LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận văn này, tôi đã được sự quan tâm giúp đỡ của các giảng viên, bạn bè và tập thể lãnh đạo, cán bộ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trìn
Trang 1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRUONG DAI HQC THUONG MAI
LE TRUONG THO
QUAN LY DU AN DAU TU TAI BAN QUAN LY
DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DUNG CAC CÔNG TRÌNH
GIAO THÔNG HÀ NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI, NĂM 2018
Trang 2
BO GIAO DỤC VÀ DAO TAO
TRUONG DAI HQC THUONG MAI
LE TRUONG THO
QUAN LY DU AN DAU TU TAI BAN QUAN LY DU
AN DAU TU XAY DUNG CAC CONG TRINH GIAO
THONG HA NAM
Chuyén nganh: Quan ly Kinh té
Mã số: 60340410
Luận văn thạc sĩ kinh tế
Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS NGUYEN BACH KHOA
HÀ NỘI, NĂM 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học
của riêng tôi Các số liệu trong luận văn này là hoàn toản trung thực Các đánh
giá, kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bồ trong bất cứ công
trình nghiên cứu nào khác
Hà Nam, ngay tháng 12 năm 2018
Tác giả
Lê Trường Thọ
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn này, tôi đã được sự quan tâm giúp đỡ
của các giảng viên, bạn bè và tập thể lãnh đạo, cán bộ Ban Quản lý dự án đầu tư
xây dựng các công trình giao thông tỉnh Hà Nam
Xin trân trọng cảm ơn GS.TS Nguyễn Bách Khoa, người hướng dẫn khoa
đỡ em trong quá trình thực hiện luận văn
Xin trân trọng cảm ơn các thây cô trong Hội đồng chấm luận văn đã có những góp ý về những thiếu sót của luận văn này, giúp luận văn càng hoàn thiện hơn
Xin trân trọng cảm ơn các vị lãnh đạo và tập thể cán bộ, nhân viên Ban QLDA Đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Hà Nam đã cung cấp thông tin, tài liệu và hợp tác trong quá trình thực hiện luận văn
'Và sau cùng, cho phép em gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy, cô trường
Đại học Thương Mại trong thời gian qua đã truyền đạt những kiến thức đẻ cho
em có được những kiến thức hoàn thành luận văn này
Tac gia
Lê Trường Thọ
Trang 5Mục tiêu nghiên cứu của đề
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề t
Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tai
Những đóng góp của đề tài
Kết cầu của đề tài
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐÈ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIẾN VỀ
QUAN LY DU AN BAU TƯ XAY DUNG HA TANG GIAO THONG Ở TỈNH I8 1.1 Một số khái niệm và lý luận cơ sở
1.1.1 Khái niệm, phân loại các công trình va ha tang giao thôn;
1.1.2 Khái niệm, thực chất và vai trò của đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông
1.1.2.1 Khái niệm chung ` “
1.1.2.2 Đặc trưng của dự án đầu tư xây dựng
1.1.3.3 Mục tiêu của quản lý dự án 1.1.3.4 Nguyên tắc cơ bản của quản lý dự án
Yêu cầu đối với quản lý dự án
ở Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh
1.2.1 Quản lý lập dự án đầu tư xây dựn,
Trang 61.2.2 Quản lý thâm định dự án đầu tư xây dựng
1.2.3 Quản lý lựa chọn dự án đi
1.2.4 Quản lý thực hiện giải ngân vốn đầu tư xây dựng qua Kho bạc nhà
đơn vị thực hiệ tư xây dựng
dựng các công trình giao thông tỉnh
Các tiêu chí đánh giá quản lý dự án tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây
36
1.3 Nhân tố ảnh hưởng đến quản lý dự án tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây
37
dựng các công trình giao thông tỉnh
1.3.1 Nhóm nhân tô môi trường vĩ mô trung ương và địa phương 37
1.3.2 Nhóm nhân tố môi trường ngành giao thông vận tải ở trung ương và địa
1.3.3 Nhóm nhân tố môi trường nội tại tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh 38
1.4 Kinh nghiệm thực tiễn về quản lý dự án các công trình giao thông ở một số
1.4.1.1 Kinh nghiệm quản lý dự án đầu tư xây dựng của tỉnh Bắc Ninh 40
1.4.1.2 Kinh nghiệm quản lý dự án đầu tư của thành phố Đà Nẵng 4(0
1.3.2 Bài học kinh nghiệm rút ra 41
Chương 2: THỤC TRẠNG QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI BAN QUAN LY CÁC
DU AN DAU TU XAY DUNG CAC CONG TRINH GIAO THONG TINH HA NAM 42
2.1 Khái quát tổ chức và hoạt động Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các
công trình giao thông tỉnh Hà Nam
2.1.1 Đặc điểm kinh tế- xã hội tỉnh Hà Nam
2.1.2 Khái quát tổ chức và phân cấp quản lý nhà nước về hệ thống và phát triển
2.1.3.1 Lịch sử quá trình phát triển các mô hình quản lý dự án đầu tư xây dựng
công trình giao thông tỉnh Hà Nam
Trang 7
32
¡ trí của
các công trình giao thông và mô hình hiện tại- Ban quản lý
2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, phân cấp quản
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Hà Nam
trình giao thông trọng điểm điền hình tại Ban
với QLIA và đường sắt Bắc Nam (Nút giao thông Đồng Văn,
đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Hà Nam
2.2.1 Quản lý lập dự án đầu tư xây dựng
2.2.2 Quản lý thẩm định dự án đầu tư xây dựng
2.2.3 Quản lý lựa chọn các đơn vị thực hiện dự án đầu tư xây dựng
2.2.4 Quản lý thực hiện giải ngân vốn qua Kho bạc nhà nước
2.2.5 Quản lý chất lượng và rủi ro dự án
2.2.6 Quản lý quyết toán dự án và quyết toán vốn đầu tư xây dựng dự án
2.3.1.2 Nhóm nhân tổ môi trường ngành giao thông vận tải
2.3.1.3 Nhóm nhân tố môi trường nội tại tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Hà Nam 70
2.3.2 Những ưu điểm và điểm mạnh của quản lý -.71
2.3.3 Những hạn chế và điểm yếu của quản lý oll
2.4.5 Những nguyên nhân của hạn chế và tồn tại 2 Chương 3: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ TAI BAN QUAN LY CAC DU AN DAU TU XAY DUNG CAC CONG TRINH
3.1 Định hướng phát triển kết cầu hạ tầng giao thông vả quan điểm hoàn thiện
quản lý dự án đầu tư tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao
Trang 83.1.1 Định hướng chiến lược, quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tinh Hà Nam đến 2025
3.1.1.1 Quan điểm
3.1.1.2 Mục tiêu
3.1.2 Dự báo sự tôn tại
3.2.3 Quan điểm hoàn thiện quản lý dự án đầu tư tại Ban Quản lý dự án đầu tư
xây dựng các công trình giao thông tỉnh Hà Nam đến 2025
3.2 Nhóm giải pháp hoàn thiện quá trình và nội dung quản lý dự án
phát triển mô hình Ban quản lý
dựng các công trình giao thông tại Ban quản lý
3.2.1 Hoàn thiện quy trình, thủ tục và nội dung lập dự án đầu t
3.2.2 Hoàn thiện quy trình, nội dung tổ chức thực hiện dự án đầu tư
3.2.3 Hoàn thiện quy trình, nội dung kiểm tra, kiểm soát thực hiện dự á
3.3, Nhóm giải pháp tăng cường nguồn lực cho quản lý và phát triển các dự án
đầu tư
3.3.1 Các giải pháp tăng cường nguồn lực quản lý dự án đầu tư
3.3.1.1 Về hệ thông thông tin quản lý và cơ sở dữ liệu các dự
3.3.1.2 Vẻ cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ thông tin quản lý dự án 88
3.3.1.3 Vẻ tài chính, tài trợ quản lý dự án đâu tư
3.3.1.4 "hức bộ máy và nhân lực quản lý dự án đầu tư ’
3.3.1.5 VỀ lãnh đạo, chỉ đạo của UBND tỉnh Sở GTVT tỉnh 9
3.3.2 Các giải pháp phát triển các dự án đầu tư xây dựng các công trình giao
3.3.2.1 Về phát triển quan lý quy hoạch kết cấu hạ tầng giao théng tinh 91
3.3.2.2 VỀ hoàn thiện chính sách đầu tư phát triển công trình giao thông tỉnh.93
3.3.2.3 VỀ hợp tác công tư (TPP) đâu tư phát triển công trình giao thông tỉnh 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHU LUC
Trang 9DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TÁT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
HDND Hội đông nhân dân
UBND Uy ban nhan dan
KT-XH Kinh tê- xã hội
Trang 10
DANH MỤC CÁC HÌNH
1.1 | Các đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng 23
12 _ | Các giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng 24
14 | Các nhân tố tác động đến quản lý dự án đầu tư xây dựng các »
công trình giao thông
2.1 | Bản đồ tô chức hành chính tỉnh Hà Nam 42
2-2 _ | Tăng trưởng GRDP của tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011-2017 “4
2.3 | Mô hình tô chức bộ máy Ban quản lý dự án 38 3.1 | Quy trình lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vẫn 78 3.2 | Quy trình lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng công trình 81 3.3 | Mô hình sắp xếp lại tổ chức bộ máy Ban quản lý dự án 89
DANH MUC CAC BANG BIEU
34 Thông kê hiện trạng mạng lưới giao thông đường bộ của 4ã
tỉnh Hà Nam hiện nay
2.2 _ | Thu ngân sách nhà nước tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011-2017 | 45
2.3 | Chí ngân sách nhà nước tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011-2017 46
2.4 | Kết quả nghiệm thu, thanh toán các dự án giao thông 65
Trang 11PHAN MO DAU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Lĩnh vực giao thông có vai trò rất quan trọng đối với phát triển KT- XH như Bác Hồ đã nói Giao thông là mạch máu của mọi việc, giao thông tắc thì việc gì cũng tắc, giao thông tốt thì việc gì cũng dễ ding Dé đảm bảo mục tiêu
đưa đất nước ta phát triển trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại đòi
hỏi cần phải quan tâm phát triển hạ tầng giao thông” đi trước một bước Với
mục tiêu đó, những năm qua, Đảng, Nhà nước ta đã tập trung nguôi
lực lớn cho
đầu tư phát triển hạ tầng giao thông , đã có sự gia tăng cả về số lượng lẫn quy
mô các dự án đầu tư bằng các nguồn vốn nhà nước, vốn xã hội các hình thức
PPP, BOT, BT và vốn nước ngoài (ODA, FDI,
Nhìn chung, việc đa dạng hóa
c hình thức đầu tư đã mang lại hiệu quả
