Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 27 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
27
Dung lượng
510,8 KB
Nội dung
1
TIỂU LUẬN
Tăng trưởngkinhtếvàcôngbằngXãhội
những khíacạnhlýthuyết
2
Lời Mở đầu
Loài người đang háo hức đón chờ một thiên niên kỷ mới với cuộc sống phồn vinh,
hạnh phúc. Làn sóng toàn cầu hoá đang lan nhanh, thôi thúc mọi quốc gia dân tộc vào
một cuộc đua tranh quyết liệt vì sự phát triển. Nhưng dường như không phải dân tộc nào
và nhữngcông dân của nó cũng được chuẩn bị đầy đủ để tham gia cuộc đua. Một số ít
quốc gia dân tộc sẽ vươn lên nhanh chóng và một số nhóm người sẽ trở nên giàu có, để
lại các dân tộc vànhững nhóm người còn phải sống trong nghèo khổ.
Theo báo cáo của Liên hợp quốc năm 1996, trong hơn ba thập kỷ qua, mặc dù nền
kinh tế thế giới có tốc độ tăngtrưởngkinhtế nhanh chóng: thu nhập quốc dân bình quân
đầu người tăng lên 3 lần, GDP của thế giới tăng gần 6 lần, từ 4.000 tỷ USD năm 1960 lên
23.000 tỷ USD năm 1994, nhưng hố ngăn cách giữa người giàu và người nghèo trên thế
giới đng ngày càng sâu thêm; thu nhập của 358 nhà tỷ phú trên hành tinh lớn hơn các
khoản thu nhập tổng cộng của gần 2,3 tỷ người nghèo nhất, chiếm 45% dân số toàn thế
giới; chênh lệch về thu nhập giữa các nước côn nghiệp với các nước đang phát triển đã
tăng 3 lần.
Trong hơn 30 năm qua, thu nhập của nhóm 20% người nghèo nhất hành tinh đã giảm
xuống còn 1,4% thu nhập của thế giới. Trong khi đó phần thu nhập của nhóm 20% người
giàu nhất đã tăng lên đến 85%. Điều đáng lưu ý là từ năm 1965 đến 1980 có 200 triệu
người có thu nhập giảm dần và từ năm 1980 đến 1993 có trên 1 tỷ người rơi vào tình
trạng trên. ở Mỹ, số của cải do 1% những người giàu nhất nắm giữ đã tăng từ 20% lên
30% của cải quốc gia trong thời kỳ 1975-1990. ở các nước đang phát triển như
Goatêmala, Panama hoặc Braxin, thu nhập của những người giàu gấp 30 lần thu nhập của
những người nghèo.
Một điều hiển nhiên nữa là, không có tăngtrưởngkinhtế thì không giải quyết được
nghèo đói và bất công. Nhưng phải chăng đói nghèo và bất công là tất yếu trên con
đường phát triển, là cái giá phải trả cho tăngtrưởngkinh tế. Mối quan hệ giữa tăng
trưởng kinhtếvàcôngbằngxãhội luôn luôn là chủ đề thu hút sự quan tâm của các nhà
nghiên cứu là hoạch định chính sách ở mọi quốc gia.
Tuy nhiên, vì sự hạn chế về hiểu biết và kiến thức nên tiểu luận của em không tránh
khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự giúp đỡ và góp ý của thầy (cô) để em có thể
hoàn thành tốt công việc nghiên cứu của mình.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Vũ Ngọc Pha – giáo viên giảng dạy bộ môn Triết
học Mác - Lênin đã giúp đỡ, giảng giải rất nhiều để em có thể hoàn thành bài tiểu luận
này
3
Chương I
Tăng trưởngkinhtếvàcôngbằngXãhội
những khíacạnhlýthuyết
Tăng trưởngkinhtếvàcôngbằngxãhội là mục tiêuvà ước vọng của tất cả các
dân tộc và của mọi thời đại. Tuy nhiên, việc đạt được mục tiêu kép này không dễ dàng,
và trong thực tiễn đã có nhiều bằng chứng về sự đối lập giữa tăngtrưởngvàcông bằng.
Các chính sách dựa trên mục tiêucôngbằng có thể dẫn đến triệt tiêu các động lực tăng
trưởng kinh tế. Ngược lại, một chính sách chỉ nhằm vào tăngtrưởng có thể làm cho bất
bình đẳng tăng lên. Vậy thế nào là mối quan hệ hợp lý giữa tăngtrưởngvàcông bằng?
Chương này bàn về những quan điểm lýthuyết chủ yếu về chủ đề này.
I. Tăngtrưởngvàcông bằng: Khái niệm, thước đo
Trong các tài liệu kinhtế hiện nay, không ít các chương trình nghiên cứu về chủ
đề này. Mối quan hệ giữa tăngtrưởngkinhtévàcôngbằngxãhội được lý giải hoặc là
dựa trên sự đối lập giữa hai phạm trù này, hoặc dựa trên sự thống nhất và tương hỗ căn
bản giữa chúng. Nhìn chung các nhà nghiên cứu đều thiên về tìm đến sự thống nhất giữa
tăng trưởngvàcông bằng. Tuy nhiên, trong khi luận giải, có không ít sự nhầm lẫn giữa
các phạm trù và chưa vạch ra được cơ chế đảm bảo sự thống nhất giữa tăngtrưởngvà
công bằng. Sau đây, sẽ là kiến giải thế nào là sự thống nhất giữa tăngtrưởngvàcông
bằng xã hội, cơ chế nào đảm bảo cho những tương tác giữa tăngtrưởngvàcông bằng.
Tăng trưởngkinhtế được biểu hiện một cách phổ quát theo quan điểm kinhtế học
là sự tăng sản lượng thực tế của một nền kinhtế theo thời gian. Tăngtrưởngkinhtế theo
nghĩa này thường được đo lường bằng sự gia tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) theo
thời gian hoặc tăng thu nhập theo đầu người. Nói cách khác tăngtrưởngkinhtế chỉ thể
hiện mặt lượng của nền kinhtế qua thời gian.
Tuy nhiên, khi xem xét mối quan hệ giữa tăngtrưởngkinhtếvàcôngbằngxã hội,
khái niệm tăngtrưởngkinhtế được hiểu theo nghĩa rộng hơn. Walter Rostow đã dùng
khái niệm tăngtrưởng để đưa ra một lýthuyết tổng quát về phát triển. Ông chia quá trình
phát triển của xãhội loài người thành năm giai đoạn tăngtrưởng từ xãhội truyền thống
đến xãhội hiện đại. Quan niệm này rõ ràng nhấn mạnh đến nội dung kinhtế của quá trình
phát triển, hay nói cách khác, tăngtrưởngkinhtế là điều kiện tiên quyết cho phát triển.
Và cũng chính vì vậy, nó bộc lộ những khuyết điểm và làm nảy sinh nhiều câu hỏi. Thứ
nhất, liệu tăngtrưởngkinhtế có đưa đến phát triển hay không, nói cách khác, tăngtrưởng
kinh tế có bảo đảm giải quyết tất cả các vấn đề xãhội có liên quan đến sự phát triển hay
không. Thứ hai, liệu tăngtrưởngkinhtế có thể diễn ra liên tục trong những điều kiện bất
bình đẳng xãhội hay không. Những câu hỏi này đã được các nhà nghiên cứu về phát triển
4
trả lời và quan điểm khá phổ biến hiện nay là không thể đồng nhất tăngtrưởngkinhtế với
phát triển. Một nội dung quan trọng của phát triển là côngbằngxã hội. Vậy khái niệm
công bằngxãhội được hiểu như thế nào.
Khác với khái niệm tăngtrưởngkinhtế trong kinhtế học là cái có thể xác định
bằng những con số, khái niệm côngbằngxãhội mang tính chuẩn tắc, nghĩa là tuỳ thuộc
nhiều vào quan điểm của con người. Chính những quan niệm khác nhau về bình đẳng đã
dẫn đến những cách hiểu khác nhau về quan hệ giữa tăngtrưởngvàcông bằng. Trong
kinh tế học, người ta sử dụng hai khái niệm khác nhau về bình đẳng hoặc công bằng.
Khái niệm thứ nhất là côngbằng theo chiều ngang, nghĩa là đối xử như nhau với những
người có đóng góp như nhau. Khái niệm thứ hai là côngbằng theo chiều dọc, nghĩa là đối
xử khác nhau với những người có những khác biệt bẩm sinh hoặc có các điều kiện xãhội
khác nhau. Nếu như côngbằng theo chiều ngang được thực hiện bởi cơ chế thị trường thì
công bằng theo chiều dọc cần có sự điều tiết của chính phủ. Việc phân định và kết hợp
công bằng theo chiều dọc và theo chiều ngang sẽ đảm bảo côngbằngxãhội thực sự.
Như vậy, côngbằngxãhội là một khái niệm rất rộng, hoàn chỉnh gồm cả các yếu
tố kinh tế, chính trị, xãhộivà văn hoá. Có thể có bình đẳng về phương diện kinhtế
nhưng chưa chắc có bình đẳng về phương diện khác. Trong nền kinhtế thị trường, thu
nhập được phân bổ theo mức độ tham gia của các yếu tố (vốn, kĩ thuật, lao động, tài
nguyên) vào quá trình sản xuất và do đó có thể đảm bảo sự bình đẳng về phương diện
kinh tế. Tuy nhiên, các tầng lớp xãhội khác nhau có thể không có được những bình đẳng
trong các hoạt động chính trị, xã hội.
Chính nội hàm rộng của khái niệm bình đẳng xãhội đã làm cho vấn đề của khái
niệm bình đẳng trở nên phức tạp. Cho đến nay, người ta vẫn chủ yếu sử dụng các công cụ
đo lường mức độ bình đẳng trong phân phối thu nhập để biểu đạt bình đẳng xãhội nói
chung. Thu nhập được phân phối theo các yếu tố của quá trình sản xuất (được gọi là phân
phối theo chức năng), hoặc theo các nhóm dân cư ( được gọi là phân phối theo mức độ).
Phân phối theo mức độ thường được sử dụng nhiều hơn.
Phương pháp phổ biến nhất để đo mức độ bình đẳng trong phân phối là tính tỷ lệ
thu nhập nhận được bởi nhóm 20% dân số lớp dưới cùng so với thu nhập mà nhóm 20%
dân số lớp trên cùng nhận được. Nếu tỷ lệ này càng nhỏ, mức độ bất bình đẳng càng lớn,
và ngược lại. Người ta còn có thể đo mức độ bất bình đẳng bằng cách so sánh thu nhập
của nhóm 10% hoặc nhóm 5% người nghèo nhất với thu nhập của nhóm 10% hoặc nhóm
5% người giàu nhất. Phương pháp này chỉ cho thấy sự cách biệt về thu nhập giữa số ít
thuộc tầng lớp giàu có nhất và số ít thuộc tầng lớp nghèo nhất mà không thể hiện được
trạng thái bất bình đẳng xãhội nói chung. Chẳng hạn ,ở một xã hội, có thể có sự chênh
lệch thu nhập rất lớn giữa một số nhỏ thuộc tầng lớp giàu có nhất và một số nhỏ thuộc
tầng lớp đáy, nhưng có thể đại đa số dân cư nằm ở tầng trung lưu, nghĩa là có mức thu
nhập không chênh lệch nhiều so với tầng lớp giàu có.
Một trong nhữngcông cụ để biểu đạt mức độ bất bình đẳng được sử dụng trong
kinh tế học là đường cong Lorenz mang tên nhà kinhtế học nêu lên học thuyết này.
