Văn hóa nguồn lực 56 2 (30)/2022
DHÁT TRIEN THU VIỆN 8© TRONG DAO TAO TRUC TUYEN (E-LEARING)
Tóm tắt:
ThS Lê Văn Toàn ThS Đào Vân Anh
CN Nguyễn Thị Đức
Với sự trợ giúp của các công nghệ số, dạy và học trực tuyên (E-learning) trở thành xu thể tắt yếu của giáo dục đại học Trong xu thé nay, vai tro cua thư viện trực tuyến cân được nhìn nhận thích đáng Bài viết này bàn về xu hướng tất yếu của đào tạo trực tuyến từ đó chỉ ra tam quan trong cua thu vién doi voi E-learning Bai viét cũng đề cập đến một số khó khăn trở ngại trong quá trình chuyến đối vai trò của thư viện để tương thích với bối cảnh mới đông thời bàn về một số định hướng để phát triển thư viện số đông hành với sự phát triển của đào tạo trực tuyến
Từ khóa: Thư viện số, đào tạo trực tuyến, E-learning 1 Đào tạo trực tuyến - xu hướng tất yếu
của giáo duc dai học
Hiện nay, với sự trợ giúp của các giải pháp kỹ thuật của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, việc dạy và học đã có nhiều thay đổi Dưới sự hỗ trợ cũng như thúc đây của các tiến bộ trong các công nghệ số hóa, để đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng cũng như
hướng tới việc nâng cao chất lượng đào tạo,
nhiều trường đại học đã đây mạnh phát triển đào tạo trực tuyến
Khái niệm đào tạo trực tuyến (E- learning) là phương thức sử dụng các thiết bị điện tử, công nghệ thông tin cũng như truyền thông để thực hiện hoạt động nghiên cứu, dạy và học E-learning cung cấp các hoạt động và nội dung học tập qua internet, mang LAN/WAN, sóng vệ tinh, tivi tương tác, các phương tiện lưu trữ số,
Tại Việt Nam, đào tạo trực tuyến đã được triển khai ở nhiều trường đại học, giai
đoạn 2013-2018 Việt Nam đứng thứ 4 thế
giới về tốc độ phát triển E-learning “Trước
diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19,
hiện nay đã có hơn 40 trường đại học và học viện trên cả nước chuyền sang giảng dạy trực tuyến” [4] cung cấp các khóa học trực tuyến hoàn toàn hoặc kết hợp một phần các môn học Đào tạo trực tuyến giúp tiết kiệm chỉ
phí, tiết kiệm thời gian, dễ tiếp cận người
học, linh hoạt, chủ động định hướng, tùy biến học tập, và không giới hạn về không gian và thời gian Vì đã phát triển được một thời gian khá dài cùng với bối cảnh cả nước đang trong tình trạng bình thường mới, hình thức đào tạo trực tuyến đã thể hiện được nhiều ưu điểm vượt trội so với hình thức đào tạo
truyền thống Một số nhận định của các nhà
nghiên cứu cho thấy sự cần thiết của E- learning trong môi trường hiện nay:
Trang 286 2 (30)/2022
- E-learning cho phép người dạy và
học tùy biến nhịp điệu dạy và học, phong
cách học căn cứ trên những nhu cầu, khả năng của từng sinh viên Sinh viên có thê lựa chọn những nội dung học theo sở thích, nguyện vọng của mình Họ cũng có thể lựa chọn tốc độ học tập của riêng mình mà không cần phải theo nhóm như phương thức học trực tiếp truyền thống [3] Bên cạnh đó, học liệu được thiết kế đa dạng theo nhiều phong cách khác nhau để có thể phù hợp với đặc điểm học tập của người học Đồng thời, việc có khả năng truy cập bài học bất cứ thời gian, không gian nào khiến việc học trở nên thoải mái Sinh viên cũng có thể học đi, học lại
một nội dung nào đó nếu muốn Đây là một khả năng mà việc giảng dạy trực tiếp không có được
