1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp nâng cao lợi nhuận tại Công ty xăng dầu khu vực III - Hải Phòng

46 443 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 400 KB

Nội dung

Luận Văn: Một số biện pháp nâng cao lợi nhuận tại Công ty xăng dầu khu vực III - Hải Phòng

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Ngày nay xu thế tự do hội nhập, cạnh tranh diễn ra mạnh mẽ đã đem đến chocác doanh nghiệp rất nhiều cơ hội cũng như khó khăn Các doanh nghiệp ngày càng

có quyền tự chủ trong kinh doanh, để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải cóbiện pháp quản lý hữu hiệu sao cho đồng vốn bỏ ra đạt hiệu quả cao nhất, đem lạinhiều lợi nhuận nhất

Xăng dầu là một mặt hàng có ý nghĩa rất quan trọng trong nền kinh tế quốcdân và quốc phòng Nó mang tính chiến lược đối với sự phát triển kinh tế của mỗiquốc gia trên thế giới… Có thể nói hầu hết các hoạt động xã hội và các sản phẩmkhác đều cần đến xăng dầu Xăng dầu chiếm một phần đáng kể trong các chi phíhoạt động và giá thành của các sản phẩm khác Công ty xăng dầu khu vực III làmột doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực chất đốt, xăng dầu trực thuộc Tổngcông ty xăng dầu Việt Nam hoạt động trên đại bàn Thành phố Hải Phòng Từ ngày

mở cửa nền kinh tế, bên cạnh những thuận lợi, công ty còn vấp phải muôn vàn khókhăn ở cả tầm vĩ mô và vi mô như: giá cả, thuế, quyền tự chủ, phương thức và nghệthuật kinh doanh… Để đạt được lợi nhuận cao, đòi hỏi công ty phải phát huy tối đakhả năng kinh doanh và tinh thần tự chủ của mình, đòi hỏi sự cố gắng hết mình củatoàn thể cán bộ công nhân viên toàn công ty

Xuất phát từ nhận thức trên và nhận rõ được tầm quan trọng của lợi nhuận

đối với doanh nghiệp nên em đã chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao lợi nhuận tại Công ty xăng dầu khu vực III - Hải Phòng” cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp

của mình Ngoài lời mở đầu và kết luận, chuyên đề được kết cấu thành 3 chương:

Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 2

Chương II: Thực trạng về tình hình lợi nhuận của Công ty xăng dầu khu vực III trong thời gian qua

Chương III: Giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của Công ty xăng dầu khu vực III trong thời gian tới.

Bài viết của em dựa trên cơ sở những kiến thức đã học kết hợp với một sốthực tế hoạt động kinh doanh của Công ty xăng dầu khu vực III thu được qua thờigian thực tập tại công ty và được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của thầy giáo -Tiến sĩ Đinh Văn Sơn Do khả năng và trình độ có hạn nên chuyên đề không tránhkhỏi những thiếu sót, hạn chế, em mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy

cô để có thể hoàn thiện hơn nhận thức của mình

Trang 3

CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ LỢI NHUẬN

TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

I- VAI TRÒ CỦA LỢI NHUẬN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP.

1- Khái niệm về lợi nhuận.

Lợi nhuận là kết quả tài chính của các hoạt động kinh tế của doanhnghiệp, là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh cả về mặt số lượng và chấtlượng toàn bộ kết quả và hiệu qủa của quá trình sản xuất kinh doanh được xácđịnh bằng chênh lệch giữa tổng doanh thu đạt được trong kỳ với tổng chi phí

và các khoản thuế phải gánh chịu trong kỳ

Lợi nhuận của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của bộ phận sảnphẩm thặng dư do kết quả của người lao động mang lại

2- Vai trò của lợi nhuận đối với doanh nghiệp.

Nền kinh tế thị trường được điều tiết bởi các quy luật kinh tế vốn có của

nó, còn lợi nhuận là động lực cơ bản của sự vận động trong nền kinh tế thịtrường Lợi nhuận điều tiết hành vi của các doanh nghiệp các nhà sản xuấttrong quá trình hoạt động của họ Lợi nhuận còn đóng vai trò là nguồn vốnquan trọng để tái sản xuất mở rộng toàn bộ nền kinh tế quốc dân và doanhnghiệp Nguồn hình thành nên ngân sách nhà nước chính là lợi nhuận thôngqua việc thu thuế lợi tức, trên cơ sở đó làm cho nền kinh tế của đất nước ngàycàng phát triển Một bộ phận lợi nhuận khác được để lại doanh nghiệp tạo lậpnên các quỹ, làm cho quy mô sản xuất kinh doanh ngày càng được mở rộng,nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên

Trang 4

Để có được lợi nhuận cao buộc các nhà sản xuất phải tìm mọi cách đểtối thiểu hoá chi phí cung cấp ra thị trường nhiều hàng hoá với mức giá thấphơn Từ đó sẽ kích thích người tiêu dùng mua nhiều hàng hoá hơn và doanhnghiệp sẽ nâng cao được doanh thu và lợi nhuận của mình Lợi nhuận còn làmột đòn bẩy kinh tế quan trọng có tác dụng khuyến khích người lao động vàcác doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trên cơ sở của chínhsách phân phối đúng đắn Ngoài ra lợi nhuận còn là nhân tố kích thích đầu tưchuyển giao công nghệ Căn cứ vào các mức tỷ xuất lợi nhuận khác nhau màcác doanh nghiệp đầu tư vào những lĩnh vực có tỷ xuất lợi nhuận cao để đemlại nhiều lợi nhuận nhất cho doanh nghiệp.

II- KẾT CẤU LỢI NHUẬN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP.

Lợi nhuận phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp với hoạt độngsản xuất kinh doanh hết sức phong phú và đa dạng nên lợi nhuận được hìnhthành từ nhiều bộ phận khác nhau Lợi nhuận của doanh nghiệp cơ bản đượchình thành từ những nguồn chủ yếu sau :

- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh

- Lợi nhuận từ hoạt động tài chính

- Lợi nhuận từ các hoạt động khác

a) Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.

Trang 5

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là khoản chênh lệch giữa tổng doanh thubán sản phẩm hàng hoá, dịch vụ trừ đi chi phí hoạt động kinh doanh (bao gồm giáthành của toàn bộ sản phẩm hàng hoá dịch vụ đã tiêu thụ và tiền thuế phải nộp theoquy định trừ thuế thu nhập).

Nếu các hệ số này thấp hơn hệ số chung của toàn ngành chứng tỏ doanhthu không đảm bảo, bán hàng với giá thấp hoặc giá thành sản phẩm của doanhnghiệp cao hơn các ngành khác Đây là nguồn lợi nhuận chiếm tỷ trọng caonhất trong toàn bộ lợi nhuận của doanh nghiệp

Nếu quan niệm doanh thu tuỳ thuộc vào số lượng hàng hoá bán ra và giábán đơn vị của từng loại sản phẩm (Gi), giá vốn hàng xuất bán hay giá thànhđơn vị (Zi), chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp (CPi), thuếdoanh thu của sản phẩm thứ i thì công thức tổng quát tính lợi nhuận được xácđịnh như sau:

LN =  Qi (Gi – Zi – CPi – Ti)

Trong đó LN là lợi nhuận của hoạt động kinh doanh

b) Lợi nhuận từ hoạt động tài chính

Đây là nguồn lợi nhuận đựa xác định bằng chênh lệch giữa các khoảnthu và chi về hoạt động tài chính bao gồm các hoạt động

- Lợi nhuận về cho thuê tài sản: Đó là nguồn lợi nhuận mà doanh nghiệpthu được khi doanh nghiệp cho các tổ chức, cá nhân trong nước thuê hoạtđộng các tài sản thực quyền quản lý và sử dụng của mình như kho bãi, nhàxưởng, đất đai, văn phòng, phương tiện vận chuyển, máy móc thiết bị …Mụcđích của việc cho thuê đó là để nâng cao hiệu suất sử dụng, tăng doanh lợi,

Trang 6

tăng thu nhập… Nhưng việc cho thuê đó phải đưa ký kết hợp đồng một cáchchặt chẽ, phải theo dõi sát sao, thường xuyên để kịp thời thu hồi tài sản khihết hạn cho thuê Đối với tài sản cho thuê hoạt động, doanh nghiệp vẫn phảitính khấu hao theo chế độ quy định.

- Lợi nhuận do mua bán trái phiếu chứng khoán, mua bán ngoại tệ.Ngoài việc kinh doanh hàng hoá đơn thuần, các doanh nghiệp còn có thể thamgia vào thị trường mua bán trái phiếu hoặc chứng khoán ngoại tệ Đây cũng làmột hình thức kinh doanh nhằm tăng lợi nhuận Doanh nghiệp có thể pháthành trái phiếu, cổ phiếu,…, để bán cho các cổ đông việc kinh doanh tronglĩnh vực này đòi hỏi doanh nghiệp phải huy động được nhiều nguồn vốn,thông thạo về tỷ giá hối đoái và có ít nhiều am hiểu về thị trường chứngkhoán, ngoại thương…

- Lợi nhuận về các hoạt động đầu tư khác Doanh nghiệp có thể sử dụngvốn, tài sản, giá trị quyền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất để đầu tư ra ngoàidoanh nghiệp theo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn, phát triển vốn, tăng thunhập, không làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ kinh doanh chính, việc đầu tư phảituân theo các quy định hiện hành của pháp luật

