1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hiệp định về trị giá hải quan (ACV) và Hiệp định về kiểm định hàng hóa trước khi xếp hàng (PSI)

18 851 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 160,5 KB

Nội dung

Luận Văn:Hiệp định về trị giá hải quan (ACV) và Hiệp định về kiểm định hàng hóa trước khi xếp hàng (PSI)

Trang 1

Khoa Kinh Tế - ĐHQG Tp.HCM

Bộ môn Kinh Tế Đối Ngoại – Lớp K07402A

Đề tài:

Hiệp định về trị giá hải quan (ACV) và

Hiệp định về kiểm định hàng hóa trước khi xếp hàng (PSI)

Nhóm thực hiện: CMCB

Danh sách thành viên:

Trần Thị Minh AnK074020148Trương Thị Ngọc ÁnhK074020156Trần Dương Huy Bình K074020157Hồ Thị Thanh HảoK074020174Nguyễn Thị Hiển K074020177Nguyễn Thị Thu HoànK074020180Nguyễn Thị Như HuệK074020182Trương Tiến HùngK074020185Lưu Thị Hằng NgaK074020211Lê Thị Hà QuyênK074020227Phạm Ngọc Thanh Tùng K074020265

-Tháng

Trang 2

1.5 Khái quát tình hình áp dụng ở Việt Nam 8

CHƯƠNG II: HIỆP ĐỊNH VỀ KIỂM ĐỊNH HÀNG HÓA TRƯỚC KHI XẾP HÀNG (PSI) 132.1 Lý do ra đời 13

Trang 3

CHƯƠNG I: HIỆP ĐỊNH VỀ TRỊ GIÁ HẢI QUAN (ACV)

1.1Lý do ra đời

Xác định trị giá để tính thuế hải quan là một vấn đề dễ gây mâu thuẫn giữa Nhà nước và doanhnghiệp Cơ quan hải quan (thay mặt Nhà nước) luôn muốn thu được nhiều tiền thuế cho ngânsách Trong khi đó, doanh nghiệp lại luôn muốn phải trả tiền thuế ở mức thấp nhất để khỏiphải tăng chi phí cho sản phẩm xuất/nhập khẩu.

Chính sự mâu thuẫn này đã trở thành một chướng ngại cho lưu thông hàng hoá quốc tế Vìvậy, WTO cũng như WCO (Tổ chức Hải quan Thế giới) đều coi đây là một vấn đề ưu tiên giảiquyết.

Ta đã biết số thuế quan phải trả bằng thuế suất nhân với trị giá hàng hóa, hay nói cách khác, sốthuế quan phải trả phụ thuộc vào sự biến thiên của cả hai yếu tố kia Trong khi thuế suất đãcông bố rõ ràng và ít thay đổi thì trị giá hàng hóa lại có thể khác nhau do biến động giá trên thịtrường và đặc biệt là do căn cứ vào đâu để xác định trị giá Nếu trị giá hàng bị tính cao hơn giátrị thực thì số thuế quan phải nộp tăng lên, tức là hàng hóa khó xâm nhập thị trường hơn Nhưvậy thì ý nghĩa của việc đàm phán cắt giảm thuế quan sẽ không còn nữa Vì vậy cần phải cóuy định về phương pháp xác định trị giá hàng hóa để tính thuế quan Đó chính là mục đích củaHiệp định Trị giá Hải quan (viết tắt là ACV) mà tên gọi đầy đủ là Hiệp định Thực hiện ĐiềuVII của GATT 1994.

Mục đích chính của Hiệp định là bảo vệ lợi ích của những nhà kinh doanh trung thực bằngviệc yêu cầu hải quan phải chấp nhận xác định trị giá tính thuế là giá mà người nhập khẩu thựcsự phải trả trong giao dịch kinh doanh cụ thể Việc xác định này được áp dụng đối với các giaodịch giữa các bên độc lập với nhau và giao dịch giữa những bên mua bán có quan hệ với nhau.

1.2Khái niệm

Hiệp định Ðịnh giá hải quan quy định hải quan xác định mức thuế trên cơ sở giá cả giao dịchmà người nhập khẩu mua hàng Hiệp định Trị giá Hải quan GATT/WTO đã xác lập một hệthống đầy đủ các phương pháp xác định trị giá hải quan nhằm đảm bảo xác định được trị giácủa hàng hoá gần sát nhất với giá trị thực của chính hàng hoá đó xét trong điều kiện nhập khẩuthông thường

1.3Nội dung

Các quy định của Hiệp định Định giá hải quan

Những quy định chi tiết của GATT về định giá hàng hoá cho mục đích thông qua được nêutrong Hiệp định Ðịnh giá hải quan ACV (tên đầy đủ là Hiệp định về thực hiện Ðiều VII củaGATT 1994) Hệ thống định giá của Hiệp định dựa trên các tiêu chuẩn đơn giản và công bằngcó xem xét tới các tập quán thương mại Bằng việc yêu cầu tất cả các nước thành viên hài hoàhoá hệ thống luật trong lãnh thổ của mình trên cơ sở các quy tắc của Hiệp định, Hiệp định nàyđảm bảo tính thống nhất cho việc áp dụng các quy tắc để người nhập khẩu có thể tính trướcmột cách chắc chắn khoản thuế phải trả đối với một lượng nhập khẩu nhất định

Trang 4

Tiêu chuẩn chính : Trị giá giao dịch

a.Ðịnh giá hải quan: những điều chỉnh được phép đối với giá cả hàng hoá

(Hiệp định Ðịnh giá hải quan, Ðiều 8)

Ðể đạt tới giá trị giao dịch, những chi phí sau có thể tính vào giá mà người nhập khẩu thực trảhoặc phải trả để nhập khẩu hàng hoá:

 Phí hoa hồng và môi giới, trừ phí hoa hồng trả cho đại lý bán hàng;  Chi phí bao bì đóng gói, container;

 Ðầu vào do người mua cung cấp miễn phí hoặc với giá ưu đãi để sản xuất hàng nhậpnhẩu như nguyên vật liệu, dụng cụ, v.v hoặc các dịch vụ như bản thiết kế, bản kếhoạch…;

 Phí bản quyền và giấy phép;

 Khoản tiền của người bán có được do bán lại hoặc sử dụng hàng nhập khẩu;

 Chi phí vận tải, bảo hiểm và những chi phí liên quan khác để chuyên chở hàng hoá tớinơi nhập khẩu nếu giá cả tính là giá CIF

Ðiều 8 cũng nêu rõ, chỉ có những chi phí kể trên mới được tính vào giá cả giao dịch, ngoài rakhông có ngoại lệ nào khác và liệt kê những chi phí không được tính vào trị giá hải quan, nếunó tách biệt với giá hàng hoá thực trả hoặc phải trả Các phí đó là:

 Chi phí vận tải sau khi đã tới địa điểm thông quan ở nước nhập khẩu;

 Chi phí xây dựng, lắp đặt, bảo dưỡng, trợ giúp kỹ thuật sau khi nhập khẩu hàng hoá;  Thuế quan và thuế ở nước nhập khẩu

Nguyên tắc cơ bản của Hiệp định là giá trị hàng hoá để thông quan sẽ được tính dựa trên giácả thực trả hoặc phải trả khi hàng hoá được xuất khẩu sang nước nhập khẩu (chẳng hạn theogiá hoá đơn), bao gồm một số khoản thanh toán mà người mua phải trả như chi phí bao bì vàcontainer, phí bản quyền, giấy phép (xem Hộp 1) Nguyên tắc này không bao gồm những chiphí hoa hồng và chiết khấu đặc biệt cho đại lý độc quyền và người được chuyển nhượng độcquyền bán hàng

Vòng đàm phán Tokyo đã giới hạn nghiêm ngặt những tiêu chuẩn khác nhau mà trên cơ sở đóhải quan có thể không chấp nhận trị giá giao dịch của người nhập khẩu Ðây là vấn đề mànhiều nước đang phát triển quan tâm Họ cho rằng nguyên tắc này đã hạn chế quá mức khảnăng của hải quan trong việc đối phó với việc khai giảm giá trị hàng hoá của các thương nhân

Trang 5

để trốn tránh nộp thuế Ðó là một trong những lý do vì sao một loạt các nước đang phát triểnngần ngại không tham gia vào Hiệp định này trong giai đoạn trước khi Tổ chức WTO ra đời

