1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài thảo luận: Phân tích ảnh hưởng của môi trường kinh doanh quốc tế của Mỹ đến hoạt động kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp pot

46 3,4K 28

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 356,69 KB

Nội dung

Nó ảnh hưởng thế nào đến hoạt độngkinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp?..Từ những câu hỏi nêu trên, nhóm 6 quyếtđịnh chọn đề tài: “Phân tích ảnh hưởng của môi trường kinh doanh quốc t

Trang 1

Bài thảo Luận

Đề tài:

Phân tích ảnh hưởng của môi trường kinh doanh quốc tế của Mỹ đến hoạt

động kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp

MỤC LỤC 1

Trang 2

Chương 1 5

MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUỐC TẾ 5

1.1 KHÁI QUÁT VỀ MÔI TRƯỜNG KDQT 5

1.1.1 Khái niệm môi trường kinh doanh 5

1.1.2 Khái niệm môi trường KDQT 5

1.1.3 Sự cần thiết phải nghiên cứu môi trường kinh doanh 5

1.2 MÔI TRƯỜNG KDQT VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN HOẠT ĐỘNG KDQT 6

1.2.1 Môi trường chính trị 6

1.2.1.1 Khái niệm môi trường chính trị 6

1.2.1.2 Các hệ thống chính trị trên thế giới 6

1.2.1.3 Ảnh hưởng của môi trường chính trị đến hoạt động kinh doanh quốc tế 7

1.2.2 Môi trường luật pháp 7

1.2.2.1 Khái niệm môi trường luật pháp 7

1.2.2.2 Hệ thống pháp luật trên thế giới 7

1.2.2.3 Ảnh hưởng của môi trường luật pháp đến hoạt động kinh doanh quốc tế 7

1.2.3 Môi trường kinh tế 8

1.2.3.1 Khái niệm môi trường kinh tế 8

1.2.3.2 Các mô hình kinh tế 8

1.2.3.3 Các chỉ số phân tích môi trường kinh tế 9

1.2.3.4 Ảnh hưởng của môi trường kinh tế đến hoạt động kinh doanh quốc tế 10

1.2.4 Môi trường văn hóa 10

1.2.4.1 Khái niệm môi trường văn hóa 10

1.2.4.2 Các yếu tố văn hóa 11

1.2.4.3 Tác động của môi trường văn hóa đối với hoạt động kinh doanh quốc tế 12

Chương 2 13

ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG KDQT MỸ ĐẾN HOẠT ĐỘNG KDQT CỦA MỘT DOANH NGHIỆP 13

2.1 ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ MỸ ĐẾN HOẠT ĐỘNG KDQT 13

2.1.1 Sự công bằng trong hệ thống pháp luật 13

2.1.2 Sự ổn định về chính trị 13

2.1.3 Sự thay đổi của các triết lý 14

Trang 3

2.2 ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG LUẬT PHÁP MỸ ĐẾN HOẠT ĐỘNG KDQT 15

Nói đến Mỹ, một quốc gia có hệ thống luật pháp nghiêm ngặt với các quy định khắt khe Không chỉ có bộ luật chung mà Mỹ còn có các bộ luật của từng bang Vì thế để có thể thâm nhập vào thị trường này việc hiểu biết về pháp luật là yếu tố tối quan trọng Các doanh nghiệp cần phải quan tâm đặc biệt đến điều này Dưới đây là một số luật của Mỹ ảnh hưởng trực tiếp đến kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp tại đây 16

2.2.1 Luật thành lập doanh nghiệp tại Mỹ 16

2.2.1.1 Thủ tục đăng ký và công chứng giấy tờ 16

2.2.1.2 Lệ phí nộp đơn xin thành lập công ty 16

2.2.1.3 Hình thức thành lập công ty 17

2.2.1.4 Đăng ký giữ tên công ty 17

2.2.1.5 Nội dung cấp phép hoạt động 17

2.2.1.6 Thành lập các công ty mới ở bang khác 17

2.2.1.7 Thủ tục nhập cảnh cho thương nhân 18

2.2.1.8 Thuế dịch vụ tư vấn luật, thuế, mở tài khoản ngân hàng và lệ phí 18

2.2.2 Luật lao động 18

2.2.2.1 Hợp đồng lao động 18

2.2.2.2 Quy định về lương bổng 19

2.2.3 Một số luật bảo vệ người tiêu dùng 19

2.2.3.1 Luật trách nhiệm đối với sản phẩm 20

2.2.3.2 Luật an toàn sản phẩm tiêu dùng 20

2.2.4 Một số quy định về hàng nhập khẩu vào Mỹ 21

2.2.4.1 Quy định về xuất sứ hàng nhập khẩu đưa vào Mỹ 21

2.2.5.2 Quy định về nhãn hiệu hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ 21

2.2.5 Luật thuế 22

2.2.6.1 Luật thuế đối kháng 22

2.2.6.2 Luật thuế bù giá (CVD) 23

2.2.6.3 Lu t chống phá giá ật chống phá giá 23

2.3 ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG KINH TẾ MỸ ĐẾN HOẠT ĐỘNG KDQT 24

2.3.1 Vài nét về nền kinh tế Mỹ 24

2.3.2 Một số chỉ số đặc điểm của môi trường kinh tế Mỹ tác động đến hoạt động KDQT 26 2.3.2.1 Môi trường kinh tê có tính mở cao 26

Trang 4

2.3.2.2 Tính quy chuẩn và thống nhất cao độ đối với các sản phẩm 27

2.3.2.3 Hệ thống phân phối thống nhất và ổn định 27

2.3.2.4 Cường độ cạnh tranh cao 28

2.3.2.5 Các hiệp hội kinh doanh và hệ thống tư vấn rất được đề cao 28

2.3.3 Một số chỉ số kinh tế tại Mỹ 29

2.3.3.1 Mức thu nhập trung bình 29

2.3.3.2 Cấu trúc thuế 29

2.3.3.3 Lạm phát 30

2.3.3.4 Tỷ giá hối đoái 31

2.4 ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA MỸ ĐẾN HOẠT ĐỘNG KDQT 31

2.4.1 Môi trường văn hóa Mỹ 31

2.4.2 Đôi điều cần lưu ý khi tiếp cận với các doanh nhân Mỹ 35

2.4.2.1 Đạo đức và văn hoá doanh nghiệp Mỹ 35

2.4.2.2 Quan hệ giao tiếp và đàm phán trong kinh doanh 36

Chương 3 40

BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KDQT TẠI MỸ 40

KẾT LUẬN 44

TÀI LIỆU THAM KHẢO 45

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Cùng với xu thế “toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập quốc tế” đang phát triển mạnh

mẽ chưa từng thấy, hoạt động kinh doanh quốc tế cũng ngày càng trở nên đa dạng, phongphú và có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với mỗi quốc gia trong nền kinh tế toàn cầu.Mỗi quốc gia đều tìm cách thâm nhập vào thị trường nước ngoài nhằm tận dụng lợi thế sosánh để mở rộng hoạt động kinh doanh và phát triển kinh tế

Nói đến môi trường kinh doanh quốc tế (KDQT) ta phải nhắc đến bốn môi trườngchính có sức quyết định hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp: Môi trường chínhtrị, môi trường kinh tế, môi trường luật pháp, môi trường văn hóa Người ta nói: “Nhậpgia tùy tục”, bất kỳ một doanh nghiệp nào khi muốn xâm nhập vào một thị trường mớitrên thế giới đều phải tìm hiểu thật kỹ các môi trường kinh doanh quốc tế tại nước sở tại

để xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh phù hợp nhất Mỹ là một trong những thịtrường có sức tiêu thụ lớn nhất thế giới, rất nhiều các quốc gia muốn xâm nhập vào thịtrường này và ngay cả Mỹ cũng muốn mở rộng hoạt động kinh doanh quốc tế Vậy môitrường kinh doanh quốc tế ở đây có đặc điểm gì? Nó ảnh hưởng thế nào đến hoạt độngkinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp? Từ những câu hỏi nêu trên, nhóm 6 quyếtđịnh chọn đề tài: “Phân tích ảnh hưởng của môi trường kinh doanh quốc tế Mỹ đến hoạtđộng kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế”

Bài thảo luận gồm 3 phần:

Chương 1: Môi trường KDQT và tác động của nó đối với hoạt động KDQT

Chương 2: Ảnh hưởng của môi trường KDQT Mỹ đến hoạt động KDQT củadoanh nghiệp

Chương 3: Một số bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam KDQT tạiMỹ

Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng do hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm, nên bàithảo luận của nhóm không tránh khỏi những thiếu sót Nhóm rất mong nhận được sự góp

ý của cô giáo và các bạn

Nhóm xin chân thành cảm ơn!

Trang 6

Chương 1 MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUỐC TẾ

Môi trường kinh doanh nói chung được hiểu là tổng hợp các yếu tố, các lực lượngxung quanh ảnh hưởng tới hoạt động và sự phát triển của doanh nghiệp Các lực lượngnày cũng có thể được phân loại thành bên ngoài hoặc bên trong Lực lượng không kiểmsoát được là các lực lượng bên ngoài mà các chủ thể kinh doanh phải thích ứng với nó,nếu muốn duy trì sự tồn tại của mình

Môi trường KDQT là tổng thể các yếu tố môi trường thành phần như môi trườngpháp luật, chính trị, kinh tế, văn hóa, cạnh tranh, tài chính…những yếu tố này tồn tạitrong mỗi quốc gia trong nền kinh tế thế giới, chúng có tác động và chi phối mạnh mẽ đốivới hoạt động của doanh nghiệp, buộc các doanh nghiệp phải tự điều chỉnh các mục đích,hình thức và chức năng hoạt động của mình cho thích ứng, nhằm nắm bắt kịp thời các cơhội kinh doanh và đạt hiệu quả cao trong kinh doanh

Trong những điều kiện của xu hướng quốc tế hóa và khu vực hóa nền kinh tế thếgiới và nền kinh tế mỗi quốc gia, hoạt động kinh doanh quốc tê ngày càng được mở rộng

và phát triển, để thích ứng với xu hướng này, các doanh nghiệp đang từng bước tăng dầnkhả năng hội nhập, thích ứng của mình với điều kiện mới của môi trường kinh doanhtrong và ngoài nước nhằm tăng cơ hội, giảm thách thức, hạn chế rủi ro và gia tăng lợinhuận

Do khác nhau về điều kiện địa lý, trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, trình độnhận thức, tập quán…nên mỗi quốc gia tồn tại môi trường kinh doanh quốc tế khônggiống nhau Môi trường kinh doanh là tổng hợp và tương tác lẫn nhau giữa các yếu tố gâyảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nó ảnhhưởng không chỉ đối với các hoạt động và kết quả kinh doanh của các công ty nước ngoàiđang hoạt động tại nước sở tại, mà còn ảnh hưởng đến cả kết quả hoạt động của cácdoanh nghiệp kinh doanh nội địa

1.1.3 Sự cần thiết phải nghiên cứu môi trường kinh doanh

Tại mỗi quốc gia cững như từng khu vực lãnh thổ của quốc gia mà doanh nghiệpđang và sẽ hoạt động đều có những đặc trưng khác nhau về môi trường kinh doanh Cácnhân tố, điều kiện của môi trường kinh doanh rất phong phú, đa dạng và luôn biến đổikhá phức tạp Chính vì vậy, các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế phải có sự am hiểu về

Trang 7

môi trường kinh doanh và đưa ra cách ứng xử cho phù hợp, nhằm đạt được hiệu quả caotrong kinh doanh.

Sự thành công nhiều hay ít trong hoạt động kinh doanh quốc tế của các nhà kinhdoanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào sự nhận thức và hiểu biết của họ về môitrường kinh doanh mà họ vận hành các hoạt động của mình Vì vậy, việc nghiên cứu môitrường kinh doanh quốc tế là sự cần thiết cho mọi người, trước hết là cho những ai hoạtđộng trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế Nó trang bị kiết thức cơ bản để các cán bộ hoạtđộng trên lĩnh vực kinh doanh quốc tế có thể đưa ra được những quyết định tác nghiệphợp lý nhằm tối đa hoá mong muốn của họ

Môi trường kinh doanh quốc tế tác động chi phối đến mục đích, hình thức và kếtquả hoạt động của doanh nghiệp Hiểu biết tốt về môi trường kinh doanh mà mình hoạtđộng sẽ cho phép các nhà quản lý, các nhà kinh doanh có được những đánh giá một cách

hệ thống các ý tưởng kinh doanh Kiến thức về địa lý, về sự phân bố dân cư, hiểu biết vềlịch sử sẽ gợi mở cho các nhà kinh doanh quốc tế hiểu rõ hơn chức năng hoạt động cuảmình Kiến thức chính trị, luật pháp trong nước và quốc tế, những đánh giá về kinh tếđang có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Việcnghiên cứu môi trường cạnh tranh cũng hết sức cần thiết, môi trường này đang tác độngtrực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp, buộc doanh nghiệp phải có sựđiều chỉnh linh hoạt, thay đổi các biện pháp, các chức năng hoạt động của mình chothích ứng với các điều kiện mới

KDQT

1.2.1 Môi trường chính trị

1.2.1.1 Khái niệm môi trường chính trị

Mội trường chính trị là môi trường liên quan đến độc lập chủ quyền, đến hệ thốngchính trị và các thiết chế xã hội của một quốc gia Tính độc lập của mỗi quốc gia sẽ bịthách thức bởi sự gia tăng tùy thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia Thẩm quyền và khả nănghành xử theo ý chí của riêng mỗi quốc gia sẽ bị hạn chế Sự ổn định của hệ thống chínhtrị và các thiết chế xã hội sẽ luôn luôn chịu áp lực của những đòi hỏi mới để phù hợp vớiquá trình tự do hóa thương mại và mở cửa Sự lợi dụng, can thiệp của thế lực bên ngoàivào các nước luôn luôn là vấn đề có thể xảy ra

1.2.1.2 Các hệ thống chính trị trên thế giới

Chế độ chuyên chế: là chế độ chính trị trong đó Nhà nước nắm quyền điều tiết hầu

như mọi khía cạnh của xã hội

Chế độ xã hội chủ nghĩa: Chính phủ kiểm soát những phương tiện cơ bản của việc

sản xuất, phân phối và hoạt động thương mại

Trang 8

Chế độ XHCN trên hầu hết các quốc gia hiện nay đều được thể hiện dưới hìnhthức XHCN (Việt Nam, Trung Quốc, )

1.2.1.3 Ảnh hưởng của môi trường chính trị đến hoạt động kinh doanh quốc tế

Nhân tố chính trị đã và sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh, đặcbiệt đối với hoạt động kinh doanh quốc tế Tính ổn định về chính trị của các quốc gia sẽ

là một trong những nhân tố thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong môi trườngnước ngoài Không có sự ổn định về chính trị thì sẽ không có điều kiện để ổn định đểphát triển kinh tế, lành mạnh hoá xã hội Chính vì vậy, khi tham gia kinh doanh trên thịtrường thế giới, doanh nghiệp phải am hiểu môi trường chính trị ở các quốc gia, ở cácnước trong khu vực mà doanh nghiệp muốn hoạt động Sự ổn định chính trị được biểuhiện ở chỗ : thể chế, quan điểm chính trị có được đa số nhân dân đồng tình hay không, hệthống chính trị, đặc biệt là đảng cầm quyền có đủ uy tín và độ tin cậy đối với nhân dân vàcác doanh nghiệp, công ty ở trong và ngoài nước hay không

1.2.2 Môi trường luật pháp

1.2.2.1 Khái niệm môi trường luật pháp

Hệ thống pháp luật cung cấp khung pháp chế các quyết định và các quy tắc chỉ thị,cho phép hoặc hạn chế mối quan hệ giữa người với người và các tổ chức, đưa ra hìnhphạt cho những hành vi vi phạm quy định, quy tắc

1.2.2.2 Hệ thống pháp luật trên thế giới

1.2.2.3 Ảnh hưởng của môi trường luật pháp đến hoạt động kinh doanh quốc tế

 Rủi ro quốc gia nảy sinh từ môi trường pháp lý ở nước ngoài

Chính phủ của nước chủ nhà có thể áp đặt rất nhiều quy tắc luật pháp đối vớidoanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động kinh doanh tại nước mình

Pháp luật đầu tư nước ngoài Những bộ luật này có ảnh hưởng lớn đối với chiếnlược gia nhập thị trường của một doanh nghiệp, cũng như đối với cơ cấu và hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp đó

Trang 9

 Kiểm soát cơ cấu tổ chức và hoạt động kinh doanh

Chính phủ các nước thường ban hành các bộ luật cũng như nguyên tắc mà dựa trên

đó các doanh nghiệp điều tiết các hoạt động sản xuất, quảng bá, và phân phối của mìnhtrong phạm vi lãnh thô nước đó

 Quy định về Marketing và phân phối

Các bộ luật này chỉ rõ hoạt động quảng cáo, khuyến mãi, phân phối như thế nào làhợp pháp Ví dụ, chính phủ các nước Phần Lan, Pháp, Nga và New Zealand cấm quảngcáo thuốc lá trên TV

 Quy định về chuyển lợi nhuận về nước mẹ

Chính phủ đặt ra các bộ luật hạn chế việc lưu chuyển dòng tiền như thế Hànhđộng này là nhằm bảo tồn những ngoại tệ mạnh trong nội địa, như đồng Euro, đô la Hoa

Kỳ, hoặc đồng Yên Nhật

 Quy định về bảo vệ môi trường

Chính phủ các nước thường ban hành các bộ luật nhằm bảo vệ tài nguyên thiênnhiên, chống nạn ô nhiễm, chống lợi dụng tài nguyên không khí, đất, nước, cũng nhưnhằm đảm bảo sực khỏe và an toàn

 Pháp luật hợp đồng

Các bản hợp đồng giao dịch quốc tế chỉ rõ những quyền hạn, nhiệm vụ, cũng nhưnghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng Hiện nay các nhà làm luật đang tiến tới xâydựng một hệ thống tiêu chuẩn quốc tế về các hợp đồng mua bán quốc tế

 Pháp luật về Internet và thương mại điện tử

Những quy tắc này giờ đây cũng được xem là những hạn chế mới trong hệ thốngpháp luật

1.2.3 Môi trường kinh tế

1.2.3.1 Khái niệm môi trường kinh tế

Hệ thống kinh tế là một cơ chế liên quan đến sản xuất, phân phối và tiêu dùnghàng hóa, dịch vụ Nó bao gồm các cấu trúc và các quá trình hướng dẫn phân phối cácnguồn lực và hình thành nguyên tắc kinh doanh trong một đất nước Hệ thống chính trị vàkinh tế có liên quan chặt chẽ với nhau

1.2.3.2 Các mô hình kinh tế

 Kinh tế thị trường

Là một hệ thống trong đó các cá nhân (không gồm Chính phủ) sẽ quyết định cácvấn đề kinh tế, mọi người có quyền tự do lựa chọn làm việc gì, ở đâu, tiêu dùng hoặc tiếtkiệm như thế nào và nên tiêu dùng bây giờ hoăc sau này

Kinh tế hoàn toàn vận động theo thị trường, không có sự can thiệp của chính phủ

 Kinh tế tập trung

Trang 10

Nhà nước sở hữu và chi phối mọi nguồn lực Nhà nước có quyền quyết định hànghóa, dịch vụ nào được sản xuất, số lượng bao nhiêu, chất lượng thế nào, giá cả ra sao?

Nền kinh tế tập trung tạo ra sự bị động cho thị trường và chỉ có thể hoạt độngtrong thời gian ngắn đặc biệt trong quá trình tăng trưởng bởi vì Nhà nước có khả năng dichuyển những nguồn lực chưa được khai thác hiệu quả để tạo ra sự tăng trưởng

1.2.3.3 Các chỉ số phân tích môi trường kinh tế

Tổng thu nhập quốc gia

Tổng thu nhập quốc gia (Gross National Income - GNI) là thu nhập tạo bởi tất cảcác hoạt động sản xuất trong nước và quốc tế của các công ty một quốc gia GNI là giá trịcủa mọi hoạt động sản xuất của nền kinh tế nội địa cộng với thu nhập ròng (như tiền thuêlợi nhuận, thu nhập nhân công) từ nước ngoài trong vòng 1 năm

Tổng sản phẩm nội địa (GDP)

GDP là tổng giá trị của mọi hàng hóa dịch vụ được sản xuất trong biên giới củamột quốc gia trong vòng 1 năm, không phân biệt các chủ thể kinh tế nội địa hay nướcngoài

Tính toán các chỉ số trên đầu người: Cách phổ biến nhất là chia GNI cũng như

nhiều chỉ báo kinh tế khác theo số người sống trong một quốc gia để tìm ra chỉ sốGNI/GDP… dựa trên đầu người Chỉ số này và các chỉ số khác cho thấy hiệu năng củanền kinh tế trên cơ sở số người sống trong một nước Ví du, Luxembourg, một nước cónền kinh tế nhỏ nhất thế giới, giá trị tuyệt đối GNI khá thấp, nhưng GNI trên đầu ngườilại cao nhất thế giới

Tỉ lệ thay đổi: các chỉ số như GNI, GDP, các chỉ số trên đầu người cho chúng ta

biết kết quả hoạt động trong năm của một quốc gia, nhưng không cho biết sự biến độngcủa các chỉ số này Việc nghiên cứu tình hình hiện tại và dự đoán hiệu quả kinh tế tươnglại đòi hỏi xác định tỉ lệ của các thay đổi

Sức mua tương đương (Purchasing Power Parity - PPP): Các nhà quản lý khi so

sánh giữa các thị trường thường chuyển đổi chỉ số GNI của nước ngoài về đồng tiền củanước họ Về mặt tính toán, PPP là số đơn vị tiền tệ của một quốc gia cần thiết để muacùng một khối lượng hàng hóa dịch vụ trong thị trường nội địa của một nước khác

Mức độ phát triển con người (Human development Index – HDI) Chỉ số phát

triển con người bao gồm chi báo về sức mua thực tế, giáo dục và sức khỏe để có mộtthước đo toàn diện về phát triển kinh tế Sử dụng chỉ số này kết hợp các chỉ báo kinh tế

Trang 11

và xã hội sẽ cho phép nhà quản lý đánh giá, toàn diện hơn nữa sự phát triển dựa trên khảnăng và cơ hội mà con người được hưởng.

Chỉ số đo lường Xanh (Green Measures) của GNP

Tổng sản phẩm xanh quốc gia (Green Net National Product)

Chỉ số tiến bộ thực tế (Genuine Progress Indicator

1.2.3.4 Ảnh hưởng của môi trường kinh tế đến hoạt động kinh doanh quốc tế

Hoạt động trong môi trường kinh doanh quốc tế, các doanh nghiệp buộc phải cónhững kiến thức nhất định về kinh tế Các kiến thức về kinh tế sẽ giúp các nhà quản lý,kinh doanh xác định được: một mặt, những ảnh hưởng của doanh nghiệp đổi với nềnkinh tế nước chủ nhà và nước sở tại; mặt khác, cũng thấy được ảnh hưởng của nhữngchính sách kinh tế của một quốc gia đối với hoạt động của doanh nghiệp

Tính ổn định hay bất ổn định về kinh tế và chính sách kinh tế của một quốc gianói riêng, của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới nói chung có tác động trựctiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường nước ngoài Tính ổnđịnh về kinh tế trước hết và chủ yếu là ổn định nền tài chính quốc gia, ổn định tiền tệ,khống chế lạm phát Đây là các vấn đề mà các doanh nghiệp rất quan tâm và ái ngại vì

nó liên quan trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ở nướcngoài

Nhân tố cơ bản tác động đến sự hoạt động của kinh tế thị trường là quyền tối caocủa khách hàng Theo P Samuelson đấy là một “ông vua”, quyền tối cao của kháchhàng là quyền tự do của người tiêu dùng, nó tác động đến sản xuất thông qua sự lựachọn của họ

1.2.4 Môi trường văn hóa

1.2.4.1 Khái niệm môi trường văn hóa

Theo định nghĩa văn hoá của UNESCO, trong ý nghĩa rộng nhất, văn hoá ngàynay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảmquyết định tính cách của một xã hội hoặc một nhóm người trong xã hội Văn hoá baogồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người,những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng

Văn hoá là những giá trị có thể học hỏi, chia sẻ và liên hệ mật thiết với nhau, nãcung cấp những định hướng cho các thành viên trong xã hội Những định hướng nàycung cấp những giải pháp cho những vấn đề mà xã hội cần giải quyết

Văn hoá được hiểu là tổng thể phức tạp, bao gồm ngôn ngữ, niềm tin, nghệ thuật,đạo đức, luật pháp, phong tục và tất cả khả năng khác mà con người có được Văn hoáquy định hành vi của mỗi con người, thông qua mối quan hệ giữa người với người trongtất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội

Trang 12

Do có sự khác nhau về nền văn hoá đang tồn tại giữa các quốc gia, cho nên cácnhà kinh doanh phải sớm có những quyết định có hay không tham gia kinh doanh ở môitrường đó Điều này trong một chõng mực nhất định tuỳ thuộc vào sự chấp nhận củadoanh nghiệp đối với môi trường văn hoá nước ngoài Sự khác nhau về văn hoá dẫn đến

sự khác nhau trong mô hình quản lý của các doanh nghiệp

1.2.4.2 Các yếu tố văn hóa

Ngôn ngữ

Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư duy và phong cách tư duy Nó là sản phẩmcủa văn hoá và là một nhân tố cấu thành của văn hoá Nó cung cấp cho các nhà sản xuấtkinh doanh một phương tiện quan trọng để giao tiếp trong quá trình kinh doanh quốc tế.Đối với các công ty đa quốc gia, hoạt động kinh doanh muốn mở rộng, trước hết đòi hỏiphải thống nhất việc sử dụng ngôn ngữ Thông thường hoạt động kinh doanh quốc tế tấtyếu liên quan hoặc đòi hỏi sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau Để giải quyết tình trạng

sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau trong giao tiếp kinh doanh, chóng ta có thể thuê phiêndịch và nhà giao dịch hoặc thuê cố vấn hay các chuyên gia

Tôn giáo

Tôn giáo cũng có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động hàng ngàycủa các cá nhân, tổ chức trong xã hội Vì vậy, các doanh nghiịep kinh doanh quốc tế cầnphải hiểu biết về các tôn giáo và vai trò của chúng trong xã hội, nơi mà các doanh nghiệp

tổ chức các hoạt động kinh doanh Thông thường, các doanh nghiệp kinh doanh quốc tếphải quan tâm đến bốn vấn đề và tôn giáo, đó là:

+ Tôn giáo thống trị

+ Tầm quan trọng của tôn giáo trong xã hội

+ Mức độ thuần nhất của tôn giáo

+ Sự tự do tín ngưỡng trong xã hội

Tôn giáo có thể ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của con người và do đó ảnhhưởng dến hoạt động kinh doanh Ví nhthời gian mở cửa hoặc đóng cửa, ngày nghỉ, kỳnghỉ, lễ kỷ niệm Vì vậy, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải được tổ chức chophù hợp với từng loại tôn giáo

Lối sống và suy nghĩ của con người

Tính cách và suy nghĩ của con người Mỹ quyết định phần lớn đến hành vi của họ.Đặc biệt, trong quan hệ kinh doanh quốc tế, hiểu biết về đối tác của mình là vấn đề cầnthiết cho bất kỳ thương gia nào muốn giao dịch, buôn bán với các đối tác nước ngoài Nókhông những tạo ra lợi nhuận, mà còn đem lại sự đam mê thực sự cho cả hai phía

Thị hiếu, tập quán của người tiêu dùng

Thị hiếu, tập quán của người tiêu dùng có ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu vì hànghoá dù có chất lượng tốt nhưng nếu không được người tiêu dùng ưa chuộng thì cũng khó

Trang 13

được họ chấp nhận Ví như nếu nhà kinh doanh nào đó mang các sản phẩm chế biế từ thịtlợn đến tiêu thụ ở Irắc, Xiri hoặc đem thịt bò đến bán ở Ên Độ thì đó là một điều nguyhiểm, vì những sản phẩm đó theo tập quán, tôn giáo thì các quốc gia này không tiêu dùng.Nếu nắm bắt được thị hiếu, tập quán của người tiêu dùng, doanh nghiệp kinh doanh cóđiều kiện mở rộng khối lượng cầu một cách nhanh chóng Chính thị hiếu và tập quán củangười tiêu dùng mang đặc điểm riêng của từng vùng, từng châu lục, từng dân téc và chịuảnh hưởng của các yếu tố văn hoá, lịch sử, tôn giáo.

1.2.4.3 Tác động của môi trường văn hóa đối với hoạt động kinh doanh quốc tế

Mỗi nước đều có những tập tục, quy tắc, kiêng kị riêng Chúng được hình thànhtheo truyền thống văn hoá của mỗi nước và có ảnh hưởng to lớn đến tập tính tiêu dùngcủa khách hàng nước đó Tuy sù giao lưu văn hoá giữa các nước đã làm xuất hiện khánhiều tập tính tiê dùng chung cho mọi dân téc, song những yếu tố văn hoá truyền thốngvẫn còn rất bền vững, có ảnh hưởng rất mạnh đến thãi quen và tâm lý tiêu dùng Cónhững thị trường với bản sắc văn hoá thuần nhất (như Trung Quốc, Nhật Bản ) songcũng có những thị trường hết sức pha tạp Về văn hoá (Hoa Kỳ) vì thế môi trường văn hoá

mà doanh nghiệp nghiên cứu sẽ giúp cho việc kinh doanh có hiệu quả

Sự khác biệt về văn hoá sẽ ảnh hưởng đến cách thức giao dịch được tiến hành, loạisản phẩm mà khách hàng sẽ mua và những hình thức khuếch trương có thể được chấpnhận

Giữa các nền văn hoá cũng có sự khác biệt về quản lý nhân lực, chính sáchMarketing và phương thức đàm phán giao tiếp Nhân tố văn hoá có ảnh hưởng rất lớn đếnhoạt động kinh doanh quốc tế bởi nó tác động trực tiếp đến suy nghĩ và tính cách củadoanh nhân - chủ thể của hoạt động kinh doanh quốc tế

Trang 14

Chương 2 ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG KDQT MỸ ĐẾN HOẠT ĐỘNG KDQT CỦA

MỘT DOANH NGHIỆP

KDQT

2.1.1 Sự công bằng trong hệ thống pháp luật

Sự công bằng của hệ thống pháp luật Hoa Kỳ là một điểm mạnh của nước này Kể

từ khi thành lập Hoa Kỳ, đất nước này đã có một vai trò độc đáo và uy tín giữa các quốcgia Đây là quốc gia đầu tiên được sáng lập dựa trên nguyên tắc tự trị hạn chế Bác bỏ chế

độ quân chủ, những người sáng lập đã tạo ra một chính phủ liên bang với 3 chi nhanhriêng biệt: hành pháp, lập pháp, tư pháp Mỗi chi nhánh trong khi thực hiện chức năngđược giao thì vẫn chịu sự kiểm tra, giám sát của hai chi nhánh còn lại

Cả hai công ty trong và ngoài nước đều được đối xử bình đẳng tại Hoa Kỳ và phảituân theo cùng các định luật, quy tắc, và các thủ tục để có được hoặc quản lý một khoảnđầu tư Các nhà đầu tư nước ngoài được hưởng lợi từ một môi trường đầu tư thôngthoáng, minh bạch và không phân biệt đối xử Tại Hoa Kỳ, các nhà đầu tư nước ngoài sẽtìm thấy tự do chuyển nhượng vốn, lợi nhuận, cơ sở hạ tầng vật chất và tài chính tiên tiến,

và truy đòi hợp pháp, không phân biệt đối xử trong trường hợp có tranh chấp liên quanđến đầu tư Ngoài ra, không có cơ quan kiểm tra bắt buộc để xem xét và phê duyệt đầu tưnước ngoài tại Hoa Kỳ Không giống như các nước khác, không có quy định "đầu tư tốithiểu cần thiết" hoặc các quy định khác tại Hoa Kỳ

2.1.2 Sự ổn định về chính trị

Một vấn đề hết sức quan trọng đối với hoạt động kinh doanh quốc tế của cácdoanh nghiệp là sự ổn định về chính trị của các quốc gia Chính trị và kinh tế có liên quanmật thiết với nhau Ổn định chính trị là cơ sở để phát triển kinh tế và kinh tế phát triển làđiều kiện quan trọng cho chính trị ổn đinh

Hoa Kỳ có một hệ thống chính trị ổn định và một hệ thống pháp lý mạnh mẽ Điềunày tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia kinh doanh quốc tế tại đây

Hoa Kỳ là một nước cộng hoà liên bang thực hiện chế độ chính trị tam quyền phânlập Hiến pháp Hoa Kỳ quy định quyền lập pháp thuộc về Quốc hội, quyền hành phápthuộc về Tổng thống và quyền tư pháp thuộc về Toà án tối cao Mỗi bang có hệ thốnghiến pháp và pháp luật riêng nhưng không được trái với Hiến pháp của Liên bang

Hệ thống của chính phủ Hoa Kỳ được xây dựng dựa trên kiểm tra và cân bằng đểđảm bảo rằng không có một người có quá nhiều quyền lực, do đó đảm bảo hòa bình,chính phủ ổn định Hoa Kỳ được hưởng gần 150 năm ổn định chính trị kể từ khi kết thúccuộc nội chiến (1861 – 1865) đến nay Không có quốc gia nào khác có thể tự hào về tuổi

Trang 15

thọ như vậy Trong khi đó, Đức, Ý, Nga, Trung Quốc có nền văn hóa hàng nghìn nămnay nhưng hệ thống chính trị của họ thì tương đối biến động.

Đảng Dân chủ: đảng chính trị lâu đời nhất trên thế giới với một triết học, lớp họclàm việc tự do (được thành lập trong thập niên 1820); Đảng Dân chủ đại diện cho lậptrường nới rộng hoạt động của chính phủ liên bang, muốn có một kế hoạch chăm sóc sứckhỏe quy mô giúp đỡ những người không có bảo hiểm y tế, đồng thời phải tăng cườngcác luật để điều tiết hoạt động của các nhà tài chính tại Phố Wall

Đảng Cộng Hòa: được thành lập vào năm 1854, xã hội bảo thủ nhưng kinh tế tự dohơn, ủng hộ nền kinh tế thị trường tự do và chủ nghĩa tư bản Ngoài cắt giảm thuế, ĐảngCộng hòa muốn bỏ kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho toàn dân, giảm các quy định liênbang áp đặt trên các tập đoàn, và loại bỏ nhiều chương trình khác, chẳng hạn như chươngtrình hỗ trợ một hệ thống phát thanh truyền hình được chính phủ tài trợ

o Các nhà lãnh đạo chính trị hiện tại

Tổng thống: Barack Obama (kể từ tháng 1 năm 2009): Đảng Dân chủ

2.1.3 Sự thay đổi của các triết lý

Ông John Gilmour, giáo sư về chính sách công tại Đại học William and Mary ởVirginia, cho biết các triết lý về chính quyền của hai phe đã thay đổi qua thời gian: "ĐảngDân chủ từ lâu vẫn hậu thuẫn các chương trình lớn như các bảo hiểm xã hội, an sinh xãhội và Medicare, là các chương trình cung cấp tiền hưu cho người già, hoặc bảo hiểm y tếcho người cao niên, hoặc chương trình chăm sóc sức khỏe cho người nghèo Trong khi đóthì các thành viên của đảng Cộng hòa tương đối cũng có ủng hộ các chương trình này, thếnhưng bây giờ có lẽ ít hơn lúc trước."

Cả ba học giả được trích dẫn ở trên đã chỉ ra: những thay đổi pháp lý và xã hội ởHoa Kỳ trong nửa thế kỷ qua đã góp phần tạo ra những khác biệt giữa hai đảng, ít khichồng lấn với nhau Phong trào dân quyền trong những năm 1960 ở miền nam Hoa Kỳ đãđẩy nhiều thành viên bảo thủ trong đảng Dân chủ về phía đảng Cộng hòa Thành phầncấp tiến ủng hộ sự bình đẳng giới tính và quyền phá thai thì thường gia nhập đảng Dânchủ; trong khi những người ủng hộ các giá trị bảo thủ xã hội, giảm thuế và ít can thiệpcủa chính quyền thường gia nhập nhóm người có đồng quan điểm trong đảng Cộng hòa

Tóm lại, Mỹ là một quốc gia có nền chính trị khá ổn định, rất ít bạo loạn.Tuy có sựkhác nhau về triết lý của hai đảng Dân chủ và Cộng hòa nhưng mỗi đảng lại đi theo conđường riêng nên ít xung đột nhau nên các doanh nghiệp nước ngoài có thể khá yên tâmkhi tiến hành thâm nhập thị trường lớn mạnh này

KDQT

Trang 16

Trước trào lưu hội nhập, các doanh nghiệp đã có nhiều cơ hội để phát triển songcũng gặp không ít khó khăn Một doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường quốc tếphải đối mặt với vô số những yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của mình Một trongnhững yếu tố nan giải nhất là pháp luật Sự thành công hay thất bại của doanh nghiệptrong kinh doanh quốc tế phụ thuộc phần lớn vào doanh nghiệp có am hiểu các chínhsách, các luật lệ của nước sở tại hay không Cho dù doanh nghiệp đóng ở đâu cũng bị ảnhhưởng của hệ thống luật pháp và các chính sách của chính phủ nước đó.

Thất bại trong việc nghiên cứu yếu tố môi trường pháp luật và các ảnh hưởng của

nó đến các hoạt động kinh doanh của mình sẽ dẫn đến những hậu quả không lường trênthị trường quốc tế Trên thực tế đã có nhiều bài học đau đớn xảy ra đối với các doanhnghiệp làm công tác xuất khẩu không nghiên cứu kỹ môi trường pháp luật:

Thời báo Kinh tế Việt Nam số ra ngày 12.1.2001 đưa tin: Đêm ngày 5.1.2001 cảnhsát Indonesia đã bắt giữ 3 giám đốc điều hành của công ty bột ngọt lớn nhất của Nhậtđóng tại Indonesia PT Ajinomoto vì đã sử dụng một loại enzim của lợn để sản xuất mìchính, vi phạm quy định về thực phẩm của đạo Hồi Công ty này đã bị đình chỉ hoạt độngtrong 3 tuần Chính phủ Indonesia và Hội đồng Hồi giáo Ulamad Indonesia (MUI) đãquyết định buộc công ty PT Ajnomoto phải mua lại toàn bộ số mì chính đang lưu hànhtrên thị trường (khoảng 3.000 tấn) Vụ này đã gây thiệt hại cho công ty hàng chục tỷRupiad và còn bị đe doạ rút giấy phép hoạt động tại Indonesia và vào thời điểm đó giá cổphiếu của hãng Ajinomoto tại thị trường chứng khoán Tokyo đã sụt tới 30 điểm

Một bài học khá đau đớn đối với một công ty XNK Đà Nẵng là khi xuất khẩu một

lô hàng mây tre đan sang Australia mà không biết quy định về pháp lý là hàng hoá phảiđược hun trùng trước khi đưa vào cảng Australia Kết quả là toàn bộ lô hàng không đượcchấp nhận và bị bắt huỷ tại chỗ Thiệt hại ở đây không chỉ đối với hàng hoá mà doanhnghiệp còn phải chịu toàn bộ chi phí huỷ lô hàng Chi phí này lớn hơn trị giá lô hàng.Những quy định về pháp lý đối với hàng hoá đưa vào Australia rất nghiêm ngặt nhất làhàng tươi sống

Một xí nghiệp chế biến hàng xuất khẩu ở TP.HCM trong nhiều năm cố gắng màvẫn chưa khai thông được xuất khẩu vịt đông lạnh sang Hàn Quốc cho dù có sự can thiệpcủa nhiều bộ, nhiều ngành Khi nghe tin vịt ở Việt Nam bị mắc dịch bệnh, phía Hàn Quốc

đã cho người kiểm tra và phát hiện một số con vịt bị dính bệnh Hàn Quốc lập tức khôngcho nhập khẩu vịt đông lạnh từ Việt Nam do những quy định rất nghiêm ngặt về vệ sinhthực phẩm ở Hàn Quốc Sau đó, mặc dù cơ quan thú y Việt Nam đã có thông báo xácnhận không còn tình trạng dịch bệnh gia súc, gia cầm tại TP.HCM và Xí nghiệp chế biếnvịt đông lạnh này đã đạt tiêu chuẩn vệ sinh song phía Hàn Quốc vẫn không chấp nhậnnhập khẩu trở lại

Trường hợp 480 tấn dưa hấu của Việt Nam xuất khẩu sang Indonesia bị trả lạicũng là do không biết về quy định pháp lý đối với hàng hoá tươi sống nhập khẩu vàoIndonesia Hàng hoá tươi sống nhập khẩu vào Indonesia phải có giấy chứng nhận củaCông ty giám định Thuỵ Sĩ (SGS) Nhưng khi đưa dưa hấu vào Indonesia, Việt Nam lạilấy chứng nhận của Công ty giám định Việt Nam VINACONTROL

Ví dụ về những bài học thất bại nêu trên của các doanh nghiệp Việt Nam chochúng ta thấy tầm quan trọng của yếu tố pháp luật trong kinh doanh quốc tế Việc nghiên