- Lợi nhuận về hoạt động góp vốn tham gia liên doanh Đây cũng là mộthính thức kinh doanh đem lại hiệu quả kinh tế cao nếu doanh nghiệp tínhtoán, thẩm định chính xác, cụ thể Doanh nghiệp được quyền sử dụng mộtphần vốn hoặc toàn bộ vốn của mình để tahm ga hoạt động kinh doanh cùngvới các tổ chức hay các doanh nghiệp khác có tư cách pháp nhân Việc liêndoanh liên kết này phải tuân theo quy định của pháp luật và bảo đảm nguyêntắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển được vốn, tăng thu nhập và không làm

Trang 7

ảnh hưởng đến nhiêm vụ kinh doanh chính của doanh nghiệp được Nhà nướcgiao.

- Lợi nhuận từ lãi tiền gửi ngân hàng thuộc vốn kinh doanh lãi cho vaythuộc các nguồn vốn và quỹ lãi cổ phần Doanh nghiệp được hưởng nguồn lợinày nhờ việc gửi tiền thuộc vốn kinh doanh vào ngân hàng Nếu kinh doanhđược nhiều thì lãi từ nguồn tiền gửi càng cao lợi nhuận tất yếu cũng tăng.Nhưng mặt trái của vấn đề này là đồng tiền sẽ bị quay vòng chậm, hiệu suất

sử dụng vốn thấp, hoạt động sử dụng kinh doanh sẽ không diễn ra thườngxuyên, liên tục…

- Hoàn nhập số dư khoản dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắnhạn, dài hạn Trong hoạt động tài chính Doanh nghiệp thường phải trích ramột khoản dự trữ đề phòng thị trường chứng khoán mà Doanh nghiệp đầu tư

bị giảm gá Đó cũng là một nguồn lợi nhuận năm sau nếu đến kỳ quyết toánkhông có vấn đề gì xảy ra

c) Lợi nhuận từ các hoạt động khác

Đây là các khoản lợi nhuận doanh nghiệp không dự tính trước hoặc có

dự tính nhưng ít có khả năng thực hiện Là các khoản thu không mang tínhchất thường xuyên, lợi nhuận khác của doanh nghiệp gồm:

- Thu hồi lại các khoản nợ khó đòi đã được duyệt bỏ Đây là vấn đềtrong việc quản lý công nợ Các doanh nghiệp khi ứng tiền trước hoặc bánchịu cho khách hàng phải xem xét kỹ khả năng thanh toán trên cơ sở hợp đồngkinh tế đã được ký kết giữa các bên Doanh nghiệp phải thường xuyên đônđốc và áp dụng mọi biện pháp cần thiết để thu hồi các khoản nợ đến hạn phảithu Các khoản nợ đã quá hạn hoặc khó đòi cần phải được xác định rõ mức độ,

Trang 8

nguyên nhân, trách nhiệm và biện pháp xử lý Chính vì tổn thất do không thuhồi được nợ sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của Doanh nghiệp.

- Thu về các khoản vật tư tài sản thừa sau khi đã bù trừ hao hụt mất mátcác vật tư cùng loại Đây là các khoản thu không thường xuyên xảy ra từ cáchoạt động kinh doanh sản xuất Cụ thể là thu từ bán vật tư, hàng hoá tài sảndôi thừa, công cụ, dụng cụ đã phân bổ hết giá trị, bị hư hỏng hoặc không cần

sử dụng…

- Thu về thanh lý nhượng bán tài sản Doanh nghiệp được phép thanh lýnhững tài sản kém, mất phẩm chất kỹ thuật lạc hậu không thể sử dụng được,tài sản hư hỏng không có khả năng phục hồi Đồng thời doanh nghiệp cũngđược chủ động nhượng bán tài sản để thu hồi vốn sử dụng cho mục đích kinhdoanh có hiệu quả hơn, Khoản tiền chênh lệch giữa số tiền thu được donhượng bán, thanh lý tài sản với giá trị còn lại của tài sản nhượng bán, thanh

lý và chi phí các khoản đó được coi như là lợi nhuận của Doanh nghiệp

- Thu do được phạt vì vi phạm hợp đồng Đó là trị giá tính theo giá trịthanh toán của số sản phẩm hàng hoá dịch vụ mà doanh nghiệp đã tiêu thụ bịkhách hàng trả lại do vi phạm các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng kinh tếnhư hàng kém phẩm chất, sai quy cách, chủng loại…

- Thu các khoản lợi tức các năm trước phát hiện năm nay Doanh nghiệpNhà nước có nghĩa vụ thực hiện đúng chế độ và các quy định về quản lý vốntài sản, chế độ kế toán, kiểm toán…Lợi nhuận phát sinh sẽ bao gồm lợi nhuậnnăm trước phát hiện trong năm và được trừ đi khoản lỗ của hai năm trước(nếu có) đã được xác định trong quyết toán

- Số dư hoàn nhập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải thuhồi khó đòi Thông thường khi hoạt động kinh doanh mỗi Doanh nghiệp đều

Trang 9

được hạch toán vào chi phí kinh doanh các khoản dự phòng giảm giá vật tư,hàng hoá tồn kho: Là khoản giảm giá vật tư, hàng hoá tồn kho dự kiếm sẽ xảy

ra trong kỳ kinh doanh tiếp theo Dự phòng giảm giá các khoản phải thu, khóđòi: Là phần giá trị bị tổn thất của các khoản phải thu sẽ xảy ra trong kỳ kinhdoanh tiếp theo do con nợ không có khả năng thanh toán Đến kỳ quyết toándoanh nghiệp sẽ được hoàn nhập các khoản dự phòng đó đã trích từ năm trướcnhưng không sử dụng hết Số dự hoàn nhập đó là một trong những nguồn lợicủa Doanh nghiệp

- Thu các khoản tiền trích bảo hành sản phẩm Trong cơ chế thị trườngngày nay hầu hết các Doanh nghiệp đều muốn bảo vệ uy tín, chất lượng chohàng hoá của mình bằng biện pháp bảo hành sản phẩm trong thời hạn nhấtđịnh Số tiền trích bảo hành còn lại không dùng hết năm sau sẽ được bổ xungvào lợi nhuận của doanh nghiệp

III- CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LỢI NHUẬN

Lợi nhuận của doanh nghiệp có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến kể cảkhách quan lẫn chủ quan Các nhân tố rác động đều có thể có lợi hoặc gây bấtlợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Từ công thức tổng quát xác định lợi nhuận Ở trên ta thấy lợi nhuận từhoạt động kinh doanh trước hết tuỳ thuộc vào các nhân tố ảnh hưởng sau:

* Các nhân tố chủ quan.

a) Nhân tố sản lượng tiêu thụ:

Khối lượng sản phẩm tiêu thụ: Khối sản phẩm tiêu thụ nhiều hay ítphản ánh tình hình kinh doanh có hiệu quả hay không hiệu quả của doanhnghiệp Trong cơ chế thị trường ngày nay bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng

Trang 10

sẵn sàng bằng mọi biện pháp cạnh tranh với nhau để tiêu thụ thật nhiều sốlượng hàng hoá của mình Có như thế lợi nhuận của doanh nghiệp mới đượctăng nhanh Muốn vậy Doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng hàng hoá, đadạng phương thức bán hàng và mở rộng đối tượng tiêu dùng.

Xác định mức độ ảnh hưởng của này bằng công thức:

SL = LNk - Lnk

Trong đó SL: là số lượng hàng hoá bán ra

gki : là giá vốn bình quân của từng loại sản phẩm

LN : lợi nhuận

Trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi khi sản lượng tiêu thụtăng lên giảm đi bao nhiêu lần thì lợi nhuận cũng tăng hoặc giảm đi bấy nhiêulần Việc tăng hay giảm khối lượng phản ánh kết quả của sản xuất chất lượng,chủng loại và thời hạn cũng như phản ánh kết quả công tác bán hàng củadoanh nghiệp Như vậy tác động của nhân tố này chủ yếu phản ánh yếu tố chủquan trong công tác quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

b) Nhân tố kết cấu tiêu thụ

Kết cấu tiêu thụ Mỗi doanh nghiệp đều phải chú ý nghiên cứu dến nhân

tố này Nếu doanh nghiệp thay đổi kết cấu bán hàng như tăng tỷ trọng mặthàng có tốc độ tiêu thụ nhanh và giảm tỷ trọng mặt hàng có tốc độ tiêu thụchậm thì sẽ làm cho lợi nhuận bình quân tăng lên và ngược lại Việc tăng haygảm tỷ trọng điều kiện này là do đòi hỏi của thị trường tức là do tác động củanhân tố bên ngoài Đương nhiên để thích ứng được với yêu cầu của thị trườngdoanh nghiệp phải tự điều chỉnh các hoạt động doanh nghiệp của mình như

Trang 11

điều chỉnh mạng lưới kinh doanh, khai thác nguồn hàng, cung cấp vật tư máymóc phù hợp, bố trí xắp xếp lại lực lượng lao động …Việc nghiên cứu mức

độ, tính chất ảnh hưởng của nhân tố này có ý nghĩa quan trọng đối với doanhnghiệp trong việc lựa chọn, quyết định phương án sản xuất kinh doanh mặthàng sao cho vừa đáp ứng được nhu cầu của thị trường, vừa tăng lợi ích chobản thân Doanh nghiệp

Công thức xác định mức độ ảnh hưởng như sau:

