1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài: Hàm ngôn trong ca dao người Việt

150 5 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hàm ngôn trong ca dao người Việt
Tác giả Lê Trần Hữu
Người hướng dẫn TS. Đoàn Thị Tâm
Trường học Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Ngôn ngữ học
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2016
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 150
Dung lượng 36,48 MB

Nội dung

trên cơ sở khái quát về lí thuyết hàm ngôn ngữ và khảo sát các bài ca dao, luận văn Hàm ngôn trong ca dao người Việt làm rõ một số vấn đề về hàm ngôn và các phương thức tạo ra hàm ngôn trong ca dao. Đồng thời luận văn cũng phân tích một số đặc trưng văn hóa dân tộc qua hàm ngôn trong ca dao Việt Nam.

Trang 2

TRUONG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HÒ CHÍ MINH Lê Trần Hữu HÀM NGÔN TRONG CA DAO NGƯỜI VIỆT Chuyên ngành : Ngôn ngữ học Mã số : 60 22 02 40 LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA NƯỚC NGOÀI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS DOAN THI TAM

Thành phố Hồ Chí

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các

liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bó trong bắt kỳ công trình nào khác

Tác giả

Trang 4

Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô trong Khoa Ngữ

văn cùng toàn thể các cán bộ Phòng Sau Đại học, Trường Đại học Sư phạm TP

Hồ Chí Minh đã tận tâm giảng dạy, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất

cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường để tôi hoàn thành luận

văn thạc sĩ

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến TS Đoàn Thị Tâm - người

đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và chu đáo cho tôi trong suốt quá trình

thực hiện luận văn

Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

Trang phy bia Loi cam doan Lời cảm ơn Mục lục

MỞ ĐẦU

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Khái quát về ca đao

1.1.1 Khái niệm ca dao

1.1.2 Phân biệt ca dao với các thể loại gần gũi

1.2 Hàm ngôn và các thuật ngữ hữu quan

1.2.1 Mối quan hệ giữa hàm ngôn và hiển ngôn 1.2.2 Mối quan hệ giữa hàm ngôn và tiền giả định

1.3 Phân loại ý nghĩa hàm ngôn 1.4 Mục đích sử dụng hàm ngôn

144.1 Vì lí do khiêm tốn

1.4.2 Giữ thể điện cho người đối thoại

1.4.3 Người nói không muốn chịu trách nhiệm về phát ngôn của mình

1.5 Đặc trưng văn hóa và việc tạo hàm ngôn

1.6 Tiểu kết

Chuong2 MOT SO PHƯƠNG THỨC TAO HAM NGÔN

TRONG CA DAO

2.1 Cơ sở nhận diện hàm ngôn trong ca dao

2.2 Khảo sát và phân loại phương thức tạo hàm ngôn 2.3 Miêu tả các phương thức tạo hàm ngôn trong ca dao

2.3.1 Phương thức chơi chữ

2.3.2 Phương thức vi phạm các quy tắc hội thoại

Trang 6

2.3.5 Phương thức vi phạm quy tắc lập luận 2.3.6 Phương thức phóng đại 2.3.7 Phương thức nói giảm 2.3.8 Phương thức nói vòng 2.3.9 Phương thức dùng “motip” 2.4 Tiểu kết

Chương 3 MỘT SÓ ĐẶC ĐIỂM VÀ ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA VIỆT

NAM QUA HÀM NGÔN TRONG CA DAO

3.1 Nhận xét về một số đặc điểm của hàm ngôn trong ca dao

3.1.1 Tính biểu trưng cao

3.1.2 Giàu chất biểu cảm

3.1.3 Tính năng động, linh hoạt

3.2 Đặc trưng văn hóa Việt Nam qua hàm ngôn trong ca dao

3.2.1 Văn hóa thể hiện tính cộng đồng

3.2.2 Văn hóa coi trọng tình cảm

3.2.3 Văn hóa coi trọng danh dự, thể diện

3.2.4 Văn hóa coi trọng sự tế nhị, ý tứ và hòa thuận

3.3 Tiểu kết

KẾT LUẬN

Trang 7

Đại học Sư phạm: Đại học Quốc gia: Hành động hoặc nhân vật A: Hành động hoặc nhân vật B: Người đáp lời: Người trao lời: Nhà xuất bản: P: q r

Sự vật, hiện tượng hoặc sự kiện: Sự vật, hiện tượng hoặc sự kiện:

Trang 8

MO BAU

1 Lý do chọn đề tài

“Được thử thách qua không gian, thời gian và lòng người, được gọt giữa bởi hàng vạn nhà thơ dân gian vô danh, ca dao Việt Nam đã trở nên những viên ngọc quý ông ánh trong kho tàng văn học dân gian của dân tộc” [48, tr.5] Ca

đao từ lâu đã trở thành “món ăn” tỉnh thần không thẻ thiếu của người lao động

Có thể nói, lớp lớp thế hệ con người Việt Nam không ai không thuộc đôi ba câu

ca dao Ca dao không chỉ là sản phẩm của tư duy khối óc mà đó còn là tiếng nói

của trái tìm con người lao động vì với người lao động bình dân, tình và nghĩa

luôn quyện chặt làm nên đời sống tỉnh thần phong phú và sâu sắc Do đó, giá trị trường tồn của ca dao đôi khi không chỉ ở chỗ nội dung và hình thức ngắn gọn,

có van, có nhịp hay đễ nhớ, dễ thuộc mà điều quan trọng làm nên giá trị của ca

dao chính là những tình, những ý mà dân gian hàm ẩn trong mỗi câu ca dao Qua

ca dao, giá trị truyền thống và tâm hồn của người Việt Nam được thể hiện, lưu

giữ một cách rõ nét và trọn vẹn Song, mỗi bài ca dao lại có một nét riêng, an chứa những giá trị khác nhau Giá trị đó được tạo nên chính nhờ việc sử dụng

hàm ngôn đầy dụng ý và tỉnh tế

Trong giao tiếp hàng ngày, đôi khi vì vấn đề tế nhị, lịch sự hay vì khong muốn làm mắt thể diện cho người nghe hoặc bản thân người nói không muốn

chịu trách nhiệm về lời nói của mình, người nói phải nói vòng vo, nói bóng gió,

nói ân ý chứ không thê nói thăng, nói trắng ra những nội dung mà mình muốn

nói Chính đặc điểm này cũng trả lời cho câu hỏi tại sao cùng một nội dung ngôn từ nhưng có người diễn đạt rất hay có người lại diễn đạt lại dở; có những câu nói thâm thúy nhưng có câu nói lại hời hợt, nông cạn; có người nói làm người nghe “chột dạ” nhưng người khác nói lại làm họ mắt mặt

Nếu trong giao tiếp thường ngày người ta đã sử dụng cách nói an ý, hàm

ngôn thì trong ca dao hàm ngôn lại cảng được vận dụng một cách khéo léo,

Trang 9

chỉ hiểu theo nghĩa tường minh, hiểu một cách đơn giản ở bề nỗi của ngôn từ thì

chẳng còn gì gọi là văn chương nghệ thuật Tuy nhiên không phải bài ca dao nào

người đọc cũng có thể tiếp nhận ngay được nội dung ý nghĩa của nó mà đôi khi

cần phải tư duy, lập luận đề hiểu được nghĩa hàm ân của bài ca dao Vì nếu đọc một bài ca dao mà chưa tìm ra được nghĩa hàm ẩn coi như chưa hiểu được gì về

bài ca dao đó

Trong cuộc sống, ca dao luôn được vận dụng một cách phổ biến, linh

hoạt, hiệu quả và là đối tượng được nhiều chuyên ngành quan tâm nghiên cứu

Đồng thời, ca dao cũng là một trong những nội dung được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn ở các trường trung học phổ thông hiện nay

Từ cơ sở lí luận và thực tiễn trên, chúng tôi chọn: “Hàm ngôn trong ca

dao người Việt” đễ thực hiện đề tài nghiên cứu 2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

2.1 Nghiên cứu về lý thuyết hàm ngôn

Lý thuyết hàm ngôn được các nhà nghiên cứu ngôn ngữ chú ý và bắt đầu đi sâu vào tìm hiểu khá muộn so với các vấn đề khác trong ngôn ngữ học Tuy nhiên, từ trước đến nay trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về lý thuyết hàm ngôn và các lý thuyết liên

quan Có những công trình tập trung đi sâu nghiên cứu về hàm ngôn nhưng cũng có những công trình chỉ nghiên cứu một cách khái quát; mỗi tác giả lại có những

nhận định khác nhau về hàm ngôn và những vấn đề liên quan đến hàm ngôn Tắt

cả đã góp thêm những “nét vẽ” và “gam màu” mới cho “bức tranh” toàn cảnh về hàm ngôn

2.1.1 Tình hình nghiên cứu về hàm ngôn trên thế giới

Trước hết phải kể đến công trình nghiên cứu của H.P.Grice Ông đã có

công lớn trong việc phân biệt ý nghĩa được suy ra ngẫu nhiên (hay còn gọi là ý nghĩa tự nhiên) với ý nghĩa được truyền đạt có ý định (ý nghĩa không tự nhiên),

Trang 10

ý định đòi hỏi ý nghĩa đó phải nằm trong ý định của người nói và phải được

người nghe tiếp nhận, lĩnh hội Trong cuốn “ý ¿huyết vẻ nghĩa hàm ẩn”, tác giả cũng chỉ ra 4 phương châm cộng tác trong hội thoại gồm: phương châm vẻ chát,

phương châm vẻ lượng, phương châm cách thức và phương châm quan hệ Khi người nói vi phạm một trong 4 quy tắc nảy thì hàm ý sẽ được tạo ra Tuy nhiên,

sự vi phạm có thể do vô tình hoặc có ý

Từ cuối những năm 50 của thế kỷ XX, H.P.Grice gọi hàm ý là hàm ngôn

hội thoại Trong công trình “Logie và hội thoai”, dng tập trung làm rõ sự khác

biệt (về mặt trực giác) giữa “cái được diễn tả bằng lời” trong câu nói và “cái

được gợi ý” (hoặc nói bóng gió) trong câu nói Để chỉ “cái được gợi ý” này, Girice (1975; 1978) đã sử dụng các thuật ngữ mới là hàm ý (implicate) và hàm

ngôn (implicature); đồng thời, ông xem phần được mã hóa ngôn ngữ của phát ngôn là “cái được nói đến” Ông quan niệm tổng số “cái được nói đến trong câu”

và “cái được hàm ý” trong cùng một câu nói đó là “các ý nghĩa biểu hiện của

một phát ngôn” [Dẫn theo Gergely Bottyán] Mặc dù, mới ra đời gần nửa thế kỷ,

khái niệm hàm ý cùng các lý thuyết hội thoại của H.P.Grice được đánh giá là một bước tiến quan trọng của ngôn ngữ học Trong các công trình của mình,

H.P.Grice nhận xét: trong giao tiếp, nhiều khi chúng ta “nói điều này nhưng thật

ra muốn nói một điều khác” Phát hiện của ông đã mở ra một trào lưu mới trong

nghiên cứu ngôn ngữ W.A.Davis (2005) khẳng định: “/fàm ngôn hội thoại đã trở thành một trong những chủ đề chính của ngữ dung hoc.”

