HÀNH VI GÂY HẤN CỦA
HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ Nguyễn Thị Anh Thư Nguyễn Thị Hồng Vân Khoa Tâm lý học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân vấn Bùi Minh Đức Khoa Tâm lý học Quân sự, Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng Đỗ Kim Ngọc Trường Quốc tế Hà Nội TÓM TẮT
© Nghiên cứu được thực hiện trên 232 khách thể là học sinh trung học cơ sở (độ
tuổi 12 - 15) trên địa bàn Hải Dương và Hà Nội Kết quả khảo sát bằng thang ẩo Xung đột với bạn cùng lua (Peer conflict scale) cha Marsee và cộng sự (2011) cho thấy, 96,6% học sinh tham gia nghiên cứu báo cáo có hành vi gây hẳn Học sinh báo 'cáo điểm trung bình gây han công khai cao hơn so với gây hấn liên hệ Nghiên cứu tìm ra mối tương quan thuận giữa hai loại gây hẳn công khai và gây hấn liên hệ Phép kiểm định T-test không cho phép khẳng định sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ gây han theo gidi tinh Kết quả phân tích kiểm định One-way Anova ghi nhdn sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ gây hẳn theo lớp học, kiểu gia đình và thứ tự sinh Cụ thể, học sinh lớp 7 báo cáo mức gây han chung là cao nhất so với khối lớp 6, 8 và 9 Học sinh sông trong gia đình mở rộng báo cáo mức gây hẳn công khai thấp hơn so với các học sinh sống trong gia đình hạt nhân, gia đình đơn thân và sống cùng họ hàng Gây hấn liên hệ ở con thứ được báo cáo thấp hơn so với gây hẳn ở con cả va con ut
Từ khóa: Gáy hắn; Học sinh trung học cơ sở; Biến nhân khẩu
Ngày nhận bài: 13/2/2020; Ngày duyệt đăng bài: 25/5/2020
1 Đặt vẫn đề
Hiện nay, vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về gây hắn, tuy nhiên nhiều
tác giả đều thống nhất rằng một hành vi được gọi là hành vi gây hắn khi người thực hiện hành vi có ý định gây hại (Bushman và Anderson, 2001; Berkowitz, 1993; Bushman và Huesman, 2010; Geen, 2001; Trần Thị Minh Đức, 2016) Gây hắn là bất kỳ hành vi nào nhắm đến cá nhân khác được thực hiện với ý định gây hại (Anderson và Bushman, 2002) Một cách nhìn khác tương tự, “gây hắn là hành vi chủ đích nhằm gây hại đến những người mà người đó mong muốn tránh né khỏi
TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC, Số 6 (255), 6 - 2020 85
Trang 2
sự gây hại đó” (Bushman và Huesmamn, 2010) Day là quan điểm được chúng tôi sử dụng là cơ sở đề lựa chọn thang đo và phân tích kết quả nghiên cứu
Khi nói đến phân loại gây hân, các nhà nghiên cứu phân chia gay han dua
trên những hiểu biết của họ về Nét gây hấn (aggression traits) (Buss va Perry,
1992), trong đó mô tả sự khác biệt cá nhân trong suy nghĩ (sự thù địch - hostility),
cảm xúc (sự tức giận - anger) và hành vi (thể chất - lời nói) nhằm mục đích gây
hại cho người khác Tuy vậy, cho đến nay, nhiều nhà tâm lý học xã hội đã đi theo hướng xác định gây hắn là một hành vi, chứ không phải hệ quan điểm hay trạng thái cảm xúc (Berkowitz, 1993; Geen, 2001; Anderson và Bushman, 2002)
Tac gia Berkowitz (1993) phan chia gay hắn dựa trên khía cạnh chức năng của gây hắn, còn được biết đến là phân loại gây han tho dich - gay han céng cu (sau được gọi là gáy hẳn phản ứng - gây hấn khởi phái) Gây hắn thù địch (gáy
hẳn phản ung - reactive apgression) được coi là bốc đồng, thiếu suy nghĩ (tức là
không có kế hoạch), bị thúc đây bởi sự tức giận, có động cơ cuối cùng là làm hại đối tượng và xảy ra khi phản ứng lại một sự khiêu khích, đe dọa nào đó Đôi khi nó được gọi là gây hẳn cảm xúc, gây hấn bốc đồng Trong khi đó, gây hắn công cụ (gây hấn khởi phát - proactive aggression) duoc coi như một phương tiện được tính toán trước để đạt được mục tiêu khác bên cạnh việc gây hại cho nạn nhân và nó mang tính khởi phát hơn là phản ứng (Berkowitz, 1993; Geen, 2001) Một số tác giả chỉ ra rằng, nó thường được sử dụng như một công cụ để dành lấy điều gì đó từ
người khác hoặc dé thống trị ho (Dodge, 1991; Dodge và Cole, 1987)