rõ rệt, cơ sở HTGT từng bước hoàn thiện, nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu
vật tải, đi lại góp phần đáng kế vào phát triển kinh tế- xã hội, tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, nâng cao chất lượng sống người dân, bảo vệ môi trường, an ninh trật tự Tuy nhiên hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông còn hạn chế, thiều đồng
bộ, đang là điểm nghẽn của quá trình phát triển, chưa đáp ứng kịp nhu cầu phát triển
kinh tế xã hội và mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa Công tác đầu tư còn dàn
trải, nhiều công trình chậm tiến độ, chất lượng thấp, chỉ phí cao, chậm được đưa vào
sử dụng dẫn đến hiệu quả đầu tư còn hạn chế, gây bức xúc trong xã hội, làm giảm
sút niềm tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước Nguyên nhân chính là công tác quản lý dự án còn bị buông lỏng, phương thức quản lý chưa hiệu quả, quy trình quản
lý chưa chặt chẽ, tính chuyên nghiệp hoá chưa cao và chất lượng đội ngũ cán bộ
trong công tác quản lý các dự án đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới
Hà Nam là cửa ngõ phía Nam thủ đô Hà Nội, là đầu mối giao thông quan trọng nói các tỉnh phía Bắc, các tỉnh miền Trung, miền Nam và thủ đô Hà Hội Với
vị trí chiến lược cùng các hệ thống giao thông liên hoàn tạo cho Hà Nam lợi thế về
giao lưu kinh tê
hội, khoa học - kỹ thuật với các tỉnh trong vùng và cả nước
Trong những năm qua, được sự quan tâm của Trung ương, sự nỗ lực vượt khó của
địa phương, tỉnh Hà Nam đã hoàn thành cơ bản các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân dần được cải thiện Hạ tầng giao thông trên địa
ban tinh đã có bước phát triển mạnh mẽ góp phần không nhỏ vào quá trình thu hút
Trang 12đầu tư, phát triển kinh tế- xã hội địa phương, tạo tiền đề cho mục tiêu sự nghiệp công,
nghiệp hóa - hiện đại hóa
Trên bàn Hà Nam, theo quy định của Luật xây dựng năm 2014, năm
2016 tỉnh thành lập Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh (là Ban QLDA chuyên ngành giao thông) để thực hiện nhiệm vụ làm
chủ đầu tư, trực tiếp quản lý dự án các dự án đầu tư xây dựng giao thông tỉnh Việc quản lý xuyên suốt từ khi bắt đầu đến khi kết thúc, quyết toán các dự án
Với vai trò, chức năng, nhiệm vụ làm Chủ đầu tư và đại diện Chủ đầu tư các dự
án giao thông được giao, trong thời gian qua Ban quản lý các dự án giao thông trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã đạt được nhiều kết quả tích cực, song bên cạnh cũng còn tồn tại và hạn chế đó là tình trạng vi phạm trong quy định đầu tư, tiến
độ dự án kéo dài, nợ đọng đầu tư, chậm quyết toán, chất lượng kém, hiệu quả dự
án thấp Tình trạng đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu là do chưa hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý, hệ thống quản lý chưa chặt
chẽ, tính chuyên nghiệp hoá chưa cao và chất lượng đội ngũ cán bộ còn chưa
cao so với yêu cầu thực tế
Xuất phát từ tình hình thực tế đó, cùng với sự cần thiết nâng cao hiệu quả
quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông trên địa bàn tỉnh Hà
Nam, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Quản Ip dw dn đầu tư tại Ban quản lý
dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Hà iNam"” nhằm góp phần hoàn thiện, tăng cường công tác QLDA các dự án xây dựng CTGT trên địa bản tỉnh Hà Nam
2 Tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài
Nghiên cứu về công tác Quản lý dự án đầu tư xây dựng đã có các công trình nghiên cứu và lý luận theo nhiều chủ đề cũng như các quá trình hoạt động,
Quản lý dự án đầu tư xây dựng Tuy nhiên, phạm vi và mức độ nghiên cứu tập
trung chủ yếu ở việc xem xét, bàn luận về các kỹ thuật phân tích đánh giá dự án,
ở nội dung tài chính và ở tầm quản lý vĩ mô Trong quá trình thực hiện tác giá đã
kế thừa, học tập những ưu việt của các bài viết, tạp chí, giáo trình và công trình nghiên cứu trước đó đề hoàn thành đề tài của mình như:
- Trần Thị Quỳnh Như (2012) Luận án tiến sỹ quản lý xây dựng (Đại học
Giao thông vận tải), “Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư xây
dựng giao thông đường bộ khu vực duyên hải Nam Trung Bộ” Luận án đã hệ
Trang 13thống hóa một số khái niệm cơ bản về đầu tư, hiệu quả đầu tư, đặc biệt đi sâu
nghiên cứu về hiệu quả đầu tư, trong đó đưa ra một số quan điềm phân tích đánh
giá hiệu quả kinh tế xã hội của đầu tư giao thông đường bộ, nêu những nguyên
nhân ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế - xã hội của giao thông đường bộ trong khu vực
duyên hải Nam Trung Bộ
- Nguyễn Mạnh Hà (2012), Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh (Đại học
Quốc gia Hà Nội), “ Hoàn thiện hệ thống quản lý các dự án đầu tư xây dựng trong Bộ Tổng tham mưu - Bộ Quốc phòng” tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận
về quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, phân tích những nguyên nhân thục
hiện công tác đầu tư xây dựng cơ bản không hiệu quả, đề xuất một số giải pháp
nhằm hoàn thiện hệ thống quản lý các đầu tư xây dựng cơ bản trong Bộ Tổng
tham mưu - Bộ Quốc phòng
- Phạm Hữu Vinh (2011), Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh (Đại học
Đà Nẵng), “Hoàn thiện công tác quản lý dự án đâu tư tại Tổng công ty xây dựng
công trình giao thông 3° Đề tài đã xây dựng những quan điểm và đề xuất giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện công tác Quản lý dự án đầu tư của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 5 Đề tài tập trung chủ yếu vào việc công tác: Lập dự án đầu tư, Lựa chọn nhà thầu, Giám sát và kiểm soát thi công xây dựng
công trình ( trong đó đi sâu vào kiểm soát tiền độ)
- Lê Tuấn Ngọc (2007), Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh (Đại học
Bách khoa Hà Nội), “Hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tư tại Tong Công ty khoáng sản- TKI” Đề tài đề cập đến quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Khoáng sản -TKV gắn liền với lịch sử ngành công nghiệp khoáng sản của Việt Nam; khái quát về về các dự án đầu tư và thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư của Tổng công ty; thấy được các mặt tích cực cũng như các hạn chế vẫn còn tồn tại trong công tác quản lý Từ những phân tích đưa ra một số giải pháp đẻ hoàn thiện những vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý
dự án đầu tư tại Tổng công ty Khoáng sản -TKV
- Trần Thị Hồng Vân (2005), Luận văn thạc sỹ kinh tế (Đại học Kinh tế quốc dan), “Hoan thiện công tác quản lý dự án đầu tư của Đài tiếng nói Việt Nam” Đề tài đề cập đến việc hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư của đài
tiếng nói Việt Nam, đã đưa ra các cơ sở lý luận, thực trạng và giải pháp hoàn
Trang 14thiện về công tác quản lý dự án tại Đài tiếng nói Việt Nam Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài là về công tác quản lý dự án đầu tư tại một đơn vị sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong lĩnh vực thông tin - truyền thông Đề t: p trung
chủ yếu vào việc phân tích công tác quản lý dự án trong giai đoạn thực hiện dự
án tại các nhóm dự án do các đơn vị trực thuộc của Đài tiếng nói Việt Nam làm
Chủ đầu tư
Các công trình đã nghiên cứu về Quản lý dự án đầu tư xây dựng thường
tập trung vào kỹ thuật phân tích đánh giá lợi ích và chỉ phí phục vụ cho mục đích
tối đa hoá lợi nhuận hoặc tiến hành phân tích đánh giá lợi ích và chỉ phí đối với
dự án Nghiên cứu và thiết kế quy trình nâng cao công tác Quản lý dự án đầu tư
đáp ứng cho nhà quản trị có những quyết định đúng đắn và kịp thời nắm bắt cơ
hội đầu tư có hiệu quả, nâng cao khả năng cạnh tranh Tuy nhiên, chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu việc hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng của Ban quản lý các dự án giao thông tỉnh Hà Nam
3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu nghiên cứu chủ đạo của luận văn là đề xuất một số giải pháp hoàn
thiện công tác quản lý dự án của Ban quản lý các dự án giao thông tỉnh Hà Nam
Để thực hiện mục tiêu tổng thể nêu trên, luận văn cần thực hiện các mục tiêu cụ thể dưới day:
- Hoan thành nghiên cứu cơ sở lý luận về Quản lý dự án đầu tư xây dung
- Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và phân tích những tồn tại, hạn chế trong
quá trình quản lý, Quản trị dự án đầu tư của Ban quản lý các dự án giao thông tỉnh Hà Nam
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện, tăng cường công tác quản lý dự án đầu
tư xây dựng của Ban quản lý các dự án giao thông tỉnh Hà Nam
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề t:
4.1 Đối trựng nghiên cứu
Công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông của Ban
quản lý dự án đầu tư xây dựng các dự án giao thông tỉnh Hà Nam
4.2 Phạm vỉ nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Các dự án đầu tư xây dựng của Ban quản lý các
dự án giao thông tỉnh Hà Nam quản lý
- Pham vi vé thời gian: Nghiên cứu chính sách, phương thức quản lý các
Trang 15dự án đầu tư xây dựng giai đoạn 2010-2018 của Ban quản lý các dự án giao
thông tỉnh Hà Nam
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
3.1 Cơ sở lý luận của đề tài
Luận văn trình bảy dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác-
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm, đường lỗi của
Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, Cương lĩnh của các kỳ Đại
