1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải Quảng Ninh

76 689 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 230,93 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải Quảng Ninh

Trang 1

MỞ ĐẦU

Khi nền kinh tế phát triển, đặc biệt là khi Việt Nam đã gia nhập WTO thì cơhội việc làm cũng như thu nhập của người dân tăng lên, đời sống của nhân dânđang ngày càng được cải thiện rõ rệt Vì vậy nhu cầu về tiêu dùng trong nền kinh

tế nói chung và người dân nói riêng ngày càng tăng cao Đối với người dân có thunhập ổn định thì nhu cầu đó có thể là một căn hộ đầy đủ tiện nghi hay thậm chí làmột chiếc xe hơi đời mới Tuy nhiên, không phải lúc nào nhu cầu tiêu dùng củangười dân cũng được thoả mãn do có nhiều mặt hàng giá quá đắt so với thu nhậpcủa họ Việc đáp ứng các nhu cầu này đòi hỏi một nguồn tài chính tương đối lớn.Nhận thấy thực tiễn đó, một số ngân hàng đã và đang cố gắng nỗ lực tung ranhững chính sách cho vay tiêu dùng phù hợp với bản thân ngân hàng, phù hợpvới khách hàng mọi tầng lớp nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận và lợi ích khác chochính ngân hàng Các ngân hàng đã liên tục phát triển và trở thành một trongnhững tổ chức cấp tín dụng chính trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng Một trongnhững nguyên nhân cơ bản khiến cho ngành ngân hàng có được vị trí thống lĩnhtrên lĩnh vực này là các ngân hàng đã không ngừng khai thác nguồn tiền gửi củadân cư và coi đây là nguồn vốn hoạt động quan trọng nhất Nhiều người sẽ khôngmuốn gửi tiền vào một ngân hàng nếu họ không thấy được rằng mình sẽ có triểnvọng vay lại tiền từ chính ngân hàng đó khi có nhu cầu

Mặt khác, tín dụng tiêu dùng là một trong những khoản mang lại lợi nhuậnnhiều nhất cho ngân hàng Tuy nhiên đây cũng là một dịch vụ cho vay mà chứađựng nhiều rủi ro và chi phí bỏ ra cao nhất vì thu nhập của người vay có thể thayđổi nhanh chóng tuỳ theo tình trạng công việc, sức khoẻ của họ hay sự thay đổi vĩ

mô của nền kinh tế

Ở Việt Nam, cạnh tranh mở rộng cho vay tiêu dùng là một hướng giúp cácngân hàng phân tán rủi ro Nếu như những năm trước đây, các ngân hàng tập

Trang 2

trung chủ yếu vào cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ thì thời gian gầnđây đã chú trọng cạnh trạnh mở rộng cho vay tiêu dùng Đối tượng khách hàngcho vay tiêu dùng chủ yếu là cán bộ công nhân viên, những người có thu nhập ổnđịnh…Mục đích vay là mua và sửa chữa nhà ở, mua xe máy, vay du học…

Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam nói chung và Ngân hàngthương mại cổ phần Hàng hải Quảng Ninh nói riêng đã và đang phát triển mạnglưới cho vay tiêu dùng Suốt gần 16 năm hoạt động tại Quảng Ninh, Ngân hàngthương mại cổ phần Hàng hải Quảng Ninh đã đạt được nhiều thành công tronghoạt động tín dụng trong đó có hoạt động cho vay tiêu dùng Tuy nhiên, Ngânhàng Hàng hải Quảng Ninh vẫn còn là một ngân hàng nhỏ bé nếu so với nhữngngân hàng cổ phần khác và hoạt động cho vay tiêu dùng còn gặp nhiều khó khăn.Sau một thời gian thực tập tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hảiQuảng Ninh, tìm hiểu về thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng của chi nhánh,

em đã chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải Quảng Ninh”.

Nội dung của đề tài gồm ba phần:

Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại

Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Hàng hải Quảng Ninh

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Hàng hải Quảng Ninh

Trang 3

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

1 Ngân hàng thương mại cổ phần – Ngân hàng TMCP

2 Ngân hàng thương mại - NHTM

3 Ngân hàng Trung ương – NHTW

4 Ngân hàng Nhà nước – NHNN

5 Cho vay tiêu dùng – CVTD

6 Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải - MSB

Trang 4

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1Khái quát về ngân hàng thương mại (NHTM) và hoạt động cho vay của NHTM

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của NHTM

Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng gắn liền với sự phát triển củanền sản xuất hàng hoá Quá trình phát triển kinh tế là điều kiện và đòi hỏi sự pháttriển của ngân hàng; đến lượt mình, sự phát triển của hệ thống ngân hàng trởthành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế

Trước thế kỷ XV, người ta không thấy có cơ quan nào được xem như là mộtngân hàng thật sự; mãi đến nửa thế kỷ XVI ở châu Âu mới ra đời ngân hàng đầutiên Trong thời gian đó, ngân hàng phát triển với tốc độ rất chậm, hoạt động củangân hàng rất hạn chế, chỉ bao gồm gửi và cho vay Sau đó ngân hàng dần dầntừng bước phát triển, nhất là nửa sau thế kỷ XIX – song song với sự phát triểnkinh tế và thương mại

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hoạt động của ngân hàng cũng đượccải thiện và nâng cao, chuyển hoá dần theo hướng đa năng Tuy nhiên đến naycũng chưa có một khái niệm thống nhất nào về ngân hàng thương mại Lý do là

có rất nhiều nhà kinh tế có quan điểm khác nhau, đứng trên giác độ khác nhaunên mỗi người lại có định nghĩa không giống nhau Mặt khác, các ngân hàng cóthể được định nghĩa qua chức năng, các dịch vụ hoặc vai trò mà chúng thực hiệntrong nền kinh tế Cách tiếp cận thận trọng nhất là có thể xem xét ngân hàng trên

phương diện những loại hình dịch vụ mà chúng cung cấp: “Ngân hàng là các tổ

chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc

Trang 5

biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế” Theo

Luật các tổ chức tín dụng của Việt Nam được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội

chủ nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 12/12/1997 thì: “Ngân

hàng là loại tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan Theo tính chất và hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, ngân hàng phát triển, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác”

1.1.2 Chức năng của NHTM trong nền kinh tế thị trường

Tầm quan trọng của NHTM được thể hiện rõ nét nhất qua các chức năng của

nó Các chuyên gia kinh tế đã tượng trưng cho ngân hàng là trái tim của nền kinh

tế Ngân hàng đã làm cho những nguồn vốn nhàn rỗi được khơi thông, đưa tiền từngười thừa tiền đến người cần tiền, từ nơi thừa đến nơi thiếu giúp cho xã hội lưuchuyển tiền tệ một cách hiệu quả hơn NHTM trong nền kinh tế có các chức năngsau:

1.1.2.1 Trung gian tài chính

Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính với hoạt động chủ yếu làchuyển tiết kiệm thành đầu tư, đòi hỏi sụ tiếp xúc với hai loại cá nhân và tổ chứctrong nền kinh tế: (1) các cá nhân và tổ chức tạm thời thâm hụt chi tiêu, tức là chitiêu cho tiêu dùng và đầu tư vượt quá thu nhập và vì thế họ là những người cần

bổ sung vốn; và (2) các cá nhân và tổ chức thặng dư trong chi tiêu, tức là thunhập hiện tại của họ lớn hơn các khoản chi tiêu cho hàng hoá, dịch vụ và do vậy

họ có tiền để tiết kiệm

Sự tồn tại hai loại cá nhân và tổ chức trên hoàn toàn độc lập với ngân hàng.Điều này tất yếu là tiền sẽ chuyển từ nhóm thứ (2) sang nhóm thứ (1) nếu cả haicùng có lợi Như vậy thu nhập gia tăng là động lực tạo ra mối quan hệ tài chính

Trang 6

giữa hai nhóm Nếu dòng tiền di chuyển với điều kiện phải quay trở lại với mộtlượng lớn hơn trong một khoảng thời gian nhất định thì đó là quan hệ tín dụng.Nếu không thì đó là quan hệ cấp phát hoặc hùn vốn.

