1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng phát triển ngành công nghiệp Đá xẻ Thanh Hóa

64 1,3K 11
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 917,5 KB

Nội dung

Luận Văn: Thực trạng phát triển ngành công nghiệp Đá xẻ Thanh Hóa

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG I: NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐÁ XẺ VÀ CÁC SẢN PHẨM TỪ ĐÁ 5

I.1 Đặc điểm ngành công nghiệp sản xuất đá xẻ và tiềm năng lợi thế của Thanh Hoá về đá xẻ……… 5

I.2 Các sản phẩm đá xẻ Thanh Hoá 10

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT ĐÁ XẺ Ở THANH HOÁ.15 II.1 Khả năng sản xuất của ngành công nghiệp đá xẻ Thanh Hoá 13

II.1.1 Nhân lực và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực 13

II.1.2 Máy móc - Kỹ thuật, Công nghệ 16

II.1.3 Về mặt bằng sản xuất………18

II.2 Chính sách giá, chất lượng, dịch vụ của các doanh nghiệp trong ngành.19 II.2.1 về chất lượng sản phẩm đá xẻ 19

II.2.2 về giá cả 19

II.2.3 về dịch vụ marketing 20

II.2.4 về sản phẩm đá xẻ 21

II.3 Thực trạng tiêu thụ sản phẩm đá 21

II.3.1 Lượng tiêu thụ 21

II.3.2 Nhóm khách hàng và khu vực thị trường 27

II.3.3 Phương thức tiêu thụ 27

II.4 Những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành đá xẻ Thanh hoá.28 II.4.1 Nhóm nhân tố ngoài ngành 28

II.4.2 Nhóm nhân tố nội bộ ngành 31 II.5 Những yếu kém cơ bản trong sản xuất và kinh doanh đá xẻ ở Thanh Hoá34

Trang 2

II.5.1 Vấn đề quy hoạch phát triển: 34

II.5.2 Còn thụ động chưa mở rộng thị trường 35

II.5.3 Đào tạo nhân lực: 36

II.5.4 Môi trường sống: 36

II.5 5 Quản lý nhà nước 38

CHƯƠNG III GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CÁC SẢN PHẨM ĐÁ XẺ VÀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐÁ XẺ THANH HOÁ.39 III.1 Định hướng phát triển ngành……… 39

III.1.1 Chính sách đối với ngành đá xẻ Thanh Hóa 40

III.1.2 Quan điểm phát triển của tỉnh đối với ngành đá xẻ Thanh Hoá 40

III.2 Các giải pháp nhằm phát triển ngành công nghiệp đá xẻ Thanh Hoá 45

III.2.1 Tăng cường vai trò quản lý nhà nước và hiệp hội đá xẻ, đẩy mạnh quy hoạch phát triển sản xuất đá xẻ ở Thanh Hoá 45

III.2.2 Đổi mới công nghệ, trang thiết bị máy móc 49

III.2.3 Đào tạo nguồn nhân lực 50

III.2.4 Liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất đá xẻ Thanh Hoá trong sản xuất và kinh doanh 52

KẾT LUẬN 58

Danh mục các doanh nghiệp tác giả điều tra………59

Danh mục tài liệu tham khảo………61

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Tỉnh Thanh Hoá là một trong những tỉnh có nhiều tài nguyên thiên nhiênphục vụ cho ngành khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng, trong đó ngành Côngnghiệp sản xuất đá xẻ là một ví dụ Đây là một nghề mới xuất hiện ở Thanh Hoá từnăm 1983, Đá xẻ Thanh Hóa được biết đến và sử dụng trong nước và quốc tế tạo

nên tiếng tăm với cái tên quen thuộc trong nhiều khách hàng đó là “ Đá Thanh Hoá ”và Tỉnh Thanh Hoá còn được biết đến là “ Quê hương của đá xẻ”.

Ngày nay, với chính sách khuyến khích kinh doanh của Đảng và Nhà nước.Trên thị trường xây dựng, trang trí nội ngoại thất thì nhu cầu về các sản phẩm từ đá

xẻ ngày một lớn, do vậy mấy năm gần đây ngày càng có nhiều nhân dân bỏ vốn đầu

tư vào việc khai thác và sản xuất các sản phẩm đá xẻ, tiêu thụ cả ở thị trường trongnước và quốc tế Chính điều này làm cho ngành công nghiệp sản xuất đá xẻ ngàymột phát triển về quy mô số lượng đơn vị sản xuất, khối lượng đá khai thác và sảnxuất Các sản phẩm của công nghiệp sản xuất đá xẻ trở thành một trong nhữngsản phẩm chủ yếu của Tỉnh Giai đoạn hiện nay được đánh giá là thời kỳ phát triểncủa ngành đá xẻ sau nhiều năm “ thăng trầm” trước đó

Công nghiệp sản xuất đá xẻ phát triển đóng góp đáng kể cho tổng thu nhậphàng năm của tỉnh, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương đang

là một trong những ngành mũi nhọn của tỉnh Tuy nhiên sự phát triển của côngnghiệp đá xẻ ở tỉnh Thanh Hoá mấy năm gần đây đã bộc lộ nhiều hạn chế về khaithác và sản xuất, việc phát huy nguồn lực bên trong và bên ngoài chưa tương xứngvới tiềm năng và lợi thế của ngành trong tỉnh, việc quy hoạch, quản lý và tạo độnglực thúc đẩy ngành còn nhiều bất cập Nhất là thị trường tiêu thụ sản phẩm đá xẻcòn hẹp và chưa được khai thác tối ưu Đây là những yếu tố ảnh hưởng đến sự pháttriển trong tương lai của công nghiệp sản xuất đá xẻ tỉnh Thanh Hoá

Việc nghiên cứu, phân tích để đề ra các giải pháp thúc đẩy sản xuất, pháttriển ngành công nghiệp đá xẻ tỉnh Thanh Hoá trong thời gian qua là một vấn đề

Trang 4

thực sự cấp thiết Do vậy tác giả quyết định chọn đề tài nghiên cứu Một số giải pháp nhằm phát triển ngành đá xẻ Thanh Hóa, với mong muốn góp phần tạo

nên cái nhìn toàn diện về ngành đá xẻ Thanh Hoá hiện nay và trong tương lai, giúpchính quyền, các doanh nghiệp kinh doanh đá xẻ tỉnh Thanh Hoá trong việc đánhgiá và tìm ra hướng đi

2 Đối tượng nghiên cứu của đề tài:

Khâu khai thác, sản xuất, tiêu thụ của Công nghiệp đá xẻ Thanh Hoá

3 Phạm vi nghiên cứu:

- Toàn bộ ngành công nghiệp đá xẻ Thanh Hoá.

- Thị trường các sản phẩm đá xẻ Thanh Hoá: Trong nước: ( Hà Nội, ThanhHoá, Hải Phòng, Nam Định…) Nước ngoài: ( EU, Mỹ, Nhật)

- Nguồn số liệu lấy từ 2001 – 2005

4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài:

- Phương pháp duy vật lịch sử- duy vật biện chứng

- Phương pháp điều tra chọn mẫu, thống kê, so sánh và toán học

5 Mục đích nghiên cứu của đề tài:

Nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng ngành công nghiệp đá xẻ Thanh Hoátrong thời gian qua Từ đó chỉ rõ mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và thách thức, nhữngviệc đã làm được và chưa làm được, tìm ra nguyên nhân và bài học kinh nghiệmcủa các vấn đề trên, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp và kién nghị nhằm pháttriển công nghiệp sản xuất đá xẻ trong thời gian tới nói chung

xẻ Thanh Hóa

Trang 5

CHƯƠNG I NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐÁ XẺ

VÀ CÁC SẢN PHẨM TỪ ĐÁ THANH HÓA I.1 Đặc điểm ngành công nghiệp sản xuất đá xẻ và tiềm năng lợi thế của Thanh Hoá về đá xẻ.

I.1.1 Khái quát lịch sử hình thành ngành công nghiệp đá xẻ Thanh Hóa.

