Tính lây truyền rất cao ngay sau khi bị phơi nhiễm với giọt nước miếng của bệnh nhân, nhất là đối với những người sinh hoạt trong cùng một không gian khép kín lâu dài như hộ gia đình, tr
Trang 1\BỆNH HO GÀ
(Pertussis)
ICD-10 A37: Whooping cough
Bệnh ho gà thuộc nhóm B trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm
1 Đặc điểm của bệnh
1.1 Định nghĩa ca bệnh: Ho gà là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp, thường xảy ra ở trẻ nhỏ Khởi đầu của bệnh có thể không sốt hoặc sốt nhẹ, có viêm long đường hô hấp trên, mệt mỏi, chán ăn và ho Cơn ho ngày càng nặng
và trở thành cơn ho kịch phát trong 1-2 tuần, kéo dài 1-2 tháng hoặc lâu hơn Cơn ho gà rất đặc trưng, thể hiện trẻ ho rũ rượi không thể kìm hãm được, sau đó
là giai đoạn thở rít như tiếng gà gáy Cuối cơn ho thường chảy nhiều đờm dãi trong suốt và sau đó là nôn
- Ca bệnh lâm sàng:
+ Ho rũ rượi từng cơn liên tục, kéo dài, sau cơn ho có lúc ngừng thở, tím tái + Thở rít vào sau mỗi cơn ho
+ Nôn sau cơn ho, thoạt đầu nôn thức ăn, rồi đến nước dãi trong suốt
+ Sau mỗi cơn ho trẻ mệt bơ phờ, mình đẫm mồ hôi và thở gấp
+ Xét nghiệm máu thấy bạch cầu tăng rất cao từ 15.000 - 50.000/mm³, chủ yếu
là tế bào Lympho
- Ca bệnh xác định: Phân lập vi khuẩn ho gà (+) hoặc xét nghiệm kháng thể huỳnh quang trực tiếp đối với dịch tiết từ mũi họng bệnh nhân
1.2 Chẩn đoán phân biệt với một số bệnh tương tự:
- Bệnh phó ho gà (Bordetella parapertussis) giống bệnh ho gà, nhưng bệnh thường nhẹ và hiếm gặp Không có miễn dịch chéo giữa hai bệnh B
parapertussis và B pertussis
- Bệnh viêm VA và amydan mãn tính
- Bệnh viêm phế quản - phổi do bội nhiễm của bệnh ho gà
1.3 Xét nghiệm:
- Loại mẫu bệnh phẩm: dịch tiết hầu họng, mũi
- Phương pháp xét nghiệm:
+ Phân lập vi khuẩn ho gà trên môi trường nuôi cấy chuyên dụng
+ Phản ứng kháng thể huỳnh quang trực tiếp
2 Tác nhân gây bệnh
- Tên tác nhân là Bordetella pertussis thuộc giống Bordetella gây bệnh ở
người
- Hình thái: Vi khuẩn ho gà là dạng trực khuẩn hai đầu nhỏ, thuộc loại vi khuẩn
Trang 2có kích thước nhỏ nhất, không di động, gram (-) Vi khuẩn phát triển tốt trên môi trường Bordet-Gengou có thạch máu với những khuẩn lạc điển hình
- Khả năng tồn tại trong môi trường bên ngoài: Vi khuẩn có sức đề kháng rất yếu Vi khuẩn sẽ bị chết trong 1 giờ dưới tác dụng của nhiệt độ, ánh sáng mặt trời trực tiếp hoặc thuốc sát khuẩn thông thường
3 Đặc điểm dịch tễ học
- Bệnh ho gà xuất hiện ở mọi nơi trên thế giới và thường xảy ra ở trẻ em Trước khi có vắc xin, bệnh ho gà phát triển mạnh và bùng nổ thành dịch có tính chu kỳ khoảng 3 - 4 năm ở nhiều nước Sau hơn 40 năm sử dụng vắc xin cùng với việc cải thiện đời sống và chăm sóc sức khoẻ, tỷ lệ mắc bệnh ho gà trên thế giới đã giảm xuống từ 100 đến 150 lần vào năm 1970 Nhưng ở thập kỷ 80 và 90 của thế kỷ 20, tỷ lệ mắc ho gà lại tiếp tục tăng Từ 1992 đến 1994 có 15.286 trường hợp bệnh được báo cáo với tỷ lệ chết là 0,2% Trong số mắc này, có 50% bệnh nhân chưa được tiêm vắc xin ho gà Kết quả nghiên cứu dịch tễ học cho biết số mắc thật còn cao hơn số được báo cáo và miễn dịch bảo vệ được tạo thành của vắc xin toàn tế bào ho gà bị suy giảm nhanh nên vẫn bị mắc bệnh
