1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vai trò của nhân viên xã hội trong tham vấn tâm lý cho người cai nghiện tại cơ sở xã hội nhị xuân, thành phố hồ chí minh

8 2 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 8,05 MB

Nội dung

Trang 1

TAM LY CHO NGUOI CAI NGHIEN TAI CO SỞ XÃ HỘI NHI XUAN, THANH PHO HO CHi MINH

NGO THỊ LỆ THU ®

Tóm tắt: Trong công cuộc phòng, chống và đẩy lùi ma túy ở nước ta hiện nay, bên cạnh các hoạt động nhằm ngăn chặn tình trạng mua bán và sử dụng trái phép ma túy, các hoạt động hỗ trợ người nghiện ma túy cai nghiện được xem là một trong những chính sách ưu tiên của Đảng và Nhà nước Cùng với việc can thiệp về y tế, các hoạt động trợ giúp về mặt tâm lý, xã hội là những giải pháp mang tính toàn diện trong quá trình điều trị căn bệnh mãn tính như nghiện ma túy Trong đó tham vấn tâm lý dã được đưa vào quá trình trị liệu và có nhiều tác động tích cực đến hiệu quả cai nghiện Để thực hiện tốt hoạt động tham vấn, đội ngũ nhân viên xã hội (người trực tiếp cung cấp dịch vụ) có vai trò rất quan trọng Bài viết tìm hiểu về thực trạng vai trò của nhân viên xã hội trong quá trình cung cấp dịch

vụ tham vấn điều trị tâm lý cho người cai nghiện tại cơ sở xã hội Nhị Xuân, thành phố Hồ Chí Minh

ừ khóa: Người cai nghiện ma túy; nhân viên xã hội; tham vấn tâm lý; cơ sở xã hội Nhị Xuân bstract: To prevent drug addiction, besides stopping illegal trade and use of drugs, rehbbilitation for drug addicts is considered the priority policy of the Communist Party and the State Along with medical interventions, psychosocial and social support provide a comprehensive treatment of drug addiction — a chronic disease Psychological consultation has proved effective to drug habilitation The article investigated the role of social workers in providing psychological congultation for drug addicts at Nhi Xuan social center, Ho Chi Minh City

eywords: drug addicts; social worker; psychological counseling: Nhi Xuan social center gay nhận bai: 05/8/2020; Ngày sửa bài: 10/9/2020; Ngày duyệt đăng bài: 27/9/2020

ặt vấn đề giá còn nhiều hạn chế Điều đó cũng

heo số liệu thống kê của các Bộ, ban chính là nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ tái

ngành liên quan, tình trạng sử dụng và nghiện ma túy Ởở nước ta vẫn ở mức rất

lam dung ma tty ở nước ta ngày càng có cao Không chỉ vậy, trong những năm gần xu hướng tăng cao, tăng nhanh và diễn ra đây, tình trạng người cai nghiện tổ chức

vô leùng phức tạp Trước thực trang đó, “phá trại” đã gây ra rất nhiều hệ quả về Đảhg và Nhà nước đã có rất nhiều các kinh tế - chính trị - xã hội Điều đó càng

chính sách, chương trình nhằm đẩy mạnh khẳng định rằng người nghiện ma túy nói công tác phòng, chống và cai nghiện ma chung và người cai nghiện ma túy nói

túy trong giai đoạn mới Một tỉ lệ khá lớn riêng cần được tiếp cận và hỗ trợ bởi các người nghiện ma túy đã được tiếp cận với

cád phương pháp cai nghiện phù hợp Tuy

'' Trường Đại học Lao động - Xã hội (CS ID);

nhiên, công tác cai nghiện vẫn được đánh _s ¡!: thuntl@ldxh.edu.vn

SỐ 1-2020 NHAN LUC KHOA HOC XA HOt

Trang 2

VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN XÃ HỘI TRONG THAM VẤN TÂM LÝ

dịch vụ can thiệp toàn diện về y tế, tâm

lý, xã hội

Bên cạnh những nỗ lực của ngành y tế, các dịch vụ can thiệp, trợ giúp của ngành

công tác xã hội đã được đưa vào quá trình

điều trị cho người cai nghiện nhằm hỗ trợ họ giải quyết những khó khăn trong quá

trình cai nghiện và tái hòa nhập cộng đồng Người nghiện ma túy có thể gặp rất

nhiều khó khăn, trong đó các khó khăn về tâm lý được xem là những trở ngại lớn nhất ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả

của quá trình cai nghiện Vì vậy, vai trò

của nhân viên xã hội trong việc can thiệp, hỗ trợ tâm lý cho người cai nghiện ma túy

chính là một trong những vai trò quan

trọng của mỗi nhân viên xã hội Trước những rối loạn về tâm lý cũng như nhu cầu cần được sự quan tâm, chia sẻ, động viên của người cai nghiện; hoạt động tham vấn hỗ trợ tâm lý của nhân viên xã hội sẽ giúp người cai nghiện giải tỏa những vướng mắc về tâm lý, tình cảm, cảm xúc từ đó có sự thay đổi tích cực về tâm lý khiến người cai nghiện tự tin và có thêm động lực để tiếp tục tham gia điều

trỊ ca1 nghiện

1 Vai trò của nhân viên xã hội trong tham vấn tâm lý cho người cai nghiện tại cơ sở xã hội Nhị Xuân,

Thành phố Hồ Chí Minh

Tâm lý của học viên cai nghiện là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả của quá trình cai nghiện bởi sức khỏe tâm thần có thể chi phối mạnh mẽ đến sức khỏe thể chất và tác động trực tiếp đến quá trình trị liệu

Theo kết quả khảo sát có thể thấy, hiện tại nhân viên xã hội đang tham vấn hỗ trợ

NHAN LUC KHOA HOC XA HOI

tâm lý cho học viên cai nghiện tại cơ sở với

các nội dung chủ yếu sau: Tham vấn hỗ

trợ thích nghĩ với môi trường sống và sinh

hoạt tại trung tâm; Tham vấn trị liệu căng thang, stress, khủng hoảng; Tham vấn xây dựng và duy trì cảm xúc tích cực; Tham vấn kiểm soát và quản lý cảm xúc tiêu cực; Tham vấn giải quyết các vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ giữa người cai

nghiện với mọi người xung quanh họ, cụ thể như sau:

- Tham vấn hỗ trợ thích nghỉ với môi trường sống và sinh hoạt tại trung tâm

Hoạt động tham vấn hỗ trợ thích nghi với môi trường sống và sinh hoạt có vai

trò quan trọng giúp người cai nghiện ổn

định tâm lý, an tâm để tham gia điều trị

tại trung tâm cũng như giúp họ hiểu rõ

và thực hiện tốt các quy định, nội quy của cơ sở; đồng thời giúp người cai nghiện thấy được sự gần gũi, tích cực tại môi trường điều trị đó chính là hoạt động tham vấn hỗ trợ thích nghi với môi trường sống và sinh hoạt Khi thực hiện khảo sát về tình trạng nhân viên xã hội tham vấn hỗ trợ người cai nghiện thích

nghị với môi trường sống và sinh hoạt tại

trung tâm nhóm nghiên cứu đã có kết quả như sau: Có 72.9% người cai nghiện

đánh giá thường xuyên nhận được sự

tham vấn từ nhân viên xã hội; 24.3% người cai nghiện nhận được sự tham vấn ở mức độ hiếm khi và 2.9% người cai

nghiện hoàn toàn không nhận được sự

tham vấn Những số liệu trên đã cho thấy nhân viên xã hội tại cơ sở đã thực hiện hoạt động tham vấn hỗ trợ người cai nghiện thích nghỉ với môi trường sống và

Trang 3

hỗ trợ người cai nghiện thích nghi với môi trưởng tại trung tâm trong giai đoạn đầu

khi

hỗ

những sự thay đổi của trung tâm trong mới vào điều trị cũng như tham vấn

trợ người cai nghiện thích nghi với

suốt thời gian người cai nghiện điều trị

tại

kết|quả nghiên cứu chúng ta có thể thấy mặ¿ dù hoạt động tham vấn hỗ trợ thích

nghi đã được triển khai thường xuyên

nhưng chưa được thực hiện đồng đều ở cả các học viên cai nghiện Đặc biệt đây là cần thiết Tuy nhiên dựa vào