Từ những năm 80, 90 thế kỷ XX, đá xẻ là một sản phẩm mới, được ưachuộng trên thị trường trong nước và chủ yếu sản phẩm đó là của các cơ sở sản xuất

của tỉnh Thanh Hoá, Tỉnh Thanh Hoá còn được mệnh danh là “ Quê hương của đá xẻ" và cái tên "Đá Thanh Hoá” như là niềm tự hào của người dân Thanh Hoá là tài

sản vô hình không dễ gì có được, có vị trí rất lớn trong tâm trí của người dân ThanhHoá

Tuy là ngành đã có ở Thanh Hoá từ rất sớm (từ năm 1983) song trong quátrình phát triển của nó cũng liên tục gặp khó khăn, từ sản xuất manh mún, nhỏ lẻ,máy móc thô sơ, năng xuất lao động thấp, thị trường nhỏ, hẹp, trải qua thăng trầmcủa những năm 1990 thế kỷ trước, thì ngày nay nó đã trở thành ngàng công nghiệpquan trọng của tỉnh Thanh Hoá, là một trong ba ngành mũi nhọn có sản phẩm xuất

khẩu chủ yếu (Năm 2004 lợi nhuận về xuất khẩu đá chính ngạch đạt trên 9 triệu

USD, còn theo hạn tiểu ngạch, theo gián tiếp qua công ty Thương Mại ước tínhkhoảng 5 triệu USD Chiếm khoảng 13% giá trị xuất khẩu của cả tỉnh Giải quyếttrên 6100 lao động nhàn rỗi tại địa phương Năm 2005 doanh thu giá trị xuất khẩulên đến 16744.000USD) Mở rộng sản xuất trên địa bàn toàn tỉnh với nhiều hìnhthức khác nhau với qui mô khác nhau, được tỉnh đánh giá là ngành công nghiệptrọng điểm của tỉnh trong thời gian tới

I.1.2.Đặc điểm của công nghiệp sản xuất đá xẻ tỉnh Thanh Hoá.

1.1.2.1 Nguồn nguyên vật liệu đá cho sản xuất không thường xuyên:

Đặc thù của việc sản xuất sản phẩm đá phụ thuộc lớn ở nguồn nguyên liệuđá,vì sản phẩm đá không giống các loại sản phẩm khác, giá trị của nó là ở độ cứng

và mầu sắc

Trang 6

Loại đá sản xuất chủ yếu là đá MARBLE, đá BÔNG MAI, Đá GRANIT với mầusắc đa dạng, song nguồn đá này thường có lẫn tạp trong mỏ đá với các loại đá khác,

do đó khi khai thác không phải liên tục gặp được vỉa đá cần cho sản xuất và vớikhối lượng khai thác nhiều khi không đáp ứng đủ năng lực sản xuất và nhu cầu thịtrường về sản phẩm đá của các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất đá, nên vẫn có tìnhtrạng gián đoạn trong quá trình sản xuất mặc dù năng lực khai thác và sản xuất đávới nhu cầu về sản phẩm đá vẫn có Lấy ví dụ: một số doanh nghiệp sản xuất đá ở

Hà Trung liên tục từ Tháng 12/2004 đến 2/2005 phải ngừng sản xuất do không khaithác được đúng nguồn đá Theo số liệu điều tra của tác giả thì có 23/40 doanhnghiệp cho rằng mỏ đá có tầm quan trọng nhất đối với sản xuất của doanh nghiệp

1.1.2.2 Công nghệ - kỹ thuật giản đơn và hao mòn máy móc thiết bị lớn.

Công nghệ và kỹ thuật trong công nghiệp sản xuất đá xẻ tương đối đơn giản,

là ngành khai thác, sản xuất hàng loạt, cơ cấu máy móc thiết bị tham gia khai thác

và sản xuất không nhiều, Cơ khí hoá là chủ yếu và tự động hoá giản đơn

Ví dụ: Quy trình sản xuất:

*Mỗi giai đoạn lại có yêu cầu riêng :

- Đối với khai thác từ mỏ, công nghệ đánh mìn đá phải đảm bảo yêu cầu :

+ Số lượng khai thác được nhiều nhất, hao phí do vỡ vụn ít nhất

+ Số lượng Đá toàn khối lớn nhất,số lượng đá bị vỡ bên trong “om” ít nhất + Khối đá liên kết còn lại trên mỏ cho lần khai thác sau nhiều

+ Giữ gìn cảnh quan môi trường

- Đối với việc sản xuất tại xưởng : sau khi đá được vận chuyển về xưởng, thợ kỹthuật của xưởng xẽ phân tích khối đá sau đó thiết kế các sản phẩm có thể làm từkhối nhằm tối ưu nhất cho khối đá, phần này đòi hỏi kỹ thuật cao

Khai th¸c

§¸

MÀI, ĐÁNH BÓNG

CẮT ĐÁ

ĐÓNG GÓI XẺ

THÔ

Trang 7

(Quy trình sản xuất trên là quy trình chung nhất cho ngành đá xẻ tuy nhiên cónhiều loại sản phẩm từ đá có công nghệ phức tạp hơn như : Đá chẻ, Đài phun nước,Bàn, Ghế, Bồn tắm, Chậu rửa mặt )

Đây là ngành sản xuất thường xuyên phải tiếp xúc đá với cường độ, mức độcao nên sự hỏng hóc và hao mòn máy móc diễn ra thường xuyên và lớn Hao mòn

về phương tiện vận chuyển đá, cẩn cẩu đá, mài, cắt , băm đá trong quá trình sảnxuất v.v nên doanh nghiệp chi phí cho sửa chữa và thay thế các phương tiện sảnxuất hằng năm và thời gian gián đoạn trong sản xuất lớn Điều này đã tác động trựctiếp tới việc tăng giá thành của sản phẩm đá xẻ

1.1.2.3 Vốn đầu tư ban đầu và trong quá trình sản xuất không lớn

Do cấu máy móc thiết bị không nhiều, quy trình sản xuất đơn giản nên vốnban đầu cho khai thác và sản xuất không lớn để có thể tham gia ngành Đầu tư chomặt bằng sản xuất, máy móc, nhà xưởng với số vốn ít nhất là trên 200 triệu đồng

để có thể mở một cơ sở sản xuất nhỏ mang tính chất hộ sản xuất công nghiệp Tuynhiên theo điều tra của tôi trong thời gian qua ở Thanh Hoá rất nhiều người bỏ vốntham gia vào công nghiệp đá xẻ, số lượng các Doanh nhân bỏ vốn thành lập doanhnghiệp với số vốn từ 1-5 tỷ đồng có 6/40 doanh nghiệp ở 3 hình thức là : Công tyTNHH, Hợp tác xã, Doanh nghiệp tư nhân, Hiện tại có 47 doanh nghiệp tham giaHiệp Hội sản xuất và kinh doanh Đá xẻ Thanh hoá, còn lại có trên 60 cơ sở sản xuất

đá xẻ có số vốn ban đầu dưới 1 tỷ đồng tổng thể cả tỉnh Thanh Hoá có gần 120doanh nghiệp và cơ sở sản xuất lớn nhỏ, tập trung chủ yếu ở 4 địa phương chính làĐông sơn, Hà Trung, TP.Thanh Hoá và Vĩnh Lộc, ngoài ra có rải rác tại nhiều nơitrong tỉnh với quy mô rất nhỏ Điều này cho thấy công nghiệp đá xẻ ở Thanh Hoángày càng được mở rộng, tuy nhiên đang còn mang tính manh mún, tự phát và cóphần phân tán trong tỉnh và trong nội vùng thuộc tỉnh Đây cũng là mặt hạn chế của

đá Thanh Hóa trong việc giữ gìn tài nguyên cho sản xuất lâu dài và cũng khôngtránh khỏi việc một số doanh nghiệp Thương Mại lợi dụng các doanh nghiệp nhỏ để

ép giá, ghìm giá bán với các doanh nghiệp lớn nên gây ra tình trạng cạnh tranhkhông lành mạnh

Trang 8

1.1.2.4 Điều kiện lao động nặng nhọc và nguy hiểm, công nhân không gắn bó

với nghề:

Nghề này có thể được coi là nghề “nguy hiểm và nặng nhọc” bởi tính chấtcông việc đòi hỏi phải có sức khoẻ và lao động với cưòng độ lớn, dễ tiếp xúc vớimôi trường lao động độc hại gây các bệnh nghề nghiệp Tính nguy hiểm trong quátrình khai thác đánh mìn, vận chuyển, quá trình sản xuất (xẻ, cắt ) dễ nguy hiểmđến tính mạng công nhân Các bệnh nghề nghiệp có thể phát sinh do tiếng ồn, bụi

do bột đá được thải ra Do tính chất công việc nặng nhọc, nguy hiểm nên công nhânkhông gắn bó với nghề Số lượng lao động tham gia ngành không cần nhiều Khôngcần lao động kỹ thuật cao (trừ hàng Mỹ nghệ) chủ yếu lao động qua đào tạo đơngiản có thể tham gia sản xuất Ở Thanh Hoá hiện nay số lượng doanh nghiệp có sốlao động từ 50-70 nguời bình quân hàng năm là 32 doanh nghiệp, còn lại là dưới 50lao động, có nhiều cơ sở sản xuất chỉ có 5-10 lao động Đây là yếu tố ảnh hưởngđến năng xuất lao động, chất lượng sản phẩm đá Thanh Hóa

I.1.3 Tiềm năng, lợi thế của Thanh Hoá về đá xẻ:

1.1.3.1 Nguồn nguyên liệu cho sản xuất đá:

Do đặc điểm về địa hình, cấu tạo địa chất đã ban tặng cho tỉnh Thanh Hoá tàinguyên đá có giá trị với khoảng 10 tỷ tấn tương đương với 28 tỷ m3 đá trên toàntỉnh Ở Thanh Hoá có các loại đá chủ yếu phục vụ cho sản xuất đá xẻ là : đá

GRANIT, đá MARBLE, đá BÔNG MAI , trong đó đá MARBLE giá trị kinh tế nhất lạichỉ có ở tỉnh Thanh Hoá, đây là lợi thế quan trọng của tỉnh Thanh Hoá

- Đá GRANIT : Chiếm khoảng 1,02% tổng số đá cho sản xuất đá xẻ, mầu sắcphong phú, tập trung phân tán tại Hà Trung, Đông sơn, Thạch Thành, Ngọc Lặc, BáThước, Thọ Xuân, Lang Chánh Trong đó đá có độ cứng tốt nhất là ở Ngọc Lặc,Thọ Xuân, Lang Chánh, Bá Thước loại đá này hiện nay ở Thanh Hoá mới chỉ ởdạng khai thác còn chưa có đơn vị sản xuất do mức độ khai thác không thườngxuyên, lại trữ lượng thấp và dải dác nên ít người dám đầu tư sản xuất, vả lại mức độcạnh tranh với các sản phẩm cùng loại từ các địa phương như Bình Định, TrungQuốc, ấn Độ…là rất lớn

Trang 9

- Đá MARBLE : Chiếm trên 90% tổng số đá cho sản xuất đá xẻ, có đặc điểm

ưu việt về độ cứng, mầu sắc phong phú với các gam mầu cơ bản là : Đen, Đen phatrắng, vàng, xanh, xanh nâu… phù hợp với nhiều loại sản phẩm đang được thịtrường quốc tế ưa chuộm như: đá lát nền, đá lát cầu thang, bồn rửa… Với trữ lượng

đá khoảng …m3 Phân bổ ở : Hà Trung, Đông Sơn, Vĩnh Lộc, Triệu Sơn, NgọcLặc, Cẩm Thuỷ, Bá Thước, Thọ Xuân, Lang Chánh… trong đó chủ yếu là mỏ lộthiên, là loại đá đang được khai thác và sản xuất chủ yếu hiện nay mà chỉ có ở tỉnhThanh Hoá mới có Đây cũng là loại đá được đánh giá cao trên thị trường, làm nêntiếng tăm cho sản phẩm đá xẻ Thanh Hoá, mà có lợi thế cạnh tranh lớn với các sảnphẩm cùng loại khác ở các địa phương khác

- Đá BÔNG MAI : Chiếm tỉ trọng 2-5% trong tổng số đá sản xuất với mầu sắcchủ yếu là trắng và vàng cũng là loại đá chủ yếu cho sản xuất đá ở Thanh Hoá

- Đá SPILIT GABRO( đá Hoa Cương): Chiếm tỷ trọng còn lại, chủ yếu tậptrung tại Hà Trung ( khoảng 540.000 m3), Vĩnh Lộc, Đông Sơn và dải dác trên toàntỉnh, đây cũng là loại đá có giá trị kinh tế cao như đá GRANIT đang được khai thác

và sản xuất song vơí số lượng không lớn như đá MARBLE, với sản phẩm là đá látnền, cầu thang, tam cấp, ốp chân các công trình xây dựng như : Tượng đài, viện bảotàng, công sở

Tóm lại nguồn nguyên liệu đá Thanh Hoá phong phú, đa dạng trữ lượng khaithác lớn, có loại Đá MARBLE là loại đá duy nhất chỉ có ở Thanh Hoá đang được thịtrường trong nước và quốc tế ưa chuộng, có trữ lượng lớn nhất, phân bổ tập trung

dễ dàng cho việc khai thác và sản xuất đá

1.1.3.2 Tên tuổi của Đá Thanh Hóa đã được khẳng định.

Như đã trình bầy ở trên, tiếng tăm về các sản phẩm đá đã có từ rất lâu, từnhững năm 1980,1990 thế kỷ 20, trên thị trường trong nước và quốc tế Trong tiềmthức của nhiều người khi nói về đá xẻ luôn nghĩ tới đá xẻ Thanh Hoá, vả lại trên thịtrường quốc tế sản phẩm đá xẻ Thanh Hoá đã sớm có mặt ở các thị trường lớn nhưĐông Âu, Bắc Âu, và đang có xu hướng phát triển trên thị trường Mỹ và Tây ÂU,

Trang 10

đây là điều kiện tốt cho việc xây dựng thương hiệu Đá xẻ Thanh Hoá trên thịtrường.

1.1.3.3 Những thuận lợi về giao thông vận chuyển.

Những vùng có nguồn nguyên liệu đá có đặc đIểm thuận lợi về giao thôngvận chuyển:

+ Gần đường quốc lộ 1A bao gồm Hà Trung, thành phố Thanh Hoá

+ Gần đường Hồ Chí Minh bao gồm : Ngọc Lặc, Thọ xuân, Cẩm Thuỷ…

+ Gần đường Quốc lộ 217 nối liền đường Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh + Gần nhà ga bến bãi như : Hà Trung( Ga Đò Lèn, Bỉm Sơn) Gần sông Lèn,Sông Mã, Sông Chu có thể đi ra cảng Hải Phòng

Đây là điểm thuận lợi nhằm giảm chi phí vận chuyển, giảm giá thành cho cácsản phẩm từ đá Thanh Hóa

I 2 Các sản phẩm đá xẻ Thanh Hóa.

Qua điều tra bằng bảng hỏi đối với 40 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đá xẻTrên địa bàn 3 huyện: Hà Trung, Đông Sơn, Thành Phố Thanh Hóa Tôi đã xácđịnh được các loại sản phẩm chủ yếu được sản xuất hiện nay là

Bảng 1: Mô tả sản phẩm chủ yếu của các doanh nghiệp và các

Đông Sơn(có 26 DN)

TP Thanh Hoá(có 6 DN)

Trang 11

( Nguồn : Điều tra chọn mẫu bằng bảng hỏi do tác giả tiến hành.)