Đường cong Lorenz được biểu thị trong một hình vuông mà cạnh bên là phần
trăm số thu nhập còn cạnh đáy biểu thị số phần trăm các nhóm dân sắp xếp theo thứ tự
mức thu nhập tăng dần. Đường cong Lorenz chỉ ra tỷ lệ phần trăm của tổng thu nhập
cộng dồn theo tỷ lệ phần trăm cộng dồn của người nhận.
5
Phần trăm dân số Phần trăm dân số
Một sự phân phối tương đối bình đẳng Một sự phân phối tương đối bất bình đẳng
Đường cong Lorenz càng lớn, mức độ bất bình đẳng càng cao
Đường chéo của hình vuông biểu thị mức độ bình đẳng hoàn toàn trong phân phối:
cứ bao nhiêu phần trăm số người nhận thì được từng ấy phần trăm trong tổng thu nhập.
Chẳng hạn, 10% dân cư được nhận đúng 10% tổng thu nhập. Đường cong Lorenz bắt đầu
từ điểm gốc của đường chéo này và kết thúc ở đầu phía trên của đường chéo: 0% người
nhận phải có được 0% thu nhập và 100% người nhận phải có 100% thu nhập. Trong
trường hợp chỉ có 1 người nhận toàn bộ thu nhập, đường cong Lorenz sẽ chạy theo cạnh
đáy vàcạnh bên phải. Đó là trường hợp hoàn toàn bất bình đẳng. Nhìn chung, đường
cong Lorenz nằm ở khoảng giữa đường chéo (hoàn toàn bình đẳng) và đường hoàn toàn
bất bình đẳng. Mức độ cách xa đường chéo thể hiện mức độ bất bình đẳng.
Hệ số Gini (Gini Coeficient) hay tỷ lệ tập trung Gini mang tên nhà thống kê học
người Italia, là thước đo sử dụng phổ biến để xác định mức độ bất bình đẳng trong phân
phối thu nhập. Hệ số này được xác định bằng cách lấy diện tích hình a được xác định bởi
đường cong Lorenz và đường bình đẳng chia cho diện tích tam giác BCA. Điều này có
nghiã là khoảng cách giữa đường cong Lorenz và đường bình đẳng càng lớn thì hệ số
Gini càng cao. Hệ số này trải rộng từ 0 (hoàn toàn bình đẳng) đến 1 (hoàn toàn bất bình
đẳng). Tuy vậy, việc sử dụng phương pháp này cũng có nhiều hạn chế, bởi vì diện tích
hình a có thể như nhau (nghĩa là nhận được hệ số Gini giống nhau) nhưng được phân bổ
các nhóm dân cư có mức thu nhập khác nhau là khác nhau, do đó hình dạng của đường
cong Lorenz khác nhau.
Như vậy, việc sử dụng đường cong Lorenz hoặc hệ số Gini chỉ cho phép hình
dung một cách khái quát mức độ bất bình đẳng, còn phương pháp xem xét thu nhập của
nhóm nghèo nhất và nhóm giàu nhất chỉ cho biết chênh lệch giữa hai cực giàu nghèo của
xã hội. Mặc dù trong nhiều trường hợp các kết quả không trùng khớp với nhau, song việc
tính toán dựa trên các phương pháp này đều cho thấy xu hướng chung của mức độ bất
bình đẳng trong phân phối thu nhập.
Các phương pháp đo mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập như trên
mặc dù rất hữu dụng nhưng chưa đủ để xác định côngbằngxãhội ở một nước. Có thể có
sự bất bình đẳng nhất định trong phân phối thu nhập song chưa chắc đã có côngbằngxã
hội xét về nhiều khíacạnh khác. Chẳng hạn, khi người ta có mức thu nhập ngang nhau
nhưng sống trong những điều kiện khác nhau hoặc được cung cấp các dịch vụ khác nhau
thì mức độ bất bình đẳng thực sự sẽ khác nhau. Vì vậy, các nhà nghiên cứu về phát triển
đã đưa ra hàng loạt cách thức khác để xác định mức độ côngbằngxã hội.
Mức độ nghèo khổ. Để xác định được mức độ nghèo khổ, người ta phải đưa ra
đường giới hạn nghèo khổ. Chẳng hạn, Liên hợp quốc đã xác định người có mức sống
dưới 1 USD/ngày ở các nước đang phát triển thì được coi là nghèo khổ. Còn đối với các
6
nước phát triển thì đường nghèo khổ được xác định là14 USD/người/ngày tính theo sức
mua tương đương. Tuy vậy, đường danh giới nghèo khổ cũng chỉ là thước đo số lượng về
mức độ bất bình đẳng. Cần bổ sung các tiêu chí chất lượng như mức độ cung ứng các
dịch vụ, môi trường sống
Mức độ thoả mãn các nhu cầu cơ bản của con người được coi là một chỉ số đánh
giá trình độ phát triển của một nước ở một thời kỳ nhất định. Những nhu cầu cơ bản này
bao gồm mức tối thiểu về dinh dưỡng, sức khoẻ, mặc, ở và các khả năng đảm bảo sự phát
triển của cá nhân. Mặc dù có thể khác nhau về nhu cầu cơ bản, nhưng nhìn chung có thể
đo lường các nhu cầu này. Một xãhội không được coi là côngbằng khi đại đa số dân cư
không được thoả mãn các nhu cầu cơ bản này bất luận mức thu nhập quốc dân bình quân
đầu người có thể cao.