2.9% người cai nghiện hồn tồn khơng

nhận được tham vấn cũng cho thấy hạn chế|trong công tác tham vấn hỗ trợ người cai |nghiện thích nghi với môi trường điều trị Không nhận được tham vân - 3% - Tham vấn trị liệu căng thẳng, stress, khủng hoảng

1 Trong quá trình điều trị, người cai nghiện sẽ gặp rất nhiều khó khăn về tâm lý, nếu những khó khăn đó không được giải quyết kịp thời sẽ khiến người cai nghiện rơi vào trạng thái căng thẳng, stress và khủng hoảng khiến cho quá trình điều trị không đạt hiệu quả; thậm chí điều đó cũng có thể dẫn đến những hành vi tiêu cực từ người cai nghiện Vì vậy, tham vấn trị liệu căng thẳng, stress và khủng hoảng là một trong

những hoạt động quan trọng và cần thiết

của nhân viên xã hội Kết quả điều tra về tình trạng tham vấn trị liệu khủng hoảng, stress, căng thẳng của nhân viên xã hội được thể hiện qua biểu đồ sau:

Theo kết quả khảo sát, có 61% người cal nghiện thường xuyên nhận được sự tham

từ nhân viên xã hội; 36% ở mức độ hiến khi và 2.9% người cai nghiện hoàn chưa nhận được sự hỗ trợ Để tìm

hiểu sâu hơn về tình trạng người cai

vấn

toàn

nghiện nhận được tham vấn trị liệu stress,

SỐ 1012020 Biểu đồ 2.20 Thực trạng người cai nghiện được tham vẫn tri liéu

căng thẳng, sợ hãi, khủng boảng (tỉ lệ %)

(Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế năm 2020) khủng hoảng, căng thẳng từ nhân viên xã hội, tác giả đã thực hiện phỏng vấn sâu

với chị B.T.H (HVCN, 28 tuổi): “Từ lúc em

vào đây đến giờ em chưa gặp khủng hoảng hay căng thẳng gì cả nên các thầy, cô cũng

không tham vấn trị liệu cho em” (Trích

phỏng vấn sâu số 10 ngày 09/05/8020)

Trang 4

VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN XÃ HỘI TRONG THAM VẤN TÂM LÝ

Theo anh N.V.P (NVXH, 32 tuổi): “Thật sự

thì các anh/chị em cán bộ đều cố gắng hỗ trợ học viên tối đa nhất Đặc biệt là các học viên bị sốc, khủng hoảng trong quá trình cai Tuy nhiên tham vấn trị liệu là một lĩnh vực chuyên môn cần có kiến thức, kỹ năng chuyên sâu nên thường một số anh/chị/em cán bộ không thể thực hiện, còn lại một số đã thực hiện hỗ trợ

nhưng cũng hạn chế lắm!” (Trích phỏng

vấn sâu số 11 ngày 09/05/2020) Từ chia sẻ trên chúng ta thấy rằng việc thực hiện tham vấn trị liệu khủng hoảng, căng

thẳng cho người cai nghiện của nhân viên

xã hội phụ thuộc vào tình trạng khủng hoảng, căng thẳng mà người cai nghiện gặp phải, có nghĩa là nếu học viên cai nghiện gặp khủng hoảng, căng thẳng thì

nhân viên xã hội mới thực hiện hoạt động

tham vấn trị liệu Đồng thời đây được xác định là một hoạt động tham vấn chuyên sâu, tuy nhiên năng lực tham vấn trị liệu của hầu hết các nhân viên xã hội tại trung tâm vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu trị liệu Điều đó cũng làm hạn chế quá trình tham vấn trị liệu của nhân viên