hội Đảng về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Luận văn kế thừa có hệ thống và chọn lọc các công trình nghiên
cứu khoa học, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ và các tài liệu khoa
học, kinh tế, quản trị kinh doanh có nội dung liên quan hoặc đề
đến vấn đề nghiên cứu Trong luận văn còn sử dụng một ¡ liệu thống kê, những tư liệu thực tế, báo cáo tổng kết, nghiên cứu và một
số tư liệu trong các trang web có liên quan đến đề tài nghiên cứu
5.2 Phương pháp nghiên cứu của đỀ tài
a) Phương pháp luận
Luận văn áp dụng phương pháp luận nghiên cứu duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đòi hỏi việc nghiên cứu quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tại Ban
Quản lý dự án đầu tư xây dựng các CTGT Hà Nam trước hết phải kế thừa được những kết quả nghiên cứu của những người đi trước Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu, đặt trong điều kiện mới, phạm vi nghiên cứu mới, luận văn tiếp
tục hoàn thiện khung lý luận để phân tích các vấn đề ở chương sau
Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tác giả luận
văn đã xuất phát từ việc nghiên cứu hai phạm trù cơ bản của đề tài là dự án đầu
tư xây dựng và quản lý dự án đầu tư xây dựng Trên cơ sở đó luận văn tập trung nghiên cứu, làm rõ bản chất, nội dung, các tiêu chí đánh giá, các nhân tố ảnh hưởng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông trên địa bàn tỉnh
Ngoài ra, tác giả đã tiến hành khảo sát nghiên cứu các bài viết, ý kiến của
nhà quản lý trong lĩnh vực quản lý dự án, quản lý tài chính đầu tư và quan sát
đối tượng nghiên cứu là những vấn đề về quản lý dự án đầu tư xây dựng công
Trang 16trình giao thông tại Ban Quản lý dự án ĐTXD các CTGT Hà Nam để thu thập và phân tích dữ liệu
b)_ Phương pháp thu thập dữ uu
* Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
- Các dữ liệu sơ cấp được tác giả luận văn thu thập thông qua quá trình,
trình tự thực hiện liên quan đến công tác quản lý dự án đầu tư
- Về phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp, tác giả sử dụng các phương pháp tham khảo ý kiến của các đối tượng nghiên cứu Thu thập được các dữ liệu
về ưu, nhược điểm các nội dung liên quan đến thực trạng công tác quản lý dự án
đầu tư tại Ban QLDA ĐTXD các CTGT Hà Nam giai đoạn từ năm 2012-2018,
các giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản lý, nâng cao hiệu quả đầu
tư dự án giao thông trong những năm tới Kết quả sử dụng phương pháp thu thập
dữ liệu sơ cấp được sử dụng nhiều trong chương 2 của Luận văn
* Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:
- Dữ liệu thứ cấp là những dữ liệu mà tác giả có thể lấy được từ sách, báo,
internet và các báo cáo, tài liệu và các công trình nghiên cứu trước đó Ưu
điểm của dữ liệu thứ cấp là tính sẵn có, các tác giả khi nghiên cứu sẽ không tốn thời gian đề tìm kiếm và thu thập, vì vậy mà nguồn dữ liệu thứ cấp sẽ rất phong
phú và đa dạng Tuy nhiên, các dữ liệu thứ cấp là các dữ liệu đã được nghiên cứu và đánh giá trước đây bởi các tác giả trước đó nên tính thực tiễn với thời
điểm nghiên cứu hiện tại của các tác giả sau sẽ bị hạn chế
- Phương pháp này được thu thập chủ yếu từ các quy định của Pháp luật
có liên quan, hướng dẫn của các Bộ, Ngành ở Trung ương, của Ủy ban nhân dân
tỉnh và các cơ quan chuyên môn về xây dựng Nguồn thông tin này được thu thập chủ yếu qua công báo; các trang web của các cơ quan Nhà nước; đồng thời, thông qua các quyết định, báo cáo, ý kiến chỉ đạo của UBND cấp tỉnh; các cơ
quan liên quan và thông qua các đề tài, luận văn thạc sỹ; công trình; bài viết; tạp
chí; internet; các trang Website của các tác giả đẻ lấy thông tin, số liệu liên
quan
- Các dữ liệu thứ cấp được tác giả thu thập thông qua các phương pháp
tham khảo, nghiên cứu các báo cáo, công trình nghiên cứu trước đó, bao gồm các sách, giáo trình, các báo cáo khoa học, các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ
cũng như các bài báo liên quan đến công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng
Trang 17trong các cơ quan, đơn vị Đồng thời, tác giả cũng sử dụng các báo cáo về kết quả đầu tư xây dựng của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao
thông Hà Nam từ 2012 đến năm 2018 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
được sử dụng nhiều trong chương 2 của Luận văn
©) Phương pháp xử lý dữ liệu, phân tích
Trên cơ sở các nguồn dữ liệu sơ cấp và thứ cấp thu thập được, tác giả sử
dụng các phương pháp xử lý dữ liệu sau:
- Phương pháp phân tích: Ở Chương 1 đề xây dựng khung lý luận tác giả
đã phân tích nhiều công trình khoa học có nội dung liên quan đến đề tài đẻ từ đó
nhận thức, kế thừa những thành quả nghiên cứu và thấy được những khoảng
trống cần tiếp tục nghiên cứu Ở chương 2 sau khi tiếp cận và thu thập được
thông tin liên quan tác giả nêu được thực trạng quản lý dự án công trình giao thông tại Ban QLDA ĐTXD các CTGT Hà Nam, tiến hành phân tích đánh giá
những mặt đạt được và những han ché
- Phương pháp tổng hợp: Trên cơ sở kết quả phân tích, phương pháp tổng
hợp được sử dụng đẻ kết nói giữa các mặt, các nhân tố để có cái nhìn tổng thể
về sử vật hiện tượng
Ở chương 1, bằng phương pháp tổng hợp, luận văn chỉ ra được những
thành tựu và hạn chế của các công trình nghiên cứu đã có Đây là cơ sở quan
trọng dé luận văn vừa kế thừa được các thành tựu, vừa tránh được sự trùng lắp
trong nghiên cứu
Ở chương 2 từ việc phân tích nhiều nội dung cụ thể về quản lý dự án công
văn sử dụng phương pháp tông hop dé dua ra những đánh
giá khái quát về công tác Quản lý dự án công trình giao thông tại Ban QLDA
ĐTXD các CTGT Hà Nam
trình giao thông, lug
Ở chương 3, phương pháp tổng hợp được sử dụng nhằm đảm bảo các giải
pháp đề xuất mang tính hệ thống, đồng bộ, không trùng lặp
- Phương pháp thống kê, mô tả chủ yếu ở chương 2 thông qua việc sử dụng hệ thống bảng biểu, biểu đồ Bảng số liệu được sử dụng khi số liệu mang tính hệ thống như tổng hợp số lượng dự án chậm tiến độ, số lượng dự án vi
phạm chất lượng, số lượng nhà thầu tham gia đấu thầu
~ Phương pháp so sánh
Trang 18Quá trình phân tích thực trạng quản lý đầu tư tại Ban QLDA ĐTXD các CTGT Hà Nam đã đưa ra những kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế và nguyên của tồn tại hạn chế đó Nghiên cứu, so sánh với cơ sở lý luận ở chương 1
tìm ra giải pháp hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả của dự án
Đối với số liệu so sánh, được lựa chọn dé minh hoa nhằm cung cấp cho người đọc hình ảnh trực quan về tương quan giữa các sự vật được so sánh
- Phương pháp tổng kết thực tiễn: Qua thực tiễn làm công tác quản lý dự
án đầu tư xây dựng các công trình giao thông kết hợp với tham khảo các báo cáo, kiến nghị của các tổ chức, cá nhân, cán bộ địa phương về bắt cập trong
công tác xây dựng cơ bản; khảo sát địa bàn nghiên cứu, quan sát các dự án trên
địa bàn tỉnh để đúc rút các kinh nghiệm về quản lý dự án đầu tư xây dựng
- Phương pháp dự báo được sử đụng ở chương 3, dựa vào định hướng đầu
tư phát triển mạng lưới hạ tầng giao thông đã được Bộ GTVT đề xuất, chiến
lược phát triển được Chính phủ xem xét thông qua và quy hoạch phát triên
GTVT trên địa bàn tỉnh được UBND tinh Ha Nam phê duyệt, đề dự báo nhu cầu
phát triển hạ tầng giao thông của tỉnh, dự báo các dự án đầu tư xây dựng hạ tang
giao thông sẽ được xây dựng trong thời gian tới
+ Để thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu đề tài, tác giả sử
dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lênin
+ Phương pháp tổng hợp, phân tích, phương pháp so sánh, các
phương pháp thống kê
+ Phương pháp hệ thống của chuyên ngành Quản lý kinh tế
+ Vận dụng đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về quản
lý hoạt động đầu tư và xây dựng theo các văn bản quy phạm hiện hành
+ Nghiên cứu số liệu thứ cấp các tài liệu thống kê, báo cáo các
Dự án đầu tư xây dựng, Hồ sơ, công tác quản lý dự án đầu tư xây
dựng hiện thờ Bên cạnh đó, luận văn cũng tiếp thu, kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu của một số công trình liên quan đã được công
bố
6 Những đóng góp về khoa học của luận văn:
Tổng hợp và hệ thống hóa những lý luận cơ bản về quản lý dự
Trang 19án đầu tư xây dựng đã công bố Đánh giá hiện trạng và xác định được những bất cập của hệ thống cơ sở pháp lý và các quy trình quản lý, quản trị dự án có liên quan trong công tác quản lý dự án đầu tư xây
dựng
Trình bày một cách hệ thống và khoa học về hiện trạng công tác
quản lý các dự án đầu tư xây dựng của Ban quản lý các dự án giao thông tỉnh Hà Nam
Đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện công tác quản lý
dự án đầu tư của Ban quản lý các dự án giao thông tỉnh Hà Nam
trong điều kiện hiện nay, cũng như có thể mở rộng áp dụng cho các
Ban quản lý dự án dự án đầu tư xây dựng khác trên địa bàn tỉnh và
ca nước
7 Kết cấu của đề tài:
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Luận văn có kết cấu gồm 3
chương:
Chương I: Một số vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về
quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông vận tải ở tỉnh
Chương 2: Thực trạng quản lý dự án đầu tư tại Ban quản lý dự
án ĐTXD các dự án giao thông tỉnh Hà Nam
Chương 3: Một số quan điểm và giải pháp hoàn thiện quản lý dự
án đầu tư tại Ban quản lý dự án ĐTXD các CTGT tính Hà Nam trong thời gian tới.
Trang 20Chương 1 MOT SO VAN DE LY LUAN VA KINH NGHIEM THUC TIEN VE QUAN LY DU AN DAU TU XAY DUNG HA TANG GIAO THONG
1.1 Một số khái niệm va lý luận cơ sở
1.1.1 Khái niệm, phân loại các công trình và hạ tằng giao thông
1.1.1.1 Khái niệm, phân loại
* Thuật ngữ “Kết cấu hạ tằng”: được hiểu là khái niệm chỉ các loại cơ
sở vật chất như đường sa, cầu công, sân bay, bến cảng; hệ thống cấp điện; hệ thống cấp nước; hệ thống thông tin liên lạc đồng thời bao gồm cả các cơ chế tô
chức và hoạt động đề cho các loại cơ sở vật chất nêu trên có thẻ vận hành một
cách hiệu quả phục vụ cuộc sống của con người
* Quan niệm về kết cầu hạ tảng: KCHT là toàn bộ những cơ sở vật chất -
kỹ thuật nền tảng, đảm bảo cho sự phát triển KT- XH và cuộc sống sinh hoạt của con người, bao gồm các công trình giao thông vận tải; hệ thống cấp điện; hệ thống cấp nước; hệ thống thoát nước và xử lý nước thải, rác thải; hệ thống thông tin liên lạc, truyền thông; các cơ sở y tế, giáo dục; các cơ sở vui chơi, giải tri cong
hành nhất định
kỹ thuật nền tảng như
cộng và gắn liền với nó là những quy tắc hay cơ chế v:
Kết cấu hạ tâng giao thông là những cơ sở vật chất
đường sá, cầu cống, sân bay, bến cảng được con người xây dựng nhằm dam bao cho việc di chuyển, đón trả khách và bốc xép hàng hóa của các loại phương tiện
giao thông diễn ra một cách nhanh chóng, thuận lợi và an toàn
Kết cấu hạ tầng giao“thông có 5 loại chủ yếu là: kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ; kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt; kết cấu hạ tầng giao
thông hàng không; kết cấu hạ tầng giao thông hàng hải và kết cấu hạ tầng giao
thông đường sông
* Vai trò của kết cầu hạ tầng giao thông với phát triển kinh tế- xã hội
Đối với phát triển kinh tế kết cấu hạ tầng giao thông là điều kiện tiền đề
thúc day ting trưởng kinh tế Kết cấu hạ tầng giao thông phát triển sẽ tạo điều
kiện cho các luồng vận tải hàng hoá được lưu thông thuận lợi, nhanh chóng, qua
đó thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh và tăng trưởng kinh tế
Trang 21Mặt khác, chỉ tiêu cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tằng giao thông có tác
động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế J.M Keynes đã khái quát hoá sự tác
chỉ tiêu cho đầu tư; MPC là xu hướng tiêu dùng cận biên
Trong các giai đoạn kinh tế khó khăn như suy thoái, thất nghiệp, chính
phủ các nước thường tăng cường chỉ ngân sách cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ
tầng giao thông dé kích thích tăng trưởng kinh tế, đồng thời hiện đại hoá hệ
thống kết cấu hạ tầng giao thông của đất nước
Kết cầu hạ tầng giao thông phát triển làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế va
kiệm chỉ phí vận tải, các nhà đầu tư sẽ chỉ lựa chọn
phân bố sản xuất: Đề tiế
những địa điểm có lợi để đặt các cơ sở sản xuất kinh
doanh Khi kết cầu hạ
các nhà đầu tư đến với địa phương đó và hình thành lên những ngành kinh tế
lêu kiện giao thông thị
g giao thông tại một địa phương phát triên sẽ lôi kéo
mới Sự chuyên địch cơ cấu kinh tế của địa phương vì thể sẽ diễn ra
Kết cấu hạ tầng giao thông phát triển làm nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế: Sức cạnh tranh của nền kinh tế liên quan trực tiếp đến hai yếu tổ là
giá thành sản phẩm và môi trường đầu tư Kết cấu hạ tầng giao thông phát triển
sẽ tạo điều kiện hạ giá thành sản phẩm do chỉ phí vận tải giảm, đồng thời cải thiện môi trường đầu tư Vì vậy, sự phát triển của kết cấu hạ tầng giao thông sẽ giúp nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế
Đối với phát triển xã hội:
Kết cấu giao thông phát triển góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, kích thích tăng trưởng kinh tế, cải thiện thu nhập và mức sống, của người dân Vì thế người dân sẽ có điều kiện hưởng thụ các điều kiện vật chất, văn hoá tỉnh thần cao hơn
Kết cấu hạ tầng giao thông phát triển và tác động đến phân bó lại dân cư: Mỗi khi có tuyến đường mới được mở ra đồng nghĩa với điều kiện sống và điều kiện sản xuất kinh doanh của người dân ở hai bên đường được cải thiện.
Trang 22Người dân sẽ chuyển đến sinh sống ở những nơi có điều kiện sống tốt hơn và có
cơ hội kiếm sống dễ dàng hơn
* Khái niệm công trình giao thông
Theo Luật xây dựng số 50/2014/QH13, công trình xây dựng được hiểu là
phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con ngư liệu xây dựng,
¡ lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế Công trình xây dựng bao gồm công trình dân
dụng, công trình công nghiệp, giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn,
công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình khác Như vậy CTGT thực chất là các
công trình nhân tạo do con người tạo nên nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển,
giao thông đi lại của mình
* Phân loại công trình giao thông
- Công trình đường bộ: Đường ô tô cao tốc các loại; đường ô tô, đường trong đô thị; đường nông thôn, bến phà
- Công trình đường sắt: đường sắt cao tốc và cận cao tốc; đường sắt đô
thị, đường sắt trên cao, đường tầu điện ngầm (Metro); đường sắt quốc gia;
đường sắt chuyên dụng và đường sắt địa phương
- Công trình cầu: cầu đường bộ, cầu bộ hành (không bao gồm cầu treo
dan sinh); cầu đường sắt; cầu phao; cầu treo dan sinh
-“Công trình hầm: Hầm đường ô tô; hầm đường sit; ham người đi bộ
- Công trình đường thủy nội địa: Công trình sửa chữa/đóng mới phương
tiện thủy nội địa (bến, ụ, triền, da, .); cảng bến thủy nội địa; âu tầu; đường
thủy chay tau (trên sông, hồ, vịnh và đường ra đảo, trên kênh đảo)
- Công trình hàng hải: bến cảng biển; công trình sửa chữa/đóng mới phương tiện thủy nội địa (bền, ụ, triền, đà ); luồng hàng hải (chạy tàu 1 chiều);
công trình chỉnh trị (đê chắn, kè hướng dòng/bảo vệ bờ)
- Công trình hàng không: Khu bay, các công trình đảm bảo bay
- Các công trình hàng hải khác: bến phà/cảng ngoài đảo, bến cảng chuyên
dụng, công trình nỏi trên biên; hệ thống phao báo hiệu hàng hải trên sông/biền;
đèn biên, đăng tiêu.
Trang 231.1.2 Khái niệm, thực chất và vai trò của đầu tư xây dựng hạ tầng
giao thông
1.1.2.1 Khái niệm chung
Theo Luật đầu tư số 59/2005/QH11: Đầu tư là việc bỏ vốn bằng các loại
vô hình đề hình thành tà
tài sản hữu hình hoặ n tiền hành các hoạt động đầu
tư theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan
Theo Luật xây dựng số 50/2014/QH13 Đầu tư xây dựng là việc bỏ vốn
để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì,
nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chỉ phí
xác định Dự án ĐTXD là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng
vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công
trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình h
phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chỉ phí xác định Ở giai đoạn chuẩn bị dự án
đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thỉ đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh
tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng
1.1.2.2 Đặc trưng của dự án đầu tư xây dựng
~ Dự án có mục đích, mục tiêu rõ ràng, Mỗi dự án là một tập hợp nhiệm
vụ cần được thực hiện để đạt tới kết quả xác định nhằm thoả mãn một nhu cầu nào đó Dự án cũng là một hệ thống phức tạp nên được chia thành nhiều bộ phận
khác nhau để quản lý và thực hiện nhưng cuối cùng vẫn phải đảm bảo các mục
tiêu cơ bản về thời gian, chỉ phí và chất lượng
- Dự án có chu kỳ riêng và thời gian tồn tại hữu hạn Nghĩa là dự án trải
qua các giai đoạn: hình thành, phát triển, có thời điểm bắt đầu và kết thúc
- Dự án liên quan đến nhiều bên và có sự tương tác phức tạp giữa các bộ
phận quản lý chức năng với quản lý dự án Dự án nào cũng có sự tham gia của
nhiều bên hữu quan như chủ đầu tư, người thụ hưởng dự án, nhà thầu, các nhà tư vấn, các cơ quan quản lý nhà nước
- Sản phẩm của dự án mang tính đơn chiếc, độc đáo Khác với quá trình
sản xuất liên tục và gián đoạn, sản phẩm của dự án không phải là sản phẩm hàng loạt mà có tính khác biệt ở một khía cạnh nào đó Có thể nói, sản phẩm hoặc
dịch vụ do dự án đem lại là duy nhất, lao động đòi hỏi kỹ năng chuyên môn với
Trang 24những nhiệm vụ không lặp lại
- Dự án bị hạn chế bởi các nguồn lực Giữa các dự án luôn luôn có quan
hệ chia nhau các nguồn lực khan hiếm của một hệ thống (một cá nhân, một
doanh nghiệp, một quốc gia ) mà chúng phục vụ Các nguồn lực đó có thê là
tiền vốn, nhân lực, thiết bị
- Dự án luôn có tính bắt định và rủi ro Một dự án bắt kỳ nào cũng có thời
điểm bắt đầu và kết thúc khác nhau, đôi khi là một khoảng cách khá lớn về thời
gian Mặt khác, việc thực hiện dự án luôn luôn đòi hỏi việc tiêu tốn các nguồn
lực Hai vấn đề trên là nguyên nhân của những bắt định và rủi ro của dự án
Dự án đầu tư xây dựng ngoài những đặc điểm chung của dự án còn có
nhiều đặc điểm đặc thù sau:
Thủ nhất, dự án ĐTXD có tính đa mục tiêu:
Trong mỗi dự án đầu tư xây dựng thường tồn tại nhiều mục tiêu khác nhau, các mục tiêu ấy có thẻ không đồng hướng thậm chí mâu thuẫn nhau
Thông thường dự án ĐTXD có các mục tiêu sau:
-M c tiêu về kỹ thuật - công nghệ: quy mô, cấp công trình, các yêu au
về độ bền chắc, về công năng sử dụng, về công nghệ sản xuất, về mỹ thuật, chất
lượng
- Mục tiêu về kinh tế tài chính: chỉ phí nguồn lực tối thiểu, thời gian xây
dựng ngắn,
~ Mục tiêu về KT-XH: cảnh quan, môi trường sinh thái, khả năng thu hút
lao động, tạo việc làm, tiết kiệm đất đai,
- Các mục tiêu khác: mục tiêu chính trị, an ninh, quốc phòng, trật tự, an
toàn xã hội,
Thứ hai, dự án đầu tư xây dựng có tính duy nhất và gắn liền với đất:
Mỗi công trình xây dựng đều có những đặc điểm kiến trúc, kết cấu, địa điểm xây dựng, không gian và thời gian xây dựng không giống nhau, đặc điểm này tạo ra tính duy nhất của dự án ĐTXD Tính duy nhất của dự án ĐTXD phản
ánh tính không lặp lại của dự án, gây khó khăn không ít cho vi tiên liệu chỉ phí
các rủi
và thời gian trong quá trình thực hiện dự án cũng như cho việc tiên
Trang 25ro có thể xảy ra đối với dự án Mỗi một dự án đầu tư xây dựng đều có địa điểm
xây dựng riêng xác định và gắn liền với đất
Thứ ba, dự án có thời gian xây dựng dài, vốn đầu tư lớn:
Sản phẩm cuối cùng của dự án ĐTXD là công trình được xây dựng xong
hoàn thành bàn giao cho khai thác, sử dụng Do khối lượng công việc rất lớn và
phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau nên thời gian xây dựng thường dài
Vốn đầu tư cho xây dựng cũng thường rất lớn
Thủ tr, dự án chịu sự ràng buộc về thời gian và chỉ phí nguôn lực:
Thời gian thực hiện dự án, thời điểm khởi công và kết thúc, tông mức chỉ
phí cho việc thực hiện dự án đã được xác định Thường các yêu cầu về thời
gian và chỉ phí thực hiện dự án ĐTXD là hạn hẹp vì các Chủ đầu tư dự án luôn
muốn có những công trình chất lượng cao nhưng chỉ phí thấp và được thực hiện trong một thời gian ngắn
Thứ năm, dự án đầu tư xây dựng luôn tồn tại trong một môi trường không
chắc chắn (tiềm ẩn nhiễu rủi ro):
Dự án đầu tư xây dựng thường phải thực hiện trong một thời gian dài,
thậm chí kéo đài nhiều năm và thực hiện trong điều kiện môi trường tự nhiên Vì thế, có rất nhiều yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến dự án ĐTXD
Hình 1.1: Các đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng
Trang 26Các giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng
Dự án u tư xây dựng bao gồm 3 giai đoạn: Giai đoạn chuẩn bị lự án;
Giai đoạn thực hiện dự án; Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng
- Giai đoạn chuẩn bị dự án gồm các công việc: Tổ chức lập, thẩm định,
phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có); lập, thâm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng để xem xét, quyết định đầu tư và thực hiện các công việc cần thiết liên quan đến
chuẩn bị dự án;
- Giai đoạn thực hiện dự án gồm các công việc: Thực hiện việc giao đất
hoặc thuê đất (nêu có); chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có);
khảo sát xây dựng; lập, thâm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng; cấp giấy phép xây dựng (đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dung); td chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; thi công xây
dựng công trình; giám sát thi công xây dựng; tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành; nghiệm thu công trình xây dựng hoản thành; bàn giao công trình
hoàn thành đưa vào sử dụng; vận hành, chạy thử và thực hiện các công việc cần
thiết khác;
- Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử
: Quyết toán hợp đồng, bảo hành công trình xây dựng
Theo từng điều kiện cụ thể và yêu cầu kỹ thuật của từng dự án, người
dụng gồm các công vi
quyết định đầu tư quyết định thực hiện theo tuần tự hoặc kết hợp một số hạng
mục công việc thuộc giai đoạn chuẩn bị dự án và giai đoạn thực hiện dự án
Trang 271.L2.4 VỊ trí và vai trò của dự án đầu tr
Đối với một nền kinh tế, đầu tư xây dựng có một ý nghĩa đặc biệt quan
trọng, nó không chỉ đóng vai trò trong quá trình tái sản xuất của xã hội mà còn
tạo ra những cú hích cho sự phát triển của nền kinh tế ở những nước đang phát triển thoát khỏi vòng luẫn quấn của nợ nắn và nghèo đói, tạo ra sự phát triển của các nền kinh tế phát triển
Đầu tư xây dựng cơ bản hình thành các công trình mới với thiết bị công nghệ hiện đại; tạo ra những cơ sở vật chất hạ tầng ngày càng hoàn thiện đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước và đóng vai trò quan trọng trên mọi mặt kinh tế; chính trị - xã hội; an ninh - quốc phòng
Như vậy, hoạt động đầu tư có vai trò quan trọng và tác động đến mọi đối tượng kinh tế của xã hội Hoạt động đầu tư phát triển là động lực chủ yếu thúc đây sự phát triển của nền kinh tế, tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, duy trì và phát triển cơ sở vật chất của nền kinh tế
1.1.3 Khái niệm, nguyên tắc, yêu cầu, và phân cấp quản lý đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông
1.1.3.1 Khái niệm về quản lý dự án
Quản lý dự án ĐTXD là quá trình lập kế hoạch tổng thể, điều phối và
kiêm soát một dự án đầu tư xây dựng từ khi bắt đầu đến khi kết thúc nhằm đạt
được những mục tiêu về thời gian, chỉ phí, kỹ thuật và chất lượng
Quản lý dự án gồm 3 nội dung chủ yếu là lập kế hoạch, điều phối thực
hiện mà chủ yếu là quản lý tiến độ thời gian, chỉ phí thực hiện và giám sát các công việc dự án nhằm đạt được các mục tiêu đã định
- Lập kế hoạch: đây là việc xây dựng mục tiêu, xác định những công việc
cần được hoàn thành, nguồn lực cần thiết để thực hiện dự án và là quá trình phát triển kế hoạch hành động theo một trình tự lo-gic mà có thể biểu diễn dưới dạng
sơ đồ hệ thống
- Điều phối thực hiện dự án: đây là quá trình phân phối các nguồn lực bao
gồm tiền vốn, lao động, máy móc thiết bị và đặc biệt là điều phối và quản lý tiến
độ thời gian Nội dung này chỉ tiết hoá thời hạn thực hiện cho từng công việc
Trang 28cho từng công việc và toàn bộ dự án
~ Giám sát: là quá trình theo đõi kiêm tra tiến trình, phân tích tình hình,
giải quyết những vướng mắc và báo cáo hiện trạng
Các giai đoạn của quá trình quản lý dự án được trình bày ở hình sau:
(Nguôn: Từ Quang Phương, 2012)
1.1.3.2 Vai trò của quản lý dự án
Liên kết tất cả hoạt động, công việc của dự án, liên kết các nhóm thực hiện dự án với khách hàng và các bên liên quan khác để đảm bảo dự án hoàn thành như kế hoạch đề ra thì các công việc phải có sự sắp xếp tuần tự một cách
hợp lý Chính vì vậy, quản lý dự án đã góp phần đảm bảo cho các công việc có
sự liên quan, thống nhất với nhau, diễn ra tuần tự như kế hoạch đề nhằm tăng
cường sự hợp tác giữa các thành viên tham gia dự án góp phần thúc đẩy hoàn thiện dự á
Tăng cường sự hợp tác giữa các thành viên và chỉ rõ nhiệm vụ của các
n theo đúng tiến độ
thành viên tham gia dự án Tạo điều kiện phát hiện sớm những khó khăn,
vướng mắc nảy sinh và điều chỉnh kịp thời những thay đổi và điều kiện không
dự đoán được Tạo điều kiện cho việc đàm phán trực tiếp giữa các bên liên quan
để giải quyết những bất đồng
Giúp tổ chức lại cơ cấu quản lý dự án, tăng cường các hoạt động độc lập
kế hoạch, điều hành thực hiện, kiểm soát, ra quyết định kịp thời để đảm bảo dự
án đạt được mục tiêu đề ra
1.1.3.3 Mục tiêu của quản lƒ dự án
Mục tiêu cơ bản của quản lý dự án nói chung là hoàn thành các công viẹc
Trang 29dự án theo đúng yêu cầu kỹ thuật và chất lượng, trong phạm vi ngân sách được duyệt và theo tiến độ thời gian cho phép VỀ mặt toán học, ba mục tiêu này liên
quan chặt chẽ với nhau và có thể biểu diễn theo công thưc sau:
C=ÑP.T.S) (1.1) Trong đó: P: mức độ hoàn thành công việc (kết quả)
€: chỉ phí ; T: yếu tổ thời gian; S: phạm vi dự án
Phương trình trên cho thấy, chỉ phí là một hàm của các yếu tố: mức độ
hoàn thành công việc, thời gian thực hiện và phạm vi dự án Ba yếu tố: thời gian, chỉ phí và mức độ hoàn thiện công việc có quan hệ chặt chẽ với nhau Tầm
quan trọng của từng mục tiêu có thể khác nhau giữa các dự án, giữa các thời kỳ
đối với cùng một dự án, nhưng nói chung, đạt được kết quả tốt đối với mục tiêu
này thường phải “hy sinh” một hoặc hai mục tiêu kia
1.1.3.4 Nguyên tắc cơ bắn của quản lý dự án
- Dự án đầu tư xây dựng được quản lý thực hiện theo kế hoạch, chủ trương đầu tư, đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại Điều 51 của Luật Xây
dựng năm 2014 và phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan
- Quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan quản lý nhả nước, của
người quyết định đầu tư, chủ đầu tư và các tô chức, cá nhân có liên quan đến
thực hiện các hoạt động đầu tư xây dựng của dự án
- Quản lý thực hiện dự án phù hợp với loại nguồn vốn sử dụng để đầu tư
xây dựng:
+ Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước được quản lý chặt chẽ, toàn diện, theo đúng trình tự để bảo đảm mục tiêu đầu tư, chất lượng,
tiến độ thực hiện, tiết kiệm chỉ phí và đạt được hiệu quả dự án;
+ Dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư PPP (Public - Privatc Partner) có cấu phần xây dựng được quản lý như đối với dự án sử dụng vốn
nhà nước ngoải ngân sách theo quy định của Nghị định này và các quy định
khác của pháp luật có liên quan;
+ Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách được
Nhà nước quản lý về chủ trương đầu tư, mục tiêu, quy mô đầu tư, chỉ phí thực
hiện, các tác động của dự án đến cảnh quan, môi trường, an toàn cộng đồng,
Trang 30quốc phòng, an ninh và hiệu quả của dự án Chủ đầu tư tự chịu trách nhiệm
quản lý thực hiện dự án theo quy định của Nghị định này và các quy định khác
của pháp luật có liên quan;
+ Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn khác được Nhà nước quản lý về mục tiêu, quy mô đầu tư và các tác động của dự án đến cảnh quan, môi trường,
an toàn cộng đồng và quốc phòng, an ninh
- Quản lý đối với các hoạt động đầu tư xây dựng của dự án theo các
Xây dựng năm 2014
nguyên tặc được quy định tại Điều 4 của Luậ
1.1.3.5 Yêu cầu đối với quản lý dự án
Yêu cầu chung
- Tinh khoa học và hệ thống: Để đảm bảo yêu cầu này đòi hỏi các dự án
đầu _ tư xây dựng công trình phải được lập và quản lý trên cơ sở nghiên cứu kỹ,
chính xác các nội dung của dự án (sự cần thiết, các điều kiện tự nhiên xã hội, các phương án thực hiện và giải pháp thiết kế, ) dựa trên sự khảo sát tỉ mỉ với các số liệu đầy đủ và chính xác Đồng thời dự án đầu tư phải phù hợp với các dự
án khác, phù hợp với quy hoạch
- Tính pháp lý: Các dự án đầu tư xây dựng công trình phải được xây dựng
và quản lý trên cơ sở pháp lý vững chắc, tức là phải tuân thủ các chính sách và pháp luật của Nhà nước
- Tính đồng nhất: Phải tuân thủ các quy định và thủ tục đầu tư của các cơ quan chức năng và tổ chức quốc tế
- Tính hiện thực (tính thực tiễn): Phải đảm bảo tính khả thi dựa trên sự
phân tích đúng đắn các môi trường liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng
Yéu cầu cụ thể
- Đầu tư phải thực hiện theo chương trình, dự án, phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; Đầu tư phải đúng mục tiêu, có hiệu quả, chống dàn trải, lãng phí;
- Phương thức quản lý đầu tư phải phù hợp, đảm bảo hiệu lực và hiệu quả của quản lý nhà nước;
- Quy trình thủ tục thực hiện đầu tư phải tuân thủ các quy định pháp luật
về quản lý đầu tư;
Trang 31- Phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm của tô chức, cá nhân, có chế tài cụ
thể trong từng khâu của quá trình đầu tư
1.1.3.6 Các hình thức quản lý dự án
Luật xây dựng số 50/2014/QH13 quy định căn cứ quy mô, tính chất,
nguồn vốn sử dụng và điều kiện thực hiện dự án, người quyết định đầu tư quyết
định áp dụng một trong các hình thức tổ chức quản lý dự án sau:
- Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án
đầu tư xây dựng khu vực áp dụng đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà
nước, dự án theo chuyên ngành sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách của tập
đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước
- Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án áp dụng đối với dự án sử dụng vốn nhà nước quy mô nhóm A có công trình cấp đặc biệt; có áp dụng công
nghệ cao được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xác nhận bằng văn bản;
dự án về quốc phòng, an ninh có yêu cầu bí mật nhà nước
- Thuê tư vấn quản lý dự án đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách, vốn khác và dự án có tính chất đặc thù, đơn lẻ
- Chủ đầu tư sử dụng bộ máy chuyên môn trực thuộc có đủ điều kiện
năng lực để quản lý thực hiện dự án cải tạo, sửa chữa quy mô nhỏ, dự án có sự tham gia của cộng đồng
1.1.3.7 Phân cấp quản lý dự án đầu tư giao thông ở tỉnh
Theo quy định Luật xây dựng 2014, các nghị định về QLDA đầu tư xây
dựng hiện hành, ở tỉnh phân cấp quản lý các dự án đầu tư xây dựng giao thông
sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh là:
- Hội đồng nhân dân tỉnh thâm quyển phân bổ vốn thông qau kế hoạch
đầu tư công trung hạn, hàng năm, các nguồn vượt thu, nguồn dự phòng
- Cấp quyết định đầu tư là Ủy ban nhân dân tỉnh trực tiếp phê duyệt đầu tư
các dự án sử dụng ngân sách tỉnh;
- Sở Kế hoạch đầu tư là cơ quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh phân bồ kế hoạch vốn, thâm định dự án, kế hoạch đâu thầu; Sở Giao thông vận
Trang 32tải là cơ quan quản lý ngành thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế BVTC- dự toán và
quản lý chất lượn
- Chủ đầu tư: Tùy theo nguồn vốn, năng lực, thuận lợi cho khai thác sử
dụng; Ủy ban nhân dân tỉnh giao cho Sở giao thông vận tải, Ban Quản lý dự án
đầu tư xây dựng các công trình giao thông hoặc Ủy ban nhân dân các huyện, thành phô (nếu sử dụng vốn kết hợp ngân sách địa phương của huyện, thành
phố);
Nếu Ủy ban nhân dân tỉnh giao các chủ đầu tư khác ngoài Ban Quản lý dự
án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh thì Ban Quản lý dự án đầu tư
xây dựng các công trình giao thông tỉnh thực hiện nhiệm vụ ủy thác quản lý dự
án cho chủ đầu tư dự án
Các dự án do Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố làm chủ đầu tư sử
dụng các Ban quản lý dự án thuộc UBND các huyện, thành phố (là Ban quản lý
dự án khu vực) đề thực hiện quản lý dự án
Đối với nguồn vốn bảo trì đường bộ đo Sở Giao thông vận tải làm chủ
đầu tư, sử dụng Ban Quản lý bảo trì trực thuộc Sở Giao thông vận tải để quản lý
các dự án sử dụng nguồn vốn từ quỹ bảo trì đường bộ
* Phân cấp chức năng, nhiệm vụ Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các
công trình giao thông tỉnh:
Là tổ chức sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Ban có chức năng
làm chủ đầu tư các dự án ĐTXD các công trình giao thông do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định đầu tư; Thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ đầu tư, Ban quản
lý dự án quy định tại Điều 68, Điều 69 của Luật Xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan; Nhận ủy thác quản lý dự án, tư vấn quản lý dự án của các
chủ đầu tư khác theo hợp đồng được ký kết
Các dự án Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông,
tỉnh được giao làm chủ đầu tư, Ban thực hiện quản lý dự án xuyên suốt các giai
đoạn thực hiện dự án gồm: Giai đoạn chuẩn bị đầu tư, giai đoạn thực hiện đầu tư
và giai đoạn kết thúc dự án, đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng
(theo quy định của Luật xây dựng năm 2014).
Trang 331.2 Nội dung cơ bản của quản lý dự án đầu tư xây dựng các công
trình giao thông của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình
giao thông tỉnh
1.2.1 Quản lý lập dự án đầu tr xây dựng
Với nhiệm vụ chủ đầu tư, đại diện chủ đầu tư Ban Quản lý dự án đầu tư
xây dựng các CTGT (Ban Quản lý dự án chuyên ngành giao thông) tổ chức thực
hiện công tác lập dự án ĐTXD các dự án được giao, từ bước lập trình cấp quyết
định đầu tư phê duyệt chủ trương đầu tư, sau đó lập báo cáo nghiên cứu khải
thi hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật trình thâm định phê duyệt Đề thực hiện, Ban
tô chức lập, phê duyệt đề cương, nhiệm vụ, dự toán công tác khảo sát, lập báo
cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo kinh tế- kỹ thuật, phê duyệt kế hoạch đấu thầu, thực hiện lựa chọn, ký kết hợp đồng với đơn vị tư vấn khảo sát lập dự án, đơn vị tư vấn thẩm tra dự án có đủ năng lực , trách nhiệm để thực hiện Ban
tổ chức kiểm tra, giám sát chất lượng, tiến độ, nghiệm thu hồ sơ của tư vấn và
trình cơ quan quản lý nhà nước thẩm định dự án, trình cấp quyết định đầu tư phê
sở các nguồn lực cho phép, đáp ứng những yêu cầu về chất lượng của dự án
Quản lý lý tiến độ thi công là cơ sở để giám sát nguồn lực cần cho dự án, hạn chế ảnh hưởng của yếu tố thời tiết là nội dung quan trọng “trong quá trình quản
lý dự án
1.2.2 Quản lý thẩm định dự án đầu tư xây dựng
Hiện nay theo quy định của Luật xây dựng 2014, quy định về quản lý dự
án đầu tư hiện hành, trách nhiệm thâm định dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước là của cơ quan quản lý nhà nước Với trách nhiệm của chủ đầu tư, Ban tổ chức chuẩn bị đầy đủ các tài liệu, hồ sơ để trình
¡ dung thực hiện gồm:
thâm định theo quy định Các
Trang 34- Xây dựng kế hoạch, đôn đóc tiến độ khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo KTKT của đơn vị tư vấn khảo sát, lập dự án, tư vấn thấm tra
+ Sự phù hợp của phương án công nghệ, dây chuyển công nghệ được lựa
chọn đối với công trình có yêu cầu về thiết kế công nghệ;
+ Sự phù hợp của các giải pháp thiết kế về bảo đảm an toàn xây dựng, bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nỗ;
+ Sự tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong thiết kế;
+ Sự phù hợp của giải pháp tổ chức thực hiện dự án theo giai đoạn, hạng
mục công trình với yêu cầu của thiết kế cơ sở
+ Đánh giá yếu tố bảo đảm tính hiệu quả của dự án gồm tổng mức đầu tư,
tiến độ thực hiện dự án; chỉ phí khai thác vận hành; khả năng huy động vốn theo tiến độ, phân tích rủi ro, hiệu quả tài chính và hiệu quả KT-XH của dự án
1.2.3 Quản lý lựa chọn các đơn vị thực hiện dự án đầu tư xây dựng
Theo quy định của Luật Đấu thầu, việc lập kế hoạch đấu thầu; lập phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, tô chức lựa chọn nhà thầu tư vấn, xây lắp; chấm thầu, phê đuyệt kết quả lựa chọn nhà thầu thuộc thẩm quyền của Chủ đầu tư Với vai trò là chủ đầu tư nội dung quản lý của Ban là:
- Xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu phù hợp với tiến trình dự án; nguồn vốn, kế hoạch vốn được giao; hình thức, phương thức, thời gian tổ chức
lựa chọn nhà thầu phù hợp với quy định của Luật Đầu thầu; thời gian và hình
thức hợp đồng phù hợp quy định về hợp đồng
- Lập, thẩm định, phê duyệt HSMT, hồ sơ yêu cầu, tổ chức lựa chọn, đánh
giá HSDT, hồ sơ yêu cầu đảm báo chính xác, công bằng, khách quan, minh bạch,
có tính cạnh tranh theo quy định của pháp luật về lựa chọn nhà thầu
Trang 35- Tổ chức mời thầu, chấm thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà thầu, thấm định phê duyệt kết quả đấu thầu lựa chọn các nhà thầu tuân thủ các quy định của luật đấu thầu, nghị định hướng dẫn, đảm bảo công bằng, khách
Lựa chọn được nhà thầu đủ năng lực, trách nhiệm là điều kiện rất quan
trọng để thực hiện thành công dự án đạt hiệu quả cao
1.2.4 Quản lý thực hiện giải ngân vốn đầu tư xây dựng qua Kho bạc
sử dụng vào công trình và đúng mục đích, trường hợp sử dụng sai mục đích phải
tiến hành thu hồi vốn về NSNN thông qua việc yêu cầu nhà thầu hoàn trả tiền tạm
ứng hoặc tịch thu bảo lãnh tạm ứng
- Việc thanh toán vốn đầu tư cho các công việc, nhóm công việc hoàn
thành trong các hoạt động xây dựng phải căn cứ theo khối lượng nghiệm thu,
phù hợp với thiết kế, dự toán được phê duyệt, đúng điều khoản hợp đồng và đúng nguồn vốn tuân thủ các quy định về quản lý chất lượng, chỉ phí đầu tư
- Kiểm soát được chỉ phí thực hiện dự án, nghĩa là xác định được sự chênh
lệch so với được duyệt để kịp thời ngăn chặn những thay đổi không đúng, không
được phép, từ đó đề xuất giải pháp để quản lý có hiệu quả chỉ phí dự án, Cụ thể:
+ Đối với công việc GPMB: Mức vốn tạm ứng theo tiến độ thực hiện
GPMB, CĐT phải bố trí đủ vốn cho công tác GPMB và theo dõi quản lý sử dụng vốn tạm ứng đúng mục đích Sau khi chỉ trả cho người thụ hưởng, CĐT
tập hợp chứng từ, làm thủ tục thanh toán và thu hồi tạm ứng trong thời hạn chậm
nhất là 30 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán cho người thụ hưởng.
Trang 36+ Đối với việc thanh toán khối lượng hoàn thảnh: Việc thanh toán khôi lượng hoàn thành phải phù hợp với loại hợp đồng, giá hợp đồng và điều kiện trong hợp đồng Đối với các khối lượng công việc phát sinh ngoài hợp đồng mà các bên đã thống nhất trước khi thực hiện và phù hợp với quy định của pháp luật liên quan, CDT và nhà thầu phải ký phụ lục bổ sung hợp đồng
Công tác chỉ tài chính hoạt động Ban gồm chỉ thường xuyên: Chỉ tiền
lương ngạch bậc, tiền công cho lao động theo hợp đồng; chỉ thu nhập tăng thêm;
các khoản phụ cấp lương; chỉ tiền thưởng, các khoản đóng góp theo lương; chỉ
dịch vụ công cộng; chỉ vật tư văn phòng; chỉ thông tỉn, tuyên truyền, liên lac,
hội nghị, công tác phí; chỉ thuê mướn; chỉ đoàn ra, đoàn vào; khấu hao tài sản có định;
khoản chỉ khác theo chế độ quy định Chỉ không thường xuyên gồm: Chỉ đầu tư
ừa chữa tài sản; các khoản thuế phải nộp theo quy định pháp luật và các
xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, tài sản dùng cho quản lý dự án, chỉ sửa chữa lớn tài sản có định; sửa chữa tài sản; chỉ thực hiện tỉnh giảm biên chế theo chế độ (nếu có) và các khoản chỉ khác có liên quan theo quy định
1.2.5 Quân lý chất lượng và rủi ro dự án
Công tác quản lý chất lượng, rủi ro của dự án đối với Ban gồm các nội
dung như sau:
* Quản lý chất lượng xây dưng
Quản lý chất lượng là quá trình triển khai, giám sát các giai đoạn, các
công việc từ khảo sát lập dự án, thiết kế, lựa chọn nhà thầu, thi công xây dựng, nghiệm thu bàn giao đảm bảo tuân thủ những tiêu chuẩn chất lượng cho việc
thực hiện dự án, đảm bảo dự án đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng vận hành dự án
một cách tốt nhất Việc quản lý chất lượng, đảm bảo dự án có chất lượng cao là
việc làm rất quan trọng, là mục tiêu hàng đầu của dự án
Nội dung công tác quản lý chất lượng thi công:
- Thiết lập hệ thống quản lý chất lượng chặt chẽ, phù hợp quy mô, tính
chất của từng công trình, quy định rõ trách nhiệm của các chủ thẻ, cá nhân và bộ
phận tham gia trực tiếp quá trình thi công và quản lý chất lượng;
- Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các công đoạn, trình tự thí nghiệm kiểm tra, kiểm định chất lượng; các nguyên vật liệu, cấu kiện, vật tư, thiết bị công
Trang 37trình, thiết bị công nghệ trước, trong và sau khi thi công xây dựng đều phải được kiểm tra, nghiệm thu đảm bảo theo tiêu chuẩn và yêu cầu thiết kế;
- Tổ chức lập, kiểm tra chỉ tiết quá trình thực hiện biện pháp thi công của nhà thầu, thường xuyên tổ chức kiểm tra an toàn lao động, vệ sinh môi trường
trong quá trình thi công xây dựng;
* Quản lý khói lượng thi công
- Khối lượng xây dựng công trình phải tính đúng, đủ, phù hợp theo thiết
kế Khối lượng thi công phải được tính toán, xác định chỉ tiết trong từng bước
nghiệm thu công việc xây dựng, được lập thành biên bản có xác nhận giữa CĐT,
nhà thầu, tư vấn giám sát làm cơ sở nghiệm thu và thanh toán
- Phát sinh khối lượng ngoài hợp đồng được các bên gồm nhà thầu thi công phối hợp với đơn vị tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát báo cáo chủ đầu tư để
xử lý Khối lượng phát sinh được phê duyệt là cơ sở để nghiệm thu, thanh toán
bồ sung cho nhà thầu theo các điều khoản hợp đồng
* Quan lý an toàn giao thông, an toàn lao động và vệ sinh môi trường
- Nhà thầu thi công xây dựng phải lập các biện pháp an toàn cho người lao động, bảo vệ môi trường xung quanh công trình thi công
- Các biện pháp và nội quy về an toàn giao thông, lao động, môi trường
phải được quy định công khai cho tất cả mọi người biết đề chấp hành
được Quản lý rủi ro là biện pháp quản lý mang tính hệ thông nhằm tận dụng tối
đa những nhân tố có lợi không xác định và giảm thiểu tối đa những nhân tố bất lợi không xác định cho dự án Nó bao gồm việc nhận biết, phân biệt rủi ro, cân nhắc, tính toán rủi ro, xây dựng đối sách và khống chế rủi ro
1.2.6 Quản lý quyết toán dự án và quyết toán vốn đầu tr xây dựng dự án
* Nghiệm thu từng phân, từng hạng mục và bàn giao công trìni
Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu công việc xây dựng,
nghiệm thu từng phần, và nghiệm thu hoản thành hạng mục công trình, công
trình xây dựng để đưa vào sử dụng
Sau khi đưa công trình vào khai thác sử dụng, chủ đầu tư có trách nhiệm
Trang 38tiếp tục tô chức bảo hành công trình, thực hiện bảo trì, sửa chữa các tồn tại chất
lượng công trình trong quá trình vận hành, sử dụng công trình
* Quản l° quyết toán hợp động và quyết toán vốn đầu tư:
Khi nhà thầu thực hiện xong hợp đồng và được nghiệm thu, chủ đầu tư phải làm các thủ tục để quyết toán hợp đồng đã ký với nhà thầu Khi dự án kết thúc, chủ đầu tư phải làm các thủ tục và thực hiện quyết toán vốn đầu tư Trong
suốt quá trình quản lý dự án Chủ đầu tư là chủ thẻ cộng tác chặt chẽ với các cơ
quan quản lý Nhà nước
Quyết toán vốn đầu tư xây dựng là quá trình kiểm tra, rà soát, xác định
toàn bộ chỉ phí hợp lý, hợp lệ đã thực hiện trong toàn bộ quá trình thực hiện đầu
tư để hoàn thành đưa công trình vào khai thác, sử dụng Chủ đầu tư có trách nhiệm lập Hồ sơ quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình đề trình người quyết định đầu tư phê duyệt; đồng thời giải quyết công nợ, tồn tại sau khi quyết toán
dự án được duyệt Việc quyết toán vốn đầu tư hoàn thành thực hiện theo
hướng dẫn của Bộ Tài chính về chế độ quyết toán vốn đầu tư
1.2.7 Các tiêu chí đánh giá quản lý dự án tại Ban Quản lý dự án đầu
tự xây dựng các công trình giao thông tính
a) Về tổ chức, bộ máy:
Bộ máy én định, đoàn kết, đội ngũ cán bộ, nhân viên đủ năng lực, trình
độ, trách nhiệm, có tính chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao
b) Đối với công tác quản lý từng dự án cụ thẻ, các tiêu chí đánh giá hiệu
quả quản lý:
+ Chỉ tiêu tiế n độ và giải ngân vốn từ Ngân sách nhà nước Tiến độ giải
ngân được tính bằng tỷ số vốn đã giải ngân trong tổng số vốn kế hoạch được
giao hàng năm, thường được tính theo tỷ lệ % và được xác định bằng công thức
số vốn đã giải ngân
Tổng thông báo kế hoạch năm
Chỉ số này phản ánh tổng hợp nhiều yếu tố, công đoạn, nhiều chủ thẻ liên
quan mà kết quả cuối cùng thẻ hiện ở khối lượng hoàn thành được giải ngân
Chỉ số này có ưu điểm là cách lấy số liệu thống kê tính toán đơn giản,
hiện, dễ kiểm tra, bảo đảm tính trung thực cao, có thể so sánh giữa các thời kỳ
với nhau
Trang 39+ Tỷ lệ vốn đầu tư được cắp/tổng mức đầu tư dự án
Tỷ lệ vốn đầu tư được cắp/tổng mức _ — Vốnđầutrđượceấp — _¡ọy đầu tư Tong mire đầu tư
Tỷ lệ này càng cao thì càng tốt, thông thường, nếu tỷ lệ này thấp hơn 100% tức là
số vốn đầu tư được duyệt thấp hơn số vốn theo tổng mức đầu tư
+ Tỷ lệ vốn đầu tư thanh toán/ tổng vốn đầu tư dự toán
Tỷ lệ VĐT thanh toán ep, Sette oy 'Vốn đầu tư được thanh toán it
so với dự toán Tổng số vốn theo dự toán
Tỷ lệ này cao chứng tỏ rằng công tác tô chức thanh toán vốn đầu tư được tiến hành thuận lợi, nhanh chóng
+ Tỷ lệ nợ đọn cho dự án dở dang; Dự án giãn tiến độ, dự án dừng tiến độ/ tổng nợ phải trả
+ Tỷ lệ tổng chỉ phí dự án bị phát hiện sai phạm, tham những, phải thu hồi,
lãng phí/ tổng thực chỉ cho dự án
+ Tỷ lệ chỉ không đúng, đủ, kịp thời làm ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng
dự án / tông chỉ dự án
+ Đạt được mục tiêu để ra của dự án theo quyết định phê duyệt dự án
+ Đảm bảo thời gian theo kế hoạch: Tiến độ của dự án được đảm bảo hoặc
được rút ngắn hoặc vượt so với kế hoạch;
+ Đảm bảo chất lượng theo thiệt kê được duyệt, đảm bảo hiệu quả khai thác
sử dụng
1.3 Nhân tố ảnh hướng đến quản lý dự án tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh
1.3.1 Nhóm nhân tố môi trường vĩ mô trung ưrơng và địa phương
- Cơ chế, chính sách: Hoạt động quản lý các dự án ĐTXD chịu sự điều
chỉnh, chỉ phối của nhiều Luật, văn bản dưới Luật (Nghị định, Thông tư) Tuy
nhiên thời gian qua hệ thống pháp luật từng bước hoàn chính, song còn thay đổi nhiều, thiếu thống nhất, nhất quán về nội dung nên việc áp dụng khó khăn, dễ nảy sinh các vướng mắc Trong đó, vướng mắc hay gặp phải đó là công tác bồi
thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư.
Trang 40- Điều kiện tự nhiên: Từng địa phương có điều kiện tự nhiên, xã hội khác nhau dẫn đến việc quản lý thực hiện dự án xây dựng giao thông cũng có các đặc
kế có thể khác nhau do tài
thù riêng như: Mặt bằng giá, lựa chọn giải pháp thiết
nguyên, địa chất của từng địa phương khác nhau, trình độ lao động, giá nhân công khác nhau
i, bao gồm các yếu tố tốc
tế, sự ôn định về chính trị, giá cả, lạm phát, lãi suất các yếu tố này tác động đến sự hình thành, quy mô, sự khả thi, mức chỉ phí tối thiểu, tối đa mà dự án phải bỏ ra Chủ đầu tư chỉ có thể dự đoán xu hướng biến động của các yếu tố
nay trong một thời gian ngắn với điều kiện những nhân tố liên quan tương đối 6n định để nắm bắt quy luật vận động của các nhân tố đó đẻ ra các quyết định
đầu tư phù hợp
- Khả năng huy động vốn: Trừ các thành phố lớn và các địa phương có tiềm lực phát triển kinh tế, thu ngân sách lớn có khả năng tự cân đối, đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển hạ tầng giao thông Hà Nam là tỉnh nhỏ chưa cân đối được thu chỉ ngân sách, ngân sách trung ương hỗ trợ cho tỉnh cũng hạn chế, khả năng tự huy động vốn từ ngân sách tỉnh cho đầu tư phát triển hạ tầng
giao thông là hết sức hạn chế Tình hình đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Hà
Nam nói gặp rất nhiều khó khăn, một số dự án trọng điểm phải dừng giãn tiến
độ, điều chỉnh quy mô, còn nợ đọng
1.3.2 Nhóm nhân tố môi trường ngành giao thông vận tải ở trung wong
và địa phương
- Phân cấp thẩm quyền quản lý dự án: Các dự án giao thông lớn trên địa bàn
chịu sự phân cấp của Bộ giao thong vận tai, UBND tinh, có thể giao cho Ban
QLDA trực thuộc Bộ, Sở GTVT hoặc các Ban QLDA ở địa phương
- Chịu sự quản lý, kiểm tra, hướng dẫn, phối hợp của ngành giao thông vận tải, đặc biệt là các nội dung từ chủ trương đầu tư, thâm định thiết kế, quản lý chất
lượng, quản lý hạ tầng, nhận bàn giao khai thác sử dụng
1.3.3 Nhóm nhân tô môi trường nội tại tại Ban Quản lý dự án đầu tư
xây dựng các công trình giao thông tỉnh
- Tổ chức, mô hình QLDA: Trong nhiều năm qua, việc xây dựng mô
hình quản lý dự án nói chung và mô hình dự án ở cấp tỉnh nói riêng chưa được