1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo " Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân trong Hiến pháp 1946 " potx

6 2,6K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 134,61 KB

Nội dung

Những quan điểm, tư tưởng mà Người để lại cho nhân dân Việt Nam và nhân loại là vô cùng to lớn và quý báu, thể hiện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và luôn mang tính thời sự sâu sắ

Trang 1

Ths NguyÔn thÞ ph−¬ng *

hư chúng ta đã biết, Chủ tịch Hồ Chí

Minh là người sáng lập ra Đảng cộng

sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam và nền

lập hiến Việt Nam Những quan điểm, tư

tưởng mà Người để lại cho nhân dân Việt

Nam và nhân loại là vô cùng to lớn và quý

báu, thể hiện trên mọi lĩnh vực của đời sống

xã hội và luôn mang tính thời sự sâu sắc mà

trong đó tư tưởng về Nhà nước và pháp luật

là một trong những cống hiến vĩ đại mà

Người đã để lại cho nhân loại Việc tìm hiểu,

nghiên cứu và vận dụng tư tưởng, quan điểm

của Người trong giai đoạn hiện nay đã trở

thành nhiệm vụ quan trọng của Đảng, Nhà

nước và mỗi công dân Việt Nam, được Nhà

nước hết sức quan tâm

Bản chất giai cấp nhà nước là vấn đề cốt

lõi của mỗi bản Hiến pháp, có ý nghĩa quyết

định đến nội dung những quy định của Hiến

pháp Trong Hiến pháp năm 1946, bản chất

giai cấp nhà nước được quy định tại Điều 1:

"T ất cả quyền bính trong nước là của toàn thể

gái trai, giàu nghèo, giai c ấp, tôn giáo"

Theo quan điểm của chủ nghĩa

Mác-Lênin, nhà nước luôn mang tính giai cấp, tồn

tại vì lợi ích của giai cấp thống trị trong xã

hội Không thể có nhà nước phi giai cấp, nhà

nước của mọi giai cấp Nhưng với Hiến pháp

1946, bản chất giai cấp của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà được xác định là Nhà nước của nhân dân không phân biệt giai cấp Quy định này thể hiện sự vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về bản chất nhà nước, phù hợp với hoàn cảnh lịch

sử của cách mạng Việt Nam lúc đó là Nhà nước mới giành được độc lập, chính quyền non trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong tổ chức quản lí, thù trong giặc ngoài không từ một âm mưu nào nhằm lật đổ chính quyền cách mạng Để giữ vững nền độc lập của dân tộc, yếu tố quyết định là phải huy động sức mạnh đoàn kết của cả dân tộc, chĩa mũi nhọn vào kẻ thù chủ yếu của dân tộc Do vậy, Hiến pháp năm 1946 xác định Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà là Nhà nước của mọi giai cấp Tính giai cấp và tính dân tộc hoà quyện với nhau là một Trong khi đó Nhà nước Xô Viết được thành lập sau Cách mạng tháng Mười là nhà nước công - nông - binh Tính chất của nhà nước được xác định

rõ trong Hiến pháp Nga

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà nước của nhân dân là Nhà nước được thành lập bằng con đường bầu cử dân chủ, trực tiếp

