1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Hoạt động M&A từ nhiều góc nhìn pot

3 196 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 97,1 KB

Nội dung

Hoạt động M&A từ nhiều góc nhìn Tại tọa đàm, những vấn đề cơ bản của hoạt động M&A tại Việt Nam, điều kiện và kế hoạch cần thiết phải chuẩn bị trước khi xúc tiến một thương vụ M&A được các bên liên quan thảo luận và trao đổi sôi nổi và cởi mở. Yếu tố quyết định thành công của một thương vụ M&A Xác định rõ mục tiêu mua-bán là bước đi cần thiết mang tính chiến lược để đạt được thành công trong thương vụ M&A. Ông đưa ra một số lý do phổ biến khiến doanh nghiệp quyết định mua bán và sát nhập. Động cơ và mục tiêu này sẽ quyết định chiến lược cũng như quá trình định giá trong thương vụ M&A. Đối với bên bán thì những nguyên do chính là nhu cầu cần vốn để phát triển kinh doanh, cải thiện hệ thống phân phối, công hưởng giá trị, đa dạng hóa các ngành kinh doanh. Trong vài trường hợp, thiếu nhân sự kế thừa hoặc mâu thuẫn giữa các cổ đông cũng thúc đẩy doanh nghiệp, cổ đông bán toàn bộ hoặc một phần tài sản. Đối với bên mua, lý do chính để thúc đẩy hoạt động M&A là thực hiện mục tiêu tăng trưởng, nâng cao vị thế cạnh tranh để chiếm ưu thế trên thị trường, đa dạng hóa hoạt động, tiếp cận kỹ thuật và công nghệ mới hoặc để mở rộng kinh doanh sang thị trường nước ngoài. Sau khi xác định được mục tiêu, bên mua còn xem xét các yếu tố như thị phần, tính cạnh tranh, tốc độ tăng trường, dòng lưu chuyển tiền tệ, khách hàng, năng lực sản xuất và tiềm năng tăng trưởng trước khi quyết định đầu tư. Có nhiều yếu tố hỗ trợ cho thương vụ M&A đạt thành công như mong đợi. Đầu tiên là mục tiêu và chiến lược phải đúng, đủ và phù hợp. Mua cái gì, để làm gì, những ảnh hưởng của tác động bên ngoài sẽ tác động đến giá cả trong quá trình giao dịch như thế nào? Những yếu tố này phải được dự đoán và kiểm soát thường xuyên. Giá cả hợp lý và sự tham gia vấn của các đơn vị vấn chuyên nghiệp quyết định sự thành công của M&A. Nguồn nhân sự chủ chốt cũng là một trong các yếu tố then chốt ảnh hưởng đến thành bại của thương vụ M&A. Trong quá trình giao dịch cũng thỏa thuận về việc giữ lại những lãnh đạo chủ chốt trong thời hạn nhất định là điều kiện bắt buộc mang tính chiến lược. Sự sống còn, sự phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào lực lượng lãnh đạo. “Ở nước ngoài, khi ngân hàng cho doanh nghiệp vay thường xem xét lãnh đạo là ai? Trong khi đó ở Việt Nam, ngân hàng thường đánh giá qua tài sản thế chấp. Nhưng những tài sản này, khi kinh tế gặp khủng khoảng thì không thoái vốn được. Các nhà đầu có sự nhạy cảm nhìn nhận khả năng lãnh đạo (sức khỏe cũng là một yếu tố quan trọng) và hệ thống quản lý. Sự nhạy bén, linh cảm sẽ giúp nhà đầu xác định đúng giá trị của doanh nghiệp và có quyết định đầu thành công”. Những trở ngại khiến thương vụ M&A không thành công Những rào cản khiến hoạt động M&A không đạt được thành công như mong đợi là chiến lược chưa được tính toán kỹ lưỡng, kỹ năng quản lý yếu, xung đột văn hóa, những mục tiêu chung và lộ trình thực hiện không được tuân thủ đầy đủ. Giao dịch M&A thường kéo dài khá lâu nên chịu tác động và thay đổi từ thị trường bên ngoài tới quá trình định giá. 70-80% thương vụ M&A ko đạt được hợp lực như mong đợi, 50% giao dịch làm giảm giá trị cổ đông. Giao dịch bị ảnh hưởng bởi mục tiêu và thị trường vốn của các bên, bị ảnh hưởng bởi sự phức tạp của các công cụ tài chính. Trong quá trình mua bán sẽ phát sinh nhiều yếu tố ảnh hưởng, phá vỡ thỏa thuận vì thời gian mua bán kéo dài. Biện pháp để giảm thiểu tác động bằng cách thường xuyên theo dõi kiểm soát các yếu tố tác động để có điều chỉnh hợp lý và kịp thời. Hầu hết bên bán là doanh nghiệp vừa và nhỏ, chỉ tập trung sản xuất, kinh doanh chứ chưa đủ sức thực hiện việc lưu giữ thông tin hay dự báo thị trường”. Bên bán cũng chưa hiểu rõ cách thức hoạt động, quy trình mua của các nhà đầu (quỹ đầu tư, ngân hàng đầu tư, bên mua khác), cách thức định giá các tài sản vô hình, kiến thức pháp luật… . Hoạt động M&A từ nhiều góc nhìn Tại tọa đàm, những vấn đề cơ bản của hoạt động M&A tại Việt Nam, điều kiện và. thúc đẩy hoạt động M&A là thực hiện mục tiêu tăng trưởng, nâng cao vị thế cạnh tranh để chiếm ưu thế trên thị trường, đa dạng hóa hoạt động, tiếp

Ngày đăng: 14/03/2014, 22:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w