1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thiết kế hoạt động học tập trong dạy học môn toán ở trường trung học phổ thông gắn với định hướng nghề

5 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 2,62 MB

Nội dung

Trang 1

Tap chi Gido duc, $6 502 (Ki 2 - 5/2021), tr 27-31 ISSN: 2354-0753

THIET KE HOAT DONG HOC TAP TRONG DAY HQC MON TOAN Ở TRƯỜNG TRUNG HOC PHO THONG GAN VOI DINH HUONG NGHE

Pham Thi Hong Hanh’, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Phạm Thế Quân + Tác giả liên hệ @ Email: hanhpth@hpu2.edu.vn

Article History ABSTRACT

Received: 11/3/2021 Learning activities are specific human activities aimed at acquiring new Accepted: 30/3/2021 knowledge, skills and techniques Learning activities of students in teaching Published: 20/5/2021 Maths is cognitive activities and self-learning activities The paper proposes

the process of designing Math learning activities in high school associated

Keywords with career orientation and provides an illustrative example The design of Career orientation, learning learning activities in Mathematics in secondary schools associated with career

activities, Mathematics, high orientation not only highlights the role of Mathematics in practice, contributes

school to the development of students’ qualities and abilities, but also helps them to have more opportunities to learn about occupations, job requirements for employees and prospects for career development However, when designing these learning activities, teachers need to pay attention to students' career interests, and at the same time ensure that they are fit and do not overload when performing learning tasks

1 Mở đầu

Giáo dục phô thông nước ta hiện nay đang thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện, chuyền từ nền giáo dục truyền thụ kiến thức, kĩ năng, sang giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh (HS) Giáo dục phố thông chia làm 02 giai đoạn, giai đoạn giáo dục cơ bản (ở câp tiêu học, THCS), giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (ở cấp THPT), trong đó chú trọng tích hợp nội dung hướng nghiệp vào các môn học văn hóa Toán học là môn khoa học cơ bản, là nền tảng dé phát triển tư duy và kiến thức của nhiều lĩnh vực khoa học, công nghệ Việc giáo viên (GV) tô chức các hoạt động dạy học mơn Tốn tích hợp nội dung hướng nghiệp có nhiều cơ hội góp phan thực hiện nhiệm vụ định hướng nghề (ĐHN) cho HS Tuy nhiên, hiện nay nhiều GV còn chưa thiết kế được các hoạt động dạy học môn Toán gắn với ĐHN nên HS chưa có nhiều cơ hội tìm hiểu nghề nghiệp, chưa chủ động trong việc lựa chọn ngành nghề phù hợp với năng lực và sở trường của bản thân Do vậy, việc đưa ra quy trình thiết kế hoạt động học tập mơn Tốn gắn với ĐHN ở THPT là cần thiết, giúp các GV toán ở THPT và sinh viên sư phạm Toán ở các trường đại học sư phạm có cơ sở đề thiết kế các hoạt động dạy học mơn Tốn gắn với ĐHN

2 Kết quả nghiên cứu

2.1 Khái niệm hướng nghiệp, giáo dục hướng nghiệp, định hướng nghề

Hướng nghiệp trong giáo dục là hệ thống các biện pháp tiền hành trong và ngoài cơ sở giáo dục đề giúp HS có kiến thức về nghề nghiệp, có khả năng lựa chọn nghề nghiệp dựa trên sự kết hợp giữa nguyện vọng, sở trường của cá nhân với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội (Quốc hội, 2019)

Giáo dục hướng nghiệp bao gơm tồn bộ các hoạt động của nhà trường phối hợp với gia đình và xã hội nhằm trang bị kiến thức, hình thành năng lực ĐHN cho HS, từ đó giúp các em lựa chọn được nghề nghiệp phù hợp với năng lực, tính cách, sở thích, quan niệm về giá trị của bản thân, với điều kiện, hoàn cảnh gia đình và nhu cầu của xã hội (Bộ GD-ĐT, 2018a) ĐHN không phải là quyết định nghề cho HS mà là điều chỉnh động cơ, hứng thú nghề nghiệp của các em, phát triển năng lực, thiên hướng trong quá trình day học dé các em có ý thức và tâm thế sẵn sang trong lựa chọn nghề (Anvar và Pavel, 2017)

