Chất thải có thể ở dạng rắn, khí, lỏng hoặc một số dạng khác theo Điều 2 Luật Bảo vệ môi trường Việc phân loại chất thải hiện nay chưa có những quy định thống nhất,tuy nhiên bằng cách n
Trang 1Tiểu luận THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP RÁC THẢI SINH
HOẠT HÀ NỘI
Trang 2PHẦN MỞ ĐẦU
Môi trường hiện nay đang là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm củacác quốc gia trên thế giới Những biến đổi khí hậu toàn cầu gần đây đang tácđộng không nhỏ tới cuộc sống con người như một lời cảnh báo về sự xuốngcấp nghiêm trọng của môi trường Trái đất nóng lên dẫn tới băng tan làmnước biển dâng lên, thu hẹp diện tích đất liền, các thiên tai xảy ra thườngxuyên hơn với sức tàn phá lớn hơn.Việt Nam không nằm ngoài vòng ảnhhưởng đó Nước ta với đường bờ biển dài trên 3000 km sẽ bị thu hẹp rất nhiềunếu nước biển dâng lên, miền Bắc vừa trải qua đợt rét dài nhất trong 10 nămtrở lại đây…Vì thế bảo vệ môi trường đang là một vấn đề vô cùng cấp thiếtđòi hỏi phải có sự chung tay giúp đỡ của toàn cộng đồng
Môi trường ô nhiễm có nhiều nguyên nhân: khí thải, rác thải, các sự cốtràn dầu… Vấn đề mà nhiều đô thị đang phải đối mặt là rác thải sinh hoạt HàNội, thủ đô của Việt Nam, trung tâm kinh tế văn hóa chính trị xã hội, là mộttrong những thành phố lớn nhất nước, nơi có mật độ dân cư đông thứ haitrong cả nước Lượng rác thải sinh hoạt hằng ngày rất lớn.Vì thế vấn đề rácthải mà cụ thể là làm sao để quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt hiệu quả đangđược quan tâm.Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này nên nhómchúng em đã đưa ra cùng nghiên cứu nhằm thấy rõ được thực trạng và từ đónêu ra một vài ý kiến về giải pháp cho vấn đề rác thải sinh hoạt ở Hà Nội
Trang 3I.Tổng quan về rác thải
1.Khái niệm- phân loại:
Rác là một từ dùng chỉ chung những vật không có giá trị sử dụng đối vớimột số đối tượng nhất định Rác là một bộ phận của chất thải tức là các chấtđược loại ra trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất hoặc trong các hoạt động
khác Chất thải có thể ở dạng rắn, khí, lỏng hoặc một số dạng khác (theo Điều
2 Luật Bảo vệ môi trường )
Việc phân loại chất thải hiện nay chưa có những quy định thống nhất,tuy nhiên bằng cách nhìn thực tiễn của hoạt động kinh tế và ý nghĩa của quản
lý đối với chất thải, có các cách phân loại sau đây:
Phân loại theo nguồn gốc phát sinh:
Chất thải từ các hộ gia đình hay còn gọi là rác thải sinh hoạt
Chất thải từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại: là nhữngchất thải có nguồn gốc phát sinh từ các ngành kinh tế như công nghiệp, nôngnghiệp, dịch vụ
Phân loại chất thải theo thuộc tính vật lý: gồm chất thải rắn, chất thải
lỏng và chất thải khí
Phân loại chất thải theo tính chất hóa học: chất thải dạng hữu cơ và vô
cơ hoặc chất thải dạng kim loại, chất dẻo, thủy tinh, giấy bìa…
Phân loại chất thải theo mức độ nguy hại đối với con người và sinh vật
như chất thải độc hại, chất thải đặc biệt độc hại…