xã hội cho người cai nghiện

- Tham vấn xây dựng và duy trì cảm

xúc tích cực

Bên cạnh quá trình trợ giúp người cai

nghiện vượt qua stress, khủng hoảng, việc

giúp người cai nghiện có tâm lý tự tin, lạc quan là một hoạt động tham vấn mang

tính then chốt trong hỗ trợ tâm lý cho người cai nghiện Đây sẽ là sự hỗ trợ quan

trọng để người cai nghiện có thêm nghị lực, sự kiên định với quá trình cai nghiện cũng như hạn chế sự tái nghiện vì các lý

do liên quan đến tâm lý mặc cảm, tự ti 6

NHAN LUC KHOA HOC XA HOI

họ Nghiên cứu cho thấy có 70% người cai

nghiện thường xuyên được nhân viên xã

hội tham vấn quản lý và duy trì cảm xúc tích cực; 28.6% người cai nghiện tiếp nhận ở tình trạng hiếm khi và 1.4% người cai nghiện không nhận được sự hỗ trợ Như vậy ở nội dung tham vấn này, nhân viên xã hội đã thực hiện và trợ giúp cho phần lớn người cai nghiện được tiếp cận với nó Tuy nhiên để phát huy tối đa vai trò của

nhân viên xã hội trong tham vấn trợ giúp

người cai nghiện xây dựng và duy trì cảm xúc tích cực thì nhân viên xã hội cần đẩy mạnh hơn nữa vai trò của mình thông qua việc thường xuyên thực hiện tham vấn và đảm bảo toàn bộ người cai nghiện đều được tiếp cận hoạt động tham vấn này từ

nhân viên xã hội

- Tham vấn kiểm soát và quản lý cảm

xúc tiêu cực

Trong quá trình cai nghiện hoặc sau cai nghiện, người cai nghiện có thể sẽ đối diện

với rất nhiều vấn đề khiến họ xuất hiện cảm giác không mong muốn Trước những cảm xúc đó, nếu người cai nghiện không thể tự kiểm soát và vượt qua nó thì rất có

thể họ sẽ rơi vào trạng thái tâm lý tiêu

cực, từ đó dẫn đến hàng loạt các hành vi tiêu cực gây nguy hại đến bản thân người

cai nghiện hoặc người xung quanh, cũng

như có những tác động xấu đến mối quan

hệ giữa người cai nghiện với mọi người và

đó cũng có thể là nguyên nhân để họ sử

dụng lại ma túy và tái nghiện Trong quá

trình tham vấn hỗ trợ người cai nghiện, nhân viên xã hội đã thực hiện tham vấn giúp người cai nghiện có thể kiểm soát và quản lý cảm xúc tiêu cực Trong đó có 60%

người cai nghiện thường xuyên được tham

Trang 5

vấn| 35.7% người cai nghiện tiếp cận hoạt động tham vấn này ở tần suất hiếm khi và có 3.9% người cai nghiện hoàn tồn khơng

nhậ

được hỗ trợ ở nội dung này

lữa người cai nghiện và những người xu bè xu ng ng

gia |đình như thiếu sự chia sẻ, quan tâm,

quanh họ (gia dinh, ban cing cai, ban

có thể nảy sinh những mâu thuẫn, đột làm ảnh hưởng đến tâm lý của ¡ cai nghiện Ngoài ra nhiều người cai

ién không có sự tương tác tích cực với yêu | thương nhau đó cũng là một trong

những cản trở về mặt tâm lý khiến người

cai nghiện không thể đạt được thành công

trong quá trình điều trị Tại cơ sở xã hội Nhị Xuân, bên cạnh các hoạt động tham vấn hỗ trợ khác, nhân viên xã hội cũng đã luôn quan tâm và thực hiện tham vấn trợ

giúp người cai nghiện giải quyết những vấn

đề xảy ra trong mối quan hệ giữa họ với

những người xung quanh Có 65.7% người cai nghiện thường xuyên nhận được tham

vấn từ nhân viên xã hội; 32.9% người cai nghiện tiếp nhận tham vấn ở tần suất hiếm khi; và 1.4% người cai nghiện không nhận được sự tham vấn

