Ore tl MM of
HOC VIEN BAO CHi VA TUYEN TRUYEN KHOA CHU NGHIA XA HOI KHOA HOC
DE TAI KHOA HOC CAP CO SO
GIAO TRINH NOI BO
TAC PHAM HO CHI MINH VE CHU
NGHIA XA HOI KHOA HOC [Hoc viEN BAO CHI & TUYỂN TRUYỆN
| THU VIEN
Chú nhiệm dé tai: Ths Va Minh Thanh
Cơ quan chủ trì: Khoa Chủ nghĩa xã hội khoa học
Ohi Ag HINT
Hà Nội, 1-2016
Trang 2
MUC LỤC
MUC LUC .ÔỎ 1 ĐỒI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN HỌC 3 1 Khách thể và đối tượng nghiên cứu - +2 2 + 2+ +x+Ex+evzErEzrerereceree 3 2 Phương pháp nghiên CỨU c2 1932111111911 90x ng ngư 4
E000 09:8: 08201177 = 8
4 Ý nghĩa của môn hỌc - 2 2s z+kz+E+EzEEZ£EcvsEEerkrreee L2 511511 Errre 9
BẢN ÁN CHẾ ĐỘ THỰC DÂN PHÁP - s st+EEex#EeEzeekerseeeers 11
so áo 8 11 2 Nội dung cơ bản của tac pham, occ essesessesesessteessssesesreeeeeeen 15 3 Những vấn đề lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học chủ yếu trong tác
phẩm ¿<6 S2< St E3 E1 1413111151215 111 15711111 151111111111 0502112 xre 19
4 Ý nghĩa của các tác phẩm . +22 ©2sccsererreerserrereeerrrserserxrrsrrcccre.24
ĐƯỜNG KÁCH MỆNH 1 ,ƠỎ sessssssssssssssses2T
1 Hồn cảnh ra ỞỜII << S3 9 9 ng ng re HA re 27 2 Nội dung cơ bản của tác phẩm HH rerereee seeeesseeesaeereseeees 29 3 Những vấn đề lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học chủ yếu trong tác phẩm.39 4 Ý nghĩa của các tác phẩm + 222222 ©t+SEE 232219712211 ckrrkrrxred 45
“CHANH CUONG VAN TAT CUA DANG", "SACH LUGC VAN TAT CUA DANG”, “CHUONG TRINH TOM TAT CUA DANG”, “DIEU LE VAN TAT CUA DANG CONG SAN VIỆT NAM” co AT
VA “LOL KEU GOT? 0 47 1 Hoàn cảnh ra đời -s< ô<2 ơ 47 2 Ni dung cơ bản của tác phẩm .- 222 S222 E2 EEESEEEESEErrxrkrerree 50 3 Những vấn đề lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học chủ yếu trong tác 1 54
4.Ý nghĩa của các tác phẩm "— _ 58
2989)Ie0(9007 61
Trang 3
SỬA ĐÔI LỎI LÀM VIỆC se TH sesaecsaxe ƠO
1 Hồn cảnh ra ỔỜI - - - LL L S22 ĐT n x1 ST ng 1g Ty TK g2 3x ng nà ch nh th 69
2 Những nội dung chủ yếu của tác 0) PP 72 3, Những vấn đề lý luận Chủ nghĩa xã hội khoa học chủ yếu trong tác phẩm C1 T111 1011561 ng g1 TT 04 1k1 H001 C0 n0 11T 76 4 Ý nghĩa của tác phẩm - -©72+2c+22t2rertrrttrttrttrrretrrrrirrrrirriirrie 80
THƯỜNG THỨC CHÍNH TRỊ 222222ttttt rrrrrerre 83
1 Hồn cảnh ra đời . -~- TH 1H11 ng T010 574 83 2 Những nội dung chủ yếu và tư tưởng cơ bản của tác phẩm 87 3 Những vấn đề lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học chủ yếu trong tác
08 .Ô.,ÔỎ beceeseecesseeceneeeeeeeeseatees 101 4 Ý nghĩa của các tác phẩm . - 2+ ©++++rs+rrttttrrtrtrrrrrerrrrererrir 111
DI CHÚC - sessesneeseeansnnteannnnecuneeeennenessunetenenneeceeneneenseeete 113
1 Hoàn cảnh ra đời tác phâm - +5 + 2+ Shin re 113
2 Nội dung cơ bản của tác phẩm .-. -c-ceeecrrerrrrrriiirrrrrrrrrrrrie 117
3 Những vấn dé lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học chủ yếu trong tác phẩm ¬ ,Ỏ 117 4 Ý nghĩa của tác phẩm . -52©5222Z+2tS+rtrrerrrrrtrrrrrrrrrrrrrrrrrirri 128
Trang 4
ĐÓI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN HỌC
1 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
1.1 Khách thể nghiên cứu
Chủ nghĩa xã hội khoa học là môn khoa học về sứ mệnh lịch sử của giai
cấp công nhân trong việc thực hiện việc xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ
nghĩa xã hội Chủ nghĩa xã hội khoa học được coi là một trong ba bộ phận cấu
thành của chủ nghĩa Mác, nhưng nếu hiểu theo nghĩa rộng thì nó cũng chính là
toàn bộ chủ nghĩa Mác như V.I Lênin đã viết khi đánh giá tác phẩm “Tư Bản”
của C Mác: Tác phẩm chủ yếu và cơ bản trình bày chủ nghĩa xã hội khoa học, chủ nghĩa xã hội khoa học là chủ nghĩa Mác hay chủ nghĩa Mắc là chủ nghĩa
cộng sản khoa học |
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người kế thừa sự nghiệp vĩ đại của các nhà kinh '
điển C Mac, Ph.Angghen và V.I Lênin trong việc tiếp tục phát triển chủ nghĩa
Mác - Lénin trong điều kiện hoàn cảnh lịch sử mới, trong thực tiễn của cách
mạng Việt Nam Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và
sâu sắc về những van đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước
ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tỉnh hoa văn hoá nhân loại Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp,
giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp
sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về sức mạnh của nhân dân, của khối
đại đoàn kết dân tộc; về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước thật
sự của dân, do dân, vì dân; về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ
trang nhân dân; về phát triển kinh tế và văn hố, khơng ngừng nâng cao đời sống
vật chất và tỉnh thần của nhân dân; về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm,
chính, chí công vô tư; về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau; về
xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cán bộ, đảng viên vừa là người lãnh đạo,
vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân đân ta giành thắng lợi, là tài sản tỉnh thần to
Trang 5Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho chúng ta rất nhiều những tác phẩm,
bài báo, bài nói chuyện, thư từ trong đó thể hiện những tư tưởng của mình về
chủ nghĩa xã hội khoa học đây chính là khách thê nghiên cứu của môn học: “Tác
phẩm Hà Chí Minh về chủ nghĩa xã hội khoa học”
1.2 Đỗi tượng nghiên cứu
Chủ nghĩa Mác-Lênin là một hệ thống lý luận chỉnh thể, bao gồm triết
học, kinh tế chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học Sự thống nhất, chỉnh thể
của học thuyết ấy được quy định bởi mục đích cao nhất của toàn bộ hệ thống là
nhăm luận chứng toàn diện các quy luật và tính quy luật của quá trình chuyên biến cách mạng từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản
Thực hiện sự nghiệp cách mạng to lớn đó không thể là ai khác chính là giai cấp công nhân Chủ nghĩa xã hội khoa học là khoa học tổng hợp về sứ mệnh lịch sử
của giai cấp công nhân Đối tượng nghiên cứu của chủ nghĩa xã hội khoa học là _ những quy luật, những tính quy luật chính trị - xã hội của cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, là các
quy luật chính trị - xã hội của quá trình hình thành và phát triển hình thái kinh tế
- xã hội cộng sản chủ nghĩa; của cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân
chủ và chủ nghĩa xã hội của nhân loại
Đối tượng nghiên cứu của “Tác phẩm Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội khoa học ” được xác định là vẫn đề của lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học trong các tác phâm tiêu biêu của Hồ Chí Minh
2 Phương pháp nghiên cứu
2.1 Cơ sở phương pháp luận
Môn học sử dụng phương pháp luận chung nhất của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của triết học Mác-Lênin Chỉ có dựa trên phương
pháp luận khoa học đó mới có thể luận giải đúng đắn những luận điểm về chủ
nghĩa xã hội khoa học trong các tác phẩm của Hồ Chí Minh
Một số phương pháp luận trong nghiên cứu các tác phẩm của Hồ Chí
Minh về chủ nghĩa xã hội khoa học
Trang 6
2.1.1 Phái xuất phát từ những nguyên tác của Hồ Chí Minh
Một trong những thuận lợi của môn học so với các môn học nghiên cứu di
sản kinh điển của những nhà sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học đó là những nguyên tác của Chủ tịch Hồ Chí Minh được viết chủ yếu băng tiếng Việt do đó, không phải đọc các tác phẩm của các nhà kinh điển qua các bản dịch từ nước ngoài Tuy nhiên, chúng ta cũng cần chú ý tìm hiểu những tư tưởng của Hồ Chí Minh thông qua các tác phẩm được in trong toàn tập, tránh việc đọc các tác phẩm qua lời giới thiệu của một nhà nghiên cứu, tác giả nào đó vì nó được nhận thức thông qua lăng kính chủ quan của họ Do đó, việc đọc nguyên tác trong toàn tập giúp chúng ta nhận thức đúng đắn, khách quan những tư tưởng của Chủ
tịch Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội khoa học
2.1.2 Tỉnh Đảng thống nhất với tính khoa học
Trên lập trường quan điểm, phương pháp luận của nghĩa Mác-Lênin và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam; bảo đảm tính khách quan khi phân tích, lý giải và đánh giá tư tưởng Hồ Chí Minh, tránh áp đặt hoặc cường điệu hóa tư tưởng của người Tính đảng và tính khoa học thống nhất với nhau trong sự phản ánh trung thực khách quan, tư tưởng Hồ Chí Minh trên cơ sở lập trường, phương pháp luận và định hướng chính trị
2.1.3 Quan điểm lý luận gắn với thực tiễn
Chủ nghĩa Mác-Lênin khẳng định: thực tiễn là nguồn gốc, động lực và
mục đích của nhận thức, là tiêu chuẩn của chân lý Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh luôn luôn bám sát thực tiễn cách mạng dân
tộc và thế giới, coi trọng tổng kết thực tiễn, coi đây là biện pháp nâng cao năng
lực hoạt động thực tiến, và là điều kiện để nâng cao trình độ lý luận Người cũng đặc biệt coi trọng việc kết hợp lý luận với thực tiễn, lời nói đi đôi với việc làm
Hồ Chí Minh khẳng định: thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực
tiễn mù quáng, đễ mắc chủ quan; lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý
Trang 72.1.4 Quan điểm lịch sử - cụ thể
Cùng với chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử phải
được vận dụng vào việc nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh Quan điểm lịch sử - cụ thể nghĩa là xem xét một hiện tượng nhất định đã xuất hiện trong
lịch sử như thế nào, hiện tượng đó đã trải qua những giai đoạn phát triển chủ yếu nào và đứng trên quan điểm của sự phát triển đó để xem xét hiện nay nó đã trở
thành nhưthế nào?
