Luận Văn: Phương pháp tính giá trên cơ sở hoạt động (abc ) trong doanh nghiệp sản xuất
Trang 1PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ TRÊN CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG (ABC ) TRONGDOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
(ACTIVITY BASED COSTING METHOD IN MANUFACTURING BUSINESS)
Mục lục
I Giới thiệu bài luận 1
II.Khái quát về phương pháp ABC 2
1 Tổng quan 2
2 Những bất cập trong phương pháp kế toán chi phí truyền thống 2
3 Những ưu điểm của phương pháp ABC 4
III Ví dụ minh họa cho việc áp dụng phương pháp ABC 6
IV Kết luận 8
V Tài liệu tham khảo: 8
I Giới thiệu bài luận
Trong quá trình hội nhập kinh tế ngày nay, sự cạnh tranh diễn ra một cách khốc liệt vàmạnh mẽ Các doanh nghiệp không ngừng cải tiến và đổi mới nếu không muốn bị đào thải vàbật ra khỏi vòng quay của sự phát triển đó Để có thể tồn tại và phát triển, các nhà quản trị cầncó những quyết định chính xác, kịp thời nắm bắt được cơ hội kinh doanh Đồng thời để giúpcho doanh nghiệp có thể tồn tại một cách vững chắc, các nhà quản trị cần nhận thức rõ vai tròcủa chi phí phát sinh trong doanh nghiệp mình Chi phí là một trong những nhân tố trung tâmtrong công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà quản trị Chính chi phí ảnhhưởng đến lợi nhuận, tài sản, sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Vì vậy, đối với mộtdoanh nghiệp sản xuất, vai trò của kế toán quản trị chi phí ngày càng được đề cao.
Kế toán quản trị ở nước ta mới hình thành trong vài năm gần đây Một câu hỏi đặt ra là việc ápdụng các phương pháp tính giá sản phẩm hiện đại liệu có thể được thực hiện Bài viết nhằmgiới thiệu phương pháp tính giá theo hoat động, giúp cho người đọc làm quen với một phươngpháp khác về kế toán chi phí, từ đó có thể cung cấp những kiến thức hữu ích cho các nhà quảntrị doanh nghiệp để có định hướng vận dụng một công cụ quản lý hiệu quả hơn Với sự pháttriển không ngừng của kế toán quản trị, việc áp dụng phương pháp kế toán chi phí truyềnthống ngày càng tỏ ra không phù hợp và đang gặp nhiều những bất cập Điều này ảnh hưởngrất lớn đến việc ra quyết định của nhà quản trị rằng nên chọn phương án này hay phương ánkia, nên đầu tư vào sản phẩm này hay sản phẩm kia…Như vậy, quản trị doanh nghiệp cần cómột phương pháp kế toán mới khoa học hơn, hiện đại hơn để có thể đáp ứng được những nhucầu cấp thiết trên.
Ý thức được tầm quan trọng đó, bài luận đã đi sâu vào nghiên cứu phương pháp kếtoán chi phí mới, đó là phương pháp kế toán chi phí dựa trên hoạt động (ABC – ActivityBased Costing) Phương pháp này cung cấp thông tin cần thiết và chính xác để các nhà quảntrị đưa ra những quyết định kinh doanh sáng suốt, dẫn dắt doanh nghiệp vững bước trên conđường kinh doanh của mình.
Trang 2II.Khái quát về phương pháp ABC
1 Tổng quan
Sơ đồ dưới đây trình bày khái quát quy trình và nguyên tắc cơ bản của phương pháp ABC
Bước 1: Toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ được tập hợp và phân bổ cho từng hoạt động theomức tiêu hao chi phí thích hợp.
Bước 2: Căn cứ vào mức độ tham gia của từng hoạt động vào quá trình sản xuất, kinh doanhsản phẩm để phân bổ chi phí các hoạt động vào giá thành sản phẩm
Như vậy, về cơ bản phương pháp ABC khác với phương pháp truyền thống ở hai điểm Thứnhất, giá thành sản phẩm theo ABC bao gồm toàn bộ các chi phí phát sinh trong kỳ, kể cả cácchi phí giá tiếp như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp Thứ hai, phương phápABC phân bổ chi phí phát sinh vào giá thành mỗi sản phẩm dựa trên mức chi phí thực tế chomỗi hoạt động và mức độ đóng góp của mỗi hoạt động vào quá trình sản xuất và tiêu thụ sảnphẩm Nói cách khác, phương pháp ABC phân bổ chi phí vào giá thành sản phẩm dựa trên mốiquan hệ nhân quả giữa chi phí - hoạt động - sản phẩm Kết quả là giá thành sản phẩm phản ánhchính xác hơn mức chi phí thực tế kết tinh trong mỗi đơn vị sản phẩm
2 Những bất cập trong phương pháp kế toán chi phí truyền thống
Theo phương pháp kế toán chi phí truyền thống, giá thành sản phẩm chỉ bao gồm chi phínguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, và chi phí sản xuất chung Trong đó, chiphí sản xuất chung thường được phân bổ cho từng sản phẩm dựa trên một tiêu thức phân bổ cốđịnh (ví dụ: phân bổ theo tỷ lệ chi phí nhân công trực tiếp) Việc phân bổ toàn bộ chi phíchung theo một tiêu thức phân bổ cố định như vậy là không phù hợp bởi chi phí chung baogồm nhiều khoản mục có bản chất khác nhau, có vai trò và tham gia với mức độ khác nhauvào quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Ví dụ: chi phí khấu hao máy móc, chi phí khởiđộng dây chuyền sản xuất, chi phí nghiên cứu phát triển sản phẩm không tỷ lệ thuận với chi
Trang 3phí nhân công trực tiếp Vì vậy, áp dụng một tiêu thức phân bổ cố định cho toàn bộ chi phíchung khiến cho giá thành thực tế của sản phẩm bị phản ánh sai lệch
Vấn đề thứ hai đối với phương pháp kế toán chi phí truyền thống là khái niệm giá thành sảnphẩm chỉ được hiểu theo nghĩa hẹp là “giá thành sản xuất”, theo đó các chi phí gián tiếp nhưchi phí quản lý, chi phí bán hàng không được tính vào giá thành sản phẩm Trên thực tế cácdoanh nghiệp khi tính “giá thành toàn bộ” có phân bổ các chi phí quản lý và chi phí bán hàngvào giá thành sản phẩm Tuy nhiên, tiêu thức phân bổ thường dựa trên sản lượng tiêu thụ, tứclà cũng không phù hợp như phân tích ở trên Ngoài ra, trong các phân tích có sử dụng thôngtin về giá thành sản phẩm thì các doanh nghiệp thường sử dụng giá thành sản xuất chứ khôngsử dụng giá thành toàn bộ
Cùng với sự phát triển của sản xuất hàng hoá và dịch vụ, của kinh tế thị trường, phương phápkế toán chi phí truyền thống với hai đặc điểm nêu trên đã tỏ ra không còn phù hợp, làm giảmgiá trị của thông tin kế toán đối với công tác quản lý kinh doanh Trong nền kinh tế còn kémphát triển, chi phí trực tiếp cấu thành phần lớn giá trị sản phẩm Do đó, việc phân bổ chi phígián tiếp dù không hợp lý, thậm chí bỏ qua không phân bổ vào giá thành sản phẩm các chi phíbán hàng, chi phí quản lý cũng không ảnh hưởng lớn đến giá thành sản phẩm Ngày nay, cùngvới sự phát triển của kinh tế thị trường, sự ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinhdoanh, chi phí gián tiếp này càng đóng vai trò quan trọng và chiếm tỷ trọng cao trong hoạtđộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Ví dụ: chi phí nghiên cứu phát triển của cáccông ty dược, chi phi quảng cáo của các công ty nước giải khát, các nhà sản xuất phim Domức độ trọng yếu của các chi phí gián tiếp này, việc không phân bổ hay phân bổ không hợp lýsẽ khiến cho giá thành sản phẩm bị phản ánh sai lệch, cản trở việc ra quyết định tối ưu của cácnhà quản lý