Bảng 2.10 Mô hình ma trận tương quan giữa nhu cầu và thực trạng

người cai nghiện tiếp cận với dịch vụ tham vấn hỗ trợ giải quyết các vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ với gia đình, xã hội

Nhu cầu tham vấn hỗ trợ giải quyết các vấn đề nảy sinh trong mối

quan hệ với gia đình, Tình trạng NCN được tham vấn hỗ trợ giải quyết các vấn đề nảy sinh trong MQH với với|gia đình, xã hội

xã hội gia đình, xã hội

Nhp cầu tham vấn | Pearson 1 S1” hỗ trợ giải quyết các | Correlation ’ van dé nay sinh Sig (2-tailed) ,000 trohg mối quan hệ

với|gia đình, xã hội N 170 170

Tình trạng NCN - Pearson 611” i

được tham vấn hé trg | Correlation , giải quyết các vấn dé | Sig (2-tailed) ,000

nay sinh trong MQH a 170 170

Hảng số liệu trên thể hiện sự tương quah giữa nhu cầu và thực trạng người cai nghiện tiếp cận với dịch vụ tham vấn hỗ

SỐ 1(2020 (Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế năm 2020)

trợ giải quyết các vấn đề nảy sinh trong

mối quan hệ với gia đình, xã hội từ nhân

viên xã hội Theo đó hệ số tương quan giữa

Trang 6

VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN XÃ HỘI TRONG THAM VẤN TÂM LÝ

biến nhu cầu với thực trạng là 0.611, nghĩa là thực trạng tham vấn có mối tương quan với nhu cầu sử dụng của người cai nghiện và đáp ứng được 61.1% nhu cầu của người ca1 nghiện

Tham vấn xây dựng, duy trì cảm xúc

tích cực;

những vấn đề trong mối quan hệ của tham vấn hỗ trợ giải quyết người cai nghiện có tỉ lệ tiếp cận ở mức

cao nhất (98.6%), tiếp đó là hai nội dung

tham vấn: Hỗ trợ thích nghi môi trường sống và sinh hoạt, tham vấn trị liệu khủng hoảng, cẳng thẳng chiếm (97.1%); hoạt động tham vấn có tỉ lệ tiếp cận thấp

nhất là tham vấn kiểm soát, quản lý cảm

xúc tiêu cực (95.7%)

vấn hỗ trợ thích nghi với môi trường

Trong đó, tham

sống và sinh hoạt là nội dung tham vấn có tỉ lệ người cai nghiện thường xuyên được hỗ trợ nhất

* Đánh giá của người cai nghiện về vai trò của nhân viên xã hội trong tham vấn hỗ trợ tâm lý

Với những dịch vụ tham vấn hỗ trợ tâm lý mà nhân viên xã hội đã cung cấp, chúng tôi có các số liệu thống kê đánh giá của người cai nghiện về vai trò của nhân viên

xã hội như sau: mRattot #Tốt #Bình thường Không tốt 1.4 1.4 1.4

Tham vân thích Tham ván trị Tham vấn xây Tham vấn kiểm Tham van giải dựng và duy trì soát và quản lý _ quyết van dé

cảm xúc tích cảm xúc tiêu nghỉ với môi liệu căng

trường sông, thang, stress,

sinh hoạt khủng hoảng cực trong môi quan hệ giữa người cai nghiện với mọi người xung quanh cực

Biểu đồ 2.21 Đánh giá của người cai nghiện về vai trò của nhân viên xã hội

trong tham vấn hỗ trợ tâm lý (tỉ lệ %)

Theo kết quả nghiên cứu, vai trò của nhân viên xã hội ở hầu hết các nội dung tham vấn về hỗ trợ tâm lý đều có trên 50% người cai nghiện đánh giá ở mức tốt và rất tốt Đồng thời vai trò của nhân viên xã hội được đánh giá tốt (bao gồm mức độ tốt và rất tốt) giữa các nội dung tham vấn không

BH] NHÂN LỰC KHÓA HỌC XÃ HộI

(Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế năm 2020) có sự chênh lệch lớn Trong đó, vai trò của nhân viên xã hội tham vấn hỗ trợ người cai nghiện thích nghi với môi trường sống và sinh hoạt được đánh giá tốt ở tỉ lệ cao nhất với 72.9% (gồm 28.6% rất tốt và 44.3% đánh giá tốt) Vai trò của nhân viên

Trang 7

stress, khủng hoảng có tỉ lệ người cai nghiện đánh giá tốt với tỉ lệ thấp nhất với

65.1%; đồng thời, đây cũng là một trong

hai |nội dung tham vấn mà vai trò của nhâh viên xã hội có đánh giá không tốt với

tỉ lậ 1.4%

Thông qua kết quả thu thập từ chính người cai nghiện, chúng ta có thể thấy hoạt động tham vấn hỗ trợ của nhân viên xã hội với người cai nghiện về cơ bản đã

đáp| ứng được một phần nhu cầu cũng như mang lại hiệu qua trong việc trợ giúp

người cai nghiện

Như vậy, vai trò của nhân viên xã hội troig hoạt động tham vấn hỗ trợ tâm lý

cho| người cai nghiện đã thể hiện khá rõ

trolqg các nội dung tham vấn, tần suất tham vấn cũng như sự hài lòng của người cai nghiện với hoạt động tham vấn Ở vai trò bủa mình, nhân viên xã hội đã thể hiện là một nhà tham vấn và trực tiếp cung cấp các|dịch vụ tham vấn hỗ trợ tâm lý đáp ứng nhu cầu của người cai nghiện Tuy nhiện dựa vào kết quả điều tra cũng cho thấy cần đẩy mạnh hơn nữa vai trò của

nhấn viên xã hội trong hoạt động tham

van hé tro tâm lý để đáp ứng toàn bộ nhu cầu | của người cai nghiện cũng như nâng

cao|sự hài lòng của người cai nghiện về vai

trò bủa nhân viên xã hội 3 Khuyến nghị

Để góp phần nâng cao vai trò của nhân

viên xã hội trong tham vấn điều trị hướng đến dịch vụ hỗ trợ can thiệp tốt nhất cho người cai nghiện tại cơ sở, tác giả xin đưa ra một số khuyến nghị như sau:

Nâng cao chất lượng của đội ngũ nhân

viên xã hội

Trong quá trình thực hiện các phương $6 10-2020

pháp trợ giúp cho người cai nghiện nói

chung và tham vấn nói riêng, sự tương tác

giữa thân chủ và nhân viên xã hội có tác động rất lớn đến kết quả của hoạt động can thiệp Trong khi đó, bản thân người cai nghiện đang gặp rất nhiều khó khăn dẫn đến sự hạn chế về khả năng nhận thức, hành vi và năng lực tự giải quyết vấn đề; chính vì thế sự hỗ trợ, tác động của nhân viên xã hội được xem là một trong những yếu tố quan trọng để tạo ra sự thay đổi tích cực từ thân chủ Điều đó chứng tỏ rằng chúng ta cần có một đội ngũ

nhân viên xã hội có chuyên môn sâu và

vững vàng Để đáp ứng yêu cầu công việc, bản thân mỗi nhân viên xã hội cần ý thức và thực hiện cải thiện, nâng cao năng lực chuyên môn cũng như thái độ của nhân

viên xã hội trong quá trình làm việc

Trong đó những kiến thức, kỹ năng về

công tác xã hội, tâm lý học, hành vi con

người cần được chú trọng Đồng thời, mỗi nhân viên xã hội cần nhìn nhận đúng về người cai nghiện với thái độ tôn trọng, thấu hiểu, kiên nhẫn, thiện chí

- Hoàn thiện hệ thống nhân lực, quy trình làm việc, cơ sở vật chất tại cơ sở

Đảm bảo số lượng và chất lượng của đội

ngũ nhân viên xã hội;

Thay đổi và cải tiến quy trình tham vấn phù hợp Trong đó lưu ý đến việc đánh giá về sự thay đổi của học viên sau khi được tham vấn và tiếp nhận phản hồi của học viên;

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở vật, chất để hỗ trợ cho các hoạt động tham vấn nói riêng và điều trị cai nghiện nói chung;