2.1.5 Quan điểm tồn điện và hệ thơng
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc
về cách mạng Việt Nam, trong đó có tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội
khoa học, do vậy phải luôn quán triệt mối quan hệ qua lại của các yếu tố, các nội
dung khác nhau trong hệ thống tư tưởng đó, và phải lấy hạt nhân cốt lõi là tư
tưởng Hồ Chí Minh là tư tưởng độc lập, tự do dân chủ và chủ nghĩa xã hội
Trong nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội khoa học, cần nắm vững hệ thống các quan điểm của người Nếu tách rời một yếu tố nào đó khỏi hệ
thống thì sẽ hiểu không đầy đủ tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội khoa học nói riêng
2.2 Phương pháp cụ thé
Trên cơ sở phương pháp luận chung đó, môn học cũng đặc biệt chú trọng sử dụng những phương pháp khác, cụ thể hơn và nhỡng phương pháp có tính liên ngành, tổng hợp Phương pháp nghiên cứu quan trọng của môn học là phương pháp lôgíc - lịch sử Sử dụng phương pháp lôgíc - lịch sử đòi hỏi kết luận lôgíc phải dựa trên cơ sở khách quan của những sự kiện, kinh nghiệm lịch sử điển hình trong sự phát triển Đồng thời, khi vận dụng lý luận chủ nghĩa xã
hội khoa học cần có quan điểm lịch sử cụ thể, ở mỗi quốc gia dân tộc với những
điều kiện lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, truyền thống, tập quán trong giai đoạn nhất định, từ đó tìm ra con đường, phương thức, bước đi phù hợp, thúc đây
sự phát triển lịch sử
Không thê tách rời giữa lôgíc với lịch sử Nếu nhẫn mạnh mặt lôgíc mà không thấy mặt lịch sử sẽ dẫn đến những kết luận giáo điều, máy móc, không có
6
Trang 8
sức sống trong thực tế, sẽ dẫn đến tả khuynh, chủ quan, nóng vội trong hoạt
động thực tiễn, làm chậm bước phát triển của cách mạng Ngược lại, nếu nhấn
mạnh hay tuyệt đối hóa mặt lịch sử sẽ xa rời lý luận, dẫn tới hữu khuynh, phó
mặc cho tự nhiên, từ bỏ con đường cách mạng
Tiếp thu có phê phán chọn lọc những giá trị lý luận của lịch sử và của thời đại là phương pháp quan trọng của môn học, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu | hệ tư tưởng tiên tiến của thời đại là chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung và chủ nghĩa xã hội khoa học nói riêng và vận dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn cách mạng Việt Nam Dựa trên những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa xã hội
khoa học và thực tiễn phong trào đấu tranh của dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh
đã có những đóng góp to lớn vào việc phát triển chủ nghĩa Mác — Lênin
Khi nghiên cứu các tác phẩm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội khoa
học, chúng ta có một thuận lợi hết sức to lớn là phong cách diễn đạt và viết của
Hồ Chí Minh trong sáng, dễ hiểu, đễ nhớ, dễ làm, có sức cuốn hút mạnh mẽ đối với người nghe, người đọc Chủ tịch Hồ Chí Minh thường đặt ra bốn vấn đề khi nói và viết là: Nói, viết cái gì?; Nói, viết cho ai?; Nói, viết để làm gì?; Nói, viết - như thế nào? Đây là những vấn đề có tính nguyên tắc, định hướng cho việc nói và viết của mỗi người, nhất là đối với người lãnh đạo Mặc dù công việc rất bận nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết hơn 2.000 bài báo, hơn 100 bút danh khác
nhau Đặc trưng cơ bản trong cách nói, cách viết của Hồ Chí Minh là: chân thực, ngắn gọn, rõ ràng, trong sáng, giản di, dễ hiểu, đi thẳng vào vấn đề, không màu
mè, lắt léo, quanh co Chủ tịch Hồ Chí Minh căn đặn phải chống các bệnh hay
nói chữ, ham dùng chữ, sính dùng chữ nước ngoài, thậm chí không hiểu cũng dùng Cho nên mặc dù có thê là những vấn đề lý luận khô khan, nhưng qua cách
diễn đạt của Hồ Chí Minh nó lại trở nên dễ hiểu, dễ tiếp thu, sinh động và gắn sát với thực tiễn Đây cũng là điều dễ hiểu vì lúc đó trình độ dân trí nước ta còn
thấp, lại đang chiến tranh Các tác phẩm của Hồ Chí Minh thường ngắn gọn, súc
tích, dễ hiểu
Trang 9người ai cũng có thể tiếp cận được Do đó, khi nghiên cứu các tác phẩm của Hỗ
Chí Minh, chúng ta cần khái quát những vấn đề mà Hồ Chí Minh đã trình bày,
thành những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa xã hội khoa học mà C Mác, Ph.Angghen và V.I Lênin đã trình bày Từ đó nhận thấy được sự phát triển, vận
dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam
3 Nhiệm vụ của môn học
Là môn học thuộc hệ thống các môn chuyên ngành của ngành đào tạo
Triết học chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học Môn học “Tác phẩm của Hỗ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội khoa học” có những nhiệm vụ cơ bản sau:
Thứ nhất, hệ thống hóa các tư tưởng của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội khoa học qua các tác phẩm tiêu biểu Đây là nhiệm vụ quan trọng nhất của môn học, các tư tưởng được Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày trong các tác phẩm khác nhau sẽ được hệ thống hóa theo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa xã hội khoa học, điều đó giúp cho người học thấy được một cách toàn diện, hệ thống nội dung của tư tưởng Hiểu rõ sự vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào thực tiễn cách mạng Việt Nam Thấy được sự bổ sung, phát triển của tư tưởng đó qua các thời kỳ khác nhau, qua các tác phẩm khác nhau
Thứ hai, giáo dục lập trường chính trị - tư tưởng cho đảng viên, giai cấp
công nhân và nhân dân lao động, bởi vì những vẫn dé của chủ nghĩa xã hội khoa
học trong các tác phẩm của Hồ Chí Minh chính là lập trường, mục tiêu, lý tưởng cao cả Chủ tịch của Hồ Chí Minh Đó là đường lối cách mạng độc lập dân tộc
gan lién véi chu nghĩa xã hội Ngày càng tin tưởng vào con đường xã hội chủ nghĩa, con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã lựa chọn
Thứ: ba, tư tưởng của Hồ Chí Minh còn giúp cho Đảng cộng sản Việt Nam
định hướng trong hoạt động lãnh đạo đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội Sự sụp
đỗ của các nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu là bài học minh chứng cho sự thành công và thất bại của quá trình vận dụng những nguyên lý, quy luật
của chủ nghĩa xã hội khoa học và hoạt động thực tiên của các Đảng cộng sản
Từ những năm đôi mới đên nay, trên cơ sở nhận thức lại cho đúng đăn vê chủ
Trang 10
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh Đảng cộng sản Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành tựu đáng ghi nhận, đời sông vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt, uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được khẳng định
Thứ tư, môn học còn góp phần nâng cao nhận thức, phát triển năng lực nghiên cứu và học tập chuyên ngành chủ nghĩa xã hội khoa học Cùng với môn học “Tác phẩm C Mác va Ph Angghen về chủ nghĩa xã hội khoa học”, “Tác phẩm V.I Lênin về chủ nghĩa xã hội khoa học” thì môn học “Tác phẩm Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội khoa học” làm cho hệ thống các nguyên lý của chủ nghĩa xã hội khoa học thông qua các tác phâm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênhn, tư tưởng Hồ Chí Minh được nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống, tìm hiểu những nguyên lý đó ngay trong các trước tác tiêu biểu các
nhà kinh điển
Thứ năm, môn học còn khẳng định công lao to lớn của Hồ Chủ tịch Chí
Minh với việc vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào thực tiễn cách mạng
Việt Nam, để Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân tiến hành công cuộc
đâu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội 4 Ý nghĩa của môn học
4.1 Nâng cao năng lực nghiên cứu, tr duy lý luận
Trong giai đoạn hiện nay việc học tập, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, và tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội khoa học nói riêng chính là để bồi dưỡng củng cố cho sinh viên, thanh niên lập trường quan điểm cách mạng trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh kiên định
mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, tích cực, chủ động đấu
tranh phê phán những quan điểm sai trái, bảo vệ chủ nghĩa Mác — Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và
Trang 114.2 Bồi dưỡng phẩm chất, bản lĩnh chính trị
Tìm hiểu những tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội khoa học,
giúp cho người học hiểu rõ sự vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin vào thực tiễn cách
mạng Việt Nam, làm rõ được cơ sở lý luận của những đường lỗi chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước ta hiện nay được dựa trên quan điểm của chủ
nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh như thế nào, từ đó tin tưởng vào sự
lãnh đạo của Đảng, vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Chủ tịch Hồ Chí
Minh và Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn
10
Trang 12
BAN AN CHE DO THUC DAN PHAP
(Hồ Chí Minh toàn tập,NXB Chính trị quốc gia — Sự thật,
HN, 2011, tập 2, rang 23-144)
1 Hoàn cảnh ra đời
Tác phẩm được viết bằng tiếng Pháp, xuất bản lần đầu tiên tại Pari (Pháp)
