1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Tap tinh HEO

12 1,8K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 615,17 KB

Nội dung

bài tập tính về heo sẽ giúp các bạn có thêm hiểu biết về những tính cách , tập tính hoang dã như thế nào của heo,

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TPHCM

KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y

BỘ MÔN KHOA HỌC SINH HỌC THÚ Y

Bài giảng

TẬP TÍNH VẬT NUÔI

(Dành cho sinh viên đại học)

Giảng viên: ThS Nguyễn Kiên Cường Email: kiencuongvl@yahoo.fr

Ghi chú: Bài giảng chưa hoàn thiện và đang được chỉnh sửa

Thủ Đức, 03/2013

1

© 2013 - NKC - Tap tinh vat nuoi

Nội dung môn học

1 Khái quát tập tính động vật

2 Cơ chế hình thành và tiến hóa của tập tính

3 Lợi ích của việc nghiên cứu tập tính

4 Phương pháp nghiên cứu tập tính

5 Tập tính cuả một số loài: bò, heo, chó, dê và

cừu

6 Ứng dụng tập tính để đảm bảo sự thoải mái

cho vật nuôi

Trang 2

CHƯƠNG 5: TẬP TÍNH MỘT SỐ

ĐỘNG VẬT NUÔI

3

© 2013 - NKC - Tap tinh vat nuoi

TẬP TÍNH CỦA HEO

 Mục đích:

1 Các giác quan heo thế nào?

2 Tập tính sinh sản heo thế nào?

3 Tập tính nuôi con thế nào?

4 Một số tập tính bất thường?

Trang 3

 Nhìn toàn cảnh khoảng 310 độ Không có khả năng điều

tiết thị lực Heo rất tò mò, thích nơi có ánh sáng hơn tối

Khả năng nhìn màu sắc vẫn còn tranh cải: màu xanh

dương và xanh lá cây Con cái thích máng ăn màu xanh

dương, con đực màu đỏ

 Khứu giác rất phát triển và dùng để nhận biết đồng loại

hơn thị giác: pheromones, tìm thức ăn, tránh kẻ thù, đánh

dấu lãnh thổ Thính giác cũng rất phát triển Thính giác và

khứu giác được sử dụng để giao tiếp

 Vị giác: gai vị giác nằm ở lưỡi, nắp thanh quản và vòm

miệng Nhận biết được vị chua, ngọt đắng

 Có thể học nhanh chóng việc ăn và uống, mở và tắt quạt

© 2013 - NKC - Tap tinh vat nuoi 5

1 Quan sát và các giác quan đặc biệt

 Đàn hoang dã: cấu trúc xã hội theo đàn mẫu hệ gồm

nhiều con cái và con của chúng Các con đực thường

đơn độc hoặc theo nhóm độc thân

 Đàn thuần hoá: các con cùng lứa hoặc cùng kích

thước và tuổi tác Có hai loại tổ chức:

– Thứ tự núm vú: vài giờ - tuần sau khi sinh, heo con

có thể nhận biết các vị trí vú Phần lớn xung đột

xảy ra quanh bầu vú mẹ và con nào bú ở núm vú

trước thì thường chiến thắng

2 Tổ chức xã hội, sự thống trị và lãnh đạo

Trang 4

– Phân cấp thống trị: nhóm heo cai sữa Nhiều heo

lạ được nhốt chung → đánh nhau để thiết lập phân

cấp thống trị

• Việc phân cấp xảy ra trong vòng 24h, sự hung

hăng giảm đáng kể sau 1h Thứ hạng xã hội ảnh

hưởng đến khả năng sản xuất và giúp nhóm ổn

định

• Heo thứ hạng cao sau khi rời đàn khoảng 25

ngày và khi quay lại vẫn duy trì được vị trí,

trong khi thứ hạng thấp được xem như kẻ xa lạ

• Tổ chức xã hội giúp heo phát triển ổn định từ sơ

sinh đến xuất chuồng

© 2013 - NKC - Tap tinh vat nuoi 7

 Sự thống lĩnh: heo ngoài tự nhiên có mối quan hệ

không rõ ràng giữa sự thống lĩnh và thứ hạng xã hội

– Heo thống trị trước cai sữa có tăng trọng cao hơn

con bị thống trị

– Tính đối kháng sẽ giảm nếu chúng được nhốt

chung giai đoạn bú sữa hơn là sau cai sữa

– Việc phân cấp thống trị bất ổn khi mật độ nuôi

tăng → tăng stress và hung hăng → dễ bệnh

– Sự hoá trang mùi để tạo mùi chung cho tất cả các

heo → hạn chế hung hăng và tăng tính ổn định

– Heo đực thiến giảm hung hăng và tăng thời gian ăn

Trang 5

© 2013 - NKC - Tap tinh vat nuoi

3 Tập tính sinh sản

 TT sinh sản thú đực bao gồm động cơ và năng suất

 Tập tính trước giao phối cải thiện libido và khả năng

đậu thai

 Định lượng tập tính sinh sản: thường xuyên, kéo dài

và cường độ

 Hiệu quả: Số lượng thú cái đậu thai, tỷ lệ thú cái động

dục được gieo tinh 1 lần, số lần nhảy/lần xuất tinh

 Trên heo: ngửi âm hộ, ủi bên hông con cái, kêu nhỏ

nhỏ

Trang 6

Ảnh hưởng của tập tính nọc trước giao phối lên năng

suất sinh sản của nái được gieo tinh nhân tạo

Có tiếp xúc với nọc trước giao phôi (N = 44)

Không tiếp xúc với nọc trước giao phối (N = 44)

© 2013 - NKC - Tap tinh vat nuoi 11

(Hemsworth et al., 1978)

 Tuổi thành thục: 5– 8 tháng (tùy giống)

 Chu kỳ động dục: 21 ngày (18 – 24)

 Thời gian động dục: 40-60 giờ

 Thời gian xuất noãn: sau khi hết động dục

 Tuổi mang thai lần đầu: 185 ngày tuổi

 Tuổi đẻ lần đầu: 300 ngày tuổi

 Gieo tinh lần đầu sau sinh: 50 ngày

 Thời gian mang thai sau sinh: 90 ngày

 Khoảng cách 2 lứa đẻ: 150 ngày

Sinh sản heo cái

Trang 7

Biểu hiện động dục

2 – 6h trước ĐD: ít nghỉ ngơi,

giảm ăn, kêu la, cắn phá

chuồng, nhảy lên con khác,

âm hộ xung huyết, chảy dịch

Động dục (2 – 3 ngày): nhảy

con khác, theo con khác, ngửi,

tiếp xúc đầu, đứng yên cho

con khác nhảy

© 2013 - NKC - Tap tinh vat nuoi 13

Thời gian rụng trứng

Gieo tinh

24h sau khi

bat dau DD

Trang 8

 Ảnh hưởng của thời gian gieo tinh lên tỷ lệ đâu thai

Thời điểm rụng trứng: 24 – 50h sau khi bắt đầu ĐD

Rụng trứng kéo dài 3 – 4h (30 phút – 7h)