Ở một khía cạnh khác, các tác giả đã phân loại hành vi gây han dựa trên hai
hình thức là gây hấn công khai và gây hẳn liên hệ (hay gây hắn trực tiếp - gây han gian tiép) Gay hẳn cong khai (overt aggression) gay hai muc tiêu bang cách tổn
hại đến sức khỏe thê chất của họ, bao gồm các hành vi gay han vé mat thé chat va
lời nói, như đánh, đây, da va de doa (Coie va Dodge, 1998; Parke va Slaby, 1983) Trong khi đó, gay han lién hé (relational aggression) gay tén hai cho mục tiêu
thông qua các mỗi quan hệ xã hội, tình bạn hay cảm giác hòa nhập trong nhóm
đồng đăng (Crick và cộng sự, 1999) bao gồm các hành vi như nói xâu, bịa đặt, ngăn cản mục tiêu tham gia nhóm, lan truyền tin đồn hoặc bảo người khác không làm bạn với mục tiêu
Trong nghiên cứu này, chúng tôi lựa chọn tiếp cận gây hắn trên cả hai khía cạnh nêu trên, giống với cách tiếp cận của Marsee và cộng sự (2011) khi xây dựng thang đo Xung đột với bạn cùng lứa kết hợp giữa hai khía cạnh Công khai/Liên hệ và Phản ứng/Khởi phát
Trang 3
Hương, 2012) Các phát hiện trong nghiên cứu gợi ý rằng, có nhiều mâu thuẫn diễn ra trong suy nghĩ và trong hành vi của thanh thiếu niên có hành vi gây han
Một số nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam chỉ ra gây hấn có mối liên
hệ với giới tính (De la Torre-Cruz, García-Linares và Casanova-Arias, 2014; Trần
Thị Minh Đức và Hoàng Xuân Dung, 2010; Trần Hằng Ly, 2018), thứ tự con
trong gia dinh (Sultana va Latif, 2013; Cundiff, 2013; Ardebili va Golshani, 2016), phong cách giáo duc cua cha me (xem thém Lei va Li, 2018; Calvete va cong su, 2014; Lokoyi, 2015; Raine va Chen, 2018), kiéu gia dinh (Akomolafe va Olorunfemi-Olabisi, 2011; Thornberry, Smith, Rivera, Huizinga va Stouthamer- Loeber, 1999; Sanni, Nsisong, Abayomi, Fecilia va Leonard, 2010), d6 tudi (Huesmamn và Guerra, 1997) Trong bài viết này, chúng tôi tập trung làm sáng tỏ
mối liên hệ giữa hành vi gây hắn ở học sinh THCS và các biến như giới tính, độ
tuổi, kiểu gia đình và thứ tự con trong gia đình Nghiên cứu cũng bước đầu sử dụng
thang đo của Marsee trong bối cảnh Việt Nam, trong đó sử dụng cách phân loại
hành vi gây han theo hai yếu tố chức năng và hình thức
2 Phương pháp nghiên cứu 2.1 Khách thể nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu là 232 học sinh trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Hải
Dương và Hà Nội, có độ tuổi từ 11 đến 14 (tuổi trung bình (M) = 13,4; độ lệch
chuẩn (SD) = 1,06) Trong đó, học sinh nữ là 115 em chiếm 49,6%; 53,9% học
sinh sống trong gia đình hạt nhân; 42,7% học sinh là con cả trong gia đình
Bang 1: Dac diém mâu nghiên cứu Tiéu chi Số lượng | Tỷ lệ % Giới tính } Nam H7 20,4 Nữ 115 49,6 : 12 (lớp 6) 62 26.7 Tuôi 13 (lớp 7) 60 25,9 14 (lớp 8) 67 28,9 15 (lớp 9) 43 18,5 - Gia đỉnh mở rộng 74 31.9 Kiểu
gia đình ` Gia đình hạt nhân 125 53,9
Gia đình đơn thân 25 10,8
Sống cùng họ hàng (bao gồm ông bà, cô chú, ) § 3,4
Trang 42.2 Thang do
Nghiên cứu sử dụng thang đo Xung đột với bạn cùng lứa (Peer conflict scale) của Marsee và cộng sự (2011) bao gôm 40 câu được chia đều làm 4 nhóm
hanh vi gay han: 1/ Gay han phan ứng công khai (phản ứng lại khi bị kích thích bằng cách gây hại đến sức khỏe thể chất của người khác, ví dụ: Nếu người khác làm em tức điên lên, em làm tổn thương họ; Em đe dọa người khác khi họ làm điều sai với em); 2/ Gay hẳn khởi phát công khai (bắt đầu hành động gây hại đến sức khỏe thể chất của người khác nhằm giành được điều gì đó ngay cả khi không bị kích thích, ví dụ: Em sẽ chủ động đánh nhau để đạt được điều mình muon);
3/ Gay hẳn phản ứng liên hệ (phản ứng lại khi bị kích thích bằng cách gây hại đến các môi quan hệ xã hội, ví dụ: Khi ai đó làm em khó chịu, em bảo bạn bè em đừng
chơi với người đó) và 4/ Gây hẳn khởi phát liên hệ (bắt đầu hành động gây hại đến các mối quan hệ xã hội nhằm giành được điều gì đó ngay cả khi không bị kích
