TIỂU LUẬN học PHẦN CHỦ NGHĨA xã hội KHOA học đặc điểm của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên thế giới và việt nam

24 23 0
TIỂU LUẬN học PHẦN CHỦ NGHĨA xã hội KHOA học đặc điểm của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên thế giới và việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

KHOA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

-TIỂU LUẬN

HỌC PHẦN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

Đặc điểm của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bảnlên chủ nghĩa xã hội trên thế giới và Việt Nam

Sinh viên:

Mã số sinh viên:Lớp:

Hà Nội, tháng 12 năm 20

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

NỘI DUNG 5

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ TỪ CHỦ NGHĨA TƯBẢN LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 5

1 Quan điểm và cơ sở lý luận của C.Mác và Ph.Ăngghen 5

2 Quan điểm và cơ sở lý luận của V.I Lênin 7

3 Nội dung thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 9

4 Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 13

CHƯƠNG II: THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆTNAM HIỆN NAY 14

1 Quan điểm của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam 14

2 Nội dung thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 16

3 Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 17

CHƯƠNG III: XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN ĐẤT NƯỚC TRONGTHỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 19

KẾT LUẬN 21

TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do nghiên cứu đề tài

“Ngay khi mới ra đời và xuyên suốt quá trình đấu tranh cách mạng đến thời nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn khẳng định: Chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam; đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan, là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam” (1) – Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng khẳng định Như vậy, chúng ta đã kế thừa những thành quả cách mạng vẻ vang của cha ông và luôn đặt mục tiêu, xây dựng những chính sách phát triển theo định hướng, theo nguyện vọng của dân tộc Việt Nam: tiến lên xã hội chủ nghĩa Trong quá trình quá độ, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa với điều kiện Việt Nam hiện nay, bên cạnh những cơ hội là không ít thách thức, khó khăn cần đối mặt, giải quyết Cơ hội và thách thức đan xen, tác động, chuyển hóa lẫn nhau Việc nhận rõ cơ hội và thách thức trong quá trình vận động đi lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta hiện nay có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn Là một sinh viên, nhận thức được ý nghĩa của con đường tiến lên xã hội chủ nghĩa, em nhận thấy việc nghiên cứu đề tài “Đặc điểm của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên thế giới và Việt Nam” là thiết yếu cho việc nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn về thời kỳ quá độ và khẳng định giá trị của con đường tiến lên xã hội chủ nghĩa Từ đó, đưa ra những quan điểm mang tính bổ sung, phát triển nhận thức và bên cạnh đó là nhiệm vụ của một công dân trong thời kỳ quá độ của đất nước.

2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu2.1 Mục đích

Bài tiểu luận tập trung vào hai mục tiêu sau:

- Nắm được những kiến thức cơ bản về đặc điểm, nội dung của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên thế giới và Việt Nam Đồng thời, nhìn

Trang 4

nhận vấn đề dưới góc độ quan điểm của các bậc lãnh tụ, của Ðảng và Nhà nước Việt Nam Làm rõ cơ sở lý luận về thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa ngày nay - Phân tích trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân, đặc biệt là giới trẻ về xây dựng, phát triển đất nước tiến lên xã hội chủ nghĩa.

2.2 Nhiệm vụ

- Trình bày những nội dung, đặc điểm của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.

- Phân tích quan điểm của những bậc lãnh tụ trên thế giới và ở Việt Nam.

- Làm rõ nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân trong sự nghiệp xấy dựng, phát triển đất nước trên con đường tiến lên xã hội chủ nghĩa.

- Làm rõ ý nghĩa nghiên cứu của đề tài, cũng như nâng cao hiểu biết, nhận thức về thời kỳ quá độ và con đường quá độ.

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu về những nội dung, đặc điểm của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và trên toàn thế giới.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài dựa vào quá trình xuyên suốt từ giai đoạn mới hình thành và phát triển cho đến ngày nay của xã hội chủ nghĩa.

4 Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài

- Ý nghĩa lý luận: Nêu lên những nội dung, lý luận cơ bản về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Giải thích dưới góc độ quan điểm của Mác-Lênin, quan điểm của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách của Đảng và Nhà nước trong thời hiện đại.

- Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần xây dựng và nâng cao kiến thức, hiểu biết của mọi người về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội Đồng thời, củng cố quan

Trang 5

điểm đúng đắn và nâng cao trách nhiệm của mọi người, đặc biệt là nghĩa vụ của lớp trẻ qua những chính sách của đất nước trong thời kỳ quá độ.