K = - Lnk - Lnk

Kết cấu tiêu thụ thay đổi có thể làm tăng hay giảm tổng số lợi nhuận.Trong thực tế nếu tăng tỷ trọng bán ra những mặt hàng có mức lợi nhuậncao, giảm tỷ trọng bán ra mặt hàng có mức lợi nhuận thấp thì mặc dù mức lợinhuận cá biệt của từng mặt hàng không thay đổi nhưng tổng số lợi nhuận sẽtăng lên hoặc ngược lại Việc thay đổi kết cấu tiêu thụ trước hết là do tácđộng của nhân tố khách quan Mặc khác để đáp ứng cho nhu cầu thị trườngthường xuyên biến động bản thân doanh nghiệp phải tự vận động và điềuchỉnh từ khâu sản xuất đến khâu bán hàng và khi đó tác động này lại là tácđộng mang yếu tố chủ quan trong công tác quản lý doanh nghiệp Thông qua

sự tác động của nhân tố này người ta có thể rút ra kết luận rằng người quản lýcần nắm bắt được nhu cầu của thị trường để đưa ra các biện pháp điều chỉnhthích hợp vừa đáp ứng cho nhu cầu thị trường vừa tăng được lợi ích cho bảnthân doanh nghiệp

c) Nhân tố giá bán

- Giá bán sản phẩm: Đây là một chỉ tiêu quan trọng trong việc tăng khốilượng sản phẩm bán ra, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận Nếu giá bán sản phẩm

Trang 12

cao so với mặt bằng chung của thị trường sức mua của người tiêu dùng sẽ bịgiảm, việc tiêu thụ sản phẩm sẽ gặp nhiều khó khăn Vì thế muốn hạ giá bánsản phẩm đòi hỏi doanh nghiệp phải xem xét lại từ khâu giá thành đến khâuchi phí

Công thức xác định ảnh hưởng nhân tố này như sau :

d) Nhân tố giá vốn của xuất bán

Giá thành sản phẩm (hoặc giá vốn hàng xuất bán) Giá vốn hàngbán cao hay thấp đồng nghĩa với việc hoang phí hay tiết kiệm vật tư, laođộng, tiền vốn trong quá trình sử dụng kinh doanh Có thể nói rằng việc sửdụng hợp lý, tiết kiệm tiền vốn, lao động …việc đảm bảo nâng chất lượng sảnphẩm, tìm kiếm những nguồn hàng có giá thành thấp, là con đường cơ bản

để giảm được giá mua của đơn vị Sản phẩm từ đó tăng thêm mức lợi nhuậncho doanh nghiệp

Công thức xác định :

gv = - (gvli- gvki)

Trong đó :

Trang 13

Gv: giá vốn bình quân của từng loại sản phẩm tiêu thụ.

Thực chất ảnh hưởng của nhân tố này là ảnh hưởng của gia thành sản phẩmtiêu thu và nó tác động nghịch chiều đến lợi nhuận Như ta biết giá thành sảnphẩm cao hay thấp, tăng hay giảm là tuỳ thuộc vào kết quả của việc quản lý

và sử dụng lao động vật tư tiền vốn trong quá trình sản xuất của doanhnghiệp Do đó nó là tác động của nhân tố chủ quan trong công tác quản lý củadoanh nghiệp

e) Nhân tố chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp Việc giảm tải cáckhoản chi phí này cùng góp phần làm tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp.Hiện nay hầu hết doanh nghiệp nào trong lĩnh vực kinh doanh cũng chứa đựngnhiều khoản chi phí tương đối lớn Vậy làm thế nào để hạ được chi phí đếnmức thấp nhất trên con đường tìm kiếm lợi nhuận Đó là cây hỏi mà bất kỳmột doanh nghiệp nào cuãng luôn trăn trở để tìm ra lời giải đáp

Công thức xác định như sau:

Cb = - (Cbli- Cbki)

Trong đó :

Cb : chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

Thực chất ảnh hưởng của nhân tố này giống với ảnh hưởng của nhân tố giávốn của hãng bán ra, xét cả về mức độ cũng như về tính chất ảnh hưởng củanó

Trang 14

Khi tổng hợp cả 5 nhân tố ảnh hưởng nói trên ta có:

SL + k + g + gv + cb = Ln =Lnl – Lnk

Trên đây là 5 nhân tố cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận củadoanh nghiệp Mặt khác lợi nhuận của doanh nghiệp còn bị tác động bởi hainhóm nguyên nhân: Đó là người mua và Nhà nước

* Các nhân tố khách quan

a) Yếu tố về người mua.

Trong điều kiện này khi không còn áp dụng phương thức phân phốihàng hoá thì yếu tố người mua có tác động rất quan trọng đến công tác bánhàng của doanh nghiệp Ngay từ khi xác định cơ cấu sản xuất kinh doanh,người chủ doanh nghiệp đã phải xác định thị trường, đối tượng phục vụ củadoanh nghiệp Thị trường ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của doanh nghiệp.Mọi cách khác trong điều kiện hiện nay người ta bán sản phẩm thị trường cần,khôn phải bán sản phẩm doanh nghiệp có Ví dụ, nếu là thị trường chung ởnơi mà kinh tế phát triển, mức thu nhập của dân cư cao thì đối với người mua,cái nọ cần là chất lượng, là chức năng của sản phẩm chứ không phải là giábán của sản phẩm đó Người lại ở những vùng kinh tế chưa phát triển, mứcthu nhập của dân cư thấp thì người mua lại cần đến số lượng hàng hoá và giá

cả của nó Như vậy, sức mua của dân là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến kết quảbán hàng của doanh nghiệp Mặt khác, mỗi vùng dân cư và tầng lớp dân cư lại

có thói quen, thị hiếu tiêu dùng khác nhau Do đó doanh nghiệp cần nghiên

Trang 15

cứu, tìm hiểu các thói quen, thị hiếu tiêu dùng của dân cư để đáp ứng yêu cầucủa họ, trên cơ sở đó mở rộng thị trường, tăng khối lượng bán hàng, thu đượclợi ích cho Doanh nghiệp

b) Yếu tố thực về Nhà nước.

Trong nền kinh tế thị trường, tuy vai trò của Nhà nước có vị trí giảmdần nhưng tự can thiệp của Nhà nước trong điều kiện hiện nay vẫn, có tácđộng không nhỏ đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Vai trò chỉ đạocủa Nhà nước thông qua việc diều tiết các hoạt động kinh tế ở tầm vi mô Sựcan thiệp của Nhà nước đến hoạt động của Doanh nghiệp thông qua, chínhsách tiêu dùng, chính sách thuế Chính sách giá cả Vì thế nó tác động rất lớnđến mọi hoạt động của doanh nghiệp và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận củadoanh nghiệp Nhận thức được các tác động nói trên là rất cần thiết đối vớicác nhà quản lý doanh nghiệp Ngoài ra lợi nhuận còn chịu tác động của tỷsuất thuế, khả năng về vốn của doanh nghiệp và sự biến động của cung cầutrên thị trường

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU

KHU VỰC III TRONG THỜI GIAN QUA

Trang 16

i- KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY XĂNG DẦU KHU VỰC III

1- Quá trình hình thành và phát triển của công ty.

Công ty xăng dầu khu vực III là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộcTổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) Công ty được thành lập ngày 29tháng 07 năm 1955 theo lệnh trưng dụng số 1566 của Uỷ ban quân chính HảiPhòng trên cơ sở tiếp quản toàn bộ cơ sở vật chất kĩ thuật tại Sở Dầu - Thượng Lýcủa 3 hãng Shell, Caltex, Chocony Trụ sở Công ty đóng tại Số 1 phường Sở Dầu,quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng, là một vị trí lý tưởng choviệc giao dịch,kinh doanh buôn bán nói chung và kinh doanh xăng dầu nói riêng Quá trình hoạtđộng của Công ty xăng dầu khu vực III có thể chia thành 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1955 - 1975: Giai đoạn này công ty hoạt động với nhiệm vụ chính

là khôi phục cơ sở vật chất kĩ thuật sau khi tiếp quản, tiếp nhận bảo quản cung ứngxăng dầu theo kế hoạch của Nhà nước, phục vụ cho toàn miền Bắc xây dựngXHCN Chống chiến tranh phá hoại, đảm bảo xăng dầu cho chiến trường miềnNam,Công ty đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao

Giai đoạn 1975 - 1990: Đây là giai đoạn công ty có nhiều biến động về mặt

tổ chức, về quy mô và địa bàn hoạt động Công ty đã từng bước thiết lập mô hình tổchức kinh doanh thích hợp, sắp xếp lại bộ máy quản lý, đổi mới cơ cấu lao động,

bổ sung lao động có trình độ, có năng lực, đảm bảo xăng dầu cho an ninh quốcphòng, cho các ngành kinh tế, nhu cầu tiêu dùng của người dân trong đại bàn vàtrung chuyển xăng dầu cho các ơn vị trong ngành ở tuyến sau

Giai đoạn 1990 trở lại đây: Cơ chế bao cấp dần bị xóa bỏ, cung ứng theo nhucầu khách hàng thay thế cho cung ứng theo chỉ tiêu hạn mức đã hình thành nên cơchế thị trường có cạnh tranh Đây vừa là thách tức vừa là cơ hội đối với Công ty

Trang 17

xăng dầu khu vực III Nhận thức rõ vấn đề này côngty đã tổ chức lại hoạt độngkinh doanh, không ngừng hoàn thiện bộ máy quản lý của công ty để thích nghi vàđáp ứng tốt nhấtyêu cầu của một nền kinh tế thị trường năng động.