thích, ví dụ: Khi em nói xấu về người khác, em cảm thấy như hành động đó khiến em được mọi người yêu qwÿ) Thang đo được chuyển ngữ và chỉnh sửa phù hợp
với ngữ cảnh Việt Nam
Phân tích nhân tố khám pha (EFA - Exploratory factor analysis) Ban dau,
khi tiến hành phân tích nhân tố cho 40 câu trong thang đo theo bốn nhân tố trong lý thuyết, nghiên cứu nhận thấy các nhóm nhân tố không phù hợp với định dạng
ban đầu của thang đo Sau năm lần phân tích với 13 mệnh đề (item) bị loại, nghiên
cứu rút ra được mô hình hai nhân tố có hệ số KMO = 0,82; kiểm định Bartlett có
mức ý nghĩa Sig < 0,001 Hai nhân tố rút trích được có giá trị phương sai trích là
33,3% Nhân tô 1 (giải thích cho 16,7% sự biến thiên của biến) gôm 15 mệnh đề thể hiện hành vi gây hân đến người khác thông qua tác động đến các mối quan hệ xã hội, cảm giác hòa nhập trong nhóm, cụ thể như: nói xấu, bia đặt, không cho
vào nhóm, cướp đi bạn bè và được đặt tên là Gây hẳn liên hệ với độ tin cậy
Alpha của Cronbach = 0,82 Nhân tố 2 (giải thích cho 16,6% sự biến thiên của
biến) gôm 12 mệnh để thể hiện hành vi gây hắn đến sức khỏe thể chất của người khác, như đánh nhau, cãi nhau, làm tổn thương, đe dọa, và được đặt tên là Gây han công khai với độ tin cậy Alpha của Cronbach 1a 0,83
Xem xét 13 mệnh đề bị loại khỏi mô hình, chúng tôi nhận thấy: thứ nhất, 2 mệnh đề về gây han phản ứng liên hệ là câu 4 và câu 38, khi đối chiếu với mô hình gốc của Marsee và cộng sự, đều là mệnh đề có hệ số tải thấp hơn 60; thứ hai,
có đến 11 mệnh để bị loại thuộc vào nhóm hành vi gây hân khởi phát, trong đó 8
mệnh đề thuộc nhóm hành vi gây hấn khởi phát cống khai và 3 mệnh đề thuộc
nhóm hành vi gây han khởi phát liên hệ Điều này gợi ý rằng có thê vấn để xảy ra
với mô hình nhân tố là do phần dịch thuật chưa truyền tải hợp lý các item, khiến
các hành vi gây hắn khởi phát công khai có sự tương đồng với các hành vi bắt nạt và bạo lực học đường (ví dụ: Em cô tình độc ác với người khác, ngay cả khi họ
Trang 5
like it makes me powerful and respecteđ” thành “Khi làm tổn thương người khác,
em thấy quyền lực và được tôn trọng”, thì đường như cụm từ “được tôn trọng” gợi
nhắc đến bồi cảnh hoc sinh bị coi thường nên phải hành động để được bạn bè tôn
trọng, chứ không phải hành vi gây hắn khởi phát như cách giải nghĩa của nhà
nghiên cứu Thêm nữa, ngay trong nghiên cứu của mình, Marsee và cộng sự cũng
chỉ ra rằng, việc sử dụng từ “hurt” - “tổn thương” có thé bị lý giải thành gây hắn
liên hệ hoặc gây hắn công khai
Mặc dù giá trị phương sai trích của mô hình hai nhân tố là chưa cao nhưng trong quá trình nghiên cứu lý thuyết nền tảng của thang đo, cũng như xem xét hệ số
tải của các item cua thang đo (> 0,4) và độ tin cậy của hai nhóm item (0,8 < a < 0,9),
chúng tôi quyết định sử dụng mô hình nhân tố này Mô hình vẫn phần nào phù
hợp với mô hình gốc của tác giả vì hai nhân tố này tương đồng với khía cạnh phân
loại Gây hắn công khai và Gây hắn liên hệ như trong thang đo gốc
Thang đo này sử dụng thang Likert bậc 4 được cho điểm từ 0 đến 3 như sau: Hồn tồn khơng dung: 0 điểm; Đúng một phần: 1 điểm; Hầu như đúng: 2
điểm; Hoàn toàn đúng: 3 điểm Lý do mà thang đo này có điểm 0 là do nghiên cứu đang nhắm đến các hành vi chứ không phải nguy cơ, do đó không loại trừ trường
hợp có học sinh không hè có hành vi gây hắn nào Như vậy, điểm tổng thang đo có giá trị từ 0 đến 81, điểm tổng bằng 0 nghĩa là học sinh không có hành vi gây
hấn, điểm tổng càng lớn thê hiện hành vi gây hắn càng nhiều
Các số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS phiên bản 22.0 với
các phép toán thống kê mô tả phần trăm (%), điểm tổng (DS) và so sánh giá trị
trung bình thông qua kiểm định T-test, One way Anova
3 Kết quả nghiên cứu và Bàn luận
3.1 Thực trạng hành vi gây han & hoc sinh THCS - 16 13.45 _is4 10 8.46 4,99 © 2 + DH DH
Gay han cian Gay hanLién he Gay han chung