Trang 6

NỘI DUNG

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ TỪ CHỦ NGHĨA TƯBẢN LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

1.1 Khái quát chung về C.Mác và Ph.Ăngghen

C.Mác và Ph.Ăngghen, là những nhà tư tưởng lớn, là những người đã sáng lập ra chủ nghĩa xã hội Qua những nghiên cứu về lịch sử, chúng ta có thể đánh giá rằng tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen về thời kỳ quá độ là một bộ phận quan trọng, trong hệ thống các quan điểm của chủ nghĩa Mác, và có thể đánh giá đây là nền móng của để hình thành nên tư tưởng của V.I Lênin sau này Những di sản mà họ để lại không chỉ là ánh sáng soi chiếu cho con đường cách mạng đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội của nhân loại toàn thế giới mà ngày nay còn là ánh sáng soi chiếu cho con đường quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội Tuy sống ở giai đoạn chủ nghĩa tư bản phát triển nhưng dựa trên cơ sở lý luận và nghiên cứu những quy luật khách quan của lịch sử, C.Mác cùng với Ph.Ăngghen đã khẳng định: Chủ nghĩa tư bản không phải là hình thái kinh tế - xã hội vĩnh viễn trong lịch sử mà tất yếu nó sẽ bị thay thế bằng hình thái kinh tế - xã hội cao hơn Đó là chủ nghĩa cộng sản mà giai đoạn đầu là chủ nghĩa xã hội Quan điểm này không chỉ được C.Mác và Ph.Ăngghen trình bày nhất quán trong nhiều tác phẩm chung mà ngay cả trong những tác phẩm riêng như “Tình cảnh giai cấp công nhân Anh”, “Biện chứng của tự nhiên”, của Ph.Ăngghen hay “Phê phán Cương lĩnh Gotha”, của C.Mác cũng luôn khằng định rõ ràng quan điểm về chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội.

1.2 Quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen

Trong điều kiện lịch sử của mình, C.Mác và Ph.Ăngghen cũng đã đưa ra những quan điểm lý luận rõ ràng về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, từ đó, hai vĩ

Trang 7

nhân cũng chỉ ra khái niệm và đặc điểm của thời kỳ này Những quan điểm ấy có thể được lý giải như sau:

Thứ nhất, quan niệm về thời kỳ quá độ Trong tác phẩm “Phê phán Cương lĩnh

Gotha”, C.Mác đã nêu lên định nghĩa kinh điển về thời kỳ quá độ: “giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội này sang xã hội kia Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính

trị, và nhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là “nền chuyên chínhcách mạng của giai cấp vô sản” (2) Luận điểm này đã thể hiện một cách cô đọng và sâu sắc nhất quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về thời kỳ quá độ Hai nhà tư tưởng đã chỉ rõ: xã hội của thời kỳ quá độ là xã hội vừa thoát khỏi xã hội tư bản chủ nghĩa, đó là một xã hội, về mọi phương diện – kinh tế, đạo đức, tinh thần – còn mang những dấu vết của xã hội cũ Đó là xã hội chưa phát triển trên những cơ sở của chính nó; thời kỳ quá độ là thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội cũ sang xã hội mới; công cụ để thực hiện sự cải biến đó là nhà nước Đây cũng chính là đặc điểm của xã hội trong thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa mà từ quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen luận ra để định nghĩa, làm rõ ràng hơn quá trình quá độ Hơn nữa, lúc này, nhà nước sẽ là nhà nước của giai cấp vô sản để trấn áp giai cấp tư sản Bộ máy trấn áp của nhà nước sẽ đơn giản hơn, vì việc đa số trấn áp thiểu số sẽ đơn giản hơn việc thiểu số trấn áp đa số Mục đích trấn áp của giai cấp tư sản đối với giai cấp vô sản là duy trì chế độ tư hữu Mục đích trấn áp của giai cấp vô sản đối với giai cấp tư sản là xóa bỏ chế độ tư hữu, xóa bỏ giai cấp vô sản và giai cấp tư sản, xây dựng xã hội không có giai cấp.