Thứ hai, trong một nền kinh tế chưa phát triển, cạnh tranh chưa gay gắt, các doanh nghiệp (đặcbiệt là các doanh nghiệp có sản phẩm đặc thù) có thể chủ động trong việc xác định giá bán caohơn nhiều so với giá thành sản phẩm Mức lợi nhuận cao đó khiến cho thiệt hại do nhữngquyết định kinh doanh không tối ưu trở nên khó nhận biết hơn Ví dụ, do xác định giá thànhkhông chính xác nên một doanh nghiệp có thể định giá bán thấp hơn giá thành thực tế cho mộtsản phẩm Tuy nhiên mức lỗ do định giá sai đó sẽ được bù đắp bởi mức lãi cao của các sảnphẩm khác Kết quả là thiệt hại được giảm đi đáng kể Ngược lại, trong một nền kinh tế thịtrường phát triển, mức độ cạnh tranh khốc liệt khiến cho các doanh nghiệp không thể tự doxác định giá bán sản phẩm (trừ một số ít doanh nghiệp độc quyền) Thay vào đó, thị trường sẽquyết định mức giá bán Trong điều kiện đó, những sai sót trong việc xác định giá thành sảnphẩm có thể khiến cho các doanh nghiệp phải trả giá đắt
Ví dụ: Doanh nghiệp A sản xuất 2 mặt hàng R và V Giá thành thực tế (tính theo ABC) và giáthành tính theo phương pháp truyền thống như sau:
Trang 4Như vậy phương pháp tính giá thành truyền thống đã làm cho giá thành sản phẩm R bị phảnánh cao hơn thực tế 8.000 đồng, đồng thời giá thành sản phẩm V bị phản ánh thấp hơn thực tế15.000 đồng Điều này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến chiến lược kinh doanh của Doanhnghiệp A? Giả sử giá thị trường của hai sản phẩm R và V lần lượt là 92.000 đồng và 85.000đồng Nếu dựa trên thông tin về giá thành sản phẩm (không chính xác) theo phương pháptruyền thống thì Doanh nghiệp A có thể quyết định sai lầm: ngừng sản xuất sản phẩm có lãi làR và tập trung sản xuất sản phẩm thực chất không có lãi là V (giả định hai loại sản phẩm sửdụng nguồn lực giống nhau) Kết quả là càng sản xuất Doanh nghiệp A càng bị lỗ
3 Những ưu điểm của phương pháp ABC
Phương pháp ABC được giới thiệu đầu tiên vào giữa thập kỷ 80, bởi Robert Kaplan vàRobin Cooper, trước hết nhằm giải quyết hai nhược điểm của phương pháp kế toán chi phítruyền thống nêu trên Theo phương pháp ABC, giá thành sản phẩm không chỉ bao gồm chiphí sản xuất mà là toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh, bao gồm cả các chi phí gián tiếp nhưchi phí bán hàng, chi phí quản lý Như trình bày ở trên, do tỷ trọng chi phí gián tiếp ngày cànglớn, việc không phân bổ các chi phí này vào giá thành sản phẩm có thể dẫn tới những ngộnhận về mức lợi tức sản phẩm và do đó sai lầm trong ra quyết định kinh doanh Ví dụ, một sảnphẩm mới có thể có giá thành công xưởng nhỏ hơn các sản phẩm hiện tại, nhưng đòi hỏi mộtkhoản chi phí marketing lớn để đưa ra thị trường Nếu chỉ căn cứ vào giá thành công xưởng thìcó thể thấy sản xuất sản phẩm đó sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn, nhưng nếu phân bổ đủ cả chiphí marketing tăng thêm thì có thể sản phẩm đó sẽ bị lỗ
Cùng với việc phân bổ toàn bộ các chi phí vào giá thành sản phẩm, phương pháp ABCsử dụng một hệ thống các tiêu thức phân bổ được xây dựng trên cơ sở phân tích chi tiết mốiquan hệ nhân quả giữa chi phí phát sinh cho từng hoạt động và mức độ tham gia của từng hoạtđộng vào quá trình sản xuất và kinh doanh sản phẩm, thay vì chỉ sử dụng một tiêu thức phânbổ (ví dụ chi phí nhân công trực tiếp) như phương pháp truyền thống Các tiêu thức phân bổdo đó phản ánh chính xác hơn mức độ tiêu hao nguồn lực thực tế của từng sản phẩm Theo đó,ABC sẽ giúp các nhà quản lý tránh được những quyết định sai lầm do sử dụng thông tin khôngchính xác về giá thành như trình bày ở trên Ngoài ra, bên cạnh việc cung cấp thông tin chínhxác về giá thành, ABC còn cung cấp thông tin chi tiết về cơ cấu chi phí của từng sản phẩm,giúp cho nhà quản lý có thể linh hoạt hơn trong việc lập kế hoạch ngân sách cũng như điềuchỉnh các chính sách, chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp trong điều kiện thị trường luônbiến động
Như vậy, có thể thấy phương pháp ABC cung cấp thông tin giá thành chính xác và hợplý hơn so với phương pháp kế toán chi phí truyền thống Tuy nhiên, đó chỉ là một trong nhữngmục tiêu của ABC Việc áp dụng ABC còn tạo điều kiện nâng cao hiệu quả công tác quản lýdoanh nghiệp thông qua các ứng dụng sau
Để xây dựng được hệ thống các tiêu thức phân bổ chi phí, yêu cầu đầu tiên là phải xácđịnh được toàn bộ các hoạt động diễn ra trong doanh nghiệp trong một chu kỳ sản xuất kinhdoanh Bước thứ hai, doanh nghiệp cần xác định mức chi phí cho mỗi hoạt động trong từngkỳ Cuối cùng, mức đóng góp của từng hoạt động vào từng sản phẩm được xác định Vớinhững thông tin chi tiết như vậy, các nhà quản lý có thể dễ dàng phân loại các hoạt động trongdoanh nghiệp theo các nhóm: các hoạt động có mức đóng góp cao vào giá trị sản phẩm (highvalue adding activities), các hoạt động có mức đóng góp thấp (low value adding activities), vàcác hoạt động không đóng góp, thậm chí là nhân tố cản trở quả trình sản xuất kinh doanh
Trang 5(non-value adding activities/constraints) Trên cơ sở hiểu rõ tầm quan trọng của các hoạt động,nhà quản lý có thể đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp bằngcách loại bỏ những hoạt động không có đóng góp vào giá trị sản phẩm, tổ chức lại các hoạtđộng có mức đóng góp thấp nhằm nâng cao hơn mức đóng góp của các hoạt động này Ngayđối với các hoạt động có mức đóng góp cao, ABC cũng cung cấp thông tin về quá trình phátsinh chi phí, nguyên nhân phát sinh chi phí cho các hoạt động, qua đó tạo cơ hội cắt giảm chiphí kinh doanh Cần lưu ý việc cắt giảm chi phí kinh doanh ở đây được xét trên phạm vi tổngthể Tức là nhà quản lý có thể tăng chí phí cho một hoạt động cụ thể nào đó nhằm nâng caomức đóng góp của hoạt động đó vào quá trình sản xuất kinh doanh, qua đó giảm giá thành sảnphẩm
Ngày nay, trong một nền kinh tế thị trường phát triển, một xu hướng khá phổ biến làviệc các doanh nghiệp không còn tự mình thực hiện toàn bộ các hoạt động sản xuất kinhdoanh nữa mà chỉ tập trung vào một số khâu có hiệu quả nhất Các công đoạn khác sẽ đượcthuê ngoài (outsource) Ví dụ, năm 2005 hãng sản xuất máy bay Airbus công bố outsource70% các công đoạn trong quá trình sản xuất máy bay Để ra quyết định outsource, các doanhnghiệp cần có các thông tin chi tiết về toàn bộ các hoạt động của mình, chi phí cho từng hoạtđộng, vai trò của từng hoạt động trong toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh Trên cơ sở đócác nhà quản lý có thể xác định được các hoạt động nào không thể thuê ngoài vì lý do bảo mậtcông nghệ hoặc vì đó là các hoạt động có tính chất sống còn nên doanh nghiệp phải luôn chủđộng kiểm soát, các hoạt động doanh nghiệp có lợi thế so sánh nên tự thực hiện sẽ hiệu quảhơn thuê ngoài, và các hoạt động thuê ngoài sẽ hiệu quả hơn Có thể thấy rằng phương phápABC cung cấp toàn bộ các thông tin này với mức độ tin cậy cao hơn nhiều so với phươngpháp truyền thống