Trang 17

cứu và hiểu rõ môi trường pháp luật trong nước, môi trường pháp luật ngoài nước, môitrường pháp luật quốc tế và đặc biệt là việc nghiên cứu ảnh hưởng của nó đến các hoạtđộng kinh doanh quốc tế trở nên cấp thiết đối với các nhà hoạt động kinh doanh muốnthành công trên thương trường quốc tế

Nói đến Mỹ, một quốc gia có hệ thống luật pháp nghiêm ngặt với các quy địnhkhắt khe Không chỉ có bộ luật chung mà Mỹ còn có các bộ luật của từng bang Vì thế để

có thể thâm nhập vào thị trường này việc hiểu biết về pháp luật là yếu tố tối quan trọng.Các doanh nghiệp cần phải quan tâm đặc biệt đến điều này Dưới đây là một số luật của

Mỹ ảnh hưởng trực tiếp đến kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp tại đây

2.2.1 Luật thành lập doanh nghiệp tại Mỹ

Ở Hoa Kỳ không có quy định chung cho việc thành lập doanh nghiệp áp dụng chotất cả các bang Quy định này ở mỗi bang một khác Luật của các bang về các loại hìnhdoanh nghiệp có thể không hoàn toàn giống nhau; tuy nhiên, ở tất cả các bang đều tồn tạibốn loại hình doanh nghiệp cơ bản Hầu hết các bang đều không yêu cầu vốn tối thiểu đểthành lập doanh nghiệp

2.2.1.1 Thủ tục đăng ký và công chứng giấy tờ

Công ty nước sở tại phải có đầy đủ giấy tờ thành lập công ty tại nước mình: điều

lệ thành lập công ty, danh sách cổ đông, sáng lập viên, giấy phép hành nghề

Có các giấy tờ kèm theo: xác nhận hoạt động kinh doanh tốt, có hiệu quả do cáccông ty kiểm toán độc lập, có uy tín cấp, do các ngân hàng có uy tín cấp, do các cơ quannhà nước có thẩm quyền cấp (những giấy tờ này do mỗi bang yêu cầu khác nhau)

Mỗi bang có những yêu cầu công chứng giấy tờ khác nhau

2.2.1.2 Lệ phí nộp đơn xin thành lập công ty

Tại Hoa Kỳ, quy định thu lệ phí khi nộp đơn không thực hiện thống nhất, có bangkhông thu lệ phí khi nộp đơn như ở Washington DC, hoặc lệ phí 225USD như ở NewYork nhưng cũng thường phát sinh một số chi phí khác Tổng lệ phí thường không vượtquá 500USD

Thông thường công ty xin thành lập tự nộp đơn cho các cơ quan hữu quan Hoa Kỳ

và hoàn chỉnh các giấy tờ khi có yêu cầu Tuy nhiên để tránh những tốn phí mất thời gian,

hồ sơ chưa có kinh nghiệm nên khó hoàn chỉnh, có thể thuê công ty luật hướng dẫn thủtục, nộp hồ sơ và lệ phí Tốt nhất là thuê công ty luật tại tiểu bang chúng ta muốn thànhlập công ty Phí cho công ty luật làm thủ tục từ vài trăn đến 1000USD

Thời gian cấp phép kể từ khi nhận hồ sơ hoàn chỉnh khoảng 30 ngày

2.2.1.3 Hình thức thành lập công ty

Các công ty nước ngoài có thể thành lập các loại hình công ty như chi nhánh công

ty nước ngoài, công ty con của công ty nước ngoài, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty

cổ phần, công ty liên doanh, công ty liên doanh TNHH tuỳ theo luật mỗi bang cho phép

và tuỳ theo loại hình kinh doanh Nhưng thông thường người ta chọn công ty cổ phần do

Trang 18

trách nhiệm hữu hạn, cơ cấu tổ chức ổn định tương đối lâu dài và có khả năng hùn vốnbằng cách bán cổ phiếu và trái phiếu Hầu hết các công ty của Mỹ đều mang danh viết tắtCorp (công ty cổ phần) hay Inc (trách nhiệm hữu hạn) như một phần của tên giao dịch.Viết tắt của các công ty trách nhiệm hữu hạn ở các nước khác nhau thường được biểu thịkhác nhau Ở Anh là Ltd ở Pháp là SARL ở Đức, Thuỵ Sĩ ký hiệu AG là công ty cổphần, GmbH là công ty hữu hạn…

Việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến thuế phải nộp sau này.Mỗi bang quy định riêng cho mình các loại thuế công ty và cá nhân phải nộp

Sau khi thành lập doanh nghiệp phải khai báo với sở thuế tại địa phương đóng trụ

sở và phải tuân thủ các quy định về khai báo thuế hàng năm

2.2.1.4 Đăng ký giữ tên công ty

Công ty có thể đăng ký giữ tên công ty mình tại một số bang của Hoa Kỳ (tronglúc công ty thấy chưa tiến hành hoạt động ngay được và phải đăng ký sớm tên công tycủa mình, tránh trường hợp có công ty khác đăng ký trước tên công ty của mình ) Thủtục gần tương tự với việc đăng ký thành lập, nhưng không phải đăng ký tiếp với sở thuế,không bị tính thời hạn hoạt động (một số bang cho phép giảm miễn thuế công ty ) Thờihạn bảo lưu tên công ty khoảng 6 tháng và được gia hạn thêm 6 tháng tới 2 năm, tuỳ theobang Lệ phí giữ tên không cao, chỉ vài chục USD /tháng

2.2.1.5 Nội dung cấp phép hoạt động

Sau khi có giấy phép kinh doanh tại Hoa Kỳ, doanh nghiệp phải đăng ký với các

sở Tài chính, sở thuế và các sở phụ trách chuyên ngành nếu hoạt động trong lĩnh vực cóquản lý chuyên ngành

Những yêu cầu về đăng ký kinh doanh cho các bang quy định và công bố danhmục mặt hàng phải có giấy phép kinh doanh mới được hành nghề Người nước ngoài đầu

tư ở Hoa Kỳ chiếm trên 10% cổ phần của công ty phải báo cáo cho Vụ kinh tế BộThương mại và phải tuân thủ quy định 22 USC 3101-3108 về thương mại và dịch vụ, 15CFR nếu vi phạm quy chế báo cáo sẽ bị phạt từ 2500-25000 USD Có bang không chophép người nước ngoài được sở hữu một số loại tài sản cố định như đất đai nông nghiệp,rừng v.v…

2.2.1.6 Thành lập các công ty mới ở bang khác

Công ty nước ngoài được thành lập tại một bang mà muốn mở thêm công ty mớitại bang khác, phải làm thủ tục như khi bắt đầu từ nước ngoài vào bang đó Tuy nhiên thủtục sẽ đơn giản hơn (Công ty Hoa Kỳ từ bang này muốn thành lập công ty/chi nhánh ởmột bang khác cũng có những luật lệ riêng áp dụng cho họ)

2.2.1.7 Thủ tục nhập cảnh cho thương nhân

Thị thực nhập cảnh vào Hoa Kỳ có thể cấp cho một năm, nhiều lần; tuy nhiên việcgia hạn tiếp tại Hoa Kỳ chưa có tiền lệ hoặc thoả thuận cụ thể giữa chính phủ 2 nước.Thị

Trang 19

thực thương được xếp loại B1 Nếu có công ty chi nhánh tại Hoa Kỳ thì loại thị thực làL1và thời hạn tới 3 năm Tuy nhiên việc xin thị thực cho lãnh đạo công ty, cán bộ đếnHoa Kỳ làm việc thương khó khăn phức tạp về thủ tục, giấy tờ do chính sách quản lýnhập cảnh chung, chính sách quản lý hoạt động và nhân sự của Hoa Kỳ Thông thườngnếu thuê luật sư để xin thị thực thì chi phí rất lớn; từ 1500 đến 3000USD cho việc hoànthiện hồ sơ xin thị cho tới lúc được cấp (phí nộp cho chính quyền chỉ khoảng hơn100USD 1 thị thực).

