1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN: Triết học phật giáo docx

25 1,1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 335,68 KB

Nội dung

Thế giới quan Phật giáo chịu ảnh hưởng của hai luận điểm, thể hiện qua 4 luận thuyết cơ bản: thuyết vô thường, thuyết vô ngã, thuyết nhân quả, thuyết nhân duyên khởi.. Thuyết vô thường l

Trang 1

TIỂU LUẬN:

Triết học phật giáo

Trang 2

I Thế giới quan Phật giáo

Thế giới quan Phật giáo chịu ảnh hưởng của hai luận điểm, thể hiện qua 4 luận thuyết cơ bản: thuyết vô thường, thuyết vô ngã, thuyết nhân quả, thuyết nhân duyên khởi

1 Thuyết vô thường

Vô thường là không thường còn, là chuyển biến thay đổi Luật vô thường chi phối

vũ trụ, vạn vật, thân và tâm ta Sự vật luôn luôn biến đổi không có gì là thường trụ, bất biến Với ngũ quan thô thiển của ta, ta lầm tưởng sự vật là yên tĩnh, là bất động nhưng thật ra là nó luôn luôn ở thể động, nó chuyển biến không ngừng Sự chuyển biến ấy diễn ra dưới hai hình thức

a) Một là Sátna( Kshana ) vô thường: là một sự chuyển biến rất nhanh, trong một thời gian hết sức ngắn, ngắn hơn cả một nháy mắt, một hơi thở, một niệm, một sự chuyển biến vừa khởi lên đã chấm dứt Phật dùng danh từ Satna để chỉ một khoảng thời gian hết sức ngắn

b) Hai là: Nhất kỳ vô thường Là sự chuyển biến trong từng giai đoạn Sự vô thường thứ nhất là trạng thái chuyển biến nhanh chóng, liên tiếp, ngắn ngủi, thường

là ta không nhận ra mà kết quả là gây ra sự vô thường thứ hai Nhất kỳ vô thường là trạng thái chuyển biến rõ rệt, kết thúc một trạng thái cũ, chuyển sang một trạng thái mới Vạn vật trong vũ trụ đều tuân theo luật: Thành - Trụ - Hoại - Không

Vạn vật được cấu thành, trụ một thời gian, sau đó chuyển đến diệt, thành, hoại, không

Các sinh vật đều tuân theo luật: Sinh, trụ, di, diệt

Một hành tinh, một ngôi sao có thời kỳ vũ trụ kéo dài hàng triệu năm, một cây có thể trụ hàng ngàn năm, một sinh vật có thể trụ được hàng trăm năm, bông hoa phù dung chỉ trụ trong một ngày - sớm nở, chiều tàn Xung quanh ta sự vật chuyển biến không ngừng Theo luật vô thường, không phải khi sinh ra mới gọi là sinh, khi vạn vật diệt mới gọi là diệt mà từng phút, từng dây, từng Satna, vạn vật sống để mà chết

và chết để mà sống Sống, chết tiếp diễn liên tục với nhau bất tận như một vòng tròn Không những thân ta chuyển biến không ngừng mà tâm ta cũng không ngừng chuyển biến Như dòng nước thác, như bọt bể, trong Satna này, trong tâm ta nổi lên

Trang 3

một ý niệm thiện, chỉ trong Satna sau, trong tâm ta đã có thể khơi lên một ý niệm ác Tâm ta luôn luôn chuyển biến như thế Phật gọi là tâm phan duyên Trong kinh Thủ năng Nghiệm quyển một Phật gọi cái tâm phan duyên ấy là cái tâm biết cái này, nghĩ cái khác, cái tâm vọng động do duyên với tiền trần mà có, theo cách trần mà luôn luôn thay đổi, chuyển biến mà không Satna nào ngừng

Không những tâm, thân ta chuyển biến mà các hình thái xã hội theo thời gian cũng chuyển biến: Xã hội công xã nguyên thuỷ > Xã hội chiếm hữu nô lệ > Xã hội phong kiến > Xã hội tư bản > Xã hội XHCN Đó là quy luật xã hội và cũng không phù hợp với thuyết vô thường của Đạo Phật

Thuyết vô thường là một trong những thuyết cơ bản trong giáo lý Phật, là cơ sở của lý luận cho phương thức sống, cho triết lý sống của những con người tu dưỡng theo giáo lý phật

Trong thế gian có những người không biết lý vô thường của Phật, có những nhận thức sai lầm về sự vật là thường còn, là không thay đổi, không chuyển biến Nhận thức sai lầm như thế phật giáo gọi là ảo giác hay huyễn giác Vì nhận thức thân ta là thường còn nên nảy ra ảo giác muốn kéo dài sự sống để hưởng thụ, để thoả mãn mọi dục vọng Khi luật vô thường tác động đến bản thân thì sinh ra phiền não đau khổ Ngược lại, nếu thấu lý vô thường một cách nông cạn, cho chết là hết, đời người ngắn ngủi, phải mau mau tận hưởng những thú vui vật chất, phải sống gấp, sống vội Cuộc sống như thế là sống trụy lạc, sa đọa trong vũng bùn của ngũ dục, sống phiền não đau khổ trước sự chuyển biến của sự vật, trước sự sinh- trụ, dị diệt, trước sự thành, trụ hoại không nó diễn ra hàng ngày

2 Thuyết vô ngã

Từ thuyết vô thường Phật nói sang vô ngã Vô ngã là không có cái ta Thực ra làm

gì cũng có cái ta trường tồn, vĩnh cữu vì cái ta nó biến đổi không ngừng, biến chuyển từng phút, từng giờ, từng Satna

Một câu hỏi được đặt ra vậy cái ta ở giây phút nào là cái ta chân thực, cái ta bất biến ? Cái ta mà Phật nói trong thuyết vô ngã gồm có hai phần:

Cái ta sinh tức thân

Cái ta tâm lý tức tâm

Trang 4

lý chỉ là một giả tưởng, một nhất hợp sinh lý mà thôi

Còn cái ta tâm lý gồm : thụ, tưởng, hành, thức Bốn ấm này cùng với sắc ấm che lấp trí tuệ làm cho ta không nhận thấy được cái ta chân thực cái ta Phật tính, cái chân ngã của chúng ta Cái chân lý gồm những nhận thức, cảm giác, suy tưởng, là sự kết hợp của thất tỉnh: Hỷ, nộ, ai, lạc, ái , nỗ, dục

Thuyết vô ngã làm cho người ta không còn ai tin là có một linh hồn vĩnh cửu, tồn tại kiếp này sang kiếp khác, đời này qua đời khác Sự tin có một linh hồn dẫn dắt đến

sự cúng tế linh hồn là hành động của sự mê tín

Quan niệm có một linh hồn bất tử, một cái ta vĩnh cửu là nguồn gốc sinh ra những tình cảm, những tư tưởng ích kỷ, những tham dục vô bờ của những kẻ dựa vào sức mạnh phi nghĩa để làm lợi cho mình, tức là cho cái ta mà họ coi là thường còn, bất biến Còn đối với những người bị hà hiếp, bị bóc lột thì sự mê tín có cái ta vĩnh cửu dẫn đến tư tưởng tiêu cực, chán đời phó mặc cho số mệnh, hy vọng làm lại cuộc đời

ở kiếp sau

Trang 5

Hai thuyết vô thường, vô ngã là hai thuyết cơ bản trong giáo lý Phật Chấp ngã chấp có cái ta thường còn là nguồn gốc của vô minh mà vô minh là đầu mối của luân hồi sinh tử sinh ra đau khổ cho con người Căn cứ trên hai thuyết vô thường và vô ngã Phật đã xây dựng cho đệ tử một phương thức sống, một triết lý sống lấy vị tha làm lý tưởng cao cả cho cuộc sống của mình, hay nói một cách khác một cuộc sống một người vì mọi người, mọi người vì một người

3 Thuyết Lý nhân duyên sinh

Với lý nhân duyên sinh Phật muốn nói tới một định lý Theo định lý ấy sự vật vạn vật phát triển trên thế gian đều do các nhân duyên hội họp mà thành, sự vật, vạn pháp

sẽ kiến diệt khi nhân duyên tan rã

Nhân là năng lực phát sinh, duyên là lực hỗ trợ cho nhân phát sinh Như cây lúa thì hạt lúa là nhân, nước, ánh sáng mặt trời, công cày bừa gieo trồng là duyên Nhân duyên đó hội họp sinh ra cây lúa Tất cả mọi hiện tượng đều nương nhau mà hành động Nói nương nhau có nghĩa là sự vật tác động, kết hợp, chi phối, ảnh hưởng lẫn nhau mà thành Đó là nhân duyên Nói về thứ nhân duyên trong kinh Phật có câu:

Nhược sử hữu, tắc bỉ hữu

Nhược sử sinh, tắc bỉ sinh

Nhược thử vô, tắc bỉ vô

Nhược thử diệt, tắc bỉ diệt

Có nghĩa là:

Cái này có thì cái kia có

Cái này sinh thì cái kia sinh

Cái này không thì cái kia không

Cái này diệt, thì cái kia diệt

Tất cả các pháp đều sinh, diệt và tồn tại trong sự liên hệ mật thiết với nhau, không một pháp nào có thể tồn tại độc lập tuyệt đối

Sự vật chỉ “ có “ một cách giả tạo, một cách vô thường

Nhân duyên hội họp thì sự vật là “ có “

Nhân duyên tan dã thì sự vật là “ Không “

Người thế gian không tu dưỡng tưởng lầm sự vật, vạn pháp là thực có, là vĩnh viễn nên bám giữ vào các pháp vào sự vật ( sinh mệnh, danh vọng, tiền tài ) Nhưng thực

Trang 6

Lý nhân duyên cho chúng ta thấy sự vật hình thành là do nhân duyên hoà hợp, sự vật là hư giả, là giả hợp không có tính tồn tại Như vậy con người làm chủ đời mình, làm chủ vận mệnh của mình

Cuộc sống của con người có tươi đẹp hạnh phúc hay phiền não đau khổ là đều do nhân duyên mà con người tạo ra Với nhận thức như vậy, con người tìm được một phương thức sống, một cách sống cho ra sống, sống vì hạnh phúc của mọi người, sống an lạc, tự tại, giải thoát

4 Thuyết nhân duyên quả báo hay thuyết nhân quả

Thuyết nhân duyên quả báo gọi là thuyết nhân quả là một trong những thuyết cơ bản của giáo lý Phật Phật chủ trương không bao giờ tự nhiên mà có, mà sinh ra và cũng cho rằng không một thần quyền nào hay một đấng thiêng liêng nào tạo ra sự vật Sự vật sinh ra là có nhân nguyên nhân Cái nguyên nhân một mình cũng không tạo ra được sự vật mà phải có đủ duyên thì mới tạo ra quả được

Người ta nói rằng: Trồng đậu được đậu

Trồng dưa được dưa

Nhưng Phật nhấn mạnh: Quả có thể khác nhân sinh ra nó Quả có thể hơn nhân nếu gặp đủ duyên tốt, trái lại có thể kém nhân nếu gặp duyên xấu Nhân gặp đủ duyên thì sẽ biến thành quả, quả sinh ra nếu hội đủ duyên lại có thể biến thành nhân rồi để sinh ra quả khác

Sự vật là một chuỗi nhân quả, là một tràng nhân quả nối tiếp nhau, ảnh hưởng lẫn nhau không bao giờ đứt quãng, không bao giờ ngừng

Trong nhân lại có mầm mống của quả sau này nhưng quả không nhất định phải đúng như nhân vì duyên có thể mang lại sự biến đổi cho quả - Đó là thuyết “Bất định pháp” trong luật nhân quả

Trang 7

Sự vật là bất định, người tu hành căn cứ vào thuyết này mà tu dưỡng và tiến tới trên con đường giải thoát về nhân Suy rộng ra theo giáo lý Phật thì mỗi ý nghĩ của tâm ta, mỗi hành động của thân ta, mỗi lời nói của chúng ta cũng là những hạt nhân của chúng ta gieo hàng ngày Những hạt nhân khi gặp đủ duyên sẽ nảy nở thành quả Theo danh từ Phật học, những hạt nhân này gọi là nghiệp Gieo nhân tức là gây nghiệp: ý nghiệp, thân nghiệp, khẩu nghiệp Kết quả đền đáp những hành động nói trên phật gọi là nghiệp báo Thời gian giữa gieo nhân và hái quả có thể dài ngắn khác nhau Vì vậy có nhân quả đồng thời: Tức là nhân quả nối liền nhau, vừa tạo nhân, quả liền phát sinh không phải đợi một thời gian sau mới thành thục Lại có nhân quả

dị thời: Tức là nhân tạo ra đời trước, đời sau mới kết thành quả

Người nào gieo nhân, người ấy hái quả, không một hành động nào, thiện hay ác,

dù nhỏ đến đâu, dù ta khôn khéo bưng bít, giấu giếm đến mức nào cũng không thể thoát khỏi cán cân nhân quả Người học Phật, tu Phật chân chính thấm nhuần thuyết nhân quả phải là người có đạo lý, không thể nào khác được

Với những luận thuyết cơ bản như trên đã hình thành nên thề giới quan phật giáo Phật quan niệm các hiện tượng trong vũ trụ luôn luôn biến chuyển không ngừng theo quy luật nhân duyên Một hiện tượng phát sinh không phải là do một nhân mà do nhiều nhân và duyên Nhân không phải tự mà có mà do nhiều nhân duyên đã có từ trước Như vậy một hiện tượng có liên quan đến tất cả các hiện tượng trong vũ trụ Kinh Hoa Nghiêm có ghi:

Tóm lại thế giới quan Phật giáo là thế giới quan nhân duyên Tất cả sự vật có danh

có tướng, có thể nhận thức được, ý niệm được Cảm giác được hay dùng ngôn ngữ

Trang 8

luận bàn, được đều được Phật gọi là pháp Các pháp đều thuộc một giới gọi là Pháp giới Bản tính của pháp giới là các pháp duyên khởi ra nhau Tính ấy là tính của pháp giới nên gọi là pháp giới tính Do pháp giới tính là bản tính của các pháp nên gọi là chân, vì vậy pháp giới tính còn gọi là chân như tính

Giác ngộ được chân như tính thì gọi là tự giác, nhưng thế thì chưa nhận thức đầy

đủ, sâu sắc về pháp giới tính vì vậy các nhà tu hành giác ngộ được bản lai tự tính còn phải vận dụng pháp giới tính vào nhiều trường hợp khác để thấy được cái dụng to lớn của pháp giới tính

Như vậy, người tu hành chỉ khi nào công hạnh giác tha được viên mãn lúc đó mới chứng thực được toàn thể, toàn dụng của pháp giới tính Nói một cách khác là chứng được toàn thể của sự vật gồm cả ba vẻ: thể, tưởng, dụng, chứng được pháp thân

1 Bản chất, đối tượng của nhận thức luận

Bản chất của nhận thức luận Phật giáo là quá trình khai sáng trí tuệ Còn đối tượng của nhận thức luận là vạn vật, là mọi hiện tượng, là cả vũ trụ

Vạn vật là vô thuỷ vô chung, không có sự vật đầu tiên và không có sự vật cuối cùng Mọi vật đều liên quan mật thiết đến nhau Toàn thể dù lớn đến đâu nếu không

có quan hệ với hạt bụi thì cũng không thành lập được Để diễn đạt ý trên, một thiền

sư đã dùng hai câu thơ:

Càn khôn tận thị mao đầu thượng

Nhật nguyệt bao hàm giới trí trung

Có nghĩa là:

Trời đất rút lại đầu lông nhỏ xíu

Nhật nguyệt nằm trong hạt cải mòng

Như vậy đạo Phật không phân biệt vật chất và tinh thần vì đó chỉ là hai trạng thái của tâm, của năng lượng khi ở thể tiềm tàng

Sau khi đã tìm hiểu về sự vật, hiện tượng chúng ta sẽ tìm hiểu cái tâm trong đạo Phật để thấy được quan niệm của đạo Phật về tâm và vật

Thông thường người ta cho rằng đạo Phật là duy tâm vì trong kinh phật có câu

”Nhất thiết duy tâm tạo “ Nhưng chữ “ duy tâm “ ở đây không phải là duy tâm trong triết học Tây Phương nên ta không thể nhận định như trên Chữ tâm trong đạo Phật

Trang 9

có nghĩa là một năng lượng, nó làm bản thể cho tất cả mọi hiện tượng tâm lý, cho mọi hiện hành Bản thể là cái chất, là cội gốc của vạn vật Khi ta phân tích, chia chẻ một vật đến một phần tử nhỏ nhiệm nhất, đến phần cuối cùng thì phần tử ấy là bản thể mà ở đây cũng có vật có chất nên đâu đâu cũng thấy có bản thể, vì vậy tâm cũng lại là to lớn vô biên

Những tình cảm, ý thức phát sinh phải nương vào hiện tượng sinh lý, vật lý Nói nương nhau để phát sinh chứ không phải các hiện tượng sinh lý, vật lý sinh ra các hiện tượng tâm lý

Hiểu như vậy thì thấy rõ không phải tâm sinh vật hay vật sinh tâm Những hiện tượng sinh lý vật lý và những hiện tượng tâm lý ấy chỉ tương sinh tương thành

2 Quy trình, con đường và phương pháp nhận thức

Sự nhận thức phát triển theo hai con đường tư trào: Hường nội và hướng ngoại Phật giáo thường quan tâm đến tư trào hướng nội tức là mỗi người tự chiêm nghiệm suy nghĩ của bản thân Có hai phương pháp để nhận thức là :

Tiệm ngộ : là sự giác ngộ, nhận thức một các dần dần, có tính chất là “ trí hữu sư”

Đốn ngộ : là sự giác ngộ bột phát, bùng nổ có tính chất là “ trí vô sư “

Với hai phương pháp ấy sự nhận thức Phật giáo được chia làm hai gia đoạn:

Giai đoạn một là từ tuỳ giác đến thể nhập Nhận thức bắt đầu từ cảm giác và phụ thuộc vào cảm giác đưa lại Kết quả là con người biết được cái tiếp xúc giữa thế giới khách quan và giác quan của con người và từ sự tiếp xúc này tạo nên yếu tố” thọ “ trong ngũ uẩn Theo nhà Phật nói chữ thọ ở đây là sự tiếp xúc của sáu căn với sáu trần tạo nên yếu tố thọ Căn cứ ở đây là những khả năng nhận thức của các giác quan Trần là loại kích thích từ thế giới bên ngoài Nếu kích thích tương ứng với các căn thì con người có cảm giác Sáu căn là : nhăn, nhỉ, tù, thiệt, thân, ý Sáu trần là: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp “ Thọ”, cho chúng ta nhận biết được những hiện tượng riêng lẻ, những cái bề ngoài, ngẫu nhiên Trong một số trường hợp khác gọi đó là kinh nghiệm Từ những tri thức cảm tính kinh nghiệm nêu trên, con người sẽ đi sâu

để nhập vào bản thể của sự vật để biết được cái bên trong, bản chất đó là tri thức định

Trang 10

Tam học là giới, định, tuệ

Giới: Gồm có nhứng phương tiện để thay đổi lối suy nghĩ, lối sinh hoạt hàng ngày của con người sống theo đạo, thích hợp với đạo là luôn hướng về thiện

Định: là đình chỉ mọi tư tưởng xấu, ý nghĩ xấu và còn là tập trung tư tưởng suy nghĩ để làm mọi việc yên lành

Tuệ: là trí tụê sáng suốt, đã thấu được lý vô thường, vô ngã, do đó chỉ nghĩ đến làm việc thiện, mưu lợi cho chúng sinh

Tam huệ: là văn, tu, tư

Văn: là nghe pháp phật, hiểu rõ ý nghĩa, quan niệm được bản tính thanh tịnh, sáng suốt của mình, do đó mà có một lòng tin vững chắc nơi Phật pháp

Tư : là suy nghĩ về các pháp Phật đã nghe được, học được đi đến giác ngộ bản lai

tư tính của mình

Tu: là nương theo trí tuệ, bắt đầu trực nhận được bản tính chân như, mà tụ tập gột rửa những thói quen mà lầm từ nhiều kiếp để lại đi đến nhập với một pháp giới tính Các phương pháp trên đã phá tan các kiến chấp sai lầm chấp ngã, chấp pháp để đi đến trung đạo và nhận rõ trung đạo là chẳng có, chẳng không Với nhận thức như thế, người tu hành sẽ được sống trong sự giải thoát, sinh tử luân hồi sẽ không còn nữa

III Nhân sinh quan Phật giáo

Từ một vũ trụ quan căn cứ trên những thuyết nhân duyên sinh, thuyết sự vật duyên khởi đi đến nhận thức là vô thủy, vô chung, từ những thuyết vô thường, vô ngã bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu về những quan niệm của Đạo Phật về vấn đề nhân sinh quan

ở đây chúng ta sẽ lần lượt trả lời các câu hỏi:

Vị trí của con người trong Đạo Phật

Trang 11

ta nhận thức sự vật, cuộc đời theo chân tướng của nó và chỉ dẫn cho chúng ta đi đến giải thoát

Danh từ Dukkha của tiếng Xantít ta thường dịch là khổ là chưa thật hết nghĩa nên mới dẫn đến những hiểu lầm trên

Trong phép tướng duy thức có nói đến ba loại thụ: khổ thụ, lạc thụ, xả thụ Như vậy không phải chỉ có khổ thụ mà còn có lạc thụ Đối với cảnh nghịch sinh ra khổ thụ nhưng đối với cảnh thuận thì sinh ra lạc thú Các cảnh có thể làm cho người ta vui hoặc khổ hoặc không vui, không khổ Đạo phật không phủ nhận những cảm giác vui (lạc thú ) của cuộc đời mà còn phân tích ra nhiều hình thức vui Nhưng những cái vui

ấy, cũng như những cái khổ ấy đều bao gồm trong danh từ Dukkha, vì những cái vui, cũng như những cái khổ ấy đều là vô thường hư giả

Dù người tu hành chứng được những trạng thái thiền định cao siêu thì những lạc thú siêu thoát ấy vẫn là Dukkha vì những người tu hành ấy chưa thoát khỏi tam giới

vô thường, hư giả

Trang 12

Khổ thụ và lạc thụ đều là Dukkha cả, do đó chúng ta phải diệt là diệt cái Dukkha

ấy chứ không phải là tránh khổ, tìm vui như thế gian thường hiểu, thường lầm

Theo cách phân tích khác Phật chia cái khổ ra làm 8 loại:

1, Sinh khổ: Đã có sinh là có khổ vì đã sinh nhất định có diệt, bị luật vô thường chi phối nên khổ

2, Lão khổ: người ta mong muốn trẻ mãi nhưng cái già theo thời gian vẫn cứ đến Cái già vào mắt thì mắt bị mờ đi, cái già vào lỗ tai thì tai bị điếc, vào da, xương tủy thì da nhăn nheo, xương tủy mệt mỏi Cái già tiến đến đâu thì suy yếu đến ấy làm cho người ta phiền não

3, Bệnh Khổ: Trong cuộc sống, thân thể thường ốm đau, nhất là khi già yếu, thân thể suy nhược, bệnh tật dễ hoành hành làm cho người ta đau khổ

4, Tử khổ : Là cái khổ khi người ta chết Chứng sinh do nghiệp báo chịu cái thân nào thì gắn bó với cái thân ấy coi như cái thân duy nhất của mình thì khi chết thì phiền não vô cùng

5, Cầu bất đắc khổ: Người ta thường chạy theo những điều mình ưa thích, mong cầu hết cái này đến cái khác Khi chưa cầu được thì phiền não, khi cầu được rồi thì phải lo giữ nó, nếu nó mất đi thì lại luyến tiếc

6, ái biệt ly khổ: nỗi khổ khi phải chia ly

7, Oán tăng hội khổ: những điều mình chán ghét thì nó cứ tiến đến bên mình

Ngày đăng: 17/03/2014, 04:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w