Tác giả George Yule [22] cũng đã nêu lên quan điểm riêng khi bàn đến tiền giả định Ông cho rằng tiền giả định phải chia thành 2 loại: tiền giả định từ vựng và tiền giả định cấu trúc Về ñàm: ý, theo tác giả, khi người nghe thông tin lời thoại phải nắm được người nói đang cộng tác và có chủ định thông báo ngầm

một điều gì đó thông qua lớp nghĩa mà được từ ngữ gợi lại, ý nghĩa phụ thêm do từ ngữ gợi lại đó chính là hàm ý Tức là cái thông báo nhiều hơn cái được nói ra

Trang 11

hội thoại và hàm ý quy ước Trong đó, hàm ý hội thoại gồm hàm ý hội thoại dùng chung, hàm ý hội thoại thang độ và hàm ý hội thoại dùng riêng Ông cho

rằng hàm ý hội thoại phụ thuộc vào nguyên tắc cộng tác của Grice, tức là dựa

trên các phương châm hội thoại Còn hàm ý quy ước không liên quan đến

nguyên tắc cộng tác mà “lién quan đến những từ riêng biệt và được rút ra từ

những ý nghĩa phụ thêm có được truyên đạt khi những từ này được dùng, vi dụ: nhưng, ngay cá”

Trong cuốn “Phân tích diễn ngôn”, Greorge Yule va Gillian Brown cho rằng tiền giả định là “cái mà người nói xem là cơ sở chung của những người

tham gia hội thoại ”

Ngoài ra, C.J.Fillmore, J.L Austin, G.Lakoff, D.Gordo cũng nghiên cứu về

hàm ngôn và các vấn đề liên quan đến hàm ngôn

2.1.2 Tình hình nghiên cứu hàm ngôn ở Việt Nam

Trên cơ sở kế thừa và phát huy những thành tựu nghiên cứu về hàm ngôn của các nhà ngôn ngữ trên thế giới, các nhà ngôn ngữ học ở Việt Nam bước đầu đã khai thác, tìm hiểu và nghiên cứu về hàm ngôn ở nhiều góc độ và phương,

diện khác nhau, cụ thể:

Công trình “Quy luật ngôn ngữ” của Hồ Lê [51] đề cập đến vấn đề ý nghĩa biểu hiện và ý nghĩa hàm ân trong phát ngôn Trong đó, tác giả đã phân loại ý nghĩa hàm ẩn thành: ý nghĩa hàm ẩn ngữ huống và ý nghĩa hàm ẩn ngôn từ; ý nghĩa hàm ấn hạn chế, ý nghĩa hàm ẩn tự do và ý nghĩa hàm ẩn dự cảm Đồng thời, ông cũng nêu lên phương thức hiển ngôn, phương thức hàm ngôn và đặt chúng vào trong những công thức tông quát

Trong một công trình khác của Hồ Lê “?ïnh quy luật của hệ ngôn ngữ

liên đối tượng” [52], ông cũng đã đề cập đến vấn đề tiền giả định nhưng là tiền giả định của lời Và ông cũng chỉ ra mối quan hệ giữa hàm nghĩa, hàm ý và tiền

giả định của lời Trong hai công trình trên, ông đã có nhiều sáng tạo, đóng góp

Trang 12

vốn đĩ mang tính tiết kiệm thì ông lại đưa ra quá nhiều thuật ngữ có phần chỉ tiết

và dài dòng Do đó, để nắm bắt và khái được hệ thống thuật ngữ của tác giả sẽ là một thách thức lớn đối với những ai muốn vận dụng hệ thống thuật ngữ và cách

phân loại này

Cao Xuân Hạo đã nêu ra những vấn đề về nghĩa hiển ngôn và nghĩa hàm ẩn trong công trình “Tiếng Việt - máy vấn đề ngữ âm- ngữ pháp, ngữ nghĩa”

[33] Cao Xuân Hạo cũng cho rằng hàm ý có 2 loại là hàm ý ngôn ngữ và hàm ý hội thoại Và hàm ý hội thoại ở đây cũng chính là hàm ngôn Bên cạnh đó, ông

còn đưa ra khái niệm về tiền giả định và hàm ý Từ đó, ông đi sâu vào phân tích,

miêu tả chỉ rõ tiền giả định trong câu, tiền giả định trong từ; hàm ý của những từ

tình thái, hàm ý của một số phụ từ Đồng thời, dựa trên nguyên tắc cộng tác hội

thoại Grice, Cao Xuân Hạo đã miêu tả chỉ tiết các phương châm hội thoại và chỉ

ra nguyên nhân vi phạm các phương châm về lượng, phương châm về chất, phương châm về cách thức và phương châm về quan hệ là do có tình hoặc vô ý:

Tuy nhiên, đôi khi vì tôn trọng phương thức này mà người nói lại vi phạm

phương châm khác Đặc biệt, tác giả đã chỉ ra những nhân tố cơ bản đưa đến

việc sử dụng hàm ngôn

Nếu như trong công trình trước đây, Cao Xuân Hạo cho rằng ý nghĩa hàm ẩn bao gồm tiền giả định và hàm ý thì trong cuốn “Câu rong tiếng Việt” cũng do chính ông chủ biên sau này, ông lại chỉ ra hiển ngôn gồm tiền giả định và hiển nghĩa, còn hàm ngôn thì không được hiểu trực tiếp qua câu chữ mà phải suy

ra từ nguyên văn, từ các nghĩa trong cấu trúc và từ ngôn cảnh Theo ông, hàm

ngôn có hàm nghĩa và ẩn ý Như vậy, quan niệm của ông có sự thay đôi, khác biệt giữa hai công trình nghiên cứu và chắc chắn tác giả có lí do nhất định về sự thay đổi đó

Đề cập đến vấn đề hàm ngôn, trong cuốn “Lôgic ngôn ngữ học” [66],

Hoàng Phê khẳng định: “Hàm ngôn là những gì người nghe phải tự mình suy ra

Trang 13

trong một ngôn cảnh nhất định ” Ông cũng đưa ra cầu trúc ngữ nghĩa của lời là một cấu trúc nhiều tầng, bao gồm 3 yếu tố là: điển giả định, hiển ngôn và hàm ngôn và 3 yếu tố này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau tạo nên ngữ nghĩa của lời Tiền giả định là cơ sở cho hiển ngôn và cùng với hiển ngôn là cơ sở cho hàm ngôn

Đỗ Hữu Châu trong công trình “Đại cương - Ngữ dụng học — Ngữ pháp

văn bản” [10] đã đưa ra cách hiểu về nghĩa tường mình và nghĩa hàm an: “mdr phát ngơn, ngồi ý nghĩa được nói ra trực tiếp nhờ các yếu tố ngôn ngữ (âm, từ, kết cấu cú pháp, ) còn có nhiều ý nghĩa khác mà chúng ta phải dùng đến thao tác suy ý, dựa vào ngữ cảnh, ngôn cảnh và các quy tắc điều khiển hành vi ngôn

ngữ, điều khiển lập luận, điều khiển hội thoại, mới nắm bắt được Ÿ nghĩa trực

tiếp do các yếu tố ngôn ngữ đem lại được gọi là ý nghĩa tường mình, có tác giả

goi là hiển ngôn, còn được gọi là ý nghĩa theo câu chữ của phát ngôn Cúc ý

nghĩa nhờ suy ý mới nắm bắt được gọi là ý nghĩa hàm ẩn ” Như vậy, tác giả đã có công lớn trong việc làm sáng tỏ mối quan hệ giữa tiền giả định và hàm ngôn cũng như đưa ra các cơ chế tạo hàm ngôn

Trong công trình “⁄ógich và riếng Việt” [13], Nguyễn Đức Dân đã đưa ra

các thuật ngữ liên quan đến hàm ngôn và phân tích mối quan hệ giữa chúng Theo ông, hàm ngôn sẽ bao gồm tiền giả định và hàm ý Tiền giả định gồm 2 loại: tiển giá định ngữ nghĩa và tiền giả định ngữ dụng Trong đó, hàm ý cũng

có 2 loại: hàm ý ngữ nghĩa và hàm ý ngữ dụng Đồng thời, tác giả đi sâu vào

nghiên cứu hàm ý của câu trỏ quan hệ nhân quả có các cặp từ nối như: nếu thì, vì nên, hễ là, , người nghe muốn nhận biết hàm ý thì phải thông qua

suy luận

Trong cuốn “Ngữ đựng học” [9], Đỗ Hữu Châu cũng đề cập đến phương

châm hội thoại của H.P Grice Theo tác giả, khi giao tiếp có trường hợp vi phạm nhưng không cố ý các phương châm hội thoại Đó là trường hợp vì tôn

Trang 14

thân người nói cố tình vi phạm để không phải trực tiếp thể hiện ý mình muốn

nói Như vậy, khi khai thác các nguyên tắc hội thoại cũng là một cơ sở quan

trong dé tạo hàm ngôn

Trong cuốn giáo trình “Nhập môn logie hình thức và phi hình thức tiếng Việt” [15], Nguyễn Đức Dân cũng đã nêu một số phương thức tạo hàm ngôn

như: suy luận, lập luận Theo ông, suy luận logic bao gồm suy luận diễn dịch, suy luận quy nạp và suy luận tương tự Đặc biệt, tác giả đã đưa ra hệ thống lý

thuyết lập luận Đây là vấn đề rất mới mẻ và hấp dẫn, nhất là hệ thống lý lẽ

chung, hay còn gọi là những lẽ thường Bởi, những lẽ thường có vai trò quan trọng trong việc xây dựng hàm ngôn cũng như việc hiểu hàm ngôn của văn bản

Có thể nói rằng, hàm ngôn và những vấn đề liên quan đến hàm ngôn vẫn là một vấn đề hấp dẫn và lý thú

Ngồi những cơng trình nghiên cứu về lí thuyết hàm ngôn, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu hàm ngôn trên phương diện ngữ dụng, văn hóa Có thể kể

đến một số đề tài như:

Luận văn thạc sĩ “Tìm hiểu nghĩa hàm ẩn của các hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong hội thoại ” [71] của Dang Thị Hảo Tâm đã đưa ra một số cơ chế lí giải nghĩa hàm ân như: ngữ năng logic, ngữ năng tu từ, dụng học và các quy tắc nói năng, đễ từ đó phát hiện các chiến lược mà người nói dùng để quyết định chương trình hồi đáp như thế nào cho thích hợp

Nguyễn Thị Dung nghiên cứu “/fàm ý hội thoại như một thú pháp gây cười trong truyện cười dân gian Việt Nam ” [1T] Tác giả là đã phát hiện một số cơ chế tạo hàm ngôn trong truyện cười dân gian Việt Nam, đó cũng chính là các cơ sở tạo nên tiếng cười hóm hinh, giòn giã trong truyện cười dân gian

Cũng lấy đối tượng là truyện cười Việt Nam nhưng Đoàn Thị Tâm - tác giả luận văn thạc sĩ “Một số phương thức tạo hàm ngôn trong truyện cười tiếng

Trang 15

dụng hư từ, phương thức so sánh, phương thức tỉnh lược, phương thức phóng đại, nói giám Tác giả đã có đóng góp lớn trong việc miêu tả kỹ lưỡng, tỉ mi các phương thức tạo hàm ngôn trong các văn bản tiếng Việt nói chung và truyện

cười nói riêng Qua đó, luận văn cung cấp một cái nhìn toàn điện và đầy đủ hơn về lý thuyết hàm ngôn và cơ chế tạo hàm ngôn trong truyện cười tiếng Việt

Như trên đã trình bày, lược sử lại các giai đoạn phát trié

„ các công trình

nghiên cứu từ trước đến nay nhìn chung đã có rất nhiều tác giả khi nghiên cứu về ngôn ngữ ít nhiều cũng đã đề cập đến vấn đề hàm ngôn cũng như các lý

thuyết hữu quan Ngồi các cơng trình nghiên cứu đi sâu, các luận án, luận văn

và các tạp chí cũng đã đưa ra cách đánh giá, quan điểm của cá nhân tác giả về hàm ngôn; về các lý thuyết hữu quan và các phương thức cấu tạo hàm ngôn

Song, thực tế cho thấy còn rất nhiều vấn đề, nội dung vẫn chưa có được sự thống,

nhất các quan điểm của các nhà nghiên cứu Cho nên vấn đề hàm ngôn vẫn là một trong những đề tài đang nhận được nhiều sự quan tâm từ giới nghiên cứu

ngôn ngữ

2.2 Nghiên cứu về hàm ngôn trong ca dao

Có thể nói, ca đao là một “mảnh đất” màu mỡ và là đối tượng nghiên cứu

vô cùng hấp dẫn của ngôn ngữ học, văn học, văn hóa học, xã hội học Mỗi

chuyên ngành lại nghiên cứu ca dao ở nhiều góc độ khác nhau Vì thế, những công trình nghiên cứu về ca dao trong máy thập kỷ qua rất phong phú va da dạng với số lượng ngày càng tăng

Tuy nhiên, những năm đầu của thế kỷ XX các công trình nghiên cứu về ca

đao chỉ có tính chất sưu tầm, miêu tả những hình thức sinh hoạt ca hát dân gian

là chiếm đa số như: Cuốn “Thanh Hóa quan phong” của Nguyễn Vương Duy

(1903); “Việt Nam phong sứ" của Nguyễn Văn Mại (1914); “Nam âm sự loại” của Vũ Công Thành (1925) và việc sưu tầm, soạn các bài ca dao của các nhà

Trang 16

Vé sau nhiều công trình nghiên cứu về ca dao bắt đầu đã có giá trị về mặt phương pháp luận cũng như giá trị về mặt sưu tầm vì được tuyển chọn, sắp xếp khoa học và logic hơn Nguyễn Văn Huyền có bài nghiên cứu vé “Hat déi nam

nữ thanh niên Việt Nam”; Tuyển tập “Tục ngữ phong dao” của tác giả Nguyễn

Văn Ngọc, năm 1928; đến năm 1936, có cuốn “Ngạn ngữ phong dao” của tác

giả Nguyễn Can Mộng; Tuyển tập “Kho tàng ca đao người Việt" (tập 1,2,3) của nhóm tác giả Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Nhật (chủ biên) Tác giả Vũ Ngọc

Phan sưu tầm, tổng hợp các bài ca dao trong cuốn “Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam” Như đã nói, phần lớn các tác giả vẫn chỉ tập trung sưu tầm, tổng hợp các

bài ca dao Trong khi đó những công trình nghiên cứu, phê bình, bình giảng ca

dao còn khá khiêm tốn Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu như: “Cø

dao Việt Nam và những lời bình” của tác giả Vũ Thị Thu Hương (tuyển chọn); “Thi pháp ca dao” của Nguyễn Xuân Kính, “lăn học đân gian” của nhóm tác giả Đinh Gia Khánh (chủ biên), “Cấu đúc ca dao trữ tình” của Lê Đức Luận,

“Bình giảng ca dao” của tác giả Triều Nguyén, Nhung cũng cần phải thừa

nhận rằng các nghiên cứu về ca dao Việt Nam sau nhiều năm đã có sự thay đổi

nhanh chóng cả về lượng và chất Sở dĩ có sự đột phá mạnh mẽ trong giai đoạn

này là vì ý thức hệ của nhân dân đã có sự phát triển, tiến bộ hơn rất nhiều, dong

thời ý thức giữ gìn, phát triển ca dao nói riêng và văn học dân gian nói chung

cũng đã có những sự thay đổi nhất định

Đến nay, việc nghiên cứu ca dao đã được quan tâm, chú ý thích đáng cho

nên đã có những bước chuyên mình tích cực và giữ một vị trí nhất định trong,

các chuyên ngành nghiên cứu Nghiên cứu ca dao không chỉ dừng lại ở việc sưu

tầm, tuyển chọn, bình giảng mà đã được nghiên cứu dưới nhiều góc độ chuyên

sâu khác nhau như: về mặt thi pháp, ngôn ngữ thơ, không gian, thời gian nghệ thuật; hoặc việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật tu từ: so sánh, ẩn dụ, tỉ dụ,

cường điệu hay các hình ảnh, biểu tượng nghệ thuật mang đậm chất dân gian

Trang 17

ở góc độ văn hóa, văn học vẫn là chủ yếu còn nghiên cứu về ngôn ngữ trong ca

đao một cách chuyên biệt, đi sâu thì còn khiêm tốn Qua khảo sát, tìm hiểu của

chúng tôi có thể lược qua một số công trình nghiên cứu như sau:

Bài viết “Một số đặc điểm ngôn ngữ của ca dao dân ca Nam Bổ” của Bùi Mạnh Nhị (trên tạp chí Ngôn ngữ số 1, năm 1984) nghiên cứu về văn hóa và

ngôn ngữ địa phương qua ca dao Tác giả đã trình bày khái quát các đặc điểm

của ngôn ngữ ca dao người dân Nam Bộ, nó vừa kết hợp yếu tố văn hóa vừa kết hợp yếu tố ngôn ngữ

Mai Ngọc Chử có bài viết “Ngôn ngữ ca dao Việt Nam” (Tạp chí Văn học

số 2, năm 1991) Trong đó, tác giả đã nêu lên những vấn đề khái quát về ngôn ngữ ca dao Ông cho rằng, ngôn ngữ ca dao hay, thú vị và có giá trị bởi ngôn ngữ đó là sự kết hop nhuan nhuyễn giữa ngôn ngữ văn học, ngôn ngữ sinh hoạt và ngôn ngữ hội thoại Đồng thời, tác giả cũng khăng định việc góp phan tạo nên

giá trị của ca đao còn nhờ việc sử dụng hiệu quả các biện pháp tu từ: ẩn dụ, nhân hóa, tỉ dụ

Công trình “Ngôn ngữ của người Nam Bộ trong ca dao dân ca” của

Nguyễn Thế Truyền (Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống, số 6, năm 1999) đã có

những phân tích đặc điểm của văn hóa Nam Bộ trong ngôn ngữ ca dao Tác giả đã cho thấy, ca dao nói lên được phong tục, tập quán, tính cách của những con

người nửa năm mùa nước nôi cũng như cách diễn đạt rất riêng của người dân

Nam Bộ trong mỗi câu ca dao

Luận án tiến sĩ Ngữ văn của Lê Đức Luận “Cấu trúc ca dao trữ tình

người Việt” đã vận dụng lý thuyết cấu trúc hệ thống ngôn ngữ, chỉ ra đặc trưng cơ bản về cấu trúc hình thức và nội dung của hệ thống các cấp độ ngôn ngữ ca

dao người Việt

Năm 2009, tác giả Hoàng Kim Ngọc có công trình nghiên cứu “So sánh và ẩn dụ trong ca dao trữ tình - dưới góc nhìn ngôn ngữ - văn hóa học ” Tác giả

Trang 18

ngôn; đồng thời, tác giả cũng xem lối đối đáp giao duyên là một hình thái đặc biệt của giao tiếp bằng ngôn ngữ, nghiên cứu ân dụ và so sánh trong ca dao

Năm 2010, luận văn của Lê Thị Huyền Trân với đề tài “Đặc điểm ngữ

dụng của ca dao đối đáp giao duyên trong tiếng Việt” đã phân tích những đặc điểm cấu trúc hội thoại ngữ cảnh của ca dao đối đáp giao duyên và phân loại,

miêu tả các nhóm hành động tại lời thường gặp trong ca dao đối đáp giao duyên

như: hành động hỏi, cầu khiến, trần thuật Đồng thời, luận văn cũng nêu ra một

số phương thức tạo hàm ngôn trong ca dao đối đáp giao duyên tiếng Việt

Năm 2012, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đã có công trình nghiên cứu khoa học

“Nghiên cứu, sưu tằm, bồ sung, ca dao, dân ca người Việt (Kinh) ở Quảng Ngãi

và ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng cơ sở dữ liệu vẻ ca dao, dân ca”

Ngoài việc sưu tầm, bổ sung thêm các bài ca dao, nhóm nghiên cứu đã miêu tả

và phân tích chỉ tiết dấu ấn văn hóa của vùng đất Quảng Ngãi qua ngôn ngữ

trong ca đao như: tiếng lóng, hoạt động sinh hoạt sản xuắt, tính cách, tình yêu

đôi lứa của người dân Quảng Ngãi Đặc biệt, công trình nghiên cứu này đã xây

dựng được hệ thống cơ sở đữ liệu đẻ thuận tiện hơn trong việc lưu trữ và tra cứu

ca dao

Như vậy, ngoài các công trình nghiên cứu ca dao với tính chất sưu tầm,

tuyển chọn hoặc nghiên cứu dưới góc độ văn hóa, văn học thì thực tế đã có rất

nhiều tác giả nghiên cứu ngôn ngữ đã chọn ca dao làm đối tượng nghiên cứu để

thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học, đề tài luận án, luận văn và thỉnh

thoảng cũng có xuất hiện rải rác trên một số tạp chí Một số đề tài đã ít nhiều đề

cập đến lý thuyết hàm ngôn trong ca dao nhưng các tác giả cũng mới chỉ giới

hạn phạm vi nghiên cứu một bộ phận trong ca dao chứ chưa có sự bao quát toàn

diện Như vậy, hiện nay vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu về hàm ngôn trong

ca dao Việt Nam một cách có hệ thống, khái quát và phân tích, miêu tả toàn bộ

Trang 19

những nhận xét mới lạ hơn góp phần làm phong phú những giá trị của ca dao Việt Nam

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở khái quát về lí thuyết hàm ngôn và khảo sát các bài ca dao, luận văn làm rõ một số vấn đề về hàm ngôn và các phương thức tạo hàm ngôn trong ca dao Đồng thời, luận văn cũng phân tích một số đặc trưng văn hóa dân

tộc qua hàm ngôn trong ca dao Việt Nam 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Hệ thống hóa những vấn đề lí thuyết về hàm ngôn; tìm hiểu các phương

thức tạo hàm ngôn trong ca dao; làm rõ những đặc trưng văn hóa Việt Nam qua ca dao

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối trợng nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu về các phương thức tạo hàm ngôn trong ca dao; giá trị của hàm ngôn và đặc trưng văn hóa Việt Nam qua ca dao

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Chúng tôi khảo sát các bài ca dao của người Việt đã được sưu tầm trong

các tuyển tập về ca dao: “7 ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam” của tác giả Vũ

Ngọc Phan, Nxb Khoa học xã hội, năm 1998 và “7ục ngữ ca dao Việt Nam” của Mã Giang Lân, Nxb Giáo dục, năm 1998

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện luận văn này chúng tôi vận dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp miêu tả, phân loại: Quá trình tìm hiểu, phân tích, đánh giá

của luận văn chủ yếu dựa trên việc khảo sát, thống kê, lựa chọn các ngữ liệu

Trang 20

phân loại ngữ liệu sao cho phù hợp với các lí thuyết về phương thức và cơ chế

tạo hàm ngôn

- Phương pháp thống kê ngôn ngữ học: Phương pháp này được vận dung

nhằm để xử lý khối ngữ liệu như: thu thập và thống kê ngữ liệu, tính tần số phân loại và đánh giá

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Trên cơ sở các ngữ liệu, tư liệu đã được

thống kê và phân loại, chúng tôi sẽ tiến hành phân tích các diễn ngôn, các ngữ liệu đó để chỉ ra các phương thức và cơ chế tạo hàm ngôn trong các bài ca dao

- Phương pháp phân tích ngữ dụng học: Đề lí giải đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ

dụng của các đơn vị ca dao, phương pháp phân tích luôn dựa vào các nhân tố của ngữ cảnh, văn cảnh như: ngữ cảnh tình huống, ngữ cảnh văn hóa, mục đích

giao tiếp

6 Đóng góp của luận văn

Giúp người đọc có cái nhìn khái quát về hàm ngôn và những vấn đề liên quan đến hàm ngôn như tiền giả định, hàm ý và biểu hiện của hàm ngôn trong

ca dao Từ đó, thấy được giá trị của hàm ngôn và đặc trưng văn hóa Việt Nam Luận văn có thể trở thành tư liệu tham khảo cho sinh viên và giáo viên

ngành ngữ văn và những ai quan tâm đến vấn đề này 7 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Nguồn góc cứ liệu

trích dẫn, luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận

Trình bày khái niệm về ca dao và các thể loại gần gũi dễ gây nhằm lẫn với ca đao như: tục ngữ, dân ca Đồng thời, hệ thống các lý thuyết về hàm ngôn, các

thuật ngữ hữu quan cũng như xác định việc phân loại và cơ chế tạo hàm ngôn Chương 2 Một số phương thức tạo hàm ngôn trong ca dao người Việt Chương hai phân loại và miêu tả các phương thức tạo hàm ngôn thường

Trang 21

Chương 3 Một số đặc điểm và đặc trưng văn hóa Việt Nam qua hàm

ngôn trong ca dao

Phân tích, trình bày một số đặc điểm nỗi bat của hàm ngôn trong ca dao

Trang 22

Chuong 1 CO SO LY LUAN 1.1 Khái quát về ca dao

1.1.1 Khái niệm ca dao

Trong sinh hoạt văn học dân gian có một bộ phận quan trọng là sinh hoạt

ca hat nhưng tiêu biểu nhất là việc diễn xướng ca dao, dân ca Để chỉ lĩnh vực ca

hát dân gian, nhân dân sử dụng các từ: ca, hò, ví, lý, hát giao duyên, hát đối, hát huê tình trong lĩnh vực nghiên cứu, các nhà sưu tầm, biên soạn gọi những câu hát dân gian là: phong sử, phong dao, ca dao, dân ca, thơ ca dân gian, thơ ca

truyền miệng dân gian hoặc thơ ca trữ tình dân gian Vì thế, để xác định đâu là

một bài ca dao thông thường người ta thường hay đặt ca dao trong mối quan hệ

so sánh với dân ca Song, đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau trong việc xác

định nội hàm cho ca dao Tuy nhiên, trên cơ sở của các công trình đã được

nghiên cứu, chúng tôi đưa ra một số khái niệm, quan điểm tiêu biểu về ca dao

như sau:

Giải thích theo từ nguyên ca dao được hiểu: cz là bài hát có chương khúc, giai điệu; đao là bài hát ngắn, không có giai điệu, chương khúc Trong sách

Trung Quốc cũng có viết: cø là bài hát có hòa với nhạc, dao là lời của bài hát

đó Từ điển Thuật ngữ văn học giải thích: 7huật ngữ ca dao được hiểu theo

nhiều nghĩa rộng hẹp khác nhau “Theo nghĩa góc thì ca là bài hát có khúc điệu,

dao là bài hát không có khúc điệu” ca dao hay còn gọi là phong dao (“phong” là

phong tục) Vì người xưa cho rằng qua ca dao có thể nhận biết phong tục tốt hay

xấu của một xứ, một vùng nào đó Và có một thời “Ca dao là danh từ chung

chỉ toàn bộ những bài hát lưu hành phổ biến trong dân gian có hoặc không có

khúc điệu [30, tr.31] Trong trường hợp này ca dao đồng nghĩa với dân ca

Theo đó, một số nhà nghiên cứu văn học dân gian như Đinh Gia Khánh,

Chu Xuân Diên cho rằng: “Theo cách hiểu thông thường ca dao là lời của bài hát dân ca đã tước bỏ đi tiếng đệm, tiếng láy hoặc ngược lại, là những câu

Trang 23

học sử yếu cũng đã giải thích một cách chiết tự: “Cø đao (ca: hát; dao: bài hát

không có chương khúc) là những bài hát ngắn lưu hành trong dân gian, thường tả tính tình, phong tục của người bình dân” [29, tr.11] Trong Kinh thi, phần 'Ngụy phong bài Viên Hữu Đào có câu: “7ẩm chỉ ưu hï, ngã ca thả dao” (lòng ta

buổn, ta ca và dao) Sách Mao truyện cũng viết: “Khúc hợp nhạc viết ca, đỗ ca

viết dao” (nghĩa là: khúc hát có nhạc đệm thì gọi là ca, còn hát trơn thì gọi là đao” Trong sách Cổ dao ngạn, bài Phàm Lệ lại phân biệt thêm: “Cơ và đao khác

nhau ở chỗ dao có thể là lời của nhiều bài ca " [59, tr.27]

Một ý kiến khác cũng đồng tình và diễn giải thêm rằng “cø đao là những bài hát có hoặc không có chương khúc, sáng tác bằng thể văn vẫn dân tộc

(thường là lục bắt đề miêu tả, tự sự, ngụ ý và diễn đạt tình cảm) [S3, tr.3]

Cuốn Ca dao Nam Bộ có viết: “Ca đao - dân ca trữ tình là một thuật ngữ

sử dụng chưa thống nhất trong thế giới nghiên cứu Các nhà nghiên cứu âm

nhạc gọi chung thể loại này là dân ca Nhiều nhà nghiên cứu văn học dân gian

đề nghị gọi nó là ca dao - dân ca trữ tình Lại có những người muốn chia bộ

phận này thành hai thể loại: ca dao - dân ca trữ tình (hay sinh hoạt) là những

bài ca mà nội dung và hình thức diễn xướng của nó không nhằm mục đích nghỉ lễ và không kèm những động tác có tính chất nghỉ lễ [85 tr.23-24],

Một số tác giả khác lại cho ca dao không bắt nguồn từ truyền thống dân

gian mà là do các nhà sưu tẩm và soạn sách thơ ca dân gian mượn từ sách Hán

Thi, trong cuốn Minh Hiệu viết: “Ở nước ta ca dao vốn là một từ Hán Việt được

dùng rất muộn — có thể muộn đến hàng ngàn năm, so với thời gian đã có những

câu ví, câu hát” [36, tr.7] Cũng cùng với quan điểm này, giáo sư Vũ Ngọc Phan

đã đưa ra ý kiến của mình về ca dao trong công trình 7c ngữ ca dao dân ca Việt

Nam rằng: “Thuật ngữ ca dao vốn là tên gọi Hán Việt được các nhà nghiên cứu

Văn nghệ dân gian Trung Hoa gọi hai loại dân ca khác nhau ca dao của ta có

Trang 24

dao để hát thì bài ca dao sẽ biến thành dân ca Vậy, ca dao là một loại thơ dân

gian” [62, tr.24]

Từ những lí giải và rất nhiều các quan điểm nêu trên chúng tôi kết luận: Ca dao là một thể thơ dân gian truyền miệng dưới hình thức là những câu hát và được xem là phân lời của những câu hát trữ tình truyền thống

1.1.2 Phân biệt ca dao với các thể loại gần gũi

1.1.2.1 Ca dao va dan ca

Không chỉ riêng người bình dân mà ngay cả những nhà nghiên cứu về văn học dân gian đôi khi cũng khá lúng túng trong việc xác định ranh giới giữa

khái niệm ca dao và dân ca Tuy nhiên, để các cứ liệu đối tượng nghiên cứu được chuẩn xác nhất thiết phải vạch rõ ranh giới giữa khái niệm ca dao và các

thể loại khác có thể gây nhằm lẫn Theo đó, các nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra các tiêu chí, các điểm phân biệt giữa ca dao và dân ca Tác giả Tran Dinh Sir cho rằng: “ca đao là thể loại trữ tình bằng văn vân, diễn tả đời sống nội tâm của con

người Dân ca khác ca dao ở chỗ kết hợp giữa lời với giai điệu nhạc” [30, tr.7] Bùi Văn Nguyên giải thích: “Cø dao là những bài có hoặc không có chương

khúc, sáng tác bằng thể văn vần dân tộc (thường là lục bát), để miêu tả, tự sự,

ngụ ý và diễn đạt tình cảm Dân ca là những bài hát có hoặc không có chương

khúc do nhân dân sáng tác lưu truyền trong dân gian ở từng vùng hoặc phổ biến

ở nhiều vùng có nội dung trữ tình và có giá trị đặc biệt về nhạc”

[59, tr.27]

Khi so sánh ca dao với dân ca, Đỉnh Gia Khánh cho rằng: “Sự phân biệt

giữa ca dao và dân ca chỉ là ở chỗ khi nói đến ca dao người ta thường nghĩ đến những lời thơ dân gian, còn khi nói đến dân gian người ta nghĩ đến làn điệ những thể thức hát nhất định khái niệm ca dao đã được quy định đề chỉ bộ

phận cốt lõi nhất, tiêu biểu nhất: đó là những câu hát trở thành cổ truyền của

Trang 25

Theo Vũ Ngọc Phan, ca dao Việt Nam có những câu bốn chữ, năm chữ,

6/8 hay 7/6/8, đều có thể ngâm được nguyên câu như người ta ngâm thơ vậy

Còn dùng một bài ca dao để hát thì bài ca dao sẽ biến thành dân ca, vì hát yêu

cầu phải có khúc điệu và như vậy phải có thêm tiếng đệm Ông nhấn mạnh thêm, ngay cả đơn giản nhất như hát trống quân cũng phải có tiếng đệm lót

(thời) vào mới hát được [62, tr.24]

qd) Một đàn cò trắng (thời) bay tung, Bên nam, (thời) bên nữ ta cùng cắt lên

Cát lên một tiếng (thời) linh đình,

Cho loan (thời) sánh phượng, cho mình sánh ta

(Hát trống quân) Khi phân biệt ca dao với dân ca, Đặng Văn Lung đã chỉ ra nguồn gốc của

chúng: “Các cụ ngày xưa có nói bỏ ca di thì còn lại dao, có nghĩa là ca dao và dân ca ra đời cùng một lúc Nhưng cũng không phải tắt cả các câu hát của dân

ca là ca dao Đi sâu vào nghiên cứu thì thấy dân ca phát triển rất nhiễu, còn ca

dao chỉ có một số chức năng nhất định Để làm rõ hai khái niệm này, Chu Xuân

Diên dựa vào các tiêu chí sau:

- Néu xét đân ca Việt Nam với tư cách là những tác phẩm kết hợp chặt

chẽ các phương tiện nghệ thuật âm thanh, nhịp điệu và ngôn ngữ, được diễn

xướng trong một sinh hoạt ca hát nhất định thì việc phân loại chủ yếu gắn liền

với dân ca

- Nếu xét đân ca Việt Nam với tư cách là những tác phẩm ngôn ngữ, đặc

biệt là khi được ghi lại bằng văn tự thì việc phân loại căn cứ vào đối tượng phan

ánh của tác phẩm Trong trường hợp này nó là ca dao

Như vậy, sự khác nhau giữa ca dao và dân ca được phân biệt: Ca dao là một thể loại được sáng tác trên cơ sở hình thức thơ lục bát, là dân ca tước bỏ di

Trang 26

thường được nghiên cứu trên phương diện văn hóa nghệ thuật còn ca dao có thé được nghiên cứu trên nhiều phương diện như: văn học, ngôn ngữ học

1.1.1.2 Ca dao và tực ngữ

Tục ngữ là lời ăn, tiếng nói của nhân dân đã được đúc kết lại dưới những,

hình thức tỉnh giản mang nội dung súc tích Nói như Gorki, “Tue ngit diễn đạt

rất hoàn hảo toàn bộ kinh nghiệm sống, kinh nghiệm xã hội lịch sử của nhân

dân lao động” Tục ngữ biểu hiện đầy đủ lối suy nghĩ dân gian của dân tộc về thế giới tự nhiên và đời sống xã hội, đồng thời cũng biểu hiện cách nói của dân

tộc qua nhiều thế hệ, trong tiến trình lịch sử lâu dài Vì vậy, tục ngữ thiên về biểu hiện trí tuệ của nhân dân trong việc nhận thức thế giới xã hội và con người

Nếu như tục ngữ thiên về lí trí, đúc kết kinh nghiệm về cuộc sống một

cách khách quan thì ca dao lại thiên về tình cảm (nội dung trữ tình) một cách

chủ quan Cũng như tục ngữ hoặc bắt cứ thề loại văn học nào khác, ý nghĩa chủ

yếu có thể thấy ở ca dao vẫn là về mặt nội dung Có điều nội dung ấy thường

đậm chất thơ Nếu cho rằng một đặc điểm của thơ là ở chỗ biểu hiện một cách

cô đúc nhất tư tưởng và tình cảm thì cũng có thể coi tục ngữ là một dạng của thơ Tuy nhiên, chất thơ chỉ có thể thấy đầy đủ và toàn diện trong ca dao Sở dĩ

như thế cũng chính là vì trong ca dao không những hiện thực được phản ánh một cách cô đúc hơn ngôn ngữ hàng ngày, hơn cả trong văn xuôi, mả còn là vì trong

ca đao, tư tưởng và tình cảm được chắp đôi cánh kỳ diệu của tưởng tượng, điều

này ít thấy có trong tục ngữ Mặt khác, tục ngữ thường dừng lại ở nhận thức “cái

vốn có” thì ca dao thường tiến thêm một bước nữa rất quan trọng là bộc lộ

nguyện vọng của nhân dân đối với việc cải tạo hiện thực Nghĩa là ca dao không

những chỉ phản ánh “cái đã có” mà đề xuất ra “cái nên có” Ca dao chăng những, muốn giúp cho việc nhận thức cuộc sống mà còn muốn xây dựng lý tưởng về cuộc sống Đứng trên nhiều quan điểm khác nhau để xem xét, ca dao và tục ngữ

Trang 27

So sánh về đặc tính của ca đao và tục ngữ, nhà nghiên cứu Hoa Bằng đã nhận định: “Đặc tính của tục ngữ là đem những điều kinh nghiệm về thiên thời, về nhân sự, vẻ thế thái, về tục tính, vẻ cách xử lí, về phương tiếp vật mà nêu lên

những bài học thuộc phạm vi nhân cách tùy theo trình độ và hoàn cảnh thời

đại Đặc tính của ca dao là khoác hình thức văn chương bình dị và thiết thực mà

trau dỗi cái ý bóng bẩy, tư tưởng thâm trầm, khiến cho người nghe dễ lĩnh hội vì

lời văn nhẹ nhàng, giản dị, tiện ghi nhớ ” [19, tr.52]

Xét về mặt ngôn ngữ học, Nguyễn Xuân Kính cho rằng: “7c ngữ là

những đơn vị thông báo, là những câu đơn hoặc câu ghép, là một hay nhiều phán đoán ca dao thường được sáng tác theo thé luc bat” [41, tr.47]

Xét về cả hai mặt nội dung và hình thức, căn cứ vào thời gian xuất hiện,

Vũ Ngọc Phan cho rằng: “7c ngữ là một thể loại văn học dân gian đã phát

triển trước ca dao” Ông lí giải nhận định này như sau: “Tục ngữ là những câu ngắn, có câu chỉ là một lời nói xuôi tai, không vẫn về Còn ca dao ngay ở những bài được coi là cổ thi nhạc điệu cũng đã rất phong phú, lời rất vững chắc, biểu hiện những diễn biến, tiến sâu theo nhiều cung bậc ” [62, tr.53]

Nhìn nhận dựa trên hình thức ngôn ngữ, Mã Giang Lân lại cho rằng: “Ở

tục ngữ, tr trởng thường được biểu hiện qua hình thức ngôn ngữ ngắn gọn Ở ca dao, tr trởng và tình cảm một mặt được cô đúc dưới hình thức ngôn ngữ

vững chắc và mặt khác lại còn được diễn đạt trong sự vận động rất phong phú

và đa dạng của ngôn ngữ học Nếu như tục ngữ thiên vẻ lí trí, đúc kết kinh nghiệm về cuộc sống thì ca dao lại thiên về tình cảm (nội dung trữ tình)”

[48, tr.14]

Trang 28

Thực ra, giữa ca dao và tục ngữ không phải là không có những trường hợp thâm nhập, giao thoa lẫn nhau Đôi khi, trong ca dao cũng có xen tục ngữ hoặc có những câu ca dao chỉ có hình thức ca dao, còn nội dung là tục ngữ Đặc

biệt là khi những sản phâm ngôn từ dân gian có yếu tố cảm xúc và được thể hiện

bằng một cặp lục bát thì việc xác định nó là ca dao hay tục ngữ trở nên rất khó

khăn, phức tạp Ví như một số trường hợp sau:

(2) Ai ơi đừng chóng chớ chày

Có công mài sắt có ngày nên kim

*

@) Chim khôn chưa bắt đã bay,

Người khôn Ít nói, ít hay trả lời *

4) Lời nói chẳng mắt tiền mua,

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau

'Về nội dung và hình thức, có thể coi (2), (3) và (4) là các bài ca dao hoàn chỉnh nhưng trong thực tế nhân dân ta thường sử dụng chúng như tục ngữ Nói

về vấn đề này, Mã Giang Lân cũng viết “Do nội dung cô đọng, hàm súc nhiều

câu ca dao, chủ yếu là những câu ca dao nhận định về con người và việc đời lại

được dùng như tục ngữ " [48, tr.9]

(5) Hon nhau tắm áo manh quan,

Thả ra mình trần ai cũng như ai

Hoặc:

(6) Đem cực mà đồ lên non,

Công lưng mà chạy cực còn theo sau

Ngoài những trường hợp như trên, người ta phân biệt ca dao và tục ngữ ở

chỗ: Tục ngữ được thể hiện trên một dòng văn bản viết, thiên về lí trí, cung cấp

cho người nghe những triết lí dân gian; ca dao được thể hiện bằng câu lục bát,

Trang 29

1.2 Hàm ngôn và các thuật ngữ hữu quan

1.2.1 Mối quan hệ giữa hàm ngôn và hiển ngôn

Hàm ngôn là một trong những vấn đề quan trọng mà ngữ dụng học quan tâm nghiên cứu Nó được đề cập hầu hết trong các công trình nghiên cứu về ngữ

dụng học Trong đó, hiển ngôn và hàm ngôn là hai khái niệm cơ bản được nhiều

tác giả đề cập đến Mặc dù còn nhiều điểm chưa thống nhất nhưng hầu hết các

tác giả như Hoàng Tuệ, Nguyễn Đức Dân, Hoàng Phê, Đỗ Hữu Châu, Đỗ Thị

Kim Liên đều thống nhất về cách gọi thuật ngữ hàm ngôn đối lập với hiển ngôn Các nhà nghiên cứu đều cho rằng nghĩa hiển ngôn là nghĩa hiện rõ trên bề mặt của phát ngôn còn nghĩa hàm ngôn là nghĩa không thể hiện ngay ở bề mặt của phát ngôn Do vậy, muốn hiểu được nghĩa hàm ngôn thì phải đặt nó trong mối quan hệ với nghĩa hiển ngôn

Nhà nghiên cứu P.Grice cho rằng nói một cách hiển ngôn là “nói một điều

gì đó”, nói một cách hàm ngôn là “làm cho ai nghĩ tới một điều gì đó” Theo đó, nhà nghiên cứu ngôn ngữ học hiện đại O.Duerot cũng nêu định nghĩa về hàm

ngôn và hiển ngôn: hiển ngôn là cái “người œ đã nói ra” còn hàm ngôn là “cái người ta muốn nói ra mà không nói ra” Ông đưa ra mô hình lưỡng phân hiển

Trang 30

Nguyễn Đức Dân cũng cho rằng: “câu ngoài hiển ngôn nó còn chứa đựng

một thông tin không hiễn hiện khác mà chúng ta sẽ gọi là nghĩa hàm ngôn ” [13, tr.192] Mối quan hệ giữa hiển ngôn, hàm ngôn, hàm ý trong một phát ngôn được được ông quan niệm như sau: Hiển ngôn Nghĩa Tiền giả định Hàm ngôn Hàm ý ngôn ngữ Hàm ý Hàm ý hội thoại

Theo Đỗ Hữu Châu, một phát ngơn ngồi ý nghĩa được nói ra trực tiếp nhờ

các yếu tố ngôn ngữ (âm, từ, ngữ cố định, ngữ pháp, ) được gọi là ý nghĩa tường minh (có cách gọi khác là hiển ngôn) còn nếu câu nói mang lại ý nghĩa

khác ngoài nghĩa tường minh mà phải thông qua các thao tác suy ý, dựa vào ngữ

cảnh, lập luận, thì mới hiểu được gọi là ý nghĩa hàm ẩn (hoặc hàm ngôn) Như

vậy, nghĩa thứ hai của phát ngôn chúng ta không thê tìm thấy qua các câu chữ mà phải suy ra từ các yếu tố khác Những ý nghĩa như vậy được gọi là nghĩz hàm ẩn (hay hàm ngôn)

Tác giả Cao Xuân Hạo [33, tr.468] đã đưa ra khái niệm về hiển ngôn và hàm ngôn như sau: Mỗi câu nói đều truyền đạt đến người nghe một thông báo nhất định Thông báo này gồm hai phan:

Phần thứ nhất là những gì người nghe có thể trực tiếp nhận ra nhờ nghĩa nguyên văn (gồm nghĩa đen và một số nghĩa bóng quen thuộc) của những từ ngữ có mặt trong câu và nhờ những mối quan hệ cú pháp giữa các từ ngữ ấy Đó là nghĩa hiển ngôn của câu nói

Phần thứ hai là những gì không có sẵn trong nghĩa nguyên văn của các từ

Trang 31

Các tác giả Hoàng Xuân Tâm, Nguyễn Văn Bằng, Bui Tất Tươm gọi hiển ngôn là thông báo có thể được tiếp nhận ngay ở cái nghĩa bề mặt của câu nói, chỉ cần một ngữ cảnh để nắm được những sở chỉ cần biết trong câu

Theo Hoàng Phê: “Cái kì diệu của ngôn ngữ là cho phép có thể nói ít mà

làm cho người nghe lại có thê hiểu nhiều Bên cạnh, hay nói đúng hơn là bên trong những điều nói trực tiếp, thường có thể còn có những điều nói gián tiếp, sơi ý cho người nghe tự mình suy nghĩa mà hiểu lấy Điều nói trực tiếp, chúng tôi gọi là hiển ngôn, điều nói gián tiếp gọi là hàm ngôn” Hiên ngôn là “điều nói ra trực tiếp” còn “chúng ta nói điều này nhưng lại muốn người khác hiểu ra

điều khác” thì đó chính là hàm ngôn Khi một lời nói có hàm ngôn thì ý hàm ngôn thường rất quan trọng và là ý chính [63, tr.178]

Như vậy, từ những ý kiến trên thì theo chiing t6i: Ham ngôn là những nội

dung ý nghĩa không được biểu hiện trực tiếp bằng từ ngữ mà được suy ra từ ý nghĩa tường mình và tiền giả định của ý nghĩa tường mình

1.2.2 Mối quan hệ giữa hàm ngôn và tiền giả định

Theo G.Yule, khái niệm tiền giả định rất cần thiết trong phân tích diễn

ngôn tiền giả định ngữ dụng, có nghĩa là “nó được định nghĩa trên cơ sở các giả

định về những điều mà theo người nói thì người nghe có thể chấp nhận không

tranh cãi ”

Ở Việt Nam, Hoàng Phê là người đầu tiên giới thiệu khái niệm tiền giả định

và gọi đó là hàm nghĩa của từ và phân biệt với nghĩa chính thức của từ Tương

tự, câu hay lời gắn với những ngữ cảnh cu thé nên mỗi câu, mỗi lời đều có ý

chính thức, được gọi là hàm nghĩa và hàm ý Những năm tiếp theo, khái niệm

tiền giả định, hiển ngôn, hàm ngôn được các tác giả khác trình bày: Nguyễn Đức

Dân (1977, 1983, 1996), Đỗ Hữu Châu (1981, 1987), Cao Xuân Hạo (1991), Nguyễn Thiện Giáp (2000)

Trang 32

tường minh trong phát ngơn của mình Ơng định nghĩa, tiền giả định là “cái mà

người nói cho là đúng trước khi nói ra một câu, cho nên người nói có tiền giả

định chứ không phải câu nói Vì thế câu nói nào cũng được xây dựng trên tiền gid định Tiền giả định đúng thì câu nói mới có nghĩa đúng theo tiêu chuẩn một câu nói, tiền giả định sai thì câu nói không có nghĩa đúng tiêu chuẩn”

[6, tr.170]

Dựa vào định nghĩa của Ducrot và Kerbrat Orecchioni, Hoàng Tuệ phát biểu:

Tiền giả định bao gồm những thông tin tuy không được nói ra, nhưng một

cách tự động, được ghi vào phát ngôn và từ phát ngôn được suy ra

Nghĩa ẩn ý là những thông tin được chuyển đến bằng một phát ngôn

nhưng sự hiện thực hóa chúng vẫn phải phụ thuộc vào những điều kiện của tình

huống cụ thể

Nghĩa ân ý và tiền giả định đều là hàm ngôn, “đều không nói ra”, nhưng,

giữa hai nghĩa này vẫn có sự khác nhau cơ bản Nghĩa an ý đòi hỏi một sự giải mã đặc biệt Ngoài mã ngôn ngữ phải có mã tâm lí, xã hội Như vậy, Hoàng

“Tuệ cũng xem hàm ngôn bao gồm cả tiền giả định và nghĩa ẩn ý

Trang 33

Chúng ta có thể rút ra kết luận như sau: Tién gid dinh Id tri thite hiéu biét

chung về từ hay về những phát ngôn cụ thể mà đã được các nhân vật giao tiếp

mặc nhiên thừa nhận bắt tắt bàn cãi và họ dựa vào đó đề nói lên ý nghĩa tường

minh Theo đó, chúng ta cũng nhận thầy là tiển gid định có trước khi có câu nói, là cái chung cho tắt cả mọi người, không phụ thuộc vào ngữ cảnh, không mang

nội dung thông báo, được nhận thấy qua ngôn ngữ và ngẫm ẩn trực tiếp Trong

khi đó, hàm ngôn có sau khi có câu nói, chỉ có ở một người, luôn luôn phụ thuộc vào ngữ cảnh

1.3 Phân loại ý nghĩa hàm ngôn

Có nhiều cách phân loại hàm ngôn, mỗi tác giả phân loại hàm ngôn dựa

trên những tiêu chí, căn cứ nhất định nào đó Nhưng hầu hết các nhà nghiên cứu

đều phân hàm ngôn thành hai loại trên cơ sở ngữ nghĩa của từ ngữ và hoàn cảnh,

tình huống giao tiếp Kế thừa quan điểm của các nhà ngôn ngữ trên thế giới, đặc

biệt là quan điểm của P.Grice, Đỗ Hữu Châu chia ý nghĩa hàm ẩn thành hai loại: Hàm ẩn quy ước (Ham ẫn từ vựng) và hàm ẩn hội thoại

- Hàm ẩn quy ước là những ý nghĩa hàm ân được diễn đạt bởi các tín hiệu quy ước từ các yếu tố trong cấu trúc hình thức ngôn ngữ Để nắm bắt được,

người nghe phải suy ý từ ý nghĩa của các phương tiện ngôn ngữ này đó là các từ, các ngữ hoặc do cấu trúc câu Trong các phát ngôn so sánh thường chứa đựng ý

nghĩa hàm ẩn

- Hàm ẩn hội thoại thì không được gợi ra do các yếu tố quy ước mà do cách

vận dụng các quy tắc hội thoại và các phương châm hội thoại Hàm ân hội thoại được chia thành hàm ẩn hội thoại khái quát và hàm ẩn đặc thù Trong đó, hàm

ẩn khái quát là hàm ẩn không bị chỉ phối bởi ngữ cảnh giao tiếp; người nói vẫn tôn trọng phương châm và các quy tắc cộng tác hội thoại tạo ra chúng Hàm ân

đặc thù là hàm ẩn mà người nói phải có tình vi phạm một hoặc một số phương

Trang 34

ra này, người nói mới được xem là vẫn tôn trọng người cộng tác

Đỗ Hữu Châu cho rằng cách phân biệt các hàm ẩn là tiền giả định với các hàm ẩn là hàm ngôn của P.Grice không giống theo cách hiểu của chúng ta Mặt

khác, giữa hàm ẩn quy ước và hàm ẩn hội thoại, hàm ẩn khái quát và hàm ẩn đặc thù có nhiều trường hợp lẫn lộn

Đỗ Hữu Châu chia ý nghĩa hàm ngôn theo hai tiêu chí:

+ Bản chất của chúng (ngữ nghĩa hay ngữ dụng)

+ Chức năng của chúng trong diễn ngôn (là đối tượng hay không phải đối

tượng của diễn ngôn),

+ Xét vé ban chat:

Y nghia hàm ẩn được chia thành hai loại: ý nghĩa hàm ẩn nghĩa học và ý

nghĩ hàm ẩn dụng học

- Ý nghĩa hàm ẩn nghĩa học là ý nghĩa hàm ân có quan hệ với nội dung mệnh đề đó Ý nghĩa này chỉ có quan hệ với các nhân tố ngôn ngữ biểu thị nội

dung mệnh đề

- Ý nghĩa hàm ấn dụng học là những ý nghĩa hàm ân có quan hệ với các quy

tắc chiếu vật, quy tắc lập luận, các hành vi ngôn ngữ, các quy tắc hội thoại

Trong số ý nghĩa hàm ẩn học và ngữ dụng học có thể tách thành hai loại tiền giả định và các hàm ngôn Ở đây, tiền giả định là những căn cứ cần thiết để

người nói tạo ra ý nghĩa tường minh trong phát ngôn của mình Hàm ngôn là tắt

cả những nội dung có thể suy ra từ một phát ngôn cụ thể nào đó; từ ý nghĩa tường minh cùng với tiền giả định của nó Có thê khái quát bằng sơ đồ như sau:

Hàm ngôn nghĩa học

Hàm ngôn <

LO Hàm ngôn dung hoc

Tién gia dinh nghia hoc

Y nghia ham an

Tién gia dinh <

Trang 35

Vi du: Vit hdi lam chúng ta quên rằng bây giờ đã 12 giờ đêm rồi

- Ta có ý nghĩa tường minh của phát ngôn này là: Jữ hội đã kéo dài đến 12 giờ đêm

- Các ý nghĩa hàm ẩn: + Tiền giả định:

1) Có một cuộc vũ hội

2) Vũ hội tổ chức vào ban đêm

3)_ Vào ban đêm cân nhớ không nên thức khuya

4) Đối với sinh hoạt thông thường của người Ưiệt Nam, 12 giờ đêm là đã

quá khuya rồi

+ Hàm ngôn:

1°) Chúng ta cần phải giải tán thôi

2°) Vũ hội thành công tốt đẹp, chứng cứ là mọi người đã quên cả mệt mỏi và

giờ giấc

'Ví dụ trên cho thấy, tiền giả định ở (1), (2) là tiền giả định nghĩa học; (3),

(4) là tiền giả định dụng học Còn (1°) là hàm ngôn nghĩa học và (2') là hàm ngôn dụng học

5 Xét về chức năng:

Ý nghĩa hàm ân được phân biệt thành: Ý nghĩa hàm ẩn tự nhiên và ý nghĩa

hàm ẩn không tự nhiên

Trong phát ngôn có rất nhiều trường hợp ý nghĩa tường minh không phải

là thông báo chính mà lại là ý nghĩa hàm ẩn Trong khi đó tiền giả định và ý

nghĩa hàm ngôn tạo thành ý nghĩa hàm ân Cho nên, lúc này cả tiền giả định và

hàm ngôn có thể trở thành ý nghĩa hàm ẩn không tự nhiên, là nội dung chính của

thông báo Và đối tượng ngữ dụng học là các ý nghĩa hàm ẩn, tiền giả định và

hàm ngôn không tự nhiên

Trang 36

* Hàm ý hội thoại:

Tác giả Diệp Quang Ban cho rằng, hàm ý hội thoại “!à thứ hàm ý được

suy ra trong quá trình hội thoại với các cách thực hiện nguyên tắc cộng tác

trong hội thoại của Griee " [6; tr.126] Cụ thễ hơn là các phương châm hội thoại

Các phương châm hội thoại được nói đến ở đây bao gồm: phương châm về lượng (yêu cầu phần đóng góp chứa số lượng thông tin đòi hỏi theo tiêu chuẩn

cần và đủ xét theo mục đích cuộc thoại đó, không chứa nhiều tin hơn), phương

châm vẻ chất (yêu cầu phần đóng góp phải chân thực), phương châm quan hệ (yêu cầu phần đóng góp phải là những gì có quan hệ với đề tài một cách cần thiết, không ra ngồi đề, khơng ngồi mục đích) và phương châm cách thức (yêu cầu phần đóng góp phải rõ ràng, cụ thể, không tối nghĩa, mơ hồ có thứ tự và phải ngắn gọn)

Ông cũng đã chia hàm ý hội thoại như sau:

- Ham ý hội thoại thông dụng

Là một nghĩa gia thêm không được nêu ra bằng từ ngữ trong câu, việc giải đoán không cần phải vận dụng các từ ngữ riêng biệt

- Ham ý thang độ

Là kiểu nghĩa gia thêm chỉ sự phủ định bất kỳ giá trị nào ở bậc cao hơn

trên thang độ của cái giá trị được phát ngôn ra Ví dụ: Chúng ta dễ gặp các từ chỉ

số lượng như: Tất cả, nhiều nhất, nhiều, một số, ít, ; Thường xuyên, thường thường, đôi khi, năng, thỉnh thoảng, hiếm khi, , Chắc chắn, có thế, rất có thể

: Phải, cần, nên,

- Ham ý hội thoại đặc dụng:

Là một nghĩa gia thêm không được nêu ra bằng từ ngữ trong câu mà việc

Trang 37

* Hàm ý quy tước:

Hàm ý quy ước là những hàm ý không gắn với nguyên tắc cộng tác và các

phương châm hội thoại nhưng cũng được xem xét trong dụng học Nói cách

khác, hàm ý này là kiểu nghĩa gia thêm hoàn toàn do quy ước Chẳng hạn:

- Hàm ngôn ngữ nghĩa:

Hàm ngôn ngữ nghĩa là hàm ngôn được suy ra từ nội dung ngữ nghĩa tường minh của phát ngôn Nó cũng là các luận cứ hoặc kết luận không được nói

ra một cách tường minh ma dé cho người nghe dựa vào mối quan hệ lập luận để

rút ra Hàm ngôn này có cơ sở là các lẽ thường - Hàm ngôn ngữ dụng:

Hàm ngôn ngữ dụng là những hàm ngôn do sự vi phạm các quy tắc ngữ

dụng (bao gồm nguyên tắc chỉ xuất, chiếu vật, quy tắc lập luận, quy tắc chỉ phối

các hành vi ngôn ngữ, quy tắc cộng tác hội thoại của Grice) mà có

Trong khi đó, Hồ Lê [51, tr.347] chia phương thức hàm ngôn thành:

- Hàm ngôn sử dụng những quan hệ ngữ nghĩa bất thường trong phát

ngôn Chính là ý nghĩa hàm ẩn ngôn từ bắt thường Đó là những kết hợp không, có phù hợp ngữ nghĩa, những kết hợp phi lý hay chính là các chuỗi bất thường về nghĩa Các chuỗi bất thường về nghĩa cũng có thể được sử dụng như những,

câu sai nghĩa Để chuẩn bị cho sự xuất hiện của một chuỗi sai nghĩa, người ta thường đưa ra trước một sự kiện sai lầm, vô lí, chuỗi sai khi ấy đóng vai trò đòn bẩy là cho sự kiện sai lầm, vô lí càng thể hiện rõ

- Hàm ngôn sử dụng các kiểu quan hệ phi cấu trúc Đó là việc tạo ra hàm ngôn bằng cách liên hệ những từ ngữ hoặc những bộ phận nhất định của từ ngữ trong câu theo những quan hệ phi cấu trúc Các kiểu quan hệ phi cấu trúc như

nói lái, điệp âm, điệp vần, lặp âm tiết, dùng từ đồng âm, đồng nghĩa, những từ

cùng ở đầu câu hay ở cuối câu đều có kỹ năng biểu thị ý nghĩa hàm ẩn

- Hàm ngôn sử dụng những quan hệ giữa phát ngôn và ngữ huống

Trang 38

+ Ý nghĩa hàm ẩn văn chu Đây là ý nghĩa hàm ẫn được tạo ra do sự tương,

tác giữa ngôn ngữ với văn chu

+ Ý nghĩa hàm ẩn hoàn cảnh Đây là loại ý nghĩa hàm ân được tạo ra do

sự tương tác giữa hai phát ngôn với hoàn cảnh nói năng, viết lách Như vậy,

những phát ngôn đơn giản, không lắt léo về ngôn từ thì được gọi là ý nghĩa hàm ẩn ngữ huống

Bên cạnh đó, Hồ Lê còn đưa ra ba khái niệm gồm: ý nghĩa hàm ẩn hạn

chế, ý nghĩa hàm ẩn tự do và ý nghĩa hàm ẩn dự cảm Tuy nhiên, đây chỉ là cách gọi khác đi của ý nghĩa hàm ân ngôn từ và ý nghĩa hàm ẩn ngữ huống Ý nghĩa hàm ẩn ngôn từ thường có tính hạn chế, còn ý nghĩa hàm ân ngữ huống có tính tự do, bởi vì đù ngữ huống có thay đổi thì ý nghĩa hàm ân ngôn từ cũng không thay đổi Trong đó nếu thay đôi ngữ huống thì ý nghĩa hàm ẩn ngữ huống vốn có sẽ đổi thành một ý nghĩa hàm ẩn ngữ huống khác Do đó, ý nghĩa hàm ân ngôn từ cũng là ý nghĩa hàm ân hạn chế, còn ý nghĩa hàm ẩn ngữ huống được xem là ý nghĩa hàm ẩn tự đo

Về khái niệm “ý nghĩa hàm ẩn dự cảm”, như đã nói ở trên, ý nghĩa hàm

ẩn ngôn từ được chia làm hai loại: ý nghĩa hàm ân ngôn từ bắt bình thường và ý nghĩa hàm ẩn ngôn từ phi cấu trúc câu Mặc dù, chúng cùng thuộc “ý øgiữa hàm ẩn ngôn từ” nhưng lại có sự thể hiện khác nhau khi ngữ huống thay đổi Đó là những phát ngôn mang ý nghĩa hàm ân ngôn từ bất bình thường thì dù có tách rời ngữ huống, ý nghĩa hàm ân của nó vẫn tồn tại nhưng những ý nghĩa hàm an ngôn từ phi cấu trúc câu thì nếu tách rời ngữ huống, ý nghĩa hàm ẩn chỉ còn là ý nghĩa hàm ấn dự cảm

Như vậy, qua tìm hiểu việc phân loại ý nghĩa hàm ẩn các nhà nghiên cứu

đã đưa ra quan điểm của mình: Diệp Quang Ban thì phân ra (hàm ý quy ước và ý

Trang 39

nghĩa hàm ẩn để truyền đạt đến người nghe, người đọc những điều mình muốn nói nhưng không trực tiếp nói ra được

1.4 Mục đích sử dụng hàm ngôn

1.4.1 Vì lí do khiêm tốn

Theo Từ điển tiếng Việt, “khiêm tốn là có ý thức và thái độ đúng mực

trong đánh giá bản thân, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình là hơn

người ” Trong quan điểm về phép lịch sự, Leech (1983) đã cụ thể hóa nguyên tắc lịch sự trong sáu phương châm, trong đó có phương châm khiêm tốn: “Giảm

tối thiểu việc khen ta, tăng tối đa việc chê ta” Chỉ có như thê mới bảo toàn sự

cân bằng xã hội và tình thân giữa người nói và người nghe Theo đó, La Rochefoucauld cũng chỉ rõ: “7u rỏ vẻ hơn người thì người sẽ trở thành kẻ thù của ta; chịu nhường người thì người sẽ liên kết với ta”

Khiêm tốn là một quy tắc chỉ phối quan hệ liên cá nhân trong hội thoại

Tuy nhiên, nếu tự đề cao minh bi coi không lịch sự thì chê mình quá nhiều cũng

được coi là không lịch sự Vì cái tôi tự tôn vinh và cái tôi miệt thị đều không

nhận được thiện cảm của người khác Người Việt Nam vốn tế nhị, cho nên

phương châm này được áp dụng thường xuyên trong giao tiếp Khi làm cơm mời khách, mặc dù bữa cơm đầy đủ thịt, rượu, bia những món ngon nhưng gia chủ vẫn mời khách: “Bác ở lại dùng bữa cơm đạm bạc với vợ chồng em ”, thậm chí có khi bữa cơm chẳng có đĩa rau nào nhưng người ta vẫn quen nói “Äởï bác xơi bữa cơm rau” Hoặc, trong một cuộc hội thảo hay một bài phát biểu người ta

thường hay mở đầu, có khi là kết thúc bằng câu: “Do kinh nghiệm, năng lực còn nhiều hạn chế nên chắc chắn còn nhiều thiếu sót mong quý vị, các bạn thông

cảm” Như vậy, khiêm tốn là một đức tính được ăn sâu vào trong văn hóa giao

tiếp của người Việt, nó trở thành nét đẹp, đạo đức mà mỗi con người cần có

Trang 40

1.4.2 Giữ thể diện cho người đối thoại

Muốn giao tiếp đạt hiệu quả thì một trong những chiến lược giao tiếp là phải giữ được thể diện cho người đối thoại Vì vậy, người tham gia giao tiếp phải tôn trọng và bảo toàn được thể điện của đối tượng tham gia giao tiếp, tránh làm phương hại đến thể diện của người khác và khi không thể tránh được thì phải biết làm giảm nhẹ mức độ phương hại thể điện đó Đồng thời, cần gia tăng,

việc để cao người khác Các nhà nghiên cứu Việt ngữ học khi nghiên cứu về lịch sự đều cho rằng khái niệm lịch sự liên quan đến bốn khái niệm: lễ phép, đúng

mực, tế nhị và khéo léo Lễ phép và đúng mực là những ứng xử ngôn ngữ phù

hợp với chuẩn mực giao tiếp xã hội thê hiện sự tôn trọng về thứ bậc, địa vị của người đối thoại Khéo léo và tế nhị là giảm bớt mức áp đặt né tránh sự xúc phạm, làm tăng sự hài lòng của người đối thoại

Trong ca dao, việc sử dụng lối nói hàm ngôn cũng là một chiến lược giao tiếp nhằm đảm bảo tính lịch sự Giữ thể diện điện cho người đối thoại có thể

xem là một chiến lược giao tiếp và cũng là một trong những chức năng dễ nhận thấy nhất ở hàm ngôn Ví dụ:

@) Anh về mua lụa bọc trời,

Mua thuyền chở núi em thời theo ngay

Nếu nói thing ra “em không bao giờ lấy anh” thì cô gái đã làm mất thể diện chàng trai và có thể mối quan hệ thân tình giữa hai người cũng chấm dứt

Vi nhu vay, chàng trai sẽ cảm thấy xấu hỗ, tự ái và sẽ không đám đối diện với

cô sau này Tuy nhiên với câu nói trên, cô gái đã giữ thể diện cho chàng trai

bằng hành động từ chối được thực hiện gián tiếp qua hành động nhận lời Ý nghĩa từ chối không nằm trên bề mặt phát ngôn mà được người nghe nhận diện

nhờ kinh nghiệm sống của mình, nhờ suy luận từ nội dung của câu nói Vì lụa

Ngày đăng: 20/10/2022, 13:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN