Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 27 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
27
Dung lượng
1,3 MB
Nội dung
Bài Luận
Đề Tài:thựctrạngvàbiệnphápkhắcphục
lạm phátởViệt Nam
1
Lời mở đầu
1. Giới thiệu chung về lạm phát
Cơ chế thị trường đã rung lên hồi chuông cảnh báo bao sự thay đổi của nền kinh
tế ViệtNam trong những thập niên gần đây. Trong nền kinh tế thị trường hoạt động
đầy sôi động và cạnh tranh gây gắt để thu được lợi nhuận cao và đứng vững trên thị
trường. Các nhà kinh tế cũng như các doanh nghiệp phải nhanh chóng tiếp cận, nắm
bắt những vấn đề của nền kinh tế mới. Bên cạnh bao vân đề cần có để kinh doanh còn
là những vấn đề nổi cộm khác trong kinh tế. Một trong những vấn đề nổi cộm ấy là
lạm phát. Lạmphát như một căn bệnh của nền kinh tế thị trường, nó là vấn đề hết sức
phức tạp đòi hỏi sự đầu tư lớn về thời gian và trí tuệ mới có thể mong mốn đặt được
kết quả khả quan. Lạmphát ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế quốc dân,đến đời sống
xã hội đặc biệt là giới lao động. Nét đặc trưng của thựctrạng nền kinh tế có lạm phá,
giá cả hầu hết các hang hóa đều tăng cao và sức mua của đồng tiền ngày càng giảm
nhanh.
Ở nước ta, từ cuối thế kỉ 19 đến đầu thế kỉ 20. Lạmphát diễn ra nghiêm trọng và
kéo dài. Phá vỡ toàn bộ kế hoạch của nền kinh tế, phương hại đến tất cả các mối quan
hệ trong nền kinh tế - xã hội mà nguồn gốc của nó là do hậu quả nặng nề của chiến
tranh, cơ cấu kinh tế bất hợp lý kéo dài.
Trong thời gian gần đây, vấn đềlạmphát đã được nhiều người quan tâm, nghiên
cứu vàđế xuất phương án khác phục. Vàở nước ta hiện nay, chống lạm phát, giữ vững
nền kinh tế phát triển ổn định, cân đối là mục tiêu rất quan trọng trong phát triển kinh
tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.
2. Sự cần thiết phải phân tích lạm phát
Trước hết ta nói về ảnh hưởng của lạm phát. Nhìn chung, lạmphát vừa phải có
thể đem lại những điều lợi bên cạnh những tác hại không đáng kể; còn lạmphát cao
và siêu lạmphát gây ra những tác hại nghiêm trọng đối với kinh tế và đời sống. Tác
động của lạmphát còn tùy thuộc vào lạmphát đó có dự đoán trước được hay không,
nghĩa là công chúng và các thể chế có tiên tri được mức độ lạmphát hay sự thay đổi
mức độ lạmphát là một điều bất ngờ. Nếu như lạmphát hoàn toàn có thể dự đoán
trước được thì lạmphát không gây nên gánh nặng kinh tế lớn bởi người ta có thể có
những giải phápđể thích nghi với nó. Lạmphát không dự đoán trước được sẽ dẫn đến
những đầu tư sai lầmvà phân phối lại thu nhập một cách ngẫu nhiên làm mất tinh thần
và sinh lực của nền kinh tế.
2
Tác động phân phối lại thu nhập và của cải
Tác động chính của lạmphát về mặt phân phối phát sinh từ những loại khác nhau
trong các loại tài sản và nợ nần của nhân dân. Khi lạmphát xảy ra, những ngươi có tài
sản, những người đang vay nợ là có lợi vì giá cả của các loại tài sản nói chung đều
tăng lên, con giá trị đồng tiền thì giảm xuống. Ngược lại, những người làm công ăn
lương, những người gửi tiền, những người cho vay là bị thiệt hại
Tác động đến phát triển kinh tế và việc làm
Trong điều kiện nền kinh tế chưa dạt đến mức toàn dụng, lạmphát vừa phải thúc
đẩy sự phát triển kinh tế vì nó có tác dụng làm tăng khối tiền tệ trong lưu thông, cung
cấp thêm vốn cho các đơn vị sản suất kinh doanh, kích thích sự tiêu dùng của chính
phủ và nhân dân.
