1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Dấu ấn phân tâm học trong sáng tác của Bích Ngân

138 5 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Dấu ấn phân tâm học trong sáng tác của Bích Ngân
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Ngữ văn
Thể loại luận văn
Định dạng
Số trang 138
Dung lượng 40,08 MB

Nội dung

Luận văn Dấu ấn phân tâm học trong sáng tác của Bích Ngân sẽ gợi mở hướng tiếp cận mới cho tác phẩm, làm phong phú thêm các hướng nghiên cứu đối với sáng tác của Bích Ngân. ĐỒng thời nghiên cứu này khẳng định giá trị của tác phẩm cũng như tài năng của Bích Ngân trong nghệ thuật mở cách cửa tâm hồn của con người.

Trang 1

MỤC LỤC MỞ ĐÀU 1 Lý do chọn đề tài 1 2 Lịch sử vấn đề 3 2.1 Những công trình, bài báo vận dụng phê bình phân tâm học ở Việt Nam 3 2.2 Những nghiên cứu về Bích Ngân và tác phẩm của Bích Ngân từ góc nhìn phân tâm học 4

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

4 Phương pháp nghiên cứu 7

5 Đóng góp của đề tài 7

6 Cấu trúc luận văn §

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: MOT SO VAN DE VE LY THUYET PHAN TAM HQC VA SANG TAC CUA BiCH NGAN TU GOC NHIN PHAN TAM HỌC

1.1 KHÁI LƯỢC VẺ LÝ THUYET PHAN TAM HOC 9

1.1.1.Lý thuyết cơ cấu nhân cách toàn diện 9

1.1.2 Lý thuyết về tính dục và phức cảm 17

Trang 2

1.2 HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC VÀ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT CỦA BÍCH

NGAN + + + + + + 2

1.2.1 Hành trình sáng tác = - : - 223

1.2.2 Quan niệm nghệ thuật - - - - 27

13 CON NGƯỜI TRONG TÁC PHẢM CỦA BÍCH NGÂN NHÌN TỪ LÝ

THUYẾT NHÂN CÁCH 7 + + + + + 29

1.3.1 Con người ý thức thắng vô thức - - - : 30) 1.3.2 Con người lưỡng phần giữa ý thức — vô thức - - eee

1.3.3 Co người vô thức thắng ý thức = : - weed

CHƯƠNG 2: THẺ GIỚI NHÂN VẬT TRONG SANG TAC CUA BÍCH NGAN

TU GOC NHIN TU CAC PHUC CAM PHAN TAM 38

2.1 Con người cô đơn với những thèm khát bản nang - 38

2.1.1.Bản năng sinh tồn ốc 39

2.1.2 Bản năng sinh due - khien - - wee AT

2.1.3 Bản năng sinh truéng - - - - 57

2.1.3.1 Bản năng lim me "— - "—

2.1.3.2 Bản năng kim cha : - - - : 63

2.3.4 Bản năng hủy hoại " - - - 66

2.2 CON NGƯỜI CO DON VOI NHUNG CHAN THUONG, MAC CAM 69

Trang 3

2.2.2 Mặc cảm cô đơn + (4/4//14114////4//2(664 + + TT 2.1.3 Mặc cảm tội lỗi - - - - c8, 2.3 CON NGƯỜI CÔ ĐƠN TRONG BI KỊCH TÌNH YÊU 85 2.3.1 Tình yêu trong vỏ bọc tính dục 85 2.3.2 Tình yêu và những xúc cảm đớn đau 88 CHUONG 3: PHUONG THUC BIEU HIEN TRONG CÁC SÁNG TÁC BÍCH NGAN TU GOC NHIN PHAN TÂM HỌC 93 3.1 Kết cầu dòng ý thức .93 3.2 Không gian nghệ thuật - - - - 99 3.2.1.Không gian rỗng - - : “cc 99

3.2.2.Không gian tam linh - "— - cose 106

3.3 Biểu tượng trong sáng tác Bích Ngân từ góc nhìn phân tâm học 115

3.1.1 Lý thuyết về biểu tượng 115

3.1.2 Biểu tượng là những cổ mẫu 116

Trang 5

A.MỞ ĐÀU

1, Lý do chọn đề tài

1.1.Có thể nói tắt cả các ngành khoa học, kể cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội đều ra đời để phục vụ con người Văn học cũng vậy Từ rất lâu văn học đã xem

con người là điểm xuất phát cũng là đích đến của mình Văn học bắt nguồn từ cuộc sống, phản ánh cuộc sống đó và lại hướng đến phục vụ chủ thê của nó Lấy con người ắc thể giới tâm

làm trung tâm, văn học có khả năng thể hiện một cách rõ nét và sâu

hồn, những rung động vi điệu, tỉnh tế nhất diễn ra trong bề sâu tâm hồn mà không

phải khoa học nảo cũng làm được Với chất liệu ngôn từ, văn học rất có lợi thế trong,

việc nắm bắt những chuyên động dù là mơ hồ nhất trong đời sống tỉnh thần rồi từ đó cụ thể hóa nó bằng dòng chảy ngôn từ bất tan

Khi nhìn nhận văn học là lĩnh vực đi sâu vào thế giới nội tâm con người và xét hoạt động sáng tạo của nhà văn bắt nguồn từ khao khát, ước mơ hay những rung động thầm kín của con người là chúng ta đã tiến tới điểm giao nhau của văn học và phân

tâm học - môn khoa học có mối lưu ý đặc biệt đến miền sâu trong đời sống tỉnh thần ¡ XX có ba sự đảo lộn lớn trong đời sống tỉnh thần nhân loại: chủ

con người “Thế

nghĩa Marx, thuyết tương đối của A.Einstein và phân tâm học Phân tâm học hay phân tích tâm lý học, tập hợp những lý thuyết và phương pháp tâm lý học có mục đích tìm hiểu những mối quan hệ vô thức của con người qua tiến trình liên tưởng Phân tâm học chuyên sâu nghiên cứu về con người Từ khi ra đời, học thuyết phân tâm đã ảnh

hưởng sâu sắc đến nhiều ngành khoa học, xã hội trong đó có văn học Cha đẻ của

phân tâm là Sigmund Freud Từ những năm 1900, ông cùng các môn đệ của mình đã sáng lập ra các hội nghiên cứu phân tâm học quốc gia và quốc tế Càng phát triển mở rộng trên nhiều lĩnh vực, phân tâm học càng có nhiều nhánh nghiên cứu khác nhau với các tên tuổi nổi bật như: Kard Gustav Jung (1875 ~ 1961) với Tâm lý học phân tích,

Trang 6

góp từ các nhà phân tâm mới: Erich Fromm, Karen Horney, Hamy Stack Sullivan, Jacques Lacan

Phân tâm học chú trọng đào sâu vào phần vô thức bên trong con người Khám phá những gì thuộc về vô thức, phần sâu thăm bộc bạch những suy nghĩ và ham muốn thật

nhất của con người Như Freud đã đề cập, mỗi con người là mỗi vũ trụ cô đơn, đi sâu khám phá con người bản thể, khai quật tâm hồn chính là chạm tới chiếc chìa khóa mở cửa những điều bí ẫn bên trong con người Bích Ngân cũng vậy, không dừng lại ở trên

it mình, lắng

con chữ mà luôn đảo sâu tìm vào những góc khuất nội tâm của nhân

nghe, thấu hiểu và thể hiện những khát khao mong muốn đó qua ngôn từ Cô quan

niệm viết văn phải đi vào thế giới nội tâm tìm vào cái “bất toàn” của con người, nơi biểu hiện rõ nhất và thật nhất những u uẫn, đó là những mắt mát đau nhói tận cing bản thê, cái chết của tâm hồn

2.2 Bích Ngân là một nhà văn không còn xa lạ trên văn đàn Việt Nam đặc biệt là

với văn dan Nam Bộ, một nhà văn nữ viết khá đều tay và nhận được nhiều giải thưởng,

uy tín, sáng tạo được cá tính riêng trong văn học Sinh ra ở vùng đất “muỗi kêu như sáo thôi, đĩa lềnh bềnh tựa bánh canh”, lớn lên trong tiếng gào thét của đạn bom cùng với sự bạc bẽo của thân phận, Bích Ngân đã thấy đã hiểu thế nảo là nỗi mắt mát Bị chiến tranh cướp đi niềm vui tuổi thơ, Bích Ngân “cầm bút từ thôi thúc của những ám

ảnh” Và truyện của cô như những thước phim quay chậm, là dòng mạch của quá khứ,

chảy trôi, chảy trôi giữa đôi bờ cuộc sống, giữa cái tồn tại và mắt đi Mỗi cảnh là một

đời người, một nỗi đau, một nỗi ám ảnh da diết khôn nguôi

Tác phẩm của Bích Ngân đi sâu khám phá những ẩn ức, những rung động tỉnh tế trong sâu thảm tâm hồn con người Nhân vật trong tác phẩm của Bích Ngân không chỉ

được khai thác ở bề nị thức, những đặc điểm thường nhật ai cũng có thê nhìn rõ

Trang 7

người vô thức cùng với bản năng, mặc cảm bộc lộ khá rõ qua từng thiên truyện, mỗi con người hiện lên là những mảnh đời chênh vênh và nghiệt ngã

Đọc tác phẩm của Bích Ngân ta thấy được dấu ấn phân tâm học khá rõ Có không ít công trình nghiên cứu tác phẩm của Bích Ngân nhưng để đi sâu vào khía anh phân tâm học để có cái nhìn toàn cảnh tác phẩm Bích Ngân vẫn là con đường

vắng người qua Từ góc nhìn phân tâm học giúp ta đi sâu và có thể lắng nghe được những đối thoại riêng tư, những cảm xúc mơ hồ thầm kín của con người Vì vậy ta sẽ

từ một sinh thể thực

có cái nhìn sâu hơn về con người Và con người được nhìn nhật

hơn Đó chính là lí do mà chúng tôi chọn đề tài “Dấu ấn phân tâm học trong sáng tác của Bích Ngân "đê nghiên cứu

2 Lịch sử vấn đề

2.1 Những công trình, bài báo vận dụng phê bình phân tâm học ở Việt Nam Ở Việt Nam, đầu thế ki XX, Nguyễn Văn Hanh, Trương Tửu là những người đầu tiên vận dụng phân tâm học vào các công trình nghiên cứu văn học của mình Sau năm 1954 ở miền Nam có nhiều tác giả quan tâm đến phê bình phân tâm học, dịch, giới thiệu, ứng dụng như: Vũ Đình Lưu, Nguyễn Văn Trung, Đàm Quang Thiện,

Thanh Lang Mãi đến sau Đồi mới (1986), cùng với xu thế dân chủ hóa văn học, phê

bình phân tâm học mới phát triển trở lại Năm 1986, Phan Văn Sĩ đã cho ra mắt công

trình “Về tư tưởng và văn học phương Tây hiện đại” thể hiện cách nhìn nhận mới về

học thuyết phân tâm Cho đến nay, Phân tâm học và những chủ đề nó đưa ra đã dành được sự quan tâm lớn của giới phê bình

Tiếp nói con đường ấy một cách thành công là Đỗ Lai Thúy Ông đã cho ra đời nhiều công trình nghiên cứu đầy tâm huyết đánh dấu sự trở lại mới mẻ của phân tâm

học với văn học Việt Nam như chuyên luận “Hồ Xuân Hương hoài niệm phon thực”,

Trang 8

sáng tác của các nhà thơ hiện đại: Xuân Diệu, Hoàng Cầm, Chế Lan Viên Những bài viết của ông đi sâu tìm hiểu các biểu tượng thơ, hình ảnh, ngôn ngữ thơ dưới góc nhìn phân tâm học Qua đó, người đọc có cái nhìn toàn diện và khoa học hơn về những nhà thơ nỗi tiếng trong văn học việt Nam Đỗ Lai Thúy còn biên nhiều sách viết về

phân tâm học của các tác giả khác trên thế giới để làm giàu có thêm, phong phú thêm những hiễu biết về kiến thức phân tâm học ở Việt Nam

Ngoài ra phải kế đến các bài viết, chuyên luận, nghiên cứu có đóng góp khá lớn của nhiều tác giả khác trên các số báo và tạp chí: Nguyễn Thị Hồng Nam đề cập

đến Yếu tổ vô thức và tiêm thức trong thơ Hàn Mặc Tử (Tạp chí Cửu Việt, số 70, năm 2000), Hồ Thế Hà với Từ cái nhìn tham chiếu phân tâm học qua một số truyện ngắn hiện đại Việt Nam (Tạp chí Sông Hương, số 235), Trần Thanh Hà với Mới số ác

phẩm văn xuôi hiện đại qua cái nhìn phân tâm học (Tạp chí Văn học, số 3, 2008) Qua những công trình nghiên cứu trên, chúng tôi nhận thấy rằng việc nghiên cứu tác phẩm văn học dưới góc nhìn phân tâm đang được chú ý, quan tâm và đạt được nhiều nhiều thành tựu đáng kẻ Từ đó tạo ra sức lôi cuốn cho nhiều tác giả nghiên cứu theo phương diện nay

2.2 Những nghiên cứu về Bích Ngân và tác phẩm của Bích Ngân

Theo nghiên cứu của chúng tôi, cho tới nay, chưa có nhiều công trình nghiên

cứu quy mô về nhà văn Bích Ngân và các tác phẩm của Bích Ngân Hầu hết

ác nhận định về Bích Ngân và tác phẩm đều được viết dưới dạng các bài báo trích dẫn tác