Từ kết quả trên ta thấy, hiện nay phân theo nhu cầu- mục đích sử dụng vềsản phẩm đá xẻ thì được chia thành hai loại chủ yếu như sau:

- Các sản phẩm trang trí nội thất:

Đối tượng khách hàng chủ yếu là: các khách sạn lớn, các trụ sở hoặc vănphòng các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, một số các công trình xây dựng dândụng…phù hợp với khách hàng cần sự mạnh mẽ, quí phái, cổ điển…và phải là đơn

vị mạnh, có tài chính lớn Nhóm sản phẩm này phục vụ cho việc lát nền bằng đáđánh bóng, đá ốp chân tường, đá lát cầu thang ( chủ yếu là đá Granit, Marble.) đến

đá mỹ nghệ trang trí trong các phòng lớn, Các sản phẩm trong nhà vệ sinh, phòngtắm như: bồn tắm, chậu rửa mặt, đá ốp tường… Hiện nay đối tượng khách hàngchính với loại sản phẩm này là thị trường Tây Âu, Bắc Âu, và một số là thị trườngtrong nước

- Các sản phẩm đá cho các công trình ngoài trời:

Chủ yếu được dùng để lát sân, nền công trình, hè phố, ốp chân các công trìnhngoài trời, ốp tường bề mặt ngoài, làm các công trình bằng đá như tượng, đài phunnước…cho các công trình xây dựng, trụ sở, các công trình dân dụng hoạc côngcộng Với giá thành cao, sản xuất hàng loạt Đối tượng khách hàng chủ yếu là chủcác công trình xây dựng nói trên của các thị trường Tây Âu, Bắc Âu, Mỹ… một số

là thị trường trong nước nhưng rất hạn chế

Một số sản phẩm đá xẻ tiêu biểu của đá Thanh Hóa.

Trang 12

( H1) Đá ốp tường ( H2) Đá Chẻ

( H3) Đá lát cầu thang ( H4) Bồn tắm, Lavaabo…

( H5) ốp tường trong phòng (H6)Đá ốp tường ngoài trời

Trang 13

( H7) Đèn ( H8)

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐÁ XẺ THANH HOÁ II.1 Khả năng sản xuất của ngành công nghiệp đá xẻ Thanh Hoá.

II.1.1 Về nhân lực và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực.

- Đánh giá lao động thành 3 đối tượng:

+Quản trị viên điều hành doanh nghiệp và cơ sở sản xuất

+Công nhân có kỹ thuật

+Đối tượng lao động giản đơn(Công nhân khai thác, sản xuất)

- Hiệu quả của việc sản xuất kinh doanh đá phụ thuộc vào trình độ (ở từng bộ phận,chức năng của đội ngũ nhân lực), điều kiện lao động, chính sách của đơn vị đối vớicông nhân viên doanh nghiệp

Qua điều tra của tác giả về nguồn nhân lực hiện tại của các doanh nghiệp nhưsau:

Bảng 2: Nhóm các Quản trị viên trong doanh nghiệp xét về trình độ:

( chú thích: - DN: Số lượng doanh nghiệp có nhân lực ở trình độ trên

Trang 14

- CNg: Số lượng nhân lực trong doanh nghiệp ở trình độ.)

100% các cơ sở sản xuất nhỏ thì quản trị viên cấp cao cũng là quan trị viên cơ sở

và quản trị viên trung gian đều chưa qua đào tạo

*Từ bảng số liệu và quá trình tìm hiểu của tác giả nhận xét :

- Các doanh nghiệp có quy mô lớn thì có trình độ của Quản trị viên cấp cao

và trung gian ngày một cao, tổ chức sản xuất phù hợp với quy mô và sự phát triểncủa doanh nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ thì số lượng quản trị viên có trình độ cao

ít, hầu hết là chưa qua đào tạo, làm ăn theo lối mòn truyền thống chưa áp dụngchiến lược trong kinh doanh

- Số lượng doanh nghiệp mà có các quản trị viên cấp cao có trình độ học vấnchưa cao, ảnh hưởng tới tầm chiến lược và phát triển của doanh nghiệp, lối cư sửtrong kinh doanh có phần bị hạn chế

- Với trình độ của các cấp quản trị như trên thì việc yếu kém trong các nghiệp

vụ như : quản trị kinh doanh, quản trị tài chính, quản trị Marketing là đương nhiên,điều này dẫn đến khả năng hội nhập của các doanh nghệp đá xẻ Thanh Hoá cònnhiều hạn chế

- Số lượng các doanh nghiệp lớn có trình độ của quản trị viên cấp cao ngàymột cao, là do phát triển từ những cơ sở sản xuất nhỏ, tồn tại có được đi học năngcao kiến thức, hoặc do sự đầu tư vào ngành ngay tư ban đầu với số vốn lớn, nêntrình độ của quản trị viên quản trị số vốn này phải tương đối lớn, VD: Công ty liêndoanh VINASTONE, Cty TNHH Đại Nam

Bảng 3: Nhóm các công nhân kỹ thuật trong doanh nghiệp:

Đã qua đào tạo

Trang 15

Cao Học Đại học CĐ, Tr.Cấp,

ĐT nghề

Chưa đào tạo

*Từ bảng trên ta nhận xét:

- Tuy đây là ngành có công nghệ và kỹ thuật giản đơn, nhưng để sử dụng tối

ưu hoá cần có đội ngũ cán bộ giám sát kỹ thuật lành nghề, có tay nghề, trình độ Sốlượng này còn ít và hạn chế

- Chưa nhiều thợ kỹ thuật có trình độ cao, tập trung chủ yếu ở các doanhnghiệp có vốn lớn, quy mô sản xuất rộng, tổ chức sản xuất hợp lý, chặt chẽ

- Chưa có đội ngũ thợ cơ khí – sửa chữa máy móc cố tay nghề, trình độ caotrong khi đây là ngành mà có sự hỏng hóc máy móc diễn ra liên tục, với độ nghiêmtrọng cao ở những bộ phận quan trọng ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất của doanhnghiệp

( Đáng chú ý là hầu hết các doanh nghiệp khi tác giả tìm hiểu thì không cócán bộ kỹ thuật trong việc khai thác đá có hiệu quả, đó là việc: xác đinh vị trí đánhmìn đá, định dạng các mạch đá, vỉa đá để khai thác đá không bị nát vụn đá, “om”

đá, giữ gìn mỏ đá, khai thác có hiệu quả Thứ nữa là chưa có cán bộ kỹ thuật trongviệc định dạng chính sác nhằm tối ưu hoá tảng đá được đưa từ mỏ và dùng để xẻthô Điều này ảnh hưởng lớn tới năng xuất, độ hao phí của nguyên liệu đá xẻ, ảnhhưởng tới kết quả sản xuất của doanh nghiệp)

Trang 16

Nhóm công nhân giản đơn:

*Qua điều tra số lượng công nhân chủ yếu trong doanh nghiệp : có 17/40

doanh nghiệp có lao động địa phương chiếm trong khoảng 70-90% tổng lao động,

số còn lại có số công nhân địa phương chiếm > 90% lao động Điều này cho thấymặt tích cực của ngành sản xuất đá xẻ trong việc giải quyết lao động tại địa phương,song cũng từ thực tế các doanh nghiệp cho thấy, các công nhân địa phương chủ yếu

là nông dân, ý thức về sản xuất công nghiệp còn rất kém, nhất là trong tác phongcông nghiệp, ý thức kỷ luật trong sản xuất nhiều công đoạn chưa tốt, khả năng nắmbắt kỹ thuật còn hạn chế, nên trong thao tác còn chậm

độ sản xuất của doanh nghiệp Công nhân này 100% là “ Công nhân áo nâu”

- Đây là nghề “ Nặng nhọc và nguy hiểm” do đó mức độ gắn bó với nghề của

công nhân là rất thấp, không coi nghề đá là nghiệp thay cho nghề Nông nghiệp mặc

dù nghề này có thu nhập cao hơn ( 100% Doanh nghiệp trả lương cho Công nhântrung bình trên 500.000VNĐ/1 tháng)

- Qua điều tra cũng cho thấy số lượng các doanh nghiệp có các tổ chức Đoànthể như Công đoàn, Đoàn thanh niên, Chi hội phụ nữ là 6 Điều này cho thấy cácdoanh nghiệp chưa thấy hết vai trò của các tổ chức đoàn thể trong việc tạo sự gắn

bó giữa công nhân với doanh nghiệp, với nghề, tạo sự tin tưởng và chỗ dựa tinhthần quan trong cho công nhân yên tâm sản xuất

II.1.2.Về Máy móc – thiết bị , kỹ thuật – công nghệ.