- E-learning cung cấp nhiều khả năng nâng cao chất lượng việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập Do không bị hạn chế về thời gian và khoảng cách nên việc tuyển dụng và sử dụng các chuyên gia có năng lực trong các lĩnh vực tương ứng ít gặp phải rào cản như việc yêu cầu họ tạm dừng công việc hiện tại
và di chuyển đến nơi giảng dạy trực tiếp Những “giảng viên” chất lượng cao này chỉ cần sắp xếp thời gian của mình là có thể cung cấp dịch vụ giáo dục trực tuyến
- E-learning khiến nhiều loại chi phi học tập giảm dang ké [7] Chang han sinh
viên có thể tiết kiệm được một phần hoặc thậm chí loại trừ những khoản như chi phí đi lại, cư trú, thực phẩm khi tham gia học tập trực tuyến Chi phí tổ chức dạy học trực tuyến cũng có thể giảm bớt được những khoản liên quan đến thuê địa điểm, vận hành những cơ cấu quản lý cồng kềnh, từ đó có thể trực tiếp giảm chi phí của các khóa học trực tuyến hay chuyển những chỉ phí đó sang việc nâng cao chất lượng của các nền tảng công nghệ hay thuê những giảng viên là chuyên gia tương xứng Các khóa học trực
tuyến cũng có thể cho phép một lượng lớn
Văn hóa ö nguồn lực
sinh viên tham dự khiến cho chi phí của khóa học vì thê mà giảm xuông
- Các học liệu có thể được số hóa và chuyên tải nhanh chóng đến người học Khả năng của các công nghệ 4.0 khiến cho số lượng vô cùng lớn các học liệu này được tập
hợp và truy cập dễ dàng [2] Khả năng tìm
kiếm thông tin tăng lên khiến cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập có nhiều thuận lợi
Các phương thức đảo tạo trực tuyến, các học liệu SỐ được thiết kế đa dạng phù hợp
với những “kiểu học” khác nhau của sinh
viên từ đó khiến hiệu quả của việc học hỏi
được nâng cao Thậm chí, sự trợ giúp của
công nghệ 4.0 còn có thể giúp cơ sở đào tạo xây dựng những “module” mô phỏng tình huống thực tế để phục vụ việc tìm hiểu của sinh viên Sự vận hành của những môi trường học tập giả lập khiến cho sinh viên có hứng thú và việc đào tạo cũng sát với môi trường làm việc sau này của sinh viên từ đó thu hẹp khoảng cách giữa đào tạo và sử dụng lao động
Như vậy, với nhiều ưu thế so với phương thức đào tạo trực tiếp truyền thống, cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của công nghệ thì đào tạo trực tuyến đã và
đang cho thấy một hướng đi cần được đầu tư
xứng đáng
2 Vai trò của thư viện trong đào tạo đại học
Thư viện là một kho thông tin đóng vai trò quan trọng trong hoạt động giáo dục đại học Có thể tóm tắt tầm quan trọng của thư viện đối với việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập ở bậc đại học như sau:
- Thư viện là nguồn cung cấp học liệu chính cho giảng viên và sinh viên Là trung tâm thông tin, trung tâm tri thức, thư viện là nơi các giảng viên và sinh viên có thé tìm thấy những kiến thức cần thiết cho quá
trình học hỏi cũng như giảng dạy của mình
Trang 3Văn hóa 8 nguồn lực
- Thư viện là “giảng đường thứ 2”: Sự liên kết giữa công việc giảng dạy với thư viện đã thúc đây vai trò là “giảng đường thứ 2” của sinh viên Với sự hướng dẫn của giảng viên vả sự cung cấp các dữ liệu cần thiết của thư viện, các sinh viên có thể phát triển năng lực độc lập trong nghiên cứu, thực hành, cũng như các dự án học tập khác
- Thư viện còn giữ chức năng là một trung tâm văn hóa, thông tin và sinh hoạt cộng đồng của các giảng viên và sinh viên Ngoài những kiến thức về môn học, thư viện còn là kho đữ liệu về nhiều mặt trong cuộc
sống — những thứ mà cả người dạy lẫn người
học với tư cách là những con người xã hội quan tâm Thư viện có thể là nơi thúc đây những hoạt động giao lưu, kết nối giữa những cá nhân cùng quan tâm đến một chủ