Biểu đồ 1: Điểm trung bình (M) hành vi gây hắn của học sinh THCS
Trang 6
Thống kê mô tả trong nghiên cứu này chỉ ra rằng, có đến 96,6% học sinh báo cáo có hành vi gây hắn, chỉ có 3,4% (8 em) báo cáo không có hành vi gây hân Kết quả nghiên cứu này có sự tương đồng với một nghiên cứu tại Việt Nam
năm 2010 được thực hiện trên học sinh THCS, trong đó cho thấy chỉ có 0,1% học
sinh là không bao giờ gây hắn, 95,3% học sinh thỉnh thoảng có gây hấn và 4,5% học sinh thường xuyên gây hắn (Hoàng Xuân Dung, 2010)
Chúng tôi loại 8 phiếu học sinh báo cáo không có hành vi gây hắn và tiến
hành xử lý dữ liệu trên 224 học sinh còn lại
Xem xét mức độ gây han trong hành vi của học sinh THCS ở từng biểu hiện, biểu đỗ I cho thấy, trên thang điểm từ 0 đến 81, học sinh báo cáo hành vi gây hắn chung có tông điểm trung bình là 13,45, độ lêch chuân (SD) = 9,46 Dé so sánh với nghiên cứu gốc, chúng tôi tính điểm trung bình gây han chung | cua hoc sinh THCS trong nghién cứu là 0,5, cao hơn so với điểm trung bình gây han chung của nhóm thanh thiếu niên trong nghiên cứu của Marsee va cong su 1a 0,41 (Marsee va cong sự, 2011) Tuy nhiên, xem xét về việc nhóm khách thể của Marsee bao gôm cả nhóm thanh thiếu niên tại trại tạm giam và nhóm thanh thiếu niên bỏ học, chúng tôi nhận thấy mức gây han ma học sinh báo cáo trong nghiên cứu này là khá cao
Phân tích thống kê mô tả chỉ ra sự khác biệt lớn giữa hai kiểu hình gây hắn công khai va gây hắn liên hệ, trong đó học sinh báo cáo hành vi gây hắn công khai
(M = 8,45; SD = 6,05) cao hơn 1,7 lần so với hành vi gây hắn liên hệ (M = 4,9;
SD = 5,05) và kết quả này có ý nghĩa về mặt thống kê (Sig < 0,001) Nói cách khác, thay vì lựa chọn gây hại cho người khác bằng cách tác động lên bạn bè của họ hay kể ra bí mật của họ (gây han liên hệ), học sinh THCS có xu hướng lựa
' chọn các hình thức trực tiếp hơn như đe dọa, làm tổn thương qua lời nói hoặc thé
chất (gây hắn công khai) Có thể thấy, thanh thiếu niên ở độ tuổi 12 đến 15 thường chọn những hành vi ít có tính chất tỉnh vi và thường ít mang mục đích sâu xa
Ngoài ra, phân tích tương quan tìm ra mối tương quan có ý nghĩa thống kê
giữa hai kiểu gây hắn cho thấy, hai loại gay han nay khơng hồn tồn tách rời nhau
mà có liên hệ thuận, mặc dù đây chỉ là môi quan hệ yêu ( = 0,45; p< 0,001) Phát hiện này chỉ ra rằng nếu học sinh có hành vi gây han công khai thì cũng có xu hướng thực hiện các hành vi gây hắn liên hệ hoặc/và ngược lại
3.2 So sánh hành vi gây hẳn của học sinh THCS theo các biến nhân khẩu
3.2.1 Giới tính
Từ góc độ giới tính, các nghiên cứu trên thế giới chỉ ra hành vi gây hắn có mối liên hệ với biến số này Trong một nghiên cứu tìm hiểu về hành vi gay han vé
thé chat, lời nói, sự tức giận, sự thù địch thé hiện đối với bạn bè đồng lứa, người ta thấy rằng nam giới đạt điểm cao hơn nữ giới trong hành vi gây han vé thé chat
Trang 7
hành vi ở thiếu niên nữ giới bởi nó có thể là chỉ báo cho các hành vi chống đối xã
hội nghiêm trọng hơn (Moretti và Odgers, 2002) Trong khi đó, nghiên cứu vẻ hai loại gây hắn phát hiện ra nữ giới được tìm thấy có mức gây hắn liên hệ hay gây hắn gian tiép cao hon nam gidi (Spieker, Campbell, Vandergrift, Pierce, Cauffman,
Susman va Roisman, 2012; Marsee va cong su, 2011; Bjorkqvist, 2018) Trai lai, cũng có một số ít nghiên cứu lại không tìm ra sự khác biệt về giới ở khía cạnh sự
tức giận (Buss và Perry, 1992) Trên nhóm khách thé hoc sinh Việt Nam, năm 2010, nghiên cứu chỉ ra học sinh nam có tỷ lệ gây hắn thường xuyên cao gấp 4,06 lần so với tỷ lệ này ở nữ; tuy nhiên, hành vi gây han của các em học sinh nữ nghiêng về các dạng gây hắn gián tiếp gây tốn thương về mặt tỉnh thần hơn là dạng gây hắn thé chất (Hoàng Xuân Dung, 2010) Các phát hiện vỀ sự khác biệt giới trong hành vi
gây hắn có điểm tương đồng với kết quả nghiên cứu gần đây của Trần Hằng Ly
(2018)
Qua bảng 2, phân tích thống kê mô tả cho thấy điểm gây hấn chung ở học
sinh nam cao hơn ở học sinh nữ, điểm gây hắn công khai ở học sinh nam cao hơn
trong khi điểm gây hắn liên hệ ở học sinh nữ cao hơn Điều này cho thấy, xu
hướng phần nào tương đồng với những phát hiện của một số nghiên cứu trước (Archer, 2004; Card va cộng sự, 2008; Marsee và cộng sự, 2011) Tuy nhiên,
nghiên cứu không tìm ra sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm Bây, hẳn giữa học sinh nam và học sinh nữ (p > 0,05) Kết quả này gợi ý rằng, có thể sự khác
biệt giới trong các vấn đề hành vi nói chung và hành vi gây hắn nói riêng đã dần trở nên mờ nhạt Bảng 2: Điểm tổng thang đo Gây hấn theo giới tính
Loại gây hẳn Giới tính N M SD Sig
Gay han céng khai Nam 110 8.71 6,41 0,539 Nữ 114 8,21 5,71 Gay hấn liên hệ Nam 110 5,11 5,52 0,732 Nữ 114 4,88 4,56 Điểm tổng gây hắn chung Nam 110 13,82 10,26 0,565 Nữ 114 13,09 | 865
Thực chất ngay từ năm 2010, nghiên cứu của Hoàng Xuân Dung đã cho thấy mac du có sự khác biệt trong hình thức của hành vi gây hấn giữa nam giới và
nữ giới, tuy nhiên khi bị kích thích đến mức độ nhất định thì học sinh nam và học
sinh nữ đều lựa chọn hành vi gây hắn tương đồng nhau Những vụ bắt nạt học
đường gây xồn xao dư luận cũng không còn chỉ gói gọn trong nhóm học sinh nam
mà cả trong nhóm học sinh nữ hay thậm chí nhóm học sinh nam - nữ chung Điều
Trang 8
này cho thấy, dư luận cũng như nhận thức chung của cộng đồng về sự khác biệt về giới đang có sự thay dỗi to lớn Cùng với phong trào bình đăng giới đang được khởi xướng mạnh mẽ, người dân đã bắt đầu có cái nhìn thoáng hơn đối với các
khuôn mẫu hành vi, dẫn đến một xu hướng thay đổi trong hành vi của từng giới Sự thay đổi có thể là nữ gidi su dung hanh vi gay hẳn như một cách thể hiện sức mạnh và khao khát được bình đẳng hoặc nam giới giảm bớt các hành vi gây han bởi họ không còn gánh nặng phải chứng tỏ quyên lực của bản thân
3.2.2 Độ tuổi
Nghiên cứu sử dụng kiểm định Anova một chiều tìm ra sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê về tổng điểm gây hắn công khai (Fe, 228) = = 4,90; p = 0,003 < 0,05), gay han lién hé (F(3, 228) = 2,76; p = 0,043 < 0,05), gay han chung (F(3, 228) = 5,02; p= 0,002 < 0,05) giữa cả 4 khối lớp | 16 15.20 14.88 1a ha 11.47 10 9.60 9.45 642 a “` ante Gay hận công khai 8 ee" ee ` 6.12 i Gay han lien hé ị 6 Gay hàn chúng 5.60 5.43 4 4.66 3,00
Lop 6 Lop 7 Lops Lop Ø
Biéu dé 2: Diém tổng trung bình của hành vi gây hẳn chung ở học sinh theo độ tuổi
Dựa theo biểu đồ 2, học sinh 12 tuổi đớp 6) có điểm trung bình gây han chung là 11,47 (SD = 9,28), sau đó tăng lên cao nhất ở học sinh 13 tuổi (lớp 7) là 15,2 (SD = 9,03), rôi giảm còn 14,88 đối với học sinh 14 tuổi (lớp 8) (SD = 10,78) va giảm đến thấp nhất ở nhóm học sinh 1Š tuổi (lop 9) (diém téng = 9,12; SD = 7,39) Xu hướng này cũng giống với khi xem xét kiểu gây hắn công khai và gây hắn liên hệ
Mặc dù là nghiên cứu trên học sinh tiểu học, nhưng nghiên cứu cua Huesmann va Guerra (1997) cho thấy, hành vi gây hấn thực tế đều tăng theo tuôi Khi đến tuôi
Trang 9
2012) Mặc dù có nhiều kết quả nghiên cứu khác nhau, tuy nhiên khi xem xét mẫu
khách thể là học sinh THCS, chúng tôi bám sát vào các đặc điểm tâm sinh lý của
học sinh dựa theo khối học Tại Việt Nam, những năm chuyển cấp là một giai
đoạn khá khó khăn đối với các em học sinh
Học sinh 13 tuổi và tuổi 14 (tương ứng đang học lớp 7 và lớp 8) có mức gay han chung cao hon kha nhiéu so véi hoc sinh 12 tudi va 15 tudi (tương ứng đang học lớp 6 và lớp 9) Đối với học sinh lớp 6, các em phải trải qua nhiều thay
đôi to lớn khi chuyền tiếp từ tiêu học vào THCS Các em khi này cần dành nhiều
thời gian để bắt kịp việc học ở trường, học cách rời xa nhóm bạn cũ để hòa nhập
với bạn mới Với tư cách là học sinh mới, việc thê hiện các hành vi gây hắn có thé
gây cản trở việc hòa nhập của các em, cũng như đem đến nguy cơ bị khiến trách
và bị phạt bởi thầy cô và các bạn Khối lớp 7 và khối lớp 8 có mức gây hẳn cao
hơn, có thể lý giải rằng đây là thời kỳ bộc phát và thể hiện bản sắc của các em
Hơn nữa, ở giai đoạn này các em đã làm quen với bạn bè và trường lớp, do đó các em cũng thoải mái hơn trong ứng xử và bộc lộ những xung đột nội tâm Mức gây
hắn Ở khối lớp 9 là thấp nhất do khi này các em đã trải qua giai đoạn đầu của thời
kỳ nỗi loạn Các hành vi gây hắn ở giai đoạn này đã không còn phổ biến do các
em học được cách đương đầu với xung đột và có nhu cầu hành xử trưởng thành hơn Hơn nữa, học sinh lớp 9 đang ở trong giai đoạn thi chuyên cấp vào trung học phổ thông với nhiều áp lực trong học tập, quan hệ bạn bè, định hướng ngành học do đó các em cần hạn chế gặp phải rắc rối để tập trung vào các hoạt động quan trọng hơn 3.2.3 Kiểu gia đình l 12.8 12 10 @ > oa
Ga dmh mo rong Gia dmb hatnhan Gia dinh donthan Sông củnghọ hàng
Biéu dé 3: Diém tong trung binh cua hanh vi gay han Công khai của học sinh ở các kiêu gia đình
Trang 10
Kiểu gia đình mà trẻ đang sinh sống được chỉ ra là có thể ảnh hưởng đến
hành vi của chúng (Akomolafe và Olorunfemi-Olabisi, 2011) Một số nghiên cứu
chỉ ra những trẻ sống trong gia đình chỉ có một cha hoặc mẹ hoặc môi quan hệ hôn nhân của cha mẹ bị chia cắt bởi ly hôn hay ly thân có xu hướng biểu hiện một
loạt các vấn đề về hành vi bao gồm phá luật, so với những trẻ sông trong gia đình có hai cha mẹ (Thornberry, Smith, Rivera, Huizinga và Stouthamer-Loeber, 1999;
Sanni, Nsisong, Abayomi, Fecilia và Leonard, 2010)
Qua kiểm định Anova, nghiên cứu tìm ra sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
về gây han công khai (F331, 211) = = 3,00; p = 0,031 < 0,05) của học sinh giữa các
kiểu gia đình Cụ thể, mức gây hắn công khai ở học sinh trong các gia đình mở
rộng là nhỏ nhất (M = 7,15; SD = 6, 16) Mức gây hắn công khai tăng lên ở gia đình hạt nhân (M = 8,08; SD = 5,66), gia đình đơn thân (M = 10,2; SD = 6,38) và có
giá trị cao nhất khi học sinh sống cùng người họ hàng khác mà không phải cha mẹ (M = 12,5; SD = 9,87) Nghiên cứu không tìm ra sự khác biệt về gây hắn liên hệ giữa các kiểu gia đình
Kiểm định sâu Anova cho thấy, gây hắn công khai ở học sinh trong các gia đình mở rộng (gồm nhiều thế hệ ông bà, cha mẹ, con) là 7,56 (SD = 6,08), thấp
hơn so với học sinh sống cùng họ hàng khác mà không phải cha mẹ (M = 12,5; SD = 9,87), kết quả này có ý nghĩa vê mặt thống kê Lý giải điều này, chúng tôi
cho rằng, sự hiện diện của nhiều thế hệ trong gia đình giúp trẻ tiếp xúc sớm với
những quan điểm, cách suy nghĩ, lối sống khác nhau, do đó có sự khác biệt về thế hệ giúp trẻ làm quen với các tình huống xung đột cũng như có những cách đương đầu phù hợp khi giải quyết xung đột Hơn nữa, việc giữ gìn các giá trị đạo đức cũng như tuân thủ các chuẩn mực truyền thống trong các gia đình đa thế hệ cũng
khiến cho trẻ ít tham gia vào các hành vi gây hắn công khai - những hành vi được coi là biểu hiện rõ ràng của sự phá luật Mặt khác, những trẻ sông cùng họ hàng
không được thường xuyên tiếp xúc với sự khuyên bảo và chỉ dẫn của cha mẹ nên
dễ bộc lộ hành vi bất mãn của mình hơn
3.2.4 Thứ tự con
Ngay từ năm 1979, đã có nghiên cứu gợi ý rằng thứ tự con nên được xem
xét khi tiến hành nghiên cứu về hành vi và phát triển nhân cách của nam giới trong các gia đình thiếu vắng người cha (Boone, 1979) Adler cũng từng đưa ra
rằng, con cả và con một sẽ ít có hành vi phá luật nhất, trong khi con thứ sẽ có
hành vi phá luật nhiều nhất và con út thì sẽ ở mức trung bình giữa hai nhóm trên (Cundiff, 2013) Qua kiểm định sâu Anova, nghiên cứu tìm ra sự khác biệt có ý
Trang 11