Quyết định về các trường hợp khi cơ quan hải quan có lý do để nghi ngờ sự thực hoặc tínhchính xác của giá trị hàng hoá khai báo (được gọi là Quyết định chuyển trách nhiệm dẫnchứng) được thông qua theo sáng kiến của các nước đang phát triển tại Vòng đàm phánUruguay, đã khắc phục khiếm khuyết này Hiệp định ở vòng đàm phán Tokyo đặt trách nhiệmdẫn chứng vào hải quan khi hải quan từ chối không chấp nhận giá trị hàng hoá do người nhậpkhẩu khai báo (xem Hộp 2) Vòng đàm phán Uruguay chuyển trách nhiệm dẫn chứng sangngười nhập khẩu khi hải quan, trên cơ sở các thông tin về giá cả và các dữ liệu khác, ''có lý dođể nghi ngờ sự thực hoặc tính chính xác của các chi tiết hay của những chứng từ bổ sung'' dongười nhập khẩu khai báo

b.Những trường hợp cho phép hải quan có thể không chấp nhận giá trị hànghóa do người nhập khẩu khai báo

1 Khi việc bán hàng không xảy ra;

2 Khi người mua hạn chế bán hoặc sử dụng hàng hoá đó Giá trị giao dịch không đượcchấp nhận khi hợp đồng bán hàng áp đặt một số hạn chế bán hoặc sử dụng hàng hóađó, trừ khi:

- Hạn chế đó là do luật định (chẳng hạn do yêu cầu bao bì đóng gói),

- Hạn chế do giới hạn khu vực địa lý mà ở đó có thể không bán loại hàng đó (ví dụhợp đồng phân phối giới hạn việc bán hàng cho các nước châu Âu),

- Hạn chế không ảnh hưởng tới giá trị của hàng hoá (chẳng hạn mẫu mã mới đượcnhập khẩu không nên báo trước một ngày cụ thể nào đó)

3 Khi việc bán hàng hoặc giá cả hàng hoá phải chịu một số điều kiện do đó không thểxác định được giá trị (chẳng hạn người bán xác định giá cả hàng hoá với điều kiệnngười mua cũng sẽ mua các hàng hoá khác với một số lượng nhất định);

4 Khi một phần tiền bán lại hàng hoá của người mua chuyển cho người bán;

5 Khi người mua và người bán có mối quan hệ thân quen với nhau và giá cả được xácđịnh trên cơ sở mối quan hệ đó;

Ðể bảo đảm tính khách quan của việc hải quan không chấp nhận trị giá giao dịch, Hiệp địnhmới quy định rằng luật pháp các nước phải dành cho người nhập khẩu một số quyền nhất định.Trước hết, khi hải quan tỏ ra nghi ngờ về sự thực hoặc tính chính xác cửa giá trị hàng hóa đãkhai báo, người nhập khẩu phải được quyền giải thích, kể cả quyền cung cấp các chứng từhoặc những bằng chứng khác để chứng minh rằng giá trị hàng hoá mà họ khai báo là giá trịthực của hàng nhập khẩu Thứ hai, khi hải quan không thoả mãn với những lời giải thích đó thìngười nhập khẩu có quyền đề nghị hải quan cung cấp cho họ bằng văn bản lý do nghi ngờ tính

Trang 6

chính xác của giá trị hàng hoá mà họ khai báo Ðiều khoản này bảo vệ lợi ích của người nhậpkhẩu bằng cách cho họ có quyền khiếu nại quyết định đó của hải quan lên cấp cao hơn và nếucó thể lên toà án hoặc một cơ quan độc lập trong hệ thống hải quan

Nguyên tắc lấy trị giá giao dịch của hàng hoá do người nhập khẩu khai báo làm cơ sở để địnhgiá hải quan không chỉ được áp dụng với những giao dịch sải tay (giao dịch giữa các công tyđộc lập) mà còn với cả những giao dịch giữa các bên liên quan, thường là giao dịch giữa cáccông ty xuyên quốc gia và công ty con, các chải nhánh của công ty xuyên quốc gia đó Giá cảtrong trường hợp này được tính trên cơ sở giá chuyển giao là giá giao dịch trong nội bộ côngty hoặc giữa các bên có quan hệ thân thích nên có thể trị giá giao dịch đó không phản ánhđúng trị giá thực của hàng nhập khẩu Ngay cả trong những trường hợp như vậy, Hiệp địnhcũng yêu cầu hải quan phải trao đổi với người nhập khẩu để xác định bản chất mối quan hệ,hoàn cảnh của giao dịch đó và liệu mối quan hệ đó có ảnh hưởng tới giá cả không Nếu hảiquan sau khi xem xét đánh giá và thấy rằng mối quan hệ đó không ảnh hưởng tới giá cả đãkhai báo thì trị giá giao dịch sẽ được xác định trên cơ sở những giá cả đó

Ngoài ra, để đảm bảo rằng trên thực tế, hải quan không chấp nhận trị giá giao dịch không chỉđơn giản là do các bên có quan hệ với nhau, Hiệp định quy định người nhập khẩu có quyềnyêu cầu trị giá giao dịch phải được chấp nhận khi người nhập khẩu chứng minh được rằng trịgiá đó xấp xỉ với những trị giá giao dịch đã được kiểm tra ở địa điểm thông quan trên cơ sở;

 Trị giá hải quan được xác định trong những giao dịch nhập khẩu trước đây, xảy racùng thời điểm với giao dịch này giữa những người mua bán không có quan hệ thânquen với nhau về những hàng hóa tương tự hay những hàng hoá đồng nhất, hoặc;  Trị giá theo tính toán hay trị giá quy nạp của những hàng hồi tương tự hay đồng nhất

(xem phần dưới)

Năm tiêu chuẩn khác

Hải quan sẽ phải xác định trị giá tính thuế như thế nào khi họ quyết định không chấp nhận trịgiá giao dịch do người nhập khẩu khai báo? Ðể bảo vệ lợi ích cho người nhập khẩu và để đảmbảo rằng trong những trường hợp đó trị giá được xác định trên cơ sở công bằng, Hiệp địnhgiới hạn sự khác biệt bữa hải quan các nước trong việc định giá hải quan bằng cách đưa ra 5tiêu chuẩn Hiệp định cũng quy định rằng những tiêu chuẩn này phải được áp dụng theo mộttrật tự hợp lý như đã quy định trong Hiệp định và chỉ trong trường hợp hải quan thấy khôngthể áp dụng được tiêu chuẩn thứ nhất thì trị giá sẽ được xác đinh trên cơ sở các tiêu chuẩn sau.

Các tiêu chuẩn được sử dụng theo thứ tự như sau:

Trang 7

a Trị giá giao dịch của hàng hoá đồng nhất

Khi trị giá không thể được xác định trên cơ sở trị giá giao dịch, nó có thể được xác định bằngcách sử dụng trị giá giao dịch của hàng hoá đồng nhất ở những lần giao dịch trước đó

b Trị giá quy giao dịch của hàng hoá tương tự

Khi trị giá của hàng hoá không thể được xác định theo phương pháp trên, nó sẽ được xác địnhtrên cơ cơ sở giá trị giao dịch của hàng hoá tương tự Theo cả hai tiêu chuẩn này, trị giá đượcchọn để tính thuế phải liên quan đến hàng hoá nhập khẩu được bán để xuất sang nước nhậpkhẩu và ở tại thời điểm hàng được xuất khẩu

c Trị giá quy nạp

Trị giá quy nạp được xác định trên cơ sở lấy đơn giá ở thị trường nội địa của sản phẩm nhậpkhẩu đang cần được xác định trị giá hoặc của sản phẩm đồng nhất hoặc tương tự sau khi đã trừđi các chi phí như lợi nhuận, thuế hải quan chi phí vận tải và bảo hiểm, những chi phí khác

phát sinh ở nước nhập khẩu

d Trị giá theo tính toán

Trị giá theo tính toán được xác định bằng cách tính thêm vào chi phí sản xuất của hàng hoátính trị giá một khoản tiền lãi, và các chi phí khác tương đương với khoản phí thể hiện tronggiá bán của các hàng hoá cùng loại với hàng hoá đó được sản xuất ở nước xuất khẩu dể xuấtkhẩu sang nước nhập khẩu

e Biện pháp lựa chọn linh hoạt

Khi trị giá hải quan không thể xác định được theo một trong bốn phương pháp trên, thì trị giánày có thể được xác định bằng cách áp dụng một cách linh hoạt bất cứ phương pháp nào trongbốn phương pháp đó miễn là các tiêu chuẩn xác định phải phù hợp với Ðiều VII của Hiệp địnhchung Tuy nhiên, giá trị xác định như vậy không nên dựa vào các yếu tố như:

 Giá hàng hoá xuất khẩu sang thị trường thứ ba;

 Trị giá hải quan tối thiểu;

 Tri giá tùy ý hoặc không có thực

Theo nguyên tắc chung, Hiệp định cho phép khi giá trị giao dịch không được chấp nhận thì giátrị của hàng hoá sẽ được xác định bằng cách sử dụng các tiêu chuẩn nói trên trên cơ sở thôngtin từ nước nhập khẩu để xác định trị giá đó Tuy nhiên, để xác định trị giá theo tính toán, việcxem xét chi phí sản xuất hàng hoá và các thông tin khác cần thiết phải từ các nước khác ngoàinước nhập khẩu Do vậy, Hiệp định cho rằng để bảo đảm người nhập khẩu không phải chịunhững gánh nặng không cần thiết, trị giá theo tính toán chỉ được sử dụng khi người mua vàngười bán có quan hệ thân thiết với nhau và nhà sản xuất sẵn sàng cung cấp cho cơ quan hải

Trang 8

quan ở nước nhập khẩu mọi cơ sở dữ liệu chi phí cần thiết, phục vụ cho quá trình kiểm địnhhàng hoá của họ

1.4Tác động

1.4.1Thuận lợi

Áp dụng Hiệp định trị giá GATT/WTO nghĩa là các quốc gia sẽ phải áp dụng cách tính thuếXNK cơ bản dựa trên cơ sở trị giá giao dịch giữa người mua và người bán ghi trên hợp đồnghay còn gọi là trị giá giao dịch Đây là một vấn đề rất quan trọng đối với các doanh nghiệpkinh doanh XNK vì nó tạo lập một môi trường kinh doanh mới, các doanh nghiệp được bìnhđẳng cạnh tranh với nhau cũng như trong khu vực và trên thế giới, xoá bỏ được tính áp đặt,cứng nhắc đang tồn tại khi áp dụng bảng giá tối thiểu đã tạo nên nhiều thiệt thòi cho các doanhnghiệp khi tham gia hội nhập và cũng phần nào xóa bỏ được những tranh cãi giữa các doanhnghiệp và các cơ quan chức năng về trị giá tính thuế khi áp dụng bảng giá tối thiểu như hiệnnay Từ đó các doanh nghiệp có thể xác định được các khoản thuế phải nộp cho hàng hoá củamình ngay từ khi ký hợp đồng, tạo thế chủ động trong kế hoạch kinh doanh của mình, gópphần nâng cao hiệu quả kinh doanh

1.4.2Khó khăn

Trên thực tế, việc mua hàng của một nhà nhập khẩu hơn giá của nhà nhập khẩu khác là chuyệnbình thường Nhưng với hiệp định này, thì các doanh nghiệp sẽ phải gặp rất nhiều những khókhăn để chứng minh mọi số liệu của mình là minh bạch Điểm khó khăn lớn nhất của hiệpđịnh này là nó đòi hỏi tính minh bạch cao Các doanh nghiệp không chứng minh được sự minhbạch trong khâu mua hàng thì sẽ đối mặt với nhiều phiền phức

1.5Khái quát tình hình áp dụng ở Việt Nam

Ban hành các văn bản mới

Ngày 29 tháng 12 năm 2003, Hải quan Việt Nam bắt đầu thực hiện việc xác định trị giá Hảiquan theo Hiệp định Trị giá GATT của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Cho đến nay,Hải quan Việt Nam đã triển khai áp dụng phương pháp xác định trị giá hải quan theo GATTđối với hàng hoá đến từ 51 Quốc gia trên toàn cầu Việc thực hiện Hiệp định Trị giá hải quanlà một trong những tiền đề quan trọng để Việt Nam gia nhập WTO

Hiệp định Trị giá Hải quan của tổ chức Thương mại Thế giới WTO được chính thức áp dụng ởViệt Nam từ đầu năm 2004 Đây là một Hiệp định đa phương trong khuôn khổ WTO, và cũnglà một trong những chuẩn mực quan trọng của hải quan hiện đại Đến nay, chúng ta đã đạtđược nhiều thành quả đáng kể như tạo chủ động cho doanh nghiệp trong xác định trị giá, tínhtoán số thuế phải nộp, tạo sự công bằng giữa các doanh nghiệp trong kinh doanh hàng nhậpkhẩu, số thu nộp ngân sách tăng cao sau hai năm thực hiện, hầu hết các doanh nghiệp đã tuânthủ tốt các quy định