Ngày nay Công ty xăng dầu khu vực III đã trở thành một doanh nghiệp lớntrên địa bàn Hải Phòng, có kinh nghiệm và uy tín kinh doanh xăng dầu trên một địabàn hoạt động khá rộng và nhiều tiềm năng Đó là thành quả của việc phấn dấukhông mệt mỏi của sự cống hiến công sức và trí tuệ của những thế hệ cán bộ côngnhân viên Công ty xăng dầu khu vực III cùng sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng vàNhà nước

2- Cơ cấu tổ chức của công ty

Mô hình quản lý hiện nay của Công ty xăng dầu khu vực III được xây dựngphù hợp với mô hình quản lý, hạch toán, kinh doanh của ngành xăng dầu nhằmkhai thác có hiệu quả cơ sở vật chất kĩ thuật hiện có Bọ máy quản lý của công tyđược xây dựng theo nguyên tắc quan hệ trực tuyến từ giám đốc công ty đến cácphòng ban, các cửa hàng Các phòng ban nghiệp vụvà các cửa hàng có chức năngtham mưu cho giám đốc hặc phó giám đổctực tiếp phụ trách những vấn đề thuộcchuyên môn nhiệm vụ được giao Bộ máy quản lý của Công ty xăng dầu khu vựcIII được xây dựng theo sơ đồ sau:

Trang 18

SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU KHU VỰC III

GIÁM ĐỐC

Phó giám đốc phụ

trách kinh doanh

Phó giám đốc phụ trách kĩ thuật

Phó giám đốc phụ trách nội chính

Phòng kinh doanh xăng dầu

Phòng tổ chức cán bộ lao động tiền lương

Phòng kế toán tài vụ

Phòng quản lý kĩ thuật

Phòng tin học

CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC CÔNG TY

Tổng kho xăng dầu Hải Phòng

Xưởng cơ khí

Đội xe

Đội bảo vệ cứu hỏa

Trang 19

+ Giám đốc công ty: là người đứng đầu công ty, là người đại diện toàn quyềncủa công ty trong mọi hoạt đọng kinh doanh và phải chịu trách nhiệm trước Tổng công ty và Nhà nước về mọi hoạt động kinh doanh của công ty Giám đốc công ty

có quyền tổ chức, xây dựng các phương án kinh doanh và triển khai thực hiện các phương án đó Có quyền tổ chức bộ máy quản lý, lựa chọn, đề bạt, bổ nhiệm, bãi miễn, khen thưởng, kỉ luật cán bộ công nhân viên dưới quyền theo đúng chính sách pháp luật của Nhà nước và quy định của Tổng công ty

+ Các phó giám đốc:

- Phó giám đốc kinh doanh: là người trực tiếp giúp giám đốc về các hoạt động kinh doanh của công ty và chịu trách nhiệm trước giám đốc về các công việc của mình

- Phó giám đốc ký thuật: là người trực tiếp giúp giám đốc về tất cả các vấn

đề kĩ thuật của công ty và chịu trách nhiệm trước giám đốc về các công việc của mình

- Phó giám đốc nội chính: là người trực tiếp giúp giám đốc về nội chính và chịu trách nhiệm trước giám đốc về các công việc của mình

+ Các đơn vị trực thuộc:

Trang 20

Là những bộ phận trực tiếp quản lý điều hành và thực hiện các nhiệm vụ được giao Tổ chức hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ trên

nguyên tắc phục vụ kinh doanh là chính và có lãi Tham mưu đề xuất với giám đốc các vấn đề về tổ chức sản xuất kinh doanh, dịc vụ của bộ phận Chịu sự chỉ đạo quản lý điều hành trực tiếp của giám đốc công ty Chịu sự kiểm tra, giám sát,

hướng dẫn về kĩ thuật, nghiệp vụ của các phòng ban Các đơn vị trực thuộc có quan

hệ bình đẳng với các phòng ban trong công ty và với nhau

3- Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty xăng dầu khu vực III

Xăng, dầu là vật tư chiếm lược quan trọng đối với sự phát triển kinh tế củamọi quốc gia trên thế giới Xăng dầu phục vụ cho hầu hết các nhu cầu của nềnkinh tế quốc dân và an ninh quốc phòng Kinh doanh xăng dầu không chỉ làkinh doanh đơn thuần như những ngành hàng khác mà phải coi như một ngànhkinh tế đặc biệt đòi hỏi phải hiểu biết những nét cơ bản về tính chất đặc trưngcủa Xăng dầu

Trên thực tế trong những năm vừa qua kinh doanh xăng dầu có sự hạnchế độc quyền, hình thức quan liêu bao cấp được xoá bỏ và đã được thươngmại hoá với nhiều thành phần kinh tế tham gia cho nên thị trường đã có phầnsôi động hơn, đồng thời cũng thu được những kết quả đáng khích lệ

Đặc thù kinh doanh của công ty trong giai đoạn hiện nay là kinh doanhvới hình thức ký hợp đồng dài hạn (cả năm), ký hợp đồng đại lý uỷ thác trảchậm Nguồn hàng chủ yếu của công ty lấy tại Tổng Công Ty xăng dầu Giábán buôn, bán lẻ xăng dầu tại các cửa hàng do nhà nước quy định

Trang 21

Phương thức tiêu thụ hàng hoá của công ty chủ yếu là bán lẻ, bên cạnh

đó công ty đã tổ chức bán buôn một số mặt hàng chủ yếu là dầu nhờn cho cácđại lý trong địa bàn và một số vùng lân cận Hải Phòng

Công ty xăng dầu khu vực III kinh doanh trong ngành xăng dầu với nhữngmặt hàng chính là thương phẩm của dầu mỏ bao gồm: Xăng, dầu hỏa, dầu hộp,dierel, than cám Trong đó xăng chủ yếu sử dụng cho các động cơ ôtô, xe máy Dầuhỏa là loại nhiên liệu dân dụng dùng làm chất đốt Dierel dùng cho các loại động cơdierel như tàu thủy, tàu chiến đấu, ôtô, các loại máy nổ, máy phát điện,

Công ty xăng dầu khu vực III hoạt động kinh doanh trên đại bàn Hải Phòngcung cấp và thảo mãn nhu cầu về các loại xăng dầu và dịch vụ xăng dầu cho cácđơn vị kinh tế, quốc phòng và tiêu dùng xã hội trên địa bàn Hải Phòng Theo quiđịnh thì địa bàn kinh doanh của công ty bao gồm thị trường trên dất liền và trênsông biển thuộc thành phố Hải Phòng

4- Tình hình tài chính của công ty.

Tổng số vốn kinh doanh và tài sản của công ty gồm hai nguồn : Tài sản

Trang 22

Ngoài vốn cấp, công ty hầu như không có nguồn vốn vay, mà chủ yếucông ty huy động vốn của các đơn vị bán bằng hình thức trả chậm để có thểđảm bảo vốn kinh doanh cho doanh nghiệp.

Hàng năm vốn dự trữ bình quân của công ty khoảng 2,2 tỷ đồng, tài sản

cố định của công ty tăng lên chủ yếu do nguồn khấu hao tài sản theo chế độ

Từ đó làm cho vốn kinh doanh cũng tăng lên

Hiện nay vốn chủ sở hữu của công ty là : 5.440.085.944 VND

II- THỰC TRẠNG VỀ LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU KHU VỰC III

Để thấy rõ kết quả kinh doanh của công ty, ta xét theo chỉ tiêu lợinhuận Lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng phản ánh kết quả cuối cùng của côngty

1 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2003 – 2004.

Năm 2003, công ty đã thu được các kết quả sau :

Năm 2004 công ty đã thu được các kết quả sau :

Trang 23

2- Thực trạng về lợi nhuận của công ty.

a) Phân tích nguồn lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh

Lợi nhuận của công ty chủ yếu đạt được từ hoạt động kinh doanh, trong

đó thu nhập chính từ bán mặt hàng xăng dầu chất đốt và một số lợi nhuận từhoạt động dịch vụ khác

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh của công ty trong năm 2004 :466.020.798 VNĐ

Chiếm tỷ lệ :

x 100% = 85,59%

Dựa trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong hai năm

2003 và 2004 Ta xây dựng nên bảng so sánh tình hình lợi nhuận trong hainăm này Qua đó ta có thể phân tích đánh giá được những yếu tố làm tănggiảm lợi nhuận và nguyên nhân của chúng

Sau đây là bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Chỉ tiêu Mã số Năm 2003 Năm 2004 Luỹ kế Tổng doanh thu 01 105.453.180.824 151.279.234.256

Ngày đăng: 06/12/2012, 08:48

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU KHU VỰC III - Một số biện pháp nâng cao lợi nhuận tại Công ty xăng dầu khu vực III - Hải Phòng
SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU KHU VỰC III (Trang 18)
Sau đây là bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. - Một số biện pháp nâng cao lợi nhuận tại Công ty xăng dầu khu vực III - Hải Phòng
au đây là bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Trang 23)
Từ bảng so sánh trên ta nhận thấy. - Một số biện pháp nâng cao lợi nhuận tại Công ty xăng dầu khu vực III - Hải Phòng
b ảng so sánh trên ta nhận thấy (Trang 25)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w