Giữa lạmphátvà thất nghiệp có mối quan hệ nghịch biến: khi lạmphát tăng lên
thì thất nghiệp giảm xuống và ngược lại khi thất nghiệp giảm xuống thì lạmphát tăng
lên. Nhà linh tế học A.W. Phillips đã đưa ra “Lý thuyết đánh đổi giữa lạmphátvà việc
làm”, theo đó một nước có thể mua một mức độ thất nghiệp tháp hơn nếu sẵn sàng trả
giá bằng một tỷ lệ lạmphát cao hơn.
Các tác động khác
Vì vậy phân tích, nghiên cứu lạmphát là một điều tất yếu, cần thiết, cấp bách.
3
CHƯƠNG I. CÁC LÝ THUYẾT CHUNG VỀ LẠM PHÁT
1. Các khái niệm về lạm phát
- Lạmphát là một phạm trù vốn có của nền kinh tế thị trường, nó xuất hiện khi cá
yêu cầu của các quy luật kinh tế hang hóa không được tôn trọng, nhất là quy luật lưu
thong tiền tệ. Ở đâu còn sản xuất hàng hóa, còn tồn tại những quan hệ hàng hóa tiền tệ
thì ở đó ẩn nấu khả năng lạmphátvàlạmphát chỉ xuất hiện khi các quy luật của lưu
thông tiền tệ bị vi phạm.
- Trong bộ “ Tư bản “ nổi tiếng của mình C.Mác viết: “ việc phát hành tiền giấy
phải được giới hạn ở số lượng vàng hoặc bặc thực sự lưu thông nhờ các đại diện tiền
giấy của mình”. Điều này có nghĩa là khi khối lượng tiền giấy do nhà nước phát hành
vào lưu thông vượt quá số lượng vàng mà nó đại diện thì giá trị của tiền giấy giảm
xuống và tình trạnglạmphát xuất hiện.
- Theo các nhà kinh tế học hiện đại: “ Lạmphát là sự tăng lên của mức giá trung
bình theo thời gian’. Định nghĩa này được sử dụng rộng rãi trên thị trường.
Lạmphát được đặc trưng bởi chỉ số lạm phát. Nó chính là GNP danh nghĩa/ GNP
thực tế. trong thực tế nó được thay thế bằng chỉ số giá tiêu dung hoặc chỉ số bán buôn
Ip
=
∑
ip.d
ip: chỉ số giá của từng loại nhóm hàng
d: tỷ trọng mức tiêu dùng của từng loại hàng
2. Tác động của lạm phát
Tác động đến lĩnh vực sản suất
Đối với nhà sản xuất, tỷ lệ lạmphát cao làm cho giá đầu vào và đầu ra biến
động không ngừng, gây ra sự ổn định giả tạo của quá trình sản xuất. Sự mất giá của
đồng tiền làm vô hiệu quả hoạt động hạch toán kinh doanh. Hiệu quả sản xuất kinh
doanh ở một vài xí nghiệp có thể thay đổi, gây ra những xáo động về kinh tế. Nếu một
doanh nghiệp nào đó có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn lạmphát sẽ có nguy cơ phá sản rất
lớn.
Tuy nhiên, xét ở một góc độ nào đó, khi tỉ lệ lạmphát thấp, không ảnh hưởng đế
nền kinh tế thì có thể sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế. Từ đó sẽ khuyế khích các
4
doanh nghiệp đi vay để mở rộng sản xuất, sản lượng sẽ tăng lên. Ngoài ra cũng kích
thích tiêu dung, cầu tiêu dùng tăng lên do đó hàng hóa bán chạy làm sản lượng tăng
Tác động đến lĩnh vực lưu thông
Lạmphátthúc đẩy quá trình đầu cơ tích trữ dẫn đến khan hiếm hàng hóa. Các
nhà doanh nghiệp thấy rằng khi lạmphát khó phán đoán thì việc đầu tư vốn vào lĩnh
vực sán xuất sẽ gặp rủi ro cao. Do có nhiều người tham gia vào quá trình lưu thông
nên lĩnh vực này trở nên hỗn loạn. Tiền vừa ở trong tay người bán xong lại nhanh
chóng bị đẩy ra khỏi kênh lưu thông, tốc độ lưu thông tăng vọt thúc đẩy lạmphát gia
tăng. Người giầu thùa tiền dùng tiền vơ vét, thu gom hàng hóa, tài sản làm mất cân đối
cung- cầu hàng hóa, giá cả hàng hóa tăng lên làmlạmphát gia tăng
Tác động đến lĩnh vực tiền tệ, tín dụng
Lạmphátlàm cho quan hệ tín dụng, thương mại và ngân hàng bị thu hẹp. Số
người gửi tiền vào ngân hàng giảm đi rất nhiều. Về phía hệ thống ngân hàng, do lượng
tiền gửi vào giảm mạnh nên không đáp ứng được nhu cầu của người đi vay, cộng với
sự sụt giá của đồng tiền quá nhanh, sự điều chỉnh lãi suất tiền gửi không làm an tâm
những người đang có lượng tiền mặt nhàn rỗi trong tay. Về phía người đi vay, họ là
những người có lợi lớn nhờ sự mất giá đồng tiền. Do vậy, hoạt động của hệ thống ngân
hàng không còn bình thường nữa mà lâm vào khủng hoảng. Chức năng kinh doanh
tiền tệ bị hạn chế, các chức năng của tiền tệ không còn nguyên vẹn bởi khi có lạm phát
chẳng có ai tích trữ tiền mặt. Như vậy ngân hàng gặp khó khăn trong việc huy động
vốn, hệ thống ngân hàng phải luôn cố gắng duy trì mức lãi suất ổn định mà lãi suất
thực = lãi suất danh nghĩa – tỷ lệ lạm phát, vậy muốn giữ lãi suất ổn định thì lãi suấy
danh nghĩa cùng một tỉ lệ với tỷ lệ lạm phát.
Trong khi đó người đi vay lại thấy có lợi lớn nhờ sự mất giá nhanh chóng của
đồng tiền nên đi vây nhiều hơn. Do vậy hoạt động của ngân hàng không còn cân bằng
nữa. Chức năng kinh doanh tiền tệ bị hạn chế bởi khi có lạmphát không ai muốn tích
trữ tiền dưới hình thức tiền mặt nữa.
Tác động đến cán cân ngân sách - chính của Nhà nước
Lạmphát gây ra sự biến động lớn trong giá cả và sản lượng hàng hóa, khi lạm
phát xảy ra những thông tin trong xã hội bị phá hủy do biến động giá cả làm cho thị
trường bị rối loạn. Người ta khó phân biệt được những doanh nghiệp làm ăn tốt và
kém. Đồng thời, lạmphátlàm cho nhà nước thiếu vốn, do đó nhà nước không còn đủ
sức cung cấp tiền cho các khoản dành cho phúc lợi, an sinh xã hội…các ngành, các
lĩnh vực dự định được chính phủ đầu tư và hỗ trợ vốn bị thu hẹp lại hoặc không có.
5
Một khi ngân sách nhà nước bị thâm hụt thì các mục tiêu cải thiện và nâng cao đời
sống kinh tế xã hội sẽ không có điều kiện thực hiện được.
Như vậy, lạmphát đã ảnh hưởng đế mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, tuy
nhiên không nên chỉ nhìn nhận mặt tiêu cực của vấn đề, ở đây cũng vậy, cần thấy rằng,
lạm phát vừa phải có thể đem lại những điều kiện thuận lợi góp phần thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế bên cạnh những tác hại không đáng kể. Vì vậy, thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế và kiểm soát lạmphát là bài toán luôn thường trực trên bàn nghị sự của các
Chính phủ nhưng cũng khó giải nhất đối với tất cả các nền kinh tế, kể cả nền kinh tế
thị trường phát tiển. ViệtNam cũng không phải là ngoại lệ.
3. Phân loại lạm phát
Có nhiều cách khác nhau để phân loại lạm phát. Dựa trên các tiêu thứckhác nhau
sẽ có cách phân loại khác nhau
Căn cứ vào định lượng:
- Lạmphát vừa phải: Còn gọi là lạmphát một con số, có tỷ lệ lạmphát dưới
10%/năm. Lạmphát vừa phải làm cho giá cả biến động tương đối. Trong thời kỳ này
nền kinh tế hoạt động một cách bình thường, đời sống của người lao động được ổn
định. Những tác động của lạmphát này là không đáng kể vì vậy nó thường được các
nước duy trì đểthúc đẩy nền kinh tế phát triển.
- Lạmphát phi mã: Lạmphát xảy ra khi giá cả tăng tương đối nhanh với tỷ lệ 2
con số trong một năm. Lạmphát này sẽ làm cho giá cả tăng nhanh chóng, gây biến
động lớn về kinh tế. Lúc này người dân tich trữ hàng hóa, vàng bạc, bất động sản và
không cho vay với mức lãi suất bình thường, ngân hàng không huy động được vốn,
… Lạmphát này ảnh hưởng xấu đến sản xuất và thu nhập, là mối đe dọa đối với sự
ổn định của nền khinh tế- xã hội.
- Siêu lạm phát: 3 con số 1 năm, lạmphát xảy ra khi giá cả hàng hóa tăng lên với
tốc độ rất nhanh. Tốc độ và tỷ lệ siêu lạmphát vượt xa lạmphát phi mã. Lạm phát
này làm cho đời sống và nền kinh tế suy sụp một cách nhanh chóng: tiền lương thực
tế giảm mạnh, thông tin không còn chính xác, các yếu tố thị trường biến dạng, hoạt
động sản xuất kinh doanh lâm vào tình trạng bị rối loạn, mất phương hướng
Căn cứ vào định tính
- Lạmphát cân bằng: giá cả tăng tương ứng với thu nhập thực tế của người lao
động, tăng phù hợp với hoạt động sản xuất hưởng đến đời sống hàng ngày của người
lao động và đến nền kinh tế nói chung.
6
- Lạmphát không cân bằng: Giá cả tăng không tương ứng với thu nhập thực tế
của người lao động
- Lạmphát dự đoán trước được: là loại lạmphát xảy ra hàng năm trong một thời
ký tương đối dài và tỷ lệ lạmphát ổn định đều đặn. Loại lạmphát này có thể dự đoán
trước được tỷ lệ của nó trong các năm tiếp theo. Về mặt tâm lý, người dân đã quen
với tình trạnglạmphát đó và đã có sự chuẩn bị trước, nên lạmphát này không gây
ảnh hưởng đến đời sống – kinh tế.
- Lạmphát bất thường: xảy ra đột biến mà có thể từ trước đến giờ chưa xuất
hiện. Loại lạmphát này ảnh hưởng đến tâm lý, đời sống người dân vì họ chưa kịp
thích nghi. Từ đó, loại lạmphát này sẽ gây ra biến động đối với nền kinh tế và niềm
tin của người dân vào chính quyền có phần giảm sút.
4. Nguyên nhân gây ra lạm phát
Lạm phát do cầu kéo ( Demand pull – inflation):
Đây chính là sự mất cân đối trong quan hệ cung - cầu. Nguyên nhân dẫn đến
việc tăng cầu hoặc hàng hóa dịch vụ. Nhưng đây không phải là nguyên nhân duy nhất
làm tăng cầu. Áp lực lạmphát sẽ tăng sau từ 1 đến 3 năm, nếu cầu về hàng hoá vượt
quá mức cung, song sản xuất vẫn không được mở rộng hoặc do sử dung máy móc với
công suất giới hạn hoặc vì nhân tố sản xuất không đáp ứng được sự ra tăng của cầu. Sự
mất cân đối sẽ được giá cả lấp đầy từ đó mà lạmphát do cầu tăng lên (lạm phát do cầu
kém xuất hiện.
Lạmphát do chi phí đẩy( cost push- inflation):
Lạm phát này phát sinh khi chi phí gia tăng một cách độc lập với tổng cầu. Ta có
một số trường hợp chi phí đẩy:
- Chi phí tiền lương: tiền lương gia tăng do áp lực từ chính sách tăng lương của
chính phủ, từ áp lực của công đoàn… Cần lưu ý trường hợp tiền lương tăng lên do sức
ép của thị trường, do nhu cầu mở rộng của doanh nghiệp thì chỉ được xem là lạm phát
do cầu kéo.
- Lợi nhuận: nếu doanh nghiệp thuộc loại có quyền lực trên thị trường (doanh
nghiệp độc quyền, nhóm độc quyền), để nhằm mục tiêu kiếm lợi nhuận cao, doanh
nghiệp sẽ đẩy giá tăng lên độc lập với tổng cầu.
7
- Nguồn tài nguyên cạn kiệt: khi các nguồn tài nguyên bị khai thác ngày càng cạn
kiệt thì tất yếu sẽ làm cho giá cả dần tăng lên, gia tăng chi phí của doanh nghiệp và từ
đó doanh nghiệp muốn có lời phải đẩy giá cả háng hóa tăng lên.
Lạm phát do cung tiền tệ tăng cao và liên tục:
Theo quan điểm cảu các nhà kinh tế học thuộc phía tiền tệ, khi cung tiền tệ tăng
và kéo dài làm cho mức giá tăng lên kéo dài gây lạm phát. Có thể thấy ngưỡng tăng
cung tiền tệ để gây lạmphát là nền kinh tế toàn dụng. Khi nền kinh tế chưa toàn dụng
thì nguồn nguyên nhiên vật liệu còn nhiều, chưa khai thác nhiều. Có nhiều nhà máy, xí
nghiệp bị đóng của chưa đi vào hoạt động. Do nhân viên nhàn rỗi lớn và tỷ lệ thất
nghiệp cao… trong trường hợp này khi tăng cung tiền tệ thì dẫn đến lãi xuất giảm đến
một mức độ nào đó, các nhà đầu tư thấy rằng có thể có lãi và đầu tư tăng nhiều. Từ đó
các nhà máy, xí nghiệp mở cửa để sản xuất, kinh doanh. Lúc này nguyên nhiên vật liệu
bắt đầu được khai thác, người lao động có việc làmvà sản lượng tăng lên. Ở nền kinh
tế toàn dụng, các nhà máy, xí nghiệp được hoạt động hết công suất, nguồn nguyên
nhiên vật liệu được khai thác tối đa. Khi đó lực lượng lao động được sử dụng một cách
triệt đểvàlàm sản lượng tăng lên rất nhiều. Tuy nhiên tình hình sẽ dẫn đến một vài
kênh tắc nghẽn trong lưu thông. Chẳng hạn khi các nhà máy, xí nghiệp hoạt động hết
công suất sẽ dẫn đến thiếu năng lượng, thiếu lao động, nguyên vật liệu dần bị han
hiếm… Vai trò của chính phủ và các nhà quản lý phải xác định được kênh lưu thông
nào bị tắc nghẽn và tìm cách khơi thông nó. Nếu không sẽ gây ra lạm phát. Lúc đó sản
lượng không tăng mà giá cả tăng nhiều thì lạmphát tất yếu sẽ xảy ra. Trong việc
chống lạmphát các Ngân hàng trung ương luôn giảm sút việc cung tiền. Trường hợp
tăng cung tiền có thể đạt được bằng hai cách: Ngân hàng trung ương in nhiều tiền hơn
(khi lãi xuất thấp và điều kiện kinh doanh tốt ) hoặc các ngân hàng thương mại có thẻ
tăng tín dụng. Trong cả hai trường hợp sẵn có lượng tiền nhiều hơn cho dân cư và chi
phí. Về mặt trung và dài hạn, điều đó dẫn đến cầu và hàng hoá và dịch vụ tăng. Nếu
cung không tăng tương ứng với cầu thì việc dư cầu sẽ được bù đắp bằng việc tăng giá.
Tuy nhiên giá cả sẽ không tăng ngay nhưng nó sẽ tăng sau đó 2-3 năm. In tiền để trợ
cấp cho chi tiêu công cộng sẽ dẫn đến lạmphát nghiêm trọng. Ví dụ năm 1966-1967,
chính phủ Mỹ đã sử dụng việc tăng tiền để trả cho những chi phí leo thang của cuộc
chiến tranh tại Việt Nam, lạmphát tăng từ 3%(năm 1967) đến 6% (năm 1970).
Xét trong dài hạn lãi xuất thực tế (i) và sản lượng thực tế (Y) đạt mức cân bằng,
nghĩa là (i) và (Y) ổn định. Mức cầu tiền thực tế không đổi nên M/P cũng không đổi.
Suy ra khi lượng tiền danh nghĩa (M) tăng lên thì giá cả sẽ tăng lên với tỷ lệ tương
ứng. Vậy lạmphát là một hiện tượng tiền tệ. Đây cũng chính là lý do tại sao Ngân
hàng Trung ương rất chú trọng đến nguyên nhân này.
8
Các nguyên nhân khác:
Ngoài các nguyên nhân chủ yếu đã đề cập ở trên ,một số các nguyên nhân khác
cũng gây ra lạm phát. Thứ nhất có thể kể đến là tâm lý của dân cư. Khi người dân
không tin tưởng vào đồng tiền của Nhà nước, họ sẽ không giữ tiền mà đẩy vào lưu
thông bằng việc mua hàng hoá dự trữ hoặc đầu tư vào một lĩnh lực kinh doanh nào
đó… Như thế cầu sẽ tăng lên mà cung cấp không đáp ứng được cân bằng cung cầu
trên thị trường hang hoá không còn nữa và tiếp tục đẩy giá lên cao, từ đó lạmphát sẽ
xảy ra. Có thể thấy giá cả tăng lên làm tiêu dùng tăng, cứ như vậy sẽ gây ra xoáy ốc
lạm phát. Thứ hai thâm hụt ngân sách cũng có thể là một nguyên nhân dẫn đến tăng
cung ứng tiền tệ và gây ra lạmphát cao.
Khi chính phủ lâm vào tình trạng thâm hụt ngân sách thì có thể khắcphục bằng
cách phát hành trái phiếu chính phủ đẻe vay vốn từ người dân nhằm bù đắp phần thiếu
hụt. Biệnpháp này không làm ảnh hưởng đến cơ số tiền và do vậy mà làm tăng mức
cung ứng tiền tệ và không gây ra lạm phát. Tuy nhiên khi sự thâm hụt trầm trọng và
kéo dài thì chính phủ phải áp dụng biệnpháp in tiền. Việc phát hành tiền sẽ ảnh hưởng
đến cơ số tiền tệ làm tăng mức cung ứng tiền, đẩy tổng cầu lên cao vàlàm tăng thêm
tỷ lệ lạm phát. Tuy nhiên, đối với các nước đang phát triển, việc phát hành trái phiếu
chính phủ gặp nhiều khó khăn vì nguồn vốn trên thị trường còn hạn chế. Biệnpháp in
tiền được coi là có hiệu quả nhất. Vì thế mà khi thâm hụt ngân sách càng nhiều và
càng kéo dài thì tiền tệ sẽ tăng theo và tỷ lệ gây lạmphát càng lớn.
Còn đối với các quốc gia có nền kinh tế phát triển thì việc tiến hành trái phiếu có
lợi hơn. Nhưng việc tiến hành trái phiếu này kéo dài sẽ làm cầu về về vốn sẽ tăng và
làm lãi suất sẽ tăng cao hơn. Lúc này để giảm lãi suất trên thị trường Ngân hàng
Trung ương lại phải mua vào các trái phiếu đó. Như thế mức cung tiền lại tăng thêm
dễ gây lạm phát.
Tóm lại, nếu như thâm hụt ngân sách kéo dài thì trong mọi trường hợp vẫn làm tăng
cung tiền vàlạmphát xảy ra là một điều chắc chắn.
Một nguyên nhân nữa có thể gây ra lạmphát là tỷ giá hối đoái. Khi tỷ giá tăng đồng
bản tệ sẽ bị mất giá Khi đó tâm lý những người sản xuất trong nước muốn đẩy giá
hàng lên tương ứng với mức tăng tỷ giá hối đoái. Mặt khac khi tỷ giá hối đoái tăng ,chi
phí cho các nguyên vật liệu, hàng hoá nhập khẩu sẽ tăng lên. Do đó giá cả của các
hàng hoá này tăng lên cao. Đây chính là lạmphát do chi phí đẩy
Bên cạnh đó các nguyên nhân liên quan đến chính sách của nhà nước, chính sách
thuế, chính sách cơ cấu kinh tế không hợp lý, mất cân đối cũng xảy ra lạm phát.
9
5. Biệnphápkhắcphụclạm phát
Khi lạmphát tăng cao và kéo dài sẽ gây ra những hậu quả lớn, ảnh hưởng trầm
trọng đến đời sống nhân dân lao động và sự tăng trưởng kinh tế. Ở mỗi nước tỷ lệ lạm
phát khác nhau với những nguyên nhân và tác động khác nhau. Do đó chính phủ ở các
nước sẽ có những biệnphápkhác nhau. Tuỳ vào từng hoàn cảnh cụ thể chính phủ sẽ
áp dụng biệnpháp tình thế và các biệnpháp có tính chiến lược .
Từ lịch sử chống lạmphátở các nước ta có những biệnpháp điển hình sau:
- Những biệnpháp tình thế: là những biệnpháp áp dụng nhằm làm giảm tức thời
cơn sốt lạm phát
Đầu tiên biệnpháp tình thế mà các nước thường áp dụng là giảm lượng tiền
cung ứng trong lưu thông. Đây được gọi là biệnpháp thắt chặt lượng cung tiền tệ hay
còn gọi là đóng bảng tiền tệ. Cụ thể là Ngân hàng trung ương ngừng thực hiện các
nghiệp vụ chiết khấu và tái chiết khấu đối với các tổ chức tín dụng, dừng việc mua vào
các chứng khoán ngắn hạn trên thị trường tiền tệ, không phát hành tiền đề bù đắp bội
chi ngân sách nhà nước .Bên cạnh đó, đểlàm giảm lượng tiền cung ứng thì ngân hàng
trung ương sẽ bán các chứng khoán ngắn hạn, bán ngoại tệ, phát hành các công cụ nợ
của chính phủ để vay tiền trong nền kinh tế. Và ngân hàng cũng có thể ấn định mức lãi
xuất cao, từ đó sẽ khuyến khích người dân gửi tiền vào ngân hàng, doanh nghiệp gửi
tiền không kì hạn, dẫn đến lượng tiền trong lưu thông giảm.
Tiếp đến, đẻkhắcphụclạmphát chính phủ có thể sử dụng biệnpháp thắt chặt
chi tiêu của mình như giảm cầu tiêu dùng của chính phủ, làm giảm sự tăng nhanh của
tổng cầu. Nhà nước cũng có thể hạn chế tăng tiền lương làm giảm lượng cầu chi tiêu
của dân cư. Ngoài ra chính phủ có thể đi vay và xin viện trợ từ nước ngoài… Một biện
pháp nữa được áp dụng là cải cách tiền tệ khi tỷ lệ lạmphát tăng quá cao trong khi các
biện pháp nêu trên chưa đạt được hiệu quả.
- Cùng với những biệnpháp tình thế, các nước còn sử dụng các biệnpháp chiến
lược nhằm tác động đến sự phát triển lâu dài của nền kinh tế vàlàm cho cơ số tiền tệ
ổn định bền vững. Đó là các biện pháp:
Đẩy mạnh quá trình sản xuất hàng hoá, mở rộng lưu thông hàng hoá. Hàng hoá
trong nước ngày càng nhiều, quỹ hang tăng lên với số lượng, chủng loại đa dạng
phong phú. Ngoài ra chính phủ còn nhập hàng hoá về để bổ xung cho hàng hoá thiếu
hụt trong nước. Xuất kho dự trữ vàng và ngoại tệ để bán cho dân chúng, phát triển các
ngành sản xuất hàng hoá xuất khẩu và ngành du lịch. Các doanh nghiệp thực hiện
chiến lược cạnh tranh hoàn hảo: Sản phẩm để người tiêu dùng chấp nhận được là yếu
10
[...]... vùng bị thiên tai 3 Nguyên nhân dẫn đến lạmphátở nước ta 21 Phần trước, chúng ta đã đề cập đến nguyên nhân lạmphát nói chung, phần này ta xét đến nguyên nhân lạm phátởViệtNamở thời điểm cụ thể Nguyên nhân dẫn đến lạm phátởViệt Nam: - Thứ nhất : lạmphát nảy sinh từ trong chính các thể chế kinh tế quan liêu bao cấp, đóng cửa…, hướng nền kinh tế ViệtNamphát triển các nghành có chi phí cao, tách... trong khu vực CHƯƠNG III BIỆNPHÁPKHÁCPHỤCLẠMPHÁTỞVIỆTNAM 22 1 Các quan điểm vàkhácphụclạmphát - Tăng lãi suất ngân hàng cao hơn mức lạmphát : thuyết tiền tệ Friedman được áp dụng Muốn khắc phụclạmphát cần phải thi hành chính sách “ hạn chế tiền tệ “ hay “ khắc khổ “ thu, tăng lãi suất tín dụng của ngân hàng trung ương, hạn chế tăng lương, duy trì thất nghiệp ở mức thấp - Các cách tiếp... tăng 2,62 lần Bước vào những năm 80, lạmphát đã bột phát “công khai”, và trở thành lạmphát phi mã với mức tăng giá 3 chứ số Thị trường mà nhà nước kiểm soát là thị trường mà 12 các giá cả do nhà nước quy định Lạm phátởViệtNam đã ở mức phi mã, năm cao nhất đã đạt tới chỉ số tăng giá 557% vượt qua mức lạmphát phi mã Song những biểu hiện và tác hại của nó không kém gì siêu lạmphát Thứ nhất, từ năm... II THỰCTRẠNGLẠMPHÁTỞVIỆTNAM 1 Lịch sử của lạmphát triển Từ năm 1980 trở về trước, lạmphát cũng đã tồn tại của nó không công khai, các nghị quyết của Đảng cộng sản ViệtNam không sử dụng khái niệm lạmphát mà chỉ sử dụng cụm từ “ chênh lệch giữa thu và chi giữa hàng và tiền" "Thị trường vật giá không ổn định…” Sau một thời gian, lạmphát đã bộc phát công khai với mức bộc phát phi mã Đảng đã kịp... tháng 10, lạmphát so với cùng kỳ năm trước của ViệtNam là 19,8% Lạmphát lõi vẫn cao do giá kim loại quý tăng cao, tính tới tháng 10/2011 lạmphát lõi ở mức 7,7% so với cùng kỳ năm trước ADB cho biết, trong số các đồng tiền khu vực, VNĐ giảm giá mạnh nhất so với USD, giảm 7,2% khiến thâm hụt tài khoản vãng lai mở rộng và giảm dự trữ ngoại hối 2 Đặc trưng của lạmphát 20 Lạm phátởViệtNam cũng có... khác : + Đối với mọi cuộc siêu lạmphátvàlạmphát phi mã, hầu như đều gắn liền với sự tăng trưởng nhanh chóng về tiền tệ, thâm hụt ngân sách lớn… nên đề ra những biệnpháp giảm mạnh tốc độ tăng cung tiền, cắt giảm mạnh mẽ chi tiêu và kiểm soát có hiệu quả việc tăng lương danh nghĩa, chắc chắn sẽ chặn đứng và đẩy lùi lạmphát + Đối với lạmphát vừa phải, muốn kiềm chế và đẩy lùi từ từ xuống mức thấp... vẫn không kiềm chế và kiểm soát được lạmphát Chỉ số giảm phát vẫn tăng giảm thất thường ngoài dự tính của nhà nước - Giai đoạn 1989-1994: Sau một thập kỉ lạmphát cao liên tục nền kinh tế rơi vào khủng hoảng nhưng đến năm 1989 đã chuyển sang một giai đoạn mới của lạmphát được đặc trưng bởi sự hạ sốt lạmphátvà đến năm 1994 triển vọng bước qua thời kì lạmphát một con số là có thể thực hiện được.Trong... tháng 9 Kinh tế ViệtNam được dự báo tăng trưởng mạnh mẽ khi tình hình kinh tế vĩ mô ổn định Thắt chặt tiền tệ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm 2011, nhưng sẽ thúc đẩy tăng trưởng trong năm 2012 Theo ADB, kinh tế ViệtNam tăng trưởng trong 3 quý đầu năm nay với lần lượt 5,4%, 5,7% và 6,1% nhờ tăng trưởng mạnh mẽ sản lượng công nghiệp và tiêu dùng Lạmphát tại ViệtNam vẫn ở trên mức mục... tranh chống lạmphát không dơn giản ngày một ngày hai Nó là bệnh kinh niên nhưng việc xoá bỏ hoàn toàn lạmphát thì cái giá phải trả không tương xứng với lợi ích đem lại Tình hình diễn biếnlạmphátvàkhắcphục nó tại ViệtNam rất phức tạp Lạmphát đã hoành hành công khai khi ViệtNam tiến hành cải cách kinh tế xã hội, xoá bỏ cơ chế quan liêu bao cấp Sự cải cách không đồng bộ giữa giá cả và quản lý... dùng tăng hơn 1,5 lần, và giá USD tăng 1,1 lần - Năm 2008: Nếu như năm 2007, lạmphát tăng đến 2 con số đã gây nên hoang mang cho người dân và cả các nhà lãnh đạo đất nước, thì đến năm 2008, lạmphátthực sự bùng nổ vàthực sự gây nên những bất ổn vĩ mô Chỉ số giá khởi đầu năm 2008 với mức tăng cao 2,38%, đã báo hiệu một năm đầy khó khăn và nỗi lo lạmphátthực sự đã xuất hiện vào ngày 21/2 khi chỉ . Bài Luận
Đề Tài:
thực trạng và biện pháp khắc phục
lạm phát ở Việt Nam
1
Lời mở đầu
1. Giới thiệu chung về lạm phát
Cơ chế thị trường. về thuế và điều chỉnh các khoản chi phí
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM
1. Lịch sử của lạm phát triển
Từ năm 1980 trở về trước, lạm phát cũng