Mỗi cách phân loại có mục đích nhất định nhằm phục vụ cho việc nghiêncứu, sử dụng, tái chế hay kiểm soát và quản lý chất thải có hiệu quả
Riêng với các chất thải phát sinh từ khu vực đô thị bao gồm 4 nhóm: vô
cơ, hữu cơ, phân bắc và chất thải nguy hiểm Các chất thải vô cơ phát sinhchủ yếu từ các khu vực công nghiệp, thương mại và xây dựng, với một lượngnhất định đầu vào từ nền kinh tế hộ gia đình Chất thải hữu cơ chiếm khoảng53% tổng dòng thải được phát sinh từ công nghiệp chế biến thực phẩm, các
Trang 4chợ, các cửa hàng bán lẻ rau và từ các thức ăn thải ra từ kinh tế hộ gia đình.Phân bắc phát sinh chủ yếu từ hộ gia đình, với một phần ít hơn là nước thảicống từ các khách sạn, các cơ quan và các hộ gía đình có đường cống nối với
hệ thống cống thoát nước thành phố Các chất thải nguy hiểm chủ yếu phátsinh từ các bệnh viện và khu vực luyện kim hoặc xử lý kim loại
Rác thải có thể chia thành 3 loại chính sau đây: rác thải sinh hoạt (chấtthải từ các hộ gia đình), rác thải sản xuất kinh doanh (phát sinh trong quátrình sản xuất kinh doanh của các nhà máy, xí nghiệp, cửa hàng…), rác thảinguy hiểm( các chất độc hại, nguy hiểm cho con người và sinh vật như chấtthải y tế, chất phóng xạ…)
2 Đặc điểm
Không phải tất cả các loại rác thải đều ảnh hưởng xấu đến môi trường,
có những loại rác thải nếu nắm được đặc tính của nó, ta có thể biến nó thànhcác nguồn năng lượng mới hay tái chế để sử dụng
Trong rác thải sinh hoạt có rất nhiều thành phần, mà sự ảnh hưởng đếnmôi trường của chúng cũng khác nhau Rác hữu cơ dễ phân hủy (thực vật,chất thải động vật, giấy…) có thể đem chế biến thành phân bón, ủ kín phânhủy nhờ vi sinh vật, tạo khí thiên nhiên làm nhiên liệu Rác vô cơ (nilon, thủytinh, chất dẻo…) có thể thu hồi tái chế hay xử lý theo từng loại
Hiện nay, lượng rác thải từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thươngmại tăng lên rất nhanh Điều đáng lo ở đây là các thành phần của loại rác thảinày lại ảnh hưởng nhiều đến môi trường và nguy hiểm đến đời sống conngười ví dụ như các loại rác thải từ các khu công nghiệp hóa chất, cao su, chếbiến thực phẩm, da, vật liệu xây dựng…hay rác thải y tế gây ô nhiễm môitrường nghiêm trọng Nước rỉ rác ngấm vào mạch nước ngầm, hoặc theo côntrùng xâm nhập vào thực phẩm, muỗi đốt từ người này sang người khác làmlây lan bệnh dịch Đặc biệt rác thải y tế là loại rác thải rất nguy hiểm, nếukhông được xử lý tốt sẽ là nguyên nhân gây mầm bệnh
Trang 5Với những đặc điểm trên, chúng ta phải biết và tìm ra các cách xử lý ráchiệu quả sao cho hạn chế tối đa tác động tiêu cực đến môi trường và conngười được đồng thời tiết kiệm được tài nguyên.
3 Các phương thức xử lý rác thải
Trên thế giới có 3 phương pháp xử lý rác chủ yếu là: thiêu đốt, ủ sinhhọc và chôn lấp
Ủ sinh học: đối với các loại rác thải chứa các chất hữu cơ.
Chôn lấp:đối với các loại rác thải không thể chế biến được nữa.
Thiêu đốt: đối với một số loại rác thải độc hại.