Trứng có thể sống 8 – 10h và tinh trùng 36h

Tỷ lệ rụng trứng của nái rạ (13 – 17 trứng) > nái so

Heo nái động dục lại sau khi sinh 2 – 4 ngày

15

© 2013 - NKC - Tap tinh vat nuoi

 Mùi pheromone và các chất tiết bao quy đầu kích thích

động dục trên heo cái

 Heo nọc ngửi con cái, ủi hai bên sườn và âm hộ và phát ra

âm thanh với tiếng kêu nhẹ nhàng (6 – 8 giây) Heo nọc

chảy bọt miệng và di chuyển hai bên nái và heo nái đứng

yên và cắn nhẹ vào tai heo nọc Khi nái đứng yên nọc sẽ

nhảy (androstenone nước bọt nọc), thời gian chấp nhận

đực 12 – 32h Thời gian giao phối 3 – 12 phút

 Ảnh hưởng của môi trường xã hội lên hoạt động sinh dục

của nọc: Khi nuôi riêng và chỉ nghe, ngửi con cái thì giảm

tần số giao phối và thời gian giao phối

Tập tính giao phối

Xem phim

Xem phim

Trang 9

 Nái làm ổ khoảng 6h trước khi sinh → vai trò PGF2α

 Thường đẻ ban đêm, nằm nghiêng, duỗi thẳng chân Kéo

dài 30 phút – 2h, khoảng cách tống thai 3 – 8 phút Nhiều

túi đệm rách trước khi tông thai, nhưng dây rốn vẫn còn

 Heo con đẻ ra có thể bú ngay → kích thích tiết ocytocine

 Heo có tập tính nuôi con và cho bú rất phức tạp Cho bú

thường xuyên: 50 – 60 phút/lần, và cần kích thích từ heo

con trước khi xuống sữa Heo con xác định vú mẹ thông

qua âm thanh, mùi vú và dịch hậu sản, lông của heo mẹ

 Nhận biết giữa mẹ và con: khứu giác và âm thanh →

ghép con

© 2013 - NKC - Tap tinh vat nuoi 17

4 Tập tính mẹ con

 Tập tính cho con bú: Heo con giành vú, sau đó mỗi

con có một vú, lúc đó nái kêu nhỏ và đều đặn

(khoảng 1 phút) Heo con ngậm vú và mút

(1lần/giây), và tiếng kêu nái sẽ tăng lên và kéo dài

khoảng 20 giây Tiếp theo xuống sữa (kéo dài 10 – 20

giây), heo con đột nhiên lấy mõm ra và mút nhanh

hơn (3 lần/giây) Nái sẽ kêu nhanh nhưng âm điệu

thấp hơn Cuối cùng cạn sữa và nái kêu nhẹ nhàng và

heo con di chuyển từ núm vú này qua núm vú khác

 Tập tính bú của heo con: ngậm vú, ủi đầu vào bầu vú,

giữ chặt và kéo vú, mút sữa

Xem phim

Trang 10

 Việc ghép con dễ thành công nếu ghép lúc 3 đến 4

ngày tuổi và nên thực hiện trước khi thứ tự mút bú

được thiết lập Heo con 6 ngày tuổi bắt đầu có thể

theo mẹ

 Các yếu tố ảnh hưởng tập tính heo mẹ: số heo con,

sức sống heo con, sức khỏe heo mẹ và dinh dưỡng

 Việc cho bú do heo mẹ khởi sướng bằng tiếng kêu,

heo con thì kích thích xuống sữa

 Tập tính xã hội của heo con được thiết lập ngay sau

khi sinh và khi vị trí núm vú được xác định

© 2013 - NKC - Tap tinh vat nuoi 19

5 Tập tính bất thường

 Bú vú hay ủi hông con khác: do cai

sữa sớm (< 20 ngày)

 Chứng hay cắn: heo bị kích thích do

điều kiện chăn nuôi (thức ăn) nên

chúng thể hiện tập tính tự nhiên tìm

ăn: đuôi, tai, sườn …

Trang 11

Cắn lộn sau cai sữa, giành ăn uống,

hoặc các nguyên nhân như cắn đuôi

Chứng cắn đuôi: yếu tố ngoài: môi

trường, tăng chất độn chuồng,

stress nhiệt, nhiều khí độc, mật độ

cao, thiếu dinh dưỡng (proteine),

không phải do thiếu khoáng và

vitamin

Heo hay cắn đuôi cũng thường cắn

tai và chuồng

© 2013 - NKC - Tap tinh vat nuoi 21

 Chứng cắn heo con của nái: Sự tức giận của nái đối

với heo con lúc sinh Do tuổi nái, stress nhiệt, hiện

diện người lạ lúc đẻ,

Trang 12

Tài liệu tham khảo

• Judith K Blackshaw, 1986 Notes on some topics in

applied in animal behaviour, University of Queensland,

Australia

• Keeling L.J., and Gonyou H.W., 2001 Social behaviour

in farm animals CABI Publishing

• Martineau G P., 1997 Maladies d’élevage des porc

Edition France Agricole online

• Price E O., 2008 Principle & applications of domestic

animal behavior CAB international

© 2013 - NKC - Tap tinh vat nuoi 23

Ngày đăng: 17/03/2014, 13:59

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w