1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Mối Liên Hệ Giữa Truyện Kiều Và Truyện Lục Vân Tiên

6 12 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 2,56 MB

Nội dung

Trang 1

ISSN 0866-7349 Ly luan 10) DONG LY LUAN, PHE BINH VAN HOC, NGHE THUAT TRUNG UONG : hộ

VẤN ĐỀ TỰ DO SÁNG TẠO TRONG VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY

[MỘT VÀI KỶ NIỆM VỀ VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT CÁCH MẠNG MIỄN NAM TRONG LÒNG MIỀN BẮC THỜI CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC

SIÒNG ĐIỆU TRẦN THUẬT TRONG VĂN XUÔI A.S.PUSHKIN

SỐ 52

Trang 2

Nghiên cứu - trao đổi

MỐI LIÊN HỆ GIỮA TRUYỆN KIỂU VÀ TRUYEN LUC VAN TIEN

ọc những bài viêt, những công trình nghiên cứu vê Lực Van Tiên của

Nguyễn Đình Chiều nhiều năm trở lại

đây, chúng tôi nhận thấy một điểm chung là hầu hết đều có sự liên hệ so sánh với Truyện Kiêu của Nguyễn Du Thậm chí, khi phân loại truyện

Nôm, có nhà nghiên cứu đã xếp Lực Vân Tiên vào cùng ::¿u ¡oại tài tử giai nhân với Truyện

Kiéu Cas ier hệ, so sánh lẫn cách phân loại

(nhằm lần) nói irén, theo chúng tôi, đều xuất phát

từ một nguyên nhân dễ hiểu: Luc Van Tiên có hình thức l;há giồng với Truyện Kiểu Nhưng sự

giống nhau vẻ hình thức giữa hai tác phẩm lại chỉ

là “tiểu đồng”, còn sự khác biệt về tự tưởng, nội dung và nghệ thuật mới là cái “đại dị” Phân tích

về những điểm khác biệt là việc mà nhiều nhà

nghiên cứu đã làm thấu đáo Nhưng việc kết nồi

nét tương đồng và dị biệt ấy lại với nhau đề từ đó tìm ra mối liên hệ ngầm ấn giữa hai truyện thơ

Nôm này thì vẫn chưa được thực hiện trọn vẹn

mà mới chỉ dừng ở những nhận định có tính chất

gợi mở, tiêu biểu là những ý kiến của các nhà

nghiên cứu Trần Đình Hượu, Trần Ngọc Vương,

Trần Nho Thìn, Nguyễn Văn Xuân

1 Sự tương đồng và khác biệt giữa Lực Vân Tiên và Truyện Niều

1.1 Những dẫu vết chứng tỏ Nguyễn Đình Chiếu chịu ảnh hướng của “Truyện Kiều” khi Sáng tác truyện “Lục Vân Tiên”

a Mô hình tự sự

Về diện mạo, Lực Vân Tiên mang dáng dấp

tủa một truyện tho Nom tài tử giai nhân giống

4 ThS.TẠ THỊ THANH HUYÈN

như truyện Truyện Kiểu Điều này thể hiện trước hết ở mô hình tự sự ba trường đoạn:

- Gặp gỡ (Lục Vân Tiên dẹp toán cướp Phong

Lai và cứu Kiều Nguyệt Nga);

- Sự biến và ly tán (gần đến trường thi, Lục

Vân Tiên hay tin mẹ mất vội quay về chịu tang, đo quá đau thương nên trên đường về, Vân Tiên

ngã bệnh, bị mù cả hai mắt Từ lúc đó, Vân Tiên liên tục gặp hoạn nạn; được thần tiên và những

người dân tốt bụng giúp đỡ, Vân Tiên thoát được

các tai nạn, mắt sang ra va di thi rồi đỗ Trạng Nguyên; sau đó Vân Tiên được nhà vua cử đi dẹp

giặc Ô Qua);

- Đoàn viên (đánh tan giặc, Vân Tiên đi lạc trong rừng và tình cờ gặp lại Nguyệt Nga Chàng về triều tâu hết sự tình, những kẻ gian ác bị trừng

trị, người nhân nghĩa được đền đáp, Lục Vân

Tiên và Kiều Nguyệt Nga chính thức nên duyên vg chong)

Chính vì có mô hình tự sự như vậy nên có nhà

nghiên cứu đã xếp Lực Vân Tiên vào loại hình

tiểu thuyết tài tử giai nhân

b Nhân vật nam và nữ chính

Mặt khác, hai nhân vật chính cũng có những

điểm bề ngoài giống với cặp đôi tài tử giai nhân

Nguyệt Nga là tiểu thư khuê các, có nhan sắc, lại

biết làm thơ và vẽ tranh rất tài Lục Vân Tiên là

trang nam nhỉ văn võ song toàn, tướng mao dep

đẽ Tài thơ là một trong những phẩm chất nỗi bật

của nhân vật tài tử và giai nhân Nguyễn Đình

Chiểu dường như cũng ý thức được điều này.nên

đã đưa vào một đoạn tả cảnh trao-thơ của:hãï

Trang 3

2

dac điểm nỗi bật, nhận thấy ngay, khiến thoạt đầu độc giả có thê nhằm tưởng Lực Vân Tiên là một truyện Nôm ải tứ - giai nhân

c Ngôn ngữ

Về ngôn ngữ, Lực Vân Tiên có những câu thơ gần như giống hệt một số câu thơ trong Truyén Kiéu Bảng so sánh dưới đây sẽ chỉ rõ những cặp câu tương đồng này:

Cùng nhau bàn bạc gan xa,

Chữ tài chữ mạng xưa hòa ghét nhau

Trăm năm trong cõi người ta, Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau

Trước xe quân tử tạm ngôi,

Xin cho tiện thiếp lạy rôi sẽ thưa

Cậy em em có chịu lời, Ngồi lên cho chị lạy rôi sẽ thưa

Nguyệt Nga dạ hãy ngùi ngùi,

Nghĩ mình thôi lại sụt sùi đòi cơn Nỗi riêng lớp lớp sóng dôi, Nghĩ đòi cơr: lại sụt sùi đòi cơn

- Quán răng: trời đất thình lình,

Gió mưa đâu phút gãy cành thiên hương 7 mong manh cảnh thiên hương Kiếp hông ø': Nửa chừng xuân t°: Phong trần ai cũng phong trần như ai Đến phong trần - :: hong trần như ai

Eo le ai khéo dat bay,

Chữ tài liên với chữ tai một vân

Có tài +:

Chữ tài liền x:2 c'.ữ

Nào hay nước chảy hoa trôi,

Nào hay phận bạc như vôi thế này

Phận sao phận bạc như Vôi,

Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng

Nàng răng khôn xiết nỗi thương

Khi không gãy gánh giữa đường chăng hay

Giữa đường đứt gánh tương tư,

Keo loan chắp mối tơ thừa mặc äi

Hiu hiu gió thôi ngọn cây,

Ấy là hồn trẻ về rày thăm cha

Trông ra ngọn cỏ lá cây,

Thấy hiu hiu gió thì hay chị về

Đệ lời thệ hải minh sơn,

Mang ơn trước phải đền ơn cho rồi

Đệ lời thé hai minh son,

Làm con trước phải đền ơn sinh thành

Như vậy, xét về mô hình tự sự, đặc điểm bề ngồi của cặp đơi nhân vật chính và một số câu thơ gần như trùng lặp, chúng tôi khẳng định rằng

Nguyễn Đình Chiều, khi sáng tác Lực Vân Tiên,

chắc chắn đã tiếp xúc và chịu ảnh hưởng nhất định từ Truyện Kiểu của Nguyễn Du

1.2 Sự khác biệt giữa “Truyện Kiều” và

truyện “Lục Vân Tiên”