Một ưu điểm nữa của phương pháp ABC so với phương pháp truyền thống là trong khi
phương pháp truyền thống chỉ cung cấp thông tin về mức chi phí thì phương pháp ABC còncung cấp thông tin về quá trình và nguyên nhân phát sinh chi phí Việc hiểu rõ quá trình và
nguyên nhân phát sinh chi phí không chỉ giúp tìm ra biện pháp thích hợp để cắt giảm chi phímà còn giúp cho nhà quản lý có thể xây dựng được một cơ chế đánh giá và khuyến khích nhânviên phù hợp, góp phần quan trọng nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên, qua đó cải thiệnhiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Cụ thể, các thông tin do ABC cung cấp chophép nhà quản lý có thể thấy rõ mối liên hệ giữa ba yếu tố: chi phí phát sinh - mức độ hoạtđộng - mức độ đóng góp vào sản phẩm Việc hiểu rõ mối liên hệ này sẽ làm thay đổi tư duy
quản lý từ chỗ tìm cách cắt giảm chi phí sang nâng cao giá trị doanh nghiệp Theo đó, một
sự tăng chi phí sẽ không phải là không tốt nếu như lợi ích tăng thêm (incremental benefit) caohơn chi phí tăng thêm (incremental cost), và do đó tạo ra giá trị tăng thêm (incremental value).Theo phương pháp kế toán truyền thống, mối liên hệ này là không rõ ràng, theo đó các doanhnghiệp có xu hướng xây dựng cơ chế khuyến khích gắn với việc giảm chi phí, gián tiếp hạnchế các cơ hội làm tăng giá trị doanh nghiệp do nhân viên chỉ trú trọng tiết kiệm chi phí thayvì tìm cách tạo ra giá trị gia tăng Việc áp dụng phương pháp ABC sẽ cho phép doanh nghiệpcó thể xây dựng một cơ chế đánh giá và khuyến khích nhân viên dựa trên mức độ tạo ra giá trịgia tăng thay vì dựa trên chí phí, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động chung của doanh nghiệp.Cuối cùng, việc áp dụng phương pháp ABC còn góp phần hỗ trợ hoạt động marketingtrong việc xác định cơ cấu sản phẩm cũng như chính sách giá Đặc biệt trong trường hợpdoanh nghiệp có nhiều mặt hàng thì việc đàm phán với khách hàng hay xử lý đơn hàng mộtcách nhanh chóng đòi hỏi phải có thông tin chi tiết về giá thành cũng như cơ cấu chi phí củatừng sản phẩm, qua đó có thể xác định các mức giá tối ưu cho các đơn hàng khác nhau với cơ
Trang 6cấu sản phẩm khác nhau Nắm được các thông tin chi tiết và chính xác về chi phí cho các sảnphẩm còn giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc cải tiến (customization) sản phẩm củamình nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường bằng cách đưa thêm vào sản phẩm nhữnggiá trị gia tăng trong điều kiện chi phí còn cho phép Đồng thời, doanh nghiệp cũng có thể chủđộng xây dựng chiến lược marketing để định hướng nhu cầu khách hàng vào các mặt hàng cólợi nhuận cao, thay thế cho các mặt hàng mà doanh nghiệp không có lợi thế
Tóm lại, tính ưu việt của ABC so với phương pháp truyền thông không chỉ ở việc cungcấp thông tin về giá thành sản phẩm chính xác hơn, mà hơn thế nữa ABC còn cung cấp thôngtin hữu ích cho công tác quản lý doanh nghiệp Cụ thể, các thông tin do ABC cung cấp giúpdoanh nghiệp có thể quản lý tốt hơn chi phí sản xuất kinh doanh, ra quyết định outsource, xâydựng hệ thống đánh giá và quản lý nhân sự phù hợp, hỗ trợ xây dựng chính sách giá, xác địnhcơ cấu sản phẩm, chiến lượng marketing Do việc áp dụng ABC trong thực tế khá phức tạp vàtốn kém, kinh nghiệp từ các nước phát triển cho thấy ABC thường được áp dụng thành côngbởi các doanh nghiệp quy mô lớn nhờ khả năng tài chính dồi dào và những lợi ích tăng thêmdo áp dụng ABC trong các doanh nghiệp lớn, phức tạp thường lớn hơn so với trong các doanhnghiệp nhỏ, đơn giản.