2.2.1.8 Thuế dịch vụ tư vấn luật, thuế, mở tài khoản ngân hàng và lệ phí

Không nhất thiết phải có luật sư giúp khai thủ tục và nộp đơn Phí thuê luật sư đểthành lập công ty không đắt, nhưng trong quá trình hoạt động có những vướng mắc thì sẽđược tính theo giờ, vụ việc và tổng chi phí thường là khá cao và tuỳ theo uy tín của cáccông ty luật và trình độ ,thâm niên của chính luật sư làm việc với khách hàng

Nếu thuê công ty luật giúp thủ tục đăng ký thành lập công ty thì họ cũng chấpnhận làm địa chỉ liên lạc khi cần thiết Dịch vụ này thường là không tính tiền vì coi nhưlàm địa chỉ liên hệ, khi nào có vụ việc phát sinh thì sẽ thoả thuận tính tiền theo vụ việcđó

Sau khi có giấy phép thành lập thì một số ngành nghề còn phải đăng ký với các cơquan quản lý chuyên ngành cấp một giấy phép đăng ký kinh doanh và hành nghề luôn.Tiếp theo là đăng ký với sở thuế và mở tài khoản ngân hàng

Trong quá trình hoạt động việc khai thuế chính xác không chậm trễ là một trongnhững yêu cầu quan trọng đảm bảo hoạt động kinh doanh hiệu quả, tránh những trở ngạikhông cần thiết Việc thuê công ty kiểm toán viên trong trường hợp này cũng tuỳ theoquy mô kinh doanh vì việc thuê kiểm toán viên giống như thuê luật sư, khá tốn kém vàmức độ làm quyết toán báo cáo tài chính khác nhau thì mức tiền thuê cũng khác nhau đểđảm phù hợp với yêu cầu của công ty và giảm thiểu các chi phí cần thiết

2.2.2 Luật lao động

Dạng thứ nhất là "At-Will": tức là hợp động lao động tự nguyện giữa hai bên vàđây là dạng hợp đồng chính được sử dụng tại nước Mỹ cho đa số các công ty và xưởng.Dạng "At-Will" này cho phép người chủ cho công nhân nghỉ việc, hay khai trừ nhân viênkhông cần lý do

Dạng hợp đồng thứ hai "Just-Cause": thì chỉ cho phép người chủ sa thải nhân viênnếu có lý do chính đáng Loại hợp đồng này thường thấy ở những công ty lớn và lâu đờitại Mỹ, hoặc cũng có thể thấy trong những hợp đồng lao động do công đoàn đại diện ký.Khi vào những hợp đồng lao động với công đoàn, chủ hay quản lý công ty hoàn toànkhông thể sa thải người nếu như không có lý do chính đáng

Trang 20

Ngoài hai dạng hợp đồng trên, thì những dạng lao động khác là lao động theo hợpđồng được thỏa thuận trước giữa hai bên, cung cấp dich vụ và bên nhận dịch vụ Nhữnghợp đồng này, không coi là hợp đồng thuê mướn, mà chỉ là dịch vụ dành cho các ngườilàm independent contractor, (cung cấp dịch vụ độc lập)

2.2.2.2 Quy định về lương bổng

Tại Mỹ, để hạn chế sự bóc lột của giới chủ đối với công nhân và nhân viên, luậtlương tối thiểu được đưa ra, yêu cầu toàn bộ các doanh nghiệp phải trả lương bằng haytrên mức tối thiểu này Mức lương tối thiểu hiện nay ở Mỹ do chính phủ liên bang quyđịnh là $5.151 giờ (tính từ năm 1997), và ở tiểu bang California hiện nay là $6.751 giờ.Theo chương trình tăng lương của Mỹ đến năm 2007, mức lương của liên bang sẻ là

$7.25, còn của California là $8.001 giờ

Theo luật lao động liên bang Mỹ, một tuần người công nhân làm việc 40 tiếng làtiêu chuẩn Sau số giờ này, thì những giờ còn lại sẽ tính phụ trội Luật Lao độngCalifornia quy định bắt buộc về việc trả lương phụ trội cho những công nhân làm việctrên 8 tiếng không cần biết số giờ của cả tuần là bao nhiêu Ở những cơ xưởng đòi khỏiphải tăng ca, họ có thể yêu cầu công nhân làm việc 3 ngày liên tục với mỗi ngày 12 tiếng

và cuối tuần thì trả tiền theo giá 36 tiếng cơ bản Nhưng ở California nếu làm như vậy thì

8 tiếng đầu là trả theo cơ bản, 4 tiếng còn lại, thì trả gấp rưỡi Như vậy 1 tuần làm 3 ngày

12 tiếng, ở California sẽ phải trả 42 tiếng tiền công Ngoài ra, nếu công nhân làm việctrên 60 tiếng 1 tuần, thì từ tiếng thứ 61 trở đi, họ được trả gấp đôi mức lương cơ bản.Điều khoảng trả gấp đôi lương cơ bản này còn dược ứng dụng khi làm việc vào nhữngngày lễ lớn Còn khi làm vào cuối tuần thì thông thường được trả gấp rưỡi lương cơ bản

2.2.3 Một số luật bảo vệ người tiêu dùng

Mỹ có rất nhiều luật để bảo vệ người tiêu dùng Những luật này được áp dụng chogần như mọi sản phẩm sản xuất, phân phối hay bán trên thị trường này Các công ty kinhdoanh tại Mỹ cần nắm được điều này để hiểu rõ trách nhiệm của mình đối với sản phẩmhay dịch vụ cung cấp và tránh các rắc rối pháp lý

Thị trường Mỹ với kim ngạch nhập khẩu khổng lồ lên đến trên 1300 tỷ USD là rấthấp dẫn với bất cứ nước nào

2.2.3.1 Luật trách nhiệm đối với sản phẩm

Theo thông luật bảo vệ người tiêu dùng (Common Law Consumer Protection) haycòn gọi là Luật về trách nhiệm đối với sản phẩm (Products Liability Law), cơ quan luậtpháp Hoa Kỳ yêu cầu các nhà sản xuất, phân phối và bán lẻ phải có trách nhiệm đối vớithương tật và thiệt hại do những khuyết tật của sản phẩm gây ra cho người sử dụng hoặcnhững người ở gần sản phẩm đó Trách nhiệm sản phẩm thường dựa trên các nguyên tắcpháp lý về sự bất cẩn, vi phạm bảo hành hoặc trách nhiệm tuyệt đối

Ví dụ: Bồi thường và nộp phạt gần 370 triệu USD do lỗi thiết kế kỹ thuật

Trang 21

Một bồi thẩm đoàn ở hạt San Diego (Hoa Kỳ) ngày 3/6/2004 đã ra phán quyếtbuộc một hãng xe hơi Hoa Kỳ phải trả cho một phụ nữ bị tai nạn khi lái xe do hãng nàysản xuất số tiền kỷ lục là gần 369 triệu USD, gồm 246 triệu tiền phạt và 122,6 triệu tiềnbồi thường.

Theo luật sư của bên nguyên trong vụ kiện này, một trong những nguyên nhân dẫnđến tai nạn thuộc về lỗi kỹ thuật thiết kế xe Chiếc xe có trọng tâm cao, có khoảng cáchgiữa bánh xe trước và sau hẹp khiến người lái khó kiểm soát được tay lái trong những lúcquẹo cua gắt

Vào tháng 1 năm 2002, trên xa lộ liên bang phía đông San Diego, chủ nhân chiếc

xe bị tai nạn này đã tránh một chướng ngại vật trên đường và bị mất kiểm soát tay lái dẫnđến xe bị lật mấy vòng Khi xe bị lật mui xe đã sụp xuống đè lên người nạn nhân làm bà

ta bị liệt nửa người

2.2.3.2 Luật an toàn sản phẩm tiêu dùng

Theo định nghĩa trong CPSA, các sản phẩm tiêu dùng là những vật phẩm hay các

bộ phận của những vật phẩm đó được sản xuất, phân phối hoặc có công dụng để sử dụnglâu dài hoặc tạm thời trong và xung quanh hộ gia đình hay khu cư xá, trường học, nơi vuichơi hay những nơi khác Những sản phẩm không nằm trong phạm vi điều chỉnh củaCPSA bao gồm máy bay, động cơ và thiết bị máy bay, một số loại tàu và thuyền, mỹphẩm, dược phẩm, súng đạn, thực phẩm, xe động cơ và thiết bị xe động cơ, các loại thuốctrừ sâu và các sản phẩm thuốc lá

Hình thức chủ yếu để trừng phạt việc không tuân thủ các quy định của CPSA là từchối không cho nhập hàng vào Hoa Kỳ Ngoài ra, CPSC có thể tiến hành các thủ tục bắtgiữ hoặc cảnh báo sản phẩm nếu sản phẩm đó được coi là có thể gây nguy hiểm KhiCPSC xác định một sản phẩm nguy hiểm, CPSC có thể yêu cầu nhà sản xuất thông báocho công chúng biết khuyết tật hoặc sự không phù hợp của sản phẩm đó và yêu cầu nhàsản xuất hoặc phải sửa chữa, thay thế sản phẩm hoặc trả lại tiền cho người tiêu dùng.Ngoài ra, nhà sản xuất vi phạm luật lệ và có sản phẩm gây tổn thương cho người sử dụng

có thể bị phạt về dân sự hay hình sự

Ví dụ: Thu hồi lò sưởi điện

Ngày 17 tháng 3 năm 2004, CPSC và nhà sản xuất ở Chicago, bang Illinois đã rathông báo số 04-098 thu hồi 150.000 lò sưởi điện do hãng này sản xuất đã được tiêu thụ ởHoa Kỳ với giá từ 30 đến 40 USD/chiếc trong giai đoạn từ tháng 8 năm 1996 đến tháng 2năm 2004

Mặc dù chưa có trường hợp tai nạn nào liên quan đến sản phẩm này được phảnảnh, song CPSC và Công ty đã quyết định thu hồi sản phẩm sau khi phát hiện các mối nốiđiện bên trong lò sưởi có thể bị lỏng dẫn đến các bộ phận kim loại của lò sưởi có thể bịnhiễm điện gây nguy hiểm cho người dùng Người tiêu dùng được khuyến cáo không nên

Trang 22

tiếp tục dùng sản phẩm này, và liên hệ với Công ty để được sửa chữa miễn phí hoặc thaythế sản phẩm mới.

2.2.4 Một số quy định về hàng nhập khẩu vào Mỹ

2.2.4.1 Quy định về xuất sứ hàng nhập khẩu đưa vào Mỹ

Việc xác định xuất sứ rất quan trọng vì hàng nhập khẩu ở những nước đang pháttriển hoặc những nước đã ký kết hiệp định thương mại với Mỹ sẽ được hưởng thuế xuấtthấp hơn

Xuất sứ của mặt hàng được xác định theo nguyên tắc biến đổi phần lớn về giá trị

và được định nghĩa như sau: sản phẩm được xác định vào nước gốc là nơi cuối cùng sảnxuất ra sản phẩm với du lịch sản phẩm đã biến dạng để mang tên mới và có đặc tính sửdụng mới Ví dụ khi Việt Nam nhập khẩu vải để may thành áo xuất khẩu sang Mỹ thì sảnphẩm mang xuất xứ Việt Nam, vì khi ấy tên của sản phẩm mới là áo và để mặc khác vớisản xuất đặc tính ban đầu của vải Hoặc Việt Nam nhập khẩu da về may mũ giày, rồi đưa

đi nước khác để gắn với đế thành giầy hoàn chỉnh, trường hợp này xuất xứ của sản phẩmđược ghi là Việt Nam

Khi xuất khẩu vào Mỹ, muốn được hưởng thuế xuất ưu đãi theo nước xuất xứ, luật

Mỹ quy định trên sản phẩm phải ghi nhãn của nước xuất xứ Sản phẩm xuất xứ từ ViệtNam thì phải ghi “made in Việt Nam” Quy định này chỉ bắt buộc với sản phẩm hoànchỉnh, khi nhập vào Mỹ có thể bán thẳng cho người tiêu dùng

Có một quy định đặc biệt là hàng hoá gốc từ Mỹ đưa sang nước khác để sắp xếplại, gia công thêm và đóng gói khi nhập khẩu trở lại Mỹ sẽ không phải đóng thuế nhậpkhẩu cho phần nguyên liệu có gốc từ Mỹ Dựa vào quy định này, các doanh nghiệp có thểnhận vải cắt sẵn của công ty Mỹ cung cấp, về may thành áo quần… rồi xuất khẩu trở lại

Mỹ sẽ chỉ phải chịu thuế nhập khẩu đối với phần phí gia công

2.2.5.2 Quy định về nhãn hiệu hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ

Quy định: Mọi hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ ngoại quốc, phải ghi rõ ràng, khôngtẩy xoá được, ở chỗ dễ nhìn thấy được trên bao bì xuất nhập khẩu Tên người mua cuốicùng ở Mỹ, tên bằng tiếng Anh nước xuất xứ hàng hoá đó Hàng đến tay người mua cuốicùng thì trên các bao bì, vật dụng chứa đựng bao bì tiêu dùng của hàng hoá cũng phải ghi

rõ nước xuất xứ của hàng hoá bên trong

Luật pháp Mỹ quy định: Các nhãn hiệu hàng hoá phải được đăng ký tại cục HảiQuan Mỹ Hàng hoá mang nhãn hiệu giả hoặc sao chép, bắt chước một nhãn hiệu đã đăng

ký bản q uyền của một công ty Mỹ hay một công ty nước ngoài đã đăng bản quyền đều bịcấm nhập khẩu vào Mỹ Bản sao đăng ký nhãn hiệu hàng hoá phải nộp cho cục Hải Quan

Mỹ và được lưu giữ theo quy định hàng nhập khẩu vào Mỹ có nhãn hiệu giả sẽ bị tịch thusung công

Trang 23

Theo "Copyrigh Revíion Act" của Mỹ, hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ theo các bảnsao chép các thương hiệu đã đăng ký mà không được phép của người có bản quyền là viphạm luật bản quyền, sẽ bị bắt giữ và tịch thu, các bản sao các thương hiệu đó sẽ bị huỷ.Các chủ sở hữu bản quyền muốn được cục Hải Quan Mỹ bảo vệ quyền lợi thì cần đăng

ký khiếu nại bản quyền tại văn phòng bản quyền theo các thủ tục hiện hành

Xử lý vi phạm

* Hàng nhập vào Mỹ không tuân thủ quy định trên sẽ bị phạt mức 10% giá trị lôhàng và phải thực hiện thêm một số yêu cầu nữa Tuy nhiên, không phải có nghĩa làngười nhập khẩu được miễn thi hành nghĩa vụ đã quy định

* Hàng nhập khẩu không đáp ứng đúng yêu cầu về ghi mác mã sẽ bị giữ lại ở khuvực Hải Quan Mỹ cho tới khi người nhập khẩu thu xếp tái xuất trở lại, phá huỷ đi hoặctới khi hàng được xem là bỏ để chính phủ định đoạt toàn bộ hoặc từng phần

* Phần 304(h) Luật thuế của Mỹ quy định ai cố tình vi phạm, cố tình che dấu sẽ bịphạm tiền 5000 USD hoặc bỏ tù dưới 1 năm

Trường hợp có sự phối hợp với nước ngoài để thay đổi tẩy xoá mác mã về xuất xứhàng hoá thị bị phạm 100000USD với lần đầu và các vi phạm sau đó là 250000USD

2.2.6.1 Luật thuế đối kháng

Mục đích của luật này là làm vô hiệu hoá ưu thế cạnh tranh không bình đẳng củanhà sản xuất/xuất khẩu nước ngoài đối với nhà sản xuất/xuất khẩu Hoa Kỳ nhờ có trợ cấpcủa nước họ Thuế đối kháng đúng bằng trị giá tịnh của phần trợ cấp và được thu khinhập khẩu vào Hoa Kỳ

Phần A Chương VII Luật thuế quan 1930, bổ sung bằng Luật Hiệp định thươngmại 1979, bổ sung bằng Luật thuế quan và thương mại 1984, OTCA 1988 và luật về cáchiệp định thương mại vòng đàm phán Uruguay 1994 nêu rõ: ngoài các lọai thuế, phí khác,thuế đối kháng sẽ được đánh tương đương với trợ giá tịnh của phần trợ cấp, nếu thoả mãnhai điều kiện: một là Bộ Thương mại Hoa Kỳ- cần phải làm rõ là có trợ cấp đối kháng,trực tiếp hay gián tiếp, liên quan đến sản xuất, xuất khẩu của nhóm/loại hàng nhập khẩuhoặc được bán vào Hoa Kỳ và phải xác định trị giá của phần trợ cấp tịnh Hai là, ủy banThương mại quốc tế Hoa Kỳ-ITC-phải xác định được là ngành công nghiệp Hoa Kỳ bịthiệt hại vật chất, hoặc có nguy cơ bị thiệt hại vật chất, hoặc việc hình thành một ngành

Ngày đăng: 14/03/2014, 15:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w