1. Trang chủ
  2. » Mẫu Slide

Bài thuyết trình văn học dân gian môn chuyên đề văn 10 chủ đề Tấm Cám

18 1,2K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 5,19 MB

Nội dung

PowerPoint Presentation NHÓM 1 ĐỀ TÀI BÁO CÁO VỀ TRUYỆN CỔ TÍCH TẤM CÁM Vấn đề nghiên cứu Phân tích số phận cô tấm Lí do nghiên cứu Sự quen thuộc từ thời ấu thơ Giá trị hiện thực to lớn mà truyện mang.

Trang 1

NHÓM 1

Trang 2

ĐỀ TÀI: BÁO CÁO VỀ TRUYỆN CỔ TÍCH TẤM CÁM

Vấn đề nghiên cứu : Phân tích số phận cô tấm

Lí do nghiên cứu :

- Sự quen thuộc từ thời ấu thơ

- Giá trị hiện thực to lớn mà truyện mang lại

- Quan niệm của ông cha ta ngày xưa “ ở hiền gặp lạnh , ác giả ác báo”

Mục tiêu :

- Tìm hiểu về các nhân vật trong truyện

- Những mâu thuẫn xung đột giữa dì ghẻ con chồng trong gia đình phụ quyền thời cổ

- Sự sống mãnh liệt của con người và niềm tin của nhắn dân

- Đem lại cho ta những nét văn hóa trong gia đình việt xưa

Trang 3

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU :

- Truyện cổ tích là gì ? Có mấy loại ? Tấm Cám thuộc loại nào ?

- Tính cách , phẩm chất, hoàn cảnh của từng nhắn vật trong truyện ?

- Trong tác phẩm xuất hiện những mối quan hệ ứng xử giữa các nhắn vật nào ? Trong đó mối quan

hệ nào là chủ yếu ?

- Những yếu tố kì ảo trong câu truyện ?

- Kết thúc của truyện có hợp lí hay không ? Cô Tấm có hiền hay không ?

- Nghệ thuật và ý nghĩa của câu truyện Tấm Cám

- Rút ra bài học gì cho bản thân

Trang 4

TRUYỆN CỔ TÍCH :

Là những câu chuyện truyền miệng do dân gian kể lại về những câu chuyện tưởng tượng xoay

quanh một số nhân vật và sự kiện khác nhau Chúng thường mang yếu tố hoang đường ,kì ảo,thể

hiện ước mơ của người dân Việt về chiến thắng cuối cũng của cái thiện đối với cái ác, sự công bằng

hay bất công trong xã hội

- Phân loại : + truyện cổ tích về loài vật

+ truyện cổ tích thần kỳ

+ truyện cổ tích sinh hoạt

- Truyện Tấm Cám thuộc loại truyện cổ tích thần kỳ

Trang 5

Tính cách ,phẩm chất của từng nhân vật

* Cô Tấm :

- hoàn cảnh: cô gái mô côi bất hạnh phải sống với 2 mẹ con dì ghẻ,

Tấm phải làm việc suốt ngày phục vụ cho 2 mẹ con Cám

-> Tấm là con riêng , phận gái phải chịu bao cay đắng tủi nhục => hoàn cảnh thương tâm , tội

nghiệp

- Phẩm chất và tính cánh :

+ Cô ai hiền lạnh , yếu đuối cam chịu , chịu thương chịu khó đảm đang

+ Là cô gái mạnh mẽ , quyết liệt chống cái ác , Tấm không còn khóc và không còn yếu đuối

+ Tấm ra tay trừng trị cái ác không khoan nhượng trước mẹ con Cám

Trang 6

* Cám :

- Hoàn cảnh : may mắn hơn Tấm sống với mẹ, được mẹ thương yêu bao bộc, nuông chiều

- Tính cách phẩm chất : lười lao động thích hưởng thụ , là cô gái mưu mô ,toan tính và xảo quyệt

*Mụ dì ghẻ :

- Hoàn cảnh : Mẹ đẻ của Cám , mẹ kế của Tấm

- Tính cách phẩm chất : vô tình tàn nhẫn , độc ác không từ thủ đoạn để đạt được mục đích , yêu

thương nuông chiều Cám một cách một cách mù quáng ích kỉ

Trang 7

*Bụt :

- Hoàn cảnh : Là một ông Tiên luôn hiện lên khi Tấm khóc để giúp đỡ Tấm

- Tính cách phẩm chất : hiền lành tốt bụng , giúp đỡ Tấm lần này đến lần

khác , đưa Tấm lên làm Hoàng Hậu Về sau khi Tấm trở nên mạnh mẽ

Bụt cũng không còn hiện lên nữa

Trang 8

Cách ứng xử giữa các nhân vật

- Ứng xử cha con ( Tấm và Cha ) : không quở trách khi cha lấy vợ mới vẫn thương

cha và khi làm Hoàng Hậu vẫn làm dỗ cha

- Ứng xử giữa Tấm và mẹ kế :