- Ở Châu Mỹ La Tinh, tỷ lệ tiêm vắc xin ho gà tăng lên đã làm giảm số mắc từ 120.000 năm 1980 xuống 40.000 năm 1990
- Ở Anh và Thụy Điển, tỷ lệ mắc bệnh tăng vì tỷ lệ tiêm phòng ho gà giảm
- Ở Việt Nam, bệnh ho gà lưu hành ở mọi nơi trong cả nước Khi chưa thực hiện Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR), bệnh ho gà thường xảy ra và phát triển thành dịch ở nhiều địa phương, đặc biệt nghiêm trọng ở miền núi là nơi có trình độ kinh tế-xã hội phát triển thấp Trong vụ dịch, bệnh thường diễn biến nặng, dễ tử vong do bị bội nhiễm, gây biến chứng viêm phổi, viêm phế quản-phổi, nhất là ở trẻ dưới 5 tuổi và trẻ suy dinh dưỡng Dịch có tính chu kỳ khoảng 3-5 năm Từ năm 1986, Chương trình TCMR được phát triển rộng khắp trong cả nước Tất cả trẻ dưới 1 tuổi được phổ cập gây miễn dịch cơ bản bằng 3 liều vắc xin bạch hầu- ho gà- uốn ván (DTP) Sau nhiều năm tiêm vắc xin DTP, tỷ lệ mắc và chết của bệnh ho gà đã giảm rất rõ rệt Tỷ lệ mắc trung bình thời kỳ 1991-1995 của cả nước là 7,5/100.000 dân Từ năm 1993, tỷ lệ tiêm DTP được duy trì ở mức trên 90%, có năm đạt trên 95% (1997, 2000) với chất lượng tiêm chủng được cải thiện nên tỷ lệ mắc trung bình của cả nước trong thời kỳ
1996-2000 đã giảm xuống 1,8/100.000 dân
4 Nguồn truyền nhiễm
- Ổ chứa: Người là vật chủ duy nhất Bởi vậy, nguồn truyền bệnh là bệnh nhân, không có nguồn lây truyền ở người lành mang trùng hoặc người bệnh trong thời
kỳ lại sức
- Thời gian ủ bệnh: Thông thường từ 7 đến 20 ngày
- Thời kỳ lây truyền: Bệnh ho gà lây truyền mạnh nhất trong thời kỳ đầu viêm
Trang 3long, sau đó tính lây truyền giảm dần và sẽ mất đi sau 3 tuần mắc bệnh, mặc dù lúc này cơn ho vẫn còn dai dẳng Nếu được điều trị kháng sinh có hiệu lực thì thời gian lây truyền được rút ngắn và thông thường khoảng 5 ngày
5 Phương thức lây truyền: Lây truyền do tiếp xúc trực tiếp qua đường hô hấp có các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng bệnh nhân khi ho, hắt hơi Tính lây truyền rất cao ngay sau khi bị phơi nhiễm với giọt nước miếng của bệnh nhân, nhất là đối với những người sinh hoạt trong cùng một không gian khép kín lâu dài như
hộ gia đình, trường học… Tỷ lệ mắc bệnh trong số những người trực tiếp tiếp xúc với bệnh nhân trong cùng gia đình (attack rates) từ 90-100%
6 Tính cảm nhiễm và miễn dịch: Mọi người đều có cảm nhiễm với bệnh và sau khi mắc bệnh thường được miễn dịch lâu dài, đôi khi có thể bị mắc bệnh lần thứ hai (có thể là do B parapertussis) Đến nay vẫn chưa biết rõ kháng thể miễn dịch
ho gà của mẹ truyền cho con qua rau thai như thế nào? Bệnh ho gà vẫn là một bệnh chủ yếu của thế hệ trẻ và tỷ lệ mắc bệnh cao nhất hiện nay là ở trẻ dưới 5 tuổi
7 Các biện pháp phòng chống dịch
7.1 Biện pháp dự phòng:
- Tuyên truyền giáo dục sức khoẻ: Cần cung cấp các thông tin cần thiết về bệnh
ho gà cho nhân dân, nhất là cho các bà mẹ, thầy cô giáo biết để cộng tác với cán
bộ y tế phát hiện sớm bệnh, biết cách ly, phòng bệnh và cộng tác với cán bộ y tế cho con đi tiêm vắc xin DTP
- Vệ sinh phòng bệnh:
+ Nhà ở, nhà trẻ, lớp học, vườn trẻ phải thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng
+ Tại nơi có ổ dịch ho gà cũ, cần tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp bệnh có cơn ho gà điển hình, nhất là đến khoảng thời gian chu kỳ của bệnh dịch ở địa phương
+ Tổ chức tiêm vắc xin DTP đầy đủ theo Chương trình TCMR
7.2 Biện pháp chống dịch:
- Tổ chức:
+ Thành lập Ban chống dịch do lãnh đạo chính quyền làm trưởng ban, lãnh đạo
y tế địa phương làm phó ban thường trực và các thành viên khác có liên quan như: Y tế, Giáo dục, Công an, Hội Phụ nữ, Hội Chữ thập đỏ v.v
+ Các thành viên trong Ban chống dịch được phân công nhiệm vụ để chỉ đạo và huy động cộng đồng thực hiện tốt công tác chống dịch
+ Đối với vụ dịch nhỏ cần giành một số giường bệnh trong một khu riêng ở khoa lây bệnh viện để cách ly và điều trị bệnh nhân Nếu có dịch lớn thì có thể thành lập bệnh xá dã chiến trong cộng đồng
- Chuyên môn:
Trang 4+ Những trường hợp mắc bệnh ho gà nhẹ có thể cách ly, theo dõi và điều trị tại nhà dưới sự giám sát của cán bộ y tế xã Những trường hợp mắc bệnh ho gà nặng, bị bội nhiễm và có biến chứng cần được cách ly và điều trị tại trạm y tế xã hoặc bệnh viện
+ Cách ly đối với những trường hợp bệnh được xác định lâm sàng Những
trường hợp bệnh nghi ngờ cũng không nên cho tiếp xúc với trẻ nhỏ, nhất là những trẻ chưa được gây miễn dịch Thời gian cách ly khoảng 3 tuần kể từ khi xuất hiện viêm long Nếu được dùng kháng sinh có hiệu lực thì thời gian cách ly
ít nhất 5 ngày nhưng bệnh nhân vẫn phải tiếp tục điều trị kháng sinh đủ liều trong 14 ngày Bệnh ho gà có vắc xin phòng bệnh hiệu quả tốt Cần tiêm vắc xin
ho gà đơn hoặc vắc xin hỗn hợp (DPT) cho trẻ theo lịch của Chương trình
TCMR
+ Xử lý môi trường: Cần sát trùng tẩy uế đồng thời đối với dịch mũi họng và các
đồ dùng bị nhiễm bẩn của bệnh nhân
7.3 Nguyên tắc điều trị:
+ Điều trị đặc hiệu bằng erythromycin với liều 50 mg/kg/ngày trong 14 ngày Cần điều trị sớm để diệt vi khuẩn và giảm lây nhiễm Tuy có dùng kháng sinh nhưng không làm giảm triệu chứng, trừ khi điều trị sớm trong thời kỳ ủ bệnh hoặc thời kỳ đầu viêm long
+ Cho nhập viện sớm bệnh nhi dưới 1 tuổi để theo dõi cơn ho ngạt thở và ngừng thở ngạt, hút đờm dãi, thở oxy, bù nước và bù dinh dưỡng là rất cần thiết
+ Chống bội nhiễm bằng amoxycillin hoặc cephalosporin
+ Điều trị biến chứng thần kinh, chống co giật, chống phù và suy hô hấp
7.4 Kiểm dịch y tế biên giới: Không có quy định.\\
BỆNH LAO PHỔI
(Tuberculosis)
ICD-10 A15: Tuberculosis
Bệnh lao phổi thuộc nhóm B trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm
1 Đặc điểm của bệnh
1.1.Định nghĩa ca bệnh:
- Ca bệnh lâm sàng Người bị bệnh lao phổi là những người có biểu hiện ho khạc kéo dài trên 2 tuần , kèm theo các triệu chứng sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi " trộm" , gầy sút cân, kém ăn, mệt mỏi Cũng có thể ho khạc ra máu số lượng ít hoặc nhiều, đau ngực Tỷ lệ hơn 90% những người có các triệu chứng đó là người bị mắc bệnh lao phổi
Trang 5- Ca bệnh xác định: Những người có các triệu chứng trên sẽ chắc chắn là lao phổi khi có các kết quả xét nghiệm sau:
+ Có trực khuẩn kháng cồn kháng toan trong đờm khi nhuộm Ziehl-Neelsen, thường gọi là AFB(+)
+ Phản ứng dương tính với kháng nguyên đặc hiệu của trực khuẩn lao (Phản ứng Mantoux+)
+ Có hình ảnh tổn thương nhu mô phổi (thâm nhiễm hoặc phá hủy thành hang) trên X quang
+ Cấy đờm tìm thấy trực khuẩn lao (Mycobacteria tuberculosis) ở các môi trường đặc hiệu
1.2 Chẩn đoán phân biệt với một số bệnh ho khạc mạn tính:
- Bệnh dãn phế quản: Ho khạc đờm mạn tính, có thể ho ra máu Thể trạng bệnh nhân vẫn tốt, không gầy sút Bệnh xuất hiện từng đợt kèm theo sốt cao, đờm mủ Bệnh đỡ sau khi điều trị kháng sinh 2 đến 3 tuần Soi đờm không có AFB Chụp
X quang phổi có hình ảnh "tổ ong" hoặc viêm dầy các phế quản
- Bệnh COPD (Bệnh phổi phế quản tắc nghẽn mạn tính): Bệnh có triệu chứng ho khạc đờm mạn tính nhiều năm, nhưng triệu chứng chủ yếu là khó thở thường xuyên, liên tục và nặng dần lên theo thời gian Không tìm thấy AFB trong đờm
- Bệnh ung thư phổi: Ho khạc mạn tính, có thể ho ra máu, gầy sút cân, đau ngực Thường gặp ở nam giới trên 40 tuổi, có tiền sử hút thuốc lá nhiều năm X quang phổi có thể thấy tổn thương dạng khối u đa hình thái Không có AFB trong đờm 1.3 Xét nghiệm:
- Loại mẫu bệnh phẩm: Đờm hoặc chất hút từ dạ dày (với trẻ em không biết khạc đờm) Soi trên 3 mẫu đờm: Mẫu đờm 1 lấy lúc khám bệnh, mẫu đờm 2 lấy lúc sáng sớm hôm sau khi ngủ dậy, mẫu đờm 3 lấy tại chỗ khám khi mang mẫu đờm 2 đến khám
- Phương pháp xét nghiệm:
+ Nhuộm soi trên kính hiển vi quang học bằng phương pháp Ziehl- Neelsen, trực khuẩn bắt màu đỏ
+ Phương pháp sinh học phân tử giúp xác định trực khuẩn lao trong trường hợp
số lượng trực khuẩn rất ít
+ Phương pháp miễn dịch có tác dụng bổ sung chẩn đoán
Chẩn đoán xác định bệnh: Phải có ít nhất 1 mẫu có AFB(+) và hình ảnh X quang nghi lao hoặc khi có 2 mẫu đờm (+)
2.Tác nhân gây bệnh:
- Tên tác nhân: Trực khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis) thuộc họ
Mycobacteriaceae
- Hình thái: Trực khuẩn lao hình que, bắt mầu tím khi nhuộm Gram, bắt màu đỏ khi nhuộm Ziehl-Neelsen Trực khuẩn không sinh nha bào, không di động, sinh
Trang 6sản chậm (20 giờ một thế hệ mới ra đời), hiếu khí.
- Khả năng tồn tại trong môi trường bên ngoài: Trực khuẩn lao kháng lại cồn và axit ở nồng độ diệt được vi khuẩn khác Trực khuẩn lao sống được nhiều tuần trong đờm, trong rác ẩm và tối, chết ở nhiệt độ 1000C/5 phút và dễ bị mất khả năng gây bệnh dưới ánh nắng mặt trời
3 Đặc điểm dịch tễ học: Bệnh rất dễ lây từ người sang người do lây bằng đường
hô hấp Khả năng lây mạnh trong thời gian chưa được điều trị Cứ 1 người bị lao phổi có ho khạc ra vi khuẩn có thể lây cho 10-15 người khác, nhất là trong các quần thể dân cư nhỏ như gia đình, lớp học, trại tập trung trước khi người bệnh được điều trị Khi đã được điều trị bằng thuốc chống lao, khả năng lây bệnh rất thấp Bệnh có thể gặp bất cứ ở lứa tuổi nào, thời gian nào của cuộc đời Hay gặp nhất là ở lứa tuổi trẻ, phụ nữ mang thai, cho con bú Đặc biệt, bệnh dễ xuất hiện ở những người có nguy cơ cao như mắc các bệnh mạn tính khác như đái tháo đường, nhiễm HIV, điều trị các thuốc ức chế miễn dịch Tỷ lệ mắc bệnh ở thành thị đông người cao hơn ở nông thôn và miền núi
4 Nguồn truyền nhiễm:
- Không có ổ chứa mầm bệnh trong thiên nhiên hoặc vật trung gian truyền bệnh
- Nguồn bệnh là những người bệnh lao phổi, lao thanh quản, phế quản trong giai đoạn ho khạc ra vi khuẩn lao
- Thời gian ủ bệnh của lao phổi rất khác nhau Khi vi khuẩn lao vào phổi, cơ thể
sẽ có đáp ứng với kháng nguyên của vi khuẩn lao (phản ứng Mantoux chuyển từ
âm tính sang dương tính), vi khuẩn lao có thể tồn tại trong cơ thể suốt cuộc đời của người đó mà không gây bệnh Nhưng cũng có thể sau khi tiếp xúc với một
số lượng lớn vi khuẩn lao trong một thời gian dài (sống chung với người bị lao phổi ho khạc ra vi khuẩn lao, không có phương pháp phòng bệnh) trong vài ngày đến vài tuần, người tiếp xúc có thể phát bệnh
- Thời kì lây truyền mạnh nhất là thời kì toàn phát của lao phổi (sốt về chiều, ho nhiều, khạc đờm) Thời kì lây truyền này kéo dài cho đến khi người bệnh được dùng thuốc lao 2 tuần đến 1 tháng Nếu không được phát hiện và điều trị, người bệnh sẽ liên tục phát tán vi khuẩn lao trong suốt thời gian họ sống
5 Phương thức lây truyền: Lao phổi lây truyền qua đường hô hấp Vi khuẩn
lao từ các hạt nước bọt li ti, hoặc trong các hạt bụi nhỏ có đường kính từ 1 đến 5
m sẽ dễ dàng bị hít vào phổi, xuống tận phế nang và nhân lên, gây bệnh tại phổi
Từ phổi, vi khuẩn có thể qua máu, bạch huyết đến các tạng khác trong cơ thể (hạch bạch huyết, xương, gan, thận, ) và gây bệnh tại các cơ quan đó của cơ thể
6 Tính cảm nhiễm và miễn dịch
- Ai cũng có thể mắc bệnh lao phổi Trẻ sơ sinh chưa có miễn dịch bảo vệ nên rất dễ mắc bệnh Phụ nữ mang thai, cho con bú, người bị HIV, đái tháo đường,
Trang 7người đang dùng các thuốc ức chế miễn dịch điều trị một số bệnh khác là những người có nguy cơ cao dễ mắc lao phổi hoặc lao các cơ quan khác
- Miễn dịch với lao là miễn dịch đặc hiệu qua trung gian tế bào nhưng hiệu lực bảo vệ không mạnh và không bền Miễn dịch với lao là miễn dịch thu được, không truyền từ mẹ sang con cho nên cần phải tạo miễn dịch cho trẻ bằng cách tiêm phòng lao (vắc xin BCG) sau khi trẻ sinh ra
7.Các biện pháp phòng chống dịch bệnh
7.1 Biện pháp dự phòng: Biện pháp dự phòng quan trọng nhất là "cắt đứt nguồn lây", có nghĩa là phải phát hiện sớm những người bị lao phổi có AFB(+) và chữa khỏi cho họ Tuy nhiên bệnh lao là một bệnh có tính xã hội cho nên những biện pháp dự phòng mang tính cộng đồng cũng rất quan trọng
