1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Nuôi dưỡng động lực làm việc của doanh nhân. pdf

3 433 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 100,57 KB

Nội dung

Nuôi dưỡng động lực làm việc của doanh nhân. Nhưng dù có quyết tâm và máu mê kinh doanh tới đâu, chủ sở hữu một doanh nghiệp trước tiên là một cá nhân, có cảm xúc và tâm trạng như bao người khác. Quyết định khởi nghiệp kinh doanh không phải câu thần chú tạo ra một cỗ máy làm việc. Động viên, khuyến khích, xây dựng động lực làm việc là chủ đề được đề cập đến nhiều trong các tài liệu về quản trị nguồn nhân lực, cả lý thuyết và thực hành. Khi nhắc tới động viên và động lực làm việc, gần như ngay lập tức, hình ảnh "nhân vật chính" hiện lên là tập thể người lao động.Rất hiếm thấy bài viết hay ý kiến bàn tới việc động viên, phát triển động lực làm việc của những người chủ doanh nghiệp. Với khu vực kinh tế tư nhân, thành phần năng động và đang tăng trưởng mạnh mẽ trong nền kinh tế Việt Nam, không khó nhận ra một mô hình đồng nhất: người chủ sở hữu trực tiếp điều hành và quản lý doanh nghiệp. Với một doanh nghiệp mới ra đời, cảnh một hay nhiều ông chủ cùng lúc là giám đốc điều hành, nhân viên marketing, nhân viên giao nhận, nhân viên bán hàng, tiếp tân trực điện thoại, bảo vệ, tài xế không hề hiếm. Rõ ràng, lực lượng lao động của doanh nghiệp không thể bỏ qua loại nhân viên đặc biệt này. Người chịu nhiều áp lực nhất Áp lực đầu tiên với người chủ doanh nghiệp là tồn tại của doanh nghiệp. Bước khởi đầu phấn khích mau chóng qua đi. Sau "tuần trăng mật", lượng vốn khởi nghiệp có thể hao đi đáng kể với chi phí văn phòng, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu hay lô hàng đầu tiên. Các khoản doanh thu đầu tiên, phần nhiều có được nhờ may mắn và các mối quan hệ sẵn có, bỗng trở nên bé nhỏ và mong manh. Khi toàn bộ tiền gửi ngân hàng chỉ đủ để thanh toán lương cán bộ, tiền thuê nhà, và các chi phí thiết yếu khác thì một bữa ăn với đối tác, hay thậm chí, xuất hiện tại một quán café đã là vấn đề cần tính toán và cân nhắc. Vừa tiếp chuyện đối tác vừa nhẩm tính số tiền phải thanh toán không phải tình huống hiếm xảy ra. Cố gắng tự nhiên nhất, vui vẻ nhất, còn trong lòng thì rất lo lắng, tình huống tồi nhất cũng được lường tới: gửi lại nhà hàng chứng minh thư hay giấy đăng ký xe máy vì quên tiền ở nhà. Xin đừng hiểu rằng đó là sự giả tạo hay đóng kịch. Buộc phải như vậy. Hãy thử hình dung điều gì xảy ra khi người giám đốc, cũng là chủ doanh nghiệp, vừa trao tiền lương cho các cán bộ của mình vừa nói "Các bạn thân mến, những đồng tiền cuối cùng mà tôi có thể huy động được đã được trao cho các bạn. Tôi sẽ làm tất cả những gì có thể để ngày này tháng sau vẫn có đủ tiền lương cho các bạn." Ai dám gắn bó với ông chủ luôn lo lắng và than vãn? Ai dám mơ ước công việc đang làm sẽ mang lại cuộc sống tốt đẹp khi người đứng đầu còn đang cơ cực? Áp lực hoàn thành công việc. Doanh nghiệp ký kết được hợp đồng. Khoản thu nhỏ thôi, hoà hoặc lãi chút đỉnh, nhưng đó là khách hàng mới. Phải làm thật tốt, phải dồn toàn lực cho hợp đồng đầu tiên. Đúng thế! Có điều nguồn thu đó chưa đủ đảm bảo, cần có tiếp các hợp đồng và khách hàng mới. Vậy là cần tiếp tục dồn sức lực cho việc khai thác thị trường. Doanh nghiệp mới khó lòng có đội ngũ nhân sự hùng hậu. Công việc cũng mới mẻ, người thạo việc nhất chính là người khởi xướng ra ý tưởng kinh doanh. Vậy là sau những buổi gặp gỡ với khách hàng, là thời gian cho hướng dẫn, trao đổi kinh nghiệm làm việc. Việc học hỏi đâu thể nhanh. Hoàn thành các sản phẩm đầu tiên là công việc mà người quản lý phải trực tiếp thực hiện. Làm ngày, làm đêm, "ăn tranh thủ-ngủ khẩn trương" sao mà đúng lạ thường.Đội ngũ cũng chia sẻ, nhưng làm sao yêu cầu đồng nghiệp làm việc thêm giờ, làm việc cả vào ngày nghỉ khi biết chắc chưa thể nhanh chóng mang lại cho họ khoản thu nhập lớn hơn, điều kiện làm việc tốt hơn. Đừng nói tới chuyện chia sẻ cổ phần. Đó có thể là sức ép trách nhiệm với đội ngũ. Tại sao đội ngũ phải cùng chia sẻ rủi ro trong khi họ còn biết bao cơ hội khác? Nhưng công việc vẫn phải hoàn thành, đốc thúc và giám sát là công việc và bổn phận của người điều hành. Cân bằng giữa yêu cầu thời hạn và chất lượng công việc với đòi hòi làm việc từ đội ngũ là việc rất khó. Nó trở nên vô cùng khó khi người điều hành lại sở hữu doanh nghiệp. Cảm giác chủ-tớ, hay nặng nề hơn là "bị bóc lột" rất dễ hình thành. Áp lực cuộc sống. Gương doanh nhân thành đạt dễ tìm trên báo, truyền hình, internet. Ít thấy câu chuyện về thất bại kinh doanh, đôi lúc có xuất hiện, rồi lại là khởi đầu của một thành công. Điều này cũng dễ hiểu. Lý do thứ nhất là vì số thất bại nhiều quá. Lý do thứ hai là vì chưa kịp để được biết đến thì đã biến mất. Bởi vậy, hình ảnh chủ doanh nghiệp dễ dàng gắn với giàu có, sang trọng, và tiêu tiền không được tiếc. Nếu đã kịp giàu có, kịp có nhiều tiền có bị coi như vậy cũng không sao, nhưng chưa kịp thành công mà đã phải sống cuộc sống của người khác như vậy thì không thể làm nổi. Công việc kinh doanh cũng tước đi niềm vui cá nhân của người chủ doanh nghiệp. Tụ tập ăn nhậu với bạn bè trở nên xa xỉ. Đơn giản bởi nếu không cố giải quyết đống công việc văn phòng, cố làm việc thêm với đối tác, cố chuẩn bị thêm một ít tài liệu cho buổi làm việc ngày hôm sau, cố thì lúc nghĩ tới việc đến gặp bè bạn cũng là lúc mọi người tàn cuộc vui. Những sự kiện trong gia đình, đám cưới, đám giỗ, tiệc sinh nhật cũng thường xuyên bị bỏ lỡ. Kết quả là "giờ là ông chủ, bà chủ, còn cần biết đến ai." . Nuôi dưỡng động lực làm việc của doanh nhân. Nhưng dù có quyết tâm và máu mê kinh doanh tới đâu, chủ sở hữu một doanh nghiệp trước tiên là một cá nhân, . là tập thể người lao động. Rất hiếm thấy bài viết hay ý kiến bàn tới việc động viên, phát triển động lực làm việc của những người chủ doanh nghiệp. Với

Ngày đăng: 14/03/2014, 18:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w