Máy móc thiết bị cho khai thác và sản xuất đá xẻ chủ yếu bao gồm: máy xẻ,máy cắt, máy đánh bóng đá, tuỳ thuộc vào từng loại sản phẩm xẽ có các máy móc,

Trang 17

thiết bị chuyên dùng khác nhau, như máy: bào, băm, đánh cạnh đá Các phươngtiện vận chuyển chủ yếu là : máy cẩu, xe tải để tham gia sản xuất.

Theo kết qủa điều tra của tác giả thì khả năng sản xuất của các doanh nghiệp

đá Thanh Hoá thể hiện như sau

Bảng 2: Quy mô sản suất và hao phí sản xuất của các doanh nghiệp đá Thanh

Hoá ( đơn vị : Doanh nghiệp)

( CXKT: Công xuất Khai thác)

Theo số liệu của Sở Công nghiệp và Sở Kế Hoạch - Đầu tư Tỉnh Thanh Hoáthì kết quả sản xuất được thể hiện trong bảng sau:

2003

Năm2004

Năm 2005

% So Sánh04/03 05/04

*Từ kết quả trên ta có thể đánh giá :

- Với các doanh nghiệp lớn thì độ hao phí sản phẩm ít hơn các doanh nghiệpnhỏ

Trang 18

- Số lượng các doanh nghiệp lớn ít hơn các doanh nghiệp nhỏ thể hiện lối sảnxuất manh mún, nhỏ lẻ, tự phát do nhu cầu thị trường chưa có sự quy hoạch cụ thể.

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư lớn đã đầu tư đồng bộ hơn vào máy móc thiết

bị hiện đại, nhất là trong khâu vận chuyển đá từ Mỏ đến Cơ sở sản xuất, các khâutrong quá trình sản xuất có máy móc hiện đại làm giảm hao phí, đồng thời do đượcđầu tư máy móc hiện đại nên doanh nghiệp có khả năng sản xuất tận dụng nhữngphế liệu dùng lại cho sản xuất chinh và một phần dùng cho sản xuất phụ, các phếliệu không dùng lại của các cơ sở sản xuất nhỏ được thu gom làm nguyên liệu chocác doanh nghiệp lớn, phế liệu không dùng lại của doanh nghiệp lớn chủ yếu dùng

để san lấp mặt bằng

- Ở các mỏ khác nhau thì có chất lượng đá khác nhau do đó có sự khác nhau

về hao phí

- Hiện tại ở các khu công nghiệp vấn đề sửa chữa bảo dưỡng máy móc thiết

bị còn hạn chế ( chưa có cơ sở sửa chữa máy móc thiết bị ) chủ yêu là tự sửa chửanên đáp ứng nhu cầu sản xuất còn hạn chế

II.1.3 Về Mặt bằng sản xuất:

Mặt bằng sản xuất của doanh nghiệp tập trung chủ yếu là vấn đề về nơi làmviệc của các doanh nghiệp Theo quyết định số 467/2003/QĐ-UB ngày 12/02/2003của UBND tỉnh Thanh Hoá về ban hành quy định tạm thời một số chính sáchkhuyến khích phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Việcthực hiện quyết định này đối với ngành đá xẻ thì tập trung quy hoạch giải phóngmặt bằng, cấp đất, cấp mỏ cho các nhà đầu tư tham gia sản xuất đá xẻ tại Hà Trung,Vĩnh Lộc, Đông Sơn, Thành phố Thanh Hoá tạo thành các khu, cụm công nghiệp

Trang 19

làng nghề với diện tích từ 7-13 ha Theo kết quả báo cáo của sở Kế hoạch- Đầu tưtỉnh Thanh Hoá thì hiện nay diện tích cho các khu công nghiệp sản xuất đá xẻ là35ha, cấp được trên 2 tỷ m2 mỏ đá cho các doanh nghiệp tham gia sản xuất tại:

+Hà Trung: Khu Hà Phong – Hà Đông ( với khoảng 13ha), Cụm Hà Lĩnh

(khoảng7ha), cụm Hà Tân (khoảng3ha)

+Đông Sơn: Khu Đông Hưng (khoảng 15ha).

+Vĩnh Lộc: Cụm Vĩnh Minh ( khoảng 10ha)

+Thành Phố Thanh Hoá: nằm dải dác.

Phương thức thực hiện là :

- Huyện cho quy hoạch các khu công nghiệp sau đó mời tham gia đầu tư, khi

đã có doanh nghiệp đăng ký đầu tư rồi Huyện cùng doanh nghiệp tham gia công tácgiải phóng mặt bằng với hình thức Huyện là trung gian giải quyết hành chính giữaDoanh nghiệp và nhân dân cùng thoả thuận đền bù nên tốc độ nhanh tránh khiếukiện

- Huyện hỗ trợ và cùng Doanh nghiệp xây dựng các cơ sở hạ tầng: điện,đường, bảo vệ an ninh cho doanh nghiệp nhanh chóng, an toàn để đi vào sản xuất

Ngoài các doanh nghiệp tham gia vào các khu công nghiệp còn một số doanhnghiệp cực nhỏ lại tập trung dải dác gần các mỏ đá có được tạo điều kiện về mặtbằng sản xuất:

Theo điều tra của tôi về việc đánh giá những ảnh hưởng của Mặt bằng sảnxuất hiện tại tới việc sản xuất của doanh nghiệp thì có 29% Doanh nghiệp trả lời làtốt nhất, 18 % trên Trung Bình 32 %Trung Bình 21 %Kém

II.2.Chính sách giá, chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp trong ngành:

II.2.1 Về chất lượng sản phẩm Đá Xẻ:

Khác với các sản phẩm khác khi nói tới chất lượng sản phẩm là nói tới cácchỉ tiêu chất lượng với các đơn vị cấu thành sản phẩm, nhưng với đá xẻ thì khácchất lượng của đá được phản ánh ngay qua mầu sắc, độ cứng, độ bóng của đá,khách hàng có thể nhận biết ngay khi nhìn thấy sản phẩm, riêng 2 yếu tố về độ cứng

Trang 20

và mầu sắc không thể tách rời Với các sản phẩm khác nhau có màu sắc đặc trưngkhác nhau.

II.2.2 Về giá cả:

Cạnh tranh về giá cả chủ yếu sử dụng chiến lược dẫn đầu về chi phí Khácvới các sản phẩm khác về thành phần cấu tạo chỉ bao gồm các loại đá, qua quá trìnhcông nghệ sản xuất đá tạo nên sản phẩm mà không có nguyên liệu phụ, trong khi đóthuế tài nguyên đá không cao Điều này cho thấy chiến lược giảm chi phí ở chỗgiảm các nguồn đầu vào : lao động, vốn điều này lại rất phù hợp với các cơ sởsản xuất nhỏ, lẻ Một vấn đề đáng qua tâm hiện nay là : giá bán của đá xẻ ngàymột giảm từ 20USD/1m2 tháng 9/2004 đến nay còn 7USD/m2 ( đá lát nền hè phố)

và chính các cơ sở sản xuất nhỏ chủ yếu là đơn vị gia công cho các doanh nghiệplớn, vấn đề này do mấy nguyên nhân sau:

+ Cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các doanh nghiệp với nhau trong cùngmột vùng, không thống nhất về giá giữa các doanh nghiệp, kinh doanh theo kiểumạnh ai nấy làm, tranh giành khách hàng lẫn nhau, nên liên tục bị ép giá từ kháchhàng khiến giá trượt giảm nhanh chóng

+ Do nguồn nguyên liệu đá đang còn dồi dào, kiểm soát về nguồn tài nguyênkém, thuế tài nguyên thấp, chi phí sản xuất của các doanh nghiệp nhỏ thấp hơn cácdoanh nghiệp lớn nên giá thành ở các doanh nghiệp nhỏ thấp hơn ở các doanhnghiệp lớn, do đó giá bán của doanh nghiệp nhỏ nhỏ hơn doanh nghiệp lớn Điềunày buộc các doanh nghiệp lớn tăng cường việc nhờ gia công ở các doanh nghiệpnhỏ, vô hình chung đã tạo động lực cho việc sản xuát tự phát, manh mún, cạnhtranh của các doanh nghiệp với nhau là cạnh tranh về cơ sở gia công, đôi khi làngay chính đơn vị gia công với doanh nghiệp nhờ gia công

Việc cạnh tranh thiếu lành mạnh khiến giá giảm là điều không tốt cho sảnphẩm đá xẻ, bởi đây là sản phẩm mới ra thị trường, cũng là sản phẩm đặc biệt do đóchính sách “ Hớt váng” đưa giá cao là hợp lý hơn cả trong khi đó sản phầm đá xẻngay từ đầu đã bị khách hàng coi nhẹ thì việc phát triển doanh nghiệp trong thờigian tới gặp nhiều khó khăn

Trang 21

II.2.3 Về dịch vụ và Marketing:

Hiện nay dịch vụ cho sản xuất đá xẻ chưa được quan tâm đúng mức, thể hiện

đã có dịch vụ tư vấn xây dựng, lắp đặt hoặc hướng dẫn lắp đặt các sản phẩm tại cáccông trình xây dựng, công tác xúc tiến bán hàng, nhưng việc thực hiện chưa chuyênnghiệp, không xuất phát từ lợi ích của khách hàng Marketing cũng vậy, theo kếtquả điều tra của nhóm tác giả thì có 23 doanh nghiệp cho rằng khó khăn trong côngtác marketing là chưa có phương pháp tiếp cận, có 14 là chưa có mạng lưới phânphối, có 35 là khách hàng chưa quen sản phẩm, trong đó có tới 6 doanh nghiệp chorằng khó khăn bởi tất cả các yếu tố đó

II.2.4 Về sản phẩm đá xẻ.

Với truyền thống sản xuất đá sẻ lâu đời, hiện nay đã có hàng chục công ty,hàng trăm cơ sở sản xuất đá sẻ trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá Tuy nhiên, cũng nhưnền kinh tế thị trường non trẻ của Việt Nam, việc sản xuất và kinh doanh đá sẻ cũngchỉ thực sự phát triển từ vài năm trở lại đây Cùng với đó là những khái niệm chưahoàn chỉnh của các doanh nghiệp cũng như của các cơ quan chức năng về cạnhtranh của thị trường Điều đó tất yếu dẫn đến sự thờ ơ, quan tâm chưa đúng mựccủa các doanh nghiệp về vai trò của việc nghiên cứu các lý thuyết về cạnh tranh Vàcuối cùng sẽ dẫn tới việc kinh doanh kém hiệu quả, không khai thác hết tiềm năngsản xuất của ngành Đây là sự lãng phí không đáng có, và nếu kéo dài có thể trởthành sự đe dọa cho sự phát triển của đá sẻ Thanh Hoá trước sự cạnh tranh gay gắt

từ các thương hiệu đá sẻ nội địa khác và đá nước ngoài, đặc biệt là đá Trung Quốc

II.3 Tình hình tiêu thụ sản phẩm đá xẻ :

II.3.1 Kết quả tiêu thụ sản phẩm:

Theo kết quả điều tra của tác giả thì có khoảng 10 % doanh nghiệp có mứctiêu thụ sản phẩm hàng năm đạt trong khoảng từ 40-80% sản phẩm, còn lại có 90%đoanh nghiệp có mức tiêu thụ >80% sản phẩm / hàng năm Mức lợi nhuận hằngnăm, có 67% doanh nhiệp có lợi nhuận < 100 triệu VNĐ, còn 33% doanh nghiệp có

Trang 22

lợi nhuận trong khoảng 100-500 triệu VNĐ Theo báo cáo của ban kinh tế tỉnh uỷThanh Hoá , thì năm 2004 sản phẩm đá tiêu thụ là 2.300.000 tấn, doanh thu đạt 61

tỷ đồng nộp ngân sách 519 triệu vnđ

Điều này cho thấy mức độ tiêu thụ là tương đối lớn, song lợi nhuận thu vềnhỏ bởi với năng lực tài chính hạn chế, hầu hết theo đơn đặt hàng thụ động củanước ngoài hoặc các nhà kinh doanh lớn tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh do đóchưa chủ động chiếm lĩnh thị trường, mở rộng sản xuất và tiêu thụ Về tình hìnhtiêu thụ sản phẩm đá xẻ ta xem bản báo cáo về giá trị xuất khẩu và giá trị xuất khẩu,các mặt hàng xuất khẩu, thị trường xuất khẩu đá xẻ của một số doanh nghiệp trongmấy tháng cuối năm năm 2005 như sau:

Bảng 5: Giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp sản xuất Đá xẻ Thanh Hóa

Đơn vị: 1000USD

Tên đơn vị Gtrị XK

2002

Gtrị XK 2003

Gtrị XK 2004

Trang 23

DN Lu Thuỷ 7

Nguồn: Sở Công nghiệp Thanh Hóa

( Trang bên là số liệu về số lượng xuất khẩu, giá trị xuất khẩu, mặt hàng xuấtkhẩu và thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn kinh doanh lớn tại ThanhHóa.)

Trang 27

II.3.2 Nhóm khách hàng và khu vực thị trường.

Khu vực thị trường ta có thể chia như sau:

+ Thị trường trong nước: Tập trung ở các thành phố lớn: Hà Nội, TP Hồ ChíMinh, Hải Phòng, Quảng Ninh v v Đối tượng khách hàng chủ yếu đó là cácnhà xây dựng công trình, đối tượng công trình cụ thể là: Các tượng đài, Quảngtrường, công viên, đài tưởng niệm, nhà bảo tàng, các công trình dân dụng tronggia đình

Với các sản phẩm chủ yếu là : Đá lát sân, đá lát nền, đá ốp cầu thang, đá ốp các bậctam cấp, đá làm Lavabô, bồn tắm ,

+ Thị trường ngoài nước: Hiện tại đã có một số doanh nghiệp xuất khẩu trưctiếp và uỷ thác xuất khẩu đến các nước: Bỉ , Đài Loan, Hà Quốc, Hà Lan, Mỹ ,Đối tượng khách hàng chủ yếu của các doanh nghiệp là các doanh nghiệp Thươngmại trong nước và nước ngoài Các sản phẩm chủ yếu xuất khẩu là : Đá ốp ,lát

II.3.3 Phương thức tiêu thụ sản phẩm đá:

Phương thức tiêu thụ sản phẩm chính hiện nay của các doanh nghiệp đáThanh Hoá là : bán hàng trực tiếp qua đơn đặt hàng, bán hàng qua công ty ThươngMại Trong hoạt động thương mại Quốc tê thì chủ yếu sử dụng phương pháp giaodịch thông thường.Theo số liệu điều tra của nhóm tác giả thì : số doanh nghiệp bánhàng trực tiếp 9/40, số doanh nghiệp bán hàng qua công ty thương mại 5/40, sốdoanh nghiệp bán hàng cả hai hình thức là :26/40 Nếu xét theo mức vốn thì có 3

Trang 28

doanh nghiệp có mức vốn khoảng (1-5tỷ VNĐ) thực hiện theo cả hai hình thức, sốlượng còn lại thực hiện theo một trong hai hinh thức Xét từng hình thức như sau:

- Về Hình thức bán hàng trực tiếp theo đơn đặt hàng:

Đây là hình thức chủ yếu, đơn đặt hàng do các công ty nước ngoài chủ yếu là

Hà Lan, Bỉ, Mỹ , Đặt hàng trực tiếp tại các công ty xây dựng , các công trình xâydựng trong nước, song số lượng này rất ít Đơn đặt hàng có thể là các công tyThương Mại, hoặc ngay cả doanh nghiệp sản xuất đá ( Cty Liên DoanhVINASTONE là một ví dụ), việc các doanh nghiệp sản xuất đá có số vốn lớn hơnđặt gia công ở các cơ sở sản xuất nhỏ giúp các cơ sở đó phát triển, tận dụng tối đachi phí cho doanh nghiệp Tuy nhiên việc này cũng làm cho nhiều cơ sở sản xuấtnhỏ ra đời với vốn kỹ thuật kém dẫn đến hao phí tài nguyên đá, và phần nào đó hìnhthức này làm cho các doanh nghiệp trở nên thụ động trong sản xuất, một số lớn lạitrông chờ, ỷ lại các doanh nghiệp có thị trường liên tục, điều này là không tốt bởi sựkhông chủ động này khiến doanh nghiệp có thể bị ép giá từ khách hàng, hoặc có thể

bị giải tán hàng loạt Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là việc các doanhnghiệp đầu tư cho nghiên cứu thị trường còn ít, có 8 doanh nghiệp có điều tra thịtrường, với số kính phí trích ra là nhỏ hơn 10% lợi nhuận Số lượng còn lại thìkhông quan tâm

-Về Hình thức bán hàng qua công ty Thương mại

Hình thức này được một số các doanh nghiệp có số vốn nhỏ sử dụng là chủyếu, hoặc một số doanh nghiệp có vốn lớn thông qua công ty thương mại nướcngoài Theo điều tra thì các công ty thương mại có cả công ty thuộc tỉnh, công tyngoài tỉnh và công ty nước ngoài, Đối với công ty ngoài tỉnh thì chỉ có ở Hà Nội vàThành phố Hồ Chí Minh, Công ty nước ngoài có một doanh nghiệp áp dụng Việccác doanh nghiệp lựa chọn hình thức này sẽ giúp cho việc lưu thông một cách mạnh

mẽ, tuy nhiên dễ bị ép giá và cạnh tranh không lành mạnh

-Một số chú ý về phương thức tiêu thụ sản phẩm hiện nay,

+Đó là việc các doanh nghiệp chưa đầu tư thoả đáng vào việc tìm hiểu vàđiều tra thị trường, việc bán hàng nhiều khi do cạnh tranh thiếu lành mạnh dẫn đến

Trang 29

tình trạng mạnh ai nấy làm, làm hẹp thị trường dẫn đến khó khăn trong việc ấn địnhgiá cả, mở rộng hình thức tiêu thụ.

+Hỗ trợ về chính sách khuyến khích tiêu thụ sản phẩm của các cơ quan nhànước còn hạn chế, các phương pháp xúc tiến bán hàng chưa được áp dụng rộng rãi

+Các doanh nghiệp chưa nghĩ tới việc xây dựng thương hiệu cho “Đá ThanhHoá” trên các sản phẩm của mình, cho nên còn kém cạnh tranh, hội nhập thị trườngQuốc tế

II.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành.

II.4.1 Các nhân tố ngoài ngành.

Xem xét các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành như:Môi trường kinh tế, môi trường công nghệ, môi trường văn hoá- xã hội, Môi trường

tự nhiên, Môi trường pháp lý, Môi trường toàn cầu Tác giả nhận thấy môi trườngpháp lý và môi trường toàn cầu là có sự tác động lớn đến sự phát triển của ngành,

do đó tác giả tập trung phân tích hai yếu này như sau:

* Quản lý của tỉnh với đá xẻ Thanh Hoá:

Với các chính sách của nhà nước và của Tỉnh Thanh Hoá được thể hiện nộidung ở phần 1.4.1 nói rõ về quản lý của tỉnh trong quy hoạch và xây dựng chiếnlược cho các ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trong tỉnh nói chung vàngành công nghiệp sản xuất đá nói riêng

+ Quản lý của tỉnh trong quy hoạch sản xuất đá xẻ:

Thực hiện quyết định 467/ NQ-UB của UBND tỉnh Thanh Hoá, Sở côngnghiệp đã hướng dẫn, xây dựng Quy hoạch phát triển Công nghiệp- tiểu thủ côngnghiệp giai đoạn 2001-2010 cho các huyện , thị xã, Thành phố , chỉ đạo xây dựngcụm công nghiệp làng nghề, tại các địa phương Đối với công nghiệp đá xẻ từ năm

2001 đến nay đã quy hoạch được khu công nghiệp làng nghề : Hà Phong- Hà Đông( Hà Trung)với diện tích 13ha có 9 doanh nghiệp đang sản xuất, các cụm côngnghiệp ra đời như Hà Lĩnh ( Hà Trung), Cụm Vĩnh Minh( Vĩnh lộc) đi vào sảnxuất có kết quả cao

Trang 30

- Việc quy hoạch đồng thời mặt bằng sản xuất , đường xá, điện, hệ thống sử

lý chất thải v v tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia sản xuất

- Hạn chế trong việc quản lý quy hoạch đó là chưa quy hoạch các đối tượng

là cơ sở sản xuất nhỏ, cực nhỏ để co cụm dễ dàng trong việc quản lý sản xuất, nhất

là trong quản lý môi trường ô nhiễm do chất thải ở các khu này ( hiện nay có

khoảng gần 60 cơ sở không nằm trong quy hoạch )

+ Quản lý của tỉnh trong xây dựng chiến lược phát triển sản xuất đá xẻ:

- Chiến lược xây dựng nghề sản xuất đá xẻ là một trong các ngành mũi nhọncủa tỉnh, sản phẩm xuất khẩu có giá trị kinh tế cao

- Chính sách xây dựng thương hiệu cho đá Thanh Hoá (1 trong 10 đề tàitrọng tâm của tỉnh Thanh Hoá năm 2005)

- Chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc xúc tiến thương mại, nghiêncứu sản phẩm, phát triển thị trường

- Có địa phương như huyện Hà Trung thực hiện chính sách điều kiện thamgia khu công nghiệp với các nhà đầu tư vào khu công nghiệp Hà Phong, đó là phảithoả mãn điều kiện về vốn lớn, có đủ năng lực sản xuất cao, số công nhân lớn, đảmbảo về giải quyết chất thải nên đã đưa vào khu công nghiệp những đơn vị có quy

củ, hệ thống

- Có nhiều chính sách khuyến khích phát triển của ngành công nhiệp đá xẻnhưng còn tồn tại nhiều hạn chế như : việc cấp giấy phép khai thác đá cho cácdoanh nghiệp thời hạn 1 năm là không hợp lý, trong khi lằng nhằng về thủ tục hànhchính trong việc cấp phép này, lấy ví dụ một số doanh nghiệp Hà Trung sau mộtnăm hết hạn khai thác đã xin cấp phép mới trong khi thủ tục chuyển lên xong, ngày10/1/2005 đã được duyệt nhưng mãi đến 3/3/2005 vẫn chưa được cấp giấy phép,làm chậm tiến độ sản xuất của doanh nghiệp

* Môi trường toàn cầu.

Sự hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với thế giới như tham gia ASEAN, gianhập APTA, APEC, và tiến tới gia nhập WTO Đây là cơ hội cho các doanh nghiệpsản xuất đá xẻ, tuy nhiên cúng có nhiều thách thức lớn, thể hiện:

Trang 31

- Cơ hội:

+ Tuy hiện nay đã có một số doanh nghiệp chủ động tìm kiếm thị trường một

số nước, nhưng chủ yếu các doanh nghiệp vẫn còn thụ động trong việc tìm kiếm thịtrường nước ngoài, nhiều doanh nghiệp chỉ đảm nhận vai trò Uỷ thác xuất khẩuphần lớn các doanh nghiệp còn lại đảm nhận việc gia công cho một số công tythương mại lớn, nên tuy vẫn thu được lợi nhuận nhưng lợi nhuận đó chưa thực sựđúng với phần mà doanh nghiệp xứng đáng được hưởng Nguyên nhân của tìnhtrạng này là : Các doanh nghiệp không có đủ tiềm lực để tìm hiểu thị trường, cácthông tin về thị trường nước ngoài ít, Việc các doanh nghiệp nước ngoài tìm kiếmđối tác về đá xẻ Thanh Hoá gặp khó khăn , Vì vậy, khi hội nhập là cơ hội để cácdoanh nghiệp Thanh Hoá tiếp cận và mở rộng thị trường nước ngoài

+ Tham gia hội nhập, các doanh nghiệp Thanh Hoá sẽ có cơ hội được tiếpnhận những kinh nghiệm trong quản lý, kinh doanh, khoa học công nghệ

- Thách thức:

Thách thức chủ yếu của đá xẻ Thanh Hoá trong quá trình hội nhập đó là cácđối thủ cạnh tranh như Trung Quốc, Ân Độ, và các nước khác đầu tư vào ngànhtrong khi sự chuẩn bị về mọi mặt để hội nhập của các doanh nghiệp Thanh Hoá cònnhiều vấn đề yếu kém

II.4.2 Phân tích môi trường nội bộ ngành.

Trong đề tài này, tác giả xin phép được đề cập đến mô hình năm áp lực củaM.Porter, nhằm đưa ra những vấn đề căn bản của cạnh tranh, từ đó phân tích thựctrạng cạnh tranh đối với ngành sản xuất đá sẻ tỉnh Thanh Hoá

M.Porter đã nêu ra 5 lực lượng cạnh tranh trong môi trường ngành, đó là:các đối thủ cạnh tranh hiện có, những đối thủ cạnh tranh tiềm năng, các nhà cungcấp, những khách hàng, và các sản phẩm thay thế

Trang 32

- Đối thủ cạnh tranh hiện có:

Sản phẩm cạnh tranh với sản phẩm đá của Thanh Hoá đó là của các địaphương: Quảng Nam, Bình Định, Ninh Bình, các sản phẩm của nước ngoài như:Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan

Thị trường trong nước thì chỉ có : Quảng Nam, Bình Định, Ninh Bình và

Trung Quốc nhưng cũng chỉ có thể cạnh tranh với sản phẩm đá của Thanh Hoá ởmột số loại sản phẩm mà thôi, Ví dụ như : Đá Granit ốp cầu thang, chân tường haycòn có thể lát nhà

Một số loại sản phẩm đá Mỹ nghệ như: Đài phun nước, chậu hoa, đồ nội thấtnhư bàn, ghế là các sản phẩm của Quảng Nam, Ninh Bình Còn lại rất nhiều cácsản phẩm khác không thể cạnh tranh với đá Thanh Hoá bởi như đã nói ở trên với lợithế có loại đá MARBLE với trữ lượng lớn, phù hợp với nhiều loại sản phẩm, đangđược ưa chuộng nên trong nước chủ yếu là sản phẩm của đá Thanh Hoá, các sảnphẩm của các địa phương khác cạnh tranh yếu

Thị trường Quốc tế: hiện nay khi các đã vươn ra quốc tế, thị trường chủ yếu

là các nước EU, Mỹ, Nhật, Đài Loan , với các sản phẩm là đá MARBLE dùng đểlát đường, hè phố, hay các sản phẩm mỹ nghệ trang trí nội thất như lát nền, bồntắm, chậu rửa mặt Đối thủ cạnh tranh với đá Thanh Hoá chủ yếu cạnh tranh hai loạisản phẩm là đá lát nền nhà và đá lát hè phố của các nước như Trung Quốc, Ân Độ,

Doanh nghiệp và đối thủ hiện tại

Áp lực của

nhà cung ứng

Áp lực của Khách hàng

Sản phẩm thay thế

Ngày đăng: 07/12/2012, 09:32

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Mô tả sản phẩm chủ yếu của các doanh nghiệp và các địa phương. - Thực trạng phát triển ngành công nghiệp Đá xẻ Thanh Hóa
Bảng 1 Mô tả sản phẩm chủ yếu của các doanh nghiệp và các địa phương (Trang 10)
Qua điều tra bằng bảng hỏi đối với 40 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đá xẻ Trên địa bàn 3 huyện: Hà Trung, Đông Sơn, Thành Phố Thanh Hóa - Thực trạng phát triển ngành công nghiệp Đá xẻ Thanh Hóa
ua điều tra bằng bảng hỏi đối với 40 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đá xẻ Trên địa bàn 3 huyện: Hà Trung, Đông Sơn, Thành Phố Thanh Hóa (Trang 10)
Bảng 1: Mô tả sản phẩm chủ yếu của các doanh nghiệp và các - Thực trạng phát triển ngành công nghiệp Đá xẻ Thanh Hóa
Bảng 1 Mô tả sản phẩm chủ yếu của các doanh nghiệp và các (Trang 10)
(Nguồ n: Điều tra chọn mẫu bằng bảng hỏi do tác giả tiến hành.) - Thực trạng phát triển ngành công nghiệp Đá xẻ Thanh Hóa
gu ồ n: Điều tra chọn mẫu bằng bảng hỏi do tác giả tiến hành.) (Trang 11)
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐÁ XẺ THANH HOÁ II.1. Khả năng sản xuất của ngành công nghiệp đá xẻ Thanh Hoá. - Thực trạng phát triển ngành công nghiệp Đá xẻ Thanh Hóa
1. Khả năng sản xuất của ngành công nghiệp đá xẻ Thanh Hoá (Trang 13)
Bảng 2: Nhóm các Quản trị viên trong doanh nghiệp xét về trình độ: - Thực trạng phát triển ngành công nghiệp Đá xẻ Thanh Hóa
Bảng 2 Nhóm các Quản trị viên trong doanh nghiệp xét về trình độ: (Trang 13)
*Từ bảng trên ta nhận xét: - Thực trạng phát triển ngành công nghiệp Đá xẻ Thanh Hóa
b ảng trên ta nhận xét: (Trang 15)
Bảng 2: Quy mô sản suất và hao phí sản xuất của các doanh nghiệp đá Thanh Hoá ( đơn vị : Doanh nghiệp) - Thực trạng phát triển ngành công nghiệp Đá xẻ Thanh Hóa
Bảng 2 Quy mô sản suất và hao phí sản xuất của các doanh nghiệp đá Thanh Hoá ( đơn vị : Doanh nghiệp) (Trang 17)
Bảng 2: Quy mô sản suất và hao phí sản xuất của các doanh nghiệp đá Thanh - Thực trạng phát triển ngành công nghiệp Đá xẻ Thanh Hóa
Bảng 2 Quy mô sản suất và hao phí sản xuất của các doanh nghiệp đá Thanh (Trang 17)
Bảng 5: Giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp sản xuất Đá xẻ Thanh Hóa - Thực trạng phát triển ngành công nghiệp Đá xẻ Thanh Hóa
Bảng 5 Giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp sản xuất Đá xẻ Thanh Hóa (Trang 22)
Bảng 5: Giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp sản xuất Đá xẻ Thanh Hóa - Thực trạng phát triển ngành công nghiệp Đá xẻ Thanh Hóa
Bảng 5 Giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp sản xuất Đá xẻ Thanh Hóa (Trang 22)
- Bảng hiệu: bên cạnh thương hiệu riêng của doanh nghiệp, phải có dấu hiệu ( cách thiết kế, logo đá xẻ Thanh Hoá…) được xử dụng chung cho tất cả các cửa  hàng bán đá xẻ Thanh Hoá trong cả nước. - Thực trạng phát triển ngành công nghiệp Đá xẻ Thanh Hóa
Bảng hi ệu: bên cạnh thương hiệu riêng của doanh nghiệp, phải có dấu hiệu ( cách thiết kế, logo đá xẻ Thanh Hoá…) được xử dụng chung cho tất cả các cửa hàng bán đá xẻ Thanh Hoá trong cả nước (Trang 58)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w