năm 1925, xuất bản lần đầu ở Việt Nam năm 1946 -
Ky tén: NGUYEN AI QUOC
Ban dich in trong toan tap duge dich theo cuốn sách xuất bản lần đầu tiên và đã đối chiếu với cuốn xuất bản năm 1946 ở Việt Nam
1.1 Hoàn cảnh quốc tễ
Vào nửa đầu thập niên 20 của thế kỷ XX, phong trào cách mạng trên thế giới có nhiều biến động Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 thành công đã tác động to lớn đến phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân các
nước thuộc địa và phụ thuộc đối với chủ nghĩa dé quéc Đối với nước Nga, đó là cuộc cách mạng vô sản, nhưng đối với các dân tộc thuộc địa trong dé quốc Nga
thì đó còn là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, bởi vì trước cách mạng
"nước Nga là nhà tù của các dân tộc" Cuộc cách mạng vô sản ở nước Nga thành
công, các dân tộc thuộc địa của dé quéc Nga được giải phóng và được hưởng quyền dân tộc tự quyết, kể cả quyền phân lập, hình thành nên các quốc gia độc lập và quyền liên hợp, dẫn đến sự ra đời của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xôviết (1922) Cách mạng Tháng Mười đã nêu tắm gương sáng về sự giải phóng dân tộc bị áp bức đã "mở ra trước mắt họ thời đại cách mạng chống để quốc, thời đại giải phóng dân tộc” Nó làm cho phong trào cách mạng vô sản ở _ các nước tư bản chủ nghĩa phương Tây và phong trào giải phóng dân tộc ở các
nước thuộc địa phương Đông có quan hệ mật thiết với nhau trong cuộc đấu tranh
chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc Tháng 3-1919, Quốc tế Cộng sản
được thành lập Tại Đại hội II của Quốc tế Cộng sản (1920), Sơ thảo lần thứ
nhất những luận cương về vẫn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I Lênin
Trang 13phóng các dân tộc bị áp bức Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga và sự ra đời của Quốc tế Cộng sản, nhiều đảng cộng sản trên thế giới đã được thành lập
Trong giai đoạn này chủ nghĩa để quốc đây mạnh việc xuất khẩu tư bản,
đầu tư khai thác thuộc địa đem lại lợi nhuận tối đa cho tư bản chính quốc, trước
hết là tư bản lũng đoạn; làm cho quan hệ xã hội của các nước thuộc địa biến đối một cách căn bản Các nước thuộc địa bị lôi cuốn vào con đường tư bản thực
dân Sự áp bức và thôn tính dân tộc của chủ nghĩa đế quốc càng tăng thì mâu , thuẫn giữa dân tộc thuộc địa thực dân càng gay gắt, sự phản ứng dân tộc của nhân dân các thuộc địa càng quyết liệt Và chính bản thân chủ nghĩa để quốc
xâm lược, thống trị các thuộc địa lại tạo cho các dân tộc bị chính phục những
phương tiện và phương pháp để tự giải phóng Sự thức tỉnh về ý thức dân tộc và
phong trào đấu tranh dân tộc để tự giải phóng khỏi ách thực dân, lập lại các quốc
gia dân tộc độc lập trên thế giới chịu tác động sâu sắc của chính sách xâm lược,
thống trị của chủ nghĩa đế quốc thực dân 1.2 Hoàn cảnh trong nước
Vào cuối thế kỷ XIX, khi bọn thực dân Pháp đặt xong bộ máy cai trị ở
Việt Nam, chúng bắt tay vào công cuộc khai thác nước ta với quy mô lớn Sự
bóc lột hết sức tàn ác, dã man của bọn tư bản độc quyền Pháp cộng với sự áp
bức, bóc lột của bọn địa chủ phong kiến trong nước được chúng tiếp tay làm cho đời sống của nhân dân ta vô cùng điêu đứng, khỗ cực
Nước mất, nhà tan, đời sống bần cùng, không có con đường nào khác, nhân dân ta đã đứng dậy đấu tranh Trong mấy chục năm cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, các phong trào yêu nước cuồn cuộn dấy lên từ Bắc chí Nam
Tầng tầng, lớp lớp thợ thuyền, dân cày, dân nghèo, thành thị, nhà buôn, trí thức, học sinh kết thành những đợt sóng đấu tranh liên tiếp, mạnh mẽ Dưới những
hình thức khác nhau, quần chúng khởi nghĩa trên những vùng rộng lớn chống
bắt lính, bắt phu, chống sưu cao, thuế nặng, chống khủng bố, cầm tù,v.v ; nói
chung lại là chống áp bức, bóc lột của thực dân Pháp Tất cả đều thể hiện một
tỉnh thần chung là chống đế quốc, chống sự hà khắc, tham những của bọn quan 12
Trang 14
lại, chống bọn phong kiến hợp tác với giặc, phản dân hại nước; tất cả đều thê
hiện một ý chí chung là giành độc lập, tự do Dù chưa đạt tới mục tiêu, song các
phong trào yêu nước lúc này, về khách quan, đã hình thành - dĩ nhiên là tự phát, những yếu tố, những đường viền của một mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi,
bao gồm nhiều tầng lớp xã hội
Nhưng do hạn chế của những điều kiện lịch sử, các phong trào yêu nước ' của tất cả các tầng lớp xã hội lúc này - kế cả các phong trào đấu tranh của công nhân đã xuất hiện ngay từ giữa những năm chín mươi của thế kỷ XIX - đều chưa có đường lối đúng đắn Những người lãnh đạo các phong trào chưa phân biệt
được địch, ta, bạn, thù; chưa nhận thức được rằng dé quốc Pháp xâm lược Việt
Nam không phải là hiện tượng riêng lẻ, mà là một vấn đề thời đại gắn liền với cả
giai đoạn lịch sử chủ nghĩa tư bản thống trị thế giới; họ chưa nhận rõ nhiệm vụ
cách mạng Việt Nam lúc này là phải đánh đuôi đề quốc Pháp giành độc lập, tự
do, đánh đổ phong kiến địa chủ giành quyền dân chủ cho nhân dân; họ càng
| không thê thấy lực lượng cách mạng chủ yếu là công, nông trong đó giai cấp
công nhân là lực lượng lãnh đạo
Do những hạn chế đó, lại bị những đòn tấn công rất ác liệt, man rợ của
quân thù, cho nên các phong trào đều lần lượt bị thất bại Ách áp bức của kẻ thù càng thêm nặng, nỗi thống khô của quần chúng càng thêm chồng chất, tiền đồ
của dân tộc vẫn mờ mịt
Nhưng tất yếu là, càng bị đàn áp, càng bị thất bại, càng thống khổ thì quần
chúng càng thêm nung nấu lòng căm thù và ý chí chiến đầu, càng khát khao tìm cách thoát khỏi kiếp sống trâu ngựa
Trang 15hưởng của mình ra nhiều nước, kế cả các nước thuộc địa Quốc tế thứ hai ngày càng dẫn sâu vào con đường thỏa hiệp với giai cấp tư sản, đi theo chúng để chống lại giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức Giai cấp tư sản dân tộc ở các nước phụ thuộc và thuộc địa ngày càng tỏ ra không đảm đương nỗi sứ mệnh lãnh đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc nước mình, chống lại những thủ đoạn đàn:
áp đi đối với lừa bịp của bọn để quốc thực dân Khuynh hướng cải lương, thỏa
hiệp ngày càng rõ rệt trong hàng ngũ tư sản dân tộc, ở một số nước chúng đã
phản bội, đầu hàng
Cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam chống lại thực dân Pháp lúc bấy giờ vẫn sục sôi, nhưng chưa ra khỏi cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu
nước và lãnh đạo Các cuộc vận động cứu nước do Phan Bội Châu và Phan Chu
Trinh suy yếu dần Chủ nghĩa cải lương do bọn thực dân nuôi dưỡng, đang ra
sức làm tê liệt tỉnh thần yêu nước của nhân dân ta Tuy nhiên, cùng với cuộc vận
động yêu nước, đòi tự do, dân chủ, phong trào đấu tranh của công nhân đã có bước phát triển mới, làm cơ sở cho các tô chức và phong trào chính trị cao hơn về sau |
1.3 Hoạt động của Chủ tịch Hỗ Chí Minh trong thời kỳ này
Đây là giai đoạn Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Liên Xô tới Quảng Châu Trung Quốc hoạt động chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam Lúc này Quốc tế Cộng sản đã quan tâm nhiều hơn đến phong trào giải phóng dân tộc ở phương Đông và các nước trên thế giới Trong vai trò là phái viên của Quốc tế Cộng sản
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiến hành truyền bá chủ nghĩa cộng sản vào châu Á
nói chung và Đông Dương nói riêng Theo dõi và chỉ đạo phong trào cách mạng ở một số nước góp phần quan trọng vào sự phát triển của chủ nghĩa cộng sản và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc ở phương Đông Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiến hành những nhiệm vụ cao cả đó trong điều kiện hết sức khó khăn và phức tạp của tình hình cách mạng thế giới và trong nước Đó là việc Quốc tế thứ hai đã bộc lộ rõ sự thỏa hiệp với giai cấp tư sản để chống lại giai cấp vô sản và nhân dân các nước thuộc địa, phụ thuộc Đảng Xã hội Pháp đã cử A.C Varen nhậm chức Tồn quyền Đơng Dương để
14
Trang 16
tìm cách đàn áp phong trào yêu nước của nhân dân ba nước Đông Dương Giai cấp tư sản non yếu ở các nước thuộc địa và phụ thuộc đã tỏ ra không đủ sức đảm đương được vai trò lãnh đạo trong sứ mệnh giải phóng dân tộc của nước mình trước những thủ đoạn đàn áp và lừa bịp của chủ nghĩa để quốc, thực dân làm cho khuynh hướng cải lương, thoả hiệp ngày càng biểu hiện rõ, thậm chí một bộ phận giai cấp tư sản ở một số nước gắn bó lợi ích với chủ nghĩa đề quốc đã phản
bội, đầu hàng và phản cách mạng Cuộc phản biến của Tưởng Giới Thạch ở
Trung Quốc (tháng 4-1927), nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh hoạt động trong thời
gian này, là một ví dụ điển hình Ở trong nước, vào thời đoạn này, mặc dù cuộc
đấu tranh của nhân dân ta chống lại thực dân Pháp vẫn tiếp tục nỗ ra nhưng chưa thoát khỏi sự khủng hoảng sâu sắc về lãnh đạo và đường lôi cứu nước
2 Nội dung cơ bản của tác phẩm
Một là, “Bản án chế độ thực dân Pháp” trước hết là một bản cáo trạng Nó
tô cáo tội ác của bọn thực dân Pháp không phải chỉ ở Đông Dương, ở Việt Nam