Chỉ số phát triển xãhội tổng hợp do Viện Nghiên cứu phát triển xãhội của Liên
hợp quốc nêu ra bao gồm một danh sách 73 chỉ tiêukinh tế, chính trị, xã hội. Trên thực
tế, rất ít nước có thể thoả mãn các chỉ tiêu này. Vì vậy, đối với các nước đang phát triển,
mặc dù có tốc độ tăngtrưởngkinhtế cao nhưng không phải bao giờ cũng đạt được chỉ số
phát triển xãhội cao. Việc đưa vào chỉ số phát triển xãhội tổng hợp quá nhiều chỉ số đã
gây khó khăn cho việc tính toán. Vì vậy, người ta nêu ra một chỉ số khác được gọi là “chỉ
số vật chất của cuộc sống” (The Physical Quality of Life Index – PQLI). Chỉ số được tính
toán dựa trên ba tiêu chí cơ bản là tuổi thọ dự báo, tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh, tỷ lệ xoá
nạn mù chữ. Các tiêu chí này hiển nhiên là quá ít và không đề cập trực tiếp đến thu nhập.
Tuy vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy, các nước có mức thu nhập bình quân đầu người
cao không phải bao giờ cũng đạt được PQLI cao. Nói cách khác, chỉ số này phản ánh
những khíacạnh cơ bản của sự phát triển xãhộivà gián tiếp nói lên mức độ côngbằngxã
hội của một nước.
Một chỉ số khác tương tự được sử dụng nhiều trong thời gian gần đây là chỉ số
phát triển con người (HDI) do chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) đưa ra
và sử dụng lần đầu tiên vào năm 1990. Chỉ số này trải từ 0 (mức độ phát triển con người
thấp nhất) đến 1 (mức độ phát triển con người cao nhất) và được tính toán dựa trên ba chỉ
số về phát triển là tuổi thọ, kiến thức (đo bằng tuổi bình quân của người lớn biết chữ và
số năm đi học) và thu nhập (được đo bằng thu nhập bình quân đầu người thực tế đã được
điều chỉnh). Như vậy, so với PQLI, mặc dù HDI cũng chỉ dựa trên ba tiêu chí nhưng chỉ
tiêu này có tính bao quát hơn do nó thể hiện được ba khíacạnh quan trọng nhất của con
người về tuổi tác, trí tuệ và mức sống. Theo chỉ số này năm 1990, Ghinê là một nước có
trình độ phát triển thấp nhất (0.050) và Canađa là nước có trình độ phát triển cao nhất
(0.982), Việt Nam thuộc nhóm phát triển trung bình (0.557) vào thời điểm năm 1994.
II. Các quan điểm về quan hệ giữa tăngtrưởngkinhtếvàCôngbằngxãhội
Việc xác định rõ khái niệm và các tiêu chí đo lường tăngtrưởngkinhtếvàcông
bằng xãhội mặc dù phức tạp nhưng vẫn chưa giải quyết được vấn đề cơ bản là giữa tăng
trưởng kinhtếvàcôngbằngxãhội có quan hệ với nhau như thế nào. Phải chăng đó là hai
quá trình đối nghịch? Nếu vậy, tăngtrưởng không thể đưa đến phát triển xã hội. Nếu
không đối nghịch thì tự thân tăngtrưởngkinhtế có tạo ra côngbằngxãhội hay không và
nó có thể xảy ra đồng thời với côngbằngxãhội hay không. Côngbằngxãhội chỉ là hệ
quả của tăngtrưởngkinhtế hay còn là điều kiện tiền đề của nó. Đó là những vấn đề đã
được thảo luận rộng rãi trong kinhtế học phát triển vàkinhtế học phúc lợi cũng như
trong các ngành khoa học xãhội nhân văn khác trong nhiều thập kỷ. Những quan điểm về
vấn đề này có thể khái quát thành một số trường phái chính:
7
1. Tăngtrưởngkinhtế tất yếu dẫn đến bất bình đẳng. Những người theo quan
điểm này cho rằng tăngtrưởngkinhtế được đảm bảo bằng bất bình đẳng trong phân phối
và làm gia tăng sự bất bình đẳng này. Lập luận của họ là: chỉ tầng lớp có thu nhập cao
mới có khả năng tích luỹ và do đó là nguồn gốc đảm bảo đầu tư chủ yếu cho tăngtrưởng
nên bất kỳ sự phân phối nào làm giảm mức độ tập trung thu nhập này đều ảnh hưởng xấu
đến tăngtrưởngkinh tế. Lập luận này không phải không có cơ sở thực tiễn lịch sử của sự
phát triển của chủ nghĩa tư bản. Nhờ quá trình tích tụ và tập trung tư bản kèm theo sự bần
cùng hoá một tầng lớp đông đảo trong xãhội mà cuộc cách mạng công nghiệp có được
lực đẩy phi thường. Nhà kinhtế học cổ điển Anh, David Ricardo, đã lập luận theo hướng
đó. Ông cho rằng, tăngtrưởngkinhtế được đảm bảo bởi mức độ tiết kiệm cao của tầng
lớp tư sản, và do đó, ông chống lại việc phân phối lại thu nhập bất lợi cho giai cấp tư sản.
C.Mác cũng giải thích sự phát triển của chủ nghĩa tư bản bằng lập luận tương tự, mặc dù
ông phản đối trật tự hiện có của chủ nghĩa tư bản. Ông chỉ ra quá trình phát triển của chủ
nghĩa tư bản đã dẫn đến sự bất bình đẳng lớn đến mức nó trở thành lực cản đối với sự
phát triển tiếp theo.
Tháng 1-1993, khi Bill Clinton đắc cử tổng thống Mỹ và bước vào Nhà trắng, thì
trong ê-kíp của ông có một số nhân vật quan trọng là môn đồ của học thuyết Keynes, và
chính những người này đã đề xuất các chính sách nhằm lái Hoa Kỳ ra khỏi quỹ đạo của
chủ nghĩa tự do mới mà các chính quyền của R. Reagan và G. Bush đã thi hành từ 1981
đến1992. Tuy nhiên, trước sức ép của các thế lực tài chính, chính quyền Clinton đã phải
chuyển sang lập trường “trung tâm” , nghĩa là một mặt tiếp tục thực hiện tự do hoá về
kinh tế theo quan điểm của chủ nghĩa tự do mới, mặt khác thi hành một số chính sách xã
hội đã hứa hẹn trong cương lĩnh tranh cử năm 1992 (như tạo thêm việc làm, cải tiến chế
độ tiền lương và trợ cấp xã hội, chế độ bảo hiểm y tếvà giáo dục, v.v.) nhằm tranh thủ lá
phiếu của đa số cử chi thuộc tầng lớp trung lưu vàtầng lớp nghèo trong cuộc bầu cử lần
sau.
Sang nhiệm kỳ thứ hai, chính quyền Clinton lại đưa ra sáng kiến về việc xây dựng
“Nền kinhtế mới”, dựa trên những thành tựu của khoa học vàcông nghệ hiện đại, trước
hết là công nghệ thông tin, đồng thời tiếp tục chi từ ngân sách của nhà nước cho các
chương trình phúc lợi xã hội.
Nhờ áp dụng những chính sách nói trên, nền kinhtế Mỹ đã duy trì được 100 tháng
tăng trưởng là thời kỳ tăngtrưởng dài nhất từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai; tỉ lệ thất
nghiệp giảm từ 7,1% năm 1992 xuống 4% năm 1999.
Tương tự lập trường “trung tâm” của Clinton, thủ tướng Anh Tony Blair cũng bắt đầu
ngả sang lýthuyết về “Con đường thứ ba” (The third way) do một nhà khoa học Anh là
Anthony Giddens nêu ra trong cuốn sách cùng tên xuất bản năm 1998. Lýthuyết về “Con
đường thứ ba” có tham vọng trở thành triết lý mới về mối quan hệ giữa cái kinhtếvà cái
xã hội trong chủ nghĩa tư bản theo hướng kết hợp những mặt mạnh và triệt tiêunhững
mặt yếu của cả mô hình Keynes lẫn mô hình chủ nghĩa tự do mới
Những lập luận đầy đủ nhất về tăngtrưởng đối lập với côngbằng được trình bày
trong lýthuyết của Athur Lewis bàn về các nước đang phát triển. Dựa trên giả thuyết của
Ricardo và C.Mác cho rằng, lao động có thể được sử dụng với số lượng không hạn chế ở
mức tiền lương thực tế cố định chứ không phải là một nguồn lực khan hiếm, Lewis đã
xây dựng mô hình phát triển kinhtế với nguồn lao động không có giới hạn hay mô hình
lao động dư thừa. Trong mô hình này, ông cho rằng bất bình đẳng trong phân phối thu
nhập sẽ tăng trong thời kỳ đầu và chỉ sau khi đã đạt đến một sự phát triển cao mới giảm
Comment [L1]:
8
đi. Theo Lewis, bất bình đẳng không chỉ là kết quả tất yếu của tăngtrưởngkinhtế mà
đồng thời còn là nguyên nhân của tăng trưởng. Bởi lẽ phân phối có lợi cho những người
có thu nhập cao sẽ tạo mức tiết kiệm cao. Ông lập luận “vấn đề trung tâm trong lýthuyết
phát triển kinhtế đó là hiểu được quá trình mà trong đó một cộng đồng xãhội trước đây
tiết kiệm và đầu tư khoảng 4 – 5% thu nhập quốc dân chuyển thành một nền kinhtế trong
đó tiết kiệm tình nguyện tăng lên 12 đến 15% thu nhập quốc dân hoặc lớn hơn”. Nói cách
khác, sự phát triển phụ thuộc vào 10% dân số đang thu được 40% hoặc lớn kơn thu nhập
quốc dân. Tuy nhiên, Lewis không coi bất bình đẳng trong thu nhập là vĩnh viễn, mà chỉ
trong giai đoạn đầu của sự phát triển, khi lao động dư thừa chưa được chuyển hết sang
khu vực hiện đại. Mô hình Lewis mở rộng của Fei-Ranis đã giải thích điểm này: khi toàn
bộ lao động dư thừa cuối cùng bị thu hút vào các công việc của các khu vực hiện đại, trở
thành nguồn lực khan hiếm của sản xuất và nhu cầu lao động ngày càng tăng đòi hỏităng
lương thực tế ngoài mức sử dụng cận biên. Chính việc tăng lương này sẽ dẫn tới giảm bất
bình đẳng và nghèo khổ.
Mô hình Lewis cho rằng bất bình đẳng góp phần vào phát triển kinhtếvà các cố
gắng nhằm phân phối lại “một cách hấp tấp và vội vã” sẽ có nguy cơ bóp chết tăng
trưởng kinh tế. Sự tăng thêm nhất thời của bất bình đẳng là cái giá phải trả cho thành
công và nếu tất cả mọi người biết chờ đợi phát triển đi theo tiến trình của nó, họ sẽ được
lợi đúng lúc, Mô hình Lewis đã được thừa nhận khá rộng rãi ở các nước đang phát triển
trong nhiều thập kỷ. Tuy vậy, nó cũng bộc lộ những khuyết điểm và bị phê phán từ nhiều
phía. Thứ nhất, nó dựa trên giả thuyết của mô hình tăngtrưởngkinhtế cổ điển theo đó
tăng trưởng là hàm số của hai yếu tố vốn và lao động. Ngày nay, người ta thấy rằng mô
hình này chỉ giải thích được 10% mức tăngtrưởngkinh tế. Thứ hai, ngay cả khi tiết kiệm
có vai trò quan trọng như Lewis giả định thì cũng chưa có gì đảm bảo cho mức tiết kiệm
đó được đầu tư (có thể đầu tư ra nước ngoài hoặc tăng mức tiêu dùng). Thứ ba, khu vực
hiện đại có khả năng thu hút hết lao động dư thừa hay không và thời gian đó kéo dài bao
lâu, liệu nó có đi liền với tăngtrưởng không.