đề nào đó
3 Sự thay đổi của thư viện trong đào tạo
trực tuyến
Chúng ta đang sống trong một thời đại mới, thời đại phát triển rực rỡ của khoa học và công nghệ tác động tới mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, hoạt động thông tin - thư viện cũng không nam ngoài quy luật đó Dưới ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 hoạt động thư viện thay đổi mạnh mẽ Trong đó, công nghệ thông tin và truyền thông được ứng dụng đã tạo ra môi trường làm việc điện tử, môi trường SỐ; thay đổi phương thức quản lý, hiệu quả trong hoạt động quản lý; nâng cao năng lực của các sản phẩm va dịch vụ thông tin — thư viện; thay đổi tư duy của người cán bộ thư viện; cung cấp cho người học khả năng truy cập và khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên thông tin Ngày nay, người học còn có thê tìm kiếm và khai thác được nguồn tài nguyên thông tin từ khắp mọi nơi, mọi lúc Mọi loại thông tin, số liệu âm thanh,
hình ảnh có thế được đưa về dạng kỹ thuật
số để bất kỳ máy tính nào cũng có thể lưu trữ, xử lý và chuyên tiếp cho nhiều người
Số 2 (3O)/2022
Công nghệ hiện đại tạo môi trường tiên
tiến, thuận tiện và kích thích người đạy, người học khai thác nguồn tài nguyên thông tin của thư viện
Khái niệm thư viện số đã không còn xa lạ Những chức năng quan trọng của
thư viện được trình bày ở trên vẫn giữ
nguyên và có sự mở rộng khi hệ sinh thái giáo dục thay đối và phát triển Khi hoạt động đào tạo tham gia vào quá trình số hóa thì hoạt động thư viện cũng có nhiều thay đổi Trong đào tạo trực tuyến vai trò là nguồn cung cấp thông tin thể hiện rất rõ nét Các tài liệu được sô hóa và cấp quyền truy cập từ xa cho các hoạt động nghiên cứu, dạy và học mọi nơi và mọi lúc Phạm vi tài nguyên điện tử trải dài từ các danh mục trực tuyến, cơ sở dữ liệu, các tải nguyên đa phương tiện, tạp chí trực tuyến,
sách điện tử, tài liệu lưu trữ điện tử, Số
lượng truy cập cũng không bị giới hạn như những tài liệu phi số Giảng viên, sinh viên
cũng có thê tương tác với các học liệu điện từ như trên bản in truyền thống: ghi chú,
gạch chân, tô đậm, đôi khi còn được hỗ
trợ nhiều hơn từ các công cụ tích hợp Bên cạnh vai trò cung cấp thông tin, vai trò của hoạt động thư viện đã chuyên dịch sang hướng gắn kết với quá trình dạy và học Khi đó nhân viên thư viện hoạt động như là những người hướng dẫn thông tin Trong môi trường kỹ thuật số, việc chia sẻ kiến thức và thông tin giữa nhân viên thư viện, nhà nghiên cứu, giảng viên, sinh viên và các bộ phận khác trong cơ sở đã khiến cho hoạt động đào tạo trực truyến mang một màu sắc mới Hệ thống thư viện lúc này đóng vai trò như một phần tat yêu của quá trình dạy và học Việc truy cập hệ thống quản lý đữ liệu của thư viện cũng có thê là một phần của chương trình học tập chính thức của sinh viên Nhiều cơ sở giáo dục đang sử dụng dịch vụ "thủ thư nhúng” (embedded librarian) [I] trong các
Trang 456d 2 (30)/2022
khóa học trực tuyến của mình nhằm cung cấp hướng dẫn Dịch vụ thủ thư nhúng trong E-learning cung cấp cho người học hướng dẫn về cách truy cập và sử dụng cơ sở đữ liệu thư viện cũng như cách tìm kiếm hiệu quả và chọn các nguồn đáng tin cậy Việc đưa các dịch vụ thư viện vào các chương trình đào tạo trực tuyến tại nhiều cơ sở giáo dục đại học trên thế giới đã cho thấy hiệu quả tốt