• Trước khi Tấm trở thành hoàng hậu :

- Dì ghẻ dồn hết việc nhà cho Tấm : chán trâu , gánh nước , thái khoai , vớt bèo …

Dì ghẻ lừa giết cá bống ăn thịt , không cho Tấm đi dự hội , trộn lẫn thóc gạo bắt

Tấm nhặt Khi Tấm đi thử giày mụ dì ghẻ bỉu môi khinh bỉ -> mối quan hệ giữa

Tấm và dì ghẻ ngày một căng thẳng , trở thành mâu thuẫn xung đột.

⇒ Nhưng Tấm vẫn ứng xử với dì ghẻ : ngoan ngoãn , vâng lời , chăm chỉ làm việc

nhà Còn người dì ghẻ luôn tìm cách hãm hại Tấm

“ Mấy đời bánh đúc có xương

Mấy đời dì ghẻ mà thương con chồng “

Trang 9

* Sau khi Tấm trở thành Hoàng Hậu :

Dì ghẻ tìm cách tiêu diệt Tấm:

+lừa Tấm trèo cau, giết Tấm

+đưa Cám vào cung thay thế Tấm

+ Dì ghẻ trở thành trợ thủ đặc lực giúp Cám giết Tấm

=> mâu thuẫn ngày càng trở nên gay gắt, quyết liệt

*Ứng xử giữa Tấm và Cám ( 2 chị em cũng cha khác mẹ ) :

• Trước khi Tấm trở thành Hoàng Hậu :

Tấm : thành thật , nhường nhịn Cám

Cám : đố kị , gian xảo , dối trá , lười biếng , ham chơi không chịu làm gì cả , trút hết giỏ tép , dành

phần yếm đỏ , lừa giết cá ăn thịt

=> xuất phát từ sự đố kị nhỏ nhặt tình cảm và cách ứng xử giữa Tấm và Cám ngày căng trở nên

rạn nứt và bắt đầu thành xung đột

Trang 10

Khi Tấm làm hoàng hậu :

Tấm

- Về giỗ cha : trèo cây cau

- Ngã chết đuối

- Hóa thành chim Vàng Anh

- Hóa thành 2 cây xoan Đào

- Hóa thành khung cửa

Cám

- Cùng mẹ chặt cây cau giết Tấm

- Lấy áo quần của Tấm vào cung

- Giết Vàng Anh vứt long chim ra ngoài vườn

- Chặt xoan đào đóng khung cửa

- Đốt khung cửa

⇒mối quan hệ giữa Tấm và Cám đã trở thành mâu thuẫn , xung đột một mất một còn , thúc đẩy cốt truyện phát triển

Cuộc đấu tranh giữa Tấm và Cám chính là cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa cái thiện và cái ác

Trang 11

Ứng xử giữa Tấm và nhà Vua :

Tình cảm vợ chồng :

+ Tấm : khi là hoàng hậu , Tấm vẫn dệt vải, giặt quần áo , phơi áo cho chồng

Khi hóa thâ thành cây Vàng Anh , cây xoan đào , Tấm luôn trở về quấn quýt bên nhà Vua

+ Vua : khi Cám vào cung thay Tấm làm hoàng hậu , Vua vẫn không nguôi nhớ đến Tấm

- Triết lí tình nghĩa :

+ Tình yêu lứa đôi chung thủy

+ ý thức quyết tâm bảo vệ hạnh phúc gia đình

=> Nhận xét : phản ánh các phương diện khác nhau của văn hóa ứng xử trong gia đình Việt : lối

ứng xử vụ lơi của những con người ích kỉ , lối ứng xử tình thương , lối ứng xử theo đạo hiếu … của

những người trọng tình nghĩa

Trang 12

yếu tố thần kì trong câu truyện :

- Nhân vật thần kì : Bụt

- Con vật thần kì : cá bống , gà , chim sẻ , ngựa , voi

- Sự hóa thân của Tấm : chim vàng anh , cây xoan đào ,khung cửi , quả thị ,

rồi trở lại làm người

• Vai trò :

+ Đây là thủ pháp nghệ thuật gắn với nội dung của truyện

+ yếu tố thần kì trong cổ tích xét cho kĩ không phải chủ yếu là sản phẩm của

đầu óc mê tín mà là phương diện cần thiết cho tác giả dân gian có thể đưa

sự phát triển tình tiết theo ý muốn của mình

Trang 13

Kết thúc câu chuyện có hợp lí hay không ?

• Đó là một kết cục công bằng, hợp với khát vọng ở hiền gặp lành của cha ông chúng ta.

• Tuy nhiên, trong dân gian, kết thúc truyện Tấm Cám không đơn giản như thế Cái chết

của mẹ con Cám được kể lại bằng nhiều cách khác nhau.

Bản thứ nhất : Ở cách kết thúc này, tác giả dân gian đã cho ta chứng kiến kết cục cuối

cùng của cuộc đời Cám và mụ gì ghẻ

Người ra tay trừng phạt hai mẹ con Cám không ai khác chính là Tấm

Đành rằng trong truyện cổ tích, kẻ ác lúc nào cũng bị trừng phạt đích đáng, kết thúc trên

rõ ràng là đã thể hiện đúng ước mơ của người dân lao động nhưng liệu như vậy, cô Tấm

có phải là một con người “hơi” dã man khi ở phần trên câu chuyện ta luôn biết Tấm là

một người con gái hiền lành, tốt bụng ?

Trang 14

Bản thứ hai :

Đây là một cách kết thúc thật đáng đời cho mẹ con Cám

Cám vì sống độc ác nên đến lúc chết cũng không được thanh thản, đã bị dội nước sôi rồi lại còn bị làm thịt muối

thành mắm

Còn mụ dì ghẻ lại là người ăn thịt con gái của mình

Cách kết thúc này là một sự trả giá quá đắt cho những mưu kế độc ác và lòng tham lam của mẹ con Cám

Tuy nhiên, ta vẫn phải đặt ra câu hỏi : Liệu như thế này, Tấm có phải thay đổi thành một con người độc ác và mưu

mẹo ?

Vì chỉ những người mưu mẹo, nham hiểm mới có thể nghĩ ra cách muối mắm rồi đem biếu gì ghẻ như vậy ?

Trang 15

CÔ TẤM CÓ HIỀN HAY KHÔNG ?

Nhìn chung việc Tấm phản kháng để mưu cầu hạnh phúc là một hành động chính đáng,

nhưng suy cho cùng, việc giết người em cùng cha khác mẹ với mình có thật sự xứng

đáng cho những gì Tấm đã trải qua?

Qua những phân tích trên, ta nhìn nhận được việc trả thù mẹ con Cám của Tấm có tính

chất hoàn toàn không hề khác biệt thậm chí còn tàn bạo hơn hai mẹ con Cám đã làm

Và từ đó, hình tượng cô Tấm với nét dẹp dịu hiền, nết na dường như đã ngày càng lu mờ

trong mắt mọi người nói chung cũng như ý kiến cá nhân tôi nói riêng, thay vào đó là một

cô Tấm tàn độc với một tham vọng quyền lực không có điểm dừng!

Trang 16

NGHỆ THUẬT VÀ Ý NGHĨA :

I Nghệ thuật :

-Vai trò và ý nghĩa của yếu tố kì ảo trong diễn biến truyện

-Xu hướng phát triển của hai tuyến nhân vật

- đặc điểm của loại truyện cổ tích thần kì thể hiện qua truyện Tấm Cám

II Ý nghĩa :

câu chuyện về lòng lương thiện của người Việt Những câu chuyện cổ tích từ bao đời nay đều đem một ý nghĩa sâu

xa, một bài học đáng nhớ đến cho nhiều thế hệ và trong ngàn câu chuyện đó, chúng ta không thể không nhắc đến

Tấm Cám

Trang 17

BÀI HỌC RÚT RA:

• Bài học đầu tiên dễ dàng rút ra thông qua những xung đột trong truyện,

cuộc đời của Tấm là: Cái thiện luôn thắng cái ác và sự hóa thân của Tấm

chính là sự thể hiện cho sức sống, sự trỗi dậy mãnh liệt của con người

trước sự vùi dập của cái ác

• Bài học rút ra từ truyện Tấm Cám số 2: Không có ai hoàn hảo hay tốt

toàn diện cả và cũng chẳng có ai xấu với tất cả mọi người

• Cuộc sống rất cần có bạn bè, đồng đội , Càng lớn phải càng khôn

• Sống ở đời phải có mục đích và phải nỗ lực hành động để đạt được mục

đích đó, Chết đi rồi sống lại chỉ trong truyện cổ tích thôi

Trang 18

PHỤ LỤC:

- ĐỀ TÀI

- VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

- LÍ DO CHỌN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

- MỤC TIÊU

- CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

- GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU

- ĐÁNH GIÁ , NHẬN XÉT

- BÀI HỌC RÚT RA

Ngày đăng: 28/10/2022, 20:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w