Như vậy, việc tích hợp nội dung hướng nghiệp vào môn học có vai trò quan trọng trong việc ĐHN cho HS thông qua việc GV xây dựng nội dung dạy học và tô chức hoạt động dạy học các môn văn hoa trên lớp

2.2 Quan niệm về thiết kế hoạt động học tập mơn Tốn ở trung học phổ thông gắn với định hướng nghề Theo tâm lí học, hoạt động học tập là hoạt động đặc thù của con người nhằm lĩnh hội những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo mới Hoạt động học tập của HS trong dạy học mơn Tốn chính là hoạt động nhận thức và hoạt động tự học (Hoàng Lê Minh, 2014) Hoạt động nhận thức toán học là quá trình tư duy dẫn tới lĩnh hội các tri thức toán học, nắm

Trang 2

ALS Tap chi Gido dục, Số 502 (Ki 2 - 5/2021), tr 27-31 ISSN: 2354-0753

được ý nghĩa của các tri thức đó: Xác định được mối quan hệ nhân quả và các mối quan hệ khác của các đối tượng toán học được nghiên cứu; từ đó vận dụng được tri thức toán học vào giải quyết các van đề thực tiễn

Có thể hiểu, thiết kế hoạt động học tập mơn Tốn ở THPT gan voi DHN là việc xây dựng các hoạt động học tập mơn Tốn sao cho HS đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu cần đạt theo quy định, đồng thời có thêm cơ sở khoa học và thực tiễn về các ngành nghề trong xã hội đề điều chỉnh động cơ, hứng thú nghé nghiệp, có ý thức và tâm thế sẵn sàng khi lựa chọn nghề

2.3 Vai trò của hoạt động học tập môn Toản doi với định hướng nghề

Quá trình lĩnh hội tri thức tốn học thơng qua việc GV tô chức các hoạt động học tập cho HS gắn với ĐHN là một trong những con đường hình thành, phát triển khuynh hướng, sở trường nghề nghiệp của HS Tác động của hoạt động học tập mơn Tốn gắn với ĐHN thẻ hiện ở chỗ: Từ những tri thức chung, HŠ năm được các phương tiện, quy trình, hiệu quả của quá trình lao động, các em có biểu tượng tương đối rõ ràng về ngành nghề cần phát triển; Xây dựng cho HS phương pháp làm việc và tác phong phù hợp với ngành nghề định chọn; Phát hiện hứng thú và sự say mê nghề nghiệp của HS thông qua việc các em thực hiện các hoạt động học tập trong giờ học, từ đó GV có cơ hội thực hiện công tác tư vấn hướng nghiệp, từng bước hình thành cho các em tâm lí sẵn sàng đi vào hoạt động san xuất (Phạm Thị Hồng Hạnh, 2019)

Hiện nay, mơn Tốn ở phơ thông được dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS, thông qua việc GV thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học cơ bản như: Hoạt động khởi động; Hoạt động hình thành kiến thức mới (hoạt động khám phá); Hoạt động thực hành luyện tập; Hoạt động vận dụng, tìm tòi mở rộng (Bộ GD-ĐT, 2020) Do đó, việc thiết kế các hoạt động dạy học gắn với ĐHN nên tích hợp vào các hoạt động học tập đề giúp HS có thêm cơ sở

khoa học về các ngành nghề trong xã hội, đặc biệt là các ngành nghề đang phát triển ở địa phương

Như vậy, thiết kế các hoạt động học tập mơn Tốn ở THPT gắn với ĐHN có vai trò quan trọng trong việc phát triển năng lực và pham chat HS, tạo các cơ hội cho các em tham gia hoạt động trai nghiệm nghề nghiệp Do vậy, khi thiết kế hoạt động học tập gắn với ĐHN, GV cần chú trọng việc lựa chọn thông tin và cách tiếp cận phù hợp với đặc thù của mơn Tốn, năng lực của HS, với kinh nghiệm, hiểu biết và mối quan tâm của HS với các ngành nghề đó 2.4 Quy trình thiết kế hoạt động học tập trong dạy học mơn Tốn ở trung học phố thông gắn với định hướng nghề

2.4.1 Quy trình thiết kế động học tập mơn Tốn ở trung học phố thông gắn với định hướng nghề

Tham khảo nghiên cứu của ' Nguyễn Mạnh Hưởng (2017), Đặng Thị Dạ Thủy và Phan Thị Hồng Liên (2018), chúng tôi đề xuất quy trình thiết kế các hoạt động học tập môn Toán gắn với ĐHN ở trường THPT gồm các bước Sau:

Bước l: Tìm hiểu nội dung bài học, khảo sát, phân hóa HS, nghiên cứu các ngành ngh liên quan đến kiến thức của bài học: - Tìm hiểu nội dung bài học theo phân phối chương trình, sau đó khảo sát mức độ kiên thức của HS liên quan dén bai hoc; - Khao sat hiéu biét cla HS về nghệ nghiệp và thiên hướng lựa chọn ngành nghê Phân hóa HS theo sở thích ngành nghề, hoặc nhóm ngành nghề gần nhau đề có biện pháp tư vẫn, ĐHN phù hợp (nếu cần); - Nghiên cứu Chương trình giáo dục pho thơng mơn Tốn của Bộ GD-ĐT (2018b), sách giáo khoa hiện hành và các tài liệu tham khảo dé tim hiểu nội dung của bài học, các tri thức nghề nghiệp liên quan, ưu tiên lựa chọn các ngành nghề có cơ hội phát triển và các ngành nghề HS quan tâm

Bước 2: Xác định mục tiêu bài học: - Xác định mục tiêu về kiến thức, kĩ năng và thái độ, định hướng phát triển năng lực của HS thông qua bài học; - Xác định mục tiêu ĐHN mà HS mong muốn được tìm hiểu thông qua bai hoc Bước 3: Thiết kế hoạt động học tập gan voi ĐHN, lông ghép các tri thức nghê nghiệp vào các hoạt động: Khởi động; Hình thành kiến thức mới (khám phá); Thực hành luyện tập; Vận dụng, mở rộng nhằm giúp HS đạt được mục tiêu bài học, tạo hứng thú học tập, sự quan tâm, hiểu biết về ngành nghề cho các em

Bước 4: Đánh giá và điểu chỉnh: Đánh giá nhằm khang dinh viéc hoan thanh muc tiéu cua bai hoc, danh gia những tác động của việc ĐHN được thiết kế gắn vào hoạt động học tập của HS, từ đó rút kinh nghiệm, cải tiến dé nâng cao hiệu quả dạy học ở các giờ học sau

Lưu ý: - Nếu dạy học các tiết học liền nhau thì việc khảo sát thiên hướng nghề nghiệp của HS ở bước l trong quy trình ở trên GV có thể không cần thực hiện; - Thu thập dữ liệu đẻ thiết kế tình huống gắn với ĐHN bằng cách tìm kiếm từ các nguồn thông tin như: những mâu chuyện ngắn trong sách báo, tài liệu tham khảo; các website, báo điện tử, Internet ; những tin tức, van dé, sự kiện mới nhất đang diễn ra có liên quan đến bài học; các tình huống bắt gặp trong thực tế hoặc kinh nghiệm của bản thân; những kinh nghiệm trong dân gian như ca dao, tục ngữ; các tranh ảnh minh họa, ; - Mỗi tiết học, GV có thể gắn tri thức giáo dục hướng nghiệp, ĐHN cho HS trong các hoạt động

Trang 3

Tạp chí Giáo dục, $6 502 (Ki 2 - 5/2021), tr 27-31 ISSN: 2354-0753

dạy học, nhưng không nhất thiết phải gan hoat dong DHN vao tat ca cdc hoat động học tập Tuy nhiên, GV nên gắn ĐHN ở hoạt động khởi động và hoạt động vận dụng tìm tòi, mở rộng; - GV thực hiện bước 4 sau khi các hoạt động học tập ở bước 3 được tô chức thực hiện trên lớp

2.4.2 Ví dụ minh họa

Theo Chương trình giáo dục phô thông của Bộ GD- ĐT (2018a), mạch Xác suất thống kê lớp 10 có thời lượng là 17 tiết, dự kiến phân phối các nội dung phần Thống kê gồm 10 tiết, phần Xác SUẤT: 07 tiết Trong phần Thống kê, các nội dung và thời lượng gồm: Bài l: Số gân đúng (02 tiết); Bài 2: Thu thập và tô chức dữ liệu (02 tiết); Bài 3: Các số đặc trưng đo xu thế trung tâm cho mẫu số liệu không ghép nhóm (03 tiết); Bài 4: Các số đặc trưng đo mức độ phân tán cho mẫu số liệu không ghép nhóm (03 tiết)

Trong nghiên cứu này, chúng tôi minh họa thông qua việc thiết kế các hoạt động học tập bài 3: “Các số đặc trưng đo xu thế trung tâm cho mẫu số liệu không ghép nhóm” Cụ thê:

Bước 1: Tìm hiểu nội dung bài học, khảo sát, phân hóa HS, nghiên cứu tài liệu ngành nghề liên quan đến tri thức của bài học

- Bài học “Các số đặc trưng đo xu thế trung tâm cho mẫu số liệu không phép nhóm” gồm các nội dung chính về số trung bình cộng (hay sô trung bình), trung vị (median), tứ phân vị (quartiles), mốt (mode) Căn cứ vào nội dung và yêu cầu cần đạt theo Chương trình giáo dục phổ thơng mơn Tốn của Bộ GD-ĐT (2018b), nội dung này được dạy học trong 03 tiết

- Khảo sát hiệu biết cua HS về các nghề nghiệp trong tương lai, phân hóa HS theo sở thích cùng ngành nghề, hoặc nhóm ngành nghề gần nhau

- Tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu liên quan đến các số đặc trưng đo xu thế trung tâm cho mẫu số liệu không ghép nhóm từ sách giáo khoa mơn Tốn lớp 10 hiện hành, sách GV, các thông tin liên quan trên Internet

- Tìm hiểu các ngành nghề: GV có thé cho HS tham khảo các ngành nghề được giảng dạy trong môn Giáo dục hướng nghiệp lớp 10 như: Kinh doanh, Y tế, hay các ngành nghề mà HS yêu thích, quan tâm sau quá trình chia sẻ, tham vấn HS về các lĩnh vực nghé nghiệp

Bước 2: Xác định mục tiêu bài học Sau bài học, HS cần đạt được: - Tính được số đặc trưng đo xu thế trung tâm cho mẫu số liệu không ghép nhóm: số trung bình cộng (hay số trung bình), trung vị (median), tứ phân vị (quartiles), mốt (mode); - Giải thích được ý nghĩa, vai trò của các sô đặc trưng của mâu sô liệu trong thực tiễn; - Chỉ ra được những kết luận nhờ ý nghĩa của số đặc trưng của mẫu số liệu trong trường hợp đơn giản; - Định hướng hình thành phat triển năng lực toán học: Năng lực tư duy và lập luận; Năng lực mô hình hóa; Năng lực giải quyết vẫn đề; Năng lực giao tiếp; Năng lực sử dụng công cụ và phương tiện; - ĐHN: Có hiêu biết cơ bản về lĩnh vực kinh doanh; đặc trưng, yêu câu, nơi làm việc, cơ hội nghề nghiệp, trường đào tạo ngành nghề, ứng dụng của các số đặc trưng đo xu thé trung tâm cho mẫu số liệu không ghép nhóm trong kinh doanh và một số ngành nghề khác: nghề dạy học, nghề nông lâm, ngư nghiệp

