bài tập nhiệt động pot

1 1.6K 17
bài tập nhiệt động pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BÀI TẬP CÁ NHÂN PHẦN NHIỆT ĐỘNG – HỌC PHẦN KỸ THUẬT NHIỆT Bài 1. Xác định khối lượng riêng của khí Nitơ ở điều kiện áp suất dư 0,5 at, nhiệt độ (MS +200) 0 C (Xem Nitơ như khí lý tưởng, áp suất khí quyển 760 mmHg) Bài 2. Một bình có thể tích (MS/10+0.1) m 3 chứa Oxy ở áp suất dư 2 bar, nhiệt độ 27 0 C. Lượng Oxy cần thoát ra là bao nhiêu để áp suất trong bình có độ chân không 0.6 bar, biết nhiệt độ trong bình không đổi và áp suất khí quyển là 1 bar Bài 3. Máy lạnh có hệ số làm lạnh ε = 3 thải cho nguồn nóng lượng nhiệt (3000+20*MS) kJ. Xác định: Lượng nhiệt lấy từ nguồn lạnh và công tiêu tốn cho chu trình. Bài 4. 10 kg không khí ở nhiệt độ (20+MS) 0 C được đốt nóng ở áp suất tuyệt đối 1.5 bar không đổi đến (100+MS) 0 C. Xác định nhiệt lượng, biến thiên nội năng, enthalpy, công thay đổi thể tích, công kỹ thuật, biến thiên entropy của quá trình. Bài 5. Một bình kín thể tích V = MS+1 m 3 chứa khí O 2 có áp suất tuyệt đối 0,8 MPa và nhiệt độ 50 0 C, sau khi tiến hành một quá trình đẳng tích, nhiệt độ tăng lên 120 0 C. Hãy vẽ đồ thị quá trình trong hệ tọa độ p-v, T-s; xác định khối lượng Oxy và áp suất cuối quá trình. Tính ΔU, ΔI, ΔS, Q, L, L kt Bài 6. Không khí có áp suất đầu p 1 =5bar, nhiệt độ t 1 = (200+MS) 0 C, thể tích V 1 = 10m 3 . Sau khi giãn nở đoạn nhiệt sinh công L=2MJ. Xác định khối lượng không khí; các thông số cơ bản p 2 , v 2 , t 2 sau quá trình, các đại lượng ΔU, ΔI, Q, L kt . Biểu diễn quá trình trên đồ thị p-v và T-s. Xem không khí là khí lý tưởng và có số mũ đoạn nhiệt bằng 1,4. Bài 7. Không khí ban đầu có thể tích V 1 =20 m 3 , áp suất p 1 =5bar, nhiệt độ t 1 = 27 0 C sau khi nén đa biến có áp suất p 2 =10 bar, nhiệt độ t 2 = (120+MS) 0 C. Xác định khối lượng không khí, thể tích V 2 sau khi nén, số mũ đa biến, nhiệt dung riêng của quá trình, các đại lượng ΔU, ΔI, ΔS , Q, L, L kt . Biểu diễn quá trình trên đồ thị p-v và T-s. Xem không khí là khí lý tưởng và có số mũ đoạn nhiệt bằng 1,4 Bài 8. Có 100 m3 không khí ẩm ở áp suất 1 bar, nhiệt độ 35 0 C và độ ẩm tương đối 75%. Hãy xác định bằng công thức và đồ thị độ chứa hơi (Dung ẩm) của không khí; nhiệt độ đọng sương của không khí, khối lượng của không khí khô và hơi nước. Nếu làm mát không khí đó đến 5 0 C trong điều kiện áp suất không đổi thì lượng nước ngưng tụ là bao nhiêu? Bài 9. Máy nén không khí 3 cấp, áp suất đầu 1 at, áp suất cuối 27 at, nén đa biến n=1.3, nhiệt độ đầu là 20 o C. Tính a. Nhiệt sinh ra trong mỗi cấp nén. b. Nhiệt sinh ra trong cả quá trình nén. c. Nhiệt tỏa ra trong mỗi bình làm mát trung gian d. Nhiệt tỏa ra trong các bình làm mát trung gian e. Công của máy nén Bài 10. Một chu trình động cơ đốt trong cấp nhiệt đẳng áp, môi chất là khí 2 nguyên tử với k=1,4; R=287 J/kg.K. Thông số trạng thái cơ bản trước khi nén là p 1 = 1bar, T 1 =300 K. Tỷ số nén ε=15, hệ số giãn nở sớm ρ=2 a. Biểu diễn chu trình trên đồ thị P-v. b. Xác định nhiệt độ các điểm nút. c. Xác định nhiệt lượng cấp vào q 1 và nhiệt lượng thải ra môi trường q 2. d. Xác định hiệu suất nhiệt của chu trình. Ghi chú: 1. Thay MS bằng 2 số cuối trong mã số sinh viên. 2. Trang đầu của bài tập phải ghi rõ mã số sinh của mình 3. Trình bày sạch đẹp được cộng thêm điểm . BÀI TẬP CÁ NHÂN PHẦN NHIỆT ĐỘNG – HỌC PHẦN KỸ THUẬT NHIỆT Bài 1. Xác định khối lượng riêng của khí Nitơ ở điều kiện áp suất dư 0,5 at, nhiệt độ. P-v. b. Xác định nhiệt độ các điểm nút. c. Xác định nhiệt lượng cấp vào q 1 và nhiệt lượng thải ra môi trường q 2. d. Xác định hiệu suất nhiệt của chu trình. Ghi

Ngày đăng: 16/03/2014, 15:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan