1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

vấn đề không phải là một cây, mà là cả khu rừng

4 427 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 97 KB

Nội dung

Vấn đề không phải một cây, cả khu rừng Cuộc sống này bể khổ? Ai đồng ý dơ tay lên và bước ra ngoài! Ai không đồng ý ở lại nghe nói tiếp. Tất cả mọi người muốn mình đúng, muốn mình được lợi, dù rằng tốt bụng nhất họ cũng sẽ bạo biện rằng họ chỉ muốn có được những nhu cầu chính đáng, có phải thế không? Cuộc sống vô thường, nhưng không có nghĩa không có quy luật. Cứ ở đó và sống với cái “nhu cầu chính đáng”, tùy mỗi người! Vũ trụ không cần biết điều đó, vũ trụ rất minh bạch, rất công bằng, vì thế cái mong muốn chính đáng quá thừa thải cho cuộc sống. Khi một con gà ấp trứng đủ số ngày, trứng tự động nở, nó không cần phải mong ước gì cả, cũng chả phải nhu cầu chính đáng gì, nó đơn giản làm việc của nó, thế thôi! Quay lại việc mong muốn… Và mọi chuyện vẫn đang tồn tại, nảy sinh từ cái nhu cầu chính đáng đó. Chúng ta đòi hỏi lợi ích, chúng ta muốn được “khỏe thân”, chúng ta muốn được vui vẻ, muốn được hạnh phúc, muốn được giàu có, muốn tất cả mọi thứ ngon lành, chúng ta muốn những lợi ích chính đáng… Khi có cái muốn xuất hiện, chúng ta liền dùng đến cái đầu, mục đích để toan tính làm sao để đạt được cái lợi ích cho bản thân, cao cả hơn cho gia đình và người thân. Người ta sẽ moi trong đầu họ ra, tất cả những quy luật được học, những kinh nghiệm đã rút, những bài học được dạy, họ áp lên từng trường hợp và đem ra làm chắn, làm mặt nạ đối xử với cuộc sống này. Xin lỗi, chúng ta toan tính với cuộc sống, nó sẽ đáp trả lại y chang như những vách núi trong rừng vọng lại những âm thanh, chả có gì khác. Cuộc sống này thiên biến vạn hóa, ngẫu nhiên, độc nhất ở mỗi sự việc – mỗi thể. Mỗi ngày mỗi khác nhau, mỗi người, mỗi việc sẽ khác nhau, sẽ không có cái gì giống nhau hay lặp lại cả. Thế nên mọi kinh nghiệm thứ chắc cú sẽ sai, nó như một thứ đã chết, như một cây kiếm cổ trong thời súng ống hiện đại, nó nên làm chức năng để trưng bầy hoặc nằm im trong hộp hơn mang ra chém người khác. Bỏ qua khía cạnh công việc kiếm cơm, chúng ta không cần thiết phải sử dụng đến cái kinh nghiệm hay những thứ đã học đó để xử sự với mọi người và với cuộc sống, nó quá láo toét, nó bố láo, nó xảo trá – xấc xược và không thật tình. Cuộc sống này cần được trang trí, trái đất này cần trồng thêm cây, không phải để giành giật loài chim từ cây kia sang cây này, chim sẽ bay sang, hạnh phúc sẽ đến, đó điều tất yếu, rất tự nhiên… Có vài bạn hỏi tôi: Nếu không có kinh nghiệm và kiến thức được học thì chúng ta sẽ làm gì? Xin hãy rõ ràng, ngay tại chỗ này! Kinh nghiệm toan tính để dành giựt được hợn khác với kinh nghiệm học tập và kiến thức trong công việc chuyên môn. Khi làm việc, chúng ta cần kinh nghiệm, đúng – không có kinh nghiệm, kiến thức thì làm cái nỗi gì! Nhưng kinh nghiệm này dạng khác, những tri thức, chân lý, nó không giống cái kinh nghiệm đã được toan tính như đã nói ở trên. Nghĩa cái ham muốn lợi lộc không còn hiện ở trong đây, nghĩa chúng ta đơn giản chỉ đang sống trọn vẹn với từng phút giây, đắm mình vào công việc mình yêu thích, không tham lam chút nào! Khi cái bản ngã ham muốn không hiện hữu, cái kinh nghiệm không còn mang ý nghĩa xấu đó nữa, nó sẽ trở thành công việc, trở thành niềm đam mê, trở thành tình yêu…Chúng ta nên rõ ràng, chúng ta có quyền không hiểu, nhưng không được phép hiểu sai thêm chút vấn đề nào nữa, hiểu chứ? Quay lại chủ đề chính, Kinh nghiệm, quy tắc, và những gì được gọi “nghệ thuật ứng xử” với tôi cái gì đó rất xấc xược, không thể chấp nhận được. Nghệ thuật ứng xử thực sự trái tim kìa, kinh nghiệm những thứ thuộc quá khứ – đã qua – đã cũ, quy tắc những hệ thống cứng nhắc như tòa nhà – chẳng thể đung đưa theo gió. Thế thì cái tâm trí con người khi sử dụng những thứ này cũng sẽ cứng ngắt theo như bị đổ bê tông không khác chút nào. Khi chúng ta nhìn một người, một sự việc, chúng ta liên hệ, lục thông tin trong bộ óc và đồng nhất cái đang hiện hữu với những gì đã hiện hữu – đã được kết nạp, chúng ta nhét chúng chung vào 1 góc. Hình như con người ta chỉ cảm thấy thoải mái và an tâm khi mọi thứ được đánh đồng, được xếp hạng, được cũ hóa, được cất giữ, và được rõ ràng thôi. Bằng không cái tâm trí sẽ bị túng quẫn, nó mơ màng và lơ đãng, nó không thể tiếp cận cái mới mẻ hoàn toàn, nó không biết phải làm sao, nó không làm gì được nữa! Thế người ta xếp con người A như thế này, xét với quá khứ B có sẵn, thì chắc chắn hạng C. Người ta bảo: À! Thế này thì chắc cú sẽ thế nọ. Người ta còn thêm cái thói hay ảo tưởng về tương lai, một tiêu cực, hai tích cực thái quá, cả 2 đứa này con của cha thất bại và mẹ khổ đau. Bộ óc có chức năng suy tưởng, nó bắt buộc sẽ lao tâm khổ tứ, nó sẽ lục mọi thông tin nào bạn thích. Có A, bạn thích suy ra B, nó lục B cho bạn, bạn thích suy ra C,D,E,F nó tìm ra thông tin logic cho bạn. Bạn muốn sao trí óc cũng có thể hợp lý hóa mọi thứ cho bạn. Và đương nhiên một ngày, nó sẽ quá tải vì lao lực, suốt ngày tìm kiếm, suốt ngày thu nạp, lưu giữ, moi ra, bỏ vào. Bộ não với chức năng của nó, thật đáng sợ! - Hãy coi chừng bộ óc của bạn, hãy theo dõi những suy nghĩ và quan sát chúng, không phải để tiêu diệt khi chúng làm sai, khi quan sát thực sự, Trí Thấy – Trí Tuệ của bạn sẽ biết phải làm gì – Trí tuệ thì không thuộc dòng suy nghĩ dựa trên kinh nghiệm của trí óc nhé… Nghe này, Mỗi một thứ, một người cả sự toàn thể. Nó không bị tách rời ra! Con người A không thể gọi A nếu gắn cái đầu của B, tính cách của C, đôi chân của X, và đôi môi của Z được, không thể nào được! Thế chúng ta lại hay ảo tưởng về 1 thứ, thuộc một đối tượng, chúng ta còn hay đòi hỏi gắn cái mác của anh B và người anh A cho đẹp hơn nữa cơ! Mỗi sự tồn tại cả một khu rừng với rất nhiều cây, thế rồi chúng ta lôi ra một cây, soi mói và dùng kinh nghiệm, học thức của mình châm chích vào nó, đánh giá nó, thậm chí thay đổi và ao ước giùm nó – để làm gì vậy? Nó đâu có đòi? Trong khu rừng có cây to, cây nhỏ, cây cao, cây thấp, thế thì không có bất cứ khẳng định nào đúng hay kinh nghiệm, sự miêu tả nào có thể áp đặt, nó đặc biệt, nó toàn thể khu rừng. Cuộc sống toàn thể khu rừng, mỗi người toàn thể khu rừng, có tốt có xấu, có hay có dở, khi nào chúng ta chấp nhận một khu rừng đẹp đẽ không nhìn vào một cây bị héo hay có một con sâu trên cành thì khi đó nó sẽ trở về bản chất thật của mình trong mắt bạn. Cái việc nhìn thấy cả khu rừng này không đơn thuần dùng bằng mắt có thể thấy, nó được nhìn bằng cả ánh mắt của tâm hồn, của Trí Thấy, của tâm thức! Một khi chúng ta sống như ông mặt trời, tỏa nắng khắp muôn nơi, không đòi hỏi, không mong chờ gì từ trái đất, không ham muốn tương lai, không tiếc nuối quá khứ, không chê bai, không bênh vực hành tinh khác. Mặt trời vẫn mọc lặn vào mỗi sớm tối và bao trẻ nít vẫn chơi bắn bi, thả diều, các bà mẹ nấu buổi cơm chiều thơm phức chờ ông chồng về ăn cơm sau một ngày vào rừng lấy củi. Họ có những câu chuyện vui kể cho nhau nghe, tiếng cười vui tỏa ra từ ngôi nhà nhỏ bé. Ánh nắng đã bắt đầu nhạt dần trên khung cửa sổ bằng gỗ. Dạo này, trời đã bắt đầu chuyển sang đông, không khí khá lạnh và ảm đạm, lò sưởi đã chuẩn bị sẵn sàng, nhưng tôi nghĩ chúng ta đã đủ ấm rồi… -Lục Phong- . Vấn đề không phải là một cây, mà là cả khu rừng Cuộc sống này là bể khổ? Ai đồng ý dơ tay lên và bước ra ngoài! Ai không đồng ý ở lại. nó là toàn thể khu rừng. Cuộc sống là toàn thể khu rừng, mỗi người là toàn thể khu rừng, có tốt có xấu, có hay có dở, khi nào chúng ta chấp nhận một khu

Ngày đăng: 17/03/2014, 15:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w