Ở các nước phát triển các phương pháp này được triển khai mang lạihiệu quả kinh tế cao và đảm bảo an toàn cho môi trường Tuy nhiên ở cácquốc gia đang phát triển thì việc thực hiện đúng các giải pháp này không phảiđiều đơn giản.Tuy đảm bảo vệ sinh, gọn nhẹ nhưng chi phí lại cao, trang thiết
bị rất đắt tiền nên phương pháp thiêu đốt không thích hợp với việc áp dụngđại trà ở các nước đang phát triển như Việt Nam Phương pháp ủ sinh học chiphí đầu tư ban đầu thấp, nhưng nhược điểm là quy trình kéo dài 3 – 4 tháng,
xử lý bãi nơi chôn lấp để ủ rác khó làm triệt để nên dễ gây thiệt hại tới môitrường Cuối cùng chỉ có cách chôn lấp là được sử dụng nhiều nhất Cách nàyvừa dễ làm, vừa đỡ tốn kém nhưng lại có nhược điểm là không vệ sinh, làm ônhiễm đất, nước, các loại khí sản sinh khi rác phân huỷ gây ô nhiễm khôngkhí và cháy nổ
4 Quy định của Nhà nước về rác thải sinh hoạt
Theo điều 53 chương VI Luật Bảo vệ tài nguyên môi trường thì hộ gia
đình cần có trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường sau đây:Thu gom và chuyển rác thải sinh hoạt đến đúng nơi do tổ chức giữ gìn vệsinh môi trường tại địa bàn quy định
Nộp đủ và đúng thời hạn các loại phí bảo hiểm môi trường theo quy địnhcủa pháp luật
Trang 6Tham gia hoạt động vệ sinh môi trường khu phố, đường làng ngõ xóm,nơi công cộng và hoạt động tự quản về bảo vệ môi trường và cộng đồng dân
cư
Theo điều 54 Chương VI Luật bảo vệ môi trường: Nhà nước khuyến
khích cộng đồng dân cư thành lập các tổ chức tự quản bảo vệ môi trường nơimình sinh sống nhằm thực hiện các nhiệm vụ sau:
Tổ chức thu gom tập kết và xử lý rác thải, chất thải;
Giữ vệ sinh đường làng ngõ xóm, khu phố nơi công cộng
Tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường được thành lập và hoạt độngdựa trên nguyên tắc tự nguyện, cộng đồng trách nhiệm, tuân theo quy địnhcủa pháp luật v.v…
Theo chỉ thị 199/TTg của Thủ tướng chính phủ:
- Về việc quản lý việc phát sinh, thu gom, vận chuyển chất thảiNghiêm cấm các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, bệnh viện…cũngnhư các hộ gia đình đổ các loại chất thải ra sông, hồ, đường phố làm mất mỹquan và gây ô nhiễm môi trường Tổ chức, cá nhân nào vi phạm sẽ bị xử lýtheo pháp luật bảo vệ môi trường và các pháp luật liên quan khác của ViệtNamTổ chức thu gom kịp thời và triệt để chất thải, tiến hành phân loại chấtthải ngay từ nguồn thải để thuận tiện cho việc tái sử dụng, tái chế và tiêu hủy.Khuyến khích việc áp dụng các công nghệ mới tronmg thu gom, vận chuyển
- Về việc quản lý việc xử lý , tiêu hủy chất thải
Tổ chức và tiến hành việc quy hoạch các bãi chôn lấp chất thải; xâydựng các bãi chôn lấp chất thải đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường và
Trang 7đáp ứng được yêu cầu chôn lấp chất thải của địa phương mình tối thiểu là 25năm.
Có các công nghệ phù hợp để xử lý hoặc tiêu hủy chất thải đảm bảo cáctiêu chuẩn môi trường, đặc biệt đối với chất thải công nghiệp nguy hại cầnphải được xử lý triệt để
Có các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường do các bãi chôn lấp chất thải
cũ gây ra v.v…
Các quy định, văn bản pháp luật của Nhà nước về vấn đề rác thải sinhhoạt nhìn chung phù hợp với hiện trạng nước ta Tuy nhiên việc thực hiệnchưa tốt nên trên thực tế vẫn chưa hiệu quả Đội ngũ những người đảm bảoviệc thực hiện các quy định này còn thiếu và yếu
II Thực trạng rác thải sinh hoạt Hà Nội
1 Tình trạng chung
Nước ta chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thịtrường đã được hơn 20 năm Cuộc sống người dân đã có nhiều thay đổi theohướng tích cực: mức sống được nâng lên rõ rệt, hàng tiêu dùng nhiều hơn cả
về số lượng và chủng loại, các dịch vụ tốt hơn Tuy nhiên, bên cạnh nhữngmặt tốt thì cuộc sống hiện đại cũng làm nảy sinh những vấn đề nan giải Rácsinh hoạt là một trong số đó Cuộc sống được cải thiện cũng có nghĩa là conngười tiêu dùng nhiều hơn, các vật dụng đẹp hơn, làm từ nhiều loại chất liệuhơn, bền hơn và cũng khó phân hủy hơn Ngày càng nảy sinh nhiều loại chấtthải rắn có tính chất độc hại cao và phức tạp Theo kết quả quan trắc về chấtthải thì lượng rác thải rắn nguy hại chiếm khoảng 16%, trong đó hơn 10% làchất dẻo PVC và 6% chất thải là các loại: pin, ắc quy, bơm kim tiêm, nhiệt kếthuỷ ngân, bóng đèn hỏng có chứa thuỷ ngân…Khối lượng rác tăng chóngmặt đã gây sức ép lớn cho các bãi rác của thành phố
Tổng hợp lượng chất thải phát sinh của thành phố Hà Nội 2006
Trang 8(tấn/ngày) (tấn/năm)
Chất thải công nghiệp (nguy hại chiếm
Trang 9rác vô cơ là không thể tái chế được cần phải chôn lấp, hai loại rác còn lại đều
có thể tận dụng để chế biến làm phân bón, phục vụ Việc chôn lấp chung cácloại rác như vậy vừa gây lãng phí tài nguyên, vừa tốn kém công thu gom, vậnchuyển, diện tích chôn lấp sản xuất nông nghiệp hoặc tái chế thành các sảnphẩm có ích Bãi rác Nam Sơn có tổng diện tích chôn lấp rác là 83,5 ha vớithời gian hoạt động đến năm 2015 nhưng khả năng đến năm 2010 đã hết chỗ
đổ Ông Phạm Ngọc Hải- Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Môi trường Đôthị lo lắng cho biết: “Với khối lượng rác tăng trung bình hàng năm 15% nhưtrong vòng 5 năm trở lại đây thì chỉ tới 2010, bãi chôn lấp này sẽ đầy Hiệnnay, bãi chôn rác Nam Sơn đang phải tiếp nhận khoảng 2.500 tấn rác/ngày"
2 Quá trình thu gom( phân loại và vận chuyển) rác thải sinh hoạt
Công ty Môi trường Ðô thị cho biết, hiện nay, Hà Nội có 2 lò đốt ráctiêu chuẩn là lò đốt rác y tế tại Từ Liêm và lò đốt rác công nghiệp tại khu xử
lý chất thải Nam Sơn, Sóc Sơn Do bãi xử lý rác Nam Sơn cách Hà Nội tới 56
km, nên trước khi đưa về đây xử lý, rác vẫn được tập kết rải rác ở các huyệnngoại thành gây mất trật tự và vệ sinh Các bãi rác là nơi kiếm sống của nhiềungười thất nghiệp, trẻ lang thang Họ không hề có bất cứ trang bị gì để đảmbảo sức khỏe khi tiếp xúc với trực tiếp với rác Không ai dám đảm bảo là sauvài tiếng bới rác kiếm sống ở đây, người bới rác khi mang những thứ kiếmđược bán lại cho các chủ đầu mối phế liệu lại không “nhân tiện” phát tán luônloại bệnh dịch nào đó Ngoài mối lo phát tán bệnh dịch, các bãi rác cũng tiềm
ẩn nhiều nguy cơ với người bới rác, đặc biệt là trẻ em Các mảnh thủy tinhhay kim loại sắc nhọn, kim tiêm, hóa chất độc hại được đổ lẫn cùng rác sinhhoạt…đều tác động xấu đến sức khỏe thậm chí cướp đi sinh mạng của cácem
Ô nhiễm không chỉ ở các bãi rác mà còn hiện diện ngay từ khâu thu gom
do việc thu gom rác hoàn toàn thủ công Hiện nay Hà Nội chỉ có cách dùngchổi, xẻng gom rác lên xe rồi đưa đến điểm tập kết Từ đấy rác sẽ lên nhữngchiếc ô tô chuyên dụng chạy ra bãi rác ngoại ô đợi chôn lấp Rác thỉnh thoảng
Trang 10rơi từ những chiếc xe ra đường phố Còn ở ngoại thành, người dân đổ rác bừabãi: bên đường đi, bờ ruộng, xuống ao hồ làm ô nhiễm môi trường sốngnghiêm trọng.
Hơn nữa, các xe rác lưu hành trên những con đường nhỏ vào giờ tan tầmgây tắc nghẽn giao thông Mặc dù đã có sự sắp xếp giờ chạy cho xe chở rácnhưng vấn đề này vẫn chưa được giải quyết và gây nhiều bức xúc trong ngườidân
Thêm vào đó, công tác thu gom chủ yếu vẫn là thu hỗn hợp chứ khôngđược phân loại ngay tại nguồn Việc thu hồi các chất có khả năng tái chế, tái
sử dụng như: nilon, giấy vụn, kim loại, nhựa, thuỷ tinh… chủ yếu do nhữngngười nhặt rác thực hiện Tỷ lệ này chiếm từ 15-20% công tác thu gom chấtthải Việc tái chế, tái sử dụng chất thải rắn vẫn còn ở mức thấp, khoảng 2-5%tổng lượng chất thải rắn phát sinh được chuyển hoá thành phân vi sinhcompost Sau một thời gian tiến hành các công việc chuẩn bị, từ cuối tháng10-2003, Cty Môi trường đô thị Hà Nội đã tổ chức thực hiện thí điểm mô hìnhphân loại rác thải tại nguồn ở phường Phan Chu Trinh Dự kiến ban đầu củathành phố là xây dựng mạng lưới thu gom vận chuyển rác thải sinh hoạt trênđịa bàn quận Hoàn Kiếm (tại 9 phường là Tràng Tiền, Phan Chu Trinh, HàngBài, Trần Hưng Đạo, Chương Dương, Phúc Tân, Lý Thải Tổ, Cửa Nam, HàngBông) gồm 259 điểm thu gom trực tiếp, 180 điểm đặt thùng rác 2 ngăn, 75 xethu gom và 201 công nhân làm nhiệm vụ thu gom (một số phường không dặtcác thùng thu gom phân loại vì có tuyến đường quá hẹp, không có chỗ đặt).Thời gian thu gom từ 18h -20h hàng ngày, việc vận chuyển được thực hiệnbằng 20 xe chuyên dùng, trong dó 10 xe chở rác hữu cơ đi nhà máy chế biếnphân vi sinh Cầu Diễn, 10 xe chở các chất thải khác đi bãi chôn lấp Nam Sơn.Tuy nhiên khi đi vào thực hiện rác qua sự phân loại của người dân lại bị trộnlẫn trong khâu vận chuyển, bên cạnh đó ý thức và nhận thức người dân chưacao nên rác không được phân loại triệt để
Trang 11Nguồn tài chính hoạt động của công ty Môi trường đô thị bao gồm ngânsách do Nhà nước cấp và các hợp đồng vệ sinh với nhân dân Mức phí vệ sinhhiện nay cho các hộ gia đình là 2000 đồng/người/tháng Trong những nămqua doanh thu hàng năm của công ty Môi trường đô thị chỉ chiếm khoảng30% tổng chi phí của công ty.
3 Quá trình xử lý rác thải sinh hoạt
Hiện nay, các bãi rác không đạt tiêu chuẩn Phần lớn các bãi chôn lấpkhông có lớp chống thấm ở dưới đáy và thành ô chôn lấp, không có hệ thốngthu gom và xử lý nước rác, khí; quy trình đổ rác không đúng kỹ thuật… Vìvậy đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm không khí, rò rỉ, thẩm thấu nước rác, gây ônhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm Người dân khu vực xung quanh bãi rác
bị ảnh hưởng nặng nề và đã phản ứng tiêu cực bằng cách chặn không cho xerác vào đổ( bãi rác Nam Sơn tháng 11/1999)
Hầu hết rác thải của Hà Nội được xử lý ở khu xử lý rác Nam Sơn (huyệnSóc Sơn) và ở Xí nghiệp chế biến rác Cầu Diễn với phương pháp vi sinh có
quá tải, theo dự đoán đến năm 2010 bãi rác Nam Sơn sẽ đầy và Hà Nội lạiphải tìm bãi rác mới Xí nghiệp chế biến rác Cầu Diễn chưa từng hoạt độnghết công suất, 2 lò đốt rác tại Từ Liêm và Nam Sơn không đáp ứng được nhucầu xử lý chất thải rắn của thành phố
4 Nguyên nhân
Nguyên nhân sâu xa của những thực trạng trên là kinh phí cho việc quản
lý và xử lý rác nói chung và rác thải sinh hoạt nói riêng còn thiếu thốn.Ngoài
ra Thành phố vẫn chưa huy động được nguồn lực từ trong nhân dân: doanhthu phí vệ sinh còn thấp (nguyên nhân một phần do việc qui định phí đối vớidịch vụ vệ sinh còn thấp: 2000 đồng/người/tháng, một phần do chưa có biệnpháp thu phí phù hợp nên tỷ lệ phí thu được chỉ chiếm 55% tổng mức phí phảithu trong nhân dân) Công ty Môi Trường đô thị chỉ được thành phố trả tiềncho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chôn lấp rác thải sinh hoạt thông