vi gây hắn hơn con thứ và con út (Cundiff, 2013) hay không tìm ra sự khác biệt về hành vi gây hắn theo thứ tự con (Ardebili và Golshani, 2016) Thêm vào đó, khi bàn luận về nhóm con thứ, những đứa trẻ không có lợi thế của con cả lẫn con út, Sulloway đưa ra rằng nhóm con thứ có xu hướng nghiêng về nhóm bạn cùng lứa và độc lập với gia đình hơn so với con cả và con út và do đó có khuynh hướng giao thiệp và hợp tác nhất (Sulloway, 2017) Những lập luận này có thê lý giải phần nào việc mức gây hắn liên hệ ở con thứ thấp hơn so với con cả và con út
4 Kết luận
Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến thực trạng hành vi
gây hắn của học sinh THCS và những khác biệt về hành vi gây hắn nhìn từ đặc
điểm nhân khẩu Kết quả nghiên cứu chỉ ra đến 96,6% học sinh tham gia nghiên cứu báo cáo có hành vi gây hắn, theo đó học sinh báo cáo gây hắn công khai cao hơn so với gây hắn liên hệ Hành vi gay hắn nhìn từ đặc điểm nhân khẩu cho thấy, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ gay hấn theo lớp học, học sinh lớp 7 báo cáo mức gây han chung là cao nhất trong bốn khối lớp (6, 8 va 9); theo kiéu gia dinh, hoc sinh sống trong gia đình mở rộng báo cáo mức gây hắn công khai thấp hơn so với các học sinh sông trong gia đình hạt nhân, gia đình đơn thân và sống cùng họ hàng Gây hẳn liên hệ ở con thứ được báo cáo là thấp hơn so với gây hắn ở con cả và con út Mức độ gây hấn theo giới tính lại có sự tương đồng giữa học sinh nam và học sinh nữ
Trên đây là một số kết quả nghiên cứu bước đầu trên một mẫu chọn còn hạn chế về số lượng Vì vậy, những phát hiện của nghiên cứu này: cần được kiêm chứng trong các nghiên cứu tiếp theo trên một lượng khách thể lớn hơn Các nghiên cứu trong tương lai cần bô sung các phương pháp định tính như phỏng vấn
sâu Bên cạnh đó, cần có các nghiên cứu thích nghi thang đo nhằm tìm ra phiên
bản phù hợp nhất không chỉ đáp ứng mô hình lý thuyết của thang đo gốc, mà còn phải phủ hợp với bối cảnh Việt Nam, với đặc điểm tâm sinh lý học sinh Việt Nam Tài liệu tham khảo
Tài liệu tiếng Việt
1 Hoàng Xuân Dung (2010) Khác biệt vẻ giới trong hành vì gây hẳn của học sinh
THỊPT Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới Sô 3 Tr 68
2 Trần Thị Minh Đức (2010) Hành vi gây hẳn phân tích từ góc độ tâm lý học xã hội
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
3 Phan Thị Mai Hương (2012) Thích nghỉ thang đo Hành vi chống đối/xâm kích trong thang do Tong quat hanh vi Conner - Ban tu khai cua tré (Conner CBRS-SR) Tap chi Tam ly hoc So 2 (155) Tr 2 - 20
4 Trần Thị Hường (2014) Nghiên cứu mối quan hệ giữa việc chơi game với các vấn đề hành vi trên lớp của học sinh trung học cơ sở Luận văn Thạc sỹ Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội
Trang 12
5 Trần Hằng Ly (2018) Các yếu tổ ảnh hưởng đến hành vi gây hẳn của học sinh trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Nghệ An Tạp chí Giáo dục Số 433 Kỳ 1 - 7 Tr 17 - 20, 26 6 Trần Thị Lệ Thu và Nguyễn Thị Nhân Ái (2019) Sức khỏe tâm ly cua hoc sinh trung hoc co sé va trung hoc pho thong tai Ha Noi HNUE Journal of Science Educational Sciences 64 (1) P 91 - 98 DOT: 10.18173/2354-1075.2019-0010
Tài liệu nước ngoài
7 Akomolafe M.J & Olorunfemi-Olabisi F.A (2011) mpact oƒ family type on secondary school students’ academic performance in ondo State, Nigeria European Journal of Educational Studies 3 (3) P 481- 487
8 Anderson C.A & Bushman B.J (2002b) Human aggression Annual Review of Psychology Vol 53 P 27 - 51
9 Ardebili E.F & Golshani F (2016) Early maladaptive schemas and aggression based on, the birth order of children Modern Applied Science 10 (9) P 14 - 21 DOI: 10.5539/
mas.v10n9p14
_10 Berkowitz L (1993) Aggression: Its causes, consequences, and control New York: McGraw-Hill
11 Bushman B.J & Anderson, C.A (2001) Media violence and the American public: Scientific facts versus media misinformation American Psychologist 56 (6 - 7) P 477 - 489 DOI: 10.1037/0003-066X.56.6-7.477
12 Bushman B.J & Huesmann L.R (2010) Aggression In S.T Fiske, D.T Gilbert & G Lindzey (Eds.) Handbook of Social Psychology P 833 - 863 Hoboken NJ US: John Wiley & Sons Inc DOT: 10.1002/9780470561119.socpsy002023
13 Buss A.H & Perry M (1992) The Aggression Questionnaire Journal of Personality and Social Psychology 63 (3) P 452 - 459 DOI: 10.1037/0022-3514.63.3.452
14 Calvete E., Orue I., Bertino L., Gonzalez Z., Montes Y., Padilla P & Pereira R
(2014) Child-to-parent violence in adolescents: The perspectives of the parents, children, and professionals in a sample of spanish focus group participants Journal of Family Violence Vol 29 P 343 - 352 DOI: 1007/s10896-014-9578-5
15 Coie J.D & Dodge K.A (1998) Aggression and antisocial behavior In W Damon
& N Eisenberg (Ed.) Handbook of child psychology: Social, emotional, and personality development P 779 - 862 Hoboken NJ US: John Wiley & Sons Inc
16 Cundiff P.R (2013) Ordered delinquency The “Effects” of Birth order on delinquency Pers Soc Psychol Bull 39 (8) P 1.017 - 1.029 DOI: 10.1177/0146167213488215
17 De la Torre-Cruz M.J., Garcia-Linares M.C & Casanova-Arias P.F (2014)
Relationship between parenting styles and aggressiveness in adolescents Electronic Journal of Research in Educational Psychology 12 (1) P 147 - 169 DOI: 10.14204/ ejrep.32.13118
18 Geen R.G (2001) Human aggression (2nd ed.) Philadelphia: Open University Press 19, Huesmann L.R & Guerra N.G (1997) Children's normative beliefs about aggression and
aggressive behavior Journal of Personality and Social Psychology 72 (2) P 408 - 419
Trang 13
20 Lei H & Li S (2018) Changes in aggression among Chinese adolescents from 2003 to 2015: A cross-temporal meta-analysis Children and Youth Services Review P 1 - 38 DOI: 10.1016/j.childyouth.2018.07.033
21 Liu J., Lewis G & Evans L (2013) Understanding aggressive behavior across the lifespan Psychiatr Ment Health Nurs 20 (2) P 156 - 168 DOI: 10.1111/j.1365-2850 2012.01902
22 Lokoyi O.L.O (2015) Parenting styles as correlates of aggressive behaviour amongin-school adolescent with mild intellectual disability Psychology and Behavioral Sciences Vol 49 Iss 3 P 94 - 100 DOI: 10.11648/j.pbs.20150403.12
23 Marsee M., Barry C., Childs K.K., Frick P., Kimonis E.R., Centifanti L., Aucoin K.J.,
Fassnacht G., Kunimatsu M & Lau K (2011) Assessing the forms and functions of
aggression using self-report: Factor structure and invariance of the Peer Conflict scale
in youths Psychological Assessment Vol 23 P 792 - 804 DOI: 10.1037/a0023369
24 Raine A & Chen F.R (2018) The Cognitive, Affective, and Somatic Empathy Scales (CASES) for children Journal of Clinical Child and Adolescent Psychology 47 (1) P 24
- 37 DOT: 10.1080/15374416.2017.1295383
25 Sanni B.S., Nsisong A.U., Abayomi A.O., Felicia N.M and Leonard N.E (2010) Family types and juvenile delinquency issues among secondary school students in akwalbom state, Nigeria: Counseling implications Journal of Social Sciences 23 (1) P 21 - 28 DOI: 10.6084/m9.figshare 1351873
26 Spieker S., Campbell S.B., Vandergrift N., Pierce K.M., Cauffman E., Susman E J &
Roisman G (2012) Relational aggression in middle childhood: Predictors and adolescent outcomes Social development (Oxford, England) Vol 21 P 354 - 375 DOT: 10.1111/ j.1467-9507.201 1.0063 1.x
27 Sulloway F.J (2017) Birth order DOI:10.1016/B978-0-12-809324-5.06133-2 28 Sultana S & Latif L (2013) Adolescence aggression as related to gender and Birth order Rajshahi University Journal of Science Vol 38 P 97 - 107 DOI: 10.3329/rujs.v38i0
16552
29 Thornberry T.P., Smith C.A., Rivera C., Hjizinga D & Stouthamer-Loeber M (1999)
Family disruption and delinquency Juvenile Justice Bulletin Washington D.C.: U.S
Department of Justice
30 Tsorbatzoudis H., Travlos A.K & Rodafinos A (2012) Gender and age differences in self-reported aggression of high school students Journal of Interpersonal Violence 28 (8) P 1.709 - 1.725 DOI: 10.1177/08862605 12468323