mà ở khắp các thuộc địa: An-giê-ri, Tuy-ni-di, Tây Phi Trên thế tấn công “Bản án chế độ thực dân Pháp” lột mặt nạ chủ nghĩa đề quốc bằng những chứng cớ, tang vật không thể chối cãi được Và như các quan tòa thường xử những phạm nhân trọng tội, tác phẩm đã lôi bọn hung thủ - lũ kẻ cướp toàn cầu, ra trước vành móng ngựa, bắt chúng trả lời và diễn lại tại chỗ những tội ác mà
chúng đã phạm với loài người hàng mấy thé ky Bang lý lẽ đanh thép, tác phẩm đã bóc trần bản chất bóc lột, tàn ác, dã man, phản động của chủ nghĩa tư bản,
chủ nghĩa thực dân: |
Tác phẩm nêu rõ những tội ác khủng khiếp của chế độ thực dân ở các
nước thuộc địa biểu hiện trên tất cả các phương diện kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa nhằm bóc lột nhiều nhất, áp bức triệt để nhất và đi tới tiêu diệt người
bản xứ trên cả phương diện sinh hoc va tinh thần Đó là sự tàn bạo của những kẻ cai trị, được gọi là “những nhà khai hóa”, với những thủ đoạn bóc lột trắng trợn,
Trang 17Đó là việc vũ trang xâm lược “bình định” đất nước ta, đàn áp đẫm máu
các phong trào yêu nước của ta, để đặt và củng cố ách thống trị, bóc lột của chúng đối với nhân dân ta; |
Là bóc lột bằng “thuế máu” - đày đọa những cơn người gọi là “dân bản xứ” trên các chiến trường Châu Âu trong chiến tranh thế giới thứ nhất
Là “việc đầu độc người bản xứ” bằng thuốc phiện và rượu cồn
Là việc giáng vào người bản xứ nào sưu thuế “nặng oằn lưng”, nào công trải, nào phu phen tạp dịch
Là “chính sách ngu dân” (làm cho dân ngu để dễ trị), “một chính sách ma các nhà cầm quyền ở thuộc địa của chúng ta ưa dùng nhất”
Là những luật lệ đặt ra vô tội vạ, hết sức khắc nghiệt, cho phép các nhà
cầm quyền hễ ngứa tay thì phạt vạ, tống tù và kèm theo thảm sát đẫm máu;
Hai là, “Bản án chế độ thực dân Pháp” còn chỉ mặt, gọi tên những kẻ đại diện cho “nước mẹ” cho “tự do”, “công lý”, cho “sự nghiệp khai hóa” và “truyền bá văn minh”, đang ra tay hoành hành ở khắp các thuộc địa Tất cả bọn chúng,
toàn quyền, thống đốc, khâm sứ, công sứ cho đến bọn đội lốt tôn giáo trong các giáo hội và bọn tay sai mạt hạng của chúng, đều là lũ phản động, vô liêm sỉ,
bóc lột tàn ác
Sức tố cáo của tác phẩm càng mạnh mẽ thêm khi mô tả những nỗi khổ nhục của người dân bản xứ, nhất là “nỗi khổ nhục của người phụ nữ bản xứ”
Dưới nanh vuốt của bọn thực dân, mọi tầng lớp thuộc người bản xứ, vua quan, hào lý, tư sản, trí thức, viên chức hay người dân lao động, từ cụ già đến trẻ em,
đều bị coi là đám nô lệ thấp hèn, đều bị đối xử như xúc vật và tính mạng đều
“không đáng giá một trinh” Bị cướp đoạt, đốt phá, giết chóc, đánh đập, hãm
hiếp là chuyện thường ngày xảy ra đối với người bản xứ ở khắp các thuộc địa
Từ việc mô tả sinh động, cụ thê những cảnh ban cung, co cuc cua quan
chúng, tác phẩm tỏa ra một mối tình đồng cam cộng khổ, thương yêu dạt dào đối với quần chúng bị áp bức, những con người cùng chung số phận với dân tộc minh
Trang 18sản tiên tiến bênh vực quần chúng lao khổ bị áp bức, đó là một nội dung của chủ
nghĩa nhân đạo cộng sản cao cả; đó cũng là một biểu hiện của sự kết hợp nhuần
nhuyễn tinh thần yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản trong một con người mà cuộc đời ngay từ buổi ra đi đã gắn chặt với vận mệnh của những người vô sản và những người lao khổ ở khắp hoàn cầu
_ Gitta những năm màn đêm còn bao phủ khắp các thuộc địa, bọn thực dân Pháp cùng bè lũ cơ hội - mà đại biểu của nó là Quốc tế thứ II, dang ra sức tuyên truyền những luận điệu thực dân phản động, bênh vực chủ nghĩa đế quốc, thì “Bản án chế độ thực dân Pháp” đã giáng vào đầu bọn chúng một đòn tấn công ác liệt, luận tội bọn chúng và đứng hắn vào hàng ngũ những người vô sản tiên tiến bênh vực cho quần chúng lao khổ và các dân tộc bị áp bức Đó là một phương thức cơ bản trong sách lược tấn công của cách mạng lúc ấy và tác phẩm trở
thành tiếng nói tiêu biểu cho cái thế tắn công của thời đại
Ba là, “Bản án chế độ thực dân Pháp” còn vạch rõ kẻ thù của quần chúng lao động và các dân tộc bị áp bức Đó là chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa để quốc Hình thù của nó là con đỉa hai vòi, một vòi hút máu của giai cấp vô sản và nhân
dân lao động ở chính quốc, một vòi hút màu của giai cấp vô sản và nhân dân lao
động ở các thuộc địa Sự có mặt và sự tác oai tác quái của nó trên trái đất này là col nguồn của mọi thảm họa, mọi nỗi đau khổ đã trút lên đầu lên cổ nhân dân
các thuộc địa từ mấy thế kỷ nay Đồng thời, tác phâm đã vạch ra cái mâu thuẫn không thể điều hòa được giữa chúng - kẻ đã gây ra mọi thảm họa, với giai cấp vô sản và nhân dân vị áp bức - người đã từng chịu mọi thảm họa Và với tầm nhìn xa thấy rộng ấy (nó vốn là kết quả của một tư duy cách mạng, một thế giới
quan mới, hồn tồn thốt khỏi ảnh hưởng của các hệ tư tưởng cũ, tác phẩm đã
chỉ rõ rằng, chính quần chúng nhân dân là lực lượng cách mạng tiêu diệt chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc, và những người vô sản là lực lượng lãnh đạo cách mạng
Bốn là, từ trong đêm tối của cuộc đời lầm than đau khổ, tác phẩm đã mở
Trang 19cho quan chúng một lòng tin sắt son vào cái tương lai ấy, và chỉ rõ ràng, tương
lai ay dang duoc chuẩn bị ở Trường Đại học Phương Đông, ngay trên đất nước
Nga Xôviết Trường này “ ấp ủ đưới mái của mình tất cả tương lai của các dân
tộc thuộc địa”
Hướng tới tương lai đó, với khí thế tắn công cách mạng sôi nỗi, tác phẩm đã vạch ra đường lối chiến lược và sách lược cho quần chúng nhân dân đấu tranh quật ngã kẻ thù Tác phẩm khăng định đã là người mất nước thì ai ai cũng
bị sống kiếp nô lệ, dù là người Việt Nam, Angiêri, Đahômây, Xiri, Tây Phi
hay Xénégan Tất cả những người vô sản và nhân dân lao động kể cả ở nước Pháp, đều có chung một mối thù không đội trời chung với chủ nghĩa đề quốc
quốc tế Vi vay, tất cả hãy thực hiện lời hiệu triệu của Các Mác: “Vô sản tất cả
Ị?
các nước đoàn kết lại!” hãy đi theo con đường Cách mạng tháng Mười, đoàn kết
dau tranh chéng chu nghia dé quốc, chủ nghĩa thực dân, giành độc lập, tự do cho
Tổ quốc, cơm áo, danh dự cho con người!
Năm là, tác phẩm vạch rõ, bản chất của chủ nghĩa tư bản là con đỉa có hai
vòi Muốn diệt trừ nó, phải đồng thời chặt đứt cả hai vòi Như vậy, tác phẩm đã
đề ra nhiệm vụ cách mạng vô sản ở chính quốc và nhiệm vụ cách mạng giải
phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ đó cũng như mối quan hệ giữa cách mạng vô sản ở phương Tây và cách mạng giải phóng dân tộc ở phương Đông
Cũng trên tinh thần ấy, tác phẩm đã khẳng định rõ nhiệm vụ của giai cấp vô sản ở chính quốc là vừa phải giác ngộ, tổ chức quần chúng ở chính quốc làm cách mạng, đồng thời “không được quên răng bổn phận của mình” là phải đoàn kết chặt chẽ, ủng hộ giai cấp vô sản và nhân dân các thuộc địa, không phải chỉ
bằng lời nói mà bằng hành động thực tiễn cách mạng, cùng nhau tiêu diệt kẻ thù
Trang 20chiến tuyến, tác phẩm đã biểu đương sức mạnh của những đợt sóng đấu tranh mang ý nghĩa thời đại đang dâng lên mạnh mẽ trên các thuộc địa như Đahômây,
Xiri, V.v , ca ngoi các cuộc đấu tranh của công nhân Việt Nam và coi đó là “dâu hiệu của thời đại”
3 Những vấn đề lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học chủ yếu trong tác phẩm
3.1 VỀ chủ nghĩa để quốc
Tội ác đầu tiên là bưng bít tội ác để lừa bịp nhân dân chính quốc và nhân
dân thuộc địa Với chiêu bài “khai hoá văn minh”, đề cao châm ngôn tự do, bình
đẳng, bác ái ca ngợi cuộc sống ở thuộc địa Tại Pháp chúng trưng bày các hiện
vật nhờ “khai hoá” thuộc địa tạo ra Nguy hiểm hơn, chúng còn đề cao các lý
thuyết phản động để mê hoặc nhân dân chính quốc bằng chủ nghĩa Sô vanh, chủ nghĩa chủng tộc Chúng tuyên bố răng người da vàng và da đen đều là chủng tộc hạ đẳng, man rợ, là súc vật biết nói nên sẵn sàng làm nô lệ cho người da trắng thuộc chủng tộc thượng đẳng Những thủ đoạn đó nhằm làm cho giai cấp công
nhân và nhân dân lao động chính quốc nhận thức trái ngược với thực tế ở thuộc địa, nhân dân thuộc địa cũng bị lung lạc, hiểu không đầy đủ tội ác của bọn thực dân, hoặc cam phận làm nô lệ Điều đó dễ dẫn tới tán thành chính sách “nhân đạo” của chúng Nguy hiểm hơn là chia rẽ nhân dân thuộc địa và chính quốc,
thậm chí gây tâm lý định kiến và hẳn thù dân tộc
“Bản án chế độ thực dân Pháp” đã lột trần bộ mặt thực dân: “Khi người ta
có màu da trắng thì nghiễm nhiên người ta là một nhà khai hoá Mà khi người ta _đã là một nhà khai hoá thì người ta có thể làm những việc dã man mà vẫn là
””, Tác giả kịp phơi bày lối giả dối của thực dân Pháp: người văn minh nhất
“Trong lúc ở Mác-xây, người ta trưng bày sự phổn vinh giả tạo của xứ Đông Dương, thì ở Trung Kỳ dân đang chết đói ở đây người ta ca ngợi lòng trung thành, thì ở bên kia, người ta đang giết người” và tác giả nêu một hình ảnh xác đáng thể hiện bản chất của chủ nghĩa thực dân: “Để che đậy sự xấu xa của chế
Trang 21huy chương mục nát của nó bằng những châm ngôn lý tưởng: Bác ái, Bình dang ”?