III Ví dụ minh họa cho việc áp dụng phương pháp ABC
Công ty RIVYCO sản xuất 2 loại sản phẩm là R và V, chi phí nguyên vật liệu trực tiếpvà chi phí nhân công trực tiếp phát sinh cho từng loại sản phẩm trong kỳ như sau:
Tên sản phẩm/Chỉ tiêu
Số lượng sảnphẩm sảnxuất (cái)
công/sp(giờ)
Tổng giờcông
Chi phí nguyên vậtliệu trực tiếp đơn vịsản phẩm (1000đ)
Chi phí nhân côngtrực tiếp đơn vị sảnphẩm
(1.000đ)
Tổng chi phí sản xuất chung của công ty trong kỳ là: 450.000 (nghìn đồng)
Theo phương pháp truyền thống, Công ty RIVYCO đã sử dụng tổng thời gian lao động trựctiếp để làm căn cứ phân bổ chi phí sản xuất chung cho 2 sản phẩm
Tỷ lệ chung phân bổ của công ty như sau: = Tổng chi phí sản xuất chung / Tổng số giờ cônglao động trực tiếp = 450.000/30.000 = 15.
Với tỷ lệ phân bổ này, chi phí để sản xuất mỗi đơn vị sản phẩm được tính như sau:
Trang 7Chi phí nhân công trực tiếp 20 20
Như vậy, trong trường hợp này, công ty RIVYCO chỉ xem xét đến thời gian lao độngmà không xem xét đến ảnh hưởng của các yếu tố khác đến chi phí sản xuất chung của công ty.Do vậy, vì hai sản phẩm này có cùng lượng thời gian lao động như nhau nên chúng được phânbổ một lượng chi phí sản xuất chung bằng nhau (= 30).
Giả sử công RIVYCO vận dụng phương pháp ABC và thực hiện việc phân tích các hoạt độngđược xác định có 4 hoạt động xem như là các nhân tố nguyên nhân của sự phát sinh chi phísản xuất chung
-Các số liệu có liên quan đến 4 hoạt động này được phân bổ cho các hoạt động như sau:
Hoạt động
Chi phí sản xuấtchung phát sinh(1000đ)
Khối lượng thực hiện hoặc công việc Sản phẩm RSản phẩm V Tổng số
Số lần kiểm tra chất lượng (lần) 220.000 10.000 5.000 15.000
Tiếp tục xác định tỷ lệ chung cho các hoạt động:
Hoạt động Chi phí sản xuất chungphát sinh (1000đ)
Tổng số lần thực hiệnhoặc công việc
Tỷ lệ cho 1 lần hoặc1 công việc
Trang 8450.000 Xác định chi phí chung cho từng sản phẩm:
Hoạt động
Số lần thựchiện hoặccông việc
TổngCPSXC
CPSXCđơn vị
Số lầnthực hiệnhoặc côngviệc
TổngCPSXC
CPSXCđơn vị
Số lần kiểm tra chất lượng (lần) 10.000 140.000 14 5.000 70.000 1,4 Giờ máy hoạt động (giờ) 20.000 60.000 6 14.000 140.000 28 Nguyên vật liệu được giao (lần) 200 6.000 0,6 120 4.000 0,8
