ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA MỸ ĐẾN HOẠT ĐỘNG KDQT

Một phần của tài liệu Bài thảo luận: Phân tích ảnh hưởng của môi trường kinh doanh quốc tế của Mỹ đến hoạt động kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp pot (Trang 31 - 34)

KDQT

2.4.1. Môi trường văn hóa Mỹ

Nền văn hoá của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ thật đa dạng, phong phú, cũng giống như một cây xanh cao to, gồm nhiều cành, nhánh và dĩ nhiên là chúng mọc xúm xít chung quanh thân hình chính, làm nên diện mạo đầy đủ cho vây xanh đó.

Tuy bắt nguồn từ văn hoá Tây Âu là chính nhưng khi hình thành phát triển thì văn hoá Mỹ thể hiện là một nền văn hoá đa dạng – phức tạp do gần 300 năm hấp thụ được ở những người nhập cư và tỵ nạn từ khắp thế giới, tức là xã hội Mỹ có nhiều nền văn hoá và các nhánh văn hoá phụ.

Ngôn ngữ và bản sắc dân tộc

Theo số liệu của Bộ lao động và thương mại nêu trong cuốn sách “một thế kỷ tăng trưởng dân số”, cho biết: Khi người Anh đến Mỹ nhập cư ngày một gia tăng chiếm 60 đến 80% dân số Mỹ thì 13 thuộc địa đầu tiên là do người Anh cai trị. Luật pháp, cơ cấu tổ chức chính quyền, đời sống văn hoá xã hội thuộc địa Mỹ chủ yếu mang đặc điểm Anglo – saxon. Tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng ở tất cả mọi nơi trừ những cộng đồng “nước ngoài” biệt lập.

Cho đến tận ngày nay, nước Mỹ vẫn chưa có ngôn ngữ chính thức, 1/3 số bang lấy tiếng Anh làm ngôn ngữ chích thức, 2/3 số bang còn lại coi tiếng Mỹ hoặc không coi ngôn ngữ nào là chícnh thức. Riêng bang đảo Hawai lại tuyên bố có hai ngôn ngữ chính thức tiếng Anh và tiếng Hawai. Việc ủng hộ tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức cũng khác nhau. Tuy nhiên, trong kinh doanh quốc tế, tiếng Anh là ngôn ngữ chính được sử dụng ở tất cả mọi nơi trừ những cộng đồng “nước ngoài” biệt lập.

Tôn giáo

Mỹ là một nước đa chủng tộc, gần như không thiếu một màu da nào, một dân tộc nào trên đất nước này. Góp vào bức tranh xã hội đầy màu sắc, tôn giáo Mỹ hết sức đa dạng, phong phú, mang một bản sắc riêng không thấy ở bất cứ quốc gia nào khác.

Hiện nay, ở Mỹ có khoảng 219 tôn giáo nhỏ phân chia thành 341 nghìn tổ chức địa phương. Tôn giáo lớn nhất và quan trọng nhất nước này là Christmas (còn gọi là đạo KiTô hay Cơ Đốc Giáo) có khoảng 76,8 triệu tín đồ; Protestant (Tân Giáo), 52 triệu tín đồ; Roman Catholics (Thiên chúa La Mã), 3,9 triệu tín đồ; Judaism (Do Thái), 4 triệu tín đồ; tiếp theo là Eastern Othodox Church (Chính giáo phương Đông); rồi Hồi giáo, Phật giáo, Quaker, Mormons... Với một nền tôn giáo đa giáo phái và với một số lượng khổng lồ người tham gia các hoạt động tôn giáo như vậy mà trên nước Mỹ hiện nay không hề xảy ra các cuộc tàn sát hay xung đột tôn giáo.

Theo thời gian, những tình cảm hoà đồng tôn giáo Mỹ trở nên bình thường, mọi cộng đồng tôn giáo vừa độc lập, vừa cùng nhau sinh sống. Những điều đó có được là nhờ 3 yếu tố cơ bản là Nhà nước, gia đình và tư tưởng người dân.

Ở Mỹ, hiện tượng trong một gia đình có năm người mà có ba, bốn quốc tịch là chuyện bình thường. Như một gia đình có người bố là người Anh theo Tôn giáo, người mẹ là người Ireland theo phái Calvin, các người con mỗi người theo một tôn giáo. Như vậy, sự hoà đồng trong tôn giáo chỉ có ở một đất nước như Mỹ khi mà quyền tự do cá nhân được tôn trọng: Tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do điều trần... và không ngoại trừ tự do tín ngưỡng.

Tính cách, lối sống và suy nghĩ của con người Mỹ

Khác với một số nền văn hóa khác, nhất là văn hóa Châu Á, nhìn chung, người Mỹ rất coi trọng tự do cá nhân và tính tự lập. Gia đình, cộng đồng, tôn giáo, hoặc tổ chức là thứ yếu so với các quyền cá nhân. Chủ nghĩa cá nhân này cũng dẫn đến một tính cách nổi bật của người Mỹ là cạnh tranh.

Phong cách chung của doanh nhân Mỹ là ít chú ý đến nghi lễ, đi thẳng vào vấn đề, và muốn có kết quả nhanh. Trong đàm phán, người Mỹ thường xác định trước và rõ mục tiêu cần đạt được, chiến lược và chiến thuật đàm phán, và dùng số liệu để chứng minh cho các luận điểm của mình. Họ muốn dành chiến thắng về phần mình, song cũng sẵn sàng thỏa hiệp trên cơ sở đôi bên cùng có lợi. ở Hoa Kỳ, “có đi có lại” là nguyên tắc quan trọng trong đàm phán chính trị cũng như trong kinh doanh.