Tội ác của chế độ thuộc địa là “hạ con người xuống hàng súc vật” Suốt 12 chương của tác phẩm đều trình bày la liệt, bề bộn các loại tội ác, người đọc
không thể nhớ hết, chỉ cảm thấy ghê tởm Tuy vậy, tác giả vẫn cho rằng tất cả những điều mà người ta có thể nói ra vẫn còn ở dưới mức sự thật Điều quan trọng là tác phẩm đã giúp chúng ta hình dung được các loại tội ác, những thủ phạm cần lên án và đánh đỗ
Nạn nhân của chế độ bóc lột giết người này là các dân tộc thuộc địa Dù
mau da nao, chung tộc nào cũng déu roi vao tham canh nghéo doi, lac hau va
mắt hết quyền làm người sơ đẳng Tác giả mô tả tỉ mỉ đời sống cơ cực của công nhân lao khổ, của nông dân tay trắng, của trí thức không có quyền hành nghề nêu không nhập quốc tịch Pháp Công chức, binh lính, tư sản cũng bị ngược đãi và chèn ép Các hạng người: trẻ, già, trai, gái đều bị hành hạ, trong đó phụ nữ và
trẻ em được tác giả quan tâm đặc biệt Mặt khác, tác giả còn chỉ rõ nhân dân lao động ở chính quốc cũng là nạn nhân của bọn thực dân Chúng bắt họ đóng thuế
và đưa con em họ đi xâm lược đàn áp nhân dân thuộc địa và tiến hành chiến
tranh với đề quốc khác để tranh giành thuộc địa Nếu họ nỗi dậy chống bọn tư
bản trong nước thì chúng dùng những người anh em ở thuộc địa đến đàn áp Gây thù han, chia rẽ nhân dân lao động chính quốc và thuộc địa là chính sách cơ bản
cua bọn thực dân
Những sự kiện tác giả trình bày suốt 12 chương đều có bằng chứng vững
chắc từ sách, báo, nhật ký, thư từ đã công bố Những sự thật cụ thẻ, trần trụi
từng chỉ tiết đã làm cho những người hồi nghỉ nhất cũng khơng khỏi nguyền
rủa bọn thực dân để đồng tình với thái độ tác giả là “lên án bọn cá mập thực dân
đang không ngừng đầu độc cả một dân tộc để vơ vét cho đầy túi” Tác giả muốn
chỉ rõ rằng chủ nghĩa thực dân không chỉ là kẻ thù của nhân dân thuộc địa mà
Trang 22việc xây dựng khối liên minh chiến đấu giữa nhân dân lao động chính quốc và dân tộc thuộc địa
Mặc dù chỉ mặt, vạch tên từng nhân vật cai trị, nhưng không phải vì hẳn
thù cá nhân mà để khái quát bản chất thối nát của một chế độ xã hội Chỉ tố cáo tội ác của thực dân Pháp nhưng là tiêu biểu tất cả chủ nghĩa thực dân Cái riêng, cái cá biệt đó phản ánh cái chung, cái phổ biến Từ đó người đọc dễ thừa nhận
chế độ thực dân là chế độ “vi phạm quyền làm người một cách dã man, độc ác
trắng trợn”, “đã hạ con người xuống hàng con vật và làm ô nhục cho cái thế giới
gọi là văn minh”, là chế độ “ăn cướp”, “hiếp dâm và giết người” Một hình ảnh
rất xác đáng: “Người ta có thể hình dung Đông Dương như một con nai béo mập, bị trói chặt và đang hấp hối dưới những cái mỏ quặp của một bay diéu hau rỉa rói mai khéng thay no”
Vì vậy, việc xoá bỏ chế độ thuộc địa là lẽ phải và nhân đạo Sự bùng nổ
của phong trào quần chúng là tất yếu vì bọn thực dân là kẻ thù không đội trời chung
3.2 Về mối quan hệ giữa cách mạng vô sản ở chính quốc và cách mang
giải phóng dân tộc ở thuộc địa
Hồ Chí Minh nói về mối quan hệ giữa cách mạng vô sản ở chính quốc và cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa: “ Chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có
một cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một cái vòi khác bám vào
giai cấp vô sản ở thuộc địa Nếu muốn giết con vật ấy, người ta phải đồng thời
cắt cả hai vòi Nếu người ta chỉ cắt một vòi thôi, thì cái vòi còn lại kia vẫn tiếp
tục hút máu của giai cấp vô sản, con vật vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt lại sẽ mọc ra” Do đó, cách mạng vô sản ở chính quốc và cách mạng giải phóng
dân tộc ở thuộc địa có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, như hai cánh của một con '
chim, chỉ có phối hợp một cách nhịp nhàng thì con chỉm mới có thể bay được
Các nước thuộc địa và nửa thuộc địa có diện tích rộng hơn 15 triệu km”
với dân số 1.200 triệu người, đáng nhẽ với dân số như vậy họ phải có sức mạnh,
nhưng họ không có được vì họ chưa hiệu được giá trị của sự đoàn kết dân tộc va
Trang 23doan két quốc tế Họ chưa có những mối liên hệ giữa các lục địa như các dân tộc
châu Âu và châu Mỹ Đại học Phương Đông đã có những việc làm thiết thực để
gắn bó hai cuộc cách mạng lại với nhau, bằng việc giúp đỡ, đào tạo những người
con ưu tú của các nước thuộc địa Việc làm của đại học Phương Đông là:
“a) Giáo dục cho các chiến sĩ tương lai ấy năm được nguyên lý đấu tranh giai cấp là nguyên lý mà một mặt, những cuộc đấu tranh chủng tộc, mặt khác, những tập tục gia trưởng đã làm cho mơ hồ, lẫn lộn trong đầu óc họ
-b) Làm cho đội tiên phong của lao động thuộc địa tiếp xúc mật thiết với giai cấp vô sản phương Tây để dọn đường cho một sự hợp tác thật sự sau này; chỉ có sự hợp tác này mới bảo đảm cho giai cấp công nhân quốc tế giành được thắng lợi cuối cùng
c) Làm cho các dân tộc thuộc địa, từ trước đến nay vẫn cách biệt nhau,
hiểu biết nhau hơn và đoàn kết lại để đặt cơ sở cho một Liên minh phương Đông tương lai, khối liên minh này sẽ là một trong nhưng cái cánh của cách mạng vô sản
đ) Nêu lên cho giai cấp vô sản ở những nước mà giai cấp tư sản có thuộc địa, một tắm gương về những điều họ có thể làm và phải làm cho những người
anh em của họ đang bị nỗ dịch””,
Quốc tế Cộng sản đấu tranh chống lại bọn tư sản cá mập ở tất cả các nước
trên thế giới, thái độ của họ là công khai ủng hộ và giúp đỡ đối với phong trào
giải phóng dân tộc, mặc dù cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đó có thể do giai
cấp tư sản trẻ tuổi ở thuộc địa đề ra như ở Ân Độ, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ |
Chủ nghĩa đế quốc không chỉ bóc lột giai cấp vô sản ở chính quốc mà nó còn đặt nền móng thống trị trên hàng triệu người lao động ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa Bởi vậy, muốn cho chủ nghĩa để quốc tan rã hoàn toàn và vĩnh viễn khi nào phá bỏ được nền móng của lâu đài dé quốc chủ nghĩa: “Chủ nghĩa
dé quéc hiện đại đặt nền móng trên sự bóc lột hàng triệu người lao động ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa Bởi thế, nó chỉ tan rã hoàn toàn và vĩnh viễn
khi nào chúng ta phá bỏ được nên móng đó của lâu đài đề quôc chủ nghĩa”
Trang 243.3 Về chú nghĩa quốc tế vô sản
Hồ Chí Minh nhắn mạnh rằng công cuộc giải phóng ở các nước thuộc địa
trước hết là do sự nỗ lực từ chính bản thân họ, rồi sau đó mới là sự giúp đỡ từ
bên ngoài: “Anh em phải làm thế nào để được giải phóng?
Vận dụng công thức của Các Mác, chúng tôi xin nói với anh em rằng, công cuộc giải phóng anh em chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản thân anh em”
Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân ở các nước thuộc địa cần sự giúp đỡ của giai cấp vô sản ở chính quốc vì họ có chung kẻ thù và có chung sứ mệnh
lịch sử Tuy nhiên thực tế lúc bấy giờ sự liên kết giữa họ rất hạn chế, Hồ Chí - Minh đã nhắn mạnh: “Chứng ta hãy ghi lấy dấu hiệu đó của thời đại và chúng ta
đừng quên rằng bốn phận của chúng ta - những người lao động ở chính quốc -
không phải chỉ tỏ tình đoàn kết với những anh em cùng giai cấp ở đáy bằng lời
` a
nói, mà còn phải giác ngộ họ, giáo dục họ về ý thức tô chức và về phương pháp tổ chức” -
Các Cơng đồn ở các nước thuộc địa lúc bấy giờ mới đang trong quá trình hình thành, hơn nữa vẫn còn có sự nghi ky của những người lao động thuộc địa
đối với những đại diện của công nhân ở nước thống trị họ Do đó, cần phải làm
rõ tình hữu ái giữa những người này Cần thiết phải thiết lập được mối liên hệ
hữu cơ.giữa cơng đồn thuộc địa và cơng đồn chính quốc: “Không được quên những người lao động thuộc địa, phải giúp đỡ các tổ chức của họ, đấu tranh bên bỉ chống những chính phủ của chính quốc đang áp bức các thuộc địa, đó là mỘt trong những nhiệm vụ cấp thiết nhất của tất cả các công đoàn cách mạng,
nhất là ở các nước có giai cấp tư sản đi nô địch và bóc lột các nước thuộc địa và nứa thuộc địa”
Giai cấp tư sản tìm mọi cách để phá vỡ sự liên kết giữa công nhân ở chính quốc và công nhân ở các nước thuộc địa Hồ Chí Minh đã chỉ rõ giai cấp tư sản dùng công nhân ở chính quốc dé đi xâm lược thuộc địa, và dùng người lao động ở thuộc địa đề chong lại giai câp công nhân ở chính quôc: “Hỡi các bạn bi áp
Trang 25bức ở chính quốc! Giai cấp tư sản trong nước các bạn đã lừa dối các bạn, dùng các bạn làm công cụ đi xâm lược đất nước chúng tôi Ngày nay, vẫn dùng cái chính sách quỷ quyệt ấy giai cấp tư sản nước các bạn lại định dùng chúng tôi dé đàn áp mọi cô gắng tự giải phóng của các bạn”,
-_ Chính vì vậy Hồ Chí Minh nhắc lại lời kêu gọi của Mác viết trong Tuyên ngôn của Dang Cộng sản : “Đứng trước chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa để quốc, quyền lợi của chúng ta là thống nhất, các bạn hãy nhớ lời kêu gọi của Các Mác:
"Vô sản tát cả các nước, đoàn kết lại
4 Ý nghĩa của các tác phẩm 4.1 Ý nghĩa lý luận
“Bán án chế độ thực dân Pháp” ra đời là một cái mốc quan trọng đánh dấu
sự trưởng thành trong ý thức cách mạng của nhân dân Việt Nam Nó đáp ứng
những đòi hỏi bức thiết của cách mạng Việt Nam về một đường lỗi sáng suốt và
đúng đắn, để thoát ra khỏi tình trạng mơ hồ về phương hướng và mục tiêu cách mạng
Tác phẩm "Bản án chế độ thực dân Pháp" là sản phẩm tổng hoà của tất cả
các tri thức: chính trị, triết học, xã hội, lịch sử, văn học và kho tàng kinh nghiệm
thực tiễn được tiếp thu, bồi bổ, phát triển trong quá trình đấu tranh đầy sóng của Người”, cố Giáo sư - Viện sĩ Nguyễn Khánh Toàn viết
“Bản án chế độ thực dân Pháp” là một đóng góp sáng tạo có ý nghĩa lịch sử lớn lao vào việc truyền bá chủ nghĩa Mác — Lênin vào Việt Nam Với tác phẩm này, ánh sáng của chân lý cách mạng của thời đại đã soi rọi vào tâm trí nhân dân về con đường cách mạng duy nhất đúng đắn, con đường của chủ nghĩa Mác ~ Lênin, làm cho mọi người thấy rằng chủ nghĩa Mác — Lênin là cái mình đang mong đợi, khát khao
Nhằm vào việc giải quyết vấn đề cơ bản của thời đại “Bản án chế độ thực dân Pháp” đã vạch rõ bạn thù, vạch rõ mục tiêu cách mạng và bước đầu vạch ra chiên lược, sách lược của cách mạng cho nhân dân ta và các dân tộc bị áp bức
!9 Sđđ, tập 2, trang 139
Trang 26Đồng thời, tác phẩm cũng đã gợi ra phương hướng vận dụng những chân lý phổ
biến vào điều kiện cụ thể của mỗi nước
Như vậy, trên bình diện chính trị, “Bản án chế độ thực dân Pháp” là sự chuẩn bị về tư tưởng, nhận thức cho các dân tộc bi áp bức đi vào cuộc đấu tranh
dành độc lập, tự do, giành quyền thống trị xã hội vào tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động Đó là vấn đề có ý nghĩa chiến lược quan trọng của cách mạng
Ra đời trong bối cảnh lịch sử cụ thể của thế giới Và của đất nước vào
những năm hai mươi của thế kỷ XX, “Bản án chế độ thực dân Pháp” có một giá
trị lịch sử to lớn Nó lý giải một cách khoa học theo quan điểm Mác -Lênin
những vấn đề cơ bản mà lịch sử loài người đang đặt ra và đòi hỏi phải giải quyết Nó đề cập những vấn đề có quan hệ đến vận mệnh lịch sử thế giới, đến con đường phát triển tất yêu của lịch sử loài người trong thời đại hiện nay
Riêng ở Việt Nam, cùng với việc chuẩn bị một đội ngũ tiên phong lãnh
đạo cách mạng để giải đáp những đòi hỏi của lịch sử, “Bản án chế độ thực dân Pháp” đã góp phần quan trọng thúc đây lịch sử Việt Nam tiến tới, thức tỉnh và
thôi thúc dân tộc ta cùng hòa nhịp với các dân tộc bị áp bức trên thế giới bước nhanh vào kỷ nguyên mới của loài người: Kỷ nguyên của độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội
Qua nội dung phong phú, sâu sắc của tác phẩm “Bản án chế độ thực dân
Pháp”, chúng ta có thể nói một cách khái quát rằng: Tác phẩm là sản phẩm của
sự kết hợp biện chứng, sinh động, tài tình những nguyên lý phố biến của học thuyết Mác -Lênin về chủ nghĩa đế quốc, về vấn đề dân tộc và thuộc địa với thực tiễn của phong trào công nhân, phong trào giải phóng dân tộc dưới ánh sáng của Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại Về mặt lý luận, phương pháp luận,
và về giá trị thực tiễn, tác phẩm đã vượt ra ngồi khn khổ của cái tiêu đề “Bản
án chế dộ thực dân Pháp”
4.2 Ý nghĩa thực tiễn
Trang 27Tác phẩm đề cập đến những vẫn đề lớn của thời đại, nhưng lại không phân tích dài đòng, khô khan, mà đi từ việc diễn tả những hiện tượng hàng ngày xảy ra trong những hoàn cảnh cụ thể, dẫn đến những kết luận sắc, gọn, súc tích
Trên cơ sở diễn tả những sự việc cụ thể đó, rọi vào nó ánh sáng của tư
tưởng mới tác phẩm làm cho tư duy của người đọc mở mang, dẫn đến những suy
nghĩ rộng và xa hơn, rồi lại trở về vẫn đề trọng tâm với một nhận thức sâu sắc,
sáng rõ hơn
Từ những việc riêng lẻ dưới những đầu đề khác nhau được đặt trong một
kết cầu lô gích, tác phẩm hình thành một chỉnh thể, một bức tranh toàn diện: Về
cái địa ngục trần gian của kiếp người nô lệ; về cái thiên đường của bọn giàu
sang; hạy về những bộ mặt tàn ác, bỉ ôi của quân thù
Hình thức biểu hiện của tác phẩm, về mọi mặt, từ cách diễn tả, cách sử
dụng ngôn ngữ, cách chọn lọc những chỉ tiết, những hiện tượng, những hình
ảnh, cách sử dụng các yếu tố của nghệ thuật châm biếm, đến cách bố cục từng
chương, mục và toàn tác phẩm, đều có những nét rất độc đáo Trong các biện
Trang 28DUONG KACH MENH
(Hà Chí Minh toàn tập,NXB Chính trị quốc gia — Sự thật,
HN, 2011, tập 2, trang 277-320) 1 Hoàn cảnh ra đời
Tác phẩm Đường Kách mệnh, được tập hợp và xuất bản từ những bài
giảng của Nguyễn Ái Quốc cho các khóa huấn luyện học viên của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên Đường Kách mệnh đã trình bày những quan điểm cơ
bản nhất về đường lối, phương pháp cách mạng Việt Nam trong thời đại mới
Tác phẩm in lần đầu tiên tại Quảng Châu (Trung Quốc), năm 1927
1.1 Hoàn cảnh thế giới
Chủ nghĩa Mác-Lênin là sự tiếp nối và phát triển những tư tưởng giải
phóng con người của nhân loại Nó đã trở thành vũ khí tư tưởng của giai cấp vô sản đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản và xây dựng xã hội mới — xã hội chủ nghĩa và chủ nghĩa cộng sản Được học thuyết khoa học và cách mạng soi đường, phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản các nước trên thế giới đã phát triển mạnh mẽ, dẫn đến sự ra đời của các đảng cộng sản như: Đảng xã hội dân chủ Nga (1903), Đảng cộng sản Pháp (1920), Đảng cộng sản Trung Quốc (1921)
Năm 1917, Đảng cộng sản Bônsêvích Nga đã lãnh đạo cuộc cách mạng
tháng Mười Nga thành công Cách mạng tháng Mười Nga là bằng chứng khẳng định giá trị thực tiễn của chủ nghĩa Mác- Lênin, đồng thời cũng báo hiệu thời kỳ
đấu tranh giành thắng lợi của giai cấp vô sản thế giới bắt đầu
Trang 29Như vậy là, cả tình hình cách mạng ở trong nước, ca bối cảnh quốc tế đều tạo ra điều kiện và yêu cầu mới đối với việc tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin đối với phong trào yêu nước Việt Nam nói chung và đối với thanh niên yêu nước Việt Nam nói riêng Đó cũng bước chuẩn bị về tư tưởng chính trị
và cả về tô chức cho việc thành lập Đảng cộng sản ở Việt Nam sau đó
1.2 Hoàn cảnh trong nước
Tác phẩm “Đường Kách mệnh” ra đời trong bối cảnh diễn ra cuộc khai
thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt nam Sự thống trị và bóc lột
tàn bạo đã làm cho sự phân hoá xã hội Việt nam ngày càng sâu sắc và mâu thuẫn chủ yếu giữa dân tộc Việt nam và thực dân Pháp ngày càng gay gắt Điều đó tất yếu dẫn đến sự bùng nỗ những cuộc đấu tranh chống lại sự thống trị của thực dân Pháp ngày càng nhiều và sôi nỗi khắp Bắc - Trung — Nam
Cuộc đấu tranh chống Pháp của nhân dân Việt Nam lúc bấy giờ vẫn sục sôi, nhưng chưa ra khỏi cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước và
lãnh đạo Các cuộc vận động cứu nước do Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh khởi
xướng suy yếu dần Chủ nghĩa cải lương “dé hué”, do bọn thực dân nuôi dưỡng,
đang ra sức làm tê liệt tinh thần yêu nước của nhân dân ta |
Sự ra đời của Hội Việt Nam Thanh niên cách mạng do Chủ tịch Hồ Chí
Minh thành lập (6-1925), làm cho phong trào đấu tranh của nhân dân ta mang thêm sắc thái mới - sắc thái của giai cấp vô sản Do đó, cùng với cuộc vận động yêu nước, đòi tự do dân chủ, phong trào đấu tranh của công nhân đã có bước
phát triển mới, làm cơ sở cho các tô chức và phong trào chính trị cao hơn về sau
Cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son (sửa chữa và đóng tàu thuỷ của hải quân Pháp) ở cảng Sài Gòn (8-1925) đánh dâu một bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam Tình hình đó đòi hỏi phải nâng cao trình độ lý luận
cách mạng và năng lực vận dụng lý luận cho thế hệ thanh niên yêu nước mà
nòng cốt lúc đó là Hội Việt Nam thanh niên cách mạng Trước yêu cầu đó, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã tổ chức và trực tiếp giảng dậy các lớp học của Hội Việt
Nam thanh niên cách mạng Nội dung các bài giảng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là cơ sở cho sự ra đời tác phẩm “Đường Kách mệnh” sau đó (năm 1927)
28
Trang 301.3 Hoạt động của chủ tịch Nguyễn Ái Quốc trong thời kỳ này
Sinh ra và lớn lên khi đất nước chìm đắm trong đêm dài nô lệ, yêu nước và thương dân, khâm phục ý chí không cam tâm làm nô lệ của đồng bào và tắm _ pương cứu nước của các vị tiền bối cách mạng, song không đồng ý với con
đường của họ, Nguyễn Tất Thành (tên gọi của Hồ Chí Minh khi đó) đã ra nước
ngoài, "tìm đường đi cho dân tộc”
Sau gần 10 năm bôn ba ở nước ngoài đã đưa Hồ Chí Minh từ một người yêu nước trở thành một người cộng sản Việc tìm thấy con đường cứu nước trong cuốn “Bản sơ thảo lần thứ nhất luận cương về vấn đê dân tộc và vấn để
thuộc địa” của Lênin đã đánh dấu bước tiến nhảy vọt và đứt khoát trong nhận
thức tư tưởng của Người Người quyết định chọn chủ nghĩa Mác — Lênin làm hệ tư tưởng cứu nước Đến với chủ nghĩa Mác — Lénin, đến với con đường cứu nước theo quỹ đạo cách mạng vô sản, với khát khao cháy bỏng : độc lập cho tổ
quốc, tự do cho đồng bào, Hồ Chí Minh đã xác định lộ trình và quyết định trở về
Quảng Châu — Trung Quốc (11-11-1924), xúc tiến công cuộc giải phóng dân
tộc
Tác phẩm “Đường Kách mệnh” được chuẩn bị vào những năm 1925-1926
và được xuất bản vào năm 1927 Đây là thời kỳ hoạt động đầy sôi nổi và hiệu
quả của Chủ tịch Hồ Chí Minh.Tại đây, Người đã thành lập Hội Việt Nam cách
mạng thanh niên, mở lớp huấn luyện chính trị, ra báo thanh niên, bí mật truyền
giảng cho đội ngủ cán bộ cốt cán đầu tiên của Việt Nam những nội dung cơ bản
của chủ nghĩa Mác — Lênin, chuẩn bị cho sự ra đời một chính đảng vô sản kiểu
mới ở Việt Nam Những bài giảng của người tại lớp huấn luyện chính trị này đã được bộ tuyên truyền của hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á — Đông tập hợp
lại và xuất bản thành sách “Đường Kách mệnh” dé làm tài liệu học tập trong nội
bộ hội Việt Nam (năm 1927) Về sau, “Đường Kách mệnh” trở thành cuốn sách
gối đầu giường của những người trong Đảng 2 Nội dung cơ bản của tác phẩm
Tinh thần, tư tưởng cơ bản của toàn bộ tác phẩm là: giải phóng dân tộc,
Trang 31kiến để di lên chủ nghĩa xã hội là con đường cách mệnh Việt Nam - con đường
kách mệnh như cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga vĩ đại
“Đường Kách mệnh” là một sự kết tỉnh của quá trình học tập và nghiên
cứu chủ nghĩa Mác — Lênin của Người Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vượt lên bắt
kịp những tư tưởng lớn của thời đại, nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác —
Lênin và trình bày lý giải những tư tưởng ấy một cách thật giản dị dễ hiểu, ngắn
gọn trong một cuốn sách nhỏ với các nội dung chủ yếu sau: 1 Phần đâu tiên
Ngay ở phần đầu của tác phẩm (có thể xem đây là phần mở đầu), trước khi đi vào nội dung của Đường Kách mệnh, Người đã đề cập 3 vấn đề quan
trọng ` |
Một là, Người khẳng định tầm quan trọng của lý luận cách mạng bằng
việc trích dẫn câu nói của V.I Lê-nin rằng, Không có lý luận cách mệnh, thì
không có cách mệnh vận động Chỉ có theo lý luận cách mệnh tiền phong, đảng
cách mệnh mới làm nỗi trách nhiệm cách mệnh tiền phong
Hai là, Người nêu ra 23 điều răn đối với tư cách của người cách mệnh Ba là, Người nói rõ, lý do viết sách này và mục đích của sách này Người nhắn mạnh răng, mục đích sách này là để nói cho đồng bào ta biết rõ: (1) Vì sao chúng ta muốn sống thì phải cách mệnh (2) Vì sao cách mệnh là việc chung cả dân chúng chứ không phải việc một hai người
(3) Dem lịch sử cách mệnh các nước làm gương cho chúng ta sol (4) Đem phong trào thế giới nói cho đồng bào ta rõ (5) Ai là bạn ta? Ai là thù ta?