Thứ hai, về đặc điểm của thời kỳ quá độ C.Mác cho rằng, thời kỳ quá độ là thời kỳ nằm “giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa” Do vậy, đặc điểm bao trùm của thời kỳ quá độ chính là xã hội quá độ bao gồm trong đó sự hiện diện những dấu vết, những bộ phận của xã hội cũ tư bản chủ nghĩa ở mọi lĩnh vực đời sống xã hội; đồng thời, là sự xuất hiện và hình thành những nhân tố của xã hội mới cộng sản chủ nghĩa C.Mác và Ph.Ăngghen luôn có quan điểm

Trang 8

nhất quán trong việc phân tích những đặc điểm kinh tế - xã hội của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản, nhất là những đặc điểm kinh tế được biểu hiện rõ nét nhất trong các quan hệ kinh tế Đó là những quan hệ về sở hữu, về phân phối sản phẩm lao động.

Thứ ba, nội dung và nhiệm vụ của thời kỳ quá độ Nội dung và nhiệm vụ của thời kỳ quá độ đã được C.Mác chỉ rõ, là cải biến xã hội tư bản chủ nghĩa từng bước, trên cơ sở đó hình thành xã hội cộng sản chủ nghĩa C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng sau khi giành được chính quyền, giai cấp vô sản phải dùng chế độ dân chủ của mình làm phương tiện để cải biến kinh tế, xã hội Trước hết là sử dụng các biện pháp kinh tế, xã hội để thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất và hình thành quan hệ sản xuất mới cho xã hội chủ nghĩa, cùng với đó sẽ củng cố vai trò lãnh đạo của giai cấp vô sản Áp dụng những nội dung và nhiệm vụ ấy, một xã hội xã hội chủ nghĩa sẽ dần hình thành những đặc điểm, tính chất riêng biệt, cụ thể là để xóa bỏ triệt để những tàn dư tiêu cực của xã hội cũ để lại, có như vậy, con đường quá độ tiến lên xã hội chủ nghĩa mới có thể đạt được mục tiêu, kết quả cuối cùng.

Quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về thời kỳ quá độ từ khi ra đời cho đến nay, mặc dù thực tiễn có nhiều thay đổi so với thời điểm đó, nhưng tư tưởng của các ông vẫn còn nguyên giá trị Chủ nghĩa Mác-Lênin vẫn là nền tảng tư tưởng và hành động cho các Đảng Cộng sản trên thế giới, trong đó có Đảng Cộng sản Việt Nam.

2.1 Khái quát chung về V.I Lênin

Không chỉ là người kế thừa và phát triển tư tưởng dựa trên cơ sở lý luận và quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen trong điều kiện chủ nghĩa tư bản đang dần chuyển sang giai đoạn độc quyền và đặc biệt là trong điều kiện trực tiếp lãnh đạo xây dựng và đưa nước Nga tiến tới xã hội chủ nghĩa, V.I Lênin còn là người đầu tiên dùng khái niệm “thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội”, do tính chất lâu dài của nó nên phải phân chia thời kỳ quá độ thành những

Trang 9

bước quá độ nhỏ hơn Nếu C.Mác nói đến thời kỳ quá độ chính trị, thì Lênin bổ sung nội dung kinh tế, tức là nói đến nền kinh tế nhiều thành phần và đấu tranh giữa hai con đường xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa để giải quyết vấn đề “ai thắng ai” và cũng từ đó, giải quyết triệt để những mẫu thuẫn mà xã hội cũ chưa thể giải quyết.

Nhìn chung, quan điểm của V.I Lênin được đặt nền móng dựa trên những học thuyết của C.Mác và Ph.Ăngghen, tuy nhiên, từ những di sản mà hai bậc tiền bối để lại, Lênin đã nghiên cứu và phát triển thêm những khái niệm và đặc điểm mới để hoàn thiện cho xã hội xã hội chủ nghĩa.