á nhân của một số dịch giả

phẩm, các lời giới thiệu, bài phát biểu trên các trang Web

và bạn đọc Phần lớn độc giả bàn đến nội dung tư tưởng của tác phẩm, đến những giá

trị được nói đến trong tác phẩm Có thể dẫn ra một vài bài viết như: “Truyện ngắn

Bích Ngân con người sau những thăng trằm cuộc đời” in trén bao thotre.vn nhận định về tập “truyện ngắn Bích Ngân” là tập truyện nói về sự chân chất mộc mac trong tinh

Trang 9

hội ngày nay, cuộc sống phát triển nhưng tình cảm con người mắt dần Cuốn truyện ngắn này mô tả mặt thật của con người sau những thăng trầm cuộc đời “ Đó là nỗi cô đơn và sự bất lực của những tâm hồn lạc nhau, không tìm thấy nhau” và Bích Ngân luôn “mày mò tìm kiếm thứ ánh sáng lóe lên từ góc khuất của tâm hồn” Hay nhận định về truyện ngắn Bích Ngân nhà phê bình Huỳnh Phan Anh đã có bài viết trên báo vanchuongviet.org , Huynh Phan Anh viết “Truyện Ngắn Bích Ngân thường dung di với những con người và cuộc sống bình thường, gần gũi, đễ tìm tới nhất, nhưng tắt cả

bắt đầu từ đó khi làng nước bỗng chao lên vì những đợt sóng ngầm,

tiếng động

nhỏ, một tỉa sáng mong manh đủ mời gọi ta khám phá một bầu trời, một thế giới, một con người, vẫn gần gũi và vẫn xa xôi” Huỳnh Phan Anh cũng nhận định ngòi bút của Bich Ngân chuyên đi sâu khai phá những ẩn ức sâu thảm trong thế giới bản thể của

bài

con người để từ đó hiểu con người như chính bản thân họ Ngoài ra trong mị

nghiên cứu viết về truyện ngắn sau năm 1975 có nói qua về một số sáng tác của Bích Ngân nhưng còn chưa rõ nét

tiểu thuyết đầu tay và duy nhất cho tới bây giờ của Bích

Ngân là “thế giới xô lệch” cũng được các đọc giả nghiên cứu Ta có thể kể qua các bài

báo như :Thề giới xô lệch và cái nhìn của nhà văn về chiều kích thế giới nội tâm và tính cách con người của Võ Tân Cường ïn trên báo phongdiep.net Bài viết này đã đề đến sự thành công về nghệ thuật tiểu thuyết mà trong đó việc xây dựng chiều kích

thế giới nội tâm và tính cách nhân vật chính giữ vai trò quan trọng Võ Tấn Cường

nhan xét “Thanh công nỗi bật nhất trong tiểu thuyết 7hể giới xô lệch của Bích Ngâi

NXB Hội Nhà văn năm 2009 — chính là ở chỗ, tác giả đã khắc họa đậm nét và ấn

tượng chiều kích, diễn biến thế giới nội tâm và tính cách của nhân vật chính” Độc giả

Trang 10

lẻo Ngoài ra còn có một số bài viết như: Thế giới xô lệch- sức mạnh của sự sẻ chia

của độc giả có bút danh Tiểu Quyên trên báo nld.com; Thể giới xô lệch- tiểu thuyết

đâu tay của Bích Ngân, bút danh NTý in trên baomoi.com Ngoài ra người ta còn đề

một vài nét về tiểu thuyết thông qua các cuộc phỏng vấn nhà văn Bích Ngân nhì

Con người ai cũng có lúc xô lệch, phỏng vấn báo giaitri.vnexpress.net; Nhà văn Bích Ngân: Mải miết trong thế giới xô lệch, phỏng vấn báo CAND.com

So với một số tác phẩm nỗi tiếng thì sáng tác của Bích Ngân chưa có sự vào cuộc của các nhà phê bình lớn Các hướng tìm hiểu, đánh giá, bàn luận, tranh cãi chứ

chưa đi sâu vào khai thác tác phẩm một cách chỉ tiết, khoa học Ở quy mô luận văn,

khóa luận cũng ít gặp các bài nghiên cứu đảo sâu vào tác phẩm Do đó, tác phẩm thực

sự mới về thời gian ra mắt, mới về hướng tiếp cận và thật sự là một ẩn số đáng được

quan tâm

Cần phải thấy rằng Bích Ngân không hề có ý vận dụng phân tâm học vào sáng tác của mình Nhưng qua quá trình tìm hiểu tác phẩm và tham khảo ý kiến bạn đọc, chúng tơi nhận thấy rằng tồn bộ chủ đề tư tưởng tác phẩm đều hướng đến khai mở thế giới tâm lý con người, đi sâu vào vùng cảm giác khó có thể giải thích bằng lí trí chuẩn xác Phần đông người đọc tìm đến tác phẩm là bởi băn khoăn về chính cái bản thể được nhà văn dựng lên trong tác phẩm

Phân tâm học là vấn đề rộng lớn Khai thác tác phẩm của Bích Ngân từ góc

nhìn phân tâm là cơ hội để mở ra nhiều chiều kích, liên hệ nhiều lĩnh vực khác như

Trang 11

Tuy các nhận định, tìm hiểu về tác phẩm của Bích Ngân đều hướng đến khám phá chiều sâu con người song hiện nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu tác phẩm từ góc nhìn phân tâm học một cách chuyên biệt và hệ thống

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các sáng tác của Bích Ngân bao gồm Tiểu thuyết và các tập truyện ngắn (Truyện ngắn Bích Ngân; Kẻ tống tình; Người đàn bà bơi trên sóng; Bồng bẻnh thiên sứ và các truyện ngắn được in trên báo, tạp chí)

Phạm vi nghiên cứu là sáng tác của Bích Ngân từ góc nhìn phân tâm học trên hai bình diện nội dung và nghệ thuật biểu hiện

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn vận dụng lý thuyết phân tâm học của Freud trong quá trình triển khai vấn đè cùng với các phương pháp sau:

4.1 Phương pháp cấu trúc - hệ thống,

Luận văn hệ thống những chỉ tiết của tác phẩm và cấu trúc theo những biểu hiện của học thuyết phân tâm 4.2 Phương pháp thống kê Người viết thống kê những chỉ tiết trong tác phẩm thê hiện rõ những biểu hiện của thuyết phân tâm đề làm dẫn chứng cho đề tài 4.3 Phương pháp phân tích tổng hợp

Người viết phân tích những dẫn chứng tổng hợp được để làm rõ những biểu hiện của học thuyết phân tâm trong tác phẩm

Trang 12

“Thực hiện đề tài này chúng tôi hi vọng luận văn sẽ gợi mở hướng tiếp cận mới cho tác phẩm, làm phong phú thêm các hướng nghiên cứu đối với sáng tác của Bích Ngân Đồng thời nghiên cứu này khẳng định giá trị của tác phẩm cũng như tài năng của Bích Ngân trong nghệ thuật mở cánh cửa tâm hồn con người

6 Cấu trúc luận văn

Trang 13

OI DUNG

CHUONG 1: HANH TRINH SANG TAC VA QUAN NIEM NGHE THUAT CUA BÍCH NGÂN TỪ GÓC NHIN PHAN TAM HOC

1.1, KHAI LUQC VE LY THUYET PHAN TAM HQC

1

Lý thuyết cơ cấu nhân cách toàn diện

Phân tâm học nghiên cứu về những vấn đề bên trong con người Vô thức - thức - ý thức là những phạm trù cơ bản xây dựng nên học thuyết phân tâm học, là đối tượng nghiên cứu của phân tâm học Phân tâm học nghiên cứu về quy luật hoạt động, nguồn gốc cơ chế nảy sinh ba trạng thái tâm lý này Tìm hiểu trạng thái tỉnh thần như vô thức - ý thức - tiềm thức chính là nghiên cứu cõi sâu thảm trong tâm hồn con người Không phải ngẫu nhiên khi càng ngày học thuyết phân tâm học lại càng được tiếp nhận rộng rãi và được nhiều người biết đến, ngay cả những người không thuộc giới chuyên môn Nội dung nghiên cứu của học thuyết phân tâm học vốn rất gần với mỗi người, đề cập đến góc khuất bên trong con người, nâng thành một khoa học về tâm lý

Một trong những vấn đề trọng tâm khi nói đến phân tâm học chính là khái ni vô thức Người đầu tiên khai phá ra mảnh đất vô thức chính là S Freud Lý thu thức được xem như một khám phá vĩ đại của Freud trong hành trình tìm kiếm chính mình Trước ông cũng đã có nhiều người nghiên cứu về vô thức như Descartes, nhà tư tưởng Đức thế kỷ XVIII Leibniz, Hegel, Schopenhauer hay Nietzsche nhưng có lẽ chỉ đến Freud vấn đề về vô thức được đề cập một cách có hệ thống như vậy Freud đã tiếp thu những người đi trước để kế thừa và phát triển vấn đề trở thành một khoa học

về vô thức

m

Theo Tự điển tâm lý học, vô thức là “khái niệm dùng để chỉ tập hợp các cấu

tạo, quá trình và cơ chế tâm lý mà sự vận hành và ảnh hưởng của chúng chủ thể không ý thức được” [54, tr746] Đó là yếu tố tâm lý tồn tại trong mỗi người mà chính họ không hề hay biết Nói đến vô thức tức nói đến vùng tâm lý không thuộc giới hạn kiểm soát của con người, thậm chí con người trở nên bắt lực trước những suy nghĩ, hành động mà bản thân mình không thể lý giải Vô thức vốn có sức mạnh vô hình đến nỗi lý trí, ý thức người không tỉ át được Hoạt động của cơ

khi có ảnh hưởng không nhỏ đến suy nghĩ, hành động của chủ thể Người ta thường

Trang 14

quá đề cao ý thức, mà chưa nhận thức đúng về sự tồn tại của vô thức Vô thức có khả năng chế ngự, diều khiển hành động và tâm lý người, thâm chi Kin lướt cả ý thức Sự n ức đã biển hữu thức thành vô thức Freud nhận ra xu hướng trẻ con sẽ tạo nên vô thức, giống như sự chống lại những kìm nén, áp đặt về mặt tỉnh thần lâu ngày ẽ đây trạng thái vốn dĩ bình thường thành ân ức Chính vì thế, vô thức là hoạt động tách rời hoàn toàn ý thức của con người, không được chỉ phối bởi bắt kỳ sự định hướng nào của lý trí Vô thức là “một loại hoạt động tỉnh thần bị dồn nén, nó không thể đi vào ý thức” [52, tr 114] Chính dồn nén, ân ức đã đầy trạng thái vô thức có sức bùng lên đữ đội mà bản thân con người không thê kìm nén nồi, giống như một quả bóng, đến một giới hạn nào không thể, sẽ nỗ tung Phản ứng của tâm lý người trước hoàn cảnh trong cõi vô thức thường dữ dội, có sức bùng phá, như những đợt sóng cảm xúc ở ạt tràn ngập rào cản của lý trí Rõ ràng, khi nói đến phạm trù vô thức, phải nhắc đến các trạng thái dồn nén và ấn ức như một tắt yếu

Mặt khác, “trong lĩnh vực vô thức không chỉ có những nội dung ẩn ức mà còn

có những vật liệu tâm thần chưa đạt tới giá trị, cường độ khiến cho chúng vượt qua

ngưỡng hữu thức Những yếu tố ấy nằm dưới ngưỡng này, và đó là tất cả những tri giác do cảm giác đưa lại” [29, tr 109] Tắt cả những điều bị giới hạn thường có khuynh hướng vùng lên hóa thân vào yếu tố ảo và đi vào giấc mơ như một sự giải

thốt Vơ thức được xem như một phạm trù mới mẻ, và có sức chỉ phối không nhỏ đến

hoạt động tâm lý người Vô thức vốn là trạng thái tâm lý nằm ngoài vùng ý thức

nhưng lại có tác động lớn, có sức chỉ phối lớn đến bản thân con người Khá nhiều hoạt

động tâm lý cũng như hành động của con người bị điều khiển bởi vô thức Con người ta thường không thê cưỡng lại những điều nằm ngoài tầm kiểm soát của mình, nhiều

khi có xu hướng buông xuôi Vì thế, vô thức càng có cơ hội thể hiện sức mạnh của

mình trong việc chỉ phối, tác động đến con người Freud đã có công lao to lớn khi khám phá ra sức mạnh của vô thức trong cõi tâm lý người Từ thuật thôi miên để chữa bệnh, Freud đã phát hiện ra cấu trúc tâm lý chìm sâu đằng sau ý thức người Những lý luận về phân tâm học của Freud cũng bắt đầu từ thuật thôi miên, trong đó có nghiên cứu về vô thức Chính Freud từng quan niệm, phân tâm học là “một môn khoa học về quá trình tâm lý vô thức Cái gọi là phân tích tinh thần, là sự khẳng định bản thân quá trình tỉnh thần đều là vô thức, và là quá trình tinh thần có ý thức kia chẳng qua là cục

bộ của toàn bộ đời sống tỉnh thần Do đó, học thuyết vô thức chiếm vị trí quan trọng

Trang 15

học Có thể nói, Freud đã khăng định vai trò của vơ thức trong tồn bộ đời sống tâm lý người, thậm chí ông nâng vị trí của việc nghiên cứu vô thức thành một khoa học quan trọng trong toàn bộ học thuyết phân tâm học