Tuy về mặt hình thức, rực Vân Tiên có nhiều

điểm chịu ảnh hưởng của Truyện Kiểu như đã phân tích ở trên, nhưng sự khác biệt giữa hai tác phẩm này lại không hề nhỏ, có thể nói tới mức

tương phản

a Về tr tưởng và triết lý nhân sinh

Như nhiều nhà nghiên cứu đã phát hiện, Truyện Kiểu lẫy thuyết tài - mệnh tương đó làm

tư tưởng trung tâm: người có tài (tài văn chương

nghệ thuật), đặc biệt là những phụ nữ tài sắc hơn người, thì ắt sẽ bị trời đất “Làm cho cho hại cho

tàn cho cân” Còn trong Lực Vân Tiên, thuyết “báo ứng” của nhà Phật lại đóng vai trò như

xương sống của cốt truyện: người lương thiện at

sẽ được đền bồi, còn kẻ thủ ác ắt sẽ phải đền tội

Chính vì vậy mà Nguyễn Du thì miêu tả Thúy Kiều như một nạn nhân của “con tạo xoay vàn”,

đến kết cục đoàn viên cũn 2 nhuốm màu bỉ kịch

Trang 4

Nghiên cứu - trao đổi

— —

Trái lại, Nguyễn Đình Chiểu thì khắc hoa Luc

Vân Tiên như một người bị hoàn cảnh thử thách

và “vượt lên nghịch cảnh” bằng những phẩm chất đạo đức để có được hạnh phúc viên mãn!

b Về kết cấu

Nếu như Truyện Kiéu thiên về tâm lý, thi Luc

Van Tiên '¿i thiên về sự kiện, hành động Đặc

biệt, kiê- ':++ cầu tâm lý “hồi cố” xuất hiện rất

nhiều rrong Truyện Kiểu, có vai trò quan

trọng 4: việc khắc họa nội tâm nhân vật, lại

hầu :z*%'yắng mặt trong Luc Van Tién Thay vao

:đó là những cảnh hành động của nhân vật được kể theo trật tự thời gian giống như trong tiểu

thuryéi chuong hồi hoặc tuồng

c Về nghệ thuật xây dựng nhân vật

1- zên Lục Vân Tiên đi theo một định hướng

khác :: + so với các tác phẩm truyện Nôm tài tử

giai nhê:: và gan như trái ngược với Truyện Kiểu

Hai nhân vật chính là Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga, dù được ơng khốc cho vẻ ngoài

tủa tài tử và giai nhân, nhưng tính cách, tâm tư và hành xử thì khác hắn Kim Trọng và Thúy

Kiều (Truyện Kiêu) Họ đều là trai tài, gái sắc,

người đẹp, thơ hay Nhưng tác giả không nhấn

'mạnh vào tài nghệ thuật và những xúc cảm

thường thấy ở nhân vật tài tử - giai nhân khi thê

hiện hay thưởng thức những tài năng đó Nói

cách khác, “tài” ây không gắn với “tình”? Những đặc điểm được Nguyễn Đình Chiểu nhắn mạnh,

lý tưởng hóa ở hai nhân vật này chính là những nét đẹp đạo đức Đó là một Lục Vân Tiên tuy

xuất thân cửa Không sân Trình nhưng lại mang

trong mình tinh thần trượng nghĩa của kẻ hảo hán

“Gitta đường dẫu thay bất bằng mà tha” Đó là

một Kiều Nguyệt Nga trọng ân nghĩa, trung trinh,

tiét liệt Đúng như nhà nghiên cứu Trần Ngọc Vương đã chỉ ra: “Nguyễn Đình Chiểu không

tiếp tục sáng tạo hình tượng người tài tử giai nhân

— ông đưa mẫu “trai anh hùng gái thuyền quyên”

ra làm đối trọng"”

Hơn nữa, nếu để ý chúng ta sẽ thấy nhân vật

chính của 7iuyện Kiểu là nàng Thúy Kiều Còn

truyện Lực Vân Tiên chọn một nhân vật nam làm

trung tâm Điều nảy, theo nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Xuân, có thé xem như là sự “gián

tiếp chống đối dòng văn chương miễn Bắc có lẽ

đã theo thời thống nhất mà tràn vào Nam [ ]