2.2 Quan điểm của V.I Lênin

Khi nghiên cứu nội dung 6, bản Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại các Đại hội đại biểu toàn quốc từ năm 1986 đến năm 2011 có thể thấy trong Báo cáo chính trị tại Đại hội VI (1986) có trích dẫn nguyên văn câu chữ do Lênin viết về những bước quá độ từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa xã hội (3) Cụ thể là trong phần 1, bàn về những nhiệm vụ mới, to lớn và nặng nề, trong đó nổi bật nhiệm vụ xác định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, Báo cáo chính trị Đại hội VI ghi rõ: “Chặng đường đầu tiên là một bước quá độ nhỏ trong bước quá độ lớn Lênin nói: “Suốt cả thời kỳ đó (thời kỳ quá độ), trong chính sách của chúng ta, lại chia ra thành nhiều bước quá độ nhỏ hơn nữa Và tất cả cái khó khăn của nhiệm vụ chúng ta phải làm, tất cả cái khó khăn của chính sách và tất cả sự khéo léo của chính sách là ở chỗ biết tính đến những nhiệm vụ đặc thù của từng bước quá độ đó” (4) Qua lời nhận định của Lênin, ta có thể thấy rõ con đường quá độ từ tư bản chủ nghĩa lên xã hội chủ nghĩa không dễ dàng và cần có một thời gian chuẩn bị, xây dựng cơ sở vật chất, cũng như tinh thần trên mọi phương diện của xã hội Phát triển từ tư tưởng của những bậc tiền bối, C.Mác nói đến thời kỳ quá độ chính trị, thì V.I Lênin bổ sung nội dung kinh tế, tức là nói đến nền kinh tế nhiều thành phần và đấu tranh giữa hai con đường xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa để giải quyết vấn đề “ai thắng ai” Với quan điểm của Lênin, quá độ không chỉ thể hiện trên

Trang 10

phương diện chính trị mà còn phải quá độ trên cả lĩnh vực kinh tế Bởi lẽ, kinh tế là nền móng chính để xây dựng đất nước, nếu kinh tế vẫn bị một giai cấp đối lập thống trị, đất nước ấy sẽ khó có thể thống nhất về mặt tư tưởng, cũng như ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững.

Bên cạnh đó, V.I Lênin trong điều kiện nước Nga xô - viết cũng khẳng định:”Về lý luận, không thể nghi ngờ gì được rằng giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản, có một thời kỳ quá độ nhất định.” (5) Như vậy, dưới góc độ quan điểm của của V.I Lênin, thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội chính là một sự tất yếu của lịch sử thế giới Tuy nhiên, khác với bậc tiền bối, những đặc điểm của thời kỳ quá độ không chỉ được nhìn nhận và đánh giá trên phương diện chính trị mà còn trên phương diện kinh tế Bởi lẽ, có những đặc điểm riêng biệt về kinh tế thì thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội mới thực sự xóa bỏ được những tàn dư của chủ nghĩa tư bản, mà những tàn dư ấy chính là sự bóc lột, đàn áp lên giai cấp lao động, giai cấp làm chủ của xã hội chủ nghĩa.

“Mong muốn có ngay một chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa tốt đẹp để thay thế xã hội chủ nghĩa tư bản bất công, tàn ác là những điều tốt đẹp, là khát vọng chính đáng; song theo các nhà kinh điển, điều mong ước ấy không thể có cánh với phép màu “cầu được ước thấy”; giai cấp vô sản cần có thời gian cải tạo xã hội cũ do giai cấp bóc lột xây dựng nên và xây dựng trên nền móng ấy lâu dài của chủ nghĩa xã hội.”(6)

Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc, triệt để và toàn diện từ xã hội cũ sang xã hội mới – một xã hội theo hình thái xã hội chủ nghĩa Đây là một quá trình diễn ra phức tạp và lâu dài, tác động lên toàn bộ nền móng các lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo ra những tiền đề vật chất và tinh thần cần thiết để hình thành một xã hội mới mà trong đó những nguyên tắc căn bản của xã hội xã hội chủ nghĩa từng bước được thực hiện Thời kỳ này bắt đầu từ khi giai cấp vô sản giành được chính quyền, bắt tay

Trang 11

vào xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và kết thúc khi xây dựng xong về cơ bản cơ sở vật chất – kỹ thuật của xã hội.

Dựa trên học thuyết kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác – Lênin đã chỉ rõ: lịch sử xã hội đã trải qua năm hình thái kinh tế - xã hội, trong đó, cao nhất là chủ nghĩa xã hội So với các hình thái khác trong lịch sử, hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa cộng sản có sự khác biệt về chất, trong đó không còn giai cấp, con người dần được nhận lại sự tự do Bởi vậy, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, từ chủ nghĩa tư bản quá độ lên chủ nghĩa xã hội tất yếu phải trải qua thời kỳ quá độ và từ ấy xây dựng nên những đặc trưng riêng thuộc về thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa, chỉ khi ấy, xã hội mới hoàn toàn gỡ bỏ được xã hội trước kia.

