1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao Hiệu qủa cho vay phát triển kinh tế hộ sản xuất của NHNo&PTNT huyện Lục yên- Tỉnh Yên bái

55 447 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 182,38 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Giải pháp nâng cao Hiệu qủa cho vay phát triển kinh tế hộ sản xuất của NHNo&PTNT huyện Lục yên- Tỉnh Yên bái

Trang 1

MỤC LỤC

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ CHO VAY PHÁT

TRIỂN KINH TẾ HỘ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.

1.1 Hộ sản xuất .6

1.1.1 Khái niệm hộ sản xuất 6

1.1.2 Đặc điểm kinh tế hộ .6

1.1.3 Vai trò của kinh tế hộ trong sự phát triển kinh tế của nước ta 7

1.2 Tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển kinh tế hộ 8

1.2.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng 8

1.2.2.Vai trò của vốn tín dụng đối với sự phát triển kinh tế hộ 7

1.3 Hiệu quả cho vay phát triển kinh tế hộ 9

1.3.1- Quan niệm về hiệu quả cho vay đối với kinh tế hộ 9

1.3.2- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay vốn .11

1.3.3- Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả cho vay phát triển kinh tế hộ 14

Chương 2 : THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠINHNO&PTNT HUYỆN LỤC YÊN - TỈNH YÊN BÁI 18

2.1 NHNo&PTNT Huyện Lục yên với sự phát triển kinh tế của huyện 18

2.1.1-Tình hình phát triển kinh tế của huyện Lục yên 18

2.1.2-Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Lục yên và tình hình hoạt động của chinhánh 19

2.2 Thực trạng hiệu quả cho vay hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyệnLục yên 24

2.2.1 Hiệu quả cho vay phát triển kinh tế hộ sản xuất tại NHNo&PTNThuyện Lục yên 24

2.2.2 Hiệu quả cho vay kinh tế hộ tại NHNo huyên Lục Yên .28

2.2.3 Tình hình nợ quá hạn hộ sản xuất 30

Hoàng Thị Ngọc Lan Lớp CK B _ K 6

Trang 2

2.2.2.2 Một số tồn tại và nguyên nhân trong việc cho vay hộ sản xuất

2.3 Đánh giá hiệu quả cho vay phát triển kinh tế hộ sản xuất 31

2.3.1 Những kết quả đạt được 31

2.3.2 Một số tồn tại và nguyên nhân 33

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ SẢNXUẤT TẠI NHNO&PTNT HUYỆN LỤC YÊN 37

3.1 Định hướng hoạt động của NHNo&PTNT huyện Lục yên năm 2007 37

3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay phát triển kinh tếhộ sản xuất đối với NHNo&PTNT huyện Lục Yên 38

3.2.1.Thực hiện tốt quy trình nghiệp vụ tín dụng kinh tế hộ 38

3.2.2.Thực hiện tôt chính sách thu hút và phát triển nguồn vốn 40

3.2.3.Đa dạng hoá các phương thức cho vay và đơn giản hoá các thủ tục chovay 41

3.2.4 Tăng cường việc kiểm tra , kiểm soát việc sứ dụng tiền vay 42

3.2.5.Tăng cường đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ và cóchính sách hợp lý đối với cán bộ tín dụng 43

3.3 Một số kiến nghị 44

3.3.1- Kiến nghị với Nhà nước 44

3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 45

3.3.3 - Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam 46

Kết luận 48

Tài liệu tham khảo 50

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong chuyên đề là trung thực xuất phát từ tìnhhình thực tế của đơn vị thực tập.

TÁC GIẢ CHUYÊN ĐỀ

(Ký và ghi rõ họ tên)

Hoàng Thị Ngọc Lan

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

Đối với một quốc gia có hơn 80% dân số là nông dân như Việt nam,việc phát triển sản xuất nông nghiệp chiếm giữ một vai trò cực kỳ quan trọng.Để thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn,Hội nghị TW lần thứ VI đã khẳng định “ Sự phát triển nông nghiệp và kinh tếnông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá có vai trò cực kỳ quantrọng cả trước mắt và lâu dài, làm cơ sở để ổn định và phát triển kinh tế xãhội, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hộichủ nghĩa”.

Mọi hoạt động vừa cơ bản, lâu dài, vừa cần kíp trước mắt của quá trìnhcông nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn đều cần đến vốn và tíndụng Đương nhiên vốn và tín dụng không quyết định hết thảy, nhưng khôngthể không nhấn mạnh rằng, để đưa nông nghiệp, nông thôn phát triển mạnhmẽ, nhất định phải có chính sách hỗ trợ có bài bản và cụ thể về vốn, tín dụng,nhất định phải có sự đầu tư thích đáng của nhà nước, của các ngành, trong đókhông thể xem nhẹ vai trò của NHNo & PTNT Việt nam.

Trong quá trình CNH – HĐH đất nước đặc biệt là quá trình CNH –HĐH nông nghiệp, nông thôn, Đảng và nhà nước ta có rất nhiều chính sáchđể phát triển nông nghiệp, nông thôn nói chung và hộ sản xuất nói riêng Tuynhiên Trong thực tế cho thấy vấn đề vốn và cho vay ở khu vực nông thônđang có những khó khăn nhất định mà hiện nay NHNo&PTNT đang phải đảm

đương thực hiện nhiệm vụ ‘ rót vốn” vào khu vực nông thôn, việc mở rộng

cho vay hộ sản xuất ngày càng khó khăn do tính chất phức tạp của hoạt độngnày, món vay nhỏ bé, chi phí nghiệp vụ cao, khả năng rủi ro ngày càng lớn Do vậy vấn đề tạo vốn và cho vay có hiệu quả đối với hộ sản xuất có ý nghĩarất quan trọng, nó đóng vai trò chủ lực chủ đạo trong việc góp phần tích cựcvào sự phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn nói riêng và nền kinh tế Việt Namnói chung

Trang 5

Huyện Lục yên là một huyện miền núi phía đông bắc của tỉnh Yên báidân số chủ yếu sống ở khu vực nông thôn, trình độ dân trí chưa cao, kinh tếcòn nghèo nàn, lạc hậu, trình độ sản xuất còn thấp kém, hiệu quả sản xuất -kinh doanh chưa cao và nhỏ lẻ, trong thời gian qua NHNo&PTNT HuyênLục yên còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc tạo vốn và cho vay vốn đốivới hộ sản xuất.

Tuy vậy, trong những năm gần đây NHNo &PTNT Huyện Lục yên đã cónhiều cố gắng vượt qua mọi khó khăn đáp ứng được nhu cầu thiếu vốn củacác hộ sản xuất trên địa bàn huyện và đây cũng chính là thị trường kinh doanhchính của NHNo&PTNT Huyện Lục yên.

Trong thời gian thực tập tại NHNo&PTNT Huyên Lục yên được sự giúpđỡ tận tình của thầy cô giáo hướng dẫn thực tập , của các cô chú công tác tạiNHNo&PTNT Huyện Lục yên và cùng với những kiến thức đã học đượctrong trường và thời gian thực tập tại NHNo&PTNT Huyện lục yên được tiếpcận với thực tế tình hình cho vay phát triển kinh tế đối với hộ sản xuất Chính

vậy mà em đã lựa chọn đề tài “Giải pháp nâng cao Hiệu qủa cho vay phát

triển kinh tế hộ sản xuất của NHNo&PTNT huyện Lục yên- Tỉnh Yên bái“

để nghiên cứu nhằm góp phần giải quyết những nhu cầu bức xúc của thựctiễn Vì trình độ, kiến thức còn nhiều hạn chế, bài viết không thể tránh nhữngthiếu sót, em rất mong được sự đóng góp của các Thầy cô giáo

Em xin cảm ơn TS Lê Thị Tuấn Nghĩa đã tận tình hướng dẫn và chỉbảo em trong quá trình viết báo cáo tốt nghiệp Em xin cảm ơn Ban Giám đốcvà các cô chú cán bộ trong chi nhánh NHNo &PTNT Lục yên , đặc biệt làcác cô, chú cán bộ phòng Tín dụng đã nhiệt tình tạo điều kiện giúp đỡ emtrong quá trình thực tập và hoàn thiện viết bài này

Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề được kết cấu làm 3 chươngnhư sau:

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hiệu quả cho vay hộ sản xuất của ngân

hàng thương mại

Trang 6

Chương 2:Hiệu quả cho vay phát triển kinh tế hộ tại NHNo&PTNT huyện

Lục Yên.

Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay phát triển

kinh tế hộ tại NHNo&PTNT Huyện Lục Yên- Yên Bái.Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ SẢNXUẤT CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Hộ sản xuất

1.1.1 Khái niệm hộ sản xuất.

Trong công cuộc đổi mớí xây dựng Đất nước, thành phần kinh té hộ rấtquan trọng, là một trong những thành phần kinh tế quyết định đến sự thànhcông của con đường Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá Đất nước Để phù hợpvới xu thế phát triển chung, phù hợp với chủ trương của Đảng và nhà nước,NHNo & PTNT Việt nam ban hành phụ luc số 1 kèm theo quyết định 499Angày 2/9/1993, theo đó thì khái niệm hộ sản xuất được hiểu như sau: “ Hộ sảnxuất là đơn vị kinh tế tự chủ, trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh là chủthể trong mọi quan hệ sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về hoạtđộng sản xuất của mình” Như vậy, hộ sản xuất là một lực lượng sản xuất tolớn ở nông rhôn Hộ sản xuất hoạt động trong nhiều ngành nghề nhưng hiệnnay phần lớn hoạt động trong linh vực nông nghiệp và PTNT, các hộ này tiếnhành sản xuất kinh doanh đa dạng kết hợp trồng trọt với chăn nuôi và kinhdoanh ngành nghề phụ Đặc điểm sản xuất kinh doanh nhiều ngành nghề nóitrên đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các hộ sản xuất ở nước tatrong thời gian qua.

1.1.2 Đặc điểm kinh tế hộ.

Trang 7

- Hộ sản xuất là tế bào tổ chức kinh tế nông thôn Nó đáp ứng đượcnhững yêu cầu của tổ chức sản xuất nông nghiệp (có tính linh hoạt cao, quimô vừa và nhỏ )

- Kinh tế hộ có tư cách pháp lý bình đẳng với mọi thành phần kinh tế khác Hoạt động sản xuất kinh doanh trong mỗi hộ hoàn toàn độc lập tự chủ.Mỗi hộ tự xác định phương hướng sản xuất và điều chỉnh kế hoạch, tự chịutrách nhiệm khả năng sản xuất của mình

- Qui mô, cơ sở vật chất kỹ thuật của các hộ chênh lệch nhau giữa cácvùng và ngay trong cả một số vùng cũng có sự chênh lệch nhau Tính chất sảnxuất phân tán, manh mún, lạc hậu của kinh tế tiểu nông, suất đầu tư thấp.

Theo yêu cầu của sản xuất hàng hoá quá trình tích tụ và tập trung sảnxuất được coi là hợp lý Các hộ sản xuất ở nông thôn nước ta hiện nay đangchuyển từkinh tế tự cấp, tự túc lên dần nền kinh tế hàng hoá, chuyển từ nghềnông thuần túy sang nền kinh tế đa dạng theo xu hướng ai giỏi nghề gì thì làmnghề ấy Trong qúa trình chuyển hoá của kinh tế hộ xuất hiện nhiều hình thứckinh tế hộ khác nhau, nhưng hình thức kinh tế hộ cao hơn đó là hình thứckinh tế trang trại Như vậy hộ sản xuất là đơn vị kinh tế tự chủ, là chủ thể sảnxuất hàng hoá trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn

1.1.3 Vai trò của hộ sản xuất trong nền kinh tế ở nước ta

Từ sau đại hội VII những chính sách đổi mới của Đảng và nhà nước tađược ban hành đã có tác động thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển, đồngthời chủ động đối phó những khó khăn, tồn tại đang nảy sinh từ kinh tế nônghộ Mô hình kinh tế hiện nay đã phân định khu vực kinh tế nhà nước, tập thểvà tư nhân dưới sự điều hành chung của Chính phủ Kinh tế hộ đã phát huyđược tính ưu việt ngày càng mở rộng và dần tiếp cận với thị trường, khuyếnkhích được nông dân khơi tăng các nguồn lực, tăng được thu nhập, nhờ đóngười nông dân gắn bó với ruộng đát hơn, chủ động đầu tư vốn để thâm canh

Trang 8

tăng vụ, vừa đổi mới cơ cấu sản xuất, việc trao quyền tự chủ cho hộ nông dânđã khơi dậy nhiều làng nghề truyền thống, mạnh dạn vận dụng tiến bộ KHKTtrong sản xuất để có hiệu quả kinh tế lớn nhất Điều này càng khẳng định sựtồn tại khách quan của hộ sản xuất với vai trò là cầu nối trung gian giữa 2 nềnkinh tế, là đơn vị tích tụ vốn,góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn laođộng giải quyết việc làm ở nông thôn.

* Hộ sản xuất là cầu nối trung gian để chuyển nền kinh tế tự nhiên sangkinh tê hàng hoá

* Hộ sản xuất góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lao động,giải quyết việc làm ở nông thôn

* Hộ sản xuất có khả năng thích ứng với cơ chế thị trường thúc đẩy sảnxuất hàng hoá Với quy mô nhỏ, bộ máy quản lý gọn nhẹ, năng động, hộ sảnxuất có thể dễ dàng đáp ứng được những thay đổi của nhu cầu thị trường màkhông sợ ảnh hưởng đến tốn kém về mặt chi phí Thêm vào đó lại được Đảngvà Nhà nước có những chính sách khuyến khích tạo điều kiện để hộ sản xuấtphát triển Như vậy với khả năng nhạy bén trước nhu cầu thị trường, hộ sảnxuất đã góp phần đáp ứng đầy đủ nhu cầu ngày càng cao của thị trường tạo rađộng lực thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển cao hơn.

1.2 Tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển kinh tế hộ.

1.2.1 Khái niệm về tín dụng ngân hàng.

Tín dụng Ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa các Ngân hàng với cáctác nhân khác trong nền kinh tế được thực hiện dưới hình thức cho nhau vaybằng tiền.

Thực chất của tín dụng ngân hàng là việc ngân hàng cho các kháchhàng vay một khoản tiền, đến hạn khách hàng sẽ phải hoàn trả toàn bộ số tiềngốc và tiền lãi cho ngân hàng

Trang 9

1.2.2 Vai trò của tín dụng ngân hàng với sự phát triển kinh tế hộsản xuất

Trong thực tế kinh tế hộ thường xuất phát từ lao động dư thừa, tuynhiên do mức thu nhập thấp, khả năng tích luỹ kém Do vậy vốn tín dụngngân hàng có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế hộ ,nhằm khaithác các tiềm năng sẵn có của địa phương Nhờ có vốn tín dụng ngân hàng đãgóp phần giải quyết công ăn việc làm cho các hộ sản xuất, thực hiện đượcchính sách xã hội

Đẩy mạnh phát triển các ngành nghề truyền thống , với nguồn nguyênvật liệu sẵn có ở địa phương tạo công ăn việc làm cho lao động dư thừa Dovậyphát triển kinh tế hộ sản xuất , kích thích sức tiêu thụ sản phẩm của xã hộiCác thành phần kinh tế hộ không thể tiến hành sản xuất kinh doanhđược khi mà thiếu vốn để thực hiện quá trình sản xuất của mình Nhờ nguồnvốn tín dụng, các hộ sản xuất không những đảm bảo được quá trình sản xuấtbình thường, mà còn mở rộng được sản xuất, cải tiến kỹ thuật, còn có vai tròquan trọng trong việc chuyển dịch hướng phát triển kinh tế hộ từ chỗ tự cung,tự cấp mang tính tự phát sang nền kinh tế hàng hoá có tính đến yếu tố thịtrường

Hoạt động của các tổ chức tín dụng đã góp phần thúc đẩy nhanh quátrình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tạo điều kiện, duy trì mối liên hệ hữu cơgiữa sản xuất với lưu thông hàng hoá và tiêu dùng trong xã hội.

Tín dụng có vai trò trong nền kinh tế nói chung và kinh tế hộ nói riêngvì nó là đòn bẩy kinh tế trong hệ thống các đòn bẩy kinh tế được sử dụngthường xuyên và linh hoạt nhất đối với mọi thành phần kinh tế

1 3 Hiệu quả cho vay kinh tế hộ

1.3.1 Quan niệm về hiệu quả cho vay.

Trang 10

Trong cơ chế thị trường, hệ thống ngân hàng được phân chia thành 2cấp,

Ngân hàng nhà nước đảm nhiệm chức năng quản lý vĩ mô và các ngân hàngthương mại thực hiện kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, ngân hàngthương mại hoạt động kinh doanh độc lập trên cơ sở hạch toán lỗ lãi “ lời ănlỗ chịu” nguồn vốn trong kinh doanh của ngân hàng thương mại giờ đâykhông còn do nhà nước bao cấp mà phải tự huy động từ những nguồn nhànrỗi tạm thời trong xã hội, tiến hành cho hoạt động kinh doanh mang lại lợinhuận bù đắp các chi phí đầu vào trên quy tắc phù hợp với các chế độ chínhsách kinh tế xã hội hiện hành của nhà nước Hoạt động tín dụng là hoạt độngkinh doanh quan trọng nhất, mang lại phần lớn lợi nhuận cho ngân hàngthương mại ( trên 70%) được thực hiện trên cơ sở tính toán về khối lượng cácnguồn vốn mà ngân hàng huy động có thể sử dụng cho vay Các khoản tíndụng ngân hàng thương mại cấp ra phải đảm bảo được hiệu quả kinh tế,thuhồi được vốn và lãi đúng hạn, lãi thu được không chỉ đủ bù đắp phần lãi màngân hàng phải trả cho người gửi tiền và các chi phí khác trong việc thực hiệnkhoản cho vay mà còn phải tạo ra lợi nhuận cho hoạt động tín dụng

Trong hoạt động của ngân hàng có rất nhiều nghiệp vụ kinh doanh đemlại thu nhập cho ngân hàng trong đó nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ đem lạithu nhập chủ yếu cho ngân hàng.Vì vậy ngân hàng cần phải chú trọng đếnhiệu quả kinh doanh đặc biệt là hiệu quả tín dụng.

Hiệu quả cho vay có thể được hiểu là ngân hàng đáp ứng đầy đủ kịpthời vốn cho khách hàng của mình và được khách hàng sử dụng đúng mụcđích và tạo ra được số tiền lớn hơn số tiền bỏ ra ban đầu, hoàn trả được ngânhàng cả gốc và lãi theo thoả thuận, đảm bảo thu nhập cho cả ngân hàng vàkhách hàng.

Trang 11

Đầu tư tín dụng có hiệu quả được thể hiện đầy đủ, đúng đắn các nguyêntắc và định hướng đầu tư của nhà nước, đối với các ngành kinh tế, các doanhnghiệp, các hộ dân cư, khi thực hiện quan hệ tín dụng có chất lượng cao thìcác khách hàng vay vốn phải sử dụng vốn đúng mục đích, tăng cường tínhkhả thi của dự án, sản phẩm sản xuất ra từ dự án có chất lượng cao, giá thànhrẻ, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng và sản xuất của toàn xã hội Như vậy kháchhàng có lợi nhuận tăng thu nhập cho mình, ổn định đời sống xã hội

Hiệu quả cho vay thể hiện ở phạm vi, mức độ, giới hạn tín dụng phảiphù hợp với khả năng thực lực theo hướng tích cực của bản thân Ngân hàngvà phải đảm bảo được sự cạnh tranh trên thị trường, đảm bảo nguyên tắc hoàntrả nợ đúng hạn và có lãi Hiệu quả cho vay phải thể hiện ở chỉ tiêu lợi nhuậnhợp lý và gia tăng, dư nợ ngày một tăng trưởng, tỷ lệ nợ quá hạn đảm bảođúng quy định và hợp lý, đảm bảo cơ cấu nguồn vốn giữa ngắn, trung và dàihạn trong nền kinh tế.

Hiệu quả cho vay vừa cụ thể ( Thông qua các chỉ tiêu như kết quả kinhdoanh, tỷ trọng nợ quá hạn ) vừa trừu tượng ( Khả năng thu hút khách hàngvà nền kinh tế ) và có quan hệ đến các nhân tố chủ quan như: Năng lực quảnlý, trình độ cán bộ, chính sách tín dụng, kiểm soát nội bộ và các nhân tốkhách quan như: Sự thay đổi của chính sách nhà nước, sự thay đổi của giá cảthị trường, môi trường pháp lý, cơ chế chính sách Có thể nói Hiệu quả chovay là một chỉ tiêu tổng hợp nó thể hiện năng lực của Ngân hàng trong quátrình cạnh tranh và tồn tại trong nền kinh tế thị trường.

1 3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay hộ sản xuất.

Hiệu quả cho vay là chỉ tiêu phát triển kinh tế phản ánh kết quả hoạtđộng cho vay trong một thời kỳ nhất định của ngân hàng , nó thể hiện qua cácchỉ tiêu như sau:

+ Chỉ tiêu về hiệu suất sử dụng vốn.

Trang 12

+ Doanh số cho vay hộ sản xuất: là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh tổng sốtiền Ngân hàng cho hộ sản xuất vay trong thời kỳ nhất định thường là mộtnăm Ngoài ra, Ngân hàng còn dùng chỉ tiêu tương đối phản ánh tỷ trọng chovay hộ sản xuất trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng trong một năm:

Doanh số cho vay HXS

Tổng doanh số cho vay

+ Doanh số thu nợ cho vay hộ sản xuất : Chỉ tiêu phản ánh tổng số tiềnngân hàng thu hồi được trong một thời kỳ nhất định sau khi đã giải ngân

Để phản ánh tình hình thu nợ hộ sản xuất, Ngân hàng còn sử dụng chỉtiêu tương đối phản ánh tỷ trọng thu hồi được trong tổng doanh số cho vay hộsản xuất của ngân hàng trong một thời kỳ Chỉ tiêu này được tính bằng côngthức:

Doanh số thu nợ hộ sản xuất

- x 100%Doanh số cho vay hộ sản xuất

+ Dư nợ quá hạn hộ sản xuất:

Trang 13

Dư nợ quá hạn hộ sản xuất là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh tổng số tiềnNgân hàng chưa thu hồi được sau một thời hạn nhất định kể từ ngày khoảncho vay đến hạn thanh toán tại thời điểm đang xem xét.

Bên cạnh đó Ngân hàng thường xuyên sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạnhộ sản xuất:

+ Tỷ lệ nợ khó đòi = -x 100% Tổng nợ quá hạn

+ Chỉ tiêu về hiệu quả tín dung( H1):

Lãi thu từ hoạt động cho vay hộ sản xuất bình quân trong kỳH1 =

Tổng dư nợ hộ sản xuất bình quân trong kỳ

Trang 14

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả tín dụng, nó cho thấy cứ một đồng chovay sẽ thu được bao nhiêu đồng lãi, nếu chỉ tiêu này lớn thì hiệu quả cho vaycàng cao

 Một số chỉ tiêu khác :

Doanh số cho vay HSX

+ Bình quân 1 lượt hộ được vay = - x 100 % Tổng số lượt HSX vay vốn

Chỉ tiêu này phản ánh số tiền vay mỗi lượt của hộ sản xuất Số tiền vaycàng cao chứng tỏ hiệu quả cũng như chất lượng cho vay tăng lên Điều đóthể hiện sức sản xuất cũng như quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của hộsản xuất tăng lên Đồng thời thể hiện chất lượng cho vay có xu hướng tăng.

Dư nợ cho vay trung dài hạn HSX + Tỷ lệ cho vay trung,dài hạn HSX = -x 100%

Tổng dư nợ HSX

Đây là chỉ tiêu tương đối phản ánh mức độ đáp ứng nhu cầu cần vốntrung, dài hạn của hộ sản xuất để mở rộng sản xuất kinh doanh Tỷ lệ này cóthể cao thấp tuỳ thuộc vào nhu cầu vốn trung dài hạn của địa phương cũngnhư chính sách tín dụng của từng Ngân hàng.

1.3.3 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ sản

xuất

- Đối với hoạt động của NHNo&PTNT : Là một ngân hàng thương mạivới đặc trưng hoạt động là "đi vay để cho vay ", do vậy khi cấp tiền vay, ngânhàng cần phải tính đến việc thu hồi được vốn( bao gồm cả gốc + lãi ) đúnghạn để có khả năng hoàn trả cho khách hàng giử tiền , mặt khác cho vay hộsản xuất có 1 vị trí quan trọng, đặc biệt nhất là đối với NHNo&PTNT thì đây

Trang 15

là 1 khách hàng truyền thống với xu thế thị phần tín dụng ngày càng tăng, chovay đảm bảo có hiệu quả là đảm bảo sự tồn tại của chính ngân hàng

- Đối với hộ sản xuất : Để đáp ứng nhu cầu vay vốn phát triển sản xuấtkinh doanh của khách hàng, thúc đẩy sản xuất phát triển mạnh, bằng cácnguồn vốn huy động được trong xã hội và thông qua nghiệp vụ tín dụng, ngânhàng đã cung cấp đủ vốn, đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời góp phần tăng năngxuất lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế

- Đối với nền kinh tế: Để phát triển nền kinh tế tăng thu nhập quốc dântạo ra tích luỹ từ mỗi cá nhân, doanh nghiệp nhà nước thúc đẩy sản xuất đẩymạnh sự phát triển của các ngành nghề trong nền kinh tế cần thiết phải cóvốn,

ngược lại nền kinh tế càng phát triển càng tạo ra nhiều nguồn vốn NHTM làchủ thể chính đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh NHTM đứng rahuy động các nguồn tiền nhàn rỗi ở mọi tổ chức, cá nhân, mọi thành phầnkinh tế như vốn tạm thời được giải phóng ra từ quá trình sản xuất, vốn tiếtkiệm từ các cá nhân trong xã hội Bằng các nguồn vốn trên NH thông quanghiệp vụ tín dụng đã cung cấp vốn cho mọi họat động cho quá trình sản xuấttăng năng xuất lao động, nâng cao hiệu quả cho nền kinh tế.

1.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay kinh tế hộ.

Để nâng cao hiệu quả cho vay đối với thành phần kinh tế nào đó thì cácNHTM nói chung phải xác định và phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đếnhiệu quả cho vay Có thể phân ra làm các nhân tố sau:

Trang 16

xuát kinh doanh sẽ không có điêù kiện để mở rộng sản xuất, thậm chí bị thuhẹp về sản xuất, khi đó đầu tư tín dụng của ngân hàng cũng cho kinh tế hộcũng bị giảm sút và kém hiệu quả.

Ngược lại nền kinh tế tăng trưởng ở mức rất cao( dấu hiệu không bình

thường ) lạm phát sẽ tăng lên cao, gây ra rủi ro về sự mất giá của đồng tiền,

việc đầu tư tín dụng của ngân hàng sẽ không có hiệu quả Để có một nền kinhtế ổn định thì phải kiềm chế lạm phát, giữ lạm phát ở mức vừa phải , tránhtình trạng nền kinh tế âm và phải ổn định thị trường tiền tệ, tránh gây ra sựbiến động lớn về lãi suất.

1.3.4.2 Nhân tố từ bản thân ngân hàng.

+ Năng lực và phẩm chất đạo đức của cán bộ ngân hàng.

Cán bộ tín dụng là người trực tiếp giao dịch với khách hàng, họ cầnphải có năng lực để thẩm định các hồ sơ, phương án, dự án vay vốn của kháchhàng thật chính xác, phải nhạy bén, nắm bắt thông tin kịp thời về kháchhàng.Mặt quan trọng nữa là phẩm chất đạo đức của cán bộ tín dụng, nếu cánbộ tín dụng có năng lực nhưng không có phẩm chất đạo đức tốt thì cũng rấtnguy hiểm trong khâu đánh giá về khách hàng và dễ làm sai lệch thông tincủa khách hàng dẫn đển rủi ro trong hoạt động tín dụng và ngược lại nếu cán bộtín dụng có phẩm chất đạo đức tốt nhưng trình độ kém thì cũng rất khó đem lạihiệu quả trong đầu tư tín dụng.Vì vậy năng lực và phẩm chất luôn song hành vớinhau.

+ Quy trình tín dụng.

Quy trình tín dụng bao gồm những quy định cần thiết phải được tuânthủ trong suốt quá trình diễn ra hoạt động tín dụng từ khâu chuẩn bị cho vay,phát tiền vay, kiểm tra quá trình sử dụng tiền vay đến khi thu hồi hết nợ Hiệuquả cho vay có đạt được hay không phụ thuộc rất lớn vào việc thực hiện cáckhâu trong quy trình tín dụng Nếu các khâu trong quy trình tín dụng được

Trang 17

thực hiện tốt và có sự kết hợp nhịp nhàng hợp lý giữa các khâu sẽ đảm bảovốn tín dụng được luân chuyển tốt, khoa học Tạo nên hiệu quả đầu tư tíndụng như mong muốn.

+ Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ.

Nếu hoạt động kiểm soát nội bộ tốt giúp cho ban lãnh đạo có đượcnhững thông tin chính xác, phát hiện những sai sót kịp thời để giúp ban lãnhđạo tìm ra phương án, biện pháp giải quyết đúng đắn, toàn diện hơn.

+Trang thiết bị kỹ thuật trong ngân hàng.

Ngày nay công nghệ khoa học là trợ thủ đắc lực cho con người, bất kỳ mộtdoanh nghiệp nào muốn đứng vững trên thị trường, ngoài yếu tố con người rathì yếu tố không thể thiếu là trang thiết bị kỹ thuật.Nhân rõ điều này, trongnhững năm qua các NHTM nước ta đã tích cực trang bị máy móc công nghệhiện đại

để phục vụ cho các nghiệp vụ của ngân hàng một cách chính xác, thuận tiện,giải quyết nhanh gọncho khách hàng trong các khâu tín dụng và thanh toán.Ngoài ra thì cơ sở hạ tầng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự antoàn và yên tâm cho kháchhàng

1.3.4.3 Nhân tố từ khách hàng.

Nhân tố khách hàng rất quan trọng, nó quyết định đến việc có đem lạihiẹu quả tín dụng hay không, điều này phụ thuộc vào ý thức chấp hành camkết và ý rhức sử dụng nguồn vốn của ngân hàng, nếu một khách hàng có ýthức sử dụng nguồn vốn đúng mục đích thì không những đem lại hiệu quả chochính mình, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và hoàn trả được nợ chongân hàng Điều này có lợi cho cả ngân hàng và khách hàng Ngược lại kháchhàng sử dụng vốn không đúng mục đíchvà không đem lại hiệu quả trong kinhdoanh thì khả năng thu hồi vốn của ngân hàng sẽ rất khó, cả ngân hàng và

Trang 18

khách hàng đều gặp bất lợi, khách hàng sẽ phải chịu phạt theo chế tài tíndụng, còn ngân hàng tăng phần nợ quá hạn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinhdoanh của ngân hàng - yếu tố quyết định đến hiệu quả cho vay.

1.3.4.4 Các nhân tố khác.+ Yếu tố thiên nhiên:

Hoạt động nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thiên nhiên, sẽcó rủi ro bất khả kháng mà NHNo &PTNT không lường trước được như lũlụt, hạn hán, mưa bão ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của các hộ nông dântừ đó ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư tín dụng của các ngân hàng.

+ Các chủ trương chính sách của Nhà nước.

Từ các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dung trên ta nhận thấy: Đểhoạt động của các NHTM có hiệu quả nhất là trong lĩnh vực tín dụng thìNHTM phải nhận thức rõ các nhân tố ảnh hưởng dến hoạt động tín dụng để từđó có biện pháp thích hợp nhằm phát huy các nhân tố tích cực và hạn chế cácnhân tố tiêu cực ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của ngân hàng.

Trang 19

2.1.1 Tình hình phát triển kinh tế của Huyện Lục yên.

Qua những năm đổi mới nền kinh tế, bộ mặt kinh tế của huyện đã bướcđầu khởi sắc hoà chung với nhịp độ phát triển của đất nước Huyện Lục yên làmột huyện miền núi nằm ở phía đông bắc củaTỉnh yên bái , có diện tích tựnhiên là 6.883 km2 ,tổng diện tích đất đai là 80.870ha, trong đó có 10.022,88ha là đất nông nghiệp chiếm 12.39% diện tích đất đai của toàn huyện , đấtruộng lúa là 3.593 ha chiếm 35.85 % diện tích đất nông nghiệp Dân số tựnhiên toàn huyện là 103584 người gồm 21683 hộ Trong đó có 17.008 hộ sảnxuất nông nghiệp , chiếm tỷ lệ là 89,2% số hộ trong huyện Dân tộc sống chủyếu trên địa bàn huyện là : kinh , tày , nùng , dao , hoa Tổ chức hành chínhcủa huyện được chia làm 23 xã và 1 thị trấn Trong đó chủ yếu là các xãthuộc vùng II và vùng III ( 11 xã vùng II và 11 xã vùng III là khu vực đặc biệtkhó khăn)

Huyện uỷ, HĐND, UBND Huyện Lục yên đã chỉ đạo các cấp, các ngànhđầu tư phát triển kinh tế phù hợp với những định hướng, chính sách kinh tế củađảng, Nhà nước và đã đạt được những kết quả cả năng xuất và sản lượng

Năm 2006 Kinh tế địa phương đạt tốc độ kinh tế tăng trưởng chung là

9,5%.Trong Nông lâm nghiệp tăng 5,17% ,Công nghiệp xây dựng tăng23,76% , Thương mại dịch vụ tăng 15,24% Cơ cấu kinh tế được chuyển dịchtheo tỷ trọng Nông , lâm nghiệp chiếm 67,5% , Công nghiệp xây dựng 16,2%,

Trang 20

Thương mại dịch vụ 16,3% Tổng sản lượng lương thực đạt 33.742Tấn , Thunhập bình quân đầu người đạt 2.435.000đ/năm Tỷ lệ hộ đói nghèo còn14,5% đã giảm 2,4% so với năm 2005.Trong phát triển kinh tế xác định rõ sảnxuất nông lâm nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm hàng đâù Do vậy đã tập trungchỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên cơ sở phát huy tiềm năng đất đai trênđịa bàn , chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất xuống tới tận cácthôn bản , qui hoạch vùng thâm canh tập trung , sản xuất nông lâm nghiệpđược đầu tư và phát triển năng xuất và sản lượng đều tăng so với năm 2005như: Diện tích gieo trồng từ 12.395 ha tăng 881ha so với năm 2005 , năngsuất lúa đạt 88,7tạ /ha tăng 0,2 tạ / ha , sản lượng lương thực đạt 33.742tấnvượt 742 tấn so với kế hoạch của HĐND huyện đề ra Sản xuất công nghiệpvà xây dựng có bước phát triển mới và đạt được những kết quả đáng kể so vơícùng kỳ, giá trị tổng sản lượng toàn huyện là 23,186 tỷ đồng đạt 102% kếhoạch của năm 2006

Vấn đề đặt ra cho các hộ sản xuất là vốn để phát triển mở rộng sản xuấtvới khối lượng lớn và thời hạn dài Ngày 02/3/1993 chính phủ ban hành nghịđịnh 14/CP về chính sách tín dụng đối với hộ sản xuất kinh doanh nông, lâmngư nghiệp đây là một bước ngoặt đối với các NHNo & PTNT nói chung vàNHNo & PTNT huyện Lục yên nói riêng và nhất là sau khi chính phủ ban

hành quyết định 67/1999/QĐ-TTg ngày 30/3/1999 “ Về một số chính sách

tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn” đây là

cơ sở pháp lý cho Ngân hàng mở rộng tín dụng phục vụ phát triển nôngnghiệp nông thôn và cũng là nền tảng, cơ sở cho các hộ sản xuất nông, lâmnghiệp có điều kiện phát triển mở mang sản xuất

2.1.2 Chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Lục yên và tình hình hoạt động của

chi nhánh.

2.1.2.1- Giới thiệu về chi nhánh NHNo&PTNT huyện Lục yên

Trang 21

NHNo&PTNT Huyện Lục yên được thành lập năm 1988 theo nghịđịnh 53/NĐ-HĐBT ngày 26/03/1988 của chủ tịch hội đồng bộ trưởng về việc(Chuyển hệ thống ngân hàng sang hoạt động kinh doanh XHCN ) và theo QĐsố 63/QĐ-NH ngày 07/07/1988 của tổng giám đốc ngân hàng nhà nước Việtnam (Thành lập chi nhánh ngân hàng phát triển nông nghiệp Hoàng liên sơn).Đến tháng 10/1991 Tỉnh hoàng liên sơn được tách ra làm 2 tỉnh là Lào cai vàYên bái Ngân hàng phát triển Hoàng liên sơn cũng được tách ra theo quýêtđịnh 133/QĐ-NH ngày 30/08/1991 của thống đốc ngân hàng nhà nước Việtnam về việc (Giải thể ngân hàng phát triển nông nghiệp Hoàng liên sơn vàthành lập ngân hàng phát triển nông nghiệp Tỉnh Yên bái nay là ngân hàngnông nghiệp và phát triển nông thôn (NHNo&PTNT) tỉnh Yên bái Cùng vớisự hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Tỉnh Yên bái các chi nhánhngân hàng huyện thị cũng được hình thành và phát triển trong đó cóNHNo&PTNT Huyện Lục yên

NHNo&PTNT huyện Lục yên gồm có trụ sở chính đóng tại trung tâmhuyện và 1 ngân hàng cấp III đóng tại xã Động quan Về bộ máy tổ chứctrong đơn vị đều theo một cơ cấu thống nhất gồm Ban Giám đốc và các phòngnghiệp vụ, chỉ đạo điều hành vừa trực tiếp hoạt động kinh doanh và hoạt độngNgân hàng theo luật định Điều hành một mặt nghiệp vụ trong phạm vi toànchi nhánh vừa trực tiếp triển khai thực hiện nghiệp vụ đó theo quy chế và chỉđạo hướng dẫn của NHNo $ PTNT Việt nam.

Mô hình tổ chức bộ máy Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nôngthôn Huyện Lục Yên – Tỉnh Yên Bái:

NHNo & PTNTHuyện Lục Yên

PhòngKế toán – Ngân Quỹ

Phòng

Tín dụng

Phòng giao dịch

số 1

Ngân hàng cấp III

Hồng Quang

Trang 22

Chuyên đề tốt nghiệp

*/ Hoạt động chính của NHNo & PTNT Huyện Lục yên là:

Trong những năm qua hoạt động của NHNo & PTNT Huyện đã thuđược những thành tựu đáng kể góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu,chính sách tiền tệ, tín dụng và thúc đẩy phát triển kinh tế của huyện nhà, đặcbiệt đối với chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn NHNo &PTNT huyện Lục yên luôn đặt mình vào vị trí là Ngân hàng của nông dân vànông nghiệp, luôn bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương, định hướngphát triển nông, lâm nghiệp của tỉnh, huyện để phục vụ, coi đó là nhiệm vụtrọng tâm và xuyên suốt trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình.NHNo & PTNT huyện Lục yên luôn xác định nông thôn là thị trường chovay, nông nghiệp là đối tượng cho vay, nông dân là khách hàng chủ yếu vàtruyền thống của mình, đặc biệt luôn quan tâm chú ý tới những hộ nghèo, hộchính sách, tạo điều kiện thuận lợi về nguồn vốn để đẩy nhanh quá trìnhchuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn.

3.1.2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT HuyệnLục yên

a) Công tác huy động vốn

Quán triệt phương trâm của Ngân hàng thương mại là “ đi vay để chovay “ Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Huyện Lục yên coichiến lược huy động vốn là một nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động kinhdoanh tiền tệ Đây là nhiệm vụ mang tính chất thường xuyên liên tục của một

Hồng Quang

22

Trang 23

Ngân hàng thương mại Một Ngân hàng thương mại muốn hoạt động có kếtquả và đứng vững trong cơ chế thị trường phải có những giải pháp hữu hiệuđể thu hút lượng tiền nhàn dỗi trong các tổ chức kinh tế , các tầng lớp dân cư Chính vì vậy Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Huyện Lụcyên đã tích cực thực hiện các biện pháp để huy động nguồn vốn như mở thêmphòng giao dịch để thuận tiện cho việc giao dich phục vụ khách hàng , tuyêntruyền quảng cáo các hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm , kỳ phiếu , tráiphiếu , chứng chỉ tiền gửi của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nôngthôn Huyện Lục yên ngày càng tăng trưởng ổn định vững chắc

Biểu 1: Tình hình vốn huy động 2004 – 2006 và Quí I năm 2007

+/T.gửi kháchhàng

+/Phát hành c.chỉ

+/ Tiền gửiTCKT - XH

+/ Mua bánngoại tệ

2 –Nguồn vốnuỷ thác

(Nguồn: Báo cáo về hoạt động kinh doanh NHNo & PTNT Huyện Lục

yên 2004 – 2006 và Quí I năm 2007).

Trang 24

Qua bảng số liệu trên cho thấy công tác huy động vốn của NHNo &PTNT Huyện Lục yên ngày càng được mở rộng, năm sau huy động cao hơnnăm trước cả về số lượng và chất lượng Tổng nguồn vốn đến cuối tháng 12năm 2004 đạt 49272 triệu đồng, năm 2005 đạt 105168 triệu đồng ( Đạt213.4%, tăng 55896 triệu đồng so với năm 2004 )

Nguồn vốn huy động đến cuối tháng 12 năm 2006 đạt 63193 triệu đồnggiảm 41975 triệu so với năm 2005, nguyên nhân nguồn vốn huy động năm2006 giảm như vậy là do tiền gửi của các tổ chức tín dụng năm 2006 giảm48819 triệu đồng Nhưng đến cuối tháng 3/2007 nguồn vốn huy động củaNgân hàng đã tăng lên hơn 1195 triệu đồng so với năm 2006, đạt 64388 triệuđồng Quá trình huy động vốn NHNo & PTNT Huyện Lục yên tăng chủ yếulà tiền gửi của kho bạc nhà nước chiếm tỷ lệ cao năm 2004 chiếm 64.57% sovới vốn huy động , năm 2006 chiếm 53.18% so với vốn huy động , và31/03/200 chiếm 47.87% Nguyên nhân nữa là tiền gửi dân cư cũng chiếm tỷtrọng khá lớn trong tổng nguồn vốn huy động và cũng tăng đều qua các năm,cụ thể: năm 2004 tiền gửi dân cư đạt 9903 triệu đồng nhưng đến năm 2005đạt 15578 triệu đồng, tăng 5675 triệu đồng so với năm 2004 Đến cuối tháng3/2007 tiền gửi dân cư tăng lên và đạt 25294 triệu đồng

Mặc dù việc huy động vốn gặp nhiều khó khăn, do có 3 đơn vị songhành cùng huy động với thời hạn dài, hình thức huy động phong phú, lãi xuấthuy động cao hơn ( Tiết kiệm bưu điện, Ngân hàng chính sách xã hội và tráiphiếu kho bạc) song NHNo huyện Lục yên cũng đã có nhiều biện pháp để tổchức huy động vốn như phối kết hợp với các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội,mở rộng màng lưới và hình thức phục vụ, thông tin quảng cáo tới tận các xã,thôn bản, sát thực với điều kiện kinh tế từng vùng và từng thời kỳ Do vậynguồn vốn huy động trong dân cư có chiều hướng tăng dần qua các năm

b) Công tác sử dụng vốn.

Trang 25

Biểu 2: Tình hình đầu tư tín dụng 2004 – 31/03/2007

Đơn vị: Triệu đồng Năm

Chỉ tiêu

Số tiềnTỷtrọng

(%) Số tiềnTỷtrọng

(%) Số tiềnTỷtrọng

(%) Số tiền

Tỷ trọng(%)I/Tổng dư nợ599131007420810097547100982601001- Doanh nghiệp 29804.9731034.1848304.9539914.062 Khác1722028.74 1460319.68 1683017.251910019.443 Hộ sản xuất3971366.28 5650276.14 7588777.797516976.5

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHNo& PTNT Huyện Lục yên)

Huyện Lục yên là một huyện miền núi nên điều kiện tự nhiên cho phépphát triển kinh tế chủ yếu là nông, lâm nghiệp trong đó ngành chăn nuôi giasúc gia cầm,trồng cây ăn quả và cây lâm nghiệp Do vậy đầu tư tín dụng củaNHNo&PTNT Huyện Lục yên chủ yếu là đầu tư vào lĩnh vực phát triển kinhtế hộ sản xuất Tổng dư nợ đến 31/03/2007 là 98260 triệu đồng, trong đó dưnợ hộ sản xuất 75169 triệu đồng chiếm 76.5% tổng dư nợ Tốc độ cho vayphát triển kinh tế hộ sản xuất được tăng trưởng đều qua các năm: Năm 2005tăng 16789 triệu đồng so với năm 2004, tỷ lệ tăng 42.28%; Năm 2006 tăng19385 triệu đồng so với năm 2005, tỷ lệ tăng 34.31% Qua số liệu trên chothấy NHNo&PTNT huyện Lục yên đầu tư chủ yếu vào lĩnh vực hộ sản xuấtnông nghiệp Việc đầu tư đúng hướng , xác định thị trường chính là nôngnghiệp nông thôn , đối tượng khách hàng chủ yếu là hộ sản xuất, kinh doanhnông lâm nghiệp , ngành nghề , trang trại và các dịch vụ ở nông thôn là đốitượng khách hàng chủ yếu gắn kinh doanh với phục vụ Hoạt động trên địabàn miền núi kinh tế hàng hóa phát triển còn hạn chế , điểm xuất phát côngnghiệp hóa - hiện đại hóa thấp thì mức dư nợ tín dụng trên đây của Ngân hàngnông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lục yên có vai trò rất lớn nhằmkhai thác triệt để mọi tiềm năng , tạo ra nhiều sản phẩm nông sản có chất

Trang 26

lượng được nhiều người tiêu dùng chấp nhận Góp phần thúc đẩy chuyển dịchcơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn , thực hiện công nghiệp hóa - hiện đạihóa , xóa đói giảm nghèo trên địa bàn

2.2 Hiệu quả cho vay hộ sản xuất tại NHNo &PTNT Huyện Lụcyên

* Về tình hình thực hiện quy trình tín dụng tại NHNo & PTNT HuyệnLục yên:

- Về hồ sơ vay vốn: Cán bộ tín dụng trực tiếp hướng dẫn khách hàng

lập hồ sơ vay vốn và trực tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng , kiểm tratính hợp lệ hợp pháp của từng loại hồ sơ theo quy định của NHNo & PTNTViệt nam.

- Về quá trình thẩm định vốn vay: Từ khi có Quyết định 67, mỗi hộnông dân được vay vốn với số tiền tối đa là 10 triệu đồng mà không cần phảithế chấp tài sản và trong hồ sơ vay vốn khách hàng phải lập kế hoạch theoyêu cầu trong đơn xin vay vốn nhưng trong thực tế cán bộ tín dụng khôngthực hiện bất kỳ một hoạt động phân tích nào khi thẩm định các dự án màkhách hàng lập Trên thực tế nhiều khách hàng đã sử dụng vốn vay khôngđúng mục đích như trong đơn xin vay Cả cán bộ tín dụng và người vay vốnđều không biết chắc chắn về khả năng sinh lời của dự án Như vậy quá trìnhthẩm đinh nếu không được thực hiện tốt thì sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượngtín dụng của Ngân hàng đối với hộ sản xuất.

* Kết quả cho vay thu nợ đối với kinh tế hộ tại NHNo & PTNT HuyệnLục yên:

Để kinh tế hộ sản xuất phát triển theo hướng nhiều ngành nghề thì vấnđề vốn phục vụ cho quá trình sản xuất của các hộ sản xuất rất quan trọng cần

Trang 27

có sự hỗ trợ của Ngân hàng về cho vay vốn để sản xuất đặc biệt là vốn trungvà dài hạn với lãi suất ưu đãi.

Đứng trước thực tiễn đó, NHNo & PTNT Huyện Lục yên mở rộngquan hệ tín dụng với các hộ sản xuất đặc biệt là sản xuất nông lâm nghiệp,đáp ứng được phần lớn nhu cầu vay vốn của các hộ và đã thực sự đi vào thịtrường nông nghiệp nông thôn Kết quả đó được thể hiện một số chỉ tiêu sau:

2.2.1 Doanh số cho vay hộ sản xuất.

Ngày đăng: 05/12/2012, 08:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Qua bảng số liệu trên cho thấy công tác huy động vốn của NHNo & PTNT Huyện Lục yên ngày càng được mở rộng, năm sau huy động cao hơn  năm trước cả về số lượng và chất lượng - Giải pháp nâng cao Hiệu qủa cho vay phát triển kinh tế hộ sản xuất của NHNo&PTNT huyện Lục yên- Tỉnh Yên bái
ua bảng số liệu trên cho thấy công tác huy động vốn của NHNo & PTNT Huyện Lục yên ngày càng được mở rộng, năm sau huy động cao hơn năm trước cả về số lượng và chất lượng (Trang 23)
Biểu 2: Tình hình đầu tư tín dụng 2004 – 31/03/2007 - Giải pháp nâng cao Hiệu qủa cho vay phát triển kinh tế hộ sản xuất của NHNo&PTNT huyện Lục yên- Tỉnh Yên bái
i ểu 2: Tình hình đầu tư tín dụng 2004 – 31/03/2007 (Trang 24)
Biểu 3: Tình hình cho vay hộ sản xuất. - Giải pháp nâng cao Hiệu qủa cho vay phát triển kinh tế hộ sản xuất của NHNo&PTNT huyện Lục yên- Tỉnh Yên bái
i ểu 3: Tình hình cho vay hộ sản xuất (Trang 27)
2.2.2. Tình hình dư nợ cho vay hộ sản xuất. - Giải pháp nâng cao Hiệu qủa cho vay phát triển kinh tế hộ sản xuất của NHNo&PTNT huyện Lục yên- Tỉnh Yên bái
2.2.2. Tình hình dư nợ cho vay hộ sản xuất (Trang 29)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w