Trang 9

Tuy nhiên cũng còn một số doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa nhưng khai báo giá chưa đúngthực tế nhằm tìm kiếm lợi nhuận không hợp pháp

Để ngăn chặn tình trạng này, cũng như nâng cao hơn nữa hiệu quả thực hiện Hiệp định, tháng5-2005, Quốc hội đã thông qua Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu sửa đổi, trong đó tạo cơsở pháp lý cao hơn cho việc áp dụng các nguyên tắc của Hiệp định Trị giá Hải quan, đồng thờinâng cao tính chủ động và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật của doanh nghiệp Doanhnghiệp được quyền tự xác định trị giá tính thuế, tự khai báo và nộp thuế Cơ quan hải quan chỉgiữ vai trò là người giám sát, quản lý và xử lý các sai phạm Hiện tại các văn bản hướng dẫnluật đã được ban hành và có hiệu lực bắt đầu từ ngày 1-1-2006.

Điểm khác biệt lớn nhất giữa các văn bản mới và văn bản cũ là các văn bản mới loại bỏ nhữngquy định rườm rà, không cần thiết và thiếu minh bạch để giúp doanh nghiệp cũng như nhữngngười có liên quan khác có thể hiểu và áp dụng tốt hơn Đồng thời, văn bản mới cũng bổ sungthêm phương pháp khấu trừ đối với hàng nhập khẩu đã qua gia công chế biến và phương pháptính toán

Đối tượng áp dụng xác định trị giá theo các phương pháp của WTO từ năm 2006 sẽ được mởrộng cho tất cả các hàng hóa nhập khẩu thay vì trước kia chúng ta chỉ áp dụng cho hàng nhậpkhẩu có hợp đồng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hàng nhập khẩu theo hợpđồng từ các nước có thỏa thuận áp dụng hiệp định với hàng của Việt Nam, hàng nhập khẩu từcác nước ASEAN nằm trong danh mục cắt giảm thuế quan CEPT.

Như vậy, theo hệ thống mới, trị giá tính thuế của tất cả hàng hóa nhập khẩu đều sẽ là giá thựctế mà doanh nghiệp đã phải thanh toán để mua được lô hàng Doanh nghiệp trả bao nhiêu tiềncho lô hàng đó thì sẽ phải tính thuế đúng cho số tiền đã trả đó Tuy nhiên, cũng có một sốtrường hợp đặc biệt, như hàng đã qua sử dụng, hàng hoá xuất khẩu để sửa chữa, nay nhậpkhẩu trở lại Việt Nam, Bộ Tài chính sẽ có hướng dẫn riêng.

Đối với cơ quan Hải quan, văn bản mới cho phép Hải quan được quyền xác định trị giá tínhthuế thêm một số trường hợp Đây thực chất cũng là để giúp doanh nghiệp xác định đúng trịgiá tính thuế cho hàng hóa, mặt khác tiết kiệm thời gian công sức cho doanh nghiệp Thí dụnhững trường hợp doanh nghiệp không đủ khả năng xác định trị giá tính thuế cho chính hàngcủa mình Chẳng hạn doanh nghiệp có mối quan hệ đặc biệt, hàng nhập khẩu là hàng do côngty mẹ từ nước ngoài đưa sang; hoặc hàng là quà tặng, doanh nghiệp được thụ hưởng khôngbiết chính xác trị giá của lô hàng là bao nhiêu, thì cơ quan chức năng sẽ dựa trên cơ sở dữ liệuvề giá và các nguyên tắc xác định trị giá đã có để giúp doanh nghiệp xác định trị giá

Hệ thống văn bản mới sẽ cho phép doanh nghiệp được nhận hàng ngay cả khi chưa xác địnhđược trị giá tính thuế tại thời điểm làm thủ tục Hải quan Tất nhiên, doanh nghiệp sẽ phải đápứng được một số điều kiện nhất định, đặc biệt là phải có sự bảo đảm về mặt kinh tế Tức làtrước khi nhận hàng doanh nghiệp sẽ phải nộp một khoản bảo đảm rằng sau khi đã xác địnhđược trị giá tính thuế thì doanh nghiệp sẽ tính toán và nộp đủ số thuế phải nộp của lô hàng.

Trang 10

Khoản bảo đảm này thực chất chưa phải là tiền thuế mà mới chỉ là khoản đặt cọc của doanhnghiệp cho số thuế của hàng nhập khẩu mà thôi.

Việc triển khai ở hải quan địa phương chưa đồng bộ

Đánh giá kết quả bước đầu sau hơn 6 tháng thực hiện Hiệp định trị giá GATT/WTO về xácđịnh trị giá tính thuế hàng nhập khẩu, Phó Vụ trưởng Vụ Kiểm tra thu thuế XNK-Tổng cụcHải quan Nguyễn Văn Cẩn tỏ ra lo lắng bởi vẫn còn những bất cập khi thực hiện ở các đơn vịHải quan cơ sở.

Quyền đã có nhưng sử dụng không hết

Tại một đơn vị Hải quan cửa khẩu có 2 doanh nghiệp (DN) làm thủ tục NK 2 lô hàng tủ lạnhhiệu Hitachi , có cùng dung tích và đều do Thái Lan sản xuất, cùng thời điểm Một DN khaibáo theo phương pháp trị giá giao dịch (phương pháp 1) với giá 214 USD/chiếc, DN kia khaibáo cũng theo phương pháp 1 nhưng với giá 137 USD/chiếc Nghi ngờ giá khai báo của DNthứ hai, cơ quan Hải quan đã mời DN tham vấn, giải thích vì sao cùng một loại tủ lạnh lại cómức giá chênh lệch (đến 77 USD/chiếc)? DN giải thích do sự khác nhau về màu sắc của tủlạnh nên giá khác và cơ quan Hải quan chấp nhận trị giá!

Khoan hãy đề cập đến việc chấp nhận giá này, xét về mặt tích cực thì đây là một trong íttrường hợp Hải quan địa phương thực hiện việc tham vấn, trao đổi với doanh nghiệp để kiểmtra TGTT kể từ khi thực hiện Hiệp định GATT Mặc dù nguyên tắc của Hiệp định là dựa trêngiá giao dịch thực tế của hàng hóa nhưng theo Nghị định 60/2002/NĐ-CP của Chính phủ,Thông tư 118/2003/TT-BTC của Bộ Tài chính, các quy trình nghiệp vụ của ngành Hải quanđều quy định rõ ràng, cụ thể về trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan Hải quan, công chứcHải quan trong việc kiểm tra TGTT do DN khai báo để đảm bảo TGTT là trung thực, kháchquan Nếu có nghi ngờ về mức giá thì Hải quan có quyền yêu cầu DN giải trình, tham vấn đểlàm rõ TGTT Trong trường hợp DN không giải trình, chứng minh, hoặc không chứng minhđược tính trung thực của mức giá khai báo, cơ quan Hải quan có quyền xác định TGTT theocác nguyên tắc của GATT.

Quy định là vậy, nhưng hiện tại hầu hết tờ khai trị giá tính thuế được Hải quan chấp nhận trịgiá khai báo của DN Chẳng hạn, tại Cục Hải quan Hải Phòng, việc thông quan hàng thuộcdiện này chủ yếu trên cơ sở trị giá giao dịch, chỉ có khoảng 2% tờ khai có nghi ngờ phải thamvấn, trong đó 0,2% không chấp nhận trị giá giao dịch hoặc chuyển kiểm tra sau thông quan, sốcòn lại sau khi tham vấn vẫn chấp nhận trị giá giao dịch Theo ông Nguyễn Văn Cẩn, quakiểm tra của Tổng cục Hải quan, rất nhiều trường hợp TGTT được chấp nhận tính thuế thấphơn nhiều so với các bảng giá kiểm tra, nhiều trường hợp thấp hơn so với hàng hóa tương tựđược nhập khẩu cùng thời điểm, thậm chí có sự chênh lệch đáng kể so với hàng hóa của cùngmột DN đã nhập khẩu trước đó không lâu.

Mặc dù giá thấp như vậy nhưng thời gian qua, Hải quan các địa phương lại ít đề nghị doanhnghiệp giải trình, tham vấn để làm rõ TGTT, có đơn vị Hải quan có làm nhưng không hiệu quả

Ngày đăng: 04/12/2012, 10:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w