Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 17 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
17
Dung lượng
423,01 KB
Nội dung
NHIỄM KHUẨNHUYẾTVÀCHOÁNG
NHIỄM KHUẨN
I. ĐỊNH NGHĨA VỀ NHIỄMKHUẨNVÀ CÁC RỐI LOẠN LIÊN
QUAN Nhiễmkhuẩnhuyết là một hội chứng lâm sàng gây ra bởi tình
trạng nhiễmkhuẩn nặng và được đặc trưng bởi quá trình viêm toàn thân
và tổn thương mô lan rộng.
Định nghĩa mô tả các tình trạng của bệnh nhân nhiễmkhuẩnhuyết
Những biểu hiện lâm sàng của rối loạn chức năng cơ quan cấp tính:
1. Hệ thống tim mạch:
- Huyết áp tâm thu ≤ 90 mmHg hoặc huyết áp động mạch trung bình ≤ 70
mmHg trong ≥ 1 giờ dù đã bù dịch đủ, tình trạng thể tích trong lòng mạch đủ, hoặc
sử dụng thuốc vận mạch để cố gắng duy trì huyết áp tâm thu ≥ 90 mmHg hoặc huyết
áp động mạch trung bình ≥ 65 mmHg.
- Nhị
p tim nhanh
- Loạn nhịp nhanh
- Ngưng tim
2. Hệ thống hô hấp:
- Tỉ số PaO
2
/ FiO
2
≤ 250 đi kèm với rối loạn chức năng cơ quan hoặc hệ thống
khác hoặc PaO
2
/ FiO
2
≤ 200 nếu phổi là cơ quan duy nhất bị rối loạn.
- PaO
2
< 70mmHg, SaO
2
< 90%
- Thở nhanh
- Phụ thuộc máy thở, cần PEEP hoặc không.
3. Thận: thể tích nước tiểu <0,5 ml/kg trọng lượng cơ thể / giờ trong một giờ dù bù
dịch đủ, tăng cấp tính của creatinin máu, thiểu niệu, vô niệu, cần phải điều trị thay thế
thận.
4. Huyết học: tiểu cầu < 80.000 / µL hoặc giảm 50% so với 3 ngày trước đó, tăng
bạch cầu hoặc giảm bạ
ch cầu, kéo dài thời gian prothrombine, kéo dài thời gian
thromboplastin từng phần, giảm protein C, tăng D-dimer, chức năng bạch cầu suy
yếu.
5. Ống tiêu hóa: men tụy tăng (amylase, lipase), giảm pH dịch dạ dày, liệt ruột,
chảy máu hoặc thủng ống tiêu hóa, thiếu máu nuôi ruột, viêm túi mật không do sỏi,
viêm tụy cấp, không dung nạp với nuôi dưỡng qua đường ruột.
6. Gan: tăng bilirubin máu, tăng aminotransferase, tăng LDH, tăng phosphatase
kiềm, giảm albumin máu, kéo dài thời gian prothrombine, vàng da.
7. Thần kinh: mê sảng, thay đổi ý thức, thay
đổi trạng thái tâm thần, lẫn lộn, EEG
hai phổ bất thường.
8. Nội tiết, chuyển hóa: pH < 7,30 hoặc base deficit ≥ 5 mmol/ L kèm với nồng độ
lactate máu > 1,5 lần giá trị giới hạn trên của bình thường, tăng đường máu, tăng
triglyceride máu, giảm albumin máu.
II. NGUYÊN NHÂN:
1. Ổ nhiễm:
- Viêm phổi, mủ màng phổi
- Nhiễmkhuẩn tiết niệu
- Viêm mô tế bào
- Viêm phúc mạc
- Nhiễmkhuẩn đường mật
- Áp xe (phúc mạc , da, não, cạnh cột sống)
- Viêm xoang
- Viêm màng não
- Không tìm được ổ nhiễm( đặc biệt trên bệnh nhân giảm bạch cầu)
2. Tác nhân gây bệnh:
- Vi khuẩn gram âm là nguyên nhân của 50 - 80 % trường hợp sốc, trong đó nhiễm
trùng đường niệu sinh dục là thường gặp nhất.
- Vi khuẩn gram d
ương là nguyên nhân của 6 - 24 % trường hợp sốc
- Nhiễm ký sinh trùng, lao toàn thể, nhiễm nấm toàn thân là các nguyên nhân ít gặp.
III. CHẨN ĐOÁN
Chẩn đoán:
Nhiễm khuẩnhuyết là khi bệnh nhân có nhiễmkhuẩn (có bằng chứng hoặc nghi
ngờ) và có một số biểu hiện sau:
1. Các dấu hiệu toàn thân
- Sốt (thân nhiệt > 38,3
o
C)
- Hạ thân nhiệt (thân nhiệt < 36
o
C)
- Nhịp tim > 90 lần/ phút hoặc trên giá trị bình thường theo tuổi 2 độ lệch
chuẩn
- Nhịp thở nhanh
- Thay đổi tri giác
- Phù nhiều hoặc cân bằng dịch dương tính (> 20mL/kg/24 giờ)
- Tăng đường máu (glucose huyết tương > 120 mg%) ở bệnh nhân không có
đái tháo đường
2. Các dấu hiệu của phản ứng viêm
- Tăng bạch cầu ( > L)m12.000 /
- Giảm bạch cầu ( < L)m4.000/
- Số lượng bạch cầu bình thường với 10% là dạng chư
a trưởng thành
- Nồng độ C-reactive protein huyết tương trên giá trị bình thường 2 độ lệch
chuẩn
- Nồng độ Procalcitonin huyết tương trên giá trị bình thường 2 độ lệch chuẩn
3. Các rối loạn về huyết động
- Tụt huyết áp (HA tâm thu < 90 mmHg, HA trung bình < 70 hoặc giảm HA
tâm thu > 40 mmHg ở người trưởng thành, hoặc dưới giá trị bình thường theo tuổi 2
độ lệch chuẩn)
- SvO
2
< 70%
- Chỉ số tim < 3,5 L/ phút/ m
2
da
4. Triệu chứng rối loạn chức năng cơ quan
- Giảm oxy máu động mạch (PaO
2
/ FiO
2
< 300)
- Thiểu niệu cấp tính (thể tích nước tiểu < 0,5 ml/ kg/ giờ)
- Creatinine tăng > 0,5 mg%
- Bất thường đông máu (INR > 1,5 hoặc aPTT > 60 giây)
- Liệt ruột (không có tiếng nhu động ruột)
- Giảm tiểu cầu (tiểu cầu < L)m100.000/
- Tăng bilirubine máu (bilirubine toàn phần > 4 mg%)
5. Các dấu hiệu giảm tưới máu mô
- Tăng lactate máu (> 1 mmol/L)
- Giảm làm đầy mao mạch
Để chẩn đoán xác định tác nhân gây bệnh cần phải phân lập vi khuẩn từ máu hoặc
các vị
trí nhiễm khuẩn. Trước khi bắt đầu điều trị kháng sinh, cần lấy từ 2 mẫu máu
trở lên để cấy. Phải có ít nhất một mẫu máu lấy qua da và một mẫu lấy qua catheter
trong lòng mạch (đã được lưu trên 48h). Lấy thêm mẫu ở những vị trí khác nếu có
chỉ định: dịch não tủy, chất tiết đường hô hấp, nước tiểu, vết thương, và các dịch cơ
thể khác.
Các xét nghiệm cận lâm sàng cơ bản cần thực hiện trong giờ đầu để đánh giá chức
năng các cơ quan chính và điện giải máu bao gồm: công thức máu, thời gian
prothrombin và thời gian thromboplastin bán phần, ion đồ, đường huyết, men gan,
bilirubin và creatinine huyết thanh. Sự lập lại các xét nghiệm này tùy thuộc vào tiến
triển của bệnh nhân và các bất thường được phát hiện. Nồng độ lactate máu, nếu cao,
nên được đo mỗi 2 - 4 giờ cho đến khi v
ề mức độ bình thường. Khí máu động mạch
cần thực hiện sớm trong hồi sức ban đầu để đảm bảo sự cung cấp oxy là đầy đủ và để
phát hiện suy hô hấp hoặc nhiễn toan chuyển hóa. Điện tâm đồ và x quang ngực
thẳng cần thực hiện càng sớm càng tốt.
Chẩn đoán phân biệt:
- Chẩn đoán phân biệt các nguyên nhân gây hội chứng đáp ứng viêm hệ thống.
- Chẩn đoán phân biệt những trường hợp nhiễmkhuẩnhuyết có hạ huyết áp do các
nguyên nhân khác đi kèm như: choáng tim, choáng phản vệ, choáng mất máu.
IV. ĐIỀU TRỊ
Choáng nhiễmkhuẩn là một cấp cứu nội khoa. Bước đầu tiên trong xử trí choáng
nhiễm khuẩn là hồi sức và ổn định các hệ hô hấp và tuần hoàn. Tất cả các bệnh nhân
cần được đánh giá và hỗ trợ ABCs (Airway, Breathing và Circulation): (1) có thể
cần phải đặt nội khí quản để bảo vệ đường thở nếu bệnh nhân bệnh não hoặc rối loạn
tri giác do nhiễmkhuẩn huyết; (2) hỗ trợ thông khí và tăng cung cấp oxy đầy đủ; (3)
thực hiện các biện pháp phục hồi huyết áp để tưới máu cho các cơ quan trung ương.
HƯỚNG DẪN XỬ TRÍ CHOÁNGNHIỄMKHUẨN
(Surviving Sepsis Campaign: International guidelines for management of severe
sepsis and septic shock, 2008)
Mức độ chứng cứ:
A. Thử nghiệm lâm sàng phân nhóm ngẫu nhiên có đối chứng
B. Thử nghiệm lâm sàng phân nhóm ngẫu nhiên có đối chứng cỡ mẫu nhỏ hoặc
những nghiên cứu quan sát cỡ mẫu lớn.
C. Những nghiên cứu quan sát được thiết kế tốt.
D. Báo cáo loạt ca hoặc ý kiến chuyên gia.
Mức độ khuyến cáo:
1. Khuyến cáo mạnh mẽ
2. Đề nghị áp dụng
a. Hồi sức ban đầu (6 giờ
đầu)
● Tiến hành hồi sức ngay lập tức ở bệnh nhân có tụt huyết áp hoặc tăng nồng độ
lactate máu ≥ 4mmol/L, không chờ đợi đến lúc nhập khoa ICU (1C)
● Mục tiêu hồi sức trong 6 giờ đầu (1C):
- Áp lực tĩnh mạch trung tâm (CVP): 8-12 mmHg *
- Huyết áp trung bình (MAP) ≥ 65mmHg
- Nước tiểu ≥ 0,5 ml/kg/giờ
- Độ bão hoà oxy tĩnh mạch trung tâm ≥ 70% hoặc tĩnh mạch trộn ≥ 65%
* Mục tiêu CVP cao hơn 12-15mmHg khi có thở máy hoặ
c giảm sức đàn của tâm
thất trước đó.
○ Nếu độ bão hoà oxy tĩnh mạch trung tâm hoặc tĩnh mạch trộn không đạt: (2C)
- Cân nhắc truyền thêm dịch
- Truyền hồng cầu lắng để Hct ≥ 30% và/hoặc
- Dùng dobutamin (liều tối đa 20µg/kg/ph)
b. Điều trị kháng sinh
● Sử dụng kháng sinh đường tĩnh mạch càng sớm càng tốt, thường ngay trong giờ
đầu phát hiện nhiễmkhuẩnhuyết nặng (1D) hoặc choángnhiễmkhuẩn (1B).
● Dùng kháng sinh phổ rộng: dùng một hoặc nhiều kháng sinh có tác dụng chống
lại tác nhân gây bệnh vi khuẩn hoặc vi nấm và có khả năng xâm nh
ập tốt vào ổ nhiễm
nghi ngờ (1B)
● Đánh giá lại phác đồ điều trị mỗi ngày để tối ưu hoá hiệu quả, giảm đề kháng, hạn
chế độc tính và giảm thiểu chi phí (1C)
- Cân nhắc điều trị phối hợp kháng sinh khi nhiễm Pseudomonas (2D).
- Cân nhắc điều trị phối hợp kháng sinh theo kinh nghiệm ở bệnh nhân giảm bạch
cầu(2D).
- Điều trị ph
ối hợp kháng sinh không kéo dài hơn 3-5 ngày và xuống thang tùy
theo mức độ nhạy cảm (2D).
● Thời gian điều trị giới hạn trong 7-10 ngày, kéo dài hơn nếu đáp ứng chậm, ổ
nhiễm không thể dẫn lưu, hoặc suy giảm miễn dịch (1D).
● Ngừng kháng sinh ngay khi khẳng định không phải do nhiễmkhuẩn (1D).
c. Kiểm soát nguồn nhiễm
● Xác định vị trí giải phẫu của nguồn nhiễm càng sớm càng tốt (1C), và trong vòng
6h đầu
(1D).
● Đánh giá các nguồn nhiễm có thể kiểm soát được như là dẫn lưu ổ abcess, hoặc
phẫu thuật cắt lọc (1C).
● Bắt đầu ngay các phương pháp kiểm soát nguồn nhiễm ngay sau hồi sức ban đầu
(1C)
○ Ngoại trừ: viêm tụy hoại tử, khi phẫu thuật can thiệp nên trì hoãn (2B) .
● Chọn phương thức kiểm soát nguồn nhiễm ít gây tổn thương nhất về mặt sinh lý và
vẫn bảo
đảm được hiệu quả tối đa (1D)
● Rút bỏ các catheter nội mạch có nguy cơ gây nhiễmkhuẩn (1C).
d. Bù dịch
● Dịch để hồi sức là dung dịch tinh thể hoặc dung dịch keo (1B)
● Mục tiêu là CVP ≥ 8mmHg (≥ 12mmHg nếu có thở máy) (1C)
● Sử dụng kỹ thuật test nước khi có liên quan đến cải thiện huyết động (1D).
● Thực hiện test nước bằng cách cho truyền 1000ml dung dịch tinh thể hoặc 300-
500ml dung d
ịch keo trong 30ph. Tiếp tục truyền dịch nhiều và nhanh hơn ở bệnh
nhân có giảm tưới máu mô do nhiễmkhuẩn (1D).
● Tốc độ truyền dịch nên giảm ở bệnh nhân có tăng thể tích đổ đầy thất mà không
có cải thiện về mặt huyết động (1D).
e. Thuốc vận mạch
● Duy trì huyết áp trung bình ≥ 65mmHg (1C).
● Lựa chọn đầu tay là norepinephrine hoặc dopamine qua đường tĩnh mạch trung tâm
(1C).
● Epinephrine, phenylephrine, hoặc vasopressin không nên dùng làm v
ận mạch
đầu tay trong choángnhiễmkhuẩn (2C).
[...]... choáng cần phải được lập ít nhất hai đường truyền tĩnh mạch có kích thước lớn để truyền dịch và dùng thuốc vận mạch Đường truyền tĩnh mạch trung tâm cũng cần đặt sớm để dùng thuốc vận mạch an toàn hơn và để đo áp suất tĩnh mạch trung tâm Tất cả bệnh nhân nhiễmkhuẩnhuyết hay choángnhiễmkhuẩn đều phải được theo dõi sát để đánh giá đáp ứng đối với điều trị Cần phải quan sát các thông số lâm sàng và. .. bệnh nhân choángnhiễmkhuẩn khi tụt huyết áp đáp ứng kém với bù đủ dịch và vận mạch (2C) ○ Test kích thích hormone vỏ thượng thận (ACTH) không được khuyên dung (2B) ○ Hydrocortisone được lựa chọn hơn dexamethasone (2B) ○ Điều trị steroid có thể chấm dứt khi ngưng được vận mạch (2D) ● Liều hydrocortisone phải ≤ 300mg/ngày (1A) ● Không dùng corticosteroids để điều trị nhiễmkhuẩn nếu không có choáng, ... Kiểm soát đường huyết ● Dùng Insulin tiêm mạch để kiếm soát đường huyết ở bệnh nhân nhiễmkhuẩn nặng sau khi đã ổn định ở ICU (1B) ○ Mục tiêu là giữ đường huyết < 150mg/dL (8,3 mmol/L) bằng những phác đồ Insulin đã được phê chuẩn (2C) ●Theo dõi đường huyết mỗi 1-2 giờ (4 giờ ở bệnh nhân ổn định) ở bệnh nhân dùng insulin truyền tĩnh mạch (1C) ● Chú ý những thời điểm xét nghiệm đường huyết thấp (1B)... Recombinant human activated protein C (rhAPC) ○ rhAPC được khuyên dùng ở bệnh nhân có nguy cơ tử vong cao (APACHE II ≥ 25, suy đa cơ quan, choángnhiễm khuẩn, ARDS do nhiễm khuẩn) nếu không có chống chỉ định (2B, 2C đối với bệnh nhân sau phẫu thuật) ● Bệnh nhân nhiễmkhuẩn nặng có nguy cơ tử vong thấp (APACHE II < 20 hoặc tổn thương 1 cơ quan) không nên dùng rhAPC (1) i Truyền các chế phẩm của máu ● Truyền... với bệnh nhân và thân nhân Trình bày tiên lượng thực tế của bệnh nhân (1D) V CÁC BIỆN PHÁP THEO DÕI ĐIỀU TRỊ VÀ CHẨN ĐOÁN BIẾN CHỨNG Bệnh nhân cần được đặt thông tiểu sớm để theo dõi lượng nước tiểu Huyết áp cần theo dõi mỗi 5 - 15 phút trong giai đoạn đầu, tuy nhiên ở những bệnh nhân dùng thuốc vận mạch nên đặt catheter động mạch để dễ lấy máu xét nghiệm nhiều lần và theo dõi chính xác huyết áp động... choángnhiễmkhuẩn đều phải được theo dõi sát để đánh giá đáp ứng đối với điều trị Cần phải quan sát các thông số lâm sàng và cận lâm sàng và những bệnh nhân trở nặng cần phải được đánh giá lại một cách nhanh chóng và toàn diện VI SƠ ĐỒ HƯỚNG DẦN BÙ DỊCH TRONG CHOÁNGNHIỄMKHUẨN Theo BS LÊ NGUYÊN HẢI YẾN, BSCKII PHAN THỊ XUÂN KHOA HSCC ... nhắc thở máy không xâm lấn ở một số ít bệnh nhân ALI/ARDS với suy hô hấp giảm oxy máu ở mức độ nhẹ - trung bình Bệnh nhân phải ổn định huyết động, tỉnh táo, cảm thấy thoải mái, có khả năng tự bảo vệ đường thở, và có khả năng hồi phục sớm (2B) ● Thực hiện phác đồ cai máy và cho bệnh nhân thở máy được tập tự thở , ít nhất mỗi ngày, để đánh giá khả năng bỏ máy của bệnh nhân (1A) Tập tự thở bao gồm cả thở... j Thở máy trong tổn thương phổi cấp do nhiễm trùng (ALI)/ARDS ● Mục tiêu là Vt 6ml/kg ở bệnh nhân ALI/ARDS (1B) ● Mục tiêu áp lực bình nguyên ≤ 30 cmH2O Chú ý sức đàn của thành ngực khi đánh giá áp lực bình nguyên (1C) ● Nếu cần thiết, giảm áp lực bình nguyên và Vt bằng cách chấp nhận PaCO2 tăng cao hơn bình thường (1C) ● Thiết lập mức PEEP để tránh xẹp phổi vào cuối thì thở ra (1C) ○ Cho bệnh nhân... đường huyết thấp (1B) m Lọc thận ○ Lọc thận cách quãng và lọc thận chậm liên tục được xem là có lợi ích ngang nhau (2B) ○ Lọc thận chậm liên tục thường được lựa chọn ở bệnh nhân huyết động không ổn định (2D) n Điều trị bicarbonate ● Khi toan máu với pH ≥ 7,15 (do giảm tưới máu làm tăng acid lactic), không dùng bicarbonate cho mục đích cải thiện huyết động hoặc giảm liều vận mạch (1B) o Phòng ngừa thuyên... định về huyết động học mà không cần thuốc vận mạch, (3) không có tình trạng nghiêm trọng gì mới, (4) chỉ cần PEEP thấp, (5) chỉ cần mức FiO2 thấp có thể cung cấp bởi mặt nạ hoặc cannula mũi ● Không dùng catheter động mạch phổi để theo dõi thường quy ở bệnh nhân ALI/ARDS (1A) ● Sử dụng chiến lược hạn chế dịch ở bệnh nhân ALI không có bằng chứng của giảm tưới máu mô (1C) k Giảm đau, an thần và thuốc .
NHIỄM KHUẨN HUYẾT VÀ CHOÁNG
NHIỄM KHUẨN
I. ĐỊNH NGHĨA VỀ NHIỄM KHUẨN VÀ CÁC RỐI LOẠN LIÊN
QUAN Nhiễm khuẩn huyết là một hội chứng. hợp nhiễm khuẩn huyết có hạ huyết áp do các
nguyên nhân khác đi kèm như: choáng tim, choáng phản vệ, choáng mất máu.
IV. ĐIỀU TRỊ
Choáng nhiễm khuẩn