Những chủ thể tạm thời thừa vốn sẽ là những người cho vay đầu tiên vàngược lại là những chủ thể tạm thời thiếu vốn cũng sẽ là những người đi vay cuốicùng của hệ thống tài chính Trong nền kinh tế, có những cá nhân, tổ chức có nhucầu vốn vào các thời điểm khác nhau gây hiện tượng thừa, thiếu vốn tạm thời.Ngân hàng là người trung gian có vai trò huy động và tập trung các nguồn vốntạm thời nhàn rỗi của các chủ thể trong nền kinh tế để hình thành nguồn vốn chovay, đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng…đảm bảo sự vận độngliên tục của nền kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Như vậy trung gian tàichính đã làm tăng thu nhập cho người tiết kiệm, từ đó mà khuyến khích tiết kiệm,đồng thời giảm phí tổn tín dụng cho người đầu tư (tăng thu nhập cho người đầutư) từ đó mà khuyến khích đầu tư

Một đóng góp khác của ngân hàng là họ sẵn sàng chấp nhận các khoản chovay nhiều rủi ro trong khi lại phát hành các chứng khoán ít rủi ro cho người gửitiền Thực tế các ngân hàng tham gia vào kinh doanh rủi ro Ngân hàng cũng thoảmãn nhu cầu thanh khoản của nhiều khách hàng

Một lý do nữa làm cho ngân hàng phát triển và thịnh vượng là khả năngthẩm định thông tin Sự phân bổ không đồng đều thông tin và năng lực phân tíchthông tin được gọi là tình trạng “thông tin không cân xứng” làm giảm tính hiệuquả của thi trường nhưng tạo ra một khả năng sinh lợi cho ngân hàng, nơi cóchuyên môn và kinh nghiệm đánh giá các công cụ tài chính và có khả năng lựachọn những công cụ với các yếu tố rủi ro - lợi nhuận hấp dẫn nhất

1.1.2.2 Tạo phương tiện thanh toán

Tiền – vàng có một chức năng quan trọng là làm phương tiện thanh toán.Các ngân hàng đã không tạo được tiền kim loại Các ngân hàng thợ vàng tạo

Trang 7

phương tiện thanh toán khi phát hành giấy nhận nợ với khách hàng Giấy nhận nợ

do ngân hàng phát hành với ưu điểm nhất định đã trở thành phương tiện thanhtoán rộng rãi được nhiều người chấp nhận Như vậy, ban đầu các ngân hàng đãtạo ra phương tiện thanh toán thay cho tiền kim loại dựa trên số lượng tiền kimloại đang nắm giữ Với nhiều ưu thế, dần dần giấy nợ của ngân hàng đã thay thếtiền kim loại làm phương tiện lưu thông và phương tiện cất trữ; nó trở thành tiềngiấy

Việc in tiền mang lại lợi nhuận rất lớn, đồng thời với nhu cầu có đồng tiềnquốc gia duy nhất đã dẫn đến việc Nhà nước tập trung quyền lực phát hành (in)tiền giấy vào một tổ chức hoặc là Bộ tài chính hoặc là Ngân hàng Trung ương(NHTW) Từ đó chấm dứt việc các NHTM tạo ra các giấy bạc của riêng mình.Trong điều kiện phát triển thanh toán qua ngân hàng, các khách hàng nhậnthấy nếu họ có được số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán, họ có thể chi trả để

có được hàng hoá và các dịch vụ theo yêu cầu Theo quan điểm hiện đại, đạilượng tiền tệ bao gồm nhiều bộ phận Thứ nhất là tiền giấy trong lưu thông (Mo),thứ hai là số dư trên tài khoản tiền gửi giao dịch của các khách hàng tại các ngânhàng, thứ ba là tiền gửi trên các tài khoản tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi có kìhạn…

Khi ngân hàng cho vay, số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của kháchhàng tăng lên, khách hàng có thể dùng để mua hàng và dịch vụ Do đó, bằng việccho vay (hay tạo tín dụng) các ngân hàng đã tạo ra phương tiện thanh toán (thamgia tạo ra M1)

Toàn bộ hệ thống ngân hàng cũng tạo phương tiện thanh toán khi các khoảntiền gửi được mở rộng từ ngân hàng này đến ngân hàng khác trên cơ sở cho vay.Khi khách hàng tại một ngân hàng sử dụng khoản tiền vay để chi trả thì sẽ tạonên khoản thu (tức làm tăng số dư tiền gửi) của một khách hàng khác tại mộtngân hàng khác từ đó tạo ra các khoản cho vay mới Trong khi không một ngân

Trang 8

hàng riêng lẻ nào có thể cho vay lớn hơn dự trữ dư thừa, toàn bộ hệ thống ngânhàng có thể tạo ra khối lượng tiền gửi (tạo phương tiện thanh toán) gấp bội thôngqua hoạt động cho vay (tạo tín dụng).

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra lượng tiền gửi mà hệ thống ngân hàng tạo rachịu tác động trực tiếp của các nhân tố như tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ dự trữ vượtbắt buộc, tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt qua ngân hàng, tỷ lệ tiền gửi không phải

là tiền gửi thanh toán…

1.1.2.3 Trung gian thanh toán

Bên cạnh chức năng trung gian tài chính và tạo phương tiện thanh toán, cácNHTM còn thực hiện một chức năng quan trọng khác nữa là trung gian thanhtoán giữa các cá nhân, tổ chức hoặc đơn vị kinh tế trong xã hội Việc làm trunggian thanh toán của NHTM đã phát triển đến tầm mức đa dạng và hầu hết cácquốc gia trên thế giới đều nhận thấy ngân hàng là trung tâm thanh toán lớn nhấthiện nay Thay mặt khách hàng, ngân hàng thực hiện thanh toán giá trị hàng hoá

và dịch vụ Để việc thanh toán nhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệm chi phí, ngânhàng đưa cho khách hàng nhiều hình thức thanh toán như thanh toán bằng séc, uỷnhiệm chi, nhờ thu, các loại thẻ…cung cấp mạng lưới thanh toán điện tử, kết nốicác quỹ và cung cấp tiền giấy khi khách hàng cần Các ngân hàng còn thực hiệnthanh toán bù trừ với nhau thông qua NHTW hoặc thông qua các trung tâm thanhtoán Công nghệ thanh toán qua ngân hàng càng đạt hiệu quả cao khi qui mô sửdụng công nghệ đó càng được mở rộng Vì vậy, công nghệ thanh toán hiện đạiqua ngân hàng thường được các nhà quản lí tìm cách áp dụng rộng rãi Nhiềuhình thức thanh toán được chuẩn hoá góp phần tạo tính thống nhất trong thanhtoán không chỉ giữa các ngân hàng trong một quốc gia mà còn giữa các ngânhàng trên toàn thế giới Các trung tâm thanh toán quốc tế được thiết lập đã làmtăng hiệu quả của thanh toán qua ngân hàng, biến ngân hàng trở thành trung tâmthanh toán quan trọng và có hiệu quả, phục vụ đắc lực cho nền kinh tế toàn cầu

Trang 9

1.1.3 Hoạt động cho vay của NHTM

1.1.3.1 Khái niệm và vai trò cho vay của NHTM trong nền kinh tế

Trong thực tế, thuật ngữ cho vay được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau ngay

cả trong quan hệ tài chính, tuỳ theo từng bối cảnh Trong quan hệ tài chính, chovay có thể hiểu theo các nghĩa sau:

- Xét trên góc độ chuyển dịch quỹ cho vay từ chủ thể thặng dư tiết kiệmsang chủ thể thiếu hụt tiết kiệm thì cho vay được coi là phương pháp chuyển dịchquỹ từ người cho vay sang người đi vay

- Trên cơ sở tiếp cận theo chức năng hoạt động của ngân hàng thì cho vay

là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hoá) giữa bên cho vay (ngân hàng) vàbên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác); trong đó bên cho vaychuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theothoả thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi chobên vay khi đến hạn thanh toán

Cho vay (tín dụng) là hoạt động quan trọng nhất của các NHTM Ngay từkhi mới bắt đầu, các NHTM đã luôn tìm kiếm các cơ hội để thực hiện việc chovay Hình thức tín dụng truyền thống của NHTM là cho vay ngắn hạn có bảođảm bằng tài sản, giúp khách hàng mua hàng hoá, nguyên, nhiên, vật liệu; sau đó

mở rộng thành nhiều hình thức khác nhau như cho vay thế chấp bằng bất độngsản, bằng các chứng khoán, bằng giấy tờ lưu kho hoặc không cần thế chấp CácNHTM lớn hiện nay thực hiện đa dạng các hình thức tín dụng từ cho vay (tiền)ngắn, trung và dài hạn, bảo lãnh cho khách (để khách hàng có thể phát hành cácchứng khoán huy động vốn, mua hàng mà chưa cần trả tiền ngay, hoặc vay củangười thứ ba…), mua các tài sản để cho thuê…Đối với các NHTM Việt Nam thìhoạt động cho vay đang là lĩnh vực chủ đạo chiếm tỷ trọng từ 70% - 80% doanhthu

Vai trò hoạt động cho vay của NHTM trong nền kinh tế bao gồm:

Trang 10

 Trong quá trình luân chuyển vốn của các doanh nghiệp thực hiện quá trìnhsản xuất kinh doanh, hoạt động cho vay của ngân hàng đóng vai trò trung gianlúc tạm thời thiếu vốn và trung gian để giải quyết vốn ứ đọng ở nơi này bù đắp sựtạm thời thiếu hụt ở nơi khác Trong phạm vi đó, hoạt động cho vay đóng vai tròđiều hoà vốn từ nơi tạm thời thừa vốn đến nơi thiếu vốn mà không làm tăng thêmhay giảm bớt tổng thu nhập trong nền kinh tế.

 Hoạt động cho vay của ngân hàng góp phần điều chỉnh cơ cấu kinh tế.Trong nền kinh tế, doanh nghiệp chủ động chọn lĩnh vực đầu tư để mang lại hiệuquả cao nhất nhưng trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế phải có sự cân đối trong cơcấu kinh tế giữa các vùng lãnh thổ, các ngành và trong nội bộ từng ngành kinh tếnhất là những ngành kinh tế mũi nhọn, những ngành kém phát triển nhưng cầnthiết cho nền kinh tế Thông qua chính sách tín dụng, lãi suất sẽ là đòn bẩy kíchthích đầu tư phát triển, góp phần điều chỉnh cơ cấu kinh tế nói chung

 Cho vay tác động đến chế độ hạch toán kinh tế Các doanh nghiệp có sửdụng phải trả lãi nên phải tính đúng, tính đủ, hạch toán kịp thời, tính toán giảmgiá thành, tăng vòng quay vốn, nâng cao chất lượng sử dụng vốn, lợi nhuận đầu

tư vào các ngành có lợi nhuận cao… giúp các doanh nghiệp chuyển hướng sảnxuất đúng đắn

Có thể nói rằng, hoạt động cho vay của các NHTM có ý nghĩa quan trọngđối với toàn bộ nền kinh tế Nó giúp cho ngành công nghiệp có vốn mua trangthiết bị, máy móc, dây chuyền công nghệ tiên tiến, quyền sở hữu công nghiệp…;giúp cho người nông dân có khả năng mua hạt giống, thức ăn, phân bón…; cácsản phẩm sản xuất ra có thể được vận chuyển từ người sản xuất đến người tiêudùng nhờ sự tài trợ của ngân hàng đối với các xí nghiệp vận tải…

1.1.3.2 Các hình thức cho vay của NHTM

* Theo mục đích sử dụng: cho vay được chia thành 4 loại

Trang 11

- Cho vay bất động sản: là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm và xâydựng bất động sản nhà ở, đất đai; bất động sản trong lĩnh vực công nghiệp,thương mại và dịch vụ.