Nếu như trước đó, chủ nghĩa duy lý nhấn mạnh vai trò của lý trí, xem lý tính là nguồn gốc của trí thức hay sự minh giải thì Freud

thuyết phân tâm học xem vô thức là cót lõi trong đời s

lan at ca cai tôi dé chỉ phối tồn bộ ngơi nhà của tôi Để rồi, “Cái hữu thức không phải

đê cao vai trò của vô thức Học

g tỉnh thần của con người, sẽ

là hình thức tinh thần duy nhất chỉ phối mọi hoạt động của con người cũng như vai trò của nó không phải là tất ca” [51, tr 35] Vô thức sẽ tác động đến toàn bộ mọi hoạt động tâm lý cũng như hành động của con người, ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách Xuất phát từ những dồn nén

thức có xu hướng lấn át cả phần ý thức để chỉ phối mọi hoạt động của con người tạo nên những hành vi sai lạc, giấc mơ, rối loạn tâm lý bất thường So sánh tâm lý người như một tảng băng trôi, Freud cho rằng phần nỗi tảng băng chính là phần ý thức, còn phần chìm mới là phần vô thức Con người ta có xu hướng phô trương con người ý thức và che giấu con người vô thức trong mình, trong khi “trong tim ly hoc Freud, cdi vô thức là tối thượng và mọi hoạt động ý thức chỉ có một vị trí phụ thuộc Nếu hiểu vùng muốn bút phá để được thỏa mãn nên vô

được cái thầm kín bí mật sâu xa trong cõi vô thức ắt chúng ta hiểu được bản chất nội

tâm của con người Freud tuyên bố là chúng ta thường suy nghĩ một cách vô thức và chỉ thỉnh thoảng suy tư của chúng ta mới có tính chất ý thức Tâm linh vô thức là nguồn gốc chính, là nguồn gốc gây bệnh tâm thần ” [20, tr 9] Nội dung của vô thức chính là sự xung động bản năng 29 giữa những dục vọng, tinh cảm Vì không thể đi

vào ý thức, bị dồn nén buộc phải thoát mình bằng những giấc mơ, sự lầm lẫn, sai lạc

Vô thức nằm ở tầng sâu nhất trong tâm lý người, nơi ấn chứa những bản năng, ham muốn, dục vọng Con người ta luôn tỏ ra mình bằng ý thức nhưng suy cho cùng, vô thức mới là phần quan trọng trong tâm lý người Vô thức sẽ cho ta tự thấy chính mình Trong cõi vô thức, người ta mới hiểu mình là ai?!

Sau Freud, một người học trò - một người bạn của Freud - C.G Jung cũng đã đánh giá cao lý thuyết về sự dồn nén của Freud Chính lý thuyết này sẽ là lời giải đáp chắc chắn cho Jung về sự tồn tại của vơ thức Ơng cũng nhận thấy một thế giới tách rời, biệt lập với ý thức Đó là một thế giới tồn tại riêng với những điều con người ý thức được, thậm chí ngay khi mọi hoạt động của chúng ta dừng lại thì vô thức vẫn tiếp tục không ngừng nghỉ Vô thức nằm ngoài những suy nghĩ, định hướng và hành động Tuy nhiên, Jung đã có sự bắt đồng và tìm hướng đi riêng hoàn toàn mới trong cách lý giải những vấn đề về vô thức Vô thức là vấn đề trọng tâm trong những công trình

Trang 16

nghiên cứu tâm lý học của ông Jung đã viết nhiều công trình nghiên cứu như Tam ly học vô thức (1912), Biện chứng giữa cái tôi và cái vô thức (1916)

Xuất phát từ việc nghiên cứu đời sống tâm hồn con người thông qua các vấn đề về huyền thoại, tôn giáo , Jung đã khám phá ra nhiều điều thú vị về vô thức Từ điều tra khám phá những bằng chứng khách quan của các bệnh tâm thần và triệu chứng của các bệnh nhân, Jung da phan chia v6 thức thành hai nhóm: vô thức cá nhân và vô thức tập thể (phi cá nhân) Khái niệm “Vô thức cá nhân” của Jung có sự gặp gỡ với khái niệm “Vô thức” của Freud trước đó “Vô thức tập thể” vốn không thuộc về ý thức, cũng không phải là phạm ví cá nhân, “không phải là những cái đạt được bởi cá nhân Tuy thể tâm thần của mỗi người dường như có nhiều đặc điểm không thé phân biệt được với tâm thần của những người khác bởi vì mọi tâm thần đều có một cơ sở hoặc nền tảng chung” [13, tr 74] Cần phân biệt vô thức tập thể với vô thức của một nhóm người, đám đông Theo Jung, đặc điểm của vô thức tập thể là “nó chứa đựng những nội dung mà không ít thì nhiều tương tự ở khắp nơi và ở mọi cá nhân Nói cách khác, nó là đồng nhất ở tất cả mọi người và do đó tạo nên 30 một cơ tầng tâm thần chung của bản chất siêu cá nhân hiện diện ở mỗi người chúng ta” [13, tr 75] Đây được xem như khám phá nỗi bật nhất của Jung về vô thức Với Jung, vô thức tập thể được cấu trúc thành các siêu mẫu, thể hiện trong những hình ảnh của huyền thoại, tôn giáo cũng như tác phẩm nghệ thuật Quan niệm của Jung có ảnh hưởng lớn trong các lĩnh vực

linh Ngày nay, người ta dùng tên ông để

học Đó là chủ nghĩa Jung (Jungisme), với phạm vi nghiên cứu khá rộng về nguyên lý vĩnh hằng trong tâm hồn người thông qua cô tích, tôn giáo và huyền thoại Đây cũng là con đường đưa Jung đến những nghiên cứu về vô thức Cuốn sách Biện chứng giữa cái tôi và cái vô thức được ra đời từ cuộc nói chuyện của ông về cấu trúc của vô thức năm 1916 Những gì ông trình bày trong cuốn sách đó là kết quả của một quá trình nỗ lực không ngừng để tìm ra mối quan hệ giữa ý thức của cái Tôi và các quá trình vô thức Dù với Jung, những nghiên cứu ấy đối với ông là điều chưa thỏa mãn nhưng đó vẫn là một cống hiến lớn nhằm cô đọng và tóm tắt hai mươi tám năm kinh nghiệm tâm lý học và tâm thần học miệt mài của ông Có thể nói, Jung là nhà tâm lý học đà tiên của phương Tây đã hướng tới những di sản triết học của Phương Đông, đặc biệt là đạo Phật văn hóa, tên cho một ngành tâm lý

Bàn về vô thức, không thể không nhắc đến phạm trù giấc mơ, khi vô thức được xem như trạng thái tâm lý gắn liền với hoạt động của giấc mơ Trong Khoa học

giấc mơ, Freud cho rằng: "trên thực tế, lý giải các giấc mơ là con đường lớn của sự hiểu biết về cái vô thức, là cơ sở vững chắc nhất cho những nghiên cứu của chúng ta,

Trang 17

và hơn bắt cứ cách nào khác, chính việc nghiên cứu các giấc mơ sẽ làm cho các bạn thấy rõ giá trị của phân tâm học Khi người ta hỏi tôi làm thế nào để trở thành một nhà phân tâm học, tôi trả lời: bằng cách nghiên cứu những giấc mơ của chính mình.” [12, tr 77] Vô thức liên quan đến quá trình dồn nén, một quá trình không được biết trước, đáp trả lại trạng thái ý thức và được giải tỏa bằng trạng thái giấc mơ Giấc mơ

được xem như sự đáp trả, sự thỏa mãn những dồn nén tâm lý của con người

Freud được xem là người tiên phong trong việc nghiên cứu và giải thích giấc

mộng Freud đã viết cuốn sách Đoán mộng, xuất bản năm 1899 Freud đã nhận ra sự

lý thú khi phân tích về giấc mộng Mở đầu cuốn sách, Freud cho ring: “ “Mặc dù mộng đã sớm tồn tại mấy ngàn năm trước đây, con người cảm thấy khó cắt nghĩa, nhưng sự tìm hiểu khoa học quả thực vẫn rất hạn chế Vì vậy, trình bày có liên quan Š mặt này, từ trước đến nay chưa có ai dẫn ra được lý thuyết của một chuyên gia nào có thể khái quát tắt cả mọi hiện tượng Ban đọc có lẽ tự mình đều có nhiều kinh nghiệm li kỳ và tài liệu phong phú về loại nay, nhưng bản chất có liên quan về mộng hoặc phương pháp về nó, tin rằng vẫn chưa biết” [56, tr 87] Freud đã tìm đến vùng đất hoang sơ, đã được khai phá nhưng còn hời hợt hoặc chưa thực sự đúng hướng, để

đặt những nền móng tư tưởng đầu tiên về mộng như một khoa học Ac

“Trước đây, mộng vốn được quan niệm như một lĩnh vực tâm linh huyền bí, như

iêu nhiên Đến Freud, ông đã nhìn nhận mộng như một vấn dé khoa học nghiên cứu tâi

xem việc nghiên cứu về giấc mơ là một phần không thể thiếu của phân tâm học Freud

xem “mộng là một hoạt

At ý gay ra Đồng thời, mộng là hiện tượng tâm lý do du ba của hoạt động tâm lý khi người tỉnh quấy rối giấc ngủ gây nên, nó cũng không phải là hiện tượng sinh lý vật lý” [52, tr 91] Như vậy, mộng là một hiện tượng do cơ chế tâm lý gây ra Những ảnh hưởng tâm lý vốn là cơ sở hình thành nên giấc mộng Thường, con người một thế lực thần bí ly con người, có nguyên nhân, có cơ chế hoạt động Freud 1g tâm lý đặc thù trong trạng thái ngủ, nó không phải do ta chỉ rơi vào trạng thái mộng mị khi bản thân họ đang chịu tác động của một áp lực tâm lý nào đó Cảng bị ức chế

thái khủng hoảng tâm thần, v: m lý, càng bị ám ảnh, con người cảng rơi vào trang ä trạng thái này sẽ chuyển vào giấc mơ

Với Freud, mộng chính là giấc mơ, là sự hoạt động của trạng thái tỉnh thần

trong khi ngủ, là hành trình trong vô thức “Liên quan giữa yếu tố của giấc mơ và nền tảng vô thức của yếu tố đó là: yếu tố chỉ là một phần nhỏ vô thức, y như một ảo ảnh

thôi, chính vì được tách rời ra khỏi nền tảng vô thức mà yếu tố giấc mơ trở thành không thể thiếu” [20, tr 130] Giấc mơ là một hiện tượng tự nhiên, hoàn tồn khơng

Trang 18

phụ thuộc vào ý thức con người Sức mạnh của ý chí hoàn toàn bị khuất phục trước sự tồn tại của mơ Thế mới thấy sự chiếm hữu của vô thức trong ngôi nhà đầy ý

thức Nhìn về ngoài, giấc mơ là thuộc về vô thức, vượt ra ngoài sự kiểm soát 32 của

con người, thậm chí là vô nghĩa Không ai có thể biết mình sẽ mơ thấy gì, sẽ gặp giác mơ trong lúc ngủ hay không?! Có điều, đẳng sau những điều tưởng chừng vô nghĩa lý ấy, Freud cũng đã nhận ra sự hữu lý trong sự tồn tại của giấc mộng “Chúng ta đã có lý khi cho rằng giấc mộng là biến dạng của một ước vọng bị dồn nén” [20, tr XV] Con người ta bao giờ cũng có ham muốn và không phải ham muốn nào cũng được thỏa mãn Những dồn nén đó chỉ được giải tỏa bằng giấc mơ Giấc mơ là nơi những ẩn ức, dồn nén được bộc lộ mình, những khao khát thực sự được vẫy vùng bắt chấp sự định hướng của ý thức Con người ta có thể kìm nén mình trong ý thức, nhưng trong giấc ngủ, khi mọi hoạt động tâm lý cũng phải dừng lại, con người buông mình vào cõi vô thức thì sự xuất hiện của giấc mơ chính là những gì còn sót lại khi ta thức Giác mơ bộc lộ mình một cách không rõ ràng qua các biêu tượng Giấc mơ không thể hiện nguyên hình của ham muốn, của khao khát mà nó phải được ẩn mình qua những lớp vỏ khác nhau mơ hỗ và khó hiểu Muốn Giải Mộng, con người ta phải ghép những mảnh đứt nối trong giấc mơ, phải liên tưởng từ những mảng ghép rời rạc đó Khi đó, phan ẩn giấu của con người sẽ được lộ rõ trong giấc mơ qua con đường vô thức Con người bản năng khi ấy sẽ lấn át con người xã hội để tự do thỏa mãn ham muốn của mình Giấc mơ suy cho cũng là sự giải thoát, bứt phá của ham muốn Freud đã nhận ra “Mộng là sự đạt đến của nguyện vọng, thường thể hiện rất trực tiếp, rất rõ ràng Nguyện vọng vô thức mà mộng đã thỏa mãn là cái bị dồn nén trong thời gian trước đây và cái bị dồn nén này được biểu hiện trong mộng và lại đánh thức sự xung động nguyên thủy” [52, tr 95] Mộng là trạng thái thức trong lúc ngủ Đó là nơi những dồn nén, Ân ức bắt đầu tự giải phóng, để được tha mãn chính mình

Với ông, có thê phân mộng ra làm hai loại Loại mộng thứ nhất thường sự đạt đến giản don, nội dung giấc mộng thường rõ ràng, không bị che khuất Những giấc

mơ nay thường xuất hiện trong giấc mơ của trẻ con Kiểu mộng này xuất hiện vu vơ,

ngẫu nhiên hơn là sự giải tỏa dồn nén Loại mộng thứ hai thường đạt sau khi đã hóa trang Nghĩa là “Tất cả dục vọng phía sau của mộng được hóa trang bị vai trò của

kiểm tra ngăn chặn và bài xích, và chính sự tổn tại của dục vọng này mới hình thành

nguyên nhân gây hóa trang và động cơ vai trò kiểm tra” [52, tr 97] Những ham

muốn, dục vọng của con người sẽ bị chính ý thức của con người kiểm tra, ngăn cản nên để thỏa mãn và đạt được sự thỏa mãn, nó buộc phải hóa trang dưới nhiều hình

Trang 19

thức khá kết quả của những dồn nén, là sự phản ứng củ: nhau, có thể dưới dạng những biểu tượng Loại mộng thứ hai này thường là ức trước kiềm hãm của đời sống

Bản thân C G Jung cũng đã nghiên cứu về giấc mơ Ông từng khẳng định vai trò của Pierre Janet, August Forel, Theodore Flouray, Morton Prince trong viée dat nền móng của ngành khoa học non trẻ - tâm lý học, đồng thời ông cũng đề cao vai trò của Freud trong hành trình tìm về vô thức mà đặc biệt là khám phá giấc mơ Những thử nghiệm của ông không gì khác, là những giấc mơ của chính ông Là một bác sĩ

nghiên cứu, điều trị bệnh tâm thần, Jung cũng đã coi giấc mơ là một hiện tượng tự

nhiên, nằm ngoài ý thức, sự nắm bắt của con người Giấc mơ là sản phẩm của vô thức

Bản thân người nằm mơ cũng không thê ý thức được giấc mơ cũng như nhớ được nội

dung trong khi mơ “Giấc mơ xuất hiện như là biểu hiện của một quá trình tâm than vô thức tự động, nằm ngồi khả năng kiểm sốt của ý thức Nó cho thấy sự thực bên trong và thực tế ích thực sự” [13, tr 97] Theo Jung, cũng không nên đánh giá giấc mơ một cách vội vàng, bởi giấc mơ luôn có sự thường xuyên lặp lại ệnh nhân một Hơn nữa, khi nghiên cứu về giấc mơ, Jung đã phân tích giấc mơ trong liệu pháp tâm lặp lại, và tính dự bá

lý để phân ra các tính chất của giấc mơ như tính khởi đầu, sị

Jung đặc biệt quan tâm đến tính tập thể của giấc mơ vì điều Jung quan tâm chính là vấn đề vô thức tập thẻ

Có thể nói, những khám phá của Freud và Jung về giấc mơ mang tính khoa học và có những phát hiện đầy thú vị Giấc mơ cũng là hình ảnh của con người khi ở đó những

ham muốn, những góc khuất đều được phơi bày, bộc lộ Đọc được giấc mơ của con

người, cũng có nghĩa phần nào đó ta hiểu được những suy nghĩ trong họ Giấc mơ là lời thú nhận chân thành nhất về chính tôi, mà ngay cả khi tôi cũng không hề biết hết

Bên cạnh đó, ý thức cũng là vấn đề quan tâm của phân tâm học Có rất nhiều quan niệm khác nhau về ý thức Ý thức vốn là đối tượng nghiên cứu của triết học với nhiề

nghĩa duy vật gắn liền ý thức với sự tương quan giữa hình ảnh chủ quan của con

ách nhìn khác nhau từ chủ nghĩa duy tâm với quan niệm về thần linh, đến chủ

người và tồn tại khách quan Bên cạnh đó, mỗi nhà triết học lại có cách hiểu riêng về

ý thức như “dòng chảy ý thức” của W James và H Bergson, hay “sự phản ảnh tiêu cực của hoạt động tâm lý” theo cách hiểu của Nietzsche Có điều, những quan niệm riêng đều có điểm chung là nhìn nhận “ý thức là thế giới tỉnh thần của con người, có tác dụng chỉ phối hoạt động của con người” [52, tr 109], là “bộ phận chia tách và động tác bên ngoài của toàn bộ tâm linh hoặc vô thức” [52, tr 114], là “quan hệ với thế giới bằng tr thức về các quy luật khách quan của nó” [54, tr 772] Ý thức được

Trang 20

xem hình thức phản ánh tâm lý cao nhất Nói đến ý thức, tức là nói đến sự định hướng của trung ương đầu não của con người Không phải ngẫu nhiên, các nhà tâm lý Đức đã liên tưởng ý thức con người với cái đèn pha chiếu lên sân khấu Vùng sáng hẹp được chiếu từ đèn pha chiếu sáng những gì cần chiếu sáng trên sân khấu được ví như vùng ý thức của con người Điều đó có nghĩa ý thức là trạng thái tâm lý của con người

được điều khiển, chỉ phối một cách có chủ đích Con người luôn là động vật bật

luôn sống và hành động theo sự điều khiển của ý thức Ý thức luôn là trạng thái tỉnh thần mà con người hướng đến, thể hiện phần lý trí của con người Jung còn phân nhỏ theo bốn chức năng của ý thức: suy nghĩ, cảm xúc, cảm giác và trực giác Freud thi cho rằng ý thức là dòng chảy của vô thức, và vô thức là “nguồn” của ý thức Điều này có nghĩa giữa vô thức và ý thức có mối liên hệ với nhau Nếu vô thức là sự bng mình trong khối lạc thì ý thức chính là rào cản sự thỏa mãn với nhiều trăn trở, hoài nghỉ đầy dẫn vặt Nếu vô thức vượt qua mọi giới hạn trật tự của thời gian thì ý thức bao giờ cũng phản ánh thế giới theo lề lối thời gian nhất định Nếu vô thức chạy theo bản năng, tách rời hiện thực thì ý thức luôn bám chặt vào hiện thực khách quan như

một điểm tựa Chính sự mâu thuẫn về hoạt động của trạng thái tỉnh thần mà giữa ý

thức và vô thức luôn có sự xung đột nhau Ý thức sẽ cản trở, ngăn chặn hoạt động của vô thức, và vô thức sẽ cố tình phá tan những trật tự của ý thức Freud xem ý thức như giai đoạn phát triển cao nhất của tâm lý Và chính sự tác động qua lại của ý thức và vô thức sẽ đảm bảo quá trình hoạt động tâm lý bình thường của con người Freud còn

quan tâm đến một trạng thái tỉnh thần có mối quan hệ với ý thức và vô thức, đó là tiền

ý thức, hay còn gọi là tiềm thức Tiềm thức là “lĩnh vực quá độ giữa vô thức và ý thức”, “là những tài liệu tâm lý hiện thời ý thức chưa đến nhưng có thể nhớ lại, nó có tính chất động thái”, “là hiện tượng tâm lý tiếp cận với ý thức, nó có thể nhanh chóng

tiến vào lĩnh vực ý thức, lại có thể nhanh chóng trở về vị trí bản thân mình, cho nên

không mang thuộc tính về chất, chỉ mang thuộc tính về lượng” [52, tr 117] Tiềm thức là quá trình chuyền từ ý thức sang vô thức Ở đó, có những vấn đề con người ý thức nhưng về sau lại dần dần chuyển sang vô thức lúc nào không hay biết Tiềm thức có thể xem là sự giao thoa, ranh giới giữa ý thức và vô thức Tiềm thức là “đặc trưng của quá trình tâm lý tích cực, những quá trình này, trong một lúc nào đó, không phải là trung tâm hoạt động có ý nghĩa của ý thức” [30, tr 163] Điều này có nghĩa là trong một khoảnh khắc nào đó, có những điều con người ta không ý thức nghĩ đến,

nhưng điều đó đã tồn tại, đã được biết, được nhớ lại cùng với những dòng liên tưởng

Trang 21

Suy cho cùng, trong mỗi tâm lý người bao giờ cũng tồn tại cả ba vùng tâm lý: ý thức, tiềm thức và vô thức Ba trạng thái tâm lý có mối quan hệ qua lại, tác động lẫn

nhau tạo thành một hệ thống tâm lý ồn định của người bình thường, đồng thời đó là

đối tượng nghiên cứu của phân tâm học

1.1.2 Lý thuyết về tính dục và phức cảm

Freud cũng da gây chấn động không nhỏ trong giới nghiên cứu khi quy toàn bộ hành động, tâm lý người vào vấn đề tính dục Ông đã từng viết cuốn Ba tiểu luận về lý thuyết tính dục nổi tiếng Trong tiểu luận này, Freud đã xây dựng những cơ sở cho lý thuyết về chứng nhiễu tâm, về sự dồn nén cũng như “nguồn năng lượng xúc cảm nằm bên dưới những vận động và những ứng xử có ý thức và vô thức, mà Freud gọi năng lượng ấy là libido” [12, tr.122] Đồng thời, Ba tiểu luận về lý thuyết tính dục lần lượt h lac tinh duc, tính dục trẻ con, về biến đổi tuổi day thi Từ khám phá vẻ vô thức, về giấc mơ, Freud cho rằng giấc mơ có ẩn ức về tính dục Tính dục chính là nguyên nhân gây nên những hành vi, xung đột trong tâm lý người

Ông đã phân ba cấp độ hoạt động tỉnh thần của con người gồm: Tự Ngã (1d, Soi), Ban nga (Ego, Moi) va Siu Nga (Super ego, Super moi) Trong đó, Freud cho g Id là quan trọng nhất “Phạm vi của Id là phần nhân cách tối tăm và không thể đi đến được của chúng ta Bản thân ta chỉ biết chút ít về cái Id qua nghiên cứu các giác mộng và qua sự biểu hiện các triệu chứng bên ngoài của bệnh tâm thần Id là nơi trú ngụ các bản năng nguyên thủy và các xúc cảm đi ngược lên tới cái quá khứ xa xưa khi

mà con người còn là một con thú Id có tính chất như vậy và bản chất của nó thuộc về

dục tính, (sexual in nature), nó vốn vô thức” [20, tr X] Theo Freud, Id vén ma quang, mục đích của nó là thỏa mãn các ham muốn bản năng và khối cảm, thậm chí khơng cần biết đến những giá trị, chuẩn mực hay đạo đức Lý thuyết về tính dục là một khái niệm được ghép chung với Id, được Freud gọi tên “Tắt cả những xúc cảm của Id đều là hình thức thể hiện của “năng lượng tính dục” [20, tr XI]

Thuyết tính dục từng được xem như cái lõi của phân tâm học Phân tâm học phân tích trạng thái tỉnh tha sự khát thèm tính dục, cũng như sự ảnh hưởng của trạng thái tỉnh thần ấy Đời sống tính dục là một nhu cầu tự nhiên tất yếu của con người nên bất kỳ sự dồn nén tính dục cũng như sự khao khát giải tỏa dồn nén cũng

dẫn đến sự rồi loạn trong tâm lý người Là một bác sĩ tâm thần, Freud cũng đã nhận

c

thấy rằng sự rồi loạn đời sống sinh lý của con người là nguyên nhân gây ra bệnh tâm

thần, hành vi sai lạc, sự khủng hoảng tỉnh ‘ing nhu chat xúc tác của cội nguồn

sáng tạo vĩ đại Khái niệm bản năng tính dục của Freud là một khái niệm rộng, không

Trang 22

chỉ dừng lại ở việc con người tìm sự kích thích của bộ máy sinh dục để sinh ra khoái

lạc mà còn chỉ các hoạt động của các bộ máy khác trên cơ thể “Ông cho rằng, sự phát

triển tính dục của cá thể trải qua các thời kỳ khác nhau, có tác dụng khác nhau trong phát triển nhân cách” [52, tr 239] Freud đã nâng bản năng tính dục thành nguồn gốc của mọi công trình sáng tạo vĩ đại, thậm chí mọi sáng tạo văn hóa của con người từ

nghệ thuật, luật pháp hay tôn giáo đều liên quan đến sự phát triển của tính dục Sự

thăng hoa trong cảm xúc sẽ là chất xúc tác để tạo nên những hưng phấn sáng tạo đặc biệt Bản năng tính dục có ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân cách người, ảnh hưởng đến những hành vi, cách sống của con người Có thê thấy, thuyết tính dục là một phát hiện có phần táo bạo của Freud trong việc nghiên cứu về con người Freud luôn bảo vệ quan niệm về thuyết tính dục của mình Điều này vấp phải sự bất đồng ý kiến của một số người, trong đó có Jung Jung cho rằng, Freud đã quan tâm quá nhiều

về tính dục trẻ con, mà bỏ qua nhiều vấn đề quan trọng hơn nhiều “Ở bắt cứ nơi đâu,

trong một con người hay trong một tác phẩm nghệ thuật, một sự biểu hiện của tỉnh thần (theo nghĩa trí tuệ, không theo nghĩa siêu nhiên) xuất hiện, ông nghỉ ngờ chúng ám chỉ rằng đó là bản năng tính dục bị dồn nén gì không thê được diễn giải trực tiếp như là bản năng tình dục ông đều nói tới nó như là tâm lý tình dục” [13, tr.40] Jung cho rằng bản thân mình không phủ nhận tầm quan trọng của tính dục trong đời sống tỉnh thần con người, nhưng ông muốn đặt nó vào đúng vị trí của nó Có lẽ, chính những quan niệm khác nhau về tâm lý học mà về sau, Freud và Jung đã không thể cùng bước chung trên một con đường Hai người đã theo hai ngả rẽ khác

nhau Freud quan tâm nhiều hơn vấn đề về con người, về nhiễu tâm, về dồn nén, về bí mật của nhân cách tâm lý điều này có sự chỉ phối không nhỏ của vấn đề tính dục,

còn Jung thì lại nghiên cứu vấn đề về tâm thức xã hội, cộng đồng Nhưng dù thế nào, khi nói đến phân tâm học, người ta vẫn lập tức nghĩ nhiều về vấn dé tính dục như một vấn đề không thể không nhắc đến Xét về cấu trúc tâm thần, con người luôn có ham muốn và đồng thời có những phức cảm đặc biệt Không phải ngẫu nhiên mà Freud quy mọi hoạt động của con người từ bản năng tính dục Bản năng tính dục với những

ham muốn cần thỏa mãn, bị kìm nén kéo dài dẫn đến những phức cảm (complex - còn được dịch là mặc cảm) Đó là sự dồn nén của những cảm xúc lẫn lộn giữa ham muốn,

tranh giành, đố ky Theo Freud, trẻ con luôn có thói quen tự khám phá cơ thé như một phản xạ tự nhiên với những vùng có thể gây ra những cảm giác đặc biệt như những trò nghịch ngợm, vật nhau, những trò luyên tập cơ bắp Tuy nhiên, trước thái độ nghiêm cắm quyết liệt, đè biu, hay đe doạ của người lớn đẩy đứa trẻ vào tâm lý

Trang 23

cạnh sự mắng mỏ dữ dội của người lớn dẫn đến nỗi lo về sự bỏ rơi, cắt xẻo một bộ

phận của cơ thể như lo ngại về sự thiến hoạn như một ý thức bẩm sinh Cảm giác tự tỉ này được gọi là phức cảm hoạn, là đối tượng nghiên cứu của phân tâm học Freud cho

rằng: “Mặc cảm này có ảnh hưởng sâu rộng đối với nó (trẻ em), đối với tính tình nó khi khỏe mạnh, đối với tỉnh thần khi nó ốm yếu, đối với sự phản kháng của nó khi nó được điều trị bằng phân tâm học” [36, tr 78] Phức cảm thiến hoạn là nỗi sợ liên quan

đến bộ phận sinh dục nam, nếu không nhận thức và định hướng, sẽ dẫn đến những cảm giác về sự tàn phé, bắt lực của bản thân trong đời sống sinh lý sau này

Theo Freud, tré con ám ảnh về nỗi sợ thiến hoạn tiềm tàng trong suốt thời ấu , sa đoạ Khi tự ý thức về sự thiếu

hụt của mình, con người ta thường hay rơi vào trạng thái phức cảm Freud cũng từng thơ, gây ra sự hoảng loạn tâm lý, phản ứng tiêu cực

nghiên cứu về phạm trù lo âu của con người Theo ông, “lo âu do cơ quan trong cơ thể con người bị kích thích sinh ra một loại quá trình tình cảm khiến con người đau khổ” [52 tr235] Từ quan niệm mặc cảm hoạn của phân tâm học, về sau các nhà nghiên cứu đã mở rộng khái niệm này để chỉ sự mắt mát nói chung của cơ thể cũng như đời

sống tỉnh thần Hiểu rộng ra, mặc cảm hoạn còn là cảm giác tự tỉ về sự thiếu, sự

không trọn vẹn nào đó của mình Con người thường có cảm ắng về thân tạo ra mặc cảm Đó có thể là sự không trọn vẹn về thể xác, cũng có thể sự tồn thương về tỉnh thần xuất phát từ hoàn cảnh sống nhất định Bản thân con người luôn hướng đến sự mắt mát Xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau nhưng đặc điểm chung của „ không yên Cảm giác này có thể do hiện thực, do đạo đức, hay do ám ảnh vẻ thần kinh gây ra chí dồn nén đến mức có thể phản kháng Con người thường có tâm lý tự tỉ Nỗi ám ảnh ấy

toàn và trọn vẹn đến hoàn hảo, ít ai có thể chấp nhận sự thiếu hụt,

trạng thai tinh thần này là khiến cho con người rơi vào tinh trang

phức cảm khác nhau Chính hoàn cảnh đẩy con người vào ám ảnh, sợ hãi, thậ

trở thành sự dẫn vặt và có khi đày đọa cả người xung quanh Trên thực tế, con người ta thường có xu hướng mặc cảm hoạn, vì máy ai bằng lòng với chính mình Con người thường nhìn thấy hạnh phúc của người khác và cảm nhận bắt hạnh của chính mình Đó chính là căn nguyên của nỗi khổ và phức cảm Ngược lại với âu lo trước hiện thực, con người thường có xu hướng dẫn vặt trước những chuẩn mực đạo đức, tức là sự xung đột diễn ra bên trong tâm hồn con người Đứng trước một vấn đề có liên quan

đến đạo đức, nhất là hậu quả do mình gây ra, con người ta dễ rơi vào trạng thái âu lo, sợ hãi và xấu hỗ Có thê trên thực tế, họ không phải chịu một áp lực nào từ bên ngoài

nhức nhồi Điều này liên quan đến mặc cảm tội lỗi của con người, giống như một quá trình dài của sám hối nhưng ngay trong tâm hồn họ lại âm thầm diễn ra xung

Trang 24

Con người ta vốn hay sám hối về những gì mình đã gây ra Tâm lý tội phạm cũng rơi

vào kiêu mặc cảm tội lỗi này Bên cạnh mặc cảm thiền hoạn, phân tâm học còn nghiên

cứu về một trạng thái mặc cảm liên quan đến tình cảm của đứa trẻ trong mối quan hệ với bố mẹ chúng Thông thường, những liên hệ thân thì

cũng gắn bó với người mẹ, hay bắt kỳ người nào thay thế đảm trách vai trò chăm sóc,

yêu thương nó như một người mẹ Càng say mê, đứa trẻ con xu hướng muốn giành mẹ cho riêng mình đến mức ghen ty, giành giật với người bố Có điều, sự say mê và giành giật của đứa trẻ không bao giờ thoả mãn vi chúng không thể chiếm mẹ cho riêng mình, dẫn đến cảm giác vừa sợ hãi vừa ẩn ức bị dồn nén tạo nên những ám ảnh mà bản thân con người cũng không thể ý thức được Sự ghen ty tranh chấp với bố cứ âm thầm diễn ra Freud gọi trạng thái tâm lý này là mặc cảm Oedipe, dựa vào huyền thoại cổ điển giết cha lấy mẹ của Hy Lạp, vở bi kịch Oedipe làm vua của Sophocle Mặc cảm Oedipe còn xuất hiện ở bé gái, hay còn gọi là mặc cảm Électra Trạng thái tâm lý nay vốn không phô biến vì thời gian đầu đời, những bé gái vẫn có sự gắn bó mật thiết với mẹ mình Chỉ đến khi trưởng thành, bé gái bắt đầu có tình cảm đặc biệt với người đàn ông đầu tiên ấy đã trở thành một mẫu hình lý tưởng trong tiềm thức của chúng Như vậy, mặc cảm Oedipe thường chỉ về quan hệ khác giới khi con trai yêu

mẹ “ghét” bồ, hay con gái yêu bồ “ghét” mẹ Đây được xem là nỗi sợ hãi của bắt kỹ đứa trẻ nào, dù chúng không hề thừa nhận Nhìn chung, bắt kỳ trạng thái mặc

cảm nào cũng ảnh hưởng không tốt đến tâm lý và hành vi của con người Freud đã gọi tên tâm lý hoang mang trong cõi sâu thắm vô thức của con người Nếu như Adler quan niệm chứng nhiễu tâm dựa trên nguyên lý sức mạnh, tức là “Trên tất cả, bệnh

nhân tìm kiếm sự an toàn và uy quyền của mình Mục tiêu của anh ta là đạt được cam

giác về sức mạnh trong bản thân, trái ngược với cảm nhận về sự thiếu hụt hay thất bại

của bản thân mình, được gọi bằng thuật ngữ mặc cảm tự tỉ” [13, tr 52] thi Freud lại nhìn nhận chứng nhiễu tâm “bắt nguồn từ một quan hệ nhân quả trực tiếp, từ cách đưa trẻ đương đầu với cái gọi là mặc cam Oedipe” [13, tr 53]

Có thể thấy, mỗi người đều xuất phát từ một góc nhìn khác nhau, với Freud,

ông luôn quan tâm sự đáp trả của bệnh nhân thời ấu thơ với hình ảnh người mẹ hoặc người cha trong giai đoạn quan trọng của cuộc đời Mọi cảm giác lo âu,

trong tình cảm như ý thức

phức cảm Oedipe Chính vì thế, Jung từng xếp quan niệm của Freud thuộc kiểu người hướng ngoại, có nghĩ

hưởng không nhỏ đến cuộc đời, tâm trạng của anh ta sau này Hành vi của người cha

Trang 25

tâm hồn như một ám ảnh, và dần dần sẽ trở thành mặc cảm Sau này, Jung cũng đã

viết cuốn Các kiểu tâm lý (1920) đề bàn về hai kiểu tâm lý hướng nội và hướng ngoại này

Nói tóm lại, phân tâm học luôn quan tâm đến những vấn đề thuộc kín trong vô thức của con người, để tìm ra dồn nén, phức cảm và cội nguồn của dồn nén Một trong những vấn dé có tính chất khám phá của phân tâm học là vấn đẻ tính dục, ẩn ức và phức cảm Sự giày vò của bản thân con người cũng từ đấy mà ra Nếu giả thiết giữa cuộc đời này, không tồn tại lo âu, sợ hãi, con người không phải đối diện với quá trình dẫn vặt chính mình trong sự đòi hỏi, bứt phá và thỏa mãn thì có lẽ, sẽ không

tồn tại khổ đau và bi kịch Bóc trần cốt lõi những van dé co bản của con người, các

phân tâm học đã chạm được vào cõi thắm sâu mà ngay chính con người nhiều khi vẫn chưa hiểu hết về mình 1.1.3 Lý thuyết về mẫu gốc

Trước hết, về lý thuyết cổ mẫu, chúng ta biết vô thức tập thể là một thuật ngữ do nhà tâm lý học phân tích người Thuy Sĩ - Carl Gustav Jung (1875 — 1961) dé ra đầu thế kỷ XX nói về cấu trúc tâm lý chung của con người ở mọi thời đại Đề tìm hiểu

về vô thức tập thể, ông phải trải qua một quá trình từ việc nghiên cứu các huyền thoại,

cổ tích, nghiên cứu giắc mơ, tôn giáo, điều trị y học và phát hiện ra cỗ mẫu Cổ mẫu là nội dung của vô thức tập t như vô thức cá nhân gồm những tổ hợp, còn vô thức tập thể được tạo nên từ những cổ mẫu Trước Jung, Freud cũng từng đề cập đến vấn đề này bằng thuật ngữ di sản cô xưa, hay Platon với những khám phá về “những ý niệm”, “những hình thức”

Với Jung, “Cổ mẫu là đúng và hữu ích bởi vì nó cho ta biết rằng những nội dung vô thức tập thể có liên quan khi chúng ta xem xét những hình thức cổ xưa, hoặc đúng hơn, những hình thức nguyên thuỷ, tức là những hình ảnh chung tồn tại từ những thời đại xa xưa nhất” [13, tr 84] Như vậy, Jung đã có đóng góp lớn đối với tâm lý

học hiện đại khi khám phá và xác lập có hệ thống về cổ mẫu, về cấu trúc tinh thần,

Trang 26

hệ này đến thế hệ khác Ở đó, còn mang dấu ấn của yếu tố văn hoá - lịch sử, dấu ấn

của tâm thức cộng đồng

“Theo Jung, ứng với mỗi trạng thái người sẽ có một cô mẫu Số lượng cổ mẫu là

nhiều Mỗi cổ mẫu thường có cấu trúc và ý nghĩa riêng nhưng chúng thường có mối liên hệ, tương quan với nhau Trong quá trình tìm kiếm cổ mẫu, Jung đã phát hiện ra một số cỗ mẫu quan trọng thể hiện trạng thái tâm lý người như Shadow, Anima, Animus, Self Trước hết, Anima là tính nữ ở người đàn ông “Trong vô thức của đàn

ông, đều có yếu tố nữ tính, được nhân cách hoá trong những giấc mơ bằng một hình tượng hoặc một hình ảnh người phụ nữ và Jung đặt cho nó cái tên là anima” [13, tr

137] Những hình ảnh amina thường biến đôi, một cách vô thức, có thể phóng chiếu lên một hoặc những người phụ nữ khác Lúc đầu, anima đồng nhất với hình ảnh người mẹ, nhưng về sau còn được thừa hưởng ở những người phụ nữ khác, có ảnh hưởng đến nhân cách người đàn ông Không có người đàn ơng nào hồn tồn nam tính và không chứa chút nữ tính nào trong mình

Chính Jung cùng từng nói “Tắt cả người đàn ông đều chứa trong mình một hình ảnh người phụ nữ vĩnh cửu một dấu tích hoặc cỗ mẫu của tắt cả kinh nghiệm tô tiên

về người phụ nữ, một thứ trầm tích, có thể nói vậy, của tất cả những ấn tượng đã từng được tạo nên bởi phụ nữ - nói một cách ngắn gọn, một hệ thống thích nghỉ tâm thần

được thừa hưởng.” [13, tr 146] Anima là cỗ mẫu thể hiện những phẩm hạnh tốt đẹp như một liệt nữ hay hiền mẫu Ngược lại, nếu như ở người đàn ông có anima, khía cạnh tính nữ vĩnh cửu thì yếu tố nam tính vĩnh cửu trong nhân cách nữ, được Jung gọi bằng mí thời là cỗ mẫu Đó là yếu tố nam trong người nữ, là yếu tố tự nhiên thuộc về vô thức, cái tên khác là animus Như anima, animus vừa là tổ hợp cá nhân vừa đồng

thể hiện bằng những phẩm chất của một bậc trí giả, hiền triết, anh hùng

Như vậy, cả anima và animus đều là những cỗ mẫu được hình thành từ thời xa

xưa Self (tự ngã) là cổ sự tổng thé, trọng tâm chỉ phối con người, hướng con người đến sự thống nhất giữa vat chat va tinh thần, thể xác và tâm linh, hướng đến sự trọn vẹn của con người, có sức mạnh siêu cá nhân Giống như các cổ mẫu khác, Self được lưu truyền thông qua các huyén thoại, truyện cổ tích, thần thoại thông qua hình ảnh của những nhân vật có phẩm chất siêu phàm, thần thánh như tiên, anh hùng Nếu như Self là mục tiêu hướng đến của đời người thì Shadow (bóng âm) được xem như

phần nhân cách con người muốn che giấu, là mặt bị che giấu của cái tôi ý thức “Những hình ảnh này không thể xác định chính xác, và chúng cũng không xuất hi

theo bat ky một trật tự nào Jung, thỉnh thoảng sử dụng khái niệm shadow dé chi tat ca

Trang 27

những gì trong tâm thần bên ngoài ý thức, tức là tất cả vô thức tập thể cũng như vô thức cá nhân.” [13, tr 135] Suy cho cùng, shadow bao gồm những ham muốn bị dồn

nén, mặt tối của tâm hồn, được nhận biết qua sự phóng chiếu của người khác, được

thể hiện qua hình ảnh như phù thuỷ, ác quỷ Shadow thuộc về vấn đề đạo đức, nó khơng hắn hồn tồn chỉ có mặt xấu, mà có khi không thích ứng, trở ngại đối với xã

hội Nói như Jung, để phát triển và hoàn thiện quá trình cá nhân hoá mình thì con

người cần phải đương đầu và loại bỏ shadow

Tom lai, theo Jung, cé mẫu vốn nằm tầng sâu của vô thức tập thể, chứa đựng cả

chiều sâu tâm thức cộng đồng được truyền qua nhiều thế hệ, vượt qua những rào cản

của không gian và thời gian Do gắn với bản năng, cổ mẫu thuộc phạm trù cảm xúc

Mỗi trạng thái người đều cho ra một cổ mẫu Những cỗ này có vai trò không nhỏ trong việc điều phối quá trình phát triển tâm lý người hay còn gọi là quá trình cá nhân hoá

1.2 HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC VÀ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT CỦA BÍCH

NGÂN

1.2.1 Hành trình sáng tác

Bích Ngân tên thật là Trịnh Thị Bích Ngân, sinh ngày 11- 08 - 1960 tại xã Tân Hưng Tây, huyện Cái Nước, tỉnh Cà mau Nguyên quán: Xã Định Thủy, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre Tốt nghiệp khoa Ngữ Văn trường Đại học Tổng hợp thành phố Hồ Chi Minh (nay là trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn thành phố Hồ Chí

Minh), Trường Viết văn Nguyễn Du, Học viện chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí

Minh

Sinh ra và lớn lên tại đồng bằng sông Cửu Long, Bích Ngân từng là phóng viên báo Cà Mau, Đất Mũi, sau khi tốt nghiệp khóa IV Trường viết văn Nguyễn Du — Hà Nội, chị chuyển về thành phó Hồ Chí Minh công tác ở phòng văn hóa văn nghệ Ban Tư Tưởng — văn hóa thành ủy thành phố Hồ Chí Minh Năm 2003, Bích Ngân về Nhà xuất bản văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh giữ vị trí Phó giám đốc — Phó tông biên tập và hiện tại là Phó giám đốc, Phó tổng biên tập nhà xuất bản văn hóa Văn nghệ thành phó Hồ Chí Minh

Trang 28

Bích Ngân là hội viên: Hội nhà văn Việt Nam, Hội viên Hội Sân khấu thành phó Hồ

Chi Minh, Ủy viên ban chấp hành — Trưởng ban công tác Nhà văn nữ, Phó chủ tịch

Hội đồng văn xuôi Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kì 6 (2010-2015)

Cuộc đời từng trải và không mấy êm đềm của cô đã ít nhiều ảnh hưởng vào những, trang viết Là một bà mẹ đơn thân, Bích Ngân mang con đi cùng mẹ ra Hà Nội Bích Ngân ngày trẻ chán với công việc đều đều nhàn nhạt của một phóng viên báo tỉnh, cô tìm mọi cách di chuyển khỏi tỉnh nhỏ, tìm cách nhập cuộc với thành phố lớn Và cô đã phải đổi mặt với hầu hết những khó khăn của một người nhập cư, không nơi nương tựa Bích Ngân thuê nhà trọ ở Sài Gòn, mở quán cà phê bên hông Nhà văn hóa Thanh niên rồi lặn lội tìm kiếm cơ hội việc làm trong ngành văn hóa Rất nhiều năm cô sống

và nuôi con lớn là nhờ những đồng ít ỏi có được từ việc viết báo, cái nghề đã nuôi

sống mấy mẹ con qua giai đoạn khó khăn nhất ở Sài Gòn Và rồi những nỗ lực cùng với lòng say mê văn chương của cô đã được đền đáp Với những tập truyện ngắn đã xuất bản như: Đầu phải là tình yêu (1992), Những chiếc lá thu (1994), Bão sợi day va giọt đắng (1988), Truyện ngắn Bích Ngân (2004), Người đàn bà bơi trên sóng (2005)

Làn gió hôm qua (2009), cuốn tiêu thuyết Thề giới xô lệch (2009) và một số vở kịch nói, bút kí, tạp văn Bich Ngân đã thực sự khẳng định được tên tuổi và phong cách của

mình trên văn đàn

Phong cách Bích Ngân in rõ nét đặc trưng Nam Bộ Truyện Bích Ngân thường dung

dị, với những con người và cuộc sống thật bình thường, gần gũi, dễ tìm tới nhất, dễ

bắt gặp nhất Qua những trang viết về vùng đất nơi tận cùng đất nước, tác giả đã đưa người đọc đến gần hơn với những mảnh đời và cảnh đời làm nên hồn đất lẫn hồn người, hiền hòa và mãnh liệt Bích Ngân lôi cuốn người đọc ngay từ đầu khi đến với thiên truyện Với tiếng gọi thảm thiết của con chim sáo khi bị đem đi tiêu hủy (Tiếng

gọi của con chim sáo) Với mảnh đời thiếu hơi ấm tình thân của thằng Phúc (Hơi ấm)

Với nỗi bất ôn của bà Năm khi bà đứng trước bàn thờ hai người chồng (Đất không cưu mang) tắt cả các câu chuyện hầu như đã được khái quát ở cái tựa Bích Ngân đã

Trang 29

lôi cuốn người đọc ngay từ đầu Truyện Bích Ngân có thể là một man kịch với những đỉnh điểm cao trào, một cuốn phim khéo dàn dựng Nó chộp lại những khoảnh khắc thường nhật của cuộc sống Đó là khoảnh khắc đau đớn khi “Quyên lại sdy thai” (Ba người đàn bà), khoảnh khắc chuyện buồn chuyện vui của đôi bạn lâu ngày gặp lại

Khoảnh khắc hạnh phúc kh

ông lặp lại bao giờ của người con gái đang yêu Khoảnh khắc bắt an của người chồng, người cha hạnh phúc với lá thư người yêu cũ qua chính hòn máu rơi của mình Đất không cưu mang, truyện ngắn khép lại tập truyện cũng chỉ là khoảnh khắc mong manh có thể kéo đài bằng một cái chớp mắt trong đó nén chặt và nỗ bùng sự tích hai số phận gặp gỡ và gắn bó với nhau đầy chông chênh và nghiệt ngã

Phân tâm học chú trọng đến vương quốc tuôi thơ Bích Ngân luôn trăn trở và tìm vào khai quật những góc khuất u uân của con người Có lẽ bởi cô đã trải qua tuổi thơ không mấy êm đềm trên vùng đất hoang sơ bí ẩn với bao ám ảnh, chết chóc, tai ương, nơi đã tôi luyện giúp cô tạo cho mình một ngòi bút mạnh mẽ dứt khoát nhưng vẫn mượt mà, sâu lắng khi chạm tới niềm đau, nỗi bất hạnh của kiếp người Những, con người chìm trong nỗi ám ảnh của mắt mát, hụt hãng (Giọt đẳng, Am ảnh của dòng sông, Những chiếc lông cò), trong nỗi sợ đã biến thành hoang tưởng khi người ta

không biết tai họa ập đến lúc nào (Sợi đáy), bởi bất cứ lúc nào nó cũng có thể ập

xuống Cơn bão đi qua trong cuộc vui chưa tàn của những người chờ đợi, trong hỉ vọng chứa chan của người vợ sắp làm mẹ, giờ đây chỉ còn kịp nhìn ngôi nhà thành đồng đồ nát trước khi xé ruột trong tiếng gọi chồng “vút lên tận mây xanh”, cho ra đời một mầm sống mới (Nơi bão đi qua) Đô còn là những mắt mát trong tâm hồn dù xác thân còn lành lặn của những người thân chung quanh (7é giới xô lệch)

Nhân vật trong truyện Bích Ngân vẫn phải sống trong cái thế giới mắt mát ấ:

vẫn phải kiếm tìm cho mình một bến bờ hạnh phúc dù để xoa dịu hay lấp đầy cái khoảng không hụt hằng Anh thương binh trong tiểu thuyết Thể giới xô lệch dù mắt di

Trang 30

đôi chân nhưng anh cũng phải gắng gượng với những gì còn lại, anh bám víu vào

những thứ còn có thể đề xóa đi nỗi mặc cảm lớn trong mình Dù đớn đau nhưng có lúc anh đã hạnh phúc bên những thứ “tài sản” chông chênh mà anh đang có Hạnh phúc của nhân vật Lan trong Chuyện buôn chuyện vui có thê chỉ là một không gian cho cuộc sống cho tình yêu nhưng khi thực hiện được giấc mơ cho nhà cao cửa rộng tiền của ê hề thì cũng là lúc cô có con với người đã bỏ rơi mình “Ba người đàn bả” trong truyện ngắn cùng tên, mỗi người một cách yêu đã gặp nhau trong ngang trái, bất toại

'Có lẽ Bích Ngân giành một tình cảm đặc biệt cho hình ảnh người mẹ Nhân vật người

mẹ hình ảnh người mẹ vẫn thường trở về trong truyện của cô, ngòi bút cô như mềm đi hơn lúc nào hết khi viết về người mẹ như chỉ sợ không đủ lời trước trái tìm mênh mông, thăm thảm vừa là tình yêu vừa là cội nguồn của mọi tình yêu khác Người mẹ ở

đây không có chiến công, thành tích nào khác ngoài thương yêu, tận tụy, chịu đựng và bao dung Người mẹ trong 7hé giới xô lệch âm thầm hi sinh cuộc đời mình cho chồng, và con Bà lắng nghe tiếng nói và những đớn đau mà con phải chịu đựng và tìm cách lấp đầy vết thương đó khi mà vết thương của bà chỉ có anh thương binh hiểu thấu nhưng cũng không còn cách nào khác ngoài sự lặng câm trước bà Người mẹ trong

Câu thang dốc đứng đã không cưỡng được ước muốn được ôm đứa con trai, hình ảnh người chồng phụ bạc vào lòng để mặc tình khóc và nói cười với nó, trút bỏ mối hận hơn ba mươi năm Mẹ bao giờ cũng thế bao la và lặng lẽ như chiếc bóng Trong truyện Thần sông viết về người mẹ không còn nhưng hiện diện của bà vẫn đầy ắp trong không gian người sống bà là cô Ba, dì Ba, con Ba vẫn sống trong kí ức và trên cửa miệng mọi người

Với những nỗ lực không ngừng trong từng trang viết của mình Bích Ngân xứng đáng nhận được những thành quả mà cô đang có, đó chính là các giải thưởng vinh dự như: Giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam cho tiểu thuyết 7hể giới xô lệch, giải thưởng Hội Nghệ sĩ Sân Khấu Việt Nam cho kịch bản văn học Anh chỉ muốn ở bên em ~ 2010, giải thưởng của Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh cho tập truyện ngắn

Trang 31

Người đàn bà bơi trên sóng — 2006, giải thưởng tuần báo văn nghệ ~ Hội nhà văn Việt Nam, cho tác phẩm Tìm về mảnh vườn xưa — 1997, giải thưởng Hội Sân Khấu Thanh phó Hồ Chí Minh cho kịch bản văn học Đất không cưu mang — 1994

1.2.2 Quan niệm nghệ thuật

Nha van Nguyễn Quang Sáng nhận xét: “Đọc truyện của Bích Ngân, người đọc dễ ngậm ngùi về sự mắt mát của mỗi số phận nhân vật Truyện nào của Bích Ngân cũng để lại trong lòng người đọc nỗi băn khoăn Bich Ngân không giành phần tưởng, tượng của độc giả Truyện hết mà không hết Trong tâm tưởng người đọc là một khoảng không rộng cho mỗi người đeo đuổi số pl

của nhân vật” Và dịch giả Huỳnh Phan Anh cũng nói rằng: “Ngòi bút của Bích Ngân không dừng lại ở bề mặt

cuộc sống bình lặng thản nhiên có thể xuôi chèo mát mái, mà luôn thăm dò, tra hỏi,

lắng nghe cái phần u uất, uẫn khúc của con người qua những kinh nghiệm mắt mát,

hụt hằng, đã thành tâm sự đau nhói tận cùng bản thể, cái chết của tâm hồn, con sâu

trong lòng trái ngọt Nó tìm tới và luôn trở về với cái bất toàn của con người” Qua những nhận xét ta cũng đã nhận ra phần nảo quan niệm nghệ thuật của Bích Ngân trong những đứa con tỉnh thần của mình Bích Ngân có khuynh hướng tìm vào nội

tâm, đi sâu vào thế giới tỉnh thần của con người, để cao con người tư tưởng, đặc biệt

chú ý tới hoạt động bên trong, ân tàng nơi sâu thảm tâm hồn

Bích Ngân có hứng thú khám phá “con người trong con người”, viết văn là đi

vào thế giới nội tâm, cô quan niệm: “Sự cảm nhận về một tác phẩm văn chương luôn

là khác nhau ở những đối tượng độc giả khác nhau và còn tùy theo lăng kính và cả góc

nhìn của họ Riêng với tôi, sự dữ khốc liệt của một tác phẩm văn học chính là m, là một thế giới tâm hồn chênh vênh xô lệch, là cuộc chiến những giằng xé nị tự thân, cô đơn và nghiệt ngã Với cảm quan này tôi thấy ngòi bút của tôi không

hiền chút nào cả” Những góc khất sâu thảm trong thể giới nội tâm của con người đều được Bích Ngân khai quật và lấy nó làm đòn bẩy đẩy tác phẩm lên tầm cao nghệ

Trang 32

thuật Với quan niệm về con người bên trong như vậy trong những tác phẩm của

mình, Bích Ngân hầu như giành cho nhân vật mảnh đất màu mỡ để bộc lộ nội tâm,

những suy nghĩ thầm kín giằng xé bên trong tâm hồn Tiếng nói tâm hồn luôn được đề cao, nhân vật có một khung trời rộng lớn để bộc lộ mình thông qua những suy nghĩ,

cảm xúc, ân ức, dồn nén sâu thăm Nhân vật từ đó hiện lên một cách trọn vẹn và day

đủ nhất

Phân tâm học chú trọng đào sâu vào phần vô thức bên trong con người Khám phá những gì thuộc về vô thức, phần sâu thăm bộc bạch những suy nghĩ và ham muốn

thật nhất của con người Như Freud đã đề cập, mỗi con người là mỗi vũ trụ cô đơn, đi

sâu khám phá con người bản thể, khai quật tâm hồn chính là chạm tới chiếc chìa khóa mở cửa những điều bí ẩn bên trong con người Bích Ngân cũng vậy, không dừng lại ở trên con chữ mà luôn đào sâu tìm vào những góc khuất nội tâm của nhân vật mình, lắng nghe, thấu hiểu và thể hiện những khát khao mong muốn đó qua ngôn từ Cô quan niệm viết văn phải đi vào thế giới nội tâm tìm vào cái “bất toàn” của con người, nơi biểu hiện rõ nhất và thật nhất những u uấn, đó là những mắt mát đau nhói cùng

bản thê, cái chết của tâm hồn Và muốn làm được điều đó thì theo Bích Ngân nhà văn

phải là người nuôi dưỡng được cảm xúc “để có được những ý tưởng rồi nâng lên thành tư tưởng, thành triết lý, theo tôi không khó bằng việc nuôi dưỡng cảm xúc Không có cảm xúc từ ngữ chỉ là những xác chữ vô hồn” Theo Bích Ngân để nuôi dưỡng được cảm xúc thì nhà văn phải sống chân thành trước nhất là chân thành với

chính mình

Bích Ngân còn viết từ nỗi ám ảnh Đó chính là ám ảnh về những mảnh vụn cuộc sống mà cô lượm lặt được hay đã từng trải qua Với tiểu thuyết Thể giới xô lệch, cuốn tiểu thuyết được Bích Ngân viết từ nỗi ám ảnh sau những lần đến thăm một quân y viện, lúc đó cô là phóng viên một tờ báo Khi thăm hai trại thương binh (một trại

dành riêng cho người mắt chân trái và một trại dành cho người mắt chân phải), cô nắn na that lau ở trại thương binh toàn trai trẻ bị mắt hết hai chân do vướng phải bom min

Trang 33

'Nhìn gương mặt trẻ măng và cặp mắt trong veo của họ lòng cô đau nhói và không sao

cầm được nước mắt Những hình ảnh đó ám ảnh cô và nhân vật của cô dần hình

thành Trong đó, nhân vật người chị như mang một phần đáng dấp của cô, một người

phụ nữ khẳng khái và sẵn sàng sống theo ước mơ lý tưởng Những mẫu nhân vật trong

truyện ngắn của cô dường như cũng bước ra từ thực tế, từ những mảnh đời mà cô đã từng gặp gỡ đã từng chứng kiến khi còn sống ở vùng đất nghèo khó Đó là những con người và cuộc sống thường nhật nhất, gần gũi dễ tìm tới và dễ bắt gặp trong cuộc sống 13 CON NGƯỜI TRONG TÁC PHẢM CỦA BÍCH NGÂN NHÌN TỪ LÝ 'THUYẾT NHÂN CÁCH “Theo Freud, cấu trúc nhân cách của con người bao gồm 3 tần;

Tầng thứ nhất là bản ngã (¡d) ~ CÁI ẤY: Một hệ thống hồn tồn vơ thức Khối

vô thức là khối bản năng trong đó bản năng tình dục giữ vị trí trung tâm cung cấp nguồn năng lượng Libido chỉ phối toàn bộ hoạt động đời sống tâm thần Tương ứng với cái vô thức là cái đó, cái ấy [id], cái đó là nguồn gốc nguyên thủy của các ham muốn sinh vật, là thùng chứa năng lượng tỉnh thần, là nơi chưa đầy những khát vọng bản năng Cái đó hoạt động theo nguyên tắc khoái cảm, nghĩa là thỏa mãn ngay tức khắc những khát vọng bản năng Những xung động bản năng không thể bị ngăn trở

trong cuộc sống hiện thực, một khi bị ngăn trở thì nó sẽ tích tụ, kết tỉnh lại thành

những điều tiềm ân và nếu quá sức chịu đựng sẽ dẫn đến bệnh tâm thần

Thứ hai là tự ngã (ego) ~ CÁI TÔI là hệ thống của ý thức, đảm trách việc điều

tiết các mối quan hệ giữa bản ngã và ngoại giới, tự ngã biểu hiện của những hoạt động có ý thức của con người Freud_ xem phần ego như người cầm lái con thuyền nhân cách Tự ngã hoạt động theo nguyên tắc thực tại Nhiệm vụ của cái tôi là làm cái ấy thỏa mãn mà không tốn hại đến cơ thể, làm giảm sự căng thẳng một cách tốt nhất

Trang 34

Nếu bản ngã là con ngựa bất kham thì tự ngã chính là kị sĩ áo đen nắm chặt dây cương

“Tầng thứ ba là siêu ngã (superego) — CAI SIEU TOI giữ vai trò chỉ đạo tự ngã

(ego) trong cuộc đấu tranh với bản ngã (¡d) Siêu ngã được hình thành từ sự bất lực

của tự ngã trước sự thúc giục của bản năng làm nảy sinh mâu thuẫn

Siêu ngã hoạt động theo kiểu bị khuất phục, bị tuân theo chính vì vậy nó luôn

chứa chất những mặc cảm tội lỗi Cả ba khối này theo nguyên tắc chung là ở trạng, thái cân bằng tương đối Là nhân tố đạo đức trong nhân cách bao gồm mọi khái niệm

xã hội về cái đúng, sai, tốt xấu Hoạt động theo nguyên tắc kiểm duyệt, siêu ngã chỉ

đạo tự ngã trong cuộc đấu tranh với bản ngã, giám sát cái tôi, đảm bảo cái tôi không vi phạm quy tắc đạo đức

Van dung co sé lý thuyết trên, chúng tôi phân chia con người trong sáng tác của Bích Ngân từ các dạng thái tâm thần thành ba kiểu người: con người ý thức thức thắng vô thức, con người vô thức thắng ý thức , con người lưỡng phân giữa vô thức và ý thức Từ đó, chúng tôi sẽ phân tích, tìm hiểu những phức hợp tâm lý của nhân vật trong dòng chảy vô thức đa chiều Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ kết hợp với lý thuyết cấu tạo nhân cách của C.G.Jung để việc lý giải thêm phần xác đáng

1.3.1 Con người ý thức thắng vô thức

Trong quan hệ giữa cái đôi và cái ấy, Freud ví cái rôi (le moi, ego) như “viên trọng tài giữa những đòi hỏi bạt mạng của # (cái đó) và sự kiểm soát của thế giới bên

iy, ego thuc su hanh động như một nhân viên kiểm duyệt, cắt xén, sửa đổi

ngoài Vì

những thúc giục của cái ¿đ làm cho những thúc giục này phù hợp với tình hình thực tế, biết rằng việc tránh khỏi xã hội trừng phạt và cả để tự bảo toàn hay là ngay cả đến sự tự bảo tồn, đều phải tùy thuộc vào những “dồn nén” [22, tr.x] Như vậy, khi ý thức chiến thắng vô thức nghĩa là cái ri kiểm soát được cái ấy hành động theo những mục

Trang 35

đích đúng đắn, tích cực phù hợp với chuẩn mực xã hội Nhân vật thuộc kiểu người này là những nhân vật có khả năng làm chủ bản thân trước mọi tình huống, hoàn cảnh Cuộc tranh chấp giữa ý thức và vô thức mà phần thắng nghiêng về ý thức của các nhân vật trong tác phẩm được biểu hiện ở nhiều dạng thái trong những tình huống khác nhau Thông thường sợi dây ràng buộc vợ chồng ngoài tỉnh cảm, con cái còn là sự tương hợp trong vấn đề tình dục Ở truyện ngắn Cði riêng ta thấy ý thức của anh chồng khá mãnh liệt Anh như con thú bị đả thương nghiêm trọng sau cú sốc vợ anh ngoại tình Tắt cả tình yêu và đam mê anh đều dành hết cho cô kể cả khi anh biết cô đã phản bội mình Anh vẫn yêu cô va ham muốn ghì siết tắm thân cô như thuở còn mặn nồng Thế nhưng, anh ý thức được rằng cái tôi trong anh đã bị tôn thương khá

sâu, hạnh phúc níu kéo bằng dục vọng thì không thể tồn tại được “Trấn tĩnh lại, tôi

biết mình phải ra đi, phải xa nang” [tr.111] Ham muốn vô thức không thể thắng nỗi ý thức từ vết thương quá lớn anh ra đi, lặng lẽ ra đi không mang theo gì cả ngoại trừ nỗi đau

Ý thức đấu tranh để bảo toàn quyền lợi và giữ con người không chệch khỏi các luật lệ xã hội và tránh các hành vi sai lạc Nhân vật tôi trong cuốn tiểu thuyết 7hé giới

xô lệch trở về từ chiến trường với hai chân cụt đến khớp háng Anh thương binh

dường như mắt hết tất cả sau cú mìn quái ác đó và trở về ng tủ túng trong căn nhà chật hẹp do nhà nước cắp cho gia đình anh Cuộc sống ngột ngạt bí bách đến mức anh

chỉ muốn con không muốn tiếp tục sống như vầy lên với má “Má biết quá nữa” [tr.94] Trong tâm trí anh không lúc nào ngừng nghỉ đến giải thoát để kết nghĩ, ý thức

thúc mọi đau đớn đang đè nặng lên số phận của anh Nhung tit

trong anh đã vùng lên để kiểm soát mọi thứ Anh biết rằng nếu anh ra đi, nỗi đau ấy sẽ thật quá khủng khiếp đối với má, một người luôn yêu thương anh vô điều kiện Anh

sợ má buồn, anh không muốn tạo thêm một nỗi đau nào cho người phụ nữ suốt đời chỉ

biết hi sinh vì chồng con ấy nữa Và rồi “không nói thành lời trước má, tôi biết mình

vẫn phải tiếp tục sóng ” [tr.94] ý thức ngự trị kìm hãm và xua đi những ý nghĩ của

Trang 36

hành vi mà con người tạo dựng trong vô thức Ý thức xuất hiện thực hiện nhiệm vụ

ngăn ngừa những đòi hỏi của vô thức, tiết chế nó cho phù hợp với luật lệ xã hội và

hoàn cảnh Nhân vật tôi ở tiểu thuyết 7hể giới xô lệch đã hơn một lần muốn chì chiết, muốn rũ bỏ tình thân, anh nôi cơn thịnh nộ đến mức muốn vùng dậy chỉ trích người

chị gái phụ bạc phũ phàng với chồng con đề chạy theo tiếng gọi tình yêu đề rồi nhận lại kết cục là phải rứt bỏ đi giọt máu còn chưa thành hình trong đau đớn Nhưng rồi ý thức về tình thân và sự yêu thương trong anh dành cho chị đã níu anh lại Anh lớn lên cùng chị trong quá khứ, nhận được tỉnh yêu thương của chị, anh dần lắng nghe câu chuyện của chị cảm thông và xoa dịu bớt nỗi đau ấy

Ý thức không chỉ thực hiện nhiệm vụ ngăn ngừa, kìm hãm những đòi hỏi của

vô thức để phù hợp với luật lệ xã hội mà khi cái tôi bị xâm hại về mặt quyền lợi, ý

thức cũng đã thực hiện vai trò của mình Ở Bảng bênh thiên sứ bản năng làm mẹ của

Thi cho ta thấy rõ điều này Thi yêu và hi sinh tuổi thanh xuân cho Khả chi mong anh có một ước hẹn trăm năm và cho cô một cuộc sống hạnh phúc bên anh và những đứa

con Đổi lại, Khả hết lần này đến lần khác bao biện rằng anh chưa sẵn sảng cho một

cuộc hôn nhân và mái ấm gia đình Thi có thai, tưởng như điều này sẽ làm Khả hồi tâm chuyển ý nhưng bất hạnh là Khả lạnh lùng bắt Thi bỏ đi đứa con mà cô hing mong đợi Bản năng làm mẹ trong Thi luôn mãnh liệt nên dẫu có bao nhiêu lời nói dụ dỗ của Khả rằng phải bỏ đứa con này và xin hãy chờ đợi anh thì cô vẫn quyết tâm giữ sinh linh bé bỏng ấy Cô ý thức được việc Khả bắt mình làm là sai trái mặc dù đôi khi đôi tai cô vẫn lả đi trước lời ngọt ngào của Khả Khả đến với Thi vẫn những lần ân ái

mặn nồng, vẫn hứa hẹn về một tương laiêm ấm, bởi vậy đôi khi Thi cũng bị gục ngã trước những lời mời gọi nhưng cuối cùng ý thức trong Thi đã thắng Cô theo khả đến

bệnh viện nhưng đã bỏ đi để bảo vệ sinh linh đang bám chặt máu thịt mình

1.3.2 Con người lưỡng phân giữa ý thức - vô thức

Trang 37

Trong cuộc cạnh tranh giữa cái rồi và cái đó, nếu hai bên hồ hỗn, giằng co nhau thì sẽ dẫn đến những rối loạn về tâm sinh lý gây ra chứng bệnh tâm thần, tiêu

biểu là bệnh hysterie, hoặc có thể dẫn đến các hành vi tính dục sai lạc Nó cũng có thể

phóng chiếu, tìm cách giải toả qua những giấc mộng, ảo giác, liên tưởng tự do của

chủ thể

Trong tác phẩm của Bích Ngân nhân vật đi theo tiếng gọi của vô thức nhưng luôn bị giằng xé bởi ý thức hình thành nên mâu thuẫn và mặc cảm tội lỗi Nhân vật “Thuần trong truyện ngắn /7z¡ kẻ từng yêu nhau là một ví dụ điển hình Thùy chạy theo tiếng gọi tình ái để có những phút dây thăng hoa với Huy, kẻ chỉ xem cô như một

người tình Trong Thuần luôn thấy có lỗi với đứa con trai của chị bởi chỉ vì nhục dục

mà cô khiến khoảng cách giữa cô và on trai ngày một cách xa Tuy vẫn sống trong sự ân hận và hối lỗi nhưng ham muốn và tình yêu mà cô dành cho Huy vẫn không thê dứt

được

Tuy nhiên, mặc cảm tội lỗi

chỉ ở mức độ nhẹ hậu quả nặng hơn khi con người đang ở ngưỡng lưỡng phân giữa vô thức và ý thức đó chính là mắt đi trạng thái cân bằng dẫn đến các hành vi tiêu cực và hướng đến bản năng chết Ở Phế tích ta thấy sự giằng xé của Thư khi cô dành cả tuổi thanh xuân đề yêu chờ đợi va hi sinh cho Duy nhưng Duy lại chỉ xem cô như một người tình Thư đã có một lần mang thai đứa con của Duy nhưng phải phá bỏ và mắt vĩnh viễn khả năng làm mẹ Những tưởng tắt cả đau đớn và hi sinh của cô sẽ được đền đáp nhưng chỉ nhận lại sự thở ơ của Duy Thư rất hận Duy nhưng khi anh tìm đến cô để thỏa mãn dục vọng thì cô lại trở nên yếu đuối, trong cô xuất hiện hai trạng thái khó phân định Những uất ức đợi chờ và hi sinh cô nhận thấy rõ và nó luôn hiển hiện mach bảo cô phải rời xa Duy, phải chấm dứt những ân ái đó nhưng trong vô thức cô lại đồng ý với lời dụ dỗ ngọt ngào của Duy dù

biết Duy tìm đến cô để thỏa mãn nhục dục như một thói quen Đã bao nhiêu lần Thư

tự nhủ “mày rang bình tâm”, Thư nghĩ rằng sẽ phải kết mỗi tình khiến cô đau đớn này nhưng rồi khi Duy gọi đến ““Tiệc tùng kéo dài đến giờ chưa xong, chắc đêm nay anh

không đến với em được!” Thư định nói : “Em đang ở rất xa và muốn thoát khỏi

anh!” Nhưng miệng cô lại nói: “Đêm mai cũng được anh, lúc nào em cũng cần

Trang 38

anh!”” Sự vô tâm của Duy khiến Thư trào lên cơn căm hận thứ ma lực đã quyến rũ và hủy hoại cô Đồng thời “Cơ lại thấy ốn ghét và tởm lợn chính mình” Sự giằng xé nghiệt ngã giữa ý thức và vô thức đã đây Thư đến tận cùng của nỗi đau, ở thư xuất

hiện bản năng chết, triệt tiêu bản thể để giải thoát nỗi đau khổ trong tâm trí

Nếu sự giằng co giữa ý thức và vô thức kéo dài sẽ dẫn đến trạng thái ức chế nhiễu loạn thần kinh, gây ra những biến chứng khó lường Nhân vật có thể tự mẫu thuẫn với bản thân, tự thực hiện những hành vi lệch chuẩn Nhân vật lam trong truyện ngắn Kẻ (ống rình cũng là một bản thể chịu sự giằng xé giữa vô thức, ý thức Vô thức thúc dục Lam bắt chấp bỏ qua một mái nhà yên ấm với con ngoan, chồng thương yêu, công việc ôn định mà bao người ao ước để chạy theo tiếng gọi bản năng, thỏa mãn ham mué nhục dục của một người đàn bà đang tuổi sung mãn Thế nhưng khi rơi vão bẫy tình, trước nguy cơ bị kẻ tống tình vạch trần mối quan hệ thì Lam lại ăn năn rồi rơi vào tuyệt vọng vì gia đình và con cái là tắt cả với cô, cô không thể để bị mắt thanh danh và sự nghiệp Lam tìm tới cái chết để được giải thoát Cái chết đường như là sự lựa chọn cuối cùng khi con người chưa tìm ra được lỗi thoát ở thế lưỡng phân vô thức ~ ý thức

1.3.3 Con người vô thức thắng ý thức

Freud so sánh tâm linh con người như một tảng băng mà tám, chín phần mười tảng băng chìm dưới đáy biển, phần ẩn chìm đó chính là tâm lý ân giấu trong cõi vô thức của con người Cưi vơ thức là tối thượng và mọi hoạt động ý thức chỉ có một vị

trí phụ thuộc Vì vậy, trong cuộc cạnh tranh với ý thức, khi vô thức thắng thế cũng có

nghĩa con người trở lại với những bản năng nguyên sơ nhất hay tìm về ý thức nguyên thủy đã biến chuyển thành vô thức ở thực tại

Libido (tính dục) được coi là cái lõi của vô thức, là cách thể hiện bản năng “thú

tính” của cái ¡đ với mục đích thỏa mãn ham muốn và đạt đến khoái cảm mà không

Trang 39

cần biết đến hậu quả Nó có thê dẫn đến những hành vi tính dục lệch lạc khơng kiểm

sốt được

Nhân vật tôi trong tiêu thuyết 7hé giới xô lệch tuy là một thương binh cụt đến khớp háng nhưng anh vẫn giữ nguyên vẹn hình hải một người đàn ông khỏe mạnh như bao người đàn ông khác Anh có những ham muốn nhục dục, anh cũng khao khát một thân thể đàn bà và đó chính là bản năng, bản năng ấy trỗi dậy trong vô thức Ham muốn bị dồn nén ngày một lớn dần khiế anh rơi vào ảo tưởng, trong những lúc như thế anh

“hình ảnh, đường nét của những tắm thân day đủ áo quần, khi trần trụi, khi mảnh mai, khi đẫy đà, lúc lồ lộ, lúc lờ mờ cứ nhân nha lướt qua tôi, nhân nha dừng lại, nhân nha

bày ra cái trò chơi đuôi bắt Tôi quấn chặt cái mền quanh người Mồ hôi vã ra, tôi như bị hơ trên một lò than Một lò than đang cháy Cả người tôi nóng lừ cơn ham muốn được giải phóng cái năng lực dang day tr, đang dâng tràn ” [tr.122] Trong vô thức những an ức và khao khát được giải tỏa năng lượng Libido lên đến đỉnh điểm đưa nhân vật tôi và cõi vô thức Anh có những hành vi mà chính bản thân anh cũng khơng thể kiểm sốt nổi Những hành vi đó chính do những ẩn ức dồn nén, những hành vi trong vô thức Những lúc tắm, để giải tỏa cơn them muón nhục nhục của mình anh đã

tự thủ dâm dé có được khoái cảm, anh “tiếp tục vuốt ve cho đến khi thốn đau, đau

thốn lên ngực rồi rân rân từng tế bào thịt da cái nỗi khát khao một thân thê lành

Khát khao một thân thể khác mình” [tr.33] Một thân thể tật nguyền và mặc cảm chẳng thể nào thắng nổi hình hài của một kẻ đàn ông còn vẹn nguyên và khỏe mạnh trong anh Người vợ mới cưới chính là nơi giúp anh giải tỏa ham muốn tình dục Bản năng tình dục thứ thuộc về cõi vô thức mà con người ta khó lòng kiểm soát nỗi Đối anh hoàn toàn bắt lực trước cô, anh sẵn sàng làm tên nô lệ tình Và

với nhân vật tôi cũng thế

trung thành để được cô dẫn dắt khai phá và dò dẫm tìm kiếm hương vị á

chính người vợ của nhân vật tôi cũng là một nạn nhân của ham muốn vô thức Cô đến

với anh không phải bằng sự đồng cảm thấu hiểu và yêu thương một người chồng tật nguyễn mà bởi những lợi ích từ việc làm dâu trong một gia đình quyền thế Nhưng rồi

Trang 40

cô cũng bị cuốn theo những ham muốn nhục dục thường tình của con người “Cô vùng vằng đón nhận, miễn cưỡng, tức tưởi nhưng chỉ sau một lúc, chính tôi lại là kẻ tức tưởi, ngỡ ngàng trước những thay đồi chạy rân rân trong từng tế bào thịt da của

vợ, khiến tôi tụt lại phía sau cô, buộc tôi phải dồn sức rượt đuôi” [tr.240] Khi vô thức lấn át, cô quên mất cả nhưng tính toan vụ lợi mà mình vạch ra để được đắm chìm

trong sự thăng hoa của nhục dục

Khi con người vô thức thắng ý thức, vô thức sẽ điều khiển khiến con người khó lam

đôi khi con

chủ được bản thân Ngoài những hành vi thỏa mãn bản năng lành

người cũng chính vì cái vô thức ấy mà mắc phải những lầm lỗi Đó chính là những lần dẫn dắt của bản năng khiến nhân vật Lam bị Kẻ đống rình dẫn dắt vào mê cung tình ái Lam trong truyện ngắn Kẻ tống tình vốn dĩ là một người phụ nữ xinh đẹp có địa vị và hạnh phục vẹn toàn dưới mái ấm gia đình Nhưng trớ trêu thay chồng cô chăng thể

đáp ứng những thiếu thốn tình cảm bởi quan hệ vợ chồng bao lâu đã nguội lạnh An

ức dồn nén cùng với sự cô đơn trống trải đã đây Lam đi theo tiếng gọi của vô thức Lam đến lớp tập thể dục thẫm mỹ và bị cuốn vào vòng tay cậu Huấn luyện viên trẻ

đẹp “Khi được mời làm mẫu cho lớp, lam nhận ra da thịt mình chợt ấm nóng, đầu óc

váng vất ngầy ngật như say sóng khi bàn tay to khỏe của cậu huấn luyện viên chạm

vào cơ thê, khi eo, khi lưng, khi cổ, khi bắp tay, khi nhượng chân cơn rộn rạo chờn

vờn trở tới trở lui, ngay cả khi chị không đến lớp tập thể dục” [tr.94] Tuy Lam biết mọi chuyện là sai trái và hơn một lần cô kháng cự để mong ý thức có thể đè áp những

đòi hỏi vô thức “Máy lần chị định bỏ lớp học, trồn chạy cái cảm giác mà từ lâu muốn

lim,

, bất ngờ được khêu dậy và chực chờ bùng cháy” Nhưng rồi ý thức yếu ớt chẳng thể thắng nỗi ham muốn đã dồn nén bấy lâu trong Lam “cái mùi mồ hôi hăng,

nồng, hởi thở nóng hôi , đôi tay to khỏe, cơ bắp chắc nịch nơi cậu huấn luyện viên lại

kéo chị đề:

lớp tập thê dục” [tr.94] Và cứ như thế hết lần này tới lần khác cái ý thức về gia đình yếu ớt chăng đủ sức kéo chị lại Lam đã chạy theo tiếng gọi vô thức để được thỏa mãn những ham muốn ẩn ức Ý thức về một mái ấm với hai đứa con ngoan

Ngày đăng: 22/10/2022, 00:44