Người Mỹ thích nói thẳng, rõ ràng, và dễ hiểu. Họ không thích kiểu nói vòng vo, xa xôi, hoặc ví von. Nhìn chung, khi người Mỹ nói “được” thì có nghĩa là được và “không được” có nghĩa là không được. Người Mỹ không ngại ngùng khi trả lời “tôi không biết” nếu như họ không biết về vấn đề mà bạn quan tâm, hoặc “tôi không phụ trách việc này” nếu như vấn đề bạn quan tâm không trong phạm vi trách nhiệm của họ. Tuy nhiên, người Mỹ thường sẵn sàng chỉ cho bạn biết bạn phải hỏi ai hoặc tìm ở đâu để có những thông tin mà bạn cần, hoặc ai là người phụ trách việc mà bạn quan tâm.

Tính thẳng thắn và sự lịch thiệp cũng có mức độ khác nhau tuỳ theo vùng. Người New York nổi tiếng là trực tính, và thậm chí hơi thô bạo nếu so sánh với văn hóa Châu á. Người ở vùng Trung Tây cũng thẳng thắn nhưng thường lịch sự hơn nhiều. Người California không phải lúc nào cũng nói đúng ý nghĩ của họ. Ví dụ ở Los Angeles – miền đất của những giấc mơ - nếu ai đó nói với bạn “Tôi sẽ trở lại vấn đề này với bạn” thì cũng có thể là họ sẽ làm như vậy thật, song cũng có thể họ ngụ ý là “Bạn không có cơ hội”.

Nhìn chung, người Mỹ không có thói quen nói hoặc cười to trong khi ăn uống hoặc ở nơi công cộng. Họ rất tự giác xếp hàng đợi đến lượt mình khi có từ hai người trở lên, và không có thói quen chen ngang hàng. Tại cửa ra vào thang máy, tầu điện ngầm, hoặc xe buýt, người ở ngoài thường đợi cho người ở trong ra hết rồi mới vào. Người Mỹ

có thói quen cám ơn khi được người khác giúp đỡ dù chỉ là một việc rất nhỏ như nhường đường chẳng hạn.

Thời gian

Đối với người Mỹ, thời gian chính là nguồn của cải quý giá giống như nước hay than đá, cái mà con người có thể sử dụng tốt và cũng có thể sử dụng không tốt: “Thời gian là tiền bạc”, “Cuộc đời bạn chỉ có từng ấy thời gian và bạn nên biết cách sử dụng một cách khôn ngoan”... Ngay từ rất bé, người Mỹ đã được dạy rằng tương lai không thể tốt hơn quá khứ và hiện tại nếu con người ta không sử dụng thời gian của mình cho những mục đích củng cố xây dựng và có định hướng cho tương lai. Vì thế nên người Mỹ tỏ ra rất khâm phục người có “đầu óc tổ chức tốt”, những người thường viết ra họ sẽ làm gì trong ngày. Con người có lý tưởng theo họ phải là người đúng giờ và biết quý trọng thời gian của người khác.

Thái độ về thời gian không được số đông trên thế giới chia sẻ, nhất là không phải là châu Âu. Họ có thể coi thời gian như một cái gì đó đơn giản nhưng vô hình ở xung quanh họ chứ không phải là một cái gì đó mà họ có thể sử dụng được. Một trong những điều khó đối với người nước ngoài sống ở Mỹ là phải điều chỉnh để mình quen với khái niệm thời gian cần phải tiết kiệm bất cứ khi nào có thể và hàng ngày phải biết cách sử dụng cho khôn ngoan.

Trong cố gắng để sử dụng thời gian cho tốt, người Mỹ bị người nước ngoài nhìn nhận rằng, họ giống như những cỗ máy, những sinh vật không có cảm xúc. Do luôn quá coi trọng thời gian nên họ không thể tham gia hay hoà đồng vào cộng đồng chung của loài người, điều mà thực sự rất quan trọng trong cuộc sống.

Thay cho lời kết

Nếu so sánh với các nước Tây Âu như Pháp, Anh, Italia... thì có thể nói cuộc sống ở Mỹ gấp gáp hơn, văn hoá Mỹ mang tính thương mại cao hơn và có nhiều biểu hiện của chủ nghĩa cực đoan. Về phương diện nào đó, văn hoá Mỹ đồng cảm với chủ trương của các nhà vạch chính sách Mỹ là khuếch trương một số khía cạnh văn hoá Mỹ, lối sống Mỹ ra các khu vực khác trên thế giới, làm cho văn hoá Mỹ chiếm vị trí thượng phong, được hoan nghênh và hỗ trợ cho kỳ vọng nước Mỹ luôn mạnh nhất thế giới, chỉ huy được các quốc gia khác, mọi quyền lợi (kể cả văn hoá) của họ phải ít nhiều phục vụ cho chủ nghĩa thực dụng của Mỹ.

Một phần của tài liệu Bài thảo luận: Phân tích ảnh hưởng của môi trường kinh doanh quốc tế của Mỹ đến hoạt động kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp pot (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w