Doanhnghiệphếtlo giải phóngmặt
bằng?
Thay vì cho phép doanhnghiệp tự đứng ra giải phóngmặt bằng, thỏa
thuận đền bù với người có đất, tới đây nhà nước sẽ đứng ra thu hồi đất
và cho thuê lại. Nội dung quan trọng trên nằm trong dự thảo sửa đổi
Luật Đất đai, vừa chính thức được Chính phủ trình Quốc hội.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang, quy
định như trên sẽ tạo điều kiện phát triển quỹ đất sạch, góp phần hạn chế
những bất cập, tranh chấp, khiếu kiện trong công tác giải phóngmặt bằng
hiện nay.
Sau khi Nhà nước thu hồi, sẽ tiến hành cho thuê lại theo hình thức đấu giá
hoặc không đấu giá quyền sử dụng đất. Đối với dự án đầu tư phù hợp với
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nhà đầu tư trong nước thực hiện nhận
chuyển quyền sử dụng đất để thực hiện dự án.
Với tư cách là cơ quan thẩm tra dự thảo luật, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế
Quốc hội Nguyễn Văn Giàu cho biết, đa số ý kiến trong cơ quan thẩm tra tán
thành quy định “Nhà nước chủ động thu hồi đất theo kế hoạch sử dụng đất
hàng năm đã được phê duyệt” và tán thành việc quy định cụ thể các trường
hợp Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích quốc phòng, an ninh,
phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và các dự án phát triển kinh tế -
xã hội.
Tuy nhiên, một số ý kiến cũng đề nghị cân nhắc tính khả thi của việc thu hồi
đất theo kế hoạch sử dụng đất vì khó có đủ nguồn kinh phí cho việc bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư. Nếu thu hồi đất theo kế hoạch mà chậm đưa vào
sử dụng sẽ dẫn đến lãng phí đất đai, nhất là các công trình cơ sở hạ tầng có
thời gian thực hiện kéo dài nhiều năm.
Đáng chú ý, có ý kiến đề nghị làm rõ căn cứ quy định thu hồi đất vào mục
đích lợi ích công cộng và phát triển kinh tế - xã hội. Bởi theo Hiến pháp
1992 thì chỉ quy định “trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng,
an ninh và vì lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi
thường tài sản của cá nhân hoặc tổ chức theo thời giá thị trường”.
Bên cạnh đó, có ý kiến đề nghị sử dụng khái niệm “trưng mua quyền sử
dụng đất” thay cho “thu hồi đất” vì quyền sử dụng đất là tài sản, khái niệm
“thu hồi đất” chỉ dùng đối với trường hợp vi phạm pháp luật đất đai.
Theo GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường, hiện nay cả nước chỉ có một vài tỉnh, thành phố áp dụng cơ chế “nhà
nước thu hồi đất rồi đem đấu giá, giao đất cho nhà đầu tư”, còn lại hầu hết
các địa phương vẫn áp dụng phương thức “cho nhà đầu tư thu hồi và tự thỏa
thuận đền bù”. Theo quan điểm của chuyên gia này, cơ chế “tự thỏa thuận”
vẫn mang đậm tính nhân văn hơn.
Tuy nhiên, trao đổi với VnEconomy, nhiều doanhnghiệp bất động sản cho
rằng, cơ chế “nhà đầu tư tự thỏa thuận” là cơ chế thoáng, nhưng sau khi đền
bù, giải phóngmặt bằng xong, doanhnghiệp vẫn phải tiếp tục đóng tiền sử
dụng đất cho nhà nước, có nghĩa là chủ đầu tư phải đóng tiền hai lần.
. Doanh nghiệp hết lo giải phóng mặt
bằng?
Thay vì cho phép doanh nghiệp tự đứng ra giải phóng mặt bằng, thỏa
thuận đền bù. nhiều doanh nghiệp bất động sản cho
rằng, cơ chế “nhà đầu tư tự thỏa thuận” là cơ chế thoáng, nhưng sau khi đền
bù, giải phóng mặt bằng xong, doanh nghiệp