Qua kết quả tính toán ở trên cho thấy, nếu công ty RIVYCO phân bổ chi phí sản xuấtchung theo phương pháp truyền thống thì chi phí sản xuất chung phân bổ cho một đơn vị sảnphẩm R và V đều bằng 30 (nghìn đồng), trong khi đó lẽ ra phải phân bổ cho sản phẩm R là22,4 (nghìn đồng) và cho sản phẩm V là 45,2 (nghìn đồng) Vậy, theo cách chọn chi phí nhâncông trực tiếp (số giờ công lao động trực tiếp) làm tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chungcho 2 sản phẩm trên đã làm cho chi phí sản xuất của sản phẩm R tăng thêm và làm cho chi phísản xuất sản phẩm V giảm xuống Kết quả là làm cho chi phí đơn vị sản phẩm thiếu chính xác.Như vậy, có thể thấy phương pháp tính giá dựa trên hoạt động đã hoàn thiện hệ thống tínhgiá của doanh nghiệp trên do: Gia tăng số lượng tiêu thức sử dụng để phân bổ chi phí sản xuấtchung; Gia tăng phạm vi tập hợp chi phí sản xuất chung; Làm thay đổi bản chất của chi phísản xuất chung.
IV Kết luận
Tóm lại, việc nghiên cứu phương pháp ABC cũng là một bước tiến lớn trong cảitiến hệ thống tính giá của kế toán, nó mang lại một sự thay đổi lớn trong việc cung cấp thôngtin cho kế toán quản trị Phương pháp này là nguồn cung cấp thông tin đáng tin cậy giúp chodoanh nghiệp có được sự đánh giá đúng đắn về chi phí tiêu hao cho mỗi sản phẩm, hỗ trợ đắclực cho công tác định giá sản phẩm cũng như hỗ trợ cho các nhà quản lý trong việc đưa ra cácquyết định về cơ cấu sản phẩm, và kiểm soát chi phí Mặc dù hệ thống này cũng có những hạnchế của nó song kết quả nghiên cứu cho thấy việc ứng dụng phương pháp ABC ở các doanhnghiệp đã mang lại sự khác biệt trong kết quả kinh doanh của họ.
Tuy nhiên ở Việt Nam, các doanh nghiệp nhỏ áp dụng phương pháp ABC không nhiều do
Trang 9họ chưa hiểu hết về những lợi ích từ việc áp dụng phương pháp ABC Hoặc do công tác kếtoán quản trị tại doanh nghiệp của họ còn lỏng lẻo, chưa phát triển, các thông tin cung cấp chocác nhà quản lý chưa nhanh chóng, kịp thời.
Như vậy, cung cấp hệ thống thông tin kế toán phục vụ cho kế toán quản trị chi phí là khôngthể thiếu và ngày càng đóng góp vai trò quan trọng trong việc giúp các nhà quản trị đưa ra cácquyết định sản xuất kinh doanh Việc áp dụng phương pháp tính giá ABC vào doanh nghiệp sẽtrang bị những thông tin chi phí chính xác một cách có hệ thống để giúp các nhà quản lý cóthể đề ra đựợc những chiến lược định giá bán cạnh tranh và quản trị chi phí hiệu quả.
V Tài liệu tham khảo:
- PGS TS Trương Bá Thanh ( Chủ biên)- Giáo trình Kế toán Quản trị - Trường Đại họcKinh tế Đà Nẵng
- PGS TS Phạm Văn Dược Giáo trình Kế toán Quản trị- Trường Đại học Kinh tế TP.HCM
- ThS Phạm Rin (2006), “Kế toán chi phí dựa trên hoạt động (Activity-Based Costing –ABC)” Tapchiketoan.com
- Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6Đại học ĐàNẵng – 2008
- Trần Đức Nam (University of Oregon, USA) (tapchiketoan.info)