- Cho vay công nghiệp: là những khoản vay để bổ sung và sử dụng cho cácdoanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp

- Cho vay nông nghiệp: là loại cho vay để trang trải các chi phí sản xuấtnhư: phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, thức ăn gia súc, lao động, nhiênliệu…

- Cho vay tiêu dùng: là loại cho vay để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng nhưmua sắm các vật dụng đắt tiền, cho vay để trang trải các chi phí thông thường củacuộc sống

* Theo thời hạn cho vay

- Cho vay ngắn hạn: là các khoản cho vay có thời hạn đến 12 tháng, được

sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhucầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân Đối với các NHTM thì cho vay ngắn hạnchiếm tỷ trọng cao nhất

- Cho vay trung và dài hạn: là các khoản vay có thời hạn trên 1 năm, khicho vay trung và dài hạn cần chú ý một số điểm sau:

Một là Vốn chủ sở hữu tham gia vào dự án, phương án Cho vay trung và dài

hạn để giảm bớt rủi ro thì ngoài việc quy định vay phải có tài sản đảm bảo, ngânhàng còn quy định khách hàng phải có vốn chủ sở hữu tham gia vào quá trình sảnxuất, kinh doanh và đời sống Tỷ lệ vốn chủ sở hữu tham gia vào dự án cao haythấp tuỳ thuộc vào mức độ rủi ro và hiệu quả của dự án

Hai là Thời hạn trả nợ và nguồn trả nợ phụ thuộc vào tính chất, đặc điểm

của dự án đầu tư Tuy nhiên, thời hạn trả nợ cũng có thể rút ngắn trong trườnghợp hiệu quả của dự án mang lại cao Việc trả nợ trước hạn sẽ giúp ngân hàng thuđược nợ chắc chắn nhưng đôi khi ảnh hưởng đến kế hoạch sử dụng vốn của ngân

Trang 12

hàng Các khoản cho vay trung và dài hạn được dùng chủ yếu cho nhu cầu muasắm tài sản cố định nên nguồn trả nợ chính của khoản vay này là từ nguồn khấuhao và một phần lợi nhuận do dự án đầu tư mang lại

Ba là Giải ngân trong cho vay trung và dài hạn: đối với khoản cho vay này

có thể giải ngân một hoặc nhiều lần nhằm đảm bảo cho khách hàng sử dụng tiềnvay đúng mục đích Ngân hàng không cho rút vốn khi các nhu cầu chi tiêu liênquan đến dự án chưa phát sinh

Bốn là Lãi suất cho vay trung và dài hạn thường cao hơn lãi suất cho vay

ngắn hạn Nó có thể là lãi suất cố định trong suốt thời kỳ vay vốn, cũng có thể làlãi suất biến đổi tuỳ thuộc vào sự biến động của thị trường Việc thu tiền lãi cóthể theo kỳ hạn tháng, quý, năm dựa vào số dư ở mỗi kỳ hạn trả nợ và lãi suấtcho vay Khách hàng có thể trả tiền lãi cùng nợ gốc tại mỗi kỳ hạn trả nợ hoặc trảtiền lãi vào một ngày nào đó trong kỳ

1.2Hoạt động cho vay tiêu dùng (CVTD) của NHTM

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm cho vay tiêu dùng

Tín dụng là hoạt động tài trợ của ngân hàng cho khách hàng trên cơ sở tínnhiệm, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản của ngân hàng, tạo ra thu nhập

từ lãi lớn nhất và cũng là hoạt động mang lại rủi ro cao nhất Chính vì vậy đadạng hoá các hoạt động là xu hướng giảm thiểu rủi ro của các NHTM hiện nay.Trong đó cho vay là tài sản lớn nhất trong khoản mục tín dụng: “Cho vay là việcngân hàng đưa tiền cho khách hàng vay với cam kết khách hàng phải hoàn trả cảgốc và lãi trong một khoảng thời gian xác định”

Xuất phát từ đó, “Cho vay tiêu dùng là quan hệ kinh tế giữa một bên là ngân

hàng và một bên là các cá nhân, người tiêu dùng trong đó ngân hàng chuyển giao tiền cho khách hàng với nguyên tắc người đi vay (khách hàng) sẽ hoàn trả

cả gốc cộng lãi tại một thời điểm xác định trong tương lai, nhằm giúp khách

Trang 13

hàng có thể sử dụng hàng hoá, dịch vụ trước khi họ có khả năng chi trả, tạo điều kiện cho họ có thể hưởng mức sống cao hơn”.

Như vậy, CVTD là một sản phẩm tín dụng rất cần thiết trong cuộc sống Nógiúp cho người tiêu dùng có thể sử dụng hàng hoá trước khi họ có thể chi trả nhưmua xe, nhà, các vật dụng gia đình cao cấp… mà trong tương lai họ có khả năngchi trả

- Lãi suất của các khoản CVTD hầu hết là đều cao so với những khoản vaykhác trong ngân hàng do độ rủi ro của khoản vay này cao và khó kiểm soát.Người đi vay có thể bị thất nghiệp đột ngột, bị tai nạn… không một ngân hàngnào có thể tránh được những rủi ro này, họ phải học cách chấp nhận và tìm mọicách để giảm thiểu rủi ro mà khoản vay gây ra mà lãi suất cho vay cao là mộttrong những cách bù đắp rủi ro hữu hiệu

- Các khoản CVTD có chi phí khá lớn, việc thẩm định khoản cho vaythường là tốn nhiều thời gian và tiền bạc Thực tế điều này do quy mô một khoảnvay mang lại Chi phí cho bất kỳ một khoản vay nào cũng bao gồm phần thẩmđịnh khách hàng, chi phí đi lại, chi phí thông tin…; ngoài ra ngân hàng còn phảichịu chi phí quản lý các khoản vay, theo dõi và kiểm tra khách hàng nhưng dokhoản vay nhỏ nên tính bình quân ra, chi phí của nó không kém với chi phí củaviệc cho vay một khoản lớn khác

Trang 14

- Nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng thường phụ thuộc vào chu kỳ củanền kinh tế Nó tăng lên trong thời kỳ nền kinh tế mở rộng, khi mọi người lạcquan về tương lai Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào suy thoái, rất nhiều hộ giađình cảm thấy không tin tưởng và đặc biệt, khi họ thấy tình trạng thất nghiệp giatăng thì họ sẽ hạn chế việc vay tiền từ ngân hàng.

- Mức thu nhập và trình độ học vấn là hai biến số có quan hệ mật thiết tớinhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng

- Chất lượng các thông tin tài chính của khách hàng thường không cao Tưcách của khách hàng cũng là một yếu tố có thể làm tăng mức độ rủi ro đối vớikhoản vay tiêu dùng bởi vì khó xác định nhưng lại rất quan trọng trong quyếtđịnh sự hoàn trả của khoản vay

1.2.2 Vai trò của cho vay tiêu dùng

Từ sau cuộc khủng hoảng 1929 – 1931, nền kinh tế thế giới có những sựthay đổi đáng kể, thị trường tài chính tín dụng phát triển mạnh, đặc biệt là sau thếchiến lần thứ hai Các ngân hàng đã phát triển vượt bậc, nguồn vốn dồi dào, tíndụng tăng mạnh Trong lĩnh vực cấp tín dụng tiêu dùng, các ngân hàng Châu Âu,

Mỹ đã đi đầu và cho thấy kết quả thật khả quan Họ không ngừng khai thácnguồn tiền gửi trong dân cư trong khi đó các gia đình có lúc muốn gửi tiền vàongân hàng nhưng cũng có lúc cần vay để đáp ứng nhu cầu chi tiêu Ngân hàng đãkhai thác triệt để nhu cầu đó Đồng thời, lợi nhuận từ hoạt động CVTD lớn hơnrất nhiều so với số tiền họ phải trả lãi cho việc huy động vốn Chính vì vậy,CVTD ngày càng được các ngân hàng coi trọng và đóng vai trò quan trọng trongchiến lược kinh doanh của bất kỳ NHTM nào

a Vai trò của CVTD đối với NHTM

- Xu hướng hoạt động của các NHTM ngày nay là đa dạng hoá các hoạtđộng nghiệp vụ, đưa ra thị trường các sản phẩm tín dụng mới để đáp ứng nhu cầu

Trang 15

ngày càng cao của khách hàng CVTD đáp ứng đủ các yêu cầu phát triển đó củangân hàng và cũng làm tăng sức cạnh tranh với các đối thủ tiềm năng khác.