Như vậy, để đảm bảo các khóa học trực tuyến có chất lượng tương đương và vượt trội so với các khóa học truyền thống, hệ thống thư viện cần chuyến đổi số cho hệ thống tài nguyên của mình đồng thời mở rộng vai trò của mình từ việc cung cấp thông tin bị động theo sự yêu cầu của người dùng sang vai trò “hoa tiêu” hướng
dẫn thông tin [5] Việc cung cấp tài nguyên
và dịch vụ thư viện phải đảm bảo ít nhất là tương đương như những gì mà giảng viên và sinh viên nhận được khi tham gia dạy học trực tiếp
4 Những khó khăn khi phát triển hệ thống thư viện số phục vụ đào tạo trực tuyến
Ngày nay, đào tạo trực tuyến là một phân quan trọng của hệ sinh thái giáo dục đại học Trong điều kiện dịch bệnh buộc phải cách ly, phong tỏa trên diện rộng cũng như hạn chế giao tiếp xã hội để phòng, chống dịch thì E-learning được coi là phương tiện thay thế cho việc giảng đạy trực tiếp trên lớp Thư viện số lúc này đóng vai trò quan trọng thúc đây đào tạo trực tuyến đạt được mục tiêu của mình Hiệu quả của e-learning phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của nội dung bao gồm các nguồn học liệu và việc sử dụng các công cụ truyền thông Với vai trò là nguồn thông tin, nguồn tổ chức và cung cấp quyền
truy cập vào các tài nguyên trực tuyến, nhà
cung cấp nội dung thông qua các dự án số hóa và nhà cung cấp tài nguyên in cho người học, thư viện là một phần tất yếu cua dao tao
trực tuyến Tuy nhiên, nhiều khó khăn va
Văn hóa nguồn lực
thách thức đã nảy sinh đòi hỏi cần được giải quyết Dưới đây là môt số trở ngại chính:
4.I Nhận thức của nha quan ly, người dạy và cả người học
Nếu như việc đào tạo trực tuyến chỉ dừng lại ở việc cung cấp kiến thức mà không phải là thúc đây khả năng tự học hỏi, độc lập nghiên cứu của một sinh viên đại học thì nhận thức rằng nội dung bài giảng của người dạy là đủ Khi đó nhu cầu sử dụng thư viện để hỗ trợ việc học sẽ không nảy sinh Giảng viên sẽ trực tiếp cung cấp học liệu cho sinh viên và vì thế chúng ta có thể thấy được sự
hạn hẹp của dữ liệu mà sinh viên nhận được
so với kho thông tin rất lớn của thư viện và
thậm chí liên thư viện Sinh viên khó có thể phát triển năng lực độc lập tìm kiếm giải pháp, tìm kiếm những cách nhìn nhận khác nhau về cùng một van dé Nhu Vậy, có thể thấy được mức độ phát triển của đào tạo trực
tuyến là nhân tổ thúc đây sự phát triển của hệ
thống thư viện Khi đào tạo trực tuyến còn đơn giản thì những dịch vụ thư viện cũng không nhận được sự chú ý thích đáng
4.2 Chỉ phí đầu tư
Chi phi đầu tư phát triển hệ thống thư viện số có thê là con số gây e ngại cho các nhà quản lý giáo đục Việc số hóa tài nguyên, mua sắm, xây dựng các phần mềm quản lý, chi phi mua may móc, thiết bị, chi phí bản quyền đữ liệu, chi phí tuyển dụng, sử dụng và đào tạo nhân sự có đủ năng lực vận hành, là một số trong chuỗi dài những khoản mục cần cân nhắc
4.3 Vẫn đè bảo mật, an toàn dữ liệu và một sô vân dé kỹ thuật khác
Bảo mật là môt nội dung thách thức đối với nền công nghệ số chứ không chỉ đối với lĩnh vực thông tin thư viện Vấn đề rò rỉ tài nguyên có thê khiến cho bản thân các dịch
vụ thư viện có thu phí bị ảnh hưởng, đồng thời có thể động chạm đến những sự vụ liên
quan đến bản quyền và quyền sở hữu trí tuệ
Trang 5Văn hóa ở nguồn lực
của các văn bản điện tử Các vấn đề về virus, mất mát dữ liệu, các sự cố cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong quá trình vận hành thư viện cũng là những thách thức phổ biến đối với mục tiêu cung cấp tài nguyên thông suốt và nhanh chóng cho giảng viên và sinh viên
4.4 Sự tham gia đồng bộ của các bên liên quan
Sự phát triển của thư viện số đòi hỏi có sự tham gia đồng bộ của tất cả các bên có liên quan, chẳng hạn như nhà cung cấp giải pháp công nghệ phần cứng và phần mềm, nhà cung cấp tài nguyên số, giảng viên đại học,
nhà thiết kế giáo trình, thủ thư và quan trọng
nhất là sinh viên đại diện cho các loại nhu cầu và khả năng học tập khác nhau Bởi lẽ những nhóm người khác nhau có quan điểm lợi ích khác nhau và thậm chí đối lập Chẳng hạn, nhà quan lý có thê không nằm được nhu cầu thông tin của giảng viên và nghiên cứu viên trong khi phải đối mặt với những khoản đầu tư lớn cho phát triển song song E-learning và thư viện số, nhà cung cấp giải pháp công nghệ có
thé chi quan tam đến việc bán được thiết bị,
phần mềm cho dù chúng không thật phù hợp với nhu cầu hay khả năng sử dụng của người dùng Nhân viên thư viện cũng có thể không nắm bắt được những gì mà người dạy, người học đang cần để có định hướng trong quá trình xây dựng kho dữ liệu và quá trình hỗ trợ các
dịch vụ hướng dẫn khác Đề thư viện số có thê
đồng hành cùng đảo tạo trực tuyến, những bất
đồng và khác biệt trên cần được xem xét cần
trong đề tránh những khả năng của việc đầu tư quá lớn nhưng hiệu quả sử dụng lại không cao hoặc ngược lại, giảng viên và sinh viên cảm
thấy khó khăn trong quá trình sử dụng các
dịch vụ thư viện số do hệ thống thư viện trực tuyến vận hành quá tôi
5 Một số định hướng để phát triển hệ
thống thư viện số cho đào tạo trực tuyến Không giống như các thư viện phục vụ đại chúng, hệ thống thư viện số phục vụ
đố 2(3O)/2022
E-learning trong cac co so giáo dục đại học có những đối tượng và mục tiêu riêng Vi thé hệ thống thư viện này không thể xây dựng độc lập, tách rời với quá trình phát triển của đào tạo trực tuyến Việc phát triển hệ thống thư viện số cho E-learning cần tránh 2 cái bẫy lớn: Một là thư viện quá lạc hậu không theo kịp tốc độ của đào tạo trực tuyến và thậm chí gây cản trở việc có trải nghiệm học
tập chất lượng cao cho sinh viên khi học từ xa và thứ hai là hệ thống thư viện với những thiết bị rất hiện đại thậm chí có tải nguyên khá phong phú nhưng cũng “mất kết nối” với quá trình đào tạo trực tuyến Dưới đây bàn về một số định hướng góp phần tìm kiếm giải pháp cho sự phát triển của thư viện số cho việc nghiên cứu, dạy và học trực tuyến:
- Các bên liên quan cần phải làm việc
chặt chẽ với nhau để xác định các nội dung
xây dựng thư viện số Sự làm việc đồng bộ của nhà quản lý giáo dục với tư cách là người quyết định đầu tư, nhà phát triển phần mềm với tư cách là người cung cấp các giải pháp số hóa, nhân viên thư viện với tư cách là người vận hành hệ thống sau nảy, giảng viên với tư cách vừa là người cung cấp tài nguyên vừa là người sử dụng và sinh viên với tư cách là người sử dụng chủ yếu là cần thiết để tránh 2 cạm bẫy lớn đã đề cập ở trên
- Các dịch vụ thông tin thư viện nên
cân nhắc đa dạng hóa để hướng tới nhiều loại
nhu cầu khác nhau của người dạy và học từ xa: truy xuất thông minh mục lục tích hợp, sách, luận văn, tạp chí, giáo trình, điện tử, dịch vụ hỗ trợ, tư vẫn tìm kiếm thông tin theo chủ đề, dịch vụ sao chụp từ xa, Các dịch
vụ này phải dễ dàng truy cập trên nhiều loại thiết bị thông minh khác nhau
- Hệ thống thư viện số nên là một hệ thống mở để giảng viên và sinh viên có thể
thường xuyên trao đổi, tham gia tạo lập nguồn tài nguyên thông tin Đồng thời trở
thành trung tâm, là chủ thể hướng đến của
mọi sản phẩm và dịch vụ thư viện số
Trang 656 2 (30)/2022
- Tăng cường liên kết, liên thông giữa các thư viện số của các cơ sở giáo dục đại học, với thư viện của quốc gia, của thế giới Khả năng trao đổi, chia sẻ, dùng chung cơ sở dữ liệu tài nguyên số hoặc mua quyền truy cập sẽ là một hướng đi làm giàu cho kho tài nguyên của thư viện Đây cũng là một xu hướng chung của sự phát triển hệ thống thông tin thư viện trong thời đại công nghiệp 4.0 Tuy nhiên chương trình liên kết mức độ lớn có thể cần đến sự hỗ trợ từ chính phủ, từ
bộ đầu ngành hoặc nguồn tài trợ của cá nhân, tô chức trong và ngoài nước
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Văn hóa ð nguồn lực
6 Kết luận
Hệ thống thư viện là một phần quan trọng của hoạt động đào tạo trực tuyến Không thể có đào tạo đại học trực tuyến nếu không có hệ thống thư viện số song hành E-learning khi đó sẽ chỉ là giải pháp tạm thời với chất lượng thấp chứ chưa thể cung cấp cho người học những trải nghiệm tốt Khi triển vọng phát triển E-learning ngày càng mở rộng, hệ thống thư viện số sẽ cần sự chú ý và đầu tư
thích đáng để có thể làm tốt vai trò cầu nối
giữa người nghiên cứu, giảng dạy, học tập với thông tin
1 Amanda Corbett, Abbie Brown, (2015), The Roles that Librarians and Libraries Play in Distance Education Settings,
https://www.westga.edu/~distance/ojdla/summer 1 82/corbett_brown182.html
BU
Anil Kumar Dhiman, (2010), Evolving Roles of Library & Information Centres in E-Learning Environment, https://www.ifla.org/past-wlic/2010/107-dhiman-en.pdf
Manjunath, B and Patil, Shobha, (2006), E-Learning and its Impact on Library & Information Services, DRTC Conference on ICT for Digital Learning Environment 11 — 13 January, 2006, DRTC, Bangalore Paper H Pp 1-12
Đức Mạnh, (2021), Cập nhật: Danh sách các trường đại học chuyển sang học trực tuyến, https://laodong.vn/g1ao-duc/cap-nhat-danh-sach-cac-truong-da1-hoc-chuyen-sang-hoc-truc- tuyen-§80828.1do
Huỳnh Đình Chiến, Huỳnh Thị Xuân Phương, Hoàng Thị Trung Thu, (2013), Vai tro cua thu viện trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục đại học: hướng đến một cách nhìn nhận tích cực, http://tbump.edu.vn/index.php/vi/news/Thu-vien-77/Vai-tro-cua-thu-vien-trong-viec-dam-bao- chat-luong-giao-duc-dai-hoc-huong-den-mot-cach-nhin-nhan-tich-cuc-1135.html
Nguyễn Minh Hiệp, (2014), Thư viện số và vấn đề xây dựng thư viện số ở Việt Nam, Tạp chi
Trang 7Văn hóa 8 nguồn lực đố 2(30)/2022
DEVELOPING DIGITAL LIBRARIES IN ONLINE TRAINING (E-LEARNING)
Le Van Toan MA Dao Van Anh MA Nguyen Thi Duc BA
Abstract:
Online teaching and learning (E-learning) has become an inevitable trend of higher education thanks to the help of digital technologies In this trend, the role of online libraries needs to be properly recognized This article discusses the inevitable trend of online training, thereby showing the importance of libraries for E-learning The article also mentions some difficulties and obstacles in the process of transforming the role of libraries to correspond with the new context as well as discusses some orientations to develop digital libraries to accompany the development of E-learning
Keywords: Digital library, online training, E-learning