1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Khó mua bán ngân hàng docx

3 128 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 88,71 KB

Nội dung

Khó mua bán ngân hàng Tuy nhiên gần đây, với các vụ vỡ nợ tín dụng đen liên tiếp xảy ra tại nhiều địa phương, dự báo tỷ lệ nợ dưới chuẩn (non performing loan - NPL) sẽ gia tăng mạnh. Theo công bố của NHNN, các ngân hàng Việt Nam có 12% dư nợ, tương đương với hơn 12 tỉ đô la Mỹ, nằm trong lĩnh vực bất động sản và chứng khoán. Nếu hai lĩnh vực này “xảy ra chuyện” thì lập tức tỷ lệ nợ dưới chuẩn sẽ tăng mạnh. Hiện nay dù nhiều ngân hàng đã đạt tỷ lệ đảm bảo vốn tự có tối thiểu (CAR) trên 8% theo đúng quy định, nhưng tỷ lệ CAR lại rất khác nhau giữa các ngân hàng và nhóm ngân hàng. Quan trọng hơn, tỷ lệ này sẽ bị giảm nhanh nếu như các ngân hàng hạch toán đúng dự phòng cho các khoản nợ dưới chuẩn. Giám đốc một công ty chứng khoán đang tư vấn cho một số thương vụ mua bán cổ phần liên quan đến ngân hàng cho biết cải tổ hệ thống ngân hàng về bản chất chỉ cần sắp xếp lại những khoản nợ. “Tôi biết nhiều công ty con liên quan đến ngân hàng đã phát hành trái phiếu ngược cho ngân hàng và lấy tiền đó trả nợ và lãi vay bởi nếu không thì ngân hàng phải đưa khoản nợ đó vào nợ xấu. Hoặc một ngân hàng cho công ty A vay và công ty A lại cho công ty B vay lại để công ty B trả ngân hàng. Nợ bất động sản vẫn là một ẩn số, và để giải quyết các khoản nợ, khó có thể bắt đầu bằng mua bán sáp nhập”, ông nói với TBKTSG. Theo luật nào? Khung pháp lý cho M&A rất phân tán cũng là lý do khiến cho việc M&A các ngân hàng rất khó diễn ra. Theo giám đốc một công ty quản lý quỹ, hiện hoạt động M&A ngân hàng được đề cập trong sáu bộ luật khác nhau, gồm Luật Cạnh tranh, Đầu tư, Doanh nghiệp, Chứng khoán, Luật các tổ chức tín dụng, Luật Ngân hàng Nhà nước và nhiều văn bản khác. Báo cáo các thương vụ M&A năm 2011 của Stoxplus dẫn phân tích của Công ty Tư vấn Indochine cho biết việc phê duyệt các giao dịch M&A tại Việt Nam cũng khá phức tạp. Tại một số nước, việc phê duyệt của cơ quan chức năng với M&A chủ yếu là nhằm chống độc quyền hay bảo vệ một số ngành nhạy cảm. Trong khi đó tại Việt Nam, bước đầu tiên trong mọi giao dịch M&A liên quan đến một đối tác nước ngoài là xác nhận xem giao dịch đó có khả thi về pháp lý hay không. Nếu không cẩn thận, thương vụ đi đến giai đoạn cuối (thực hiện thay đổi đăng ký kinh doanh) có thể bị từ chối và mọi nỗ lực, nguồn lực đã bỏ ra trở nên vô nghĩa. Trong khi đó, mục tiêu chống độc quyền và bảo vệ người tiêu dùng trong các vụ M&A ở Việt Nam lại không được quan tâm đúng mức. Thực tế cho thấy đã có một số thương vụ dẫn đến nguy cơ độc quyền, ví dụ thương vụ liên quan đến C.P Việt Nam đầu năm 2011, khi được đối tác Trung Quốc mua xong thì cũng là lúc 77% thị phần chăn nuôi heo công nghiệp và 20% thị phần thức ăn chăn nuôi thuộc về một công ty Trung Quốc. Giới hạn sở hữu nước ngoài cũng được coi là rào cản nếu như ngân hàng nước ngoài đang được coi là một trong những người mua tiềm năng các ngân hàng. Nhưng vì bị giới hạn tỷ lệ sở hữu 20%, các giao dịch M&A ngân hàng chỉ trông chờ vào các công ty trong nước. Tiền ở đâu để mua ngân hàng, nhất là trong tình hình thiếu vốn như hiện nay là câu hỏi chưa có lời đáp. Ở Việt Nam, tâm lý ngại M&A trong cộng đồng kinh doanh vẫn còn lớn do M&A được hiểu là “thâu tóm” với nghĩa tiêu cực hơn là tích cực. Đa số ý kiến vẫn coi M&A là công cụ kiếm lợi chứ chưa phải một hoạt động kinh doanh lành mạnh . chứng khoán đang tư vấn cho một số thương vụ mua bán cổ phần liên quan đến ngân hàng cho biết cải tổ hệ thống ngân hàng về bản chất chỉ cần sắp xếp lại những. ty con liên quan đến ngân hàng đã phát hành trái phiếu ngược cho ngân hàng và lấy tiền đó trả nợ và lãi vay bởi nếu không thì ngân hàng phải đưa khoản

Ngày đăng: 14/03/2014, 22:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w