N

* Giảng viên Khoa hành chính - nhà nước Trường đại học luật Hà Nội

Trang 2

Nhân dân là người trực tiếp bầu ra người đại

diện để thay mặt nhân dân quyết định những

vấn đề về quyền lực nhà nước vì lợi ích của

nhân dân Nhân viên các cơ quan nhà nước

do nhân dân bầu ra để thực thi, thừa hành

quyền lực của nhân dân và chịu trách nhiệm

trước nhân dân Vì lẽ đó, Hồ Chí Minh kí

Sắc lệnh số 14 ngày 8/9/1945 mở cuộc tổng

tuyển cử để bầu Quốc dân đại hội Với sự

kiện trọng đại này, dân tộc Việt Nam sau khi

là dân tộc đầu tiên ở Đông Nam Á thực hiện

thành công cuộc cách mạng giải phóng dân

tộc, trở thành dân tộc đầu tiên thiết lập nhà

nước với hình thức dân chủ nhân dân cao

nhất là phổ thông đầu phiếu Đây có thể xem

như sự kiện hiếm có trong lịch sử Sau cuộc

tổng tuyển cử hoàn toàn tự do, dân chủ

(ngày 6/1/1946), Quốc hội khoá I ra đời

Đây là Quốc hội của khối đại đoàn kết dân

tộc, là khoá Quốc hội đã thông qua hai bản

trong số bốn bản Hiến pháp của Nhà nước

Việt Nam tính đến thời điểm hiện nay

Nhà nước Việt Nam ra đời sau cuộc tổng

tuyển cử ngày 6/1/1946 là Nhà nước hợp

hiến và hợp pháp, là sự liên minh các giai

cấp, tầng lớp, đảng phái chính trị - mô hình

nhà nước độc đáo trong lịch sử Điều này

còn được thể hiện thông qua tên gọi của các

cơ quan nhà nước như Chính phủ (Chính

phủ liên hiệp kháng chiến), Nghị viện được

tổ chức theo cơ cấu một viện, Chủ tịch nước

là người đứng đầu nhà nước và Chính phủ

nhưng do Nghị viện bầu ra với tỉ lệ phiếu 2/3

và phải là nghị viên… So với mô hình nhà

nước mà Hồ Chí Minh đưa ra trong Hội nghị

thành lập Đảng năm 1930 có sự đổi mới cho phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của cách mạng Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời

là sự cụ thể hoá tư tưởng về "Nhà nước phương đông" của Người Cho đến nay thực tiễn lịch sử đã khẳng định mô hình nhà nước

mà Hồ Chí Minh đã lựa chọn cách đây hơn

50 năm là phù hợp cho dù lịch sử đã trải qua nhiều biến cố thăng trầm

Tư tưởng về nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân của Hồ Chí Minh được kết tinh ở đỉnh cao là Hiến pháp năm

1946 Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà

là nhà nước kiểu mới mà ở đó các tầng lớp nhân dân đều có người đại diện của mình Nhà nước không phân biệt giai cấp Mọi công dân đều có quyền tham gia vào hoạt động của Nhà nước thông qua người đại diện

do nhân dân trực tiếp bầu ra hoặc bằng chính công việc mà công dân trực tiếp thực hiện

Để không ngừng phát huy bản chất nhà nước, Hồ Chí Minh đã giáo dục cán bộ, viên chức Nhà nước phải thương yêu dân, dựa vào dân, lắng nghe học hỏi nhân dân, việc gì

có lợi cho dân thì hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì hết sức tránh và Người là mẫu mực cho phẩm chất đó Theo Người, quan điểm về nhà nước của dân thật dễ hiểu Đó là nhà nước mà nhân dân là chủ đất nước chứ không phải là vua Chính quyền từ cơ sở đến trung ương đều do dân bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân và phục vụ lợi ích nhân dân Cán bộ nhà nước là người "đầy tớ" của nhân dân chứ không phải là ông quan cách mạng

Trang 3

Nhà nước của dân còn đồng nghĩa với

nhà nước của dân tộc Việt Nam Một nhà

nước được ra đời từ hình thức mặt trận, nhà

nước của mọi giai cấp với tinh thần đoàn kết

và ý chí kiên cường bảo vệ chủ quyền dân

tộc Ý tưởng về nhà nước của dân trong

Người mạnh mẽ và liên tục, thể hiện sâu sắc

từ khi thành lập Đảng, đến sự ra đời của Mặt

trận phản đế, Mặt trận Việt minh, Chính phủ

liên hiệp kháng chiến, Nhà nước Việt Nam

dân chủ cộng hoà với khẳng định: "Tất cả

quy ền bính trong nước đều thuộc về toàn thể

nhân dân Vi ệt Nam"

Ở Hồ Chí Minh, tính dân tộc, tính giai

cấp, tính nhân dân kết hợp hài hoà với nhau,

hoà quyện với nhau Chủ nghĩa yêu nước

gắn với chủ nghĩa xã hội Giải phóng dân tộc

gắn với giải phóng con người Cách mạng

dân tộc gắn với cách mạng vô sản Khẩu

hiệu Người đưa ra: "Đoàn kết, đoàn kết, đại

đoàn kết" đã tập hợp sức mạnh của cả dân

tộc trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân

dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa Trong

thời đại hiện nay, thực hiện tốt khẩu hiệu

đó của Người sẽ là yếu tố quan trọng góp

phần thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới

đất nước

Với tư cách là chủ thể của quyền lực nhà

nước, nhân dân không chỉ thành lập ra nhà

nước mà còn giám sát toàn bộ hoạt động của

nhà nước, bãi miễn các đại biểu do nhân

dân bầu ra Điều 20 Hiến pháp năm 1946

quy định: "Nhân dân có quyền bãi miễn

các đại biểu mình đã bầu ra theo Điều 41

và 61" vì theo Người, các đại biểu chỉ là

người thừa hành, người phụ trách, người gánh vác công việc được nhân dân giao cho Chính vì vậy, khi nhận chức Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Người đã trả lời

trước các nhà báo: "Tôi tuyệt đối không ham

mu ốn công danh phú quý chút nào Bây giờ

ph ải gánh vác chức vụ chủ tịch là vì đồng

bào u ỷ thác thì tôi phải cố gắng làm, cũng

nh ư một người lính vâng lệnh quốc dân ra

tr ước mặt trận".(1) Người nói: "Cả đời tôi chỉ

c ủa Tổ quốc và hạnh phúc của nhân dân… Đến lúc nhờ quốc dân đoàn kết đấu tranh được chính quyền, uỷ thác tôi gánh việc

c ố gắng là vì mục đích đó".(2) Có được như vậy vì ở Người luôn có lòng tin sâu xa, tuyệt đối vào nhân dân, vì Người hiểu rằng nhân dân là lực lượng hùng hậu Người khẳng định: "Trong thế giới không gì mạnh bằng

l ực lượng đoàn kết của nhân dân";(3) "Nếu

không có nhân dân thì Chính ph ủ không đủ

l ực lượng Nếu không có Chính phủ thì nhân

ph ải đoàn kết với nhân dân là một".(4) Đó là quan điểm về nhà nước do dân của Hồ Chí Minh Nhà nước ra đời không phải làm thay nhân dân, thay xã hội vì không nhà nước nào

có thể làm được việc đó mà nhà nước tồn tại với vai trò là người cầm lái dẫn đường Nhà nước muốn làm bất kì việc gì cũng phải dựa vào sức dân, thông qua việc huy động sức mạnh của nhân dân Nhà nước do nhân dân thực chất là huy động và sử dụng sức dân Niềm tin của Người đối với nhân dân không

Trang 4

trừu tượng vì Người hiểu rõ sức mạnh của

quần chúng

Đã là nhà nước của nhân dân, do nhân

dân thì đương nhiên sự tồn tại của nhà nước

đó cũng vì lợi ích của nhân dân Mọi chính

sách, pháp luật của nhà nước đều hướng về

lợi ích của người lao động Do vậy, trong

"Thư gửi các uỷ ban nhân dân các kì, tỉnh,

huyện, làng…" Người viết: "Ngày nay chúng

ta đã xây dựng nên Nhà nước Việt Nam dân

ch ủ cộng hoà Nhưng nếu nước được độc lập

thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì Chính

ph ủ ta hứa với dân sẽ gắng sức làm cho ai

n ấy đều có phần hạnh phúc"

Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà

ra đời sau Cách mạng tháng Tám năm 1945

với bản chất giai cấp quy định tại Điều1

Hiến pháp năm 1946 là đỉnh cao tư tưởng

đại đoàn kết của Hồ Chí Minh Thêm bạn,

bớt thù, đại đoàn kết là tư tưởng chiến lược

nhất quán trong nhận thức và việc làm của

Người Tư tưởng đó được đúc kết trong 14

chữ nổi tiếng:

" Đoàn kết ,đoàn kết, đại đoàn kết

Thành công, thành công, đại thành công"

Tinh thần đoàn kết đã trở thành truyền

thống của dân tộc Việt Nam được kết tinh ở

đỉnh cao là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại

Chính Người là hiện thân của truyền thống

đó Tư tưởng đó không chỉ bó hẹp trong

phạm vi quốc gia mà còn vượt ngoài phạm

vi lãnh thổ Tư tưởng của Người là sự kết

tinh của nhiều nền văn hoá Đông - Tây cũng

như kinh nghiệm đấu tranh của loài người

Cơ sở đặc biệt quan trọng của tư tưởng đại đoàn kết ở Người là những nguyên lí của chủ nghĩa Mác-Lênin, chiến lược, sách lược của Quốc tế cộng sản Vận dụng sáng tạo tư tưởng đó Người đã đề ra chủ trương thành lập Mặt trận đoàn kết quốc tế gồm: Mặt trận công nhân thống nhất (Đại hội III tháng12/1921), Mặt trận nhân dân chống phát xít (Đại hội VII tháng 8/1935) Với chủ trương đó năm 1941 cùng với trung ương Đảng, Người thành lập Mặt trận Việt minh nhằm đoàn kết sĩ, nông, công, thương gồm già trẻ, gái trai, lương giáo, giàu nghèo thành phong trào cứu quốc sôi nổi từ Bắc chí Nam chuẩn bị cho thắng lợi của Cách mạng tháng Tám Như vậy, tư tưởng thêm bạn, bớt thù, đại đoàn kết của Hồ Chí Minh xuất phát từ việc đánh giá khoa học khả năng cách mạng của quần chúng, truyền thống yêu nước, đại đoàn kết của dân tộc trong lịch sử, nhờ đó

mà giai cấp công nhân Việt Nam đã "lôi kéo" các giai cấp khác vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Đồng thời cũng tranh thủ được sự ủng hộ của nhân dân tiến bộ thế giới

vì sự nghiệp hoà bình của mỗi quốc gia và nhân loại

Ở nước ta, mỗi hình thức mặt trận tương ứng với thắng lợi của cách mạng trong mỗi thời kì Đoàn kết trong Mặt trận Việt minh, nhân dân ta đã làm nên thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, lập ra Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà Đoàn kết trong Mặt trận Liên Việt để đánh đuổi hoàn toàn thực dân Pháp, đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội Mặt trận dân tộc giải

Trang 5

phóng miền Nam Việt Nam gắn với thắng

lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước,

giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc

Mặt trận tổ quốc Việt Nam là trung tâm của

khối đại đoàn kết các dân tộc góp phần tích

cực vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã

hội ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền

Nam, thống nhất đất nước Ở Người, đoàn

kết các dân tộc cũng như đoàn kết quốc tế là

công việc thường xuyên, liên tục Do vậy,

trong các thời kì cách mạng, mặt trận luôn là

lực lượng rộng lớn đoàn kết các giai cấp,

tầng lớp, lực lượng, cá nhân yêu nước mà

nền tảng là liên minh giai cấp công nhân,

nông dân và tầng lớp trí thức

Tiếp tục thực hiện lời căn dặn của Người

"Muốn làm cách mạng thắng lợi thì phải

phân bi ệt rõ ai là bạn, ai là thù, phải thực

hi ện thêm bầu bạn, bớt kẻ thù Mọi người

M ĩ, bọn tay sai của Mĩ, bọn phản cách mạng

là k ẻ thù của ta".(5) Tư tưởng đó đã được

Đảng và Nhà nước ta kiên trì thực hiện hơn

60 năm qua và Hiến pháp năm 1992 ghi

nhận đó cũng là đường lối đối ngoại của Nhà

nước trong giai đoạn hiện nay

Những năm qua Đảng và Nhà nước ta

không ngừng chăm lo xây dựng khối đại

đoàn kết toàn dân mà hình ảnh của nó là Mặt

trận Tổ quốc, Việt Nam không ngừng lớn

mạnh Do vậy, không phải ngẫu nhiên mà

Hiến pháp năm 1992 xác định: "… Mặt trận

T ổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên

là c ơ sở chính trị của chính quyền nhân

dân…" (Điều 9) cũng như chính sách đối

ngoại của Nhà nước: "Nước Cộng hoà xã hội

ch ủ nghĩa Việt Nam thực hiện chính sách

tác v ới tất cả các nước trên thế giới, không

nhau…" (Điều 14) Việc Quốc hội khoá X thông qua Luật mặt trận tổ quốc Việt Nam ngày 12/6/1999 và việc ban hành Quy chế dân chủ trong các cơ quan nhà nước và cơ sở

là sự kế thừa tư tưởng đại đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nội dung, sức mạnh và những thành công của công cuộc đổi mới được mở ra từ Đại hội VI của Đảng ta chính là kết quả thắng lợi của sự kế thừa tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh trong thời kì mới Đại đoàn kết là cơ sở tư tưởng cần được quá triệt sâu sắc trong việc hoạch định các chính sách kinh tế-xã hội của Nhà nước Độc lập về chính trị phải đi liền với độc lập về kinh tế, phải giải quyết đúng đắn mối quan hệ về lợi ích giữa các giai tầng, các đơn vị hành chính, các thành phần kinh tế, cá nhân trong xã hội Kinh tế nhiều thành phần có thể dẫn đến sự phân hoá giai cấp do lợi ích có sự chênh lệch đáng kể Tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh trong điều kiện hiện nay có ý nghĩa vô cùng to lớn mà Đảng, Nhà nước, mỗi người dân đều phải nghiên cứu, học tập và thể hiện qua chính sách, pháp luật và bằng hành động

cụ thể của mỗi người

Để động viên các tầng lớp nhân dân tham gia phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, xây dựng chính quyền vững mạnh thì không chỉ giải quyết đúng đắn vấn đề lợi ích

Trang 6

kinh tế mà đi đôi với nó là sự nghiệp chăm

lo giáo dục chính trị, tư tưởng trong các tầng

lớp nhân dân vì sự thống nhất về chính trị có

ý nghĩa quyết định các yếu tố khác Công

cuộc đổi mới có giành được thắng lợi toàn

diện hay không, ở mức độ nào, thời gian bao

lâu điều đó phụ thuộc phần lớn vào sức

mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân Việc

không ngừng phát huy quyền làm chủ mọi

mặt của nhân dân, tạo nhiều hình thức phù

hợp mà trong đó đặc biệt coi trọng quyền

làm chủ trực tiếp và có cơ chế phù hợp

không nằm ngoài mục đích củng cố, tăng

cường khối đại đoàn toàn dân

Muốn hoàn thành nhiệm vụ của nhà

nước dân chủ nhân dân, vấn đề đặt ra phải có

cơ cấu tổ chức bộ máy phù hợp, công cụ mà

thông qua đó nhân dân thực hiện quyền lực

của mình Hiến pháp năm 1946 với mô hình

nhà nước dân chủ nhân dân được tổ chức

theo nguyên tắc: Quyền lực nhà nước tập

trung chủ yếu vào Nghị viện Điều 22 Hiến

pháp quy định: "Nghị viện là cơ quan có

quy ền cao nhất của Nhà nước Việt Nam dân

ch ủ cộng hoà" Chính phủ là cơ quan hành

chính cao nhất của toàn quốc do Nghị viện

thành lập ra và phải chịu trách nhiệm trước

Nghị viện Với mục đích đề cao quyền làm

chủ của nhân dân, Hiến pháp quy định: "Với

nh ững vấn đề quan trọng phải đưa ra toàn

th ể nhân dân phúc quyết" (Điều 32) và "Nghị

vi ện họp công khai, công chúng được vào

nghe, báo chí được phép thuật lại các cuộc

th ảo luận và biểu quyết của Nghị viện" (Điều

30) Đây là những quy định hết sức tiến bộ

thể hiện tính dân chủ rộng rãi mà Nhà nước

thừa nhận cho mỗi công dân chỉ có thể có trong Hiến pháp năm 1946 là biểu hiện bản chất nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân

Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời là sự phát triển từ hình thức nhà nước công, nông, binh ở Nga đến nhà nước của dân, do dân, vì dân với những đặc thù riêng theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại Đó là Nhà nước không phân biệt giai cấp (Hiến pháp năm 1946), Nhà nước chuyên chính công - nông (Hiến pháp năm 1959), Nhà nước chuyên chính vô sản (Hiến pháp năm 1980), Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân (Hiến pháp năm 1992)

và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân (Hiến pháp năm 1992 sửa đổi) Như vậy, trong lịch sử lập hiến Việt Nam thì những quy định về bản chất nhà nước tuy có khác nhau về thuật ngữ sử dụng nhưng về bản chất không thay đổi, điều đó thể hiện tính nhất quán về quan điểm tư tưởng, lập trường,

là sự kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất nhà nước trong Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước Việt Nam - Hiến pháp năm 1946

do Người làm trưởng ban dự thảo./

(1).Xem: “Lời kêu gọi của Hồ chủ tịch”, Nxb Sự

thật, H 1956, tr 921

(2).Xem: Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 6, Nxb Chính

trị quốc gia, H 1995, tr 515

(3).Xem: Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Sự thật, H

1984, tr 35

(4) Sđd tr 36

(5).Xem: Hồ Chí Minh, “Về cách mạng XHCN và xây

d ựng CNXH”, Nxb Sự thật, H 1976, tr.1959

Ngày đăng: 17/03/2014, 14:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w