Đẩy mạnh sự phối hợp giữa các phòng

ban chức năng cũng như sự quan tâm, theo đối và kiểm tra từ ban lãnh đạo cơ sở;

Trang 8

VAI TRO CUA NHAN VIEN XA HOI TRONG THAM VAN TAM LY

Xây dựng và phát triển mạng lưới dich

vụ với các trung tâm, cơ sở dịch vụ ngoài cộng đồng - Hoàn thiện về cơ chế pháp luật và chính sách Tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp lý về Phòng, chống ma túy nói chung và công tác điều trị cho

người cai nghiện nói riêng;

Xây dựng và ban hành hệ thống quy định về điều kiện, tiêu chuẩn thực hành nghề công tác xã hội nói chung và tham vấn nói riêng

Kết luận

Với việc khảo sát và phân tích các chỉ số về thực trạng vai trò của nhân viên xã hội trong tham vấn hỗ trợ tâm lý cho người cai

nghiện thông qua các hoạt động, nội dung

tham vấn mà nhân viên xã hội đã cung cấp, hay những đánh giá của người cai nghiện về vai trò, hiệu quả của hoạt động tham vấn tâm lý mà nhân viên xã đã cung cấp cũng như nhận định của chính nhân viên xã hội về dịch vụ tham vấn mà họ đã

hỗ trợ người cai nghiện; có thể khẳng định rằng đội ngũ nhân viên xã hội tại cơ sở xã hội Nhị Xuân, Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang thực hiện vai trò của một nhà

tham vấn nhằm hỗ trợ người nghiện ma túy giải quyết những khó khăn về tâm lý trong quá trình cai nghiện tại cơ sở Tuy nhiên, vai trò của nhân viên xã hội trong tham vấn tâm lý cho người cai nghiện vẫn còn nhiều hạn chế về nội dung tham vấn, tính chất chuyên sâu, tính hiệu quả cũng như chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu tham

vấn tâm lý của người cai nghiện Dựa trên

kết quả nghiên cứu, tác giả đã đưa ra một số khuyến nghị nhằm cải thiện và nâng cao

chất lượng của đội ngũ nhân viên xã hội Ea NHAN LUC KHOA HOC XA HOI

cũng như tính hiệu qua và tối ưu của dịch vụ tham vấn tâm lý tại cơ sở Có thể khẳng định rằng, các biện pháp can thiệp về tâm lý, xã hội có vai trò tiên quyết trong quá trình trợ giúp người cai nghiện từ bỏ ma túy, duy trì hiệu quả cai nghiện và tái hòa nhập cộng đồng Kết quả này cũng gợi ý

cho nhân viên xã hội và các cơ sở, trung tâm cai nghiện khác có sự nhìn nhận đúng

đấn về vai trò của dịch vụ tham vấn tâm lý từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả của dịch vụ tham vấn nói riêng và dịch vụ hỗ

trợ cai nghiện nói chung nhằm hướng đến

mục tiêu của nước ta trong công cuộc phòng, chống và đẩy lùi ma túy

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Bộ Lao động - Thương bình & Xã

hội (2013), Đề án Đối mới công tác cai

nghiện ma túy tại Biệt Nam giai đoạn

2013 - 2020

2 Chính phủ, Quyết định số 1001/QĐ- TTg ngày 27/6/2011 về việc Phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 và

định hướng đến năm 2030

3 Chính phủ, Quyết định số 2596/QĐ- Ttg ngày 27/12/2013 về việc Phê duyệt đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy ở Việt Nam đến năm 2020

4 Bùi Thị Xuân Mai (2018), Giáo trình

Tham vấn điều trị nghiện ma túy, Nxb

Lao động - Xã hội

5 Ngô Thị Lệ Thu (2020), Vai trò của nhân viên xã hội trong tham vấn hỗ trợ

người cai nghiện ma túy tại cơ sở xã hội

Nhị Xuân, thành phố Hồ Chí Minh (Đề tài

NCRH cấp trường, mã số CT2019-14-72)

Ngày đăng: 26/10/2022, 14:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w