật sự
Thực chất, trí tuệ quyển và chủ nghĩa cộng sản là hai
mặt của quá trình lịch sử - tự nhiên: Trí tuệ quyền là khuynh
hướng vận động của quá trình đó trong tự nhiên, còn chủ nghĩa cộng sản là khuynh hướng vận động của quá trình đó
trong xã hội Trí tuệ quyển là trạng thái có thể duy nhất về
cơ sở vật chất tự nhiên (vô cơ và hữu cơ) của sự tồn tại của chủ nghĩa cộng sản, là mức độ cao nhất của sự chinh phục
và điều khiển một cách có ý thức của con người đối với các
lực lượng tự nhiên trong môi trường tồn tại của loài Homo Sapiens (loài người); còn chủ nghĩa cộng sản, đến lượt mình, lại là hình thức xã hội duy nhất cho sự tồn tại của trí
tuệ quyển Theo như dự đoán của C.Mác, thì chủ nghĩa
cộng sản là “sự giải quyết hiện thực mâu thuẫn giữa con người và tự nhiên, giữa con người và con người”! Ông cho rằng, “tất cả sự vận động của lịch sử” hay toàn bộ quá trình
lịch sử - tự nhiên của sự hình thành xã hội loài người là
“hành động hiện thực sản sinh ra chủ nghĩa cộng sản”? Bởi vậy, chỉ có dưới chủ nghĩa cộng sản, con người mới thật sự được giải phóng khỏi mọi sự áp bức, bóc lột, mới
Trang 38được hành động tự do, theo cái nghĩa là con người sẽ có đầy
đủ những tiền đề và điều kiện xã hội và những tri thức cần thiết để nắm bắt các qui luật của tự nhiên, lẫn những qui
luật của xã hội và biết tự giác sống tuân theo các qui luật đó Có nghĩa là tiến đến chủ nghĩa cộng sản chính là tiến
đến xây dựng quan hệ công bằng, bình đẳng thật sự giữa
con người với con người và mối quan hệ hài hòa thực sự giữa con người với tự nhiên
Sự hình thành chủ nghĩa cộng sản và trí tuệ quyển là một
quá trình đấu tranh lâu dài, gian khổ của nhân loại Con
đường vận động của lịch sử còn có thể quanh co, phức tạp, thậm chí còn có thể thụt lùi, nhưng sự phát triển của xã hội
là tất yếu khách quan Qua phân tích cho thấy sự vận động
của các quá trình tự nhiên và các quá trình xã hội về cơ bản
là phù hợp với nhau, sự vận động đó tuân theo đúng qui luật phủ định của phủ định Do đó, ngày nay chúng ta đã và
đang có những cơ sở khoa học và thực tiễn cần thiết để tin vào sự tiên đoán của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác -
Lênin về chủ nghĩa cộng sản và của các nhà khoa học về trí
tuệ quyển
.c Ý nghĩa phương pháp luận
- Qua nghiên cứu ba nấc thang mức độ phát triển cao đần của lịch sử đã cho chúng ta thấy rằng, các mối quan hệ con người với tự nhiên và con người với con người luôn vận động, biến đổi không ngừng và cũng luôn gắn kết, phụ thuộc và qui định lẫn nhau Giải quyết những mâu thuẫn
Trang 39quyết những mâu thuẫn giữa con người với con người - biểu
hiện qua sự vận động của quan hệ sản xuất, và ngược lại
Cho nên, khi giải quyết vấn đề mối quan hệ qua lại và sự
tác động lẫn nhau giữa con người và tự nhiên, trước tiên,
cần phải căn cứ theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội, đặc
biệt là trình động phát triển của lực lượng sản xuất và phù
hợp với nó là sự phát triển của quan hệ sản xuất, nghĩa là
phải căn cứ theo những điểu kiện lịch sử - cụ thể Chẳng
hạn, để giải quyết vấn để môi trường sinh thái nhân văn
hiện nay trên toàn thế giới cũng như trong từng quốc gia,
dân tộc không thể chỉ dựa vào trình độ phát triển cao của khoa học và công nghệ, mặc dù đó là điều kiện tiên quyết,
mà còn phải thay đổi cơ bản về chất mối quan hệ giữa con người với con người, đặc biệt là trong các xã hội còn tồn tại
sự đối kháng giai cấp Bởi vì, để điều khiển được những lực lượng của tự nhiên, cần phải điểu khiển được những lực
lượng xã hội Có nghĩa là, muốn thủ tiêu được mâu thuẫn gay gắt giữa con người và tự nhiên, cần phải thủ tiêu mâu thuẫn đối kháng giữa con người và con người trong xã hội
Điều đó chính là tiền để quan trọng để con người tiến đến
điều khiển một cách có ý thức mối quan hệ giữa con người (xã hột) và tự nhiên
1.1.3 Nguyên lý thứ ba - nguyên lý về vai trò chủ thể
tích cực của con người trong việc điều khiển một cách tự giác mối quan hệ giữa con người (xã hội) và tự nhiên
a Nguyên lý
Sự vận động, biến đối của xã hội là không ngừng, nhưng
Trang 40nhiêu tai họa cho môi trường sinh thái, song, thực ra, suy cho đến cùng là cho chính bản thân mình và cho xã hội
Vậy làm sao để sự vận động, phát triển của xã hội không phá vỡ sự thống nhất vật chất của thế giới, để xã hội vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển? Cơ sở phương pháp luận chung nhất cho vấn đề này là con người cần phải nhận thức
lại cho đúng vị trí, vai trò của mình trong hệ thống xã hội - tự nhiên và phải biết điều: khiển một cách tự giác mối quan hệ đó
Hoạt động của con người trước hết và quan trọng hơn cả
là hoạt động sản xuất Đây là hoạt động có mục đích, nhằm thỏa mãn các nhu cầu sống của mình và phục vụ sự tồn tại và phát triển của xã hội Song, đó chỉ là đứng trên bình diện
lợi ích xã hội, còn trên bình diện lợi ích tổng thể của hệ
thống tự nhiên - con người - xã hội thì cho đến nay, hoạt động của con người về cơ bản vẫn là hoạt động tự phát Bởi vì, hoạt động của con người từ trước đến nay đều hầu như chưa tính đến một cách đầy đủ những qui luật tồn tại và
phát triển của yếu tố tự nhiên - trước tiên là những qui luật
sinh thái học, những qui luật đảm bảo cơ chế hoạt động
bình thường của chu trình trao đổi chất, năng lượng, thông
tin của tự nhiên hay chụ trình sinh học trong sinh quyển
Nhân loại đã có quá nhiều bài học đau đớn về sự biến mất của một số nên văn minh cổ xưa đã một thời rất hưng