- Các ngân hàng hiện nay còn tăng lượng khách hàng vay tiêu dùng củamình thông qua các cửa hàng bán lẻ Khách hàng có thể nhận được sự hỗ trợ tiêudùng của ngân hàng thông qua một số đại lý bán lẻ như mua trả góp với lãi suấthấp dẫn, mua ưu đãi…Hình thức này vừa kích thích nhu cầu mua sắm, vừa giúpngân hàng mở rộng khách hàng của mình Việc này có ý nghĩa rất lớn trong việcchia sẻ rủi ro cho ngân hàng và ngay cả bản thân người bán lẻ

- CVTD giúp chia sẻ rủi ro, đa dạng hoá hoạt động ngân hàng, vừa thiếtlập được mối quan hệ mật thiết giữa ngân hàng với khách hàng, làm cho khảnăng thích ứng của ngân hàng với thị trường ngày càng cao Điều này được thểhiện rõ trong nền kinh tế phát triển hiện nay với vô vàn đối thủ cạnh tranh, cácNHTM luôn phát triển và ngày càng phát triển

Như vậy, tác dụng của CVTD đối với các NHTM là không thể phủ nhận.Ngày càng phát huy được vai trò trung gian trong nền kinh tế mà ngân hàng cònmang lại cho người tiêu dùng cách tiếp cận với cuộc sống mới đầy đủ và tiệnnghi hơn, đó là mục đích của toàn xã hội chúng ta

b Vai trò của CVTD đối với bản thân người tiêu dùng

Người tiêu dùng có thể hưởng lợi ích trực tiếp của dịch vụ ngân hàng này

Họ được hưởng các tiện ích trước khi tích luỹ đủ tiền và đặc biệt quan trọng hơn,

nó rất cần thiết cho những trường hợp chi tiêu có tính cấp bách như nhu cầu chitiêu cho giáo dục và y tế Tuy nhiên, nếu lạm dụng CVTD thì cũng rất tai hại vì

nó cũng có thể làm cho người đi vay chi tiêu vượt quá mức cho phép làm giảmkhả năng tiết kiệm hoặc chi tiêu trong tương lai

c Vai trò của dịch vụ ngân hàng này với doanh nghiệp sản xuất kinh doanhMột trong những khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là ngườitiêu dùng muốn sử dụng hàng hoá nhưng họ không có khả năng thanh toán luôn

Trang 16

một lúc Để giúp khách hàng có thể mua được hàng hoá cần thiết, mà doanhnghiệp cũng bán được hàng, doanh nghiệp rất cần đến hình thức hỗ trợ mua sắm

từ ngân hàng - cho vay tiêu dùng Lợi ích mà doanh nghiệp thu được là ngàycàng có nhiều khách hàng tiêu dùng sản phẩm dịch vụ của mình, tiền thu được

mà không phải là bán chịu Doanh nghiệp chỉ cần ngày càng đổi mới sản phẩm,mẫu mã sao cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng mà không cần phải lo nhiềuđến đầu ra cho sản phẩm như trước kia

d Vai trò của cho vay tiêu dùng đối với nền kinh tế

Đối với nền kinh tế, CVTD giúp cho tiêu dùng tăng, kích thích sản xuất pháttriển Nhất là khi nền kinh tế cần có sự kích cầu, tăng tiêu dùng, bình ổn giá cả,

ổn định kinh tế xã hội

Sự tăng trưởng của dịch vụ CVTD đồng nghĩa với tăng trưởng sức mua sắmcủa nhân dân, tăng trưởng của khu vực sản xuất, nền kinh tế quốc gia được cảithiện rõ rệt, tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài vào khu vực sản xuất hàngtiêu dùng, thu ngoại tệ về Cũng qua đó mà nhà nước đạt được mục tiêu ổn định

xã hội, giảm thất nghiệp, cải thiện đời sống cho nhân dân, giảm tệ nạn xã hội…

1.2.3 Quy trình cho vay tiêu dùng

Quy trình thực hiện một khoản CVTD cũng giống như những khoản vaythông thường của ngân hàng nhưng do CVTD liên quan đến một khối lượngkhách hàng lớn, mỗi món vay thường nhỏ lẻ nên ngân hàng phải có nhữngphương pháp thẩm định khác nhau đối với từng nhóm khách hàng

Những thủ tục xin vay

Trình tự xét duyệt cho vay

Theo dõi nợ và thu nợ

Trang 17

a Những thủ tục xin vay

Mỗi ngân hàng đều có những thủ tục cho vay nói chung và CVTD nói riêngkhác nhau Nếu khách hàng muốn vay tiền thì phải tuân thủ theo những quy địnhcủa ngân hàng đưa ra để ít nhất ngân hàng cũng nắm được những thông tin cầnthiết về khách hàng của mình Các thủ tục do ngân hàng quy định thường baogồm:

- Đơn xin vay: khách hàng sẽ làm đơn trước khi vay tiền Đơn xin vay phảighi rõ và đầy đủ mục đích vay, thời hạn vay, thời hạn hoàn trả cả gốc và lãi

- Các tài liệu liên quan đến bản thân người vay như: quốc tịch, tuổi, nơithường trú, chứng minh nhân dân, hộ khẩu Ngoài ra còn phải liệt kê một sốthông tin nghề nghiệp, thu nhập, tình trạng gia đình, học vấn…

- Các tài liệu thuyết minh khoản vay: mức vốn tự có, nhu cầu chi phí…Nếu ngân hàng thấy cần thiết phải có tài sản thế chấp, vật cầm cố hay cam kếtbảo lãnh thì ngân hàng sẽ thông báo với khách hàng

b Trình tự xét duyệt cho vay

Sau khi hướng dẫn khách hàng các thủ tục cần thiết, cán bộ tín dụng sẽ thẩmđịnh các điều kiện cho vay và gửi hồ sơ cùng báo cáo thẩm định tới trưởng phòngtín dụng phê duyệt Nếu những thủ tục của người vay được ngân hàng chấp nhậnthì ngân hàng sẽ tiến hành lập hợp đồng tín dụng

- Ngân hàng quyết định cho vay thì sẽ xem xét khách hàng có đủ các yếu

tố pháp lý không VD: Người vị thành niên là một trong những đối tượng khôngđược phép vay dưới bất kỳ hình thức nào vì mọi yêu cầu thanh toán nợ đối với họđều không có giá trị

- Theo luật thì những người bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đangchấp hành án không được phép vay ngân hàng trừ khi toà án ban lệnh phục hồi.Ngoài ra những người tâm thần cũng không được hưởng tín dụng do họ khônghiểu biết gì về bản chất của giao dich cho vay

Trang 18

- Những khoản khách hàng vay phải được sử dụng đúng mục đích, khôngtrái pháp luật, không buôn lậu…

- Năng lực hoàn trả món vay của khách hàng cũng là một yếu tố mà ngânhàng quan tâm Ngân hàng sẽ đánh giá khách hàng có khả năng chi trả khoản vayhay không rồi mới quyết định cho vay

c Theo dõi nợ và thu nợ

Việc theo dõi nợ mang lại cho ngân hàng hàng loạt các thông số cần thiếtnhằm xử lý kịp thời với từng tình huống xảy ra

Khi đến hạn, ngân hàng tiến hành thu nợ cả gốc và lãi Nếu người vay không

có khả năng trả nợ thì ngân hàng có thể gia hạn cho khách hàng một khoảng thờigian nhất định mà ngân hàng và khách hàng cùng thoả thuận Nếu khách hàng cốtình lừa dối hay không thể trả nợ thì ngân hàng phải áp dụng các chính sách nhưthông báo nợ quá hạn đến công ty nơi người vay làm việc, thanh lý tài sản đảmbảo, phong toả tài khoản tiền gửi…

1.2.4 Phân loại cho vay tiêu dùng

1.2.4.1 Dựa vào mục đích sử dụng tiền vay của khách hàng

- Cho vay mua nhà: các khoản vay này thường sau khi khách hàng đã vaytiền để mua hoặc sửa chữa nhà cửa thì sẽ làm tăng nhu cầu vay vốn dài hạn,thông thường trên dưới 15 năm Do vậy tài sản thế chấp chính là bất động sản đó.Hầu như các khoản vay tiêu dùng đều áp dụng lãi suất được điều chỉnh định kỳtheo một lãi suất cơ sở

- Cho vay mua ô tô: Những khoản cho vay mua ô tô đơn giản là khoản vay

mà người tiêu dùng dùng để mua phương tiện phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày,còn khoản vay mua ô tô nữa là do những hãng kinh doanh ô tô thực hiện Thôngthường, các NHTM cố gắng hỗ trợ những hãng kinh doanh ô tô trong việc vaytiền hơn so với việc vay tiền của cá nhân để mua xe vì mục đích sử dụng Tìnhtrạng sai phạm và tổn thất đối với khoản vay do hãng kinh doanh vay sẽ cao hơn

Trang 19

gấp hai lần so với khoản vay của cá nhân Việc duy trì mối quan hệ giữa ngânhàng và các hãng kinh doanh ô tô thì các NHTM thường áp dụng hình thức hỗ trợgiá sàn cho nhà kinh doanh với lãi suất ưu đãi hơn Ngoài ra còn có thể hỗ trợ vềmặt tài chính cho những chương trình bán hàng trả góp của nhà kinh doanh đó

- Cho vay du học hoặc đi học: học sinh, sinh viên là những đối tượng đếnngân hàng vay tiền để có thể đi học hoặc du học ở nước ngoài Những khoản vaynày ngân hàng thường cho vay với một mức nhất định, không lớn lắm với mứclãi suất ưu đãi Ở các nước phát triển, những khoản vay như thế này được họcsinh, sinh viên thực hiện rất nhiều và ngân hàng cũng tạo điều kiện cho những đốitượng này

- CVTD khác: ngoài những khoản cho vay nói trên thì các NHTM còn chotiêu dùng vào những mục đích khác nhau như: Cho vay theo thẻ tín dụng, chovay để mua đồ dùng trong nhà, mua đồ trong dịp Tết, cho vay về những chi phí ytế…

1.2.4.2 Dựa vào cách thức hoàn trả

- CVTD trả một lần: Theo phương thức cho vay này, khách hàng thanhtoán nợ cho ngân hàng một lần khi đến hạn Đặc điểm của loại cho vay này là tàisản mua sắm thường có giá trị nhỏ và thời hạn sử dụng không dài

- CVTD trả góp: là việc ngân hàng tài trợ vốn cho khách hàng mà kháchhàng sẽ tiến hành trả gốc và lãi theo định kỳ nhất định đã thoả thuận với ngânhàng Loại hình cho vay này thường áp dụng với những khoản vay có giá trị lớnhoặc thu nhập định kỳ của người vay không đủ khả năng thanh toán hết một lần

số nợ vay Thông thường ngân hàng sẽ cho vay một khoản nhất định (giả sử là70%) giá trị tài sản mà khách hàng cần mua sắm và người vay phải có tráchnhiệm một phần trong tổng tài sản đó Nó sẽ làm tăng ý thức trả nợ của ngườivay Đối với loại hình cho vay này, có một số điểm cần chú ý sau:

Trang 20

 Những tài sản mà ngân hàng tài trợ thường là những tài sản có giá trị lớn

và thời gian sử dụng khá dài

 Khách hàng phải trả trước một số tiền nhất định về tài sản cần mua Số tiền trả trước này nhiều hay ít phụ thuộc vào loại tài sản, thị trường tiêu thụ tài sản và năng lực tài chính của người đi vay Phần còn lại ngân hàng sẽ cho vay

 Số tiền trả nợ mỗi kỳ hạn (gồm cả gốc và lãi) được tính theo một trong hai cách tương tự như tính số tiền thanh toán trong cho thuê tài chính

 Đến kỳ hạn trả nợ, khách hàng phải chủ động nộp đủ tiền trả nợ theo thoả thuận Khách hàng có thể trả nợ trước kỳ hạn nhưng không được tính lại tiền lãi

đã xác định

- CVTD tuần hoàn: là khoản vay trong đó ngân hàng cho phép khách hàng

sử dụng thẻ tín dụng mà chủ thể có thể sử dụng vào mục đích cá nhân và sẽ thanh toán cho ngân hàng sau Trong thời hạn cho vay thoả thuận trước, căn cứ vào nhu cầu chi tiêu và thu nhập trong từng thời kỳ, khách hàng được ngân hàng cho phép thực hiện việc vay và trả nợ nhiều kỳ một cách tuần hoàn theo một hạn mức tín dụng Các khoản vay này chiếm tỷ lệ lớn nhất trong sự tăng trưởng của hoạt động CVTD

1.2.4.3 Dựa vào phương thức cho vay

a) CVTD gián tiếp (Indirect Consumer Loan): là hình thức cho vay trong

đó ngân hàng mua các khoản nợ phát sinh do những công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hoá hay dịch vụ cho người tiêu dùng Nó được thực hiện theo sơ đồ:

(1) (4)

(5)

(6) (2)

(3)

Ngân hàng

Người tiêu dùng

Công ty bán lẻ

Trang 21

(1): Ngân hàng và đại lý bán lẻ ký kết hợp đồng mua bán nợ Trong hợpđồng, ngân hàng thường đưa ra các điều kiện về đối tượng khách hàng được bánchịu, số tiền bán chịu tối đa và loại tài sản bán chịu

(2): Công ty bán lẻ và người tiêu dùng ký kết hợp đồng mua bán chịuhàng hoá Thông thường người tiêu dùng phải trả trước một phần giá trị tài sản

(3): Công ty bán lẻ giao tài sản cho người tiêu dùng

(4): Công ty bán lẻ đem chứng từ bán chịu hàng hoá đến ngân hàng.(5): Ngân hàng thanh toán tiền cho công ty bán lẻ

(6): Người tiêu dùng thanh toán tiền trả góp cho ngân hàng

* CVTD gián tiếp có một số ưu điểm là:

- Cho phép ngân hàng dễ dàng tăng doanh số CVTD

- Ngân hàng cắt giảm được chi phí cho vay

- Là nguồn gốc của việc mở rộng quan hệ với khách hàng và các hoạt độngngân hàng khác

- Trong trường hợp có quan hệ với những công ty bán lẻ tốt, CVTD giántiếp an toàn hơn CVTD trực tiếp

* Bên cạnh đó, CVTD cũng có những nhược điểm như:

- Ngân hàng không tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng mà phải thôngqua các công ty bán lẻ nên không hiểu rõ về khách hàng và không kiểm soát đượchọ

- Các công ty bán lẻ không giống cán bộ tín dụng nên không biết sâu vềchuyên môn thẩm định khách hàng một cách chi tiết và chính xác Vì vậy, độ rủi

ro ở đây là rất cao

- Tuy chi phí cho vay rẻ nhưng đòi hỏi kỹ thuật nghiệp vụ lại rất cao vàkhá phức tạp

=> Do những nhược điểm kể trên nên có nhiều ngân hàng không mặn mà với

CVTD gián tiếp Những ngân hàng tham gia vào hoạt động này thì đều có các cơ

Trang 22

chế kiểm soát tín dụng rất chặt chẽ.

* CVTD gián tiếp thường được thực hiện thông qua các phương thức sau:

- Tài trợ truy đòi toàn bộ: Theo phương thức này khi bán cho ngân hàng

các khoản nợ của người tiêu dùng, công ty bán lẻ cam kết sẽ thanh toán cho ngânhàng toàn bộ các khoản nợ nếu khi đến hạn người tiêu dùng không thanh toánđược

- Tài trợ truy đòi hạn chế: Theo phương thức này, trách nhiệm của công ty

bán lẻ đối với các khoản nợ của người tiêu dùng không thanh toán chỉ giới hạntrong một chừng mực nhất định, phụ thuộc vào các điều khoản đã được thoảthuận giưa ngân hàng với công ty bán lẻ Thông thường ngân hàng và công ty bán

lẻ thường thoả thuận một số điều như sau:

+ Công ty bán lẻ phải chịu trách nhiệm thanh toán một phần nợ trongtrường hợp người mua không đủ tiền trả trước một số tiền nhất định hoặc không

đủ các tiêu chuẩn tín dụng do ngân hàng đề ra

+ Công ty bán lẻ cam kết chịu trách nhiệm cho toàn bộ số nợ đã bán chịucho đến khi ngân hàng thu hồi được một số lượng các khoản nợ nhất định

+ Toàn bộ trách nhiệm thanh toán nợ của công ty bán lẻ được giới hạntrong phạm vi số tiền dự phòng ký gửi tại ngân hàng Thường thì số tiền nàyđược trích từ chênh lệch giữa chi phí tài trợ mà công ty bán lẻ tính cho người tiêudùng và chi phí tài trợ mà ngân hàng tính cho công ty bán lẻ Đây là trường hợpđược các ngân hàng áp dụng phổ biến nhất Số tiền dự phòng ký gửi có tác dụnghạn chế rủi ro cho ngân hàng khi người mua chịu không trả nợ hoặc trả nợ trướchạn

- Tài trợ miễn truy đòi: Theo phương thức này, sau khi bán các khoản nợ

cho ngân hàng, công ty bán lẻ không còn chịu trách nhiệm cho việc chúng cóđược hoàn trả hay không Phương thức này chứa đựng rủi ro cao cho ngân hàngnên chi phí tài trợ thường được ngân hàng tính cao hơn so với các phương thức

Trang 23

nói trên và các khoản nợ được mua cũng kén chọn rất kỹ Ngoài ra chỉ có nhữngcông ty bán lẻ rất được ngân hàng tin cậy mới được áp dụng phương thức này.

- Tài trợ có mua lại: Khi thực hiện CVTD gián tiếp theo phương thức miễn

truy đòi hoặc truy đòi một phần, nếu rủi ro xảy ra, người tiêu dùng không trả nợthì ngân hàng thường phải thanh lý tài sản để thu hồi nợ Trong trường hợp này,nếu có thoả thuận trước thì ngân hàng có thể bán trở lại cho công ty bán lẻ phần

nợ mình chưa được thanh toán, kèm với tài sản đã được thụ đắc trong một thờihạn nhất định

b) CVTD trực tiếp (Direct Consumer Loan): là các khoản CVTD trong đó

ngân hàng trực tiếp tiếp xúc và cho khách hàng vay cũng như thu nợ CVTD trựctiếp thường được thực hiện thông qua sơ đồ sau:

(3)

(1) (2)

(5) (4)

(1): Ngân hàng và người tiêu ký kết hợp đồng tín dụng

(2): Người tiêu dùng trả trước một phần số tiền mua hàng cho công tybán lẻ

(3): Ngân hàng thanh toán số tiền còn thiếu cho công ty bán lẻ

(4): Công ty bán lẻ giao hàng cho người tiêu dùng

(5): Người tiêu dùng thanh toán tiền vay cho ngân hàng

So với CVTD gián tiếp thì CVTD trực tiếp có một số ưu điểm sau:

- Ngân hàng có thể tận dụng được sở trường của nhân viên tín dụng, các

Người tiêu dùng

Công ty bán lẻNgân hàng

Trang 24

quyết định tín dụng thường có chất lượng cao hơn so với trường hợp chúng đượcquyết định bởi những công ty bán lẻ Vì nhân viên tín dụng có xu hướng chútrọng đến việc tạo ra các khoản vay có chất lượng tốt trong khi nhân viên của cáccông ty bán lẻ thường chú trọng đến việc bán được nhiều hàng Bên cạnh đó, tạicác điểm bán hàng, quyết định tín dụng thường được đưa ra vội vàng và nhiềukhoản cho vay một cách không chính đáng.