- Làm tốt công tác truyền thông và giáo dục sức khỏe cho mọi người Ai cũng hiểu được bệnh lao là một bệnh lây truyền qua đường hô hấp, có thể phòng và chữa khỏi được hoàn toàn Qua đó có ý thức phòng bệnh bằng cách tăng cường sức khỏe, làm sạch và thông thoáng tốt môi trường sống
- Kiểm soát phòng chống lây nhiễm tại các cơ sở y tế hoặc tại những nơi có nguồn lây (bệnh viện lao, trại giam ) bằng cách:
+ Người bệnh phải đeo khẩu trang, khi ho, hắt hơi phải che miệng, khạc đờm vào chỗ qui định và đờm hoặc các vật chứa nguồn lây phải được hủy đúng phương pháp
+ Tận dụng ánh nắng mặt trời càng nhiều càng tốt cho nơi ở và các vật dụng của người bệnh
+ Tạo được những điều kiện thông gió tốt để không khí được lưu thông nhằm giảm thấp nhất nồng độ các hạt chứa vi khuẩn lao trong không khí
7.2 Biện pháp quản lý và điều trị
- Tổ chức: Mỗi một huyện đều có 1 tổ chống lao cùng với mạng lưới là các nhân viên y tế xã có nhiệm vụ phát hiện những người nghi mắc lao Nhân viên y tế xã giới thiệu những người ho khạc kéo dài trên 2 tuần đến tổ chống lao huyện để khám, xác định bệnh lao phổi bằng soi đờm trên kính hiển vi Những người có AFB trong đờm sẽ được chẩn đoán là lao phổi và được đăng kí điều trị, cấp thuốc miễn phí Những người nghi ngờ hoặc bệnh nặng sẽ được gửi lên tuyến tỉnh để chẩn đoán, điều trị
- Chuyên môn:
+ Thu dung, cách ly, điều trị người bệnh:
Những người bệnh lao phổi phải được đăng kí điều trị và theo dõi suốt trong quá trình mang bệnh Nơi đăng kí là các đơn vị chống lao tuyến huyện, tỉnh gần nơi người bệnh cư trú Phương pháp "điều trị có kiểm soát bằng phác đồ ngắn hạn" (DOTS-Directly Observed Treatment Short-course) tại tuyến y tế cơ sở là phương pháp tổ chức chặt chẽ, đảm bảo quyền lợi cho người bệnh lao được
Trang 8khám chữa bệnh và theo dõi một cách tốt nhất Hệ thống mạng lưới tổ chức chống lao phủ khắp toàn quốc và trên tất cả các tuyến y tế thuận lợi cho công tác phát hiện và quản lí điều trị
Người bệnh được các nhân viên y tế giám sát điều trị trực tiếp 2 tháng đầu tiên Sau đó sẽ được giám sát bởi các nhân viên y tế hoặc người thân hoặc tình
nguyện viên trong giai đoạn sau cho đến khi kết thúc điều trị
+ Dự phòng:
Tiêm phòng vắc xin BCG cho trẻ sơ sinh
Người bệnh bắt buộc phải đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác
Uống INH 300mg/ngày x 6 tháng dự phòng cho những người có nguy cơ mắc lao cao như người có HIV trong các trại giam, trong các trung tâm 05-06
Các chất thải của người bệnh phải được xử lý trước khi thải ra hệ thống chung Đờm và các dụng cụ chứa phải được đốt, hoặc xử lý bằng hóa chất
Thông gió tốt các buồng bệnh và những nơi tập trung nhiều người bệnh Tận dụng tối đa ánh nắng và gió trong môi trường sống và làm việc
7.3 Nguyên tắc điều trị
- Người bệnh phải được điều trị càng sớm càng tốt ngay sau khi phát hiện bệnh
- Phương pháp điều trị có kiểm soát trực tiếp (DOTS)
- Điều trị theo phác đồ chuẩn được Bộ Y tế qui định cho các trường hợp lao phổi mới được phát hiện
2S(E)HRZ/4RH hoặc
2S(E)HRZ/6HE
- Tuân thủ nguyên tắc:
Uống thuốc đúng phác đồ
Uống thuốc đủ thời gian
Uống thuốc đều đặn vào 1 lần nhất định trong ngày, xa bữa ăn
7.4 Kiểm dịch biên giới: Tất cả các trường hợp lao phổi AFB(+) phải được thông báo với cơ quan y tế chịu trách nhiệm của những quốc gia người bệnh đi qua để quản lý và đảm bảo người bệnh được điều trị liên tục