(6) Cách mệnh thì phải làm thế nào? Người đã trả lời rất rõ ba câu hỏi lớn là :
Viết cho ai? Viết như thế nào? Và viết để làm gì? Người viết, sách này chỉ ước ao sao đồng bào xem rồi thì nghĩ lại, nghĩ rồi thì tỉnh dậy, tỉnh rồi thì đứng lên,
đoàn kết mà làm cách mệnh.” Sau khi đã xác định viết để làm gì, viết cho ai thì
cách viết như thế nào cũng được Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập rõ ràng, “sách
này muốn nói cho vắn tắt, dễ hiểu dễ nhớ nói việc gì thì nói rất giản tiện, chắc
chăn như 2 lần 2 là 4, không tơ vẽ trang hồng gì cả hơn hai triệu đồng bào
30
Trang 32
hấp hối trong vòng tử địa, phải kêu to làm chóng để cứu lấy giống nòi thì giờ đâu rảnh mà vẽ vời trao chuốt
2 Phan “CACH MENH”
- Cách mệnh là phá cái cũ đối ra cái mới, phá cái xấu đôi ra cái tốt
- Dân chúng cách mệnh thì có 3 thứ: A- Tư bản cách mệnh; B- Dân tộc
cách mệnh; C- Giai cấp cách mệnh |
- Cách mệnh chia ra hai thứ: dân tộc cách mệnh, thế giới cách mệnh Hai thứ cách mệnh đó tuy có khác nhau có quan hệ với nhau
- Khi trước tư bản bị phong kiến áp bức cho nên nó cách mệnh Bây giờ tư bản lại đi áp bức công nông, cho nên công nông là người chủ cách mệnh
- Nhưng muốn làm cách mệnh thì phải giảng giải lý luận và chủ nghĩa
Mác- lê-nin cho dân hiểu; phải phân tích phong trào thế giới; phải bày sách lược
cho dân
- Phải tập trung sức cách mệnh, muốn tập trung phải có đảng cách mệnh
3 Phan “LICH SU CACH MENH MY”
- Thế kỷ thứ 14 về trước, chưa ai biết Mỹ ở đâu Từ lúc Columbus tìm ra
châu Mỹ, thì người các nước bên Âu tràn qua đấy làm ăn Người Âu qua Mỹ thì nước nào cũng có, nhưng đông nhất là người Anh (3.000.000 người) Vì vậy, Anh giành Mỹ làm thuộc địa Đến ngày 4 tháng 7 năm 1776 thì cách mệnh Mỹ
thắng lợi và Mỹ tuyên bố độc lập
- ‘My tuy rằng cách mệnh thành công đã hơn 150 năm nay, nhưng công
nông vẫn cứ cực khổ, vẫn cứ lo tính cách mệnh lần thứ hai
- Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta đã hy sinh làm cách mệnh, thì nên làm cho đến nơi, nghĩa là làm sao cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thé
dân chúng mới được hạnh phúc _
4 Phần “CÁCH MỆNH PHÁP”
- Vì tự bản mới bị tụi phong kiến ngăn trở, dân thì bị vua, quý tộc và cố đạo áp bức Vậy nên tư bản mới liên hiệp với học trò, dân cày và người thợ để
Trang 33khám lớn (Baxti) Ngày 5 tháng 10 năm ấy, thợ thuyền đàn bà con gái Pari kéo nhau đến Vécxây bắt vua về khai hội, và ký tờ tuyên ngôn: Là bỏ chế độ phong kiến, giải phóng nông nô; Là đem của các nhà thờ đạo làm của Nhà nước; Là
cho dân tự do làm báo, tô chức, vân vân; Là lập hiến pháp, nghĩa là vua không
được chuyên quyền;
— - Cách mệnh Pháp đã 4 lần rồi, mà nay công nông Pháp hang con phai mưu cách mệnh lần nữa mới hòng thoát khỏi vòng áp bức
- Cách mệnh Pháp làm gương cho Việt Nam nhiều điều:
1 Dân chúng công nông là gốc cách mệnh, tư bản là hoạt đầu, khi nó
không lợi dụng được dân chúng nữa, thì nó phản cách mệnh
| 2 Cach ménh thi phải có tô chức rất vững bền mới thành công 3 Đàn bà trẻ con cũng giúp làm việc cách mệnh được nhiều
4 Dân khí mạnh thì quân lính nào, súng ống nào cũng không chống lại 5 Cách mệnh Pháp hy sinh rất nhiều người mà không sợ; ta muốn làm cách mệnh thì cũng không nên sợ phải hy sinh
5 Phan “LICH SU CACH MENH NGA”
- Ở nước Nga, chừng nửa thế kỷ thứ 19, tư bản mới hơi phát đạt, nó vừa mở lò máy, nó cần người làm công, nó mới vận động bỏ chế độ nông nô để cho dân cày tới làm với nó, đến năm 1861, chế độ nông nô mới bỏ |
- Từ đấy mới sinh hiềm khích to giữa tư bản mới và địa chủ, mà phong
triều cách mệnh công nông cũng từ đấy mọc ra
_ - Cách mệnh 1905 thất bại, thợ thuyền và Đảng không ngã lòng Cách mệnh 1905 thất bại làm gương cho cách mệnh 1917 thành công
- Khi Cách mệnh tháng Hai 1917 nỗ ra, đuổi được vua, Đảng Cộng sản vẫn đứng đầu dân chúng Nhưng lúc ấy đảng viên hãng còn ít, và hoàn cảnh chưa đến, nên chưa giựt được chính quyền nên chính phủ rơi vào tay bọn hoạt đầu (tư sản và phản cách mạng)
- Ngày mồng 7 Đảng Cộng sản hạ lịnh cách mệnh, thì thợ thuyền ào đến
vây Chính phủ, dân cày ào đến đuổi địa chủ Chính phủ phái lính ra đẹp, thì lính ùa theo thợ thuyền mà trở lại đánh Chính phủ Từ bữa ấy, Chính phủ hoạt đầu bỏ
32
Trang 34chay, Dang Cong san cam quyén, tổ chức ra Chính phủ công, nông, binh, phát
đất ruộng cho dân cày, giao công xưởng cho thợ thuyền, không bắt dân đi chết
cho tu ban va dé quéc chủ nghĩa nữa, ra sức tô chức kinh tế mới, để thực hành
chủ nghĩa thế giới đại đồng
- Cách mệnh Nga dạy cho chúng ta rằng muốn cách mệnh thành công thì phải dân chúng (công nông) làm gốc, phải có đảng vững bền, phải bền gan, phải
hy sinh, phải thống nhất Nói tóm lại là phải theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và
Lênin
6 Phan “QUOC TE”
- Quéc té nghĩa là người trong thế giới, bất kỳ nước nào, dân tộc nảo, có một mục đích như nhau, hợp sức nhau để làm cho đến mục đích ấy
- Năm 1864, (ngày 28 tháng 2) lập thành Đệ nhất quốc tế nhưng vì không
thống nhất cho nên chỉ tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản mà chưa làm được việc
gì lớn Sau lúc Pari Công xã thất bại, nhiều hội viên bị chết, bị bắt, nên hội tiêu điều dần, đến 1874 thì giải tán
- Năm 1889, đại biểu các công đảng hội nhau tai Pari, lập nên Đệ nhị quốc
tế dé tô chức phong trào đấu tranh của công nhân quốc tế Nhưng đến 1914 các
nước đánh nhau, thì phần nhiều hội viên Đệ nhị quốc tế đều giúp cho để quốc
chủ nghĩa, công đảng nước nào cũng khuyên dân đi đánh
- Vì bọn hoạt đầu trong Đệ nhị quốc tế đã phản mục đích hội mà hoá ra
chó săn cho tư bản và để quốc chủ nghĩa, hoá ra phản cách mệnh; những người chân chính cách mệnh như ông Lênin, ông Các Lípnếch, Rôda Luyxămbua, vân v., cho Quốc tế ấy như chết rồi, phải lập ra Quốc tế khác Năm 1917, Nga cách mệnh cộng sản thành công
- Năm 1919, Đệ tam quốc tế thành lập tại kinh đô Nga là Mosku (ngày 6 tháng 3) Khi khai hội lần đầu, có đại biểu đảng cộng sản trong 24 nước dự hội
- Đệ nhị quốc tế trước văn là cách mệnh, nhưng vì kỷ luật không nghiêm,
tô chức không khéo, đê tụi hoạt đầu xen vào nhiêu quá; sau hoá ra phản cách
Trang 35- Đệ tam quốc tế giúp đỡ, đoàn kết, quan tâm đối với cách mệnh của các dân tộc thuộc địa nói chung và An Nam nói riêng vì vậy phải nhờ Đệ tam quốc tế và đi theo con đường của Quốc tế II
7 Phan “PHU NU QUOC TE”
- Xem trong lịch sử cách mệnh chăng có lần nào là không có đàn bà con gái tham gia
- Năm 1910, bà Clara Détkin (cộng sản Đức) đề nghị trong Đại hội Đệ nhị
quốc tế rằng: Mỗi năm đến ngày § tháng 3 thì làm một ngày phụ nữ vận động gọi là "Ngày đàn bà con gái”
- Mông 8 thang 3 nam 1920, Dé tam quốc tế phái bà DétkIn tổ chức Phụ
nữ quốc tế |
- Mỗi đảng cộng sản phải có một bộ phụ nữ, trực tiếp thuộc về Phụ nữ quốc tế
- An Nam cách mệnh cũng phải có nữ giới tham gia mới thành công, mà nữ giới An Nam muốn cách mệnh thì phải theo Phụ nữ quốc tế chỉ bảo
8 Phan “CONG NHAN QUOC TE”
- Lịch sử công nhân vận động chia làm 3 thời kỳ: a) trước Âu chiến, b) đương lúc Âu chiến, c) khi Âu chiến rồi
- Tư bản các nước thấy thợ thuyền thịnh thì sợ, và kiếm cách làm cho êm
dịu xuống Năm 1919 có khai đại hội bên kinh đô Mỹ, để giải quyết việc thợ thuyền trong thế giới Trong hội ấy có đại biểu các chính phủ, các tư bản, và các
công hội các nước Nhưng nó chỉ cho bọn Đệ nhị quốc tế đại biểu cho thợ
thuyền
- Để chống lại hành vi thâm độc của giai cấp tư sản quốc tế, thợ thuyền đã lập ra 31 quốc tế, trong do cé 1 quốc tế gọi là Quốc tế Amxtécđam hay là Quốc tế "vàng" và 1 Quốc tế đỏ Quốc tế Amxtécđam được gọi là "vàng" vì trong
tiếng mới, phản cách mệnh gọi là sắc vàng; cách mệnh gọi là sắc đỏ Quốc tế đỏ
theo về Đệ tam quốc tế, quyết làm giai cấp cách mệnh
34
Trang 36
- Như nước An Nam gặp lúc vỡ đê vừa rồi, hay những khi đại hạn và lụt Nếu Quốc tế biết, chắc có giúp đỡ
11 Phan “QUOC TE CUU TE DO”
- Quốc tế giúp đỡ thì cứu tế cho dân bị tai nạn, và cũng cứu tế cho những người chính trị phạm nữa Quốc tế cứu tế đỏ thì chuyên môn giúp đỡ cho chính
trị phạm mà thôi
- Năm 1923, Đệ tam quốc tế khai đại hội, có hội "bị đày chung thân" và
hội "những người cộng sản già" đề nghị, và Đệ tam quốc tế tán thành lập ra Quốc tế cứu tế đỏ Trước hết lập ra tổng bộ tại Nga Bây giờ nước nào cũng có chi bộ (Chỉ có An Nam chưa)
- Khi những người cách mệnh hoặc bị đuổi, hoặc bị bắt, hoặc bị tù, hoặc bị chết, thì Quốc tế giúp đỡ về: Chính trị; Kinh tế; Vật chất; Tinh thần
- Cách mệnh An Nam cũng là một bộ phận trong cách mệnh thế giới Ai
làm cách mệnh trong thế giới đều là đồng chí của dân An Nam cả Đã là đồng
chí, thì sung sướng cực khổ phải có nhau
12 Phần "CÁCH TỎ CHỨC CÔNG HỘI”
- Tổ chức công hội trước là để cho công nhân đi lại với nhau cho có cảm tình; hai là để nghiên cứu với nhau; ba là để sửa sang cách sinh hoạt của công - nhân cho khá hơn bây giờ; bốn là để giữ gìn lợi quyền cho công nhân; năm là để
giúp cho quốc dân, giúp cho thể giới
- Tổ chức có hai cách, cách nghề nghiệp và cách sản nghiệp
- Néu hội ấy là nghề nghiệp, thì chỉ những người đồng nghề nghiệp được
vào; ai đã vào hội sản nghiệp rồi thì không được vào hội nghề nghiệp nữa
Trang 37- Đã vào công hội thì: Nên bỏ giới hạn xứ sở, nghĩa là chớ phân biệt người này là Trung Kỳ, người kia là Nam Kỳ, người nọ là Bắc Kỳ Và cũng không nên chia ra người An Nam, người Tàu hay là người nước nào
- Công hội là cơ quan của công nhân để chống lại tư bản và đế quốc chủ nghĩa, cho nên tổ chức phải nghiêm nhặt, chỉ huy phải mau mắn, làm việc phải kín đáo
- Cây có nhiều rễ mới vững, hội có nhiều tiểu tổ mới bền Tiểu tổ lên chỉ
bộ Nếu trong tỉnh nhiều lò máy, 4, 5 chỉ bộ tổ chức một bộ uỷ viên (4, 5 lò ấy
mỗi lò cử | hoặc 2 người) Bộ uỷ viên lên tỉnh hội Tỉnh hội lên quốc hội
- Đại biểu đại hội trong tỉnh một tháng khai hội một lần Đại biểu đại hội
trong nước, một nắm một lần
- Từ tiểu tổ đến đại hội đều theo cách dân chủ tập trung
- Có hội thì có phí tổn, như thuê nhà, bút mực, vân vân, ấy là thường phí,
hội viên phải gánh | |
- Khi hội được công khai, các tiểu tổ cũng phải giữ bí mật Khi không
được công khai, thì phải mượn tiếng hợp tác xã, trường học, hoặc câu lạc bộ
(nhà xéc) vân vân, che mắt người ta
2.1.13 Phan “TO CHUC DAN CAY”
- Nước ta kinh tế chưa phát đạt, trong 100 người thì đến 90 người là dân cày Mà dân cày ta rất là cực khổ, nghề không có mà làm, đất không đủ mà cày, đến nỗi cơm không đủ ăn, áo không có mặc Nếu dân cày An Nam muốn thoát khỏi vòng cay đẳng ấy, thì phải tổ chức nhau để kiếm đường giải phóng |
- Cách tô chức đại khái như sau: Bất kỳ đàn ông đàn bà, từ những người
tiêu điền chủ cho đến những dân cày thuê cày rẽ, tir 18 tudi trở lên thì được vào
- Còn cách khai hội, tổ chức các bộ làm việc, tuyển cử, đề nghị, giải
quyết, báo cáo thì cững như công hội
- Dân cày trong làng không xúm xít đông đúc như thợ thuyền trong lò máy, cho nên hội dân cày làng thế cho tiêu tổ; người uỷ viên thế cho tổ trưởng
cũng được
Trang 38- Lúc bình thường, có lẽ công khai được nhưng có lúc phải giữ bí mật
- Sự tự do, bình đẳng phải cách mệnh mà lấy lại, hội nông là một cái nền
cách mệnh của dân ta Nếu thợ thuyền và dân cày trước tổ chức kiên cố, sau đồng tâm hiệp lực mà cách mệnh thì sẽ khỏi những sự cực khổ Ấy Dấu chưa
cách mệnh được ngay, có tổ chức tất là có ích lợi
2.1.14 Phan “HOP TAC XA”
- Hợp tác xã đầu hết sinh ra ở bên Anh Năm 1761, mấy người thợ dệt vai rủ nhau lập ra một cái hội "làm vải cho tốt và bán giá trung bình trong làng
xóm"
~ Hợp tác xã bây giờ bên Nga lớn nhất, thứ hai đến Anh (tiêu phí hợp tác),
thứ ba Pháp (sinh sản hợp tác), thứ tư Đan Mác (nông dân hợp tác), thứ năm
Đức (ngân hàng hợp tác) |
- Tuy cách làm thì có khác nhau ít nhiều, nhưng mục đích thì nước nào cũng như nhau Mục đích ấy thì trong lời tuyên ngôn của hợp tác xã Anh đã nói: "Cốt làm cho những người vơ sản giai cấp hố ra anh em Anh em thì làm giùm nhau, nhờ lẫn nhau Bỏ hết thói tranh cạnh Làm sao cho ai trồng cây thì được ăn trái, ai muốn ăn trái thì giùm vào trồng cây", : |
- Hợp tác xã trước là có ích lợi cho dân, sau là bớt sức bóp nặn của tụi tư
bản và đề quốc chủ nghĩa
- Hợp-tác xã là "góp gạo thôi cơm chung" cho khói hao của, tốn công, lại có nhiều phần vui vẻ
- Hợp tác xã có 4 cách: Hợp tác xã tiền bạc; Hợp tác xã mua; Hợp tác xã bán; Hợp tác xã sinh sản Chắng qua theo hoàn cảnh nơi nào lập được hợp tác xã nào, và có khi hai hợp tác xã - mua và bán - lập chung cũng được
- Hội viên hợp tác xã có quyền và nghĩa vụ tham gia, nhưng những việc kỹ thuật như tính toán, xem hàng hoá, cầm máy, vân v., thì có phép mướn người ngoài
Trang 393 Những vấn đề lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học chủ yếu trong tac
phẩm
3.1 VỀ tư cách người cách mạng
“Đường Kách mệnh” đề cập trước tiên van đề tư cách người cách mang
với một hệ tiêu chuẩn: gồm ba bộ phận cầu thành (với mình, với người, với công việc) Với 23 điều răn, Người chỉ rõ: Tự mình phải cần kiệm, vị công vong tư,
hy sinh, ít lòng ham muốn về vật chất, v.v Đối với từng người thì phải khoan
thứ, với đoàn thẻ thi phải nghiêm, có lòng bày vẽ cho người, v.v và làm việc
phải dũng cảm quyết đốn nhưng khơng phiêu lưu mạo hiểm, phải phục tùng đoàn thể thể hiện một quan niệm mới về nhân sinh quan, thế giới quan cách mạng, về ý thức và phương pháp tư tưởng của giai cấp công nhân Hồ Chí Minh coi việc giáo dục đạo đức cách mạng là một trong những nguyên tắc cơ bản, nhằm xây dựng những con người cách mạng chân chính, dé tiến tới xây dựng
một Đảng cách mạng chân chính của giai cấp công nhân Việt Nam Có thẻ nói,
việc lấy tiêu chuẩn đạo đức làm một trong hai tiêu chuẩn (đức và tài) của người cán bộ cách mạng, người đảng viên cộng sản, ngay từ khi chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tô chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là một sáng tạo
độc đáo, mang đậm dấu ấn Hồ Chí Minh
3.2 Về bản chất phản động của chủ nghĩa thực dân
Trong tác phẩm, sau khi vạch rõ bản chất phản động của chủ nghĩa thực dân nhưng được ngụy trang bằng cái gọi là “khai hoá văn minh”, Người đã nói
khái quát về chủ nghĩa thực dân: “Chế độ thực dân là “ăn cướp”, là “hiếp dâm
và giết người” Chủ nghĩa thực dân là kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa,
của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới, là kẻ thù trực tiếp nguy hại nhất của nhân dân các nước thuộc địa
3.3 VỀ mục tiêu Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
Đường Kách mệnh xác định rõ mục tiêu Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội , khẳng định con đường cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn, đó
là dân tộc cách mệnh và giai câp cách mệnh - cách mạng xã hội chủ nghĩa:
Cương lĩnh Đường Kách mệnh trình bày một cách khái quát những quan điểm 39
Trang 40
cốt lõi của chủ nghĩa Mác - Lê-nin về con đường cách mạng Việt Nam, con đường: Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, nhưng trước hết phải tập trung vào nhiệm vụ "dân tộc cách mệnh", "giành lấy quyền tự do bình đẳng của dân nước mình", để chuẩn bị những tiền đề cho cuộc cách mạng thứ hai (cách
mạng xã hội chủ nghĩa) về chính trị, tổ chức, kinh tế, văn hóa Đối tượng của "dân tộc cách mệnh" là đánh đỗ chính quyền thuộc địa của Pháp Giai cấp cách mạng tức là giai cấp bị áp bức cách mệnh nhằm để đạp đỗ giai cấp đi áp bức
mình.Đường Kách mệnh khẳng định cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường của cách mạng tháng Mười Nga với một phương pháp cách mạng mới: Để tiến hành một cuộc cách mạng mà khi chính quyền được thành lập là của quảng đại quần chúng, Hồ Chí Minh đã hướng về một
cuộc cách mệnh "đến nơi", và nhấn mạnh, muốn cách mệnh thành công thì dân
chúng (công nông) làm gốc, phải có đảng vững bên, phải bền gan, phải hy sinh, phải thống nhất.Vì vậy, cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam theo quỹ đạo
cách mạng vô sản, nhằm thiết lập một thể chế quyền lực thuộc về nhân dân,
chính là con đường: Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, để đi tới xã
hội cộng sản chủ nghĩa
Như vậy là, kết hợp độc lập dân tộc xới chủ nghĩa xã hội là quan điểm tư
tưởng chỉ đạo con đường cách mạng Việt Nam Giải phóng nhân dân phải gắn với sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản Cách mạng giải phóng dân tộc phải theo quỹ đạo của cách mạng vô sản, kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa
xã hội, lợi ích của dân tộc với lợi ích của giai cấp vô sản phải gắn bó với nhau
Thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc đều phải giải quyết trên cơ sở quan điểm
cách mạng vô sản để đưa cách mạng giải phóng dân tộc tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa Cách mạng giải phóng dân tộc chuẩn bị cho cách mạng xã hội chủ nghĩa Cách mạng xã hội chủ nghĩa định hướng cho cách mạng giải phóng
dân tộc
3.4 Về chủ thể và động lực của cách mạng Việt Nam