CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐÁP ÁN
ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ 3 (2009 – 2012)
NGHỀ: QUẢN TRỊDOANHNGHIỆPVỪAVÀ NHỎ
MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ
Mã đề thi: ĐA QTDNVVN – LT 09
Câu Nội dung Điểm
1 Anh ( chị ) hãy nêu quy trình tổ chức xác định địa điểm nhà máy 2
Quy trình tổ chức xác định địa điểm nhà máy
Việc quyết định địa điểm doanhnghiệp thường gắn bó chặt chẽ
với bản chất của các lĩnh vực kinh doanhvà qui mô doanh nghiệp.
Chẳng hạn, các doanhnghiệp qui mô nhỏ thường phân bố tự do hơn,
nhưng các doanhnghiệp lớn cần phải xác định vùng nguyên liệu,
năng lượng và bố trí thành nhiều địa điểm khác nhau. Để quyết định
địa điểm đúng đắn, hợp lý cần thực hiện các bước chủ yếu sau:
− Xác định mục tiêu, tiêu chuẩn sẽ sử dụng để đánh giá các phương
án xác định địa điểm doanh nghiệp. Vấn đề quan trọng là cùng với
việc xác định chỉ tiêu cần phải xác định rõ các tiêu chuẩn được dùng
làm cơ sở đánh giá các phương án xác định địa điểm.
− Xác định và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến địa điểm doanh
nghiệp. Việc bố trídoanhnghiệp chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân
tố khác nhau như điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý của vùng, các yếu tố
kinh tế, xã hội và văn hoá.
− Xây dựng những phương án định vị khác nhau, đây là một trong
những yêu cầu chung của quản lý kinh tế, đối với địa điểm doanh
nghiệp lại càng quan trọng hơn. Trong thực tế có rất nhiều phương án
để xác định địa điểm doanh nghiệp, mỗi phương án đều chính sách
mặt tích cực và hạn chế khác nhau. Vì vậy việc xây dựng nhiều
phương án là cơ sở cho việc đánh giá, lựa chọn phương án hợp lý nhất
với những mũ tiêu và tiêu chuẩn đã đề ra.
− Sau khi xây dựng các phương án xác định địa điểm doanh nghiệp,
bước tiếp theo là tính toán các chỉ tiêu về mặt kinh tế. Lượng hoá các
0,5
0,5
0,5
yếu tố có thể, trên cơ sở đó so sánh hệ thống các chỉ tiêu của từng
phương án, tìm ra những phương án có lợi nhất tính theo các chỉ tiêu
đó. Ngoài ra, cần phải đánh giá đầy đủ vè mặt định tính các yếu tố
khác dựa trên những chuẩn mực đã đề ra. Trong nhiều trường hợp
phương án được lựa chọn không phải là phương án có chỉ tiêu kinh tế
đã lượng hoá cao nhất, mà là những phương án khả thivà hợp lý có
thể thoả mãn được những mục tiêu chính của doanhnghiệpđề ra
0,5
2 Anh (chị) hãy trình bày đặc điểm, ưu điểm và nhược điểm của chiến
lược tập trung? Cho ví dụ về các công ty theo đuổi chiến lược này
2,5
- Chiến lược tập trung trọng điểm : là chiến lược tập trung vào thị
trường mà doanhnghiệp có ưu thế vượt trội hơn so với các đối thủ
khác (ưu thế chi phí thấp nhất hay khác biệt hoá sản phẩm)
- Đặc điểm của chiến lược tập trung: (1) Chiến lược chỉ nhằm đáp
ứng nhu cầu cho một hoặc vài phân khúc thị trường (2) Công ty có
thể thực hiện chiến lược tập trung thông qua hai phương thức: chi phí
thấp hoặc khác biệt hóa trong phân khúc thị trường đã chọn nhằm đạt
được lợi thế cạnh tranh
Ưu điểm của chiến lược tập trung:
- Lợi thế cạnh tranh của công ty theo đuổi chiến lược tập trung bắt
nguồn từ chính năng lực cạnh tranh của công ty như: khả năng cung
cấp sản phẩm độc đáo mà đối thủ cạnh tranh không thể làm được. Từ
đó chho phép công ty có ưu thế trong quản trị khách hàng
- Chính uy tín thương hiệu, sự trung thành thương hiệu của khách
hàng làm giảm đe dọa từ các sản phẩm thay thế rào cản đối với đối
thủ cạnh tranh tiềm ẩn
- Do bản chất của chiến lược tập trung, công ty có khả năng tạo ra
được những sản phẩm với mức độ khác biệt hóa cao, đáp ứng tốt các
nhu cầu khách hàng nhờ hiểu rõ phân khúc thị trường mà mình đang
phục vụ
- Chiến lược tập trung chuyên tâm vào việc phục vụ một ngách thị
trường nên dễ tập trung được nguồn lực
- Khi công ty theo đuổi chiến lược tập trung có nghĩa là công ty đang
chuyên môn hóa về một mặt nào đó theo sở trường của mình nên phát
huy được những ưu thế của công ty
Nhược điểm của chiến lược tập trung:
0,5
0,5
0,5
- Do sản xuất với quy mô nhỏ , công ty theo đuổi chiến lược tập trung
có chi phí cao
- Do sản xuất với quy mô nhỏ nên trong quan hệ với nhà cung cấp ,
công ty không có ưu thế
- Vị thế cạnh tranh của công ty có thể bị bất ngờ mất đi do thay đổi về
công nghệ hoặc thị hiếu khách hàng thay đổi
- Không phát triển được quy mô công ty do chỉ tập trung vào một
hoặc một vài phân đoạn thị trường sản phẩm
- Một khi tạo ra được sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng, công ty
theo chiến lược chi phí thấp hay khác biệt hóa trên diện rộng cũng có
thể trở thành đối thủ cạnh tranh nguy hiểm ngay chính trên thị trường
mục tiêu của công ty
- Ví dụ: Các nhà sản xuất ôtô như Britol, Morgan (Anh), Classic
Roader (Mỹ) chủ yếu cho ra đời sản phẩm ôtô phục vụ cho nhu cầu
khách hàng tại địa bàn
0,5
0,5
3 Anh/ chị hãy trình bày 4 yếu tố cấu thành công nghệ. Trong 4 yếu tố
đó, yếu tố nào quan trọng nhất? Vì sao?
2,5
4 yếu tố cấu thành công nghệ : phần con người, phần thông tin,
phần kĩ thuật, phần tổ chức
- Phần thông tin: các kiến thức được tổ chức như khái niệm,
phương pháp, thông số, bí quyết,… nhờ các kiến thức này người ta
mới “biết” cách thức cụ thể tiến hành chế tạo sản phẩm, dịch vụ.
- Phần con người: năng lực của con người về công nghệ như kĩ
năng, kinh nghiệm, tính sáng tạo, khả năng làm chủ công nghệ,….
- Phần kĩ thuật: Các phương tiện vật chất gồm các cơ sở vật chất,
thiết bị, máy móc, công cụ, phương tiện,… phù hợp với đòi hỏi của
công nghệ cụ thể. Người ta quan niệm .
- Bộ phận tổ chức của công nghệ (phần tổ chức): các thiết kế
liên quan đến quyền và trách nhiệm sở hữu, chuyển giao, chi phối đối
với công nghệ mới phát minh, sáng chế. Bộ phận này đóng vai trò
quan trọng đối với hiệu quả sử dụng công nghệ.
Trong 4 yếu tố đó thì phần con người là quan trọng nhất vì chính yếu
tố con người tạo ra công nghệ, sử dụng kiến thức kĩ năng, sáng tạo
của mình để áp dụng công nghệ vào cuộc sống, làm cho công nghệ
phát huy hết hiệu quả của nó. Nếu không có cong người thì công nghệ
0.5
0,5
0,5
0,5
0,5
không được sử dụng, ứnng dụng rộng rãi trong cuộc sống
4 Tư chọn do trường ra 3
Cộng 10
…………,ngày…….tháng……năm ……
. phúc
ĐÁP ÁN
ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ 3 (2009 – 2012)
NGHỀ: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ
Mã đề thi: ĐA. tích cực và hạn chế khác nhau. Vì vậy việc xây dựng nhiều
phương án là cơ sở cho việc đánh giá, lựa chọn phương án hợp lý nhất
với những mũ tiêu và tiêu