Mô hình Lewis thực ra cũng chứa đựng những yếu tố của mô hình dạng của
Kuznets – một mô hình được xây dựng trên sự khảo nghiệm thực tế của một số nước do
nhà kinhtế học Mỹ Kuznets tiến hành vào năm 1955.
2. Ưu tiên côngbằng hơn tăng trưởng. Một xãhộicôngbằng luôn luôn là ước muốn
của con người ở mọi thời đại. Vì vậy, thật dễ hiểu khi có không ít tư tưởng và học thuyết
nhấn mạnh đến côngbằngxãhội hơn là tăngtrưởngkinh tế. Một xãhộicôngbằng là cái
cần đạt tới, vì vậy đạt tới nó càng nhanh càng chứng tỏ xãhội phát triển nhanh. Quan
niệm này chi phối tất cả các học thuyết chú trọng côngbằng mặc dù mức độ và hình thức
thể hiện không giống nhau. Có hai mô hình lýthuyếtvà chiến lược phát triển nhấn mạnh
đến côngbằng hơn tăng trưởng.
Phân phối trước, tăngtrưởng sau. Đây là quan điểm chủ đạo của đường lối phát triển
kinh tế ở nhiều nước đi theo khuynh hướng xãhội chủ nghĩa trong những thập kỷ sau
Chiến tranh thế giới thứ hai. Quan điểm này dựa trên lập luận là việc tập trung tài sản vào
một nhóm người là trở ngại cho quá trình phát triển lực lượng sản xuất. Bất bình không
chỉ được coi là sự tha hoá cuả phát triển mà còn cản trở sự phát triển. Vì vậy, việc phân
phối lại là điều kiện tiên quyết cho tăng trưởng. Theo quan điểm này, các hình thức cách
mạng như tước đoạt người giàu, lấy của người giàu chia cho dân nghèo, tịch thu ruộng
đất của địa chủ, tiêu diệt các tầng lớp tư sản vàkinh doanh giàu có đã được thực hiện.
Trong giai đoạn tiếp theo, vấn đề phân phối là nội dung quan trọng nhất của quan hệ sản
9
xuất, có tác dụng mở đường và thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Cơ chế phân phối
đã được thiết lập sao cho đảm bảo thu nhập phụ thuộc vào đóng góp lao động. Tuy nhiên,
nền tảng cơ bản của các quan hệ phân phối vẫn là chủ nghĩa bình quân, duy trì bình đẳng
theo quan điểm bình quân. Nhà nước phục vụ các chính sách phúc lợi rộng rãi, bất chấp
trình độ phát triển kinhtế đã đạt được.
Mô hình này, như lịch sử đã chứng minh, mặc dù là nguồn cổ vũ tinh thần to lớn đối
với các tầng lớp nhân dân, đặc biệt trong thời kỳ đầu, đã không có cơ sở đứng vững.
Công bằng trong điều kiện như vậy hoặc đã trở thành lực cản tăngtrưởngkinhtế hoặc
làm nảy sinh những bất công lớn hơn giữa một bên là những người lao động và một bên
là bộ máy quyền lực. Những nỗ lực sửa đổi mô hình này trên nền tảng nhận thức không
đúng như trên đã không thành côngvà các nước đi theo nó đã phải chuyển sang kinhtế
thị trường, ở đó, tăngtrưởngvà bất bình đẳng được xem xét từ những quan điểm tiếp cận
khác.
Lấy con người làm trung tâm. Phát triển lấy con người là trung tâm không phải là
khái niệm mới mẻ. Bản thân mô hình phân phối trước tăngtrưởng cũng xuất phát từ ý
tưởng lấy con người làm trung tâm. Tuy nhiên, nội dung thực sự của chiến lược phát triển
lấy con người làm trung tâm như một hệ quan điểm phát triển phân biệt với các mô hình
khác đã được David C.Korten trình bày khá rõ trong cuốn “Bước vào thế kỷ XXI: hành
động tự nguyện và chương trình nghị sự toàn cầu”. Theo David C.Korten, hầu hết các
chiến lược phát triển được thực hiện cho đến nay đều lấy tăngtrưởng làm trọng tâm và
ông đã có những phê phán gay gắt các mô hình đó. Ông định nghĩa phát triển lấy con
người làm trung tâm là “một tiến trình qua đó các thành viên của xãhộităng được những
khả năng của cá nhân và định chế của mình để huy động và quản lý các nguồn lực nhằm
tạo ra những thành quả bền vững và được phân phối côngbằng nhằm cải thiện chất
lượng cuộc sống phù hợp với nguyện vọng cuả họ”. Những định hướng giá trị của chiến
lược này là:
- Ưu tiên số một trong việc sử dụng các tài nguyên của trái đất là cung cấp cho mọi
người cơ hội tạo dựng một cuộc sống vững chắc đối với bản thân họ và gia đình họ.
- Các thế hệ hiện nay không có quyền tự cho phép mình tiêu thụ một cách không cần
thiết ảnh hưởng tới khả năng của các thế hệ tương lai.
- Quyền kiểm soát các tư liệu sản xuất phải được chia sẻ rộng rãi trong xã hội.
- Chủ quyền nằm trong dân chúng.
- Các nền kinhtế địa phương phải được đa dạng hoá và tự lực thích đáng trong việc sản
xuất phục nhu cầu cơ bản.