- CVTD trực tiếp linh hoạt hơn so với CVTD gián tiếp trong việc điềuchỉnh các điều khoản sao cho phù hợp với cả ngân hàng và khách hàng, giúpnhững người tiêu dùng tiếp cận được với dịch vụ của ngân hàng

Tuy nhiên CVTD trực tiếp cũng có nhược điểm nhất định là món vay thườngnhỏ lẻ nên làm tăng chi phí và ngân hàng cũng khó khăn hơn trong việc mở rộngquan hệ tín dụng với khách hàng

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng trong các NHTM hiện nay

1.3.1 Nhân tố chủ quan

a Lãi suất cho vay

Một yếu tố sẽ làm cho thu hút khách hàng, làm tăng doanh số cho vay, làmcho ngân hàng có vốn lưu chuyển thường xuyên, làm cho ngân hàng vó vốn đểkinh doanh đó là mức lãi suất cho vay Điều này khá dễ hiểu, lãi suất cho vay củangân hàng nào cao thì khả năng thu hút khách hàng đến vay vốn sẽ thấp hơnnhững ngân hàng có mức lãi suất cho vay thấp Lãi suất cũng thay đổi so với mứcrủi ro tín dụng trên hàng loạt các yếu tố như: số tiền cho vay, thời hạn, chi phíthực hiện, giám sát khoản cho vay và số dư tiền gửi của người vay Chính vì thế,lãi suất là yếu tố tác động rất lớn đối với mỗi khoản vay nói chung và CVTD nóiriêng Bởi vì nếu ngân hàng đặt mức lãi suất CVTD quá cao thì sẽ làm cho nhucầu vay vốn của cá nhân hoặc hộ gia đình giảm đi, những người đó sẽ không dám

Trang 25

vay một khoản tiền quá lớn, khách hàng cũng không muốn kéo dài thời gian vayquá lâu Trong một số đối tượng thì không thực sự cần thiết thì cũng không dámvay luôn Cho nên việc mà ngân hàng tăng hoặc điều chỉnh lãi suất cho vay sẽ tácđộng không ít đến nhu cầu vay vốn của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp và các

cá nhân hoặc hộ gia đình

b Công nghệ ngân hàng

Ngày nay, công nghệ đang thể hiện được mình và chứng tỏ được sự cầnthiết, hữu ích của mình trong tất cả các lĩnh vực trong xã hội Trước đây khi côngnghệ chưa phát triển thì số lượng nhân viên trong các NHTM là rất nhiều, nhữngnhân viên đó phải quản lý khối lượng sản phẩm lớn cùng lượng giấy tờ quantrọng của khách hàng, nhưng tất cả các nghiệp vụ ngân hàng phải được ghi trêngiấy tờ, sổ sách, thời gian thực hiện khá lâu, phức tạp Hệ thống công nghệ tinhọc đã hỗ trợ giúp cho ngành ngân hàng rất nhiều trong việc quản lý các khoảnvay nói chung, cũng như CVTD nói riêng Ngoài ra, công nghệ đã làm thay đổi

bộ máy hoạt động của ngân hàng khá nhiều, các nghiệp vụ của ngân hàng giờ đây

đã dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn và chính xác hơn Các hình thức chuyển tiềntrong nước và nước ngoài thì thuận lợi hơn rất nhiều so với trước đây

Nhìn chung, công nghệ tin học đã giúp cho hoạt động của các NHTM nóichung và CVTD nói riêng Người dân không cảm thấy e ngại mỗi lần đến ngânhàng nữa, không phải suy nghĩ nhiều về thời gian chờ đợi nữa Chính vì có côngnghệ, các NHTM dễ dàng quản lý và theo dõi món vay của cá nhân hoặc hộ giađình hơn Ngược lại, khách hàng cũng sẽ thuận lợi hơn mỗi khi đến ngân hàngvay vốn

c Chính sách tín dụng

Đây cũng là một yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại của các NHTM CácNHTM đều cố gắng và tìm mọi cách để đưa ra những chính sách tín dụng riêngcủa mình một cách hấp dẫn nhất nhằm thu hút khách hàng và các nguồn vốn nhàn

Trang 26

dỗi Việc ngân hàng đưa ra những chính sách tín dụng không chỉ nhằm mục đíchcung cấp vốn cho các dự án, các công trình giao thông hoặc thuỷ điện mà trong

đó còn bao trùm cả những khoản vay đơn lẻ, nhỏ bé như CVTD Ngân hàng sẽ cốgắng tung ra các chương trình khuyến mãi, chương trình dự thưởng, tặng quà đốivới khách hàng thường xuyên của mình Nếu ngân hàng có chính sách tín dụngmột cách hợp lý thì sẽ làm cho doanh số cho vay tăng lên trong đó bao gồm cảdoanh số CVTD Đây là điều mà có thể thu hút người dân đến với ngân hàngnhiều hơn, sẽ làm cho ngân hàng có thể huy động vốn được nhiều hơn và ngânhàng sẽ có khả năng lưu chuyển vốn trong nền kinh tế một cách thuận lợi hơn

d Nguồn vốn kinh doanh

Nguồn vốn kinh doanh bao giờ cũng đóng vai trò quan trọng trong chiếnlược kinh doanh của ngân hàng, nó bao gồm vốn tự có và vốn huy động Ngânhàng cũng như một doanh nghiệp, muốn tiến hành sản xuất kinh doanh bao giờcũng cần đến nguồn vốn Hai nguồn này phải luôn luôn duy trì ở mức ổn định,theo yêu cầu tối thiểu Mọi cơ hội kinh doanh của ngân hàng là được quyết địnhphần lớn phụ thuộc vào nguồn vốn huy động Khi quyết định CVTD thì nguồnvốn của ngân hàng phải đảm bảo sao cho vừa tăng khả năng mở rộng hoạt động,vừa đảm bảo hạn chế rủi ro có thể xảy ra trong kinh doanh

e Trình độ và phẩm chất của cán bộ tín dụng, quan điểm của lãnh đạo ngân hàng

Các nhân tố trên ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của ngânhàng Người lãnh đạo là người dẫn đầu trong ngân hàng nên phải có tầm nhìn baoquát, đúng đắn, khách quan, có chính sách đãi ngộ hợp lý kích thích tinh thần làmviệc của nhân viên thì sẽ mang lại hiệu quả cao trong công việc Cũng như vậy,cán bộ tín dụng phải có đạo đức nghề nghiệp tốt, khả năng giao tiếp, khả năngthu nhận và xử lý thông tin tín dụng, marketing, trình độ nghề nghiệp…để đảmbảo thực hiện tốt nhiệm vụ của mình

Trang 27

1.3.2 Nhân tố khách quan

b Môi trường kinh tế

Hoạt động của NHTM được coi là “mạch máu” của nền kinh tế, chịu sự biếnđộng mạnh mẽ từ những biến động của nền kinh tế Trong đó hoạt động tín dụngcũng là một hoạt động chịu sự ảnh hưởng của nền kinh tế Chẳng hạn: nếu nềnkinh tế trong giai đoạn phát triển, tăng trưởng tốt, ổn định đất nước, không cóchiến tranh hoặc khủng bố thì nhu cầu về vốn vay tiêu dùng của cá nhân và hộgia đình sẽ tăng lên Người tiêu dùng sẽ yên tâm về mức thu nhập của họ và nhưvậy thì khả năng người tiêu dùng phát sinh nhu cầu tiêu dùng lớn hơn, hoạt độngcho vay tiêu dùng cũng có cơ hội phát triển hơn Ngược lại, nếu nền kinh tế đangsuy thái, lạm phát, tình hình chính trị không ổn định thì sẽ làm cho nhu cầu tiêudùng của cá nhân, hộ gia đình chỉ dừng lại ở mức vừa đủ và sẽ làm cho hoạt độngCVTD của các NHTM kém phát triển Chính vì thế, điều mà các NHTM phảiquan tâm và chú ý tới là những dự báo kinh tế trong các năm trước khi đưa rachính sách tín dụng nói chung và chính sách CVTD nói riêng

b Pháp luật

Các hoạt động trong xã hội đều bị chi phối bởi luật pháp mà Nhà nước đã đề

ra Trong hoạt động tín dụng cũng vậy, cả ngân hàng (người cho vay) và kháchhàng (người đi vay) đều phải tuân thủ đúng theo quy định của Ngân hàng Nhànước Chính vì có pháp luật thì sẽ tạo một môi trường cạnh tranh lành mạnh, tạomột sân chơi bình đẳng giữa các NHTM với nhau Bên cạnh đó, những chínhsách của Nhà nước, đặc biệt là chính sách về kinh tế cũng tác động đến CVTDcủa các NHTM Các quy định của pháp luật phải rõ ràng, đầy đủ, thông thoáng,đồng bộ, linh hoạt…Có như vậy thì mới tạo ra hành lang pháp lý vững chắc

c Chính sách của Nhà nước

Khi Nhà nước khuyến khích đầu tư trong nước và thu hút đầu tư nước ngoàinhư hạ trần lãi suất cho vay thì một mặt sẽ kích thích đầu tư phát triển kinh tế,

Trang 28

mặt khác giảm được thất nghiệp, tăng thu nhập của người lao động, từ đó tăngmức sống của người dân lên Bên cạnh đó, còn là cơ sở thuận lợi để phát triểnhoạt động CVTD của các NHTM Ngoài ra, các chính sách ưu đãi cho hộ nghèovay vốn, cho vay tín chấp đối với nông dân…là những chính sách rất tích cựclàm cho khoảng cách giàu nghèo giảm đi, cải thiện mức sống bắt kịp cuộc sốngthời đại Những chính sách mà Chính phủ đưa ra đều có ảnh hưởng đến hoạtđộng tín dụng của các NHTM.

d Khả năng tài chính và đạo đức người đi vay

Rõ ràng nếu khách hàng có thu nhập cao và ổn định thì việc trả nợ ngânhàng thường ít ảnh hưởng đến các chỉ tiêu khác trong gia đình, đặc biệt là cácnhu cầu thiết yếu và với những người này họ sẵn sàng thanh toán tiền vay chongân hàng để tránh rắc rối về mặt pháp lý Ngày nay, phần lớn các món vay tiêudùng quy định nguồn trả là thu nhập thường xuyên của khách hàng trong tươnglai, ngoại trừ các khoản vay ngắn hạn

Đạo đức người đi vay cũng là một yếu tố quan trọng với ngân hàng Nóđược đánh giá dựa trên năng lực pháp lý và độ tín nhiệm Vì rằng nếu thực sựkhách hàng có thu nhập cao, ổn định và thậm chí đưa ra được điều kiện đảm bảotốt thì chưa chắc họ đã có thiện chí khi trả nợ Do đó, trước khi cho vay cán bộtín dụng phải đánh giá độ tín nhiệm của khách hàng trong việc thực hiện tất cảcác giao ước của hợp đồng tín dụng Ngân hàng cũng cần xem xét năng lực pháp

lý của khách hàng, tài sản đảm bảo có liên quan đến các vụ kiện, tranh chấp haykhông

e Đối thủ cạnh tranh của ngân hàng

Do cạnh tranh trong lĩnh vực CVTD của các NHTM trong nước và nướcngoài là rất lớn nên trong thời gian gần đây cùng với việc nới lỏng các cơ chế tíndụng, các NHTM trong nước đã bắt đầu tiến hành mở rộng hoạt động CVTD.Việc mở rộng CVTD là một điều tất yếu giúp cho các ngân hàng đa dạng hoá sản

Trang 29

phẩm để đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng về số lượng và chất lượng trongmột môi trường đầy biến động và cạnh tranh Ngoài ra tìm hiểu đối thủ cạnhtranh để có các chiến lược kinh doanh hợp lý cũng là việc ngân hàng phải làm để

có thể đứng vững và phát triển

Trang 30

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI

NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI QUẢNG NINH

2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam và Ngân hàng TMCP Hàng hải Quảng Ninh

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam

Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam, tên giao dịch quốc tế là VietnamMaritime Commercial Stock Bank (viết tắt là Maritime Bank hoặc Ngân hàngHàng hải - MSB)

 Giai đoạn thứ nhất (từ tháng 12/07/1991 đến năm 07/07/2003)

Vào những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ 20, nhu cầu vốn đầu tư để pháttriển ngành Hàng hải rất lớn Nguồn vốn đầu tư cho ngành Hàng hải của Nhànước không đáng là bao, tài sản của Đội tàu biển Việt Nam chủ yếu hình thành từhình thức thuê mua, vay mua mà có Ý tưởng xin thành lập ngân hàng để tạo vốn

và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cho hoạt động của ngành Hàng hảinói riêng và các ngành kinh tế của đất nước đã hình thành

Với sự ủng hộ nhiệt thành của các doanh nghiệp thuộc ngành Hàng hải và sựtin tưởng của các cơ quan quản lí nhà nước, Ngân hàng TMCP Hàng hải thànhlập theo giấy phép số 0001/NH-GP ngày 08 tháng 06 năm 1991 cuả thống đốcNgân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam Ngày 12 tháng 07 năm 1991 Ngânhàng Hàng hải chính thức khai trương và đi vào hoạt động trong lĩnh vực tàichính – ngân hàng với các cổ đông chiến lược là các doanh nghiệp lớn thuộcngành Bưu chính viễn thông, Hàng hải, Hàng không, Bảo hiểm…tại thành phốHải Phòng, “thủ phủ” của ngành Hàng hải trong thời gian đó Ngân hàng Hàng

Trang 31

hải được biết đến là ngân hàng TMCP đầu tiên tại Việt Nam được thành lập ngaysau khi Pháp lệnh về Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính cóhiệu lực với số vốn điều lệ ban đầu là 40 tỷ đồng và thời gian hoạt động là 25năm.

Đây là giai đoạn triển khai mô hình mới nên hệ thống văn bản pháp lý về cơchế hoạt động kinh doanh còn chưa đầy đủ, thiếu nhất quán, cơ sở vật chất kỹthuật kém, đội ngũ cán bộ còn nhiều bất cập, hoạt động kinh doanh thuần tuý làtín dụng bằng tiền đồng Việt Nam

Năm 1997 MSB được vay 28 triệu USD qua BOA

Năm 2001 MSB được Ngân hàng Thế giới lựa chọn là một trong sáu NHTMcủa Việt Nam tham gia dự án Hiện đại hoá ngân hàng và Hệ thống thanh toán

 Giai đoạn thứ hai (từ tháng 07 năm 2003 đến nay)

Đến tháng 7 năm 2003, theo quyết định số 719 QĐ-NHNN ngày 07 tháng 07năm 2003 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thời hạn hoạt động của MSB tănglên 99 năm

Được sự chấp thuận của chi nhánh NHNN thành phố Hải Phòng tại văn bản

số 673/NHNN-HAP7 ngày 27 tháng 12 năm 2004, vốn điều lệ của MSB tăng từ160,2 tỷ đồng lên 200 tỷ đồng Theo đó, Ngân hàng Hàng hải được tổ chức theo

mô hình một Tổng công ty Nhà nước

Năm 2005 MSB chuyển trụ sở chính lên Hà Nội và cơ cấu lại tổ chức vàonăm 2006

Ngay trong những ngày đầu thành lập, Ngân hàng đã xây dựng chiến lượcphát triển hoạt động của mình phù hợp với nền kinh tế vận hành theo cơ chế thịtrường chung, trong đó có chiến lược tạo dựng thương hiệu Ngân hàng

Qua gần 17 năm hoạt động, MSB đã có những bước phát triển vượt bậc trênmọi mặt MSB đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách phục vụ và góp phần tíchcực thực hiện đường lối, chính sách đổi mới của Đảng trong nền kinh tế thị

Trang 32

trường và xu hướng hội nhập kinh tế thế giới Ngân hàng Hàng hải đã khôngngừng phấn đấu vươn lên, hỗ trợ tích cực vào sự phát triển của ngành hàng hảinói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung; có những bước tiến nhanh, đạtđược nhiều thành tựu to lớn trên mọi mặt hoạt động kinh doanh - dịch vụ ngânhàng, phát triển đồng đều cả kinh doanh đối nội và kinh doanh đối ngoại Từ xuấtphát điểm là một ngân hàng chủ yếu phục vụ nhu cầu về vốn cho ngành Hànghải, MSB đã góp phần đắc lực trong việc thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệquốc gia, thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng trong thời kỳ đổi mới, thựchiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nâng cao năng lực sản xuất kinhdoanh và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu vốn tiêudùng cho người dân.

Mạng lưới hoạt động của Ngân hàng Hàng hải được trải khắp trên toàn quốcvới Trụ sở chính, Sở giao dịch tại Hà Nội, các chi nhánh tại Hải Phòng, QuảngNinh, Thanh Hoá, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Cần Thơ, Nha Trang -những đầu mối kinh tế quan trọng của cả nước Ngoài ra, Ngân hàng Hàng hải đãthiết lập quan hệ đại lý với trên 200 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nướcngoài ở nhiều nước trên thế giới, góp phần thúc đẩy tốc độ của hoạt động thanhtoán quốc tế Với lý do đó, MSB là ngân hàng TMCP có thế mạnh trong hoạtđộng tài trợ thương mại (thư tín dụng-LC, nhờ thu, bảo lãnh) và thanh toán quốc

tế, xứng đáng là người bạn đồng hành đáng tin cậy cho các doanh nghiệp hoạtđộng trong lĩnh vực thương mại quốc tế

Sở hữu nhiều tiềm năng to lớn để bứt phá và lớn mạnh trong thời kỳ hộinhập, MSB đã và đang trở thành Ngân hàng TMCP phát triển bền vững với chấtlượng dịch vụ hàng đầu theo các chuẩn mực quốc tế Trong xu thế nâng cao vịthế trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam và hội nhập môi trường ngân hàngtoàn cầu, hiện tại MSB đã là thành viên của Hiệp hội ngân hàng Việt Nam, hiệphội ngân hàng Đông Nam Á, Hiệp hội ngân hàng Châu Á, Tổ chức thanh toán

Trang 33

toàn cầu SWIFT, MASTER CARD, đại lý chuyển tiền thanh toán toàn cầuMoney Gram Bên cạnh đó, với việc triển khai thành công Dự án Hiện đại hoángân hàng và Hệ thống thanh toán do Ngân hàng thế giới tài trợ, MSB đangkhông ngừng đẩy nhanh việc đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các sản phẩmdịch vụ ngân hàng cung cấp cho khách hàng theo chiến lược khách hàng là trungtâm Với hệ thống tin học quản lý tập trung - sử dụng mạng diện rộng (WAN)trên toàn hệ thống và việc thực thi chính sách giao dịch một cửa (uni-teller), nhucầu của khách hàng sẽ được phục vụ nhanh chóng và an toàn theo chuẩn của mộtngân hàng tiên tiến hiện nay Vừa qua, Maritime Bank tiếp tục vượt qua các đốithủ khác để trở thành Ngân hàng TMCP duy nhất của Việt Nam được WorldBank tài trợ cho giai đoạn 2 của dự án Hiện đại hoá ngân hàng và Hệ thống thanhtoán Kết thúc giai đoạn này, Maritime Bank sẽ xây dựng hoàn thiện hệ thốngNgân hàng điện tử (e-bank) đạt tiêu chuẩn quốc tế nhằm đa dạng hoá và nâng caochất lượng sản phẩm dịch vụ đáp ứng tối đa nhu cầu của mọi đối tượng kháchhàng.

2.1.2 Sự hình thành và phát triển MSB Quảng Ninh

Ngân hàng TMCP Hàng hải Quảng Ninh (MSB Quảng Ninh) là Chi nhánhthuộc Ngân hàng Hàng hải Việt Nam được thành lập từ ngày 27 tháng 11 năm

1992 Từ đó cho đến nay, MSB Quảng Ninh đã phát triển và đứng vững trên thịtrường, là ngân hàng TMCP ra đời sớm nhất tại Quảng Ninh Lúc đầu thành lập,Ngân hàng chỉ có 15 cán bộ công nhân viên với số vốn ít ỏi cho hoạt động kinhdoanh bước đầu khoảng hơn 9 tỷ đồng Đến nay, MSB Quảng Ninh đã có một độingũ cán bộ công nhân viên hùng hậu trên 60 người, có độ tuổi trung bình là 25,trình độ đại học là 95%, lãnh đạo chủ chốt đều là cán bộ Đảng viên có đủ nănglực, trình độ triển khai thực hiện nhiệm vụ trong toàn Chi nhánh Tổng tài sản củaMSB Quảng Ninh đạt trên 500 tỷ đồng Các sản phẩm dịch vụ ban đầu mới chỉhuy động vốn, tiếp nhận vốn uỷ thác đầu tư, cho vay, chiết khấu thì nay đã có

Trang 34

thêm rất nhiều sản phẩm như tài trợ thương mại, hùn vốn đầu tư vào các dự ánkinh tế, cho vay hợp vốn, các hình thức bảo lãnh, mở L/C, rồi các sản phẩm quainternet, homebanking, Cơ sở vật chất ngày càng được hoàn thiện với hệ thốngtrang thiết bị hiện đại, hệ thống máy tính nối mạng 24/24, trụ sở khang trang.Cùng với việc phát triển và khẳng định thương hiệu, hình ảnh của MaritimeBank, trong những năm gần đây, tại khu vực Quảng Ninh đã thành lập thêm 2 chinhánh cấp II là chi nhánh Bãi Cháy (tháng 11 năm 2005), Chi nhánh Cẩm Phả(tháng 10 năm 2007) và phòng giao dịch Hồng Hải

Sự biến động của thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản cũng nhưảnh hưởng của lạm phát (đồng tiền mất giá, giá cả leo thang… ) và phần nào chịu

sự tác động của nền kinh tế khu vực cũng như toàn cầu đã ảnh hưởng đến hoạtđộng của toàn ngành Ngân hàng nói chung và chi nhánh nói riêng Chiến lượccủa toàn Chi nhánh là phát triển phải gắn liền với bền vững Do vậy, MSB QuảngNinh tiếp tục mở rộng mạng lưới hoạt động cả về chiều sâu lẫn bề rộng với mụctiêu tăng vốn điều lệ, duy trì khách hàng truyền thống và tiếp thị những kháchhàng mới thuộc mọi thành phần kinh tế

2.1.3 Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và chức năng các phòng nghiệp vụ MSB Quảng Ninh

- Quản lý quan hệ khách hàng tập trung

- Phân định chức năng, nhiệm vụ giữa các bộ phận trực tiếp kinh doanh, bộphận quản lý, giám sát và bộ phận tác nghiệp

- Thực hiện các kênh phân phối thương mại

Trang 35

kế toántài chính

Phònghànhchínhtổng hợp

PGDHồngHải

Trang 36

- Chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc về những lĩnh vực được đảmnhiệm, có quyền tham gia, đóng góp ý kiến về những vấn đề liên quan đến phạm

vi công tác

- Bố trí sắp xếp lao động phù hợp với trình độ và yêu cầu công việc

- Chỉ đạo và kiểm tra nhân viên thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ được giao,chịu trách nhiệm về những sai sót trong phạm vi công tác

- Xây dựng các chương trình làm việc và đề ra biện pháp thực hiện cácchương trình đó

- Các phòng có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với nhau, đảm bảo hoạtđộng kinh doanh của ngân hàng có hiệu quả

a Phòng dịch vụ khách hàng

- Tổ chức triển khai thực hiện các công cụ huy động vốn

- Thực hiện công tác cân đối và điều hoà vốn

- Cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho khách hàng

- Thực hiện kinh doanh ngoại hối, kinh doanh tiền tệ, quản lý kho quỹ

- Thực hiện các biện pháp quản lý các khoản tín dụng đã cấp cho kháchhàng

- Xây dựng, quản lý và thực hiện chế độ thông tin tín dụng tại chi nhánh

- Phân tích, đánh giá đối thủ cạnh tranh trên địa bàn và thực hiện các biệnpháp cạnh tranh của chi nhánh trong lĩnh vực cấp tín dụng

c Phòng kế toán tài chính

Trang 37

- Tổ chức quản lý và thực hiện hoạt động kế toán - tài chính tại chi nhánh

- Quản lý tài sản cố định và công cụ lao động

- Tham gia quản lý kho tiền

d Phòng hành chính tổng hợp

- Tham mưu và giúp việc cho giám đốc trong công tác tổ chức

- Quản lý lao động, tiền lương

- Thực hiện công tác quản trị hành chính văn phòng tại chi nhánh

2.1.4 Tình hình hoạt động của MSB Quảng Ninh trong năm vừa qua

2.1.4.1 Tình hình huy động vốn

MSB Quảng Ninh nhận tiền gửi của các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhândưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn và các loại tiền gửi kháctheo quy định của MSB Đồng thời thực hiện huy động vốn theo các hình thứcvay vốn của các tổ chức tín dụng khác, phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu,các giấy tờ có giá khác…

Biểu 1 – Cơ cấu huy động vốn 

42%

32%

26%

Huy động từ dân cư

Huy động từ các tổ chức kinh tế

Huy động từ các tổ chức tín dụng

Trang 38

Bảng 1: Tình hình huy động vốn của MSB Quảng Ninh năm 2007

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007)

Tổng nguồn vốn huy động tại MSB Quảng Ninh đến 31/12/2007 đạt476.866 triệu đồng, tăng 125,6% so với năm 2006 Đây là một kết quả ngoài sựmong đợi của chi nhánh Tiền gửi không kỳ hạn đạt 70.111 triệu đồng, tăng 33%

so với cùng kỳ năm trước Nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm có bướctăng trưởng rất cao, đạt tới 340.358 triệu đồng, tăng 42,6% so với năm 2006.Trên cơ sở các sản phẩm tiết kiệm với lãi suất cạnh tranh, chi nhánh đã đẩy mạnhcông tác tiếp thị, khuyến mại để triển khai thực hiện có hiệu quả Vì vậy, lượngkhách hàng đến giao dịch gửi tiết kiệm ngân hàng đang ngày càng tăng về sốlượng cũng như chất lượng Nguồn tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là 340.094 triệuđồng, chiếm 99% tổng tiền gửi tiết kiệm Vốn huy động bằng ngoại tệ tuy có tăngnhưng vẫn chiếm tỷ lệ thấp so với tổng nguồn huy động

Những kết quả khả quan trong công tác huy động vốn nói trên là nhờ vàochính sách lãi suất tương đối cạnh tranh so với thị trường, các sản phẩm đã đápứng được nhu cầu của khách hàng Đặc biệt, cuối năm 2007 MSB Quảng Ninh đãtriển khai chương trình tặng quà khách hàng tiết kiệm với những phần quà giá trịdành cho khách hàng và nhận được những phản hồi rất tích cực từ phía kháchhàng

Ngày đăng: 05/12/2012, 08:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2.2.2 Các hình thức cho vay tiêu dùng tại MSB Quảng Ninh - Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải Quảng Ninh
2.2.2 Các hình thức cho vay tiêu dùng tại MSB Quảng Ninh (Trang 43)
Hình thức cho vay 2005 2006 2007 - Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải Quảng Ninh
Hình th ức cho vay 2005 2006 2007 (Trang 43)
Bảng 4: Kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng qua các năm - Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải Quảng Ninh
Bảng 4 Kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng qua các năm (Trang 51)
Bảng 6: Tỷ lệ CVTD trong hoạt động cho vay của MSB Quảng Ninh - Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải Quảng Ninh
Bảng 6 Tỷ lệ CVTD trong hoạt động cho vay của MSB Quảng Ninh (Trang 53)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w