3.2 Đặc điểm

Đặc điểm cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cải tạo cách mạng sâu sắc, triệt để xóa bỏ xã hội tư bản chủ nghĩa trên tất cả các lĩnh vực, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, từng bước xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật và đời sống tinh thần của chủ nghĩa xã hội Đó là thời kỳ diễn ra lâu dài, phức tạp bắt đầu từ khi giai cấp công nhân và giai cấp lao động khác giành được chính quyền đến khi xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội Có thể khái quát những đặc điểm cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội như sau:

-Trên lĩnh vực kinh tế: Thời kỳ này tất yếu còn tồn tại nền kinh tế nhiều thành

phần trong một hệ thống kinh tế quốc dân thống nhất Và tương ứng với nó có nhiều giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau, nhưng vị trí, cơ cấu và tính chất của giai cấp trong xã hội đã thay đổi một cách sâu sắc Sự tồn tại của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần là khách quan, lâu dài, có lợi cho sự phát triển của lực lượng sản xuất, tăng trưởng kinh tế Nền kinh tế nhiều thành phần được xác lập trên cơ sở khách quan của sự tồn tại nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất với những hình thức tổ chức kinh tế đa dạng, đan xen hỗn hợp và tương ứng với nó là những hình thức phân phối khác nhau trong đó hình thức phân phối theo lao động tất yếu ngày càng giữ vai trò là hình thức phân phối chủ đạo.

Trang 12

-Trên lĩnh vực chính trị: Do kết cấu kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa

xã hội rất đa dạng và phức tạp nên có nhiều tác động lớn nhỏ đến kết cấu tầng lớp xã hội trong thời kỳ Trong thời kỳ quá độ, giai cấp sẽ còn tồn tại, cụ thể là giai cấp vô sản và giai cấp tư sản Tuy nhiên, giai cấp tư sản sẽ chuyển từ giai cấp thống trị thành giai cấp bị trị Bên cạnh đó, các nhân tố của xã hội mới và tàn dư của xã hội cũ tồn tại đan xen lẫn nhau, đấu tranh với nhau trên mọi lĩnh vực của đời sống Trong xã hội lúc này tồn tại nhiều thành phần với rất nhiều tư tưởng, ý thức khác nhau Những tầng lớp trong thời kỳ này thường bao gồm: giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, giai cấp trí thức, giai cấp tư sản và một số giai cấp khác Những giai cấp này vừa hợp tác, vừa đấu tranh để đạt được mục đích cao nhất.

Trong thời kỳ quá độ, giai cấp sẽ còn tồn tại Cụ thể, giai cấp tư sản và giai cấp vô sản sẽ còn; tuy nhiên, giai cấp tư sản sẽ chuyển từ vị trí thống trị thành vị trí bị thống trị, giai cấp vô sản sẽ chuyển từ vị trí bị thống trị thành vị trí thống trị Trong thời kỳ quá độ, giai cấp tiểu tư sản sẽ không còn, vì giai cấp tiêu tư sản là đại diện cho sản xuất nhỏ, sản xuất nhỏ sẽ chuyển thành sản xuất lớn, khi xã hội tư bản chủ nghĩa phát triển đến giai đoạn tột cùng của nó thì giai cấp tiểu tư sản sẽ phân hóa thành giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.

-Trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa: Thời kỳ quá độ còn tồn tại nhiều yếu tố tư

tưởng và văn hóa khác nhau Bên cạnh tư tưởng xã hội chủ nghĩa còn tồn tại tư tưởng tư sản, tiểu tư sản Các yếu tố văn hóa cũ và mới thường xuyên đấu tranh với nhau.

-Trên lĩnh vực xã hội: Do kết cấu của nền kinh tế nhiều thành phần quy định

nên trong thời kỳ quá độ sẽ còn tồn tại nhiều giai cấp, tầng lớp khác nhau, những giai cấp, tầng lớp ấy có thể cùng liên minh khi có chung mục tiêu nhưng cũng có thể đối tranh lẫn nhau khi nhận thấy lợi ích giai cấp khác biệt.

Và cũng dựa trên đặc điểm kinh tế của từng tầng lớp, sự phân biệt giữa nông thôn và thành thị, giữa lao động chân tay và lao động trí óc vẫn luôn tồn tại Tuy

Ngày đăng: 24/05/2022, 16:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan