1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài: Ngôn ngữ đánh giá trong sáng tác Nam Cao trước văn 1945

149 2 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 149
Dung lượng 33,96 MB

Nội dung

Mục đích của luận văn Ngôn ngữ đánh giá trong sáng tác Nam Cao trước văn 1945 là tìm hiểu ngôn ngữ đánh giá trong sáng tác của nhà văn Nam Cao, qua đó tác giả luận văn muốn làm rõ cách thức thể hiện của loại ngôn ngữ này cũng như hiệu quả nghệ thuật của nó trong sáng tác văn học.

Trang 1

BO GIAO DUC VA DAO TAO

TRUONG DAI HQC SU PHAM TP HO CHi MINH

Lâm Kim Ngân

NGÔN NGỮ ĐÁNH GIÁ TRONG

Trang 2

BO GIAO DUC VA DAO TAO

TRUONG DAI HQC SU PHAM TP HO CHi MINH

Lâm Kim Ngân

NGÔN NGỮ ĐÁNH GIÁ TRONG

SÁNG TÁC NAM CAO TRƯỚC NĂM 1945

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

Mã số: 60 22 02 40

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA NƯỚC NGOÀI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS BÙI MẠNH HÙNG Thành phó Hồ Chí Minh - 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của tôi, có sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn PGS.TS.Bùi Mạnh Hùng Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài Ngôn ngữ đánh giá trong sáng tác Nam Cao trước năm 1945 là trung

thực và chưa từng công bồ trong bắt cứ công trình nghiên cứu nào trước đây

Nếu có phát hiện bất kì sự gian dối nào, tơi xin hồn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng bảo vệ luận văn Thạc sĩ cũng như kết quả luận văn của mình

Tp Hỗ Chí Minh, ngày 05 tháng 03 năm 2017 Người cam đoan

Trang 4

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, chân thành tới PGS.TS Bùi Mạnh Hùng,

người đã tận tình hướng dẫn, động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt

quá trình thực hiện luận văn

Thay mặt các học viên cao học khóa 25, chuyên ngành Ngôn ngữ học tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các giảng viên khoa Ngữ Văn và các cán bộ Phòng Sau đại học đã tạo mọi điều kiện để chúng tôi học tập, nghiên cứu

Tôi rất biết ơn sự hỗ trợ nhiệt tình của các thủ thư ở thư viện trường Dai hoc Su phạm thành phố Hồ Chí Minh, thư viện trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn

và thư viện Khoa học tổng hợp

Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, người thân đã hết lòng động

viên tôi hoàn thành luận văn này

Tp.Hô Chí Minh, tháng 03 năm 2017

Học viên

Lâm Kim Ngân

Trang 5

MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình vẽ "00 .Ô,ÔỎ 1

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 22222222222222222222222772271721221 E.E cee 10 1.1 Sơ lược về Ngữ pháp chức năng hệ thống — Siêu chức năng liên nhân 10

1.1.1 Ngữ pháp chức năng hệ thống (Systemic Functional Grammar) 10

1.1.2 Siêu chite nang lign nhan (Interpersonal function) -.12

1.2 Một số quan điểm và nguyên lí cơ bản của Lý thuyết thâm định L6

1.2.1 Một số quan điểm về thâm định 222222222ccczrrrcecre 16

1.2.2 Nguyên lí cơ bản của Lý thuyết thẩm định - 7

1.3 Thẩm định và Hệ thống thẳm định -.21

1.3.1 Thắm định -22222222222222.7212 - re 21

1.3.2 Hệ thống thâm định

1.4 Các bình diện cơ bản của Hệ thống thâm định

1.4.1 Thái độ (Attitude) 22-22212122 rrrrrree 25 1.4.2 Ràng buộc (Engagement) -2 221222227-21.-21 ce 33 1.4.3 Thang độ (Graduation), 2-222-2222.22222227-2 2e 35 1.5 Ngôn ngữ đánh giá trong văn bản tự sự 22+-2222222.z2t -rerree 40 1.6 Các phương tiện thể hiện ngôn ngữ đánh giá . -222-222.-2t.zt 4I

Trang 6

"¡nh 45

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ DANH GIA VE CON NGUOI

TRONG SANG TÁC NAM CAO 222i 46

2.1 Phạm trù Thái độ (Attitude) trong ngôn ngữ đánh giá về con người ở sáng tác Nam Cao 2.1.1 Biên tô Tinh cam (Affect) eect 48 2.1.2 Biến tố Phán xét (Judgement) m 2.2 Phạm trù Thang độ (Graduation) trong ngôn ngữ đánh giá về con người ở `” 86 2.2.1 Các phương diện thể hiện Thang độ trong biểu thức ngôn ngữ

đánh giá về con người 22222222222222222.22E2tr EErtrirrrrrrrrrrrree 86

2.2.2 Các phương tiện thể hiện giá trị Thang độ trong biểu thức ngôn

ngữ đánh giá về con người 2222222222227222222 222tr Errrrrrrrrree 89 ¡ho hẽ 97 Chương 3 ĐẶC ĐIÊM NGÔN NGỮ ĐÁNH GIÁ VỀ SỰ VẬT, HIEN

TƯỢNG TRONG SANG TÁC NAM CAO 98

3.1 Phạm trù Thái độ (Attitude) trong ngôn ngữ đánh giá về sự vật, hiện tượng J7 3 98

3.1.1 Các tiểu loại Đánh giá trong sáng tác Nam Cao - 100 3.1.2 Các biểu thức Đánh giá hàm ngôn 2221222222- 105 3.2 Phạm trù Thang độ (Graduation) trong ngôn ngữ đánh giá về sự vật, hiện

tượng ở sáng tác Nam Cao - 116

3.2.1 Các phương diện thể hiện Thang độ trong biểu thức ngôn ngữ

Trang 7

3.2.2 Các phương tiện thể hiện giá trị Thang độ trong biểu thức ngôn

ngữ đánh giá về sự vật, hiện tượng 222+222222trzcerrrrrrrrree 119

"¡6h 129

205/90 131 TAL LIEU THAM KHẢO 2222222222222222222E2272222222222227277222222222227.-222222222 134

Trang 8

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Từ những năm 1970 trở lại đây, trong giới ngôn ngữ học xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về bản chất của giao tiếp trong xã hội loài người và nhắn mạnh khía

cạnh chức năng của ngôn ngữ Đó là thời kì của sự xuất hiện các khuynh hướng ngữ pháp chức năng của Dik, Halliday, J Lyons; ngữ dụng học của Austin, Seark, Levinson; ngôn ngữ học xã hội của Hymes, Trudgill, Lakoff Dac điểm nghiên cứu

ngôn ngữ hiện đại là sự nới rộng về không gian và thời gian cũng như các điều kiện giao tiếp của một hành vi ngôn ngữ Do khuynh hướng tự nhiên hoá sự giao tiếp của

con người mà đối tượng ngôn ngữ không dừng lại ở phát ngôn riêng lẻ nữa mà là các chuẩn phát ngôn khác nhau trong một diễn ngôn nhằm thực hiện các mục đích và ý định của người nói Không gian để nhúng (embed) các chuỗi phát ngôn này trong hiện thực không còn là các không gian do nhà ngôn ngữ học giả định nữa (một người nói,

một người nghe, một mã giao tiếp) mà là không gian với đầy đủ tính hiện thực của nó, gọi là chu cảnh giao tiếp xã hội: đặc điểm giới tính, tâm lí, nghề nghiệp, hôn nhân của

người nói; các điều kiện để tiến hành giao tiếp thuận lợi và không thuận lợi; các điều kiện đề giao tiếp bằng lời biến thành các hành động xã hội (social actions) va hanh vi

xã hội (social behaviours)

Trong trào lưu Ngữ pháp chức năng có một nhân vật nỗi bật là M.A.K Halliday Sở dĩ lý luận ngôn ngữ của Halliday nỗi bật là do nhà khoa học này dành nhiều sự quan tâm cho việc nghiên cứu bình diện xã hội của ngôn ngữ, chứa nhiều tinh kha thi trong việc vận dụng vào phân tích diễn ngôn và hoạt động giáo dục hiện đại Ngôm ngữ đánh giá là một thuật ngữ của Ngôn ngữ học Chức năng hệ thống do M.A.K

Halliday đề xướng Nó có liên quan đến quan hệ liên nhân trong ngôn ngữ, tức liên quan đến sự hiện diện của người viếƯngười nói trong văn bản đối với những điều mà họ trình bày và những người mà họ giao tiếp Nó còn có liên quan đến cách mà người viếƯngười nói thê hiện thái độ chấp nhận hay phản đối, yêu thích hay chê ghét, hoan

nghênh hay chỉ trich, và cách mà họ đặt người đọc/người nghe của họ vào trong một

Trang 9

xác lập cho mình một bản sắc riêng trong giao tiếp Trong văn học, ta còn gọi đó là

phong cách nghệ thuật của nhà văn Như thế, dù hiển thị rõ ràng hay hàm ẩn thì ngôn ngữ đánh giá cũng đóng một vai trò đặc biệt trong văn bản nói chung và văn bản nghệ thuật nói riêng Vì vậy, việc tìm hiểu ngôn ngữ đánh giá trong tác phẩm văn học là một

hướng đi mới đầy hấp dẫn Bên cạnh đó, tiếp cận các sáng tác văn học dưới góc độ này

còn mở ra một cách thức mới có hiệu quả trong việc tổ chức giờ dạy đọc — hiểu văn

bản cho học sinh các cấp

1.2 Nam Cao (1915 - 1951), tên thật là Trần Hữu Trị, là nhà văn tiêu biểu của

nền văn học hiện đại Việt Nam 1930 — 1945 Ông là người góp phần đưa trào lưu văn học hiện thực phê phán Việt Nam đầu thế ki XX phát triển đến đỉnh cao với những tác phẩm xuất sắc Tuy chỉ có 15 năm cầm bút song nhà văn xuất sắc này đã dành tặng cho đời một sự nghiệp sáng tác hết sức phong phú mà chủ yếu được gói gọn trong thể loại truyện ngắn Bên cạnh truyện ngắn, tiểu thuyết Sóng mỏn của Nam Cao cũng là

tác phẩm giàu về tư tưởng, xuất sắc về nghệ thuật và luôn nhận được sự quan tâm đặc

biệt của giới nghiên cứu Văn học và Ngôn ngữ Sáng tác Nam Cao thể hiện một sự

sáng tạo đầy nghệ thuật trong các dạng thức lời văn trần thuật Nhờ thế, ông đã có được một phong cách sáng tác rất riêng so với các nhà văn viết theo khuynh hướng

hiện thực cùng thời Do đó, dù đã được các nhà khoa học nghiên cứu hàng chục năm

nay, các tác phâm của Nam Cao vẫn là một “quặng mỏ” còn ân chứa nhiều điều cần khai thác và nghiên cứu thấu đáo hơn

Từ những lí do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “Ngôn ngữ

đánh giá trong sáng tác Nam Cao trước năm 194” Hi vọng, bằng sự nỗ lực của

người viết với những kết quả tìm hiểu cụ luận văn sẽ ít nhiều đáp ứng được yêu

cầu của việc nghiên cứu và việc dạy ~ học bộ môn Ngữ Văn trong nhà trường 2 Mục đích - nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Trang 10

't luận về tác

ngữ đánh giá trong sáng tác Nam Cao, từ đó phân tích và nhận xét,

dụng của ngôn ngữ đánh giá đối với văn bản tự sự

3 Tổng quan tình hình nghiên cứu

3.1 Nghiên cứu về ngôn ngữ đánh giá

Ngôn ngữ đánh gid (evaluative language) là thuật ngữ được phát triển từ ý thuyết

thẩm định (appraisal theory) Ban đầu, lý thuyết này là lý thuyết thuộc về Tâm ly hoc

xã hội Trong nhiều thập kỉ qua, lý thuyết thẩm định đã phát triển và trở thành một lý

thuyết nồi bật trong ngành truyền thông và tâm lý Trong lịch sử nhân loại, những tư tưởng cơ bản nhất về lý thuyết này nằm ở các triết gia nôi tiếng như Aristotle, Plato,

các nhà khắc kỷ Spinoza và Hume cùng nhà tâm lý học người Đức Stumph (1992)

Tuy nhiên, trong hơn 50 năm qua, lý thuyết này đã được mở rộng theo cấp số nhân với sự cống hiến của hai nhà nghiên cứu nổi bật là Magda Arnold và Richard Lazarus trong số những người đã đóng góp cho lý thuyết thâm định

Đến năm 2004, thuật ngữ ngôn ngữ đánh giá với tư cách là thuật ngữ Ngôn ngữ

học lần đầu tiên được M.A.K Halliday đề cập trong cuốn Halliday's Introduction

Funtional Grammar [24] Trong công trình này, nhà nghiên cứu đã cho rằng ngôn ngữ đánh giá chính là một trong những hình thức thể hiện quan hệ liên nhân trong văn ban, hướng tới phục vụ cho mục đích giao tiếp của văn bản Năm 2005, J.R Martin và P.R.R White da cong téc dé cho ra ddi céng trinh The language of Evaluation

(Appraisal in English) [23] Cuốn sách của hai tác giả này đã cung cấp cho người đọc cái nhìn khá chỉ tiết, kĩ lưỡng về ngôn ngữ đánh giá qua các dấu hiệu, sự biểu hiện xúc

cảm và phương pháp phân tích văn bản, Điều hữu ích là công trình này đã dẫn chứng bằng sự phân tích ngôn ngữ đánh giá trong một văn bản tự sự cụ thể *War or

Peace” (Carol Sarler) Gần đây nhất, năm 2011, Susan Hunston véi Corpus

Approaches to Evaluation (Praseology and Evaluative Language) da dura ra các hướng

Trang 11

Tựu trung lại, các công trình tiếp cận ngôn ngữ đánh giá ở nước ngồi đa số là

các cơng trình thuộc về Tâm lý học, những công trình về Ngôn ngữ học dù không

chiếm số lượng nhiều nhưng đã cho thấy được một cái nhìn tổng quan về ngôn ngữ

đánh giá và giá trị ứng dụng trong giảng dạy ngôn ngữ theo hướng chức năng Tuy

nhiên, trong khả năng tìm hiểu của mình, chúng tôi thấy rằng việc tìm hiễu, phân tích

ngôn ngữ đánh giá trong văn bản nói chung và văn bản nghệ thuật nói riêng ở Việt

Nam van chưa được chú ý Đây có lẽ là một sự thiếu hụt cần được bồ khuyết

3.2 Các nghiên cứu ngôn ngữ về sáng tác Nam Cao

Trong nền văn học Việt Nam hiện đại nói chung, trào lưu văn học hiện thực phê phán 1930 — 1945 nói riêng, Nam Cao (1917 ~ 1951) là một trong những gương mặt

xuất sắc nhất Sự xuất hiện của ông đã mang đến một luồng sinh khí mới cho văn xuôi

'Việt Nam hiện đại Bằng tài năng và tâm huyết trong lao động sáng tạo, Nam Cao đã

khẳng định được vị trí và phong cách nghệ thuật độc đáo của mình Trải qua nhiều thế hệ độc giả, sáng tác của ông đã có một sức sống bền bi với thời gian

Trước Cách mạng tháng 8 — 1945, việc nghiên cứu sáng tác của Nam Cao vẫn chưa được chú ý, vì vậy mà chưa có công trình nào chính thức nghiên cứu về nhà văn này Sau Cách mạng tháng 8 — 1945, các tác phẩm của Nam Cao trở thành “mảnh đất màu mỡ" để các nhà nghiên cứu khai phá Theo thống kê của các nhà nghiên cứu năm

2007, các tài liệu, chuyên luận viết về Nam Cao đã vượt quá con số 200 Trong quá

trình tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy rằng ở giai đoạn đầu của tiến trình nghiên cứu các

sáng tác Nam Cao, đa số các nhà nghiên cứu thường tập trung sự chú ý vào đề tài, nội ình huống truyện, Tiêu biểu là các công trình của

dung tư tưởng, kiểu nhân vật,

Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức, Nguyễn Đăng Mạnh, Phong Lê, Trần Đình Sử,

Đặc biệt, từ năm 1987 trở đi, các công trình nghiên cứu về Nam Cao nhìn chung

mang quy mô lớn hơn và khai thác ở nhiều nội dung đa dạng hơn Đáng chú ý là hướng tìm hiểu nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của Nam Cao: Năm 1991, Hoàng Tiến góp mặt với bài báo Ngôn ngữ Nam Cao nhận xét về cú pháp văn xuôi của nhà văn này [17]; cũng trong năm này, trong một bài tham luận có tên Nam Cao và cuộc canh

Trang 12

văn kề chuyện của Nam Cao [13], ngôn ngữ trần thuật trong sáng tác của ông đã bắt đầu được khai thác trong sự hỗ tương với đề tài, chủ đề Tác giả Phan Diễm Phương đã

đưa ra nhiều phát hiện mới mẻ về nghệ thuật kể chuyện của Nam Cao thông qua bài viết này Theo đó, tác giả cho rằng Nam Cao có sự chuyển đổi linh hoạt từ ngôn ngữ người kể chuyện sang ngôn ngữ nhân vật và sự kết hợp đan xen, tỉnh luyện nhiều giọng kế trong cùng một đoạn;

Những năm sau đó, hàng loạt các đề tài nghiên cứu chuyên sâu về một khía cạnh

ngôn ngữ trong sáng tác Nam Cao lần lượt ra đời Có thể kể đến là các luận án, luận

văn: Hội thoại trong truyện ngắn Nam Cao (Các hình thức thoại dẫn) - Mai Thị Hảo Yến (2001) [21], Cách diễn đạt ý nghĩa tình thải của hành động phát ngôn trong

truyện ngắn Nam Cao - Trần Thị Kim Chỉ (2003) [4], Các kiểu lô gích mờ trong tác

phẩm của Nam Cao - Đào Mạnh Toàn (2004) [18], Đặc điểm ngôn ngữ của ngôn ngữ nhân vật qua tác phẩm Nam Cao - Nguyễn Hoàng Tuấn (2005) [19], Từ láy trong

truyện ngắn Nam Cao - Hồ Thị Ngọc Quyền (2010) [14], Hlành động tại lời gián tiếp của kiểu câu hỏi trong truyện ngắn của Nam Cao - Trần Thị Ái Lê (2012) [11], Câu dưới bậc trong truyện ngắn Nam Cao - Trần Quốc Hoàn (2014) [9], cùng các bài báo khoa học: Đặc điềm nội dung — ngữ nghĩa đoạn văn kết thúc trong truyện ngắn của Nam Cao - Nguyễn Thị Thu Hằng (2006) [7], Khảo sát câu ngắn trong tác phẩm

của Nam Cao - Nguyễn Thị Hoa (2009) [§], Hành vỉ ngôn ngữ rào đón thuộc phương

châm về chất trong một số truyện ngắn tiêu biểu của Nam Cao - Khuất Thị Lan

(2010), Các phát ngôn biểu thị trật tự quan hệ thời gian trong một số truyện ngắn của

Nam Cao - Pham Thi Huong Giang (2013) [5],

Gần day nl

, trong ndm 2015 nay, da có một vài bài báo khoa học nghiên cứu về ngôn ngữ trong sáng tác Nam Cao như: Đặc điểm câu biểu hiện sự tình phát ngôn

trong truyện ngắn Nam Cao - Lê Thị Mỹ Hạnh (2015) [6], Thoại dẫn nửa trực tiệp

trong tác phẩm văn học - Mai Thị Hảo Yến (2015) [22],

Nhìn chung, những công trình chuyên biệt nghiên cứu về Nam Cao rất phong

Trang 13

ngôn ngữ trong sáng tác của Nam Cao ở nhiều góc độ khác nhau Tuy nhiên, theo hiểu

biết của chúng tôi, đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào chính thức đề cập đến vấn đề Ngôn ngữ đánh giá trong tru,

1945 Vì

ngắn Nam Cao trước năm

im hiéu van dé nay, chúng tôi mong muốn sẽ tập hợp được một số tư

liệu về ngôn ngữ đánh giá trong truyện ngắn của Nam Cao và bước đầu có những nhận

xét về hiệu quả sử dụng của loại ngôn ngữ này trong nghệ thuật trần thuật Qua đó, tác

giả luận văn hi vọng sẽ tiếp tục khám phá những khía cạnh còn chưa được “giải mã”

trong truyện ngắn Nam Cao

4 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu

4.1 Đối trợng nghiên cứu và nguồn ngữ liệu

Với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ở trên, luận văn xác định đối

tượng nghiên cứu cần hướng đến là tác phẩm của Nam Cao trong giai đoạn trước năm

1945 (bao gồm 40 truyện ngắn và 01 tiểu thuyết) được in trong Nzm Cao, do Hà Minh

Đức sưu tầm tuyển chọn và giới thiệu (Quyền 1, 2, NXB Công an nhân dân, 2004) Đó, là những tác phẩm đã được khẳng định rõ những đặc trưng văn phong và giá trị thẩm mỹ của ngòi bút Nam Cao

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu ngón ngữ đánh giá trong sáng tác Nam Cao dưới các phương diện:

~ _ Cách thức thể hiện qua từ ngữ và các biểu thức ngôn ngữ ~ _ Vai tò trong việc thể hiện ý đồ nghệ thuật tác phẩm 5 Phương pháp nghiên cứu

$.1 Phương pháp miêu tả

3.1.1 Thủ pháp phân tích ngữ cảnh

Ý nghĩa ngữ cảnh của một đơn vị từ vựng là ý nghĩa nó có trong tình huống nó

Trang 14

Trên đại thể, ngữ cảnh có thể được phân chia thành hai loại chính: ngữ cảnh tinh huéng (context of situation) và ngữ cảnh văn hóa (context of culture) Theo Halliday, “ngữ cảnh tình huống là một khái niệm lý thuyết đ é giải thích cách thức một văn bản

liên hệ đến các quá trình xã hội mà văn bản tồn tại bên trong Ngữ cảnh tình huống,

tuy nhiên, chỉ là môi trường tức thời Tổn tại một bối cảnh rộng lớn hơn ở đó văn ban cần được giải thuyết: ngữ cảnh văn hóa của nó Bất ngữ ngữ cảnh tình huống chân thực nào cũng không phải là một mớ lộn xộn các đặc trưng mà là một thê thống nhất

đặc thù đi với nhau trong một văn hóa” [24, tr.277] Hai loại ngữ cảnh này đóng vai trò quan trong trong xác định và nhận hiểu ý nghĩa chân thực (tức đúng theo chủ định của người tạo thông điệp) của từ ngữ trong diễn ngôn, bởi ý nghĩa trong ngữ cảnh có thể

hoàn toàn xa lạ với ý nghĩa nó vốn có trong từ vựng một ngôn ngữ Tắt cả diễn ngôn

đều bị hạn chế bởi một ngữ cảnh nhất định Do đó, viện đến thủ pháp phân tích ngữ

cảnh, ta đặt diễn ngôn vào những cách hiểu có liên hệ đến văn hóa, xã hội để phần nào giúp lí giải ý nghĩa của các biểu thức ngôn ngữ đánh giá

5.1.2 Thủ pháp phân tích văn cảnh

'Văn cảnh là những hình thức ngôn ngữ cùng xuất hiện trên văn bản có đối tượng

ngôn ngữ được khảo sát Để có thể tìm ra một cách giải thuyết hoàn chỉnh cho bắt cứ một khúc đoạn ngôn ngữ nào trong diễn ngôn thi việc khảo sát các phần văn bản trước

và sau nó là yêu cầu bắt buộc Việc nhận hiểu một đối tượng như thế không chỉ phụ

thuộc vào ngữ cảnh mà còn chịu sự ràng buộc của văn cảnh quanh nó Trong luận văn

này đối tượng khảo sát là các biểu thức ngôn ngữ đánh giá nên văn cảnh là những đối

tượng ngôn ngữ bao quanh hay đi kèm theo các biểu thức đó để tạo cho chúng tính xác

định về nghĩa

Khi khảo sát các biểu thức ngôn ngữ đánh giá trong ngữ liệu, ta có thể thấy

những yếu tố ngữ cảnh đóng vai trò quan trọng trong việc xác định văn cảnh thích hợp

Trang 15

thành các đối tượng biệt lập Ý nghĩa chân thực của các biểu thức ngôn ngữ đánh giá

luôn được truy hồi thông qua văn cảnh và ngữ cảnh mà nó liên hệ đến 5.1.3 Thủ pháp phân loại và hệ thống hóa

Sau khi xác định được các biểu thức ngôn ngữ đánh giá và nắm bắt được ý nghĩa trong ngữ cảnh của chúng, người viết vận dụng thủ pháp phân loại và hệ thống hóa để sắp xếp các biêu thức ngôn ngữ đánh giá này vào từng nhóm dựa trên cơ sở Lý thuyết hệ thống thâm định

5.2 Phương pháp thống kê toán học

Luận văn vận dụng phương pháp thống kê toán học đề lập bảng thống kê số

lượng và tỉ lệ của các biểu thức ngôn ngữ đánh giá theo các phương diện, tiểu loại, từ

đó làm cơ sở đề đối chiếu khuynh hướng đánh giá của Nam Cao theo những đối tượng,

thể loại khác nhau

6 Những đóng góp mới của luận văn

Trên cơ sở chất lọc ý tưởng, đóng góp ở các công trình của những người đi trước,

luận văn có một số phát hiện dựa vào sự ứng dụng ngôn ngữ học chức năng hệ thống của Halliday, góp phần làm sáng tỏ nghệ thuật viết truyện của ông ở một góc độ soi chiếu khác Hi vọng luận văn sẽ đem lại những cái nhìn mới về ngôn ngữ trong văn

xuôi tự sự của một tác giả

7 Bồ cục của luận văn

Ngoài phần Mở dau, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn gồm ba

chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận

Trong chương này, chúng tôi làm rõ bản chất của ngôn ngữ đánh giá, từ đó tạo cơ sở lí luận vững chắc để vận dụng vào tìm hiểu ngôn ngữ đánh giá trong sáng tác của

Trang 16

Trong chương này, chúng tôi thống kê, tổng hợp, phân tích và lí giải các phương

tiện biểu thị sự đánh giá về con người trong sáng tác Nam Cao

Chương 3 Đặc điểm ngôn ngữ đánh giá về sự vật, hiện tượng trong sáng tác

Nam Cao

Trong chương này, chúng tôi thống kê, tổng hợp, phân tích và lí giải các

Trang 17

10

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Sơ lược về Ngữ pháp chức năng hệ thống - Siêu chức năng liên nhân

1.1.1 Ngữ pháp chức năng hệ thống (Systemic Funetional Grammar)

Mô hình Lý thuyết thẩm định! (LTTĐ) (Appraisal Theory) — còn gọi là Ly thuyết đánh giá — do các nhà ngôn ngữ học người Úc J.R.Martin và P.R.R White phát triển gần đây trong khuôn khô lý thuyết chung của Ngữ pháp chức năng hệ thống (NPCNHT), NPCNHT do Halliday đề nghị có thể được xem là cách tiếp cận tín hiệt học hệ

thống về ngôn ngữ Theo đó, vấn đề then chốt trong quan điểm của Halliday là xem xét các khía cạnh của ngôn ngữ không theo trục ngang của chiều tuyến tính mà theo trục dọc của những sự lựa chọn Với cách tiếp cận này, mối quan hệ của những sự lựa chọn có liên quan đến việc biểu đạt nghĩa, giải quyết thỏa đáng những via tầng sâu bên trong của nghĩa, mang lại cho người tiếp cận cái nhìn đa chiều kích của cái ta gọi là ngôn ngữ Tính đa chiều kích (multidimensional architecture) của cấu trúc ngôn ngữ chính là sự phản ánh bản chất đa chiều kích của những mối quan hệ liên nhân, tính đa chiều kích của sự trải nghiệm mà con người có được về thế giới và tính đa chiều kích

trong cách tổ chức thông điệp

Nếu Ngữ pháp cấu trúc luận (Structural Grammar) là ngữ pháp ngữ đoạn với khái niệm trung tâm là khái niệm cấu trúc và mối liên hệ giữa cấu trúc này với cấu trúc kia

thì NPCNHT lại khác hẳn NPCNHT không phải là ngữ pháp ngữ đoạn mà là ngữ

pháp hệ hình hay hệ đối vị Khái niệm “hệ thống” (system) về cơ bản chính là được hiểu theo nghĩa đối vị này Hệ đối vị chức năng (functional paradigm) của Firth được Halliday phát triển thành cấu trúc hình thức của một mạng lưới hệ thống (system

network) Luận điểm quan trọng trong lý thuyết này là Ngữ pháp chức năng khảo sát

phạm vi những lựa chọn quan yếu bao gồm các kiểu nghĩa chúng ta muốn diễn đạt và

" Appraisal: nghia a thim định hoặc đánh giá Chúng tôi chọn dịch là “thả

ngữ, phân biệt với h gia” được dùng trong giao tiếp hàng ngày và phân biệt với lề cập ở sau

Trang 18

các cách đề biểu đạt những kiêu nghĩa này, rồi khớp ghép hai tập hợp lựa chọn này với nhau Cũng cần nói thêm rằng thuật ngữ “chức năng” trong lý thuyết của Halliday đồng nhất với “nghĩa” Ta thấy rõ điều đó qua lời khang định của Thompson — một

môn đệ của Halliday:

“[ ] trong cách tiếp cận chức năng đối với ngữ pháp, về cơ bản chúng ta đồng

nhất nghĩa với chức năng” (“in functional approaches to grammar we essentially equate meaning

with function.” [34, tr.8])

Có thể nói Halliday nhìn các yếu tố ngôn ngữ đặt trong mối tương quan của các hệ thống Các hệ thống này đóng vai trò quan trọng trong việc kiến giải các loại nghĩa

khác nhau và ngôn ngữ được tổ chức theo lối siêu chức năng (tức chức năng lớn, những loại mang tinh tổng quát cao của ý nghĩa ~ Metafunetion) Nói cách khác, tất cả

các kiểu nghĩa mà ngôn ngữ thể hiện cần được giải thích thông qua sự tham chiếu với

ngữ cảnh xã hội và mục đích giao tiếp Theo đó, có ba siêu chức năng của ngôn ngữ trong tạo lập diễn ngôn (văn bản) là: 1 Siêu chức năng biểu đạt ý niệm, nội dung

(Ideational Metafunction); 2 Siêu chức năng cấu tạo, tổ chức diễn ngôn (Textual

Trang 19

12

Mô hình trên cho thấy ngôn ngữ là một nguồn tài nguyên bao gồm các nghĩa ý

niệm (ideational meaning), nghĩa liên nhân (interpersonal meaning) và nghĩa văn bản

(textual meaning) được hiện thực hóa đồng thời trong hầu hết các hoạt động giao tiếp Trong đó, nguồn lực ý niệm” (ideational resources) có liên quan với kinh nghiệm sin có về những gì đang xảy ra bao gồm: những người đang làm gì với ai, ở đâu, khi nào,

tại sao và làm thế nào; mối quan hệ logic với một sự việc khác đang diễn ra Nguồn

lực liên nhân (interpersonal resources) có liên quan với việc dàn xếp các mối quan hệ xã hội: mọi người đang tương tác như thế nào, bao gồm cả những cảm giác mà họ cố gắng chia sẻ Nguồn lực văn bản (textual resources) quan tâm đến dòng chảy

thông tin: cách thức giúp ý nghĩa ý niệm và ý nghĩa liên nhân được phân bố trên văn

bản hay cho phép các kiểu nghĩa có thể đi với nhau trong một văn bản mạch lạc [31, tr7Ị

Ba siêu chức năng kể trên có thể xem là một trong những nội dung cơ bản nhất của NPCNHT, cho phép người tìm hiểu có cái nhìn tổng thể về lý thuyết này Tuy

nhiên, vì đề tài luận văn hướng về ngôn ngữ đánh giá, một nội dung quan yếu trong

siêu chức năng liên nhân, nên chúng tôi sẽ thu hẹp phạm vỉ quan tâm và chỉ trình bày

về siêu chức năng này ở phần sau

1.1.2 Siêu chức năng liên nhân (Interpersonal fiunetion)

1.1.2.1 Khái niệm “siêu chức năng liên nhân ” (Interpersonal fimetion)

Siêu chức năng liên nhân được hiểu là “nguồn lực ngôn ngữ để tạo nên các ý nghĩa liên nhân (tương tác với người khác, bộc lộ cảm xúc, thể hiện quan điểm, biểu

đạt ý kiến, v.v.)}” (“Interpersonal function: Language resources for creating interpersonal meanings (interacting with others, expressing feelings, taking a stance, making judgment, etc.) [27,

tr21]) Nội hàm khái niệm cho thấy siêu chức năng này “thể hiện tắt cả việc sử dụng

ngôn ngữ để diễn đạt các mối quan hệ xã hội và các quan hệ cá nhân Điều này bao gồm những cách khác nhau mà người nói sử dụng trong tình huống nói và thực hiện

hành động nói” [24, tr.18] Rõ hơn, chúng ta có thể sử dụng ngôn ngữ để tương tác với

Trang 20

lộ cảm xúc (ý kiến) tích cực hoặc tiêu cực, v,v Nói cách khác, siêu chức năng liên

nhân thể hiện mối quan hệ, sự tương tác giữa các bên giao tiếp khi dụng ngôn Vì vậy, nó phục vụ đắc lực cho việc thiết lập và duy trì các mối quan hệ xã hội Halliday cho biết siêu chức năng này được thực hiện thông qua hệ thống Thức (Mood system) và

hệ thống Tình thái (Modality system) Thức chỉ rõ vai trò mà người nói lựa chọn

trong tình huống nói và vai trò mà anh ta ấn định cho người nghe Chẳng hạn, nếu người nói chọn thức cầu khiến thì anh ta cho mình vai trò ra lệnh và sắp đặt người

nghe vào vị trí tuân lệnh Tình thái định rõ người nói thể hiện sự đánh giá hoặc nói ra dự đoán của mình, như phát ngôn “Ngày mái trời sé mua”

Nhìn chung, siêu chức năng liên nhân thể hiện ở hệ thống ngôn ngữ với mục

đích hành động trong mối quan hệ qua lại với người khác trong môi trường giao tiếp, từ đó tạo cơ sở cho tắt cả việc sử dụng ngôn ngữ

1.1.2.2 Tính tương tác — hạt nhân của Siêu chức năng liên nhân

Như đã đề cập ở trên, một trong những mục đích chủ yếu của giao tiếp đó là tương tác (interact) với người khác nhằm thiết lập và duy trì các mối quan hệ xã hội Nếu chúng ta hình dung ngôn ngữ chỉ đơn giản như hệ thống một chiều (one-way) để

nói với người khác về mọi thứ thì chúng ta đã có cái nhìn lệch lạc đối với bản chất

hoạt động của ngôn ngữ Bởi lẽ trên thực tế chúng ta sử dụng ngôn ngữ không chỉ để

cung cấp mà còn để trao đổi ý nghĩa, vì vậy sự giao tiếp vốn dĩ là hai chiều (two-

way) Bằng cách tiếp cận ngôn ngữ theo hướng chức năng, chúng ta giả định ngôn ngữ là một hệ thống được phát triển nhằm phục vụ các nhu cầu thiết yếu của con người, trong đó có nhu cầu tương tác với thế giới Muốn vậy, sự tương tác tự thân nó phải tìm đến một hình thức tương thích để biều hiện ra bên ngoài Hình thức đó chắc chắn phải

thuộc về một khía cạnh của ngữ pháp, được xác định khi chúng ta tương tác thông qua

ngôn ngữ Trên thực tế, có một số cấu trúc ngữ pháp đặc trưng đảm nhiệm vai trò trao

đổi nghĩa giữa những người tương tác Để minh họa cho ý này, Thompson [34, tr.45]

đưa ra một ví dụ đơn giản như sau:

Trang 21

14

(Liệu rằng tôi có thê đề nghị bạn giới thiệu cho tôi một vài cuốn sách thú vị về

ngôn ngữ kiêng kị được không?)

Nội dung của câu trên là gì? Người nghe có thể dễ dàng xác định ngay người đối

diện đang đề cập đến “những cuốn sách” (“books”) và “lời giới thiệu”

(“recommending”) Ching ta ciing cé thé chấp nhận “bạn” (“you”) là một phần của

nội dung trong mối liên hệ với “giới thiệu” (“recommend”) Chỉ tiết hơn, cụm từ “về

ngôn ngữ kiêng kị” (“on taboo language”) còn cung cấp cho ta thông tin bổ sung về đặc tính của những cuốn sách và do đó nó cũng thuộc về nội dung Tuy nhiên, các yếu tố còn lại trong ngôn bản lại không thuộc về cùng một ý nghĩa với những yếu tố trên

Khó lòng nói rằng từ “có thể (could) và cụm từ “liệu tôi có thể đề nghị bạn” (“might I

ask you”) đề cập đến nghĩa sự việc trong câu, nó chỉ thể hiện thái độ lịch sự trong lời đề nghị của người nói Hơn nữa, nếu chúng ta xem xét kĩ hơn sẽ thấy thêm rằng từ

“nice” chứa đựng cảm xúc (feeling) của người nói về những cuốn sách, thể hiện ngay trong cách anh ta dùng từ Tóm lại, chúng ta có thể khái quát kết quả phân tích ở trên qua bảng dưới đây: NOI DUNG [ask you] you recommend books on taboo language (CONTENT) SỰ TƯƠNG TÁC Might Ï ask you iƒ could nice ? (INTERACTION)

Qua đó, ta buộc phải thừa nhận sự tương tác là bản chất cốt lõi và là biểu hiện

của ý nghĩa liên nhân

Nhìn chung, khi tạo lập một diễn ngôn (văn bản), bao giờ con người cũng có mục đích: để xác lập và duy trì các mối quan hệ xã hội; để tác động đến thái độ và cách ứng

xử của người khác; dé thẻ hiện quan điểm của chúng ta về thế giới; để kêu gọi hay làm thay đổi quan điểm của người đối thoại; để yêu cầu người đối thoại cung cấp thông tin;

v.v Và siêu chức năng liên nhân không đảm trách vai trò nào khác ngoài phản ánh vấn

để trên Có thê nói, khi tương tác là bản chất của sự dụng ngôn thì chắc chắn ngữ pháp

Trang 22

để tương tác Theo Halliday (1994), siêu chức năng liên nhân liên quan đến quan

liên nhân (tenor) hay tính tương tác (interactivity) của diễn ngôn Đến lượt mình, quan hệ liên nhân (tenor) hay tính tương tác (interactivity) lại được diễn giải qua ba

thành tố:

i Khoảng cách xã hội (social distance): chỉ mức độ gần gũi của các bên giao tiếp Chẳng hạn, việc dùng các đại từ nhân xưng “mày”, “tao” hay biệt danh cho thấy mức độ thân mật giữa các thành viên tham gia đối thoại Ngược lại, việc dùng các

danh xưng chức vụ như “giáo sư”, “giám đốc”, “thiếu tướng” cho thấy mức độ quan

cách, khách khí

ii Vị thế xã hội tương đối (relative social status): cho biết các bên giao tiếp có

ngang hàng với nhau hay không, xét về quyền lực hay mức độ hiễu biết về đối tượng, vấn đề đang được bàn luận Chẳng hạn, quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới trong cơ quan được xem là không ngang hàng (cấp dưới phục tùng cấp trên) Hoặc trong các

hành động ngôn từ (speech acts), vị thế xã hội tương đối được biểu thị qua việc ai là

người hỏi, ai là người trả lời, ai là người được chọn chủ đề giao tiếp, điều khiển lượt

lời, Ví dụ qua câu nói: “Liệu tôi có thể nhờ anh giới thiệu một cuốn sách mới về ngữ

pháp chức năng không?”, người tiếp nhận có thể hiểu theo nhiều góc độ nghĩa khác

nhau Từ góc độ nghĩa ý niệm thì câu này nói về việc giới thiệu một cuốn sách mới về

ngữ pháp chức năng Từ góc độ nghĩa liên nhân, ngữ đoạn “Liệu tôi có thể nhờ anh” thể hiện một lời nhờ lịch sự Như vậy, trong một câu nói như vừa dẫn ở trên, có thể tách ra hai loại nghĩa: nghĩa ý niệm và nghĩa liên nhân

iii Sự thể hiện cá nhân của người nói/ người viết (speaker/writer): được thực hiện thông qua cách dùng từ ngữ mang tính đánh giá (thẩm định) là điều chúng tôi

dành sự quan tâm chủ yếu Các từ ngữ thể hiện sự đánh giá của người nói/người viết

có thể được xem xét dựa trên Bộ khung thẩm định (Appraisal Framework) trong Ly

thuyết thâm định do J.R Martin và P.R.R White (2005) phát triển từ lý thuyết Ngữ pháp chức năng hệ thống của Halliday Về phần này chúng tôi sẽ đề cập cụ thể, chỉ tiết

Trang 23

16

Tom lai, ngôn ngữ không đơn thuần chỉ là nội dung phản ánh và tổ chức ý niệm

hiện thực trong trí óc của người sử dụng thông qua các chủ đề và hệ thống chuyên tác

(transitivity system), mà nó còn được dùng để mã hóa sự tương tác với các cá nhân khác Siêu chức năng liên nhân trong Ngữ pháp chức năng hệ thống của Halliday đã

minh định cho điều đó Ý nghĩa liên nhân bao gồm việc diễn đạt lại ý kiến và thái độ

của người nói/ người viết Ngoài ra, trong ngữ nghĩa học, ý nghĩa liên nhân bao gồm

loại hành động ngôn từ được lựa chọn (như nhận định, đề nghị, nghi vấn và cầu

khiến), được hiện thực hóa bằng các tùy chọn về ngữ pháp và được mã hóa bằng các

phương tiện của ba thức về cú pháp (xác định, nghỉ vấn và mệnh lệnh) Như thế, quan

hệ liên nhân thường được thể hiện qua: vai (người nói và người nghe, người đóng vai

trò chỉ phối) và mục đích giao tiếp (cung cấp thông tin, hỏi, yêu cầu, biểu lộ thái độ và

tình cảm, thiết lập và duy trì các quan hệ); thái độ, tình cảm, quan điểm; sự đánh giá

hành vi con người (xét về phương diện xã hội, đạo đức, pháp li), đặc điểm (chất lượng,

giá trị thẩm mỹ) của sự vật và hiện tượng Mức độ của thái độ, tình cảm, sự đánh giá

được thể hiện cũng là một phần của quan hệ liên nhân

1.2 Một số quan điểm và nguyên lí cơ bản của Lý thuyết thấm định 1.2.1 Một số quan điểm về thẩm định

Đối với thâm định, trước J.R.Martin và P.R.R White đã có một số mô hình ngôn

ngữ đánh giá của các tác giả khác tiếp cận theo nhiều hướng đa dạng Đơn cử năm

2000, trong công trình “Evaluarion: an iniroduction” (“Giới thiệu về Ngôn ngữ đánh

giá"), Hunston và Thompson đã cung cấp một lý thuyết tổng quan phù hợp nhất, đem đến một sự phân biệt hữu ích giữa ý kiến đánh giá về thực thê và ý kiến đánh giá về vấn đề Theo đó, ý kiến đánh giá về thực thê có khả năng biểu thị thái độ và liên quan đến những cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực Trái lại, ý kiến đánh giá về vấn đề có khả năng biểu thị nhận thức và liên quan đến các mức độ chắc chắn Hunston và Thompson cũng lưu ý rằng các ý kiến đánh giá trên có thê được giải mã thông qua từ vựng và ngữ pháp Các hướng tiếp cận khác có thể tìm thấy ở những công trình như:

Trang 24

(“Các kiểu quan điểm trong tiếng Anh: bằng chứng dấu ấn trên từ vựng, ngữ pháp và

tác động của nó” ~ 1989 ~ Biber va Finegan), “Modality in Grammar and Discourse” (“Tình thái trong Ngữ pháp và Diễn ngôn” — 1995 ~ Bybee và Fleischman) Cũng

như Hunston và Thompson, các nhà nghiên cứu này đưa ra những sự đối lập nhằm

phân biệt giữa “giá trị" (value) với “mức độ tương tác”” (interactive plane), giữa “giá trị” (value) với “mức độ độc lập” (autonomous plane) Tuy nhiên, sau đó Hunston lại tiếp tục phát triển thêm một định hướng đánh giá khác phân biệt giữa “giá trị” (value) va “trang thai” (status), nhờ đó có thể xác định được ý đồ của người nói Chẳng hạn,

khi người nói cho rằng một sự việc nào đó là “thực tế”, nếu “thực tế” thuộc về giá trị

(value) thì đó là lời đánh giá, mặt khác nếu “thực tế” thuộc về trạng thái (status) thì đó

lại là một lời giả định hoặc đề nghị,

Trên cơ sở tiếp thu thành tựu của những công trình đi trước, Martin và White đã

bắt đầu phát triển các quan điểm về ngôn ngữ đánh giá trong mối liên hệ với ý nghĩa liên nhân Ban đầu, họ quan tâm đến sự ảnh hưởng của ngôn ngữ đánh giá trong

truyện, sau đó chuyển dần sang xem xét đánh giá trong những thể loại khác như phê bình văn học, báo chí, diễn ngôn chính tri, diễn ngôn lịch sử Từ đó các nghiên cứu

đã đi qua nhiều lĩnh vực, khung lý thuyết được hình thành và ôn định phan nào Vì vậy, kế từ đây, các lí thuyết luận văn trình bày sẽ chủ yếu dựa trên thành quả nghiên

cứu của Martin và White

1.2.2 Nguyên lí cơ bản của Lý thuyết thẩm định

LTTĐ hay Lý thuyết ngôn ngữ đánh giá được xây dựng nhằm giải thích một cách có hệ thống về cách thức mà người sử dụng ngôn ngữ thể hiện những thái độ tích cực và tiêu cực của mình đối với nội dung, chủ đề đang được đề cập, nhằm làm ting hay

giảm sức thuyết phục của phát ngôn ở trong diễn ngôn, xác định rõ vị trí và vai trò của

Trang 25

18

ngôn (discourse semantics) “Cấp độ ngữ nghĩa diễn ngôn biểu hiện nghĩa nằm ngoài

mệnh đề (clause) hoặc văn bản (text), có liên quan đến các khía cạnh khác nhau của tổ chức diễn ngôn, bao gồm các vấn đề: con người, địa điểm và sự việc được giới thiệu

trong văn bản như thế nào; nguyên nhân, thời gian, độ tương phản hay tương đồng của

các sự kiện; sự kết nối các lớp ý niệm (ideation) từ nhỏ đến lớn; phương cách tô chức

các lớp ý niệm thành một hệ thống thông tin mạch lạc; sự thiết lập đánh giá, v.v.” [31, tr.9] Sở dĩ thẩm định được đặt trong ngữ nghĩa của diễn ngôn là vi ba lí do:

'Thứ nhắt, việc hiện thực hóa một thái độ có xu hướng thể hiện nỗi bật qua một giai đoạn của diễn ngôn, không phân biệt ranh giới ngữ pháp - đặc biệt là nơi cấu trúc ngừ pháp được mở rộng Chẳng hạn, ta thấy các lời người hâm mộ Stevie Ray 'Vaughan ca ngợi dưới đây (trích từ trang web wwawv.amazon.com) chứa đựng một sự

đánh giá tích cực nhiều hơn cả tổng nghĩa của các câu cộng lại

Awesome! Awesome! Awesome! Awesome! It’s very worth buying Oh did I say that it’s awesome! Thank you Stevie Ray!

(Tuyệt vời! Tuyệt vời! Tuyệt vời! Tuyệt voi! Thật là đáng giá! Chao ôi quá tuyệt vời! Cảm ơn bạn Stevie Ray)

Thứ hai, một thái độ nhất định có thể được thực hiện qua một loạt các phạm trù ngữ pháp, như trong các ví dụ sau đây:

(1) an interesting contrast in styles adjective (Epithet ~ Tinh ngữ)

(một sự đối lập phong cách thú vị)

(2) the contrast in styles interested me verb (Process ~ Qué trinh) (sự đối lập phong cách làm cho tôi thích thú)

(3) interestingly, there's a contrast in styles adverb (Comment Adjunct ~ (thật thú vị, có một sự đối lập phong cách) Tang ngữ bình luận)

Trang 26

Cuối cùng là những vấn đề của ân dụ ngữ pháp Đây là tiến trình mà tại đó nghĩa

được diễn ra hai lần, chỉ ra mức độ liên quan giữa cách biểu dat va nghia Halliday bay tỏ quan điềm: “Nếu một cái gì đó được cho là ân dụ ngữ pháp thì nó phải có tính an du trong mối liên hệ với một cái gì khác” [28, tr.626] Nghĩa là khi một ngữ đoạn” được

cho là có chứa ân dụ ngữ pháp thì hản nó phải nằm trong thể đối lập với ngữ đoạn phi ẩn dụ/ ít tính ân dụ khác Những ngữ đoạn như vay duge Halliday gọi bằng cái tên biến thể có tính “tương thích”® (congruent) Nhà ngôn ngữ học này cũng nhấn mạnh rang: “An dụ được thê hiện trong cơ cấu tổ chức làm gia tăng các lớp nghĩa và cách

biểu đạt Và dĩ nhiên nó có tính hệ thống Nhờ đó, ân dụ ngữ pháp dẫn đến sự mở rộng

tiềm năng ý nghĩa Nói cách khác, bằng cách tạo ra các mô hình mới của hiện thực mang tính cấu trúc, ân dụ ngữ pháp mở ra những miền nghĩa hệ thống méi” (“Metaphor

is embodied in the structural organization as an increase in the layers of meaning and wording But there is, of course, also a systemic effect Systemically, metaphor leads to an expansion of the meaning potential: by creating new patterns of structural realization, it opens up new systemic domains of

meaning” [28, tr626]) Như vậy, ân dụ là sự biến đổi trong quá trình diễn đạt ý nghĩa Nhận thức như thế chúng ta sẽ thấy rằng sự chọn lựa từ vựng chỉ là một khía cạnh của

sự chọn lựa từ vựng ngữ pháp hoặc của quá trình lập ngôn Và sự biến đổi ẩn dụ mang

tính từ vựng ngữ pháp hơn là thuần tuý từ vựng Kế thừa quan điểm này, Martin và

White li giải một trong những nguyên do thâm định nằm trong ngữ nghĩa diễn ngôn là

vì thái độ của người nói/ người viết xuất hiện hàm ẩn đằng sau cấu trúc ngữ pháp mà

họ sử dụng Chẳng hạn trong diễn ngôn sau đây: the contrast in styles is of considerable interest

(sự đối lập phong cách là mối quan tâm đáng kể)

Diễn đạt theo cách trên, chúng ta thấy có một tiến trình ngữ nghĩa đã diễn ra: “có một

điều gì đó đã thu hút sự chú ý của chúng tôi” Diễn trình ngữ nghĩa này được biểu hiện

chúng tôi xem xét “ngữ đoạn” có thé bao gdm một hoặc nhiễu từ

“Theo từ dịch của Hoàng Văn Vân [24] Thuật ngữ “tương thích” được lí giải như sau: Ngôn ngữ đã ti

theo phương thức mà sự giải thích kinh nghiệm của chúng ta (tư duy bằng ngôn ngữ) và những sự trao đi hân của chúng ta (hành động bằng ngôn ngờ) được mã hóa thành các cấu trúc ngữ nghĩa phủ hợp C ngữ nghĩa một sự chuyển dịch là chúng này khiển một nguyên tắc ngữ pháp từ vựng được mỡ rộng ta có thể nhận thấy (hay cảm

Trang 27

20

bằng một thực thể ngữ pháp (grammatical entity) chỉ “một loại sức hút” Quả thực, chúng ta có thể xử lý ví dụ (1) ở trên theo một cách tương tự, khi từ “contrast” (đối lập) tự thân nó đã bao hàm nghĩa “different” (khác biệt) như trong ví dụ dưới đây:

His overall appearance, his stage presence, even his playing style are quite different in the two shows

(Tơng thể bề ngồi, sự hiện diện trên sân khấu, thậm chí cả phong cách chơi của

anh ta cũng khá là khác nhau trong hai chương trình)

Ân dụ ngữ pháp sẽ liên quan đến tình thái Chúng ta có thể nhận ra tính tình thái trong câu thông qua các trạng từ và/hoặc các vị từ tình thái, như:

Perhaps his playing style might be different (Hình như phong cách chơi của anh ấy khác nhau) Probably his playing style would be different

(Chắc là phong cách chơi của anh ấy khác nhau)

Certainly his playing style must be different

(Chắc chắn phong cách chơi của anh ấy khác nhau)

Ngoài ra, chúng ta còn có thê diễn đạt các câu trên ở ngôi thứ nhất, thì hiện tại đơn theo tiến trình nhận thức để thiết lập mức độ chắc chắn như sau:

I suspect his playing style is different

(Tôi ngờ rằng phong cách chơi của anh ta khác nhau) I believe his playing style is different

(Tôi tin là phong cách chơi của anh ta khác nhau)

Tknow his playing style is different

(Tôi biết phong cách chơi của anh ta khác nhau)

Thật thú vị rằng nơi mà chúng ta có thê sử dụng điều này một cách rõ ràng chính

là dạng thức của chủ ngữ Trước hết, cần phân biệt khái niệm “chủ ngữ” của Halliday

Trang 28

truyền thống chỉ đối tượng, thực thê được thông báo (is predicated) trong phần còn lại của câu Tuy nhiên, với cách tiếp chức năng của Halliday thì chủ ngữ được trong bình diệ

liên nhân Trong tiếng Anh, chủ ngữ được Halliday xác định là yếu tố được nhắc lại trong câu hỏi đuôi (Tag question) Vận dụng quan điểm trên, Martin đã giải thích ẩn dụ ngữ pháp thông qua dạng thức của chủ ngữ bằng ví dụ đơn giản dưới đây:

I suspect his playing style is different, isn’t it? *I suspect his playing style is different, don’t I?

Rõ ràng, trong tiếng Anh không tổn tại kiểu câu thứ hai khi giao tiếp Bởi lẽ một lí do đơn giản là điều người nói muốn trao đổi với người nghe trong diễn ngôn của

mình là “cách anh ấy chơi bóng như thế nào”, chứ không phải là “tôi có nghĩ như vậy hay không nghĩ như vậy”

Như vậy, điều chúng tôi đang đề cập ở đây chính là mức độ xê dịch giữa ngữ

nghĩa diễn ngôn và từ vựng — ngữ pháp mà Halliday gọi là ân dụ ngữ pháp Và chúng tôi tin rằng nó hoàn toàn có đủ khả năng để trở thành một khía cạnh quan trọng của LTTD 1.3 Tham dinh va 1.3.1 Thẩm định 1.3.1.1 Khải niệm “thẩm định” thống thấm định

Để lựa chọn một phát biểu vấn tắt và đầy đủ nhất về khái niệm “thâm định”,

chúng tôi xin viện định nghĩa của Thompson [34, tr.75]

“Tham

h (hay đánh giá) có thể được định nghĩa đơn giản là dấu hiệu cho

biết suy nghĩ của người nói về một thứ gì đó (như người, vật, hành động, sự kiện, ý

tưởng, v.v.) là tốt hay xấu Mức độ “tốt” hay “xấu” chỉ là mức độ đơn giản và cơ bản nhất Ngoài ra, còn có rất nhiều những mức độ thâm định khác, chúng cho thấy các

loại giá trị được thiết lập trong bắt kì một thể loại cụ thể nào”

Trang 29

22

bad scale can be seen as the simplest and most basic one, but there are many other scales of appraisal,

and it is revealing to see what kinds of values are established in any particular genre.”)

Đổ làm rõ, Thompson dua ra mot vi du cu thé, là

The importance of this result is that it shows that age may affect the levels of performance which people attain at any point during an usually prolonged experiment, but without also altering the rate at which they learn a complex skill

(Tạm dịch: Tầm quan trọng của kết quả này đó là nó cho thấy hiệu suất

học các kĩ năng phức tạp của con người có thể bị ảnh hưởng bởi tuổi tác Theo

đó, trong một thí nghiệm, người ta thấy rằng mức độ hiệu suất đạt được tại một

điểm bắt kì trong suốt thời gian tiến hành thì thường kéo dài Trong khi đó, tuôi tác lại không làm thay đôi tốc độ tiếp thu của họ)

Ví dụ trên được trích từ một bài báo khoa học nói về tác động của sự lão hóa,

thảo luận vấn đề tuổi tác khiến người ta mắt đi khả năng như thế nào Trong đoạn trên,

chúng ta thấy được một điều đặc biệt Đối với những người cao tuổi tham gia vào thí nghiệm này, người viết có thê dùng thang đánh giá “hài lòng” hay “thất vọng” Nhưng

dưới góc độ của một nhà nghiên cứu khoa học, người viết đã ding tir “importance”

(quan trọng) để đánh giá về thí nghiệm này Rõ ràng, anh ta cho rằng giá trị của thí nghiệm không nằm ở việc người tham gia thực hiện được hay không mà nằm ở kết quả thống kê thu được Vì vậy, việc dùng từ “importance” cho thấy kết quả đó rất hữu ích

cho nghiên cứu của anh ta

Với ví dụ trên, Thompson nhắn mạnh rằng việc xác định mức độ đánh giá là một

trong những bước đi đầu tiên để tiến vào địa hạt thâm định Bởi lẽ, dù người viết có

thể hiện tính khách quan như thế nào chăng nữa thì “bản thân sự lựa chọn thẩm định đã phản ánh và củng cố các giá trị văn hóa thuộc hệ tư tang” (“the choice of appraisal

reflects and reinforces the ideological values of the culture”) [34, tr.75] Sau nay, Martin cing

đồng quan điểm với Thompson, ông cho rằng “trên thực tế có thê nhóm các loại giá trị

mà chúng ta phác họa được từ thẩm định thành một số ít các phạm trù, từ đó dần dần

Trang 30

possible to group the types of values that we draw on in appraisal into a small number of categories, in order to arrive at an overall ‘map’ of values in our culture”) [3], tr.35]

1.3.1.2 Vị trí thẩm định trong cấp độ ngữ nghĩa diễn ngôn

Như đã giới thiệu ở trước, thâm định là một hệ thống liên nhân ở cấp độ ngữ

nghĩa diễn ngôn Tuy nhiên, ở cấp độ này, ý nghĩa liên nhân không chỉ bao hàm mỗi

thấm định, nó hình thành từ sự kết hợp đồng thời giữa thâm định với hai hệ thống khác

là thương lượng (negotiation) và tham gia (involvement) (xem Hinh 1.2)

Hình 1.2 Hệ thống ngữ nghĩa liên nhân và các biến tố quan hệ liên nhân

(Dẫn theo [31, tr.34])

Vì vậy, nếu phải nói về thâm định, chúng ta cần đặt nó trong mối tương quan với hai

hệ thống còn lại Trong đó, sự thương lượng (negotiation) bổ khuyết cho thâm định

bằng cách tập trung vào các khía cạnh tương tác của diễn ngôn (interactive aspects of

discourse), chức năng lời nói (speech function) va céu tric trao déi (exchange

structure) Su tham gia (involvement) bé khuyét cho thâm định bằng cách tập trung

vào những nguồn lực phi phân cấp (non-gradable resources) đề thương lượng các mối

quan hệ liên nhân, đặc biệt là sự kết nối chặt chẽ giữa các mối quan hệ đó Đề hiểu rõ

hơn về vai trò khác nhau giữa các yếu tố cấu thành ngữ nghĩa liên nhân đã đề cập trên

Trang 31

24 Bang 1.1 Ngữ nghĩa liên nhân trong quan hệ với từ vựng ~ ngữ pháp và âm vị Ngữ vực Ngữ nghĩa diễn ngôn Từ vựngNgữpháp Âm vị Quanhệ — Thươnglượng liên nhân - chức năng lời nói ~ thức ~ thanh điệu ~ trao đổi — đính kèm Đánh giá tực ~ rằng buộc — từ vựng 'đánh giá' _ - độ lớn (cươnEV _ tinh cam ~ vị từ tình thái ~ sự chuyển vị âm vực ~ phán xét — trạng từ tình thái _ - chất giọng ~ đánh giá ~ tính lưỡng cực — -— sự biểu trưng ~ thang độ — giới từ/lượngtừ âmthanh — sự tăng cường, — sự lặp lại — phương thức; mức độ Kết hợp —_ ngữ nghĩa logic (kết nối) ~ thiên hướng, Tham gia ~ sự định danh ~ tên riêng ~ kỹ thuật ~ từ vựng kỹ thuật

~ sự trừu xuất ~ từ vựng chuyên biệt ~ từ viết tắt

~ biệt ngữ xã hội ~ tiếng lóng ~ "tiếng lồng"

~ lời chửi rủa — từ vựng cấm ký — văn tự bí mật

~ ẩn dụ ngữ pháp

1.3.2 Hệ thống thẩm định

Đến đây, ta nhận ra rằng chúng ta không chỉ đơn giản tương tác với người khác trong quá trình lập ngôn bằng cách trao đôi những câu hỏi, nhận định, yêu cầu, đề nghị thông qua hệ thống thức (mood system) ma ý nghĩa liên nhân còn được thể hiện nhiều hơn thế thông qua hệ thống thẩm định (appraisal system) Đó là “cách chúng ta sử dụng ngôn ngữ đề bộc lộ cảm xúc và ý kiến, đề gắn chặt với những tiếng nói và quan

điểm khác, và để hiệu chỉnh độ tác động trong phát ngôn của chúng ta” (*Appraisal

system is the ways which we use language to express feelings and opinions, to engage with other

voices and perspectives, and to adjust the strengh of our utterances.”) [27, tr.28] Căn cứ vào

bang 1.1, xét thấy hệ thống thâm định chứa nhiều yếu tố, song nó được phân hóa thành

ba lĩnh vực tương tác chính bao gồm: Thái độ (Attitude), Ràng buộc (Engagement)

và Thang độ (Graduation) Có thể khái quát hóa các nguồn lực thâm định bằng sơ đồ

Trang 32

tuyến đơn ngữ RÀNG BUỘC (monogloss) (ENGAGEMENT) tuyến dị ngữ: _ theterogloss)

TINH CAM (affect)

THÁI ĐỘ PHAN XET (Judgement) THAM (ATTITUDE) ĐỊNH DANH GIA (Appreciation) ` tăng lên (tực (ase) (Force) hạ xuống THANG DO can ————— „ (GRADUATION) TIEU DIEM, | Sharpen) (Focus) ` eRe Hình 1.3 Mô hình tổng quan các nguồn lực thẩm định (Dẫn theo [31, tr.38]) Mô hình 1.3 phác thảo ba lĩnh vực tương tác trong Hệ thống thâm định, bao gồm ion) Thái độ

ái độ (Attitude), Ràng buộc (Engagement) và Thang độ (Gradu:

ìp đến các cảm xúc của chúng ta, trong khi Rang buộc bàn về các thái

trò của giọng nói xoay quanh những quan điểm đánh giá trong diễn ngôn, còn Thang,

độ hướng đến phân loại các hiện tượng cảm xúc được nhắn mạnh hoặc giảm nhẹ Nhìn chung, giữa chúng có mi quan hệ qua lại và bồ sung cho nhau

1.4 Các bình diện cơ bản của Hệ thống thẩm định 1.4.1 Thái độ (Attitude) , chúng tôi trình bày van Ở phần nà) t những điểm cốt lõi về nhánh đầu tiên

trong Hệ thống thẩm định: Thái độ (Attitude) Dưới góc nhìn của Martin và White, Thái độ được xem như một hệ thống ngữ nghĩa, nghĩa là các cảm xúc của người đánh

Trang 33

26

Thái độ là một phạm trù thượng danh bao gồm ba hệ thống giá tri thuộc hạ danh là

Tinh cam (Affect), Phan xét (Judgement) va Danh gid (Appreciation) 1.4.1.1 Tinh cam (Affect)

a Khai niệm

Tình cm là một khu vực ngữ nghĩa nơi chúng ta ghi lại những cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực, như: làm ta vui hay buồn, tự tin hay lo âu, thích thú hay chán ghét,

Trong đoạn văn dưới đây, người viết đã thê hiện rất rõ cảm xúc của anh ấy khi kể về

trải nghiệm bản thân vào cái ngày anh bị tách khỏi anh chị em:

So this meant the grieving took place again The grief came for my younger sister and two brothers whom I thought I would never see again The day I left the Orphanage ~ that was a very sad day for me I was very unhappy, and the memories came back

(Trich “Bringging Them Home”)

(Tạm dịch: Vì vậy điều này có nghĩa là nỗi đau đã trở lại Nỗi đau ấy đến với em

gái và hai anh tôi, những người tôi nghĩ rằng sẽ mãi mãi không còn cơ hội gặp lại

họ Với tôi, ngày rời khỏi Trại trẻ mồ côi cũng là một ngày day sau muôn Tôi đã

dau bị Sự

thững kỉ niệm năm nào lại ùa về trong tâm trí.)

én thực hóa Tình cắm được biểu hiện đa dạng trên một loạt cấu trúc ngữ phap Theo Halliday, sự hiện thực hóa Tình cảm bao gồm: sự thay đổi tham thể và quá trình, những xúc cảm nội tâm, những xúc cảm biểu lộ ra hành vi và tình thái từ Có thể xem ví dụ dưới đây:

© Tinh cam li “chat” (quality)

- M6 ta tham thể: ø sađ girl (một cô gái buồn) (tính ngit)

~_ Quy cho tham thể: she sađ (cô ấy buôn) (định ngữ)

- _ Cách thức của quá trình: she left sadly (cô gái ra di một cách buôn bã ) (chu cảnh)

«_ Tình cảm là “quá trình”:

Trang 34

© Tinh cam la “binh lun”: sadly, she had to go (that Id dang buén vì cô ấy

phải ra đi) (phụ ngữ tình thái)

b Phân loại

Để tiến hành phân loại Tình cảm, Martin và White đã vạch ra một số mặt đối lập

dựa trên những biểu hiện nỗi bật của chúng trong tiếng Anh Theo đó, Tình cảm có thể được phân loại như sau Cơ sở phân loại Tình cảm Các kiểu loại Tình cảm Ví dụ 1 Dựa trên tính chất tích cực — tiêu cực - Tình cảm tích cực (postitive affect); - Tinh cảm tiêu cực (negative affect) ~ cô ấy hanh phúc - cô dy buỒn ïi Dựa trên phạm vi tôn tại - Tình cảm là một quá trinh/trang thai trong tinh thần (affect of mental

processes or relational state);

- Tinh cảm được biểu lộ ra of hành = vi (affect behavioural surge) ~ cô ấy cảm thấy buôn - cô ấy khóc ii Dựa trên hướng tác động của Tình cảm - Tinh cảm định hướng (reaction to other affect); - Tình cảm vô hướng (undirected affect) - c6 dy khéng hai long vé anh Nam iv Dua trên cường độ của Tình cảm ~ Tình cảm có cường độ thấp (low affect); - Tinh cảm có cường độ trung binh (median affect);

~ Tình cảm có cường độ cao ~ cô ấy không thích

- cô ấy ghét

- cô dy hận

Trang 35

28

(high affect)

v Dựa trên những cảm|- Tình cảm thực (realis |- cd ấy không thích ra di

xúc liên quan đến phản | affect);

ứng hoặc ý định ~ Tình cảm phi thực (irrealis

affect), - cô ấy lo ngại phải ra di vi Dựa trên các cặp + hạnh phúc, + hài lòng, + an toàn ~ Tình cảm hạnh phúc/không hạnh phúc affect); ~ Tình cảm hải lòng/ không hài lòng affect); (un/happiness (dis/satisfaction ~ Tình cảm an tồn/ khơng

an tồn (in/security affect),

- cơ dy vui/ buon

in_tugng / tire

giận với anh Nam

- cô ấy tỉn tướng / sơ hãi

Tuy nhiên, chính Martin và White cũng thừa nhận rằng sự phân biệt trên chỉ mang tính tương đối vì họ không thể tìm thấy những biều hiện đầy đủ của Tinh cam trong các trường từ vựng hoặc ngôn ngữ học khói liệu

1.4.1.2, Phan xét (Judgement)

a Khái niệm

Với Phán xét (Judgement), chúng ta chuyển đến một khu vực ngữ nghĩa mới,

đó là thái độ của chúng ta đối với hành vi — tính cách của người khác Theo đó, những

hành vi (cũng như tính cách con người) được chúng ta quy chiếu vào một hệ thống chuẩn mực được quy ước hóa, thiết chế hóa và căn cứ vào đó đề đưa ra các Phán xét

b Phân loại

Nhìn chung, những Phán xét của chúng ta có thể được phân thành hai loại chính l31,tr52]

¡ Phán xét về mặt “đạo đức xã hội” (social esteem): là sự phán xét dựa trên

Trang 36

You shouldn't be so sarcastic [ludgement: social esteem] (Bạn không nên quá mỉa mai như vậy)

Đáng lưu tâm là những “đạo đức xã hội” (social esteem) như vậy có xu hướng

chỉ xuất hiện ở hình thức truyền miệng như tán gẫu, tin đồn, trò đùa, những câu

chuyện hài hước, Thông qua đó, nó góp phần quan trọng trong việc hình thành những mạng lưới xã hội như mạng lưới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,

Việc phán xét theo hướng “đạo đức xã hội” thường dựa trên các tiêu chí: “tinh bình thường” (normality — hành vi của người đó có gì đáng chú ý), “tính khả năng”

(capacity — hành vi của người đó có khả năng như thế nào?) và “tính kiên quyết”

(tenacity — người đó có cương quyết thực hiện hành vi không?) Nói cách khác, phán xét về mặt “đạo đức xã hội” của một người nào đó chính là sự phán xét dựa trên mức độ coi trọng mà xã hội dành cho họ Có thể xem thêm minh họa dưới đây:

© How could I leave my loving, erratic, hare-brained mother to fend for herself?

[negative capacity]

(Làm sao tôi có thể để người mẹ thân yêu với tính tình thất thường nông nỗi tự lo cho mình cơ chứ?)

© They seemed impressed by her bravery in speaking to me [esteem: tenacity]

(Trong lời nói với tôi, họ dường như bị ấn tượng bởi sự dũng cảm của cô ấy)

ii Phán xét về mặt “pháp lý xã hội” (social sanction): 1a sự phán xét dựa trên những quy chuẩn xã hội được ban hành chính thức Đặc điểm này cho ta thấy sự khác

biệt cơ bản đối với loại phán xét nêu trên Nếu phán xét về mặt “đạo đức xã hội” chỉ

lưu hành trên văn bản nói thì phán xét về mặt “pháp lý xã hội” thường lại được lưu

hành trên văn bản viết (sắc lệnh, nghị định, quy định, nội quy, ) đi kèm các hình thức

xử phạt cụ thê nếu người thực hiện bắt tuân thủ Chẳng hạn:

Ltried to be diplomatic, but mostly I just lied a lot

(Tôi đã rất cố gắng đề xử trí sao cho khéo léo, nhưng hầu như tôi chỉ nói dố

Trang 37

30

Dạng phán xét này tỏ ra có tác dụng trong việc củng cố nghĩa vụ công dân Sự phán xét về mặt “pháp lý xã hội” thường dựa trên hai tiêu chí “tnh chân thực”

(veracity — nguéi đó có thật thà không?) và “tính khuôn phép” (propriety ~ hành vi của người đó không thể nào chê trách được như thế nào?) Ví dụ:

Daughter oƒ the Chieƒ 's flighty ex-wife, come home at last [negative ethics]

(Con gái người vợ cũ gàn dở của giám đốc đã về nhà vào phút cuối) [Phán xét

tiêu cực về tính khuôn phép trong hành xử]

Cũng cần lưu ý rằng những minh họa trên đây của hai loại phán xét chỉ mang tính tương đối Bởi lẽ tùy thuộc vào cảnh huống giao tiếp khác nhau, từ ngữ mang tính

phán xét tiêu cực cũng có thể mang ý nghĩa tích cực và ngược lại Chẳng hạn “chậm”

thường được dùng dé phán xét tiêu cực về hiệu năng, nhưng lại mang tính chất tích cực khi xuất hiện trong ngữ cảnh “phong trào thức ăn chậm” (để chống lại tác dụng

gây hại của thức ăn nhanh đối với sức khỏe con người) 1.4.1.3 Đánh giá (Appreciation)

a Khái niệm

Khác với hai phương diện còn lại của Thai dé (Attitude), đối tượng mà Đánh giá (Appreciation) hướng đến là sự vật/sự việc (thing), như: một hiện tượng, một vật thể, một sự kiện, một cấu trúc Với đối tượng này, Đánh giá tập trung sự chú ý vào việc

thấm định chất lượng sự vật/⁄sự việc (qualities of things) (đối với các hiện tượng tự nhiên, các công trình học thuật, các kiểu kiến trúc, ) và thâm định điến rình

(processes) (đối với các buổi biểu diễn, các cuộc đua b Phân loại

So với Tình cảm (Affeet) và Phan xét (Judgement), Danh gid (Appreciation) khá phức tạp hơn và không dễ để phân loại Tại sao vậy? Các giá trị của Đánh giá thường

Trang 38

¡ Phản ứng đối với sự vậU/sự việc (reaction to things): là sự Đánh giá về mặt sự

vậU sự vi

iệc đó đã thu hút sự chú ý của chúng ta như thế nào hay nó có làm ta cảm thấy

hài lòng hay không, Chẳng hạn

I stared because their faces, so different, so similar, were all devastatingly inhumanly beautiful [reaction]

(Tôi ngắm nhìn chăm chú vì khuôn mặt của họ dẫu giống hay khác nhau đều

mang một vẻ đẹp sắc sảo đầy ấn tượng)

ii Cấu tạo của sự vậUsự việc (thing's composition): là sự Đánh giá dựa trên tính

chất cân bằng, phức tạp của sự vật/sự việc Chăng hạn:

She has been intrigued by the clegance qmd simply of the furniture [composition]

(Cô ấy đã bị hấp dẫn bởi các đồ nội thất thanh lịch và đơn giản)

ii Giá trị của sự vậUsự việc (thing's value): là sự Đánh giá dựa trên tính chất sáng tạo, đáng tin cậy, hợp thời điểm của sự vậUsự việc Chẳng hạn:

Iwas glad to see that most of the cars were older like mine, nothing flashy [value]

(Thật vui khi thấy rằng hầu hết những chiếc xe hơi đều cũ như chiếc của tôi,

không có chiếc nào trông thật bóng loáng cả)

Tuy nhiên, để đơn giản hơn, ta cũng có thể phân chia các tiểu loại Đánh giá theo

hai phương diện: Đánh giá về chất lượng (tốt/xấu, hay/dở, ) và Đánh giá về giá trị

thấm mỹ (đẹp/xấu, thô kệch/quyền rũ, )

Tom lai, Tinh cdm (Affect), Phan xét (Judgement) va Danh gid (Appreciation) là

ba tiêu hệ thống của Thái độ (Attitude), mỗi biến tố đều biểu hiện một thái độ tích cực

hoặc tiêu cực của người thẩm định Tình cảm có thể xem là cách tự nhiên nhất để biểu

lộ cảm xúc của chúng ta về người/vật Thế nhưng, ta cũng có thê nói về cảm xúc của

mình về người/vật từ góc độ bản chất của chính chúng thông qua Phán xét và Đánh

giá Chúng tôi thiết kế giản đồ dưới đây đề làm rõ sự khác biệt về tiêu điểm (focus)

Trang 39

32 PHÁN XÉT/ TÌNH CẢM ĐÁNH GIÁ + + CON NGUÔI / —- SU VIEC —

Hình 1.4 Giản đồ tiêu điểm các loại Thái độ (Attitude)

Giản đồ trên cho ta biết lí do vì sao hai câu 7i rhích cô ấy/nó và Cô áy/Nó thật đáng yêu không giống nhau về ý nghĩa thảm định Câu Tới rhích cô áy/nó thê hiện

Thái độ của người nói về mặt Tình cảm (Affect) vì tiêu điểm của nó là cảm xúc của người thẩm định Trong khi đó câu Có áy/Nó thật đáng yêu có tiêu điểm nằm ở tính

chất của người/vật được thâm định, vì vậy câu này thuộc về Phan xét (Judgement)

hoặc Đánh giá (Appreciation)

Tuy Phan xét (Judgement) và Đánh gia (Appreciation) cùng đối lập với Tình cảm

(Affect) nhưng giữa hai tiểu hệ thống này cũng có điểm khu biệt về đối tượng hướng đến Nếu Phán xét (Judgement) thê hiện thái độ của người nói đối với con người thì đối tượng mà Đánh giá (Appreciation) đề cập lại là sự vậU/sự việc Có thể thấy qua một số minh họa đơn giản:

© He was dead bourgeois [ludgement]

(Ông ta là một nhà tư sản “chết”)

© Winter has every bit as much charm as the other seasons [Appreciation]

(Mỗi khoảnh khắc mùa đông cũng quyền rũ như những mùa khác)

Điều đáng nói là ranh giới giữa các tiểu loại trên không phải bao giờ cũng rõ

ràng Nhận thức được điều này, Thompson [34, tr.77] nêu vấn đề trong khi phân tích hệ thống Thái độ (Attitude) của một văn bản, ắt hẳn ta sẽ gặp tình huống khó khăn khi

phải xác định chính xác cái ta đang xét thuộc loại nào Ví như ta sẽ khó phân biệt giữa Phán xét và Đánh giá trong câu dưới đây:

Trang 40

(Anh ấy có một nụ cười thật đáng yêu)

Chúng ta hoàn toàn có thê lập luận rằng người nói đang Phán xét về “anh ấy” (he), những cũng không sai khi ai đó cho rằng người nói đang Đánh giá về “nụ cười

của anh ấy” (his smile)

Tương tự như vậy:

© The idea of leaving upset me

(Y nghi phai rdi di khién t6i b ) trường hợp lưỡng khả khác Ta có thể xem nó là sự Đánh giá về Trên đây là

“ý nghĩ” (the idea), cũng có thể xem nó là sự biểu lộ Tình cảm của “tôi” (me) Những trường hợp như vậy được Martin và While [31, tr.5§] gọi bằng cái tên “đường biên” (border)

1.4.2 Rang buge (Engagement)

Nói một cách khái quái

thống Ràng buộc là tập hợp các phương tiện được

người nói/người viết sử dụng để bộc lộ đánh giá nhờ tính chất đa dạng của tuyến dị

ngữ Các phương tiện này là những thực thể thuộc kí hiệu học xã hội, rất đa dạng về mặt ngữ pháp và bao gồm các đặc trưng như tính ưỡng cực, tình thái, hiện thực, nhượng bộ, nhân quả, phóng chiếu, phủ định, Như vậy Ràng buộc có liên quan chặt

chẽ với hệ thống thức (mood)

Martin và White đã phác thảo các nguyên tắc phân loại ý nghĩa Ràng buộc như sau [31, tr.98]

¡ Phủ nhận (Disclaim): là vị trí mang bản chất mâu thuẫn hoặc từ chối:

© pha dinh: You don’t need to give up potatoes to lose weight

(Ban không cân từ bỏ khoai tây để giảm cân)

© nhuong bé: Although he ate potatoes most days he still lost weight

(Mặc đù ăn khoai tây mỗi ngày nhưng cân nặng của anh ấy vẫn giảm)

Ngày đăng: 20/10/2022, 13:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN