1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

đáp án đề thi lý thuyết-quản trị doanh nghiêp vừa và nhỏ-mã đề thi qtdnvvn-th(18)

5 329 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 59 KB

Nội dung

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA 3 (2010 – 2012) NGHỀ: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP VỪA NHỎ MÔN THI: THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề thi: ĐA QTDNVVN - LT 18 Câu Nội dung Điểm 1 Trình bày đặc điểm, ưu điểm nhược điểm của chiến lược khác biệt hóa sản phẩm? Cho ví dụ về các công ty theo đuổi chiến lược này? 2,5 Chiến lược khác biệt hóa: Là chiến lược tạo lợi thế cạnh tranh bằng cách tạo ra sản phẩm hàng hóa dịch vụ có sự khác biệt rõ so với đối thủ cạnh tranh 0,5 Đặc điểm của chiến lược khác biệt hóa: (1) Cho phép công ty định giá sản phẩm ở mức cao (2) Công ty dành nhiều nguồn lực và thời gian để tập trung vào việc tạo nên sự khác biệt hóa cho sản phẩm (3) Công ty thường chia thị trường thành nhiều phân khúc khác nhau (4) Vấn đề chi phí không phải là vấn đề hàng đầu của công ty 0,5 Ưu điểm của chiến lược khác biệt hóa : (1) Tính khác biệt của sản phẩm cho phép công ty chủ động đòi giá cao hơn đối thủ cạnh tranh (2) Tính khác biệt có thể tạo ra sự hấp dẫn, thu hút gia tăng long trung thành của khách hàng, từ đó tăng uy tín vị thế cạnh tranh của công ty trên thị trường (3) Năng lực thương lược mạnh của nhà cung cấp hoặc của khách hàng không phải lag vấn đề lớn, vì vậy với chiến lược này công ty có thể chịu đựng sự tăng giá nguyên vật liệu tốt hơn so với các công ty theo đuổi chiến lược chi phí thấp (4) Sự khác biệt hóa trung thành với nhãn hiệu là rào cản nhập cuộc rất tốt (5) Về sản phẩm thay thế, mối đe dọa phụ thuộc vào khả năng của đối thủ cạnh tranh làm mất đi sự trung thành với thương hiệu sản phẩm công ty đang sở hữu 0,5 Nhược điểm của chiến lược khác biệt hóa: (1) Khả năng duy trì tính khác biệt, độc đáo của sản phẩm là không dễ thực hiện (2) Khả năng bắt chước nhanh chóng của các đối thủ cạnh tranh, nhất là khi tính độc đáo đa dạng của sản phẩm bắt nguồn từ sự thiết kế kiểu dáng hoặc đặc tính vật (3) Trong điều kiện chất lượng sản phẩm nói chung không ngừng cải thiện về chất lượng khách hàng có đầy đủ thông tin về các sản phẩm cạnh tranh thì sự trung thành với thương hiệu sản phẩm rất dễ bị đánh mất (4) Khi theo đuổi chiến lược khác biệt hóa, công ty phải thường xuyên nghiên cứu sự thay đổi trong nhu cầu khách hàng để có thể thiết kế sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng (5) Tăng chi phí sản xuất kinh doanh, cụ thể là các chi phí cải tiến hoặc đổi mới sản phẩm nhằm đáp ứng các yêu cầu khác nhau của phân khúc thị trường (6) Cần đảm bảo sự hài hòa giữa khác biệt với nhu cầu của khách hàng 0,5 Ví dụ: Hãng Roll Royce, BMW luôn được biết đến như là những nhà sản xuất xe hạng sang, độ nhất vô nhị về kiểu dáng, tính năng đặc biệt là mang lại “ thương hiệu riêng” cho người tiêu dùng 0,5 2 Hiện nay, các doanh nghiệp đều áp dụng những tiến bộ khoa học – công nghệ vào hoạt động kinh doanh. Anh/ chị hãy trình bày những phương thức chuyển giao công nghệ mà mình biết? Nêu ví dụ minh họa. 2,5 Các phương thức chuyển giao công nghệ cho biết cách thức tiến hành các hoạt động chuyển giao. Có thể phân loại theo các cách sau: Mua bán giấy phép: bên xuất khẩu công nghệ chuyển nhượng quyền sử dụng công nghệ cho bên nhập. Nội dung bao gồm chuyển nhượng độc quyền, công nghệ riêng quyền sử dụng nhãn hiệu. Đây là con đường chủ yếu hình thức cao cấp để nhập công nghệ. Điều kiện áp dụng là: bên nhận công nghệ cần phải có trình độ công nghệ năng lực triển khai công nghệ cần thiết, tương xứng với công nghệ được chuyển giao. Hợp tác sản xuất: các bên đối tác cùng khai thác công nghệ phát triern sản phẩm mới, cung cấp linh kiện, chi tiết sản phẩm cho nhau, cùng nhau tiêu thụ sản phẩm. Công nghệ cần thiết được sử dụng trong các chương trình hợp tác sản xuất có thể do bên chuyển giao cung cấp. Chuyển giao công nghệ có kèm đầu tư xây dựng cơ bản: công nghệ sẽ được chuyển giao từ các doanh nghiệp nước này sang cho các doanh nghiệp nước khác thông qua đầu tư trực tiếp. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức có hiệu quả đối với cả bên bán bên mua công nghệ. Đối với bên bán công nghệ, đầu tư trực tiếp sẽ thu được khoản lợi nhuận bổ sung bằng cách tận dụng công nghệ không còn cạnh tranh ở trong nước. Đồng thời việc này còn mở ra cho họ cơ hội thâm nhập vào thị trường có hàng rào bảo hộ. Đối với nước mua công nghệ, đầu tư trực tiếp sẽ vừa thu hút được vốn đầu tư, vừa có công nghệ tiên tiến, vừa dựa vào công ty nước ngoài để mở rộng thị trường, nhận được sự bảo trợ của các công ty nước ngoài. Mậu dịch bù trừ: đây là phương thức kết hợp giữa nhập công nghệ và vay tiền vốn, mở rộng quan hệ mậu dịch quốc tế. Đặc điểm của nó là kinh phí, nhập công nghệ không phải trực tiếp trả bằng tiền mà hoàn trả bằng sản phẩm. Bởi vậy, phương thức này được ưa chuộng rất thích hợp với các doanh nghiệp có ít vốn. Dịch vụ tư vấn: mời các tổ chức tư vấn nước ngoài phục vụ về các phương tiện như đề xuất tư vấn công nghệ, tư vấn công trình, tư vấn quản lý, bồi dưỡng, đào tạo nhân viên kỹ thuật… Nhập nhân tài công nghệ: thông qua việc mời chuyên gia nước ngoài đảm nhận công tác như nghiên cứu, khai thác phát triển, lắp đặt, điều khiển thí nghiệm, sản xuất của các hạng mục. Ví dụ: mỗi sinh viên tự nêu ví dụ 3 1. Anh/ chị hãy cho biết công ty áp dụng loại cơ cấu tổ chức gì? 2. Trình bày những hiểu biết của anh/ chị về mô hình cơ cấu tổ chức này? 2 Cơ cấu hỗn hợp trực tuyến- chức năng Ưu điểm cơ cấu hỗn hợp trực tuyến chức năng: - Vẫn tạo điều kiện cho các chuyên gia đóng góp sự đóng góp đó cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp. - Giải phóng cho cấp quản trị điều hành khỏi công tác phân tích chi tiết từng khía cạnh (tài chính, đầu tư…). - Tạo điều kiện để đào tạo chuyên gia trẻ. - Tiết kiệm được chi phí - Đưa ra các quyết định kịp thời, sát với thực tế + Nhược điểm cơ cấu hỗn hợp trực tuyến chức năng: - Nếu không định rõ quyền hạn thì sẽ gây nên hỗn độn, thường xảy ra mâu thuẫn giữa các đơn vị trực tuyến đơn vị chức năng. - Hạn chế mức độ sử dụng kiến thức của chuyên viên, chậm đáp ứng các tình huống đặc biệt. - Dễ tạo ra xu hướng tập trung hoá đối với nhà quản trị cấp cao. - Có thể làm gia tăng chi phí gián tiếp Người ta khuyến cáo các doanh nghiệp nên áp dụng mô hình này nhưng phải có nội quy đầy đủ để tránh xu hướng trở thành mô hình chức năng. 0,5 1,5 4 Tự chọn, do trường biên soạn 3 Cộng 10 ……………,ngày…….tháng……năm …… . phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA 3 (2010 – 2012) NGHỀ: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề thi: ĐA. nguồn từ sự thi t kế kiểu dáng hoặc đặc tính vật lý (3) Trong điều kiện chất lượng sản phẩm nói chung không ngừng cải thi n về chất lượng và khách hàng

Ngày đăng: 15/03/2014, 00:59

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2. Trình bày những hiểu biết của anh/ chị về mơ hình cơ cấu tổ chức này? - đáp án đề thi lý thuyết-quản trị doanh nghiêp vừa và nhỏ-mã đề thi qtdnvvn-th(18)
2. Trình bày những hiểu biết của anh/ chị về mơ hình cơ cấu tổ chức này? (Trang 4)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w