KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY. (THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP) TỔNG QUAN VỀ KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH THỰC TRẠNG VỀ KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH Kiến nghị nhằm nâng cao kỹ năng thuyết trình của sinh viên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÀNH ĐÔNG TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: KỸ NĂNG MỀM “KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY (THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP)” Họ tên sinh viên : Lương Năng Bường Ngày sinh : 05/06/1979 Lớp : Quản Trị Kinh Doanh Giảng viên hướng dẫn : ThS Tiêu Thị Thu Thủy Hải Dương, tháng 09 năm 2021 1 Lương Năng Bường - Lớp: Quản Trị Kinh Doanh TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÀNH ĐÔNG KHOA ……… CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hải Dương, ngày tháng năm 2021 PHIỀU TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ TIỂU LUẬN HỌC PHẦN (Phiếu dùng để lưu lại trong túi bài thi) I Thông tin chung: - Họ và tên sinh viên: Ngày sinh: - Lớp: - Môn học: - Tên đề tài: - Họ tên người hướng dẫn: Sinh viên thực hiện (Ký và ghi rõ họ tên) II Nhận xét 1 Giảng viên thứ nhất - Bố cục, tính logic giữa các thành phần của đề tài (1 điểm): - Tiểu luận trung thực, đáng tin cậy (1 điểm): - Nội dung tiểu luận (6 điểm): - Tiến độ thực hiện (1 điểm): - Tính sáng tạo và vận dụng (1 điểm) Điểm bằng số: ……./10 Điểm bằng chữ: 2 Giảng viên thứ hai - Bố cục, tính logic giữa các thành phần của đề tài (1 điểm): - Tiểu luận trung thực, đáng tin cậy (1 điểm): - Nội dung tiểu luận (6 điểm): - Tiến độ thực hiện (1 điểm): - Tính sáng tạo và vận dụng (1 điểm) Điểm bằng số: ……./10 Điểm bằng chữ: III Kết luận: Điểm giảng viên thứ nhất: Điểm giảng viên thứ hai: Điểm kết luận: Điểm bằng chữ: Giảng viên thứ nhất (Ký và ghi rõ họ tên) Giảng viên thứ hai (Ký và ghi rõ họ tên) 2 Lương Năng Bường - Lớp: Quản Trị Kinh Doanh LỜI CẢM ƠN, CAM ĐOAN Em xin chân thành cảm ơn Cô ThS Tiêu Thị Thu Thủy – Giáo viên hướng dẫn bộ môn kỹ năng mềm đã giúp đỡ em tìm hiểu về môn học và hướng dẫn em trong quá trình hoàn thiện bài tiểu luận này Em xin cam đoan bài tiểu luận “Kỹ năng thuyết trình của sinh viên hiện nay (Thực trạng và giải pháp)” là bài viết độc lập của em Các phần tham khảo từ nguồn tài liệu là sách, bài báo, tạp chí khoa học,…đều được trích dẫn trung thực Sinh viên MỤC LỤC 3 Lương Năng Bường - Lớp: Quản Trị Kinh Doanh 1.PHẦN MỞ ĐẦU Đại học là một cơ sở giáo dục đại học và nghiên cứu, cung cấp bằng chứng nhận để người học có quyền hoạt động trong nhiều lĩnh vực học thuật khác nhau Theo đó đại học là môi trường đào tạo về hoạt động nghề nghiệp mang tính chuyên môn của ngành Giúp người học có kiến thức và chuyên môn sâu về một lĩnh vực phục vụ cho hoạt động nghiên cứu và làm việc Tuy nhiên từ thực tiễn yêu cầu nghề nghiệp của xã hội các sinh viên không chỉ cần có kiến thức chuyên ngành tốt mà cần phải có các kỹ năng bổ trợ, phục vụ cho hoạt động nghề nghiệp như: Kỹ năng soạn thảo văn bản, kỹ năng đàm phán, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng tranh luận Một trong những kỹ năng cần thiết và quan trọng đối với nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau chính là kỹ năng thuyết trình Theo đó Những người có kỹ năng thuyết trình tốt chắc chắn sẽ trang bị đầy đủ sự tự tin, dám nghĩ và dám thể hiện quan điểm trước đám đông Tư đó có được sự thiện cảm đến từ nhà tuyển dụng, đối tác, Chính vì tầm quan trọng và sự cần thiết của kỹ năng thuyết trình nên tôi đã chọn đề tài “Kỹ năng thuyết trình của sinh viên (Thực trạng và giải pháp) Nhằm tìm hiểu về thực trạng kỹ năng thuyết trình của sinh viên hiện nay, những điểm nào sinh viên đã làm tốt, những điểm hạn chế từ đó đưa ra giải pháp khắc phục Hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu về kỹ năng thuyết trình của sinh viên nhằm cung cấp hệ thống lý luận về “kỹ năng thuyết trình” hệ thống hóa các khái niệm, cơ sở khoa học, thực tiễn của kỹ năng thuyết trình, các nguyên tắc cần có để có được kỹ năng thuyết trình Đồng thời dựa trên sự quan sát, học hỏi với vốn kinh nghiệm của bản thân nhằm đưa ra các giải pháp phục vụ cho hoạt động ứng dụng thực tiễn của sinh viên trong việc hoàn thiện kỹ năng thuyết trình phục vụ cho việc học tập và nghề nghiệp sau này 2.PHẦN NỘI DUNG 4 4 Lương Năng Bường - Lớp: Quản Trị Kinh Doanh CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH 1.1 Cơ sở khoa học Vào thế kỷ V trước Công nguyên, trong nhà nước Hy Lạp cổ, tổ chức toà án hình thành và việc xét xử có sự tham gia của mọi người dân Lúc này, nghề luật sư chưa thực sự tồn tại Nguyên cáo hoặc bị cáo có thể tự trình bày ý kiến, lý lẽ của mình trước Toà dựa trên gợi ý từ bài diễn văn của một người biện sư nào đó, vị biện sư là người được coi như làm công việc viết hộ văn bản cho người khác hoặc nhờ người khác có tài hùng biện trình bày hộ ý kiến, lý lẽ trước Toà Việc bào chữa xuất phát tự nhiên nhằm minh oan cho bạn bè hoặc người thân bị nhà cầm quyền bắt giam vô cớ và trừng phạt một cách độc đoán dần phát triển Lịch sử La Mã cách đây 2.000 năm ghi nhận có đoạn tên phạm tội được quyền thuê thầy cãi, để cãi cho cái tội của mình trước toà án La Mã Thuật ngữ “thầy cãi” chính là việc các luật sư trình bày các lập luận khoa học, các bằng chứng liên quan đến vụ án nhằm phản bác quan điểm buộc tội, hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ của mình Đây là hình thức thuyết trình sơ khai và mang tình chính thức trong hoạt động nghề nghiệp Vào khoảng thế kỷ XV – XVI cùng với việc hình thành các cơ sở giáo dục đại học, đặc biệt là việc đào tạo ngành Luật và các ngành Khoa học xã hội đã rất chú trọng đến việc giúp sinh viên có được các kỹ năng mềm nổi bật là kỹ năng tranh luận, thuyết trình thông qua các buổi diễn thuyết trong các giờ học Trải qua dòng thời gian với sự đa dạng của các ngành nghề, dẫn đến việc sử dụng đến hình thức thuyết trình ngày càng nhiều trong các hoạt động: giáo dục, bán hàng, diễn thuyết, với tầm quan trọng của mình, kỹ năng thuyết trình đã trở thành một lĩnh vực khoa học có đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu riêng và được nhiều nhà khoa học tìm hiểu Cụ thể tại Việt Nam, các trường Đại học đã xây dựng các giáo trình, tài liệu phục vụ cho hoạt động giảng dạy kỹ năng thuyết trình như: Giáo trình, tài liệu môn học “Kỹ năng thuyết trình” Đại học Văn Hiến, Đại học Tài chính – Marketing, đây là những tài liệu quan trọng phục vụ cho hoạt động học hỏi kỹ năng thuyết trình 5 5 Lương Năng Bường - Lớp: Quản Trị Kinh Doanh 1.2 Cơ sở thực tiễn Một trong những nhu cầu tất yếu và quan trọng của con người chính là nhu cầu nắm bắt thông tin Trong quá trình đó cần phải có người nhận tin và người truyền tin, nhiệm vụ của người truyền tin – người thuyết trình là xử lý và truyền đạt làm cho đối tượng nghe hiểu được vấn đề, nội dung Các tỷ phú người Mỹ thường rất nổi tiếng về tài diễn thuyết Trong một lần diễn thuyết trước sinh viên ngành quản trị kinh doanh của Đại học Nebraska, hai nhà tỷ phú Mỹ Warren Buffett và Bill Gates nhận được một câu hỏi: “Chúng tôi nên làm những gì để luôn thăng tiến trong công việc?” Buffett đã trả lời rằng khả năng diễn thuyết là một yếu tố cần thiết “Với một số người nó là tài sản quí giá, nhưng với những ai không có khả năng thì nó là một gánh nặng thực sự Khả năng diễn thuyết tốt trước mọi người có thể giúp công việc của bạn phát triển tới 50 hoặc 60 năm” Dù bạn là ai, bạn đang làm công việc gì, dù bạn có kiến thức và tài giỏi nhiều đến đâu chăng nữa, nhưng nếu bạn không thể truyền đạt cho người khác hiểu những gì bạn muốn thì bạn sẽ rất khó thành công Dù bạn là một cố vấn tài chính, một nhà tư vấn, một nhân viên kinh doanh, một nhà quản lý hay một giám đốc điều hành thì những buổi nói chuyện luôn đóng vai trò rất quan trọng đối với sự thành công trong đời sống, hoạt động học tập, công việc Theo đó cuộc giao tiếp mà bạn phải thực hiện hằng ngày – gặp gỡ khách hàng tiềm năng, qua buổi họp, tranh luận, Thông qua khả năng diễn đạt của mình, bạn có thể thu hút, tạo thiện cảm với người nghe dù là trong những câu chuyện hàng ngày hay khi đứng trên bục diễn thuyết Trong hoạt động học tập, kỹ năng thuyết trình sẽ phục vụ tốt cho hoạt động học tập, tạo tiền đề phát triển những kĩ năng khác cụ thể là kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tranh luận bởi khi đã có được kỹ năng thuyết trình sẽ có sự tự tin, khả năng ứng biến, Khi làm việc nhờ kỹ năng thuyết trình sẽ giúp ích rất lớn trong việc làm việc nhóm, làm sáng tỏ một ý tưởng, kế hoạch giúp cho mọi người hiểu đầy đủ và chính xác về nội dung mà mình muốn truyền đạt Chính vì vậy kỹ năng thuyết trình là một trong những kỹ năng quan trọng, cần thiết và kỹ năng thuyết trình không tự nhiên mà có nó được hình thành thông qua hoạt động học hỏi, trải nghiệm vì vậy một trong những yêu cầu 6 6 Lương Năng Bường - Lớp: Quản Trị Kinh Doanh cần thiết và quan trọng đó là việc trau dồi kỹ năng thuyết trình song hành cùng với việc học kiến thức chuyên ngành CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH 1 Khái quát chung về kỹ năng thuyết trình 1.1 Khái niệm về thuyết trình Hiện nay có rất nhiều cách hiểu khác nhau về thuyết trình Theo đó thuyết trình được đánh giá là một quá trình truyền tin từ người có nội dung, tri thức đến người nghe Bên cạnh đó thuyết trình được hiểu một cách đơn giản nhất là diễn đạt để cho người khác hiểu rõ được nội dung mình muốn truyền tải “Thuyết trình là trình bày bằng lời trước nhiều người nghe về một vấn đề nào đó nhằm cung cấp thông tin hoặc thuyết phục, gây ảnh hưởng đến người nghe” Hay “Thuyết trình là giao tiếp nói chuyện với đám đông” Ở mỗi thời kỳ, dưới mỗi góc độ lý luận khác nhau lại có quan điểm khác nhau về thuyết trình tuy nhiên về cơ bản có thể nhận định: “Thuyết trình là trình bày bằng lời trước nhiều người nghe về một vấn đề nào đó nhằm cung cấp thông tin hoặc thuyết phục, gây ảnh hưởng đến người nghe.” Thông thường có hai hình thức thuyết trình chính (Dựa vào mục tiêu của bài thuyết trình) đó là cung cấp thông tin và thuyết phục Hiểu theo nghĩa rộng, thuyết trình là một dạng hoạt động của con người, nhằm trình bày, giải thích, thuyết minh một vấn đề, chủ yếu bằng lời nói, sao cho người khác hiểu, đồng thuận, tự điều chỉnh nhận thức, hành vi hoặc thực hiện, làm theo Hiểu theo cách này, bất cứ ai cũng có thể là người thuyết trình và thuyết trình là hoạt động bình thường của mọi người Hiểu theo nghĩa hẹp, thuyết trình là hoạt động diễn thuyết trước đám đông Người thuyết trình thường là các chính trị gia, các nhà khoa học, các chuyên gia về từng lĩnh vực Người nghe thường là đông đảo công chúng hoặc những người cùng chí hướng, cùng chuyên môn 1.2 Khái niệm về kỹ năng thuyết trình Từ việc hiểu chung nhất thuyết trình là trình bày, làm sáng tỏ trước người nghe vấn đề muốn truyền đạt, ta có thể nhận thấy hoạt động thuyết trình là việc sử dụng 7 7 Lương Năng Bường - Lớp: Quản Trị Kinh Doanh ngôn ngữ làm cho người nghe hiểu được vấn đề muốn truyền tải, từ đó ta có thể nhận định về kỹ năng thuyết trình: “ Kỹ năng thuyết trình là khả năng diễn đạt nội dung bằng ngôn từ, hình ảnh nhằm làm sáng tỏ và giúp người nghe hiểu được vấn đề mà người nói muốn truyền đạt” Như vậy kỹ năng thuyết trình được hiểu là một trong nhiều kĩ năng giao tiếp cơ bản Do đó, kĩ năng thuyết trình bên cạnh đặc điểm riêng vẫn mang những đặc điểm chung của kĩ năng giao tiếp Đó là khả năng nhận biết nhanh chóng những biểu hiện bên ngoài và đoán biết diễn biến tâm lý bên trong.Đồng thời biết sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, biết cách định hướng để điều chỉnh và điều khiển quá trình giao tiếp đạt được mục đích đã định 2.Những yêu cầu của kỹ năng thuyết trình Thuyết trình là hoạt động truyền đạt bằng ngôn ngữ, hình thể, hình ảnh nhằm làm sáng tỏ nội dụng giúp cho người nghe hiểu được ý mà người thuyết trình muốn truyền đạt, chính vì vậy để có thể có được kỹ năng thuyết trình người thuyết trình cần phải đảm bảo các yêu cầu về việc sử dụng giọng nói, cử chỉ, ánh mắt, mỗi chi tiết nhỏ tạo đều tạo nên hiệu ứng tích cực hoặc tiêu cực tới người nghe Đầu tiên phải hiểu rõ người nghe của mình là ai Đây là một trong những bước quan trọng và cần thiết nhất bởi khi hiểu rõ người nghe của mình là đối tượng nào: già hay trẻ, người trí thức hay bình dân, người Việt Nam hay người nước ngoài để có cách thức diễn đạt phù hợp Ví dụ khi thuyết trình cho đối tượng là học sinh tiểu học cần phải sử dụng ngôn từ dễ hiểu, kèm theo câu chuyện Thứ hai là về giọng nói: phương tiện chính dùng để truyền đạt nội dung bài thuyết trình chính là thông qua lời nói Vì vậy giọng nói của người thuyết trình cần vừa đủ để người ở xa nhất có thể nghe, không nói quá to hay quá nhỏ, không nói quá nhanh hoặc quá chậm, giọng nói cần có sự thay đổi tùy từng hoàn cảnh mà có độ cao thấp hay trầm bồng, có điểm nhấn Phát âm phải chuẩn, rõ chữ, không nhầm lẫn giữa các âm, tránh nói lắp.Sử dụng ngôn ngữ phù hợp với đối tượng nghe 8 8 Lương Năng Bường - Lớp: Quản Trị Kinh Doanh Thứ hai là trang phục, dáng điệu và cử chỉ: Dáng điệu và cử chỉ là điều mà người nghe sẽ được tiếp cận đầu tiên Chính vì vậy cần phải có sự chỉn chu về trang phục nhằm phù hợp với bối cảnh của buổi thuyết trình Tiếp đến là tư thế, tư thế tốt nhất để bắt đầu bài thuyết trình là đứng thẳng, hai chân hơi mở rộng sang hai bên và trọng lượng cơ thể đều đổ dồn xuống hai chân Giữ điệu bộ một cách tự nhiên, tránh những cử chỉ lặp lại Dùng cử chỉ để nhấn mạnh các điểm chính và thu hút sự chú ý nơi người nghe Tiếp đến cử chỉ phải phù hợp với nội dung cũng như ý tưởng trong bài thuyết trình của bạn Những điệu bộ bắt chước người khác một cách máy móc hoặc đóng kịch giả tạo, sẽ chẳng bao giờ thuyết phục được ai, có khi lại trở thành tr cười cho thiên hạ Khi thuyết trình, nét mặt của bạn cần tự nhiên và thân thiện Đừng quên mỉm cười Nụ cười giúp xua tan đi những căng thẳng – nếu có Thứ tư nét mặt khi thuyết trình Khi thuyết trình cơ trên khuôn mặt phải thay đổi linh hoạt theo nội dung bài nói Thường trong các hội nghị, hội thảo hay các buổi họp, khuôn mặt sẽ khá nghiêm túc, tuy nhiên sẽ chẳng vấn đề gì nếu ta thêm một chút hài hước, thoải mái Mặt căng thẳng giọng nói sẽ căng thẳng, mặt thoải mái tự nhiên giọng nói sẽ vui tươi thoải mái Thứ năm ánh mắt: Ánh mắt là phương tiện quan trọng để bộc lộ cảm xúc Khi thuyết trình ánh mặt không nên tập trung quá nhiều tại một vị trí mà cần thay đổi góc nhìn liên tục, đặc biệt là nhìn về phía người nghe để họ cảm nhận được sự trân trọng từ đó cũng khiến người nghe tập trung hơn Một trong những nhân vật vật nổi tiếng về tài thuyết trình đó chính là tổng thống Mỹ Obama, Khi phát biểu, ông Obama không nói quá nhanh mà luôn phân bổ những đoạn nghỉ giữa mỗi đoạn, đồng thời đưa mắt (tạo eye contact) với tất cả mọi người Thêm vào đó, các cử chỉ tay của ông vô cùng linh hoạt và tự nhiên Năm 2019 khi đến thăm Việt Nam và đọc đoạn trong bài diễn văn phát biểu: “Tại Việt Nam, có hơm 3 triệu người đã hy sinh trong chiến tranh Và trên bức tường chiến tranh ở đất nước chúng tôi, người ta có thể chạm vào tên của 58.315 binh sĩ vĩnh viễn không trở về Hôm nay chúng ta cùng với nhau, người Việt và người Mỹ, cùng nhận thức nỗi đau và mất mát mà chiến tranh đem đến.” – khi nói đến đây 9 9 Lương Năng Bường - Lớp: Quản Trị Kinh Doanh ông dừng lại và đưa mắt nhìn mọi người trong khán phòng Ánh mắt của ông đã truyền được cảm xúc và lan tỏa điều đó đến người nghe Thứ bảy, trao đổi với khán giả Thuyết trình là giao tiếp với khán giả Khi giao tiếp phải hiểu được diễn biến tâm lý của người nghe, vì thế trong thuyết trình cũng vậy Trong khi thực hiện bài thuyết trình việc nắm bắt tâm lý khán giả là một điều cực kì quan trọng để một bài thuyết trình thành công Thông thường với một bài thuyết trình thì tâm trạng khán giả sẽ có những đặc điểm sau: Khán giả tập trung nhất vào giai đoạn khi mở đầu: Vì thế để một bài thuyết trình ấn tượng phần mở đầu cực kì quan trọng Nó giúp khán giả có một hứng khởi ban đầu và là ấn tượng tốt đẹp ban đầu Hãy làm cho khán giả tập trung sự chú ý vào bạn và khởi đầu thật ấn tượng Tại phần nội dung chính người thuyết trình cần áp dụng linh hoạt các yếu tố như đặt câu hỏi, tham gia giải đố, nhằm tạo sự tương tác với người nghe 3 Đánh giá thực trạng kỹ năng thuyết trình của sinh viên 3.1 Hạn chế kĩ năng thuyết trình của sinh viên Thực tế hoạt động đào tạo tại các trường đại học hiện nay cho thấy thuyết trình đã trở thành một hình thức thi, kiểm tra phổ biển Thông qua hoạt động quan sát, đánh giá và từ kinh nghiệm của bản thân, em có thể nhận thấy đại bộ phận sinh viên hiện nay đã biết chuẩn bị đầy đủ các tài liệu cần thiết để bảo đảm nội dung buổi thuyết trình, cũng như chuẩn bị tâm lý trước khi lên thuyết trình Ví dụ các bạn đã biết chuẩn bị bản trình chiếu, chuẩn bị nội dung, biết đánh giá vấn đề, Tuy nhiên thực tế cho thấy hoạt động thuyết trình của sinh viên còn rất nhiều hạn chế Đầu tiên, sinh viên chưa biết mở rộng vấn đề Khi được giao hoặc tự chọn một vấn đề để thuyết trình, sinh viên chỉ biết cách sắp xếp vấn đề một cách truyền thống mà chưa biết mở rộng vấn đề, chưa triển khai hết các ý mà vấn đề đề cập đến Ví dụ đề bài: “Thuyết trình về tình hình dịch bệnh Covid – 19 tại Việt Nam hiện nay” Sinh viên chỉ nêu về số liệu, tình hình số người mắc, số người chết, nguyên nhân Mà chưa có 10 10 Lương Năng Bường - Lớp: Quản Trị Kinh Doanh các phần ví dụ dự báo tình hình ca mắc sẽ tăng hay giảm, nên có giải pháp gì, với số ca mắc và lây nhiễm như vậy là cao hay thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới Thứ hai, thiếu tính nhất quán trong bài thuyết trình Đa số sinh viên tập trung vào phần nội dung mà không quan tâm phân mở đầu cũng như kết thúc cho nên tính nhất quán trong cả ba phần không thể hiện rõ nét Rất nhiều trường hợp phần thực trạng và giải pháp không ăn nhập với cơ sở lý thuyết đã nêu Nhiều trường hợp khác thì phân tích thực trạng theo hướng nêu ưu nhược điểm, nhưng giải pháp thì theo hướng khắc phục tồn tại hoặc ngược lại Các trường hợp trên, bỏ qua nguyên nhân sinh viên chưa hiểu rõ, còn lại phần lớn là do sự làm việc nhóm kém, từng thành viên được phân công thực hiện riêng rẽ, rời rạc khi kết hợp lại không có sự hiệu chỉnh, hoàn thiện Thứ ba, sinh viên chưa biết sử dụng và lạm dụng phông trình chiếu PowerPoint Phần mềm trình chiếu PowerPoint là một công cụ hiệu quả tuy nhiên một số sinh viên chưa biết sử dụng dẫn đến có một số cách trình bày chưa phù hợp, ví dụ sử dụng màu chữ và màu phông cùng gam màu, chữ quá nhỏ, chữ quá nhiều, đọc từng câu chữ trên màn hình, lạm dụng các hiệu ứng, lạm dụng các hình ảnh, thiếu phương án dự phòng Một số sinh viên bị lệ thuộc dân đến, khi tập tin trình chiếu bị hỏng hoặc máy chiếu có vấn đề thì hầu như không thể khắc phục, phải hoãn thuyết trình Thứ tư, chưa gợi mở sự tương tác, sáng tạo từ phía người nghe Đa phần các sinh viên khi thuyết trình đều mang tính “trả bài” chỉ trình bày hết các nội dung trong phần thuyết trình của mình mà chưa có sự gợi mở từ phía người nghe để làm cho bài thuyết trình thêm hấp dẫn và làm cho người nghe nhớ lâu 3.2 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hạn chế kỹ năng thuyết trình của sinh viên Đầu tiên do phương pháp và lối tiếp thu thụ động Một số chương trình học tại các trường đại học hiện nay còn hàn lâm, khó hiểu, giáo trình đã cũ, không cập nhật làm cho học sinh cảm giác chán nản và thiếu động lực để chuẩn bị cũng như học bài 11 11 Lương Năng Bường - Lớp: Quản Trị Kinh Doanh Đa số các bạn sinh viên chỉ học bai khi gần tới ngày thi mà không chủ động tìm hiểu kiến thức Dẫn đến sinh viên chỉ quen với việc tiếp cận một chiều mà chưa có sự tương tác Thứ hai, do sinh viên chưa chủ động học hỏi Để hoạt động thuyết trình đạt hiệu quả cao sinh viên cần phải có sự chủ động trong hoạt động tìm hiểu, tích lũy kiến thức về nội dung mà mình thuyết trình Khi có đủ kiến thức sẽ giúp cho nội dung bài thuyết trình được sâu sắc và đầy đủ hơn Thứ ba Sinh viên lạm dụng phần mềm trình chiếu PowerPoint, dẫn đến có nhiều trường hợp viết tất cả nội dung muốn trình bày lên trang trình chiếu Khi có sự cố không thể mở màn chiếu, sinh viên không thể trình bày được CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH 1 Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm nâng cao kỹ năng thuyết trình Đầu tiên trình bày vấn đề một cách logic Trong một bài thuyết trình cần phải biết mình đang trình bày vấn đề gì? gồm có những luận điểm nào ? Luận điểm nào trình bày trước, trong những luận điểm sẽ có những luận cứ nào v.v… và bạn nên chia thành các phần cụ thể để tránh bỏ quên, hoặc nói không hết ý Thứ hai, ngôn ngữ khi thuyết trình: Bao gồm có ngôn ngữ nói và ngôn ngữ hình thể Về ngôn ngữ nói: không nên nói quá nhanh, hoặc quá chậm, trong một bài thuyết trình không nên dùng một ngữ điệu, thay đổi giọng nói một cách linh hoạt dựa trên ngữ cảnh của phần bạn đang nói, không sử dụng tiếng loong, biệt ngữ xã hội, từ ngữ thô tục, hạn chế tối đa nói ngọng Về ngôn ngữ hình thể: Việc đầu phải cho người xem, người nghe, thấy được năng lượng từ nơi bạn, không ai thích nghe một người ủ rũ nói Tiếp sau đó bạn có thể xen 12 12 Lương Năng Bường - Lớp: Quản Trị Kinh Doanh vào bài thuyết trình của mình những nụ cười thân thiện, kèm theo các cử chỉ của bàn tay, ánh mắt,…(xem thêm vedeo của các nhà giảng thuyết nổi tiếng) Thứ ba, giao tiếp với người nghe Khi chúng ta thuyết trình dễ làm mọi người rơi vào trạng thái mất tập trung, buồn ngủ, nói chuyện riêng, để khắc phục tình trạng đó chúng ta có thể tích cực tương tác với người nghe bằng cách lồng ghép các câu chuyện có liên quan đến chính bản thân họ, đặt câu hỏi liên quan đến bài thuyết trình như (Theo bạn bạn sẽ xử lí như thế nào?, bạn đồng ý hay phản đối?, ), hoặc chúng ta cũng có thể trao đổi bằng hình thức biểu quyết tập thể như (dơ tay, mời phản biện, ) Thứ tư, sử dụng các công cụ hỗ trợ Để bài thuyết trình thêm hiệu quả mình khuyên các bạn nên dùng các công cụ hỗ trợ như : Máy chiếu, loa, hình ảnh, hiện vật, …Tuy nhiên cần lưu ý: Phông chiếu: Bạn không nên sử dụng màu chữ quá lòe loẹt, không nên sử dụng quá nhiều hiệu ứng, bổ sung hình ảnh, vedeo, vào trong bài thuyết trình một cách hợp lí Loa: Nếu phòng quá rộng và nhiều người nghe, nên dùng loa tuy nhiên không nên để âm lượng quá to hay quá nhỏ (Lưu ý đối với máy chiếu và loa: Trước khi bài thuyết trình diễn ra 15 phút nên kiểm tra và kết nối trước tránh hiện tượng bị lỗi, hỏng, hoặc không kết nối được.) Hiện vật, hình ảnh : Mang tính biểu trưng, đại diện, không cồng kềnh, phản cảm Thứ năm, cách khắc phục khi xảy ra sự cố: Khi đang thuyết trình sẽ có thể xảy ra một vài tình huống mà bạn không lường trước được như : bạn quên phần tiếp theo phải nói những gì, đột nhiên có người đứng lên hỏi mà bạn lại không trả lời được, máy chiếu, loa bị hỏng,…những trường hợp như trên mình đã từng bị rất nhiều Việc đầu tiên mà bạn cần làm là bình tĩnh Nếu như quên những điều cần phải nói bạn có thể bỏ qua nó, nếu có câu hỏi phản biện quá khó bạn không trả lời được bạn chỉ cần “Cảm ơn câu hỏi của bạn, nội dung này mình chưa tìm hiểu đến, mình sẽ về tìm hiểu thêm và trả lời bạn,…” Thứ sáu, mở rộng vấn đề thuyết trình Sau khi hết các nội dung nên đặt ra các câu hỏi dạng như (Bạn nào có thắc mắc, hoặc bổ sung gì cho vấn đề mà mình vừa trình bày hay không?), tổ chức chơi trò chơi liên quan đến nội dung vừa thuyết trình,… Tiếp đến 13 13 Lương Năng Bường - Lớp: Quản Trị Kinh Doanh có thể chia sẻ một số trang web, facebook, youtube,… có liên quan để người nghe tìm hiểu Và mời gọi người nghe thực hành (nếu có) 2 Kiến nghị nhằm nâng cao kỹ năng thuyết trình của sinh viên Trước thực tế sinh viên hiện nay còn chưa có kỹ năng thuyết trình thuần thục chính vì vậy em có ý kiến đề xuất Đầu tiên cần bổ sung giờ thực hành đối với môn phát triển kỹ năng bởi hiện nay môn học chỉ mới có tiết lý thuyết vì vậy rất hạn chế thời gian sinh viên làm bài tập thực hành Tiếp đến cần phải tăng cường hình thức học, thi và kiểm tra bằng hình thức thuyết trình, giúp các bạn sinh viên chủ động hơn trong quá trình học tập Đồng thời tư đó có cơ hội rèn luyện, trau dồi ứng biến và xử lý khi thuyết trình Bên cạnh đó khi tiến hành thi, kiểm tra thông qua hình thức thuyết trình sẽ giúp khách quan, tránh gian lận đảm bảo công bằng trong hoạt động đánh giá năng lực sinh viên 14 14 Lương Năng Bường - Lớp: Quản Trị Kinh Doanh 3.KẾT LUẬN Trong thời gian vừa qua nước ta không ngừng cải cách giáo dục đối với hoạt động dạy và học trên cả nước Theo đó một trong những môi trường giáo dục cần tiên phong đổi mới và sáng tạo đó chính là giáo dục đại học, bởi đại học là hoạt động giáo dục nghiên cứu lĩnh vực nghề nghiệp theo đó sinh viên cần được phát huy sở trường của mình Một trong những cách phổ biển và hữu dụng nhất đó chính là thuyết trình Tuy nhiên việc áp dụng hình thức thuyết trình còn có nhiều bất cập đòi hỏi sự nỗ lực, cộng tác từ phía giảng viên và sinh viên Đối với giảng viên cần phải tạo sự hào hứng, gợi mở những đề tài cho sinh viên, khuyến khích sinh viên tích cực thực hiện Đối với sinh viên cần trang bị những kỹ năng nhất định mới có thể thực hiện thành công một bài thuyết trình gồm chọn đề tài, lập đề cương, thu thập tư liệu, biên soạn nội dung, trình bày đề tài từ chủ đề cho đến kết luận, trả lời các câu hỏi nhằm thể hiện được hết nội dung mà mình muốn truyền đạt Từ đó xây dựng được kỹ năng thuyết trình điều đó không chỉ phục vụ cho hoạt động học tập mà còn là sự tích lũy kỹ năng phục vụ cho công việc và giao tiếp hằng ngày 4.TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Carmine Gallo, người dịch TS.Nguyễn Thọ Nhân (2011), Bí quyết thuyết trình của Steve Jobs, Nxb Tổng Hợp TP.HCM 2 Đoàn Thị Hồng Vân (chủ biên) (2006), Giao tiếp trong kinh doanh và cuộc sống, Nxb Thống kê 3.Trường Đại học Tài chính – Marketing (2016), Kỹ năng thuyết trình 4.Đại học Văn hiến, (2010); Kỹ năng thuyết trình 5.Nghệ thuật thuyết trình lôi cuốn của Obama; https://vnexpress.net/nghe-thuat-thuyettrinh-loi-cuon-cua-obama-3408565.html 15 15 Lương Năng Bường - Lớp: Quản Trị Kinh Doanh 6 Phân tích Kỹ năng thuyết trình; https://luatduonggia.vn/phan-tich-ki-nang-thuyettrinh/ TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÀNH ĐÔNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOA ……… Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hải Dương, ngày tháng năm 2021 PHIỀU NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ TIỂU LUẬN (Phiếu dùng để lưu lại trong túi bài thi) I Thông tin chung: - Họ và tên sinh viên: Ngày sinh: - Lớp: - Môn học: - Tên đề tài: - Họ tên người hướng dẫn: Sinh viên thực hiện (Ký và ghi rõ họ tên) II Nhận xét của giảng viên thứ nhất - Bố cục, tính logic giữa các thành phần của đề tài (1 điểm): - Tiểu luận trung thực, đáng tin cậy (1 điểm): - Nội dung tiểu luận (6 điểm): - Tiến độ thực hiện (1 điểm): - Tính sáng tạo và vận dụng (1 điểm) Điểm bằng số: ……./10 Điểm bằng chữ: 16 16 Lương Năng Bường - Lớp: Quản Trị Kinh Doanh Giảng viên thứ nhất (Ký và ghi rõ họ tên) TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÀNH ĐÔNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOA ……… Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hải Dương, ngày tháng năm 2021 PHIỀU NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ TIỂU LUẬN (Phiếu dùng để lưu lại trong túi bài thi) I Thông tin chung: - Họ và tên sinh viên: Ngày sinh: - Lớp: - Môn học: - Tên đề tài: - Họ tên người hướng dẫn: Sinh viên thực hiện (Ký và ghi rõ họ tên) II Nhận xét của giảng viên thứ hai - Bố cục, tính logic giữa các thành phần của đề tài (1 điểm): - Tiểu luận trung thực, đáng tin cậy (1 điểm): - Nội dung tiểu luận (6 điểm): - Tiến độ thực hiện (1 điểm): 17 17 Lương Năng Bường - Lớp: Quản Trị Kinh Doanh - Tính sáng tạo và vận dụng (1 điểm) Điểm bằng số: ……./10 Điểm bằng chữ: Giảng viên thứ hai (Ký và ghi rõ họ tên) 18 18 Lương Năng Bường - Lớp: Quản Trị Kinh Doanh ... thiết kỹ thuyết trình nên tơi chọn đề tài ? ?Kỹ thuyết trình sinh viên (Thực trạng giải pháp) Nhằm tìm hiểu thực trạng kỹ thuyết trình sinh viên nay, điểm sinh viên làm tốt, điểm hạn chế từ đưa giải. .. cứu, tìm hiểu kỹ thuyết trình sinh viên nhằm cung cấp hệ thống lý luận ? ?kỹ thuyết trình? ?? hệ thống hóa khái niệm, sở khoa học, thực tiễn kỹ thuyết trình, ngun tắc cần có để có kỹ thuyết trình Đồng... việc trau dồi kỹ thuyết trình song hành với việc học kiến thức chuyên ngành CHƯƠNG THỰC TRẠNG VỀ KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH Khái quát chung kỹ thuyết trình 1.1 Khái niệm thuyết trình Hiện có nhiều