đầy tiếng than thở, sầu oán, buồn thương, tuyệt

vọng và đặc biệt là hình như bao giờ cũng phải

có vai chính là một người con gái % Mặt khác,

nếu như cuộc đời bạc mệnh, đầy oan trái của

Kiều có nguồn gốc ở tài, sắc, tình, đến nỗi muốn

được giải thoát thì Kiều chỉ còn một con đường

duy nhất là “tắt lửa lòng”, tìm đến với “tu là cõi

phúc” Nhưng nguyên nhân gây ra số phận phiêu bạt, chìm nồi của Lục Vân Tiên lại khác: đó là do sự phá hoại của những kẻ vô đạo đức, chống lại những người lương thiện, ngay thẳng: và kết cục

là cái thiện ắt sẽ chiến thắng cái ác, giống với kết

thúc của truyện cỗ tích

Một đặc điểm khác biệt rõ nét nữa là: các nhân

vật còn lại trong Lục Vân Tiên được chia thành

hai tuyến thiện — ác rõ rệt, dứt khoát đến cực

đoan Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra đặc

điểm này và gọi đó là những nhân vật “nhất

phiến”° Ngoài ra, các nhân vật cũng được xây

dựng theo những cặp tương phản về tính cách,

nói đúng hơn là mỗi cặp nhân vật tượng trưng cho hai nét tính cách đối lập nào đó, hay còn gọi là “cặp nhân vật song lập” Ví dụ như: đối lập với

Kiều Nguyệt Nga thì có Võ Thể Loan, đối lập

với Trịnh Hâm, Bùi Kiệm thì có Vương Tử Trực

và Hớn Minh Còn ở Truyện Kiểu, trừ những

nhân vật như Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Bạc Bà,

Bac Hanh, Ung Khuyén von là những nhân

vật hoàn toàn phản diện, những nhân vật khác ít

nhiều đều có tính cách đa diện

Trang 5

d Về ngôn ngữ

Truyện Kiểu, ngoài nét đặc trưng mà ai cũng

biết đến là tính bác học và sự điêu luyện về nghệ

thuật sử dụng ngôn từ khiến nó chiếm lĩnh vị trí đỉnh cao của thê loại truyện Nôm (và chắc chắn

là vượt xa Lực Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiều

về mặt này), còn có một frưởng từ vựng tương

phản với trường từ vựng trong tác phẩm của cụ

Đồ Những khái niệm “sắc”, “tài”, “tình” được

đặt trong thế đối lập với “mệnh” và “trời” cùng vô số từ - ngữ diễn tả các cung bậc cảm xúc thiên

về bi thương, ai oán xuất hiện dày đặc trong kiệt

tác của Nguyễn Du Chăng bởi thế mà Mộng

Liên Đường Chủ nhân đã phải thốt lên rằng

Nguyễn Du viết Truyện Kiều như “máu rỏ trên

đầu ngọn bút" Điều này không được nhận thay

trong tác pham của cụ Đồ Chiêu Thay vào đó,

trường tir vung 6 Luc Van Tiên nặng về đạo lý (cả của Nho giáo lẫn Phật giáo) Tài, sắc, tình không được coi như nguyên nhân của bất hạnh

mà chính là cách hành xử trái với đạo “tam

me “ngũ thường”, “gieo nhân nào gặt quả

nấy” Như vậy, có thê nói Lực Vân Tiên xem qua

thì tưởng như nằm trong cùng một dòng chảy với

Truyện Kiểu, nhưng thực chất lại khác biệt tới

mức có thể coi như một “phản đề” của kiệt tác

thơ Nôm này

2 Lý giải nguyên nhân cúa sự dị - đồng

giữa hai tác phẩm

Truyện Kiêu có ảnh hưởng tới Lục Vân Tiên

âu cũng là điều dễ hiểu Thời điểm sáng tác

Truyện Kiểu cho đến nay đã được nhiều học giả và nhà nghiên cứu chứng minh là vào khoảng

cuối đời Lê, đầu đời Tây Sơn, bởi vậy, khi

Nguyễn Đình Chiều sáng tác Lực Vân Tiên thì

Truyện Kiều của Nguyễn Du đã trải qua một lịch

sử tiếp nhận và đánh giá của các nhà nho gần một

nửa thế kỷ Ngay khi mới ra đời, Truyện Kiểu

được lưu truyền rộng rãi trong môi trường quý

tộc, quan lại, sĩ phu - tức là tầng lớp trí thức tỉnh

hoa của xã hội thời bấy giờ, chứ chưa phải là

nhân dân Khi nhà Nguyễn lên cầm quyền và

thống nhất đất nước, 7yện Kiêu cũng được vua

quan, quý tộc ưa thích, truyền chép Tùy theo nhân sinh quan, trình độ và hoàn cảnh sống mà góc độ tiếp nhận của mỗi người lại khác nhau, chủ yếu là một trong hai hướng: một phía đứng trên lập trường nhân văn cảm thương Kiều vì tài

sắc mà khổ, còn một phía dựa thì dựa theo tiêu

chí đạo đức của Nho g giáo mà khen Kiểu hiểu

nghĩa, trinh tiết hoặc chê Kiều là “tà dâm ”, không

trọn nghĩa vẹn tình Những tác giả sống cùng thời với Nguyễn Du như Phạm Quý Thích, Vũ Trinh và cả những hậu bối nl›:r Tiên phong Mộng Liên

Duong Chu nhan, Phong Tuyết Chủ nhân Thập

Thanh Thi, Cao Ba Quai nga theo chiều hướng thứ nhất Các vị vua nổi tiếng hay chữ triều Nguyễn là Minh Mạng và Tự Đức dẫn đầu xu

hướng thứ hai, mở hắn những đợt bình Kiều với

sự tham gia của các quan trong triều như Nguyễn

Văn Thắng, Nguyễn Công Trú, đích thân nhà vua

cũng viết thơ chiêu tuyết cho Kiều Mà theo tiểu

sử được ghi chép lại, Nguyễn Đình Chiéu sinh

năm 1822 tại Gia Định, là con trai cả của nhà nho

Nguyễn Đình Huy, vốn làm thư lại cho quan

Tổng trần Gia Định Lê Văn Duyệt, với người vợ

thứ hai Lê Văn Duyệt mắt, Lê Văn Khôi - con

nuôi Lê Văn Duyệt - dây binh nồi loạn, Nguyễn

Đình Huy trốn được về triều nhưng bị cách chức

(1833) Sau đó ông cải dạng trở vào Gia Định,

đem Nguyễn Đình Chiểu ra Huế ), gửi gắm vào

gia đình một quan Thái phó vốn là bạn đồng liêu thân thiết của ông để con trai có cơ hội học tập tại đất kinh kỳ Nguyễn Đình Chi Êu sống và học

tập ở Huế tám năm, đến năm 1840 mới trở về Gia

Định để chuẩn bị thi hương ĐâY chính là giai

đoạn diễn ra phong trào hoàng thân quốc thích,

vương tôn công tử của sông Hương ~ TI

Ngự đua nhau sao chép và bình! thâm Truyện

Kiéu, xem đó như một thú vui ưu r!hÃ- Sống trong

môi trường văn hóa như vậy, dù có là người nệ

Trang 6

Nghiên cứu - trao đổi

“—————ỀỄỀỄỀ———ễễễ

gio lý đến đâu thì Nguyễn Đình Chiêu không thề nào không biết tới Truyện Kiểu và dư luận xung quanh nó Những bằng chứng mà chúng tôi chỉ ra ở trên cho thấy ô ông không những tiếp xúc

mà còn yêu thích đến mức “nghiền ngẫm”

Truyện Kiéu khá kỹ, đến mức còn khéo léo vận

dụng câu chuyện tài tử giai nhân và nhiều câu thơ

rong kiệt :“c của tiền bói đề gửi gắm những quan

niệm về : đức của chính mình

Tur : +, câu hỏi đặt ra ở đây là: Tại sao tác giả lạ: - :ọn cách mượn cái vỏ của truyện Nôm