David C.Korten đã nêu ra 15 ưu tiên chính sách và khẳng định quan điểm lấy con
người làm trung tâm ủng hộ tính chất bền vững của cuộc sống con người và môi trường
hơn là tăng sản lượng kinh tế. Đó là cơ sở của chiến lược tăngtrưởng theo hướng công
bằng là chiến lược “bắt đầu với công bằng, bằng cách phá vỡ các cơ cấu nhị nguyên và
nhờ đó lấy côngbằng làm nền tảng cho sự tăngtrưởng tổng thể hay tăngtrưởng đơn
thức”. Chiến lược sáu giai đoạn của ông mang nặng dấu ấn của quan điểm chủ đạo trên,
trong đó công nghiệp hoá đô thị và khuyến khích xuất khẩu là những giai đoạn cuối cùng
sau khi thực hiện các cải cách về tư liệu sản xuất, hệ thống chính trị và phát triển nông
thôn.
Mặc dù tỏ ra ủng hộ các mô hình thực tế của Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan trong
khi lý giải quan điểm của mình, David C.Korten đã nhấn mạnh đến khíacạnhcông bằng.
10
Chiến lược mà ông nêu ra rất hấp dẫn với công chúng nhưng mang nhiều sắc thái kêu gọi
mang tính tư tưởng hơn là tính thực tiễn.
3. Tăngtrưởng đi liền với công bằng. Trong những thập niên qua, người ta cũng nhận
thấy những hạn chế của việc chú ý quá mức đến tăng trưởng, hoặc ngược lại, quá chú
trọng đến công bằng. Vậy, làm thế nào để vừa có tăngtrưởng mà vẫn giải quyết được
công bằngxã hội. Có hai hướng đi chính:
Một là, giải quyết các nhu cầu cơ bản của con người. Quan điểm này được thịnh
hành đặc biệt trong những năm 70 và được các tổ chức quốc tế đặc biệt quan tâm. Chiến
lược này chú trọng đến việc cung ứng các dịch vụ, coi đó là phương thức tái phân phối
lợi nhuận do tăngtrưởngkinhtế mang lại và tạo điều kiện để dân chúng có thể tham gia
bình đẳng vào hệ thống kinh tế.
Lập luận của những người ủng hộ chiến lược này là thị trường không thể phân bổ
thích đáng lợi nhuận do tăngtrưởngkinhtế mang lại, đặc biệt là trong giai đoạn đầu. Do
vốn xãhội hạn chế của đa số nhân dân, đặc biệt là trình độ giáo dục và y tế đã làm giảm
tiềm năng sản xuất của họ và do đó giảm khả năng tham gia vào thị trường với tư cách là
người lao động và người tiêu thụ. Để giúp họ bù đắp những khiếm khuyết này, các chính
phủ cần chuyển của cải từ những người đã được hưởng lợi nhờ tăngtrưởng sang tài trợ
cho các dịch vụ bù đắp cho người nghèo. Những khoản tài trợ này vừa có tác dụng bù
đắp những nhu cầu cần được thoả mãn của chính họ về ăn, mặc, ở, sinh hoạt vừa chuẩn bị
cho họ có được một chỗ đứng trong lực lượng lao động như giáo dục, chăm sóc sức
khoẻ Để thực hiện một chiến lược như vậy, một mặt phải có được một nguồn tài chính
lớn dành cho các khoản trợ cấp này, và mặc khác, xây dựng một mạng lưới nhằm phân bổ
và thực hiện các dịch vụ cho người nghèo. Một loạt chính sách hỗ trợ cho mục tiêu này
như thực hiên thuế, lãi suất, giá cả ưu đãi.
Mặc dù ý tưởng cuả chiến lược này khá hấp dẫn và hợp lý nhằm đảm bảo giải quyết
công bằng trong điều kiện thúc đẩy tăng trưởng, song nó cũng bị phê phán về một số khía
cạnh. Thứ nhất, để có thể thực hiện trợ cấp như vậy, chính phủ cần phải có một nguồn tài
chính lớn mà trong nhiều trường hợp, đặc biệt ở giai đoạn đầu, lợi ích thu được từ tăng
trưởng còn quá nhỏ. Thứ hai, liệu những trợ cấp như vậy có đủ đảm bảo cho người dân
tham gia rộng rãi vào hệ thống kinhtế hay không, hay họ chỉ có khả tiếp cận đến giới hạn
của nghèo khổ. Nói cách khác, quan điểm hướng vào nhu cầu cơ bản của con người về cơ
bản là chương trình hành động xãhội nhiều hơn là một chiến lược tổng thể đảm bảo một
cơ chế tương hỗ thực sự giữa tăngtrưởngvàcông bằng.
Hai là, tái phân phối cùng với tăngtrưởng (Redistribution With Growth), hay được
diễn đạt hơi khác đi như tăngtrưởng với phân phối thu nhập được cải thiện, hoặc tăng
trưởng cùng chia sẻ. Quan điểm này xét về mục đích giống như quan điểm trên nhưng
khác về cách thức tiếp cận để đạt được mục tiêu. Đây là ý tưởng của Ngân hàng thế giới
được thể hiện trong công trình nghiên cứu cùng tên do ngân hàng này đỡ đầu thực hiện.
Phân phối lại cùng với tăngtrưởng là con đường theo đó lợi ích thu được từ tăngtrưởng
kinh tế cần được phân phối lại sao cho cùng với thời gian, phân phối thu nhập dần dần
được cải thiện hoặc không bị xấu đi trong khi quá trình tăngtrưởng vẫn tiếp tục. Khác
với quan điểm của những người theo mô hình hướng vào những nhu cầu cơ bản của con
người nhấn mạnh vào việc đảm bảo các dịch vụ công cộng, quan điểm tái phân phối cùng
với tăngtrưởng nhấn mạnh việc tăng khả năng sản xuất và sức mua của dân chúng. Các
chính sách của chính phủ cần đảm bảo một sự phát triển sao cho người dân tìm thấy
những cơ hội kiếm tiền tốt hơn đồng thời nhận được những nguồn lợi cần thiết để tạo ra
[...]... viên khác nhau của xãhội không ngừng tăng lên, những nhu cầu này được thoả mãn thì những nhu cầu mới lại nảy sinh, vàxãhội không thể thoả mãn như nhau cho mọi thành viên trong xãhội Như vậy tăngtrưởngkinhtế trong nền kinhtế thị trường luôn làm nảy sinh và tạo điều kiện để giải quyết mâu thuẫn trong vấn đề côngbằngxãhội II.Thực trạng tăng trưởngkinhtếvàcôngbằngxãhội ở nước ta Thời... hiện côngbằngxãhội là phải gắn nó với sự tăngtrưởngkinhtếCôngbằngxãhội của nước ta gắn liền với chủ nghĩa xã hội, là một trong những biểu hiện đặc trưng của chủ nghĩa xãhội Chủ nghĩa xãhội ở Việt Nam là sự thống nhất và phát triển biện chứng giữa giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xãhộivà giải phóng con người Chủ nghĩa xãhội sẽ tiến tới xoá bỏ mọi áp bức, bóc lột, bất công. .. triển hiện đại là tăngtrưởng 24 kinhtế đi liền với côngbằngxãhộiTăngtrưởng là điều kiện tiên quyết, quan trọng nhất của phát triển, nhưng tự mó không đưa đến phát triển Phát triển chỉ có được khi tăngtrưởngkinhtế tạo ra những biến chuyển trong cơ cấu kinhtếvà cấu trúc xã hội, ở đó mỗi người dân được hưởng những thành quả của tăngtrưởngvà nhờ đó phát triển cá nhân mình Côngbằng trong phân... giảm bất bình đẳng và bất công chứ chưa thể đạt được côngbằng tuyệt đối Quan hệ giữa tăng trưởngkinhtếvàcôngbằngxãhội do vậy phải được hiểu là mức độ giảm bất bình đẳng đạt được cùng với tăngtrưởng Song sẽ sai lầm khi cho rằng, cần đạt được tăngtrưởngbằng mọi giá vàcôngbằng chỉ là kết quả một chiều tăngtrưởng Mức độ bất bình đẳng thấp cũng là điều kiện và khuyến khích tăngtrưởng Kết luận... giàu lên, mới thực hiện sự tiến bộ vàcôngbằngxãhội Chúng ta cũng không thể hi sinh sự tiến bộ, côngbằngxãhội để phát triển kinhtế một cách thuần tuý Mỗi chính sách về kinhtế của chúng ta đều nhằm mục tiêu phát triển xã hội, mỗi chính sách xãhội đều chứa đựng nội dung và ý nghĩa thúc đẩy kinhtế phát triển Côngbằngxãhội trong phát triển theo định hướng xãhội chủ nghĩa không chỉ là việc điều... 2.857.122 27,24 11,01 30,80 23,14 29,45 6,47 16,25 19,23 III Giải pháp cho mối quan hệ giữa tăng trưởngkinhtếvàcôngbằngxãhội ở Việt Nam 1 Tăngtrưởngkinhtế phải gắn liền với tiến bộ vàcôngbằngxãhội ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển Côngbằngxãhội phải thể hiện ở cả khâu phân phối hợp lý tư liệu sản xuất lẫn ở khâu phân phối kết quả sản xuất, cũng như ở việc tạo điều kiện... tếvàcôngbằngxãhội I Quan điểm về tăng trưởngkinhtếvàcôngbằngxãhội ở Việt Nam Đề cập đến việc xử lý mối quan hệ giữa hai yếu tố cơ bản đó trong quá trình phát triển, Đại hội VI của Đảng mới chỉ bước đầu xác định: “ Trình độ phát triển kinhtế là điều kiện vật chất để thực hiện chính sách xã hội, nhưngnhững mục tiêuxãhội lại là mục đích của hoạt động kinhtế Phải đến Đại hội VII của Đảng... nhằm mục đích tăngtrưởng lâu bền và giảm đói nghèo Đầu tư vào giáo dục và y tế làm tăng đầu tư vào vốn con người Đầu tư vào cơ sở hạ tầng như đường xávà cấp nước là những đầu tư cơ bản do con người thực hiện Cả hai loại vốn con người và vốn nhân tạo đó làm nên cơ cở tăngtrưởngkinhtế Thêm nữa, khi được bổ sung bằng cứu trợ xãhội nhằm vào nhữngtầng lớp dễ bị ảnh hưởng nhất trong xã hội, việc phân... tư vào Việt Nam 19 Về hình thức bên ngoài, tham nhũngvà buôn lậu nước ta bùng nổ trong quá trình đổi mới kinh tế, chuyển sang kinhtế thị trườngvà mở cửa với bên ngoài Nhiều người cho đó là mặt trái của kinhtế thị trường, là biểu hiện đối đầu, mâu thuẫn giữa tăng trưởngkinhtếvàcôngbằngxãhội Nếu không có biện pháp kiên quyết hạn chế tham nhũngvà buôn lậu sẽ tạo ra những căng thẳng xã hội. .. với tiến bộ vàcôngbằngxãhội ngay trong từng bước, trong suốt quá trình phát triển Côngbằngxãhội phải thể hiện ở cả khâu phân phối kết quả sản xuất cũng như ở việc tạo điều kiện phát triển năng lực của mọi thành viên trong cộng đồng Phát triển theo định hướng xãhội chủ nghĩa đòi hỏi chúng ta phải quan tâm hơn đến tiến bộ xãhộivàcôngbằngxãhội trong quá trình tăngtrưởngkinh tế, nhất là . bài tiểu luận
này
3
Chương I
Tăng trưởng kinh tế và công bằng Xã hội
những khía cạnh lý thuyết
Tăng trưởng kinh tế và công. quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và Công bằng xã hội
Việc xác định rõ khái niệm và các tiêu chí đo lường tăng trưởng kinh tế và công
bằng xã hội mặc dù