Bước 3: Thiết kế hoạt động học tập sắn với ĐHN Thông kê có vai trò quan trọng trong cuộc sống, đặc biệt là với các ngành nghề trong xã hội, mỗi ngành nghề đều sử dụng tri thức Thống kê ở các câp độ từ đơn giản đến phức tạp, thông qua việc chọn mẫu, sử dụng ý nghĩa của các số đặc trưng đo xu thé trung tâm cho mẫu số liệu không ghép nhóm và ghép nhóm, đáp ứng nhu câu của thực tiễn nghề nghiệp Tùy thuộc vào hứng thú nghề nghiệp của HS (theo kết quả đã khảo sát), GV có thể lựa chọn các ngành nghề mà các em mong muốn tìm hiểu có liên quan đến kiến thức bài học Trong ví dụ dưới đây, chúng tôi giả sử là trong lớp có nhiều HS quan

tâm đến lĩnh vực kinh doanh, nên các hoạt động học tập trong bài đều hướng đến việc giúp HS nắm được ứng dụng kiến thức bài học vào kinh doanh thông qua các hoạt động: Khởi động, hình thành cách tính Mot cho mau số liệu đo ghép nhóm, hoạt động tìm tòi mở rộng

* Hoạt động khởi động (Š phúU: - Mục tiêu: HS hứng thú học tập với vấn đề đặt ra, có mong muốn tìm hiểu bài học mới; - Nội dung: Các nhóm quan sát hình ảnh GV đưa ra và thảo luận đề trả lời câu hỏi; - Phương pháp, hình thức tổ chức: Gợi mở vấn đáp, hoạt

động nhóm : Hinh 1

Tiên trình hoạt động: GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm Nguôn: https://ieltsplanet info/tu-vung-topic-

từ 4-5 HS Sau đó, GV yêu câu các nhóm quan sát các hình ảnh trên 13-business/) slide và trả lời các câu hỏi (xem hình 1, 2)

Trang 4

Tạp chí Giáo dục, Số 502 (Kì 2 - 5/2021), tr 27-31 ISSN: 2354-0753

Câu hỏi 1: Mỗi hình ảnh trên liên quan đến một ngành nghẻ,

theo các em đó là nghề gì?

Câu hỏi 2: Hai nghề đó có mối liên hệ với nhau không?

Câu hỏi 3: Thống kê có liên quan, hỗ trợ gì cho các ngành nghề đó hay không?

HS: Các nhóm HS trả lời các câu hỏi sau khi thảo luận GV dẫn dắt HS: Hai nghề trên đều có mới liên hệ đến công việc

kinh doanh Trong bắt kì ngành nghề nào, việc thu thập và xử lí số liệu thống kê đều rất quan trọng vì từ những số liệu đó, có thê đưa

ra những dự đoán, quyết định, điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế nhằm tăng doanh thu hoặc có biện pháp hạn chế rủi ro

* Thiết kế hoạt động hình thành kiến thức mới gắn với ĐHN Hình 2

Mục tiêu của hoạt động hình thành kiên thức là HS tự khám phá ra (Nguon: https://nongnghiep.vn/nuoi-ca-be- cach tìm các sô trung bình cộng, sô trung vị, tứ phân vị, môt, cho tren-dao-d131677.html)

mẫu số liệu không ghép nhóm; bước đầu nhận thấy ý nghĩa và vai ì

trò của các tri thức trong bài học đối với ngành nghè kinh doanh Dưới đây, chúng tôi minh họa việc hình thành kiến thức của việc tính mode cho dãy số liệu không ghép nhóm

- Hoạt động hình thành tính Mốt (mode) cho mau số liệu không ghép nhóm (5 phút): + Mục tiêu: HS phat biéu được khái niệm mốt; Xác định được mốt cho mẫu số liệu không ghép nhóm; Giải thích được ý nghĩa và vai trò của mốt của mẫu số liệu trong thực tiễn; Chỉ ra được những kết luận nhờ ý nghĩa của sỐ đặc trưng nói trên của mâu số liệu trong trường hợp đơn giản; + Nội dung: HS quan sát bảng 1 và thực hiện yêu cầu của GV; - Phương pháp: Gợi mở vấn đáp, dạy học hợp tác, đóng vai

GV: Tô chức hoạt động trải nghiệm cho HS đóng vai là nhân viên bán hàng của một cửa hàng giày, chiếu slide

chứa hình ảnh minh họa về cửa hàng và cho số liệu ở bảng 1, đồng thời đặt câu hỏi: Giả sử em là một nhân viên của

cửa hàng giày dép Sau 1 thang, số lượng giày bán ra của em được ghi lại vào bảng 1 Em sẽ đề nghị chủ cửa hàng ưu tiên nhập loại giày cỡ bao nhiêu? Vì sao? (xem bang 1)

Bang 1 S6 giày bán trong một tháng của một cửa hàng bán giày dép nữ

Cỡ giày 35 36 37 38 39 40 4I Cộng

Số giày bán được 325 330 420 340 310 150 30 1905

Từ bảng 1, HS sẽ dé dàng nhận thay, chu cira hang nên ưu tiên nhập loại giày cỡ 37, vì nó có tần số lớn nhất trong bảng (tức là số người mua giày cỡ 37 nhiều nhất - cỡ chân phổ biến của phụ nữ Việt Nam) Từ đó, GV gợi mở dé HS đưa ra được khái niệm mode: “Mode (mốt) của một bảng phân bố tần số là giá trị có tần số lớn nhất” Trong bảng số liệu ở bảng 1 6 trén thi Mo = 420

- Thiét ké hoat động vận dụng, tìm tòi và mở rộng gan với ĐHN Trong dạy học mơn Tốn gắn với ĐHN, hoạt động vận dụng, mở rộng không chỉ giúp HS tim hiéu sau kiến thức của bài học mà còn là cơ hội để GV có thẻ giới

thiệu các ngành nghề cho HS thông qua các bài toán thực tiễn, các ví dụ có liên quan trực tiếp đến kiến thức vừa học Trong hoạt động này, ngoài việc giao cho HS các bài toán có gắn với thực tiễn nghề nghiệp, GV nên giới thiệu với HS một cách khái quát về ngành nghề kinh doanh: + Mục tiêu: HS có cơ hội hiểu rõ hơn về ngành nghề kinh doanh: đặc trưng, yêu cầu, nơi làm việc, cơ hội nghề nghiệp, trường đào tạo ngành nghề : + Nội dung: Chiếu slide về hình ảnh một sô lĩnh vực kinh doanh, quy mô kinh doanh (xem hình 3) và giới thiệu che HS thong tin vé nganh nghé kinh doanh; + Phương pháp, hình thức tô chức dạy học: gợi mở vấn dap; hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm

Kinh doanh online Xi

Trang 5

AI Tạp chí Giáo dục, Só 502 (Ki 2 - 5/2021), tr 27-31 ISSN: 2354-0753

Nhận xét: Hoạt động này giúp HS có thêm cơ sở khoa học đề tìm hiểu về ngành nghề kinh doanh; có ý thức và kĩ năng tìm kiếm thông tin về ngành nghề quan tâm

Bước 4: Đánh giá và điều chỉnh Sau khi tô chức các hoạt động học tập được thiết kế ở bước 3 trên lớp, GV đánh giá và điều chỉnh các hoạt động dạy học: - Đánh giá mục tiêu bài học, đánh giá nội dung dạy học, mức độ phù hợp của các ví dụ, bài tập, các hình thức tô chức, phương pháp dạy học, đặc biệt là mức độ hứng thú và sự hiểu biết về ngành nghề kinh doanh, nghé sales được giới thiệu trong bài học; - Xây dựng hệ thống câu hỏi dé kiểm tra nhanh tác động của việc gan DHN vao bai học: + Em hãy nêu một số ngành nghề có thể ứng dụng kiến thức về các số đặc trưng đo xu thể trung tâm cho mẫu số liệu không ghép nhóm vào giải quyết công việc; + Em có thêm những hiểu biết gì về các ngành nghề trong cuộc sống?; + Em có dự định lựa chọn ngành nghề đã được : giới thiệu trong bài học không? Dự định này có thay đổi so với dự định trước khi học bài học không?; + Việc học kiến thức toán học gắn với nghề nghiệp đã có ảnh hưởng như thế nào trong việc ĐHN cho em?

Lưu ý: Trong bài học trên, chúng tôi gợi ý cho GV cách thức gắn việc tìm hiểu ngành nghề kinh doanh vào hoạt động khởi động, hoạt động hình thành cách tính mốt Tương tự, GV có thể thiết kế hoạt động hình thành kiến thức sô trung vị và số trung bình hay tứ phân vị gắn với ĐHN cho HS, hoặc có thể gắn các yếu tố nghề nghiệp trong hoạt động thực hành luyện tập Tuy nhiên, không nên gắn ngành nghề vào tất cả các hoạt động học tập; không nên đưa nhiều ngành nghề vào bai hoc Dé không ảnh hưởng đến kế hoạch dạy học chung về nội dung của chương, bài học, quá trình hình thành các năng lực và phâm chất của HS, GV cần thiết kế hoạt động học tập gắn với nghề nghiệp ở hoạt động khởi động và hoạt động vận dụng mở rộng, hoặc giao cho HS về nhà tìm hiểu thêm

3 Kết luận

Thiết kế hoạt động học tập mơn Tốn ở THPT gắn với ĐHN không những nêu cao vai trò của toán học với thực tiễn, gop phan phat trién pham chat va nang luc cua HS ma con giúp các em có thêm cơ hội tìm hiểu các ngành nghé, yêu cầu của nghề đối với người lao động và triển vọng phát triển nghè, từ đó có cơ sở khoa học để lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân Tuy nhiên, khi thiết kế các hoạt động học tập này, GV cần chú ý đến hứng thú nghề nghiệp của HS, đồng thời đảm bảo tính vừa sức, không gây quá tải cho các em khi thực hiện các nhiệm vụ học tập Việc thiết kế và tổ chức các hoạt động học tập mơn Tốn găn với ĐHN một cách phù hợp sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học mơn Tốn và hiệu quả giáo dục hướng nghiệp cho HS ở các trường THPT, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay

Lời cảm ơn: Nhóm tác giả cảm ơn sự tài trợ của Bộ GD-ĐT qua đề tài với mã số B.2021-SP2-02 Tài liệu tham khảo

Anvar, N., Pavel M (2017) Introducing Learning Creative Mathematical Activity for Students in Extra Mathematics Te caching Print version ISSN 0103-636X, On-line version ISSN 1980-4415, Bolema 31(58) Riolaro Aug https://doi.org/10.1590/1980-4415v3 1n58a06

Bộ GD-ĐT (2013) Tài liệu tập huấn đồi mới giáo dục hướng nghiệp trong trường trung học

Bộ GD-ĐT (2018a) Chương trình giáo đục phổ thông - Chương trình tong thé (ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ban hành ngày 26/12/2018)

Bộ GD-ĐT (2018b) Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán (ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-

BGDDT ban hành ngày 26/12/2018)

Bộ GD-ĐT (2020) Công văn số 5512/BGDĐT-GDT+H ngày 18/12/2020 về việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo đục của nhà trường

Dao Tam (2011) Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trung học phổ thông NXB Giáo dục Việt Nam Đặng Thị Dạ Thủy, Phan Thị Hồng Liên (2018) Thiết kế các hoạt động học tập theo định hướng phát triển năng lực

học sinh tự học trong day hoc Sinh hoc 6 Tap chi Gido duc, 423, 48-51 Hoang Lé Minh (2014) Hop tdc trong dạy học môn Toán NXB Đại học Sư phạm

Nguyễn Mạnh Hưởng (2017) Thiết kế hoạt động dạy - học môn Lịch sử ở trường phổ thông theo hướng phát triển nang luc hoc sinh Tap chi Gido duc, 411, 17-19

Pham Thi Héng Hạnh (2019) Dạy học phân hóa mơn Tốn ở trung học phố thông gắn với định hướng nghề Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam, 14, 49-54

Quốc hội (2019) Luật Giáo dục Luật số 43/2019/QH14 ngày 14/6/2019

Tomlinson, C A (2001) How to differentiate instruction in mixed - ability classrooms Association for supervision and curriculum development Alexandria, VA22311-1714 USA

Ngày đăng: 28/10/2022, 16:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w