ủi tử : iai nhân đề truyền tải những thông điệp về

lạo ::ức Nho giáo - những giáo điều vốn dĩ đã bị

tính các tác phẩm truyện Nôm tài tử giai nhân tgầm nhủ định? Chính nhận định của nhà nghiên

ain Trần Đình Hượu từ cả hai góc độ tâm lý học

lếp :hận và tâm lý học sáng tạo văn chương, cụ

he I: mm niệm về cái Đẹp” va ‘ “quan niệm v về

wing ct chỉ ¡ng TP mâu thuẫn này Nguyễn Du là

nhà nho i3ắc Hà - nơi Nho giáo đã phát triển qua

vai thé ky và đã đến hồi suy mạt, xuất thân từ đại gia đình quý tộc, lại có điều kiện tiếp xúc với môi tường đô thị, nên quan niệm về cái đẹp, về văn

thương không bị bó hẹp trong vòng cương tỏa

của Nho giáo chính thống nữa Còn với một nhà

nho gốc gác bình dân như Nguyễn Đình Chiểu,

i sống ở vùng đất mới nơi Nho giáo vẫn giữ

được vai trò hướng đạo tích cực, quy tụ nhân tâm,

thì đạo quân - thần, nghĩa phụ - tử, “năm phẩm

từng phu” vẫn là ánh dương dẫn lỗi Mặt khác, nhà Nho có tư tưởng thị dân như Nguyễn Du

thường chỉ coi truyện Nôm là “ngoại thư”, là thứ

tăn chương ngoài lề, làm đẻ chơi hay đề tré tai, thứ không phải để “nói chí” Chính vi vậy, những

lac phẩm này cũng là nơi gửi gắm những mong

muốn về tình yêu và hôn nhân tự do, thậm chí cả những khát vọng thân xác thâm kín trái với lễ

giáo Còn với Nguyễn Đình Chiều, dù cũng có một khoảng thời gian ngắn ngủi sống ở kinh đô

He, nhưng trong phần lớn cuộc đời mình, ông

sống trong cảnh mù lòa nơi thôn đã Hình thành

văn tài trong cảnh ngộ và “không gian văn hóa”

như vậy, việc Nguyễn Đình Chiều chọn truyện

Nôm như một phương tiện để hành đạo, giúp đời

theo lý tưởng của Nho giáo, hay nói cách khác là

để đảm trách chức năng “văn dĩ tải đạo ” truyền

thông và chính thống, võn chỉ dành cho thơ văn

chữ Hán, cũng là tất yếu

Những phân tích, chứng minh, biện giải ở trên, chung quy lại đều nhằm làm rõ sự chủ động tiếp nhận Truyén Kiêu của Nguyễn Đình Chiểu cũng như cách cụ Đồ vay mượn một cách sáng

tạo những yếu tố hình thức của một tác phẩm

truyện Nôm thuộc dạng “ngoại thư” để truyền tải

những giá trị đạo lý chính thông Sự kết hợp khéo

léo, nhuần nhuyễn của tác giả đã làm nên sức hấp

dẫn lớn lao của tác phẩm, nhờ đó mục đích tuyên

truyền, giáo huấn của ơng thành cơng ngồi sức

mong đợi Với Lục Vân Tiên, Nguyễn Dinh

Chiểu đã mở đầu cho sự phát triển của bộ phận

truyện Nôm đậm chất Nam Bộ, rẽ theo một xu hướng khác với truyện Nôm tài tử giai nhân (tuy

vẫn có giao lưu và kế thừa nhất định) đẻ phủ hợp với yêu cầu của vùng đất mới trong thời kỳ mới

Chú thích:

1 Thái Công Tụng Các giá trị Phật học trong

“Lục Vân Tiên” http://namkyluctinh.com/a-tn- ttuong/tct-phathocvt [n].htm

2 Trần Đình Hượu (1999) Nho giáo và văn học

trung đại Việt Nam Nxb Giáo dục, tr 185

3 Trần Ngọc Vương (1998) Văn học Việt Nam

dòng riêng giữa nguồn chung NXB Giáo dục, tr 284

dòng riêng giữa nguồn chung Nxb Giáo dục, tr 284

4 Tran Ngọc Vương Van hoc Việt Nam từ thế ky

X dén hét thé kp XIX- Nhimg van dé ly ludn va lich

sử Nxb Giáo dục, tr 605

5 Phạm Văn Phúc (2008) Nguyén Dinh Chiéu

voi van dé cach tan thé loại trong truyện thơ Nom, tạp chí Nghiên cứu văn học, sô 5, tr.25

Ngày đăng: 28/10/2022, 23:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN