Qua các tài liệu nghiên cứu, bàn chân không chỉ được ứng dụng duy nhất trong bấm huyệt, mà còn được giới thiệu qua nhiều phương pháp khác như Châm tê, Xông thuốc, Đắp thuốc… Mỗi phương pháp đều có những nét độc đáo riêng. Phần 1 của tài liệu Phương pháp trị liệu bàn chân trình bày các nội dung chính sau: Lịch sử môn bấm chân; Phản xạ học; Kỹ thuật bấm phản xạ; Huyệt vị của các vùng phản xạ ở chân;... Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết.
Trang 1- hutpz/SachvieLedu.vn di
es HOANG DUY TAN
tatu tien tober
: CHỮA BỆNH
BẰNG Y HỌC CỐ TRUYỆN
TRỊIIfI
Trang 2hup://sachvieteduvn
LỜI NÓI ĐẦU
on người đi đứng được, di chuyển từ nơi này sang nơi khác, cầu thủ đá banh ghi được nhiều bàn thắng đều nhờ đôi bàn chân Tuy nhiên, bàn chân không chỉ giúp con người đạt được nhiều thành tựu mà nơi lòng bàn chân còn chứa đựng những điều rất kỳ diệu: Một hệ thống 'phản chiếu" các cơ quan, tạng phủ và các bộ phận toàn diện của con người Có ¿hể coi bàn chân như một hình ảnh con người thư nhỏ và cũng từ đó, đã hình thành những nghiên cứu về việc ứng dụng trong phòng và trị bệnh cho con người
Hiện nay, nhiều nơi trên thế giới, nhất là ở các thành phố lớn, đã xuất hiện nhiều Trung tâm, Nhà hàng áp dụng phương
pháp xoa bóp, kích thích bàn chân, đem lại cho khách hàng
những cảm giác thư thái, phòng và trị được nhiều chứng bệnh một cách kỳ diệu
Môn học này được nghiên cứu ứng dụng rộng rãi trên thế giới, tuy nhiên, chúng tôi chọn giới thiệu hai trường phái lớn là “Dong Phuong’ va “Tay Phương Một bên được coi là triết lý, một bên thiên về khoa học thực nghiệm Hai tư tưởng có thể coi là hoàn toàn khác nhau, thế nhưng cả hai đểu có những nghiên cứu độc lập và có những giới thiệu rất độc đáo về những tác dụng kỳ diệu của việc phòng và trị bệnh ở bàn chân Chứng tôi dựa trên quyển 'Helping yourself with foot reflexology’ cia Eunice Ingham và 'Phản xạ khu kiện khang pháp' (1987, của Trấn Dũng - Đài Loan) cũng như một số tài liệu khác như “Trung Hoa thắn kỳ túc chẩn túc liệu - 1997)
Qua các tài liệu nghiên cứu, bàn chân không chỉ được ứng dụng duy nhất trong bấm huyệt, mà còn được giới thiệu qua nhiều phương pháp khác như Châm tê, Xông thuốc, Đắp thuốc Mỗi phương pháp đều có những nét độc đáo riêng Rất tiếc là các phương pháp này lại ít được chú ý đến Hầu như người ta
chỉ chú trọng phổ biến phương pháp 'Bấm trị liệu phản chiếu
Trang 3
hup://sachvieteduvn
ban chan’, Nhu vậy, vô tình chúng ta đã làm mai một những phương pháp khác điều trị tổng hợp ở chân
Qua tài liệu này, chúng tôi sẽ giới thiệu toàn bộ những
nghiên cứu, ứng dụng trong việc phòng và trị bệnh cách riêng
chỉ ở chân (Túc chẩn liệu pháp)
Đa số các tài liệu này là chữ Hán, vì vậy, việc chuyển dịch e6 nhiều hạn chế, nhất là các thuật ngữ chuyên môn
Chúng tôi mong rằng tài liệu này sẽ phần nào đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu, tham khảo của độc giả Hy vọng trong tương lai, việc soạn dịch các tài liệu này sẽ được hoàn chỉnh hơn
Biên Hoà ngày 15 tháng 10 năm 2003 Hoàng Duy Tân
®8: (061) 3881975,
Trang 4hup://sachvietedu.vn
Bấm Huyệt Bàn Chân 1 Hoang Duy Tin
Lịch sử phát triển của phương pháp xoa bóp chân
Trong lịch sử phát triển y học, xoa bóp trị bệnh được
xuất hiện sớm hơn nhiều so với các phương pháp chữa trị bằng
công cụ và những phương pháp chữa bệnh thông thường Từ
thời cổ đại dưới tác động của tự nhiên hoặc những tổn thương
do một nguyên nhân nào đó đã làm một bộ phận cục bộ trên cơ
thể con người xuất hiện cảm giác đau và một cách vô tình hay cố ý con người đã biết dùng đôi bàn tay của mình để xoa bóp
làm giảm cơn đau Thí dụ khi vùng mắt cá chân bị thương,
người ta thường dùng 2 tay để bóp chặt vào vùng mắt cá để từ
từ làm giảm cơn đau hoặc sau khi lao động mệt nhọc lại dùng
đôi tay để xoa nắn mu bàn chân làm tiêu tan mệt mỏi Cùng
với thời gian người ta càng ngày càng nhận rõ được tính ưu việt của phương pháp trị bệnh này và tác dụng của nó đã được thiên
“Cử thống luận' (Tố vấn 39) ghi nhận: “Hàn khí ký túc ở khoảng trường vị, phía dưới mạc nguyên, huyết không dẫn đi được, các
tiểu lạc eo rút gây nên đau Xoa bóp thì huyết khí tan đi, cho nên đỡ đau” Cùng với kinh nghiệm thực tiễn người ta đã nhận ra rằng việc xoa bóp trên bàn chân sẽ mang lại hiệu quả tốt
hơn so với các bộ vị khác, vì vậy đã dần hình thành nên
phương pháp xoa bóp chân trị bệnh
Đến thời Phục Hy, con người đã biết sử dụng những công
cụ tỉnh xảo hơn trong cuộc sống hàng ngày và trong xoa bóp
chữa bệnh cũng đã bắt đầu sử dụng các dụng cụ y liệu bằng đá,
hoặc tre, trúc
Dần dần, các tác phẩm y học kinh điển như: Hoàng Đế Nội kinh”, 'Án ma thập quyển' xuất hiện làm nền móng cho lý
Trang 5hup://sachvietedu.vn
Bấm Huyệt Bàn Chân 2 Hoang Duy Tin
của Trung Quốc Dựa theo các huyệt vị được phân bố trên hai
bàn chân phương pháp day, bấm huyệt đã dan dan được hình
thành, thông qua việc ấn, bấm ngón tay vào các huyệt vị chủ
yếu trên 6 đường kinh lạc để chữa trị các chứng bệnh trên toàn thân
Thời Xuân Thu, xoa bóp bấm huyệt đã có sự phát triển
mạnh mẽ Đến cuối thời Đông Hán, danh y Hoa Đà đã dày công
nghiên cứu về vấn để nay và trong cuốn ‘Hoa Đà bí hiệu “ có
viết về “Túc tâm đạo' để lưu truyền lại cho hậu thế Đây chính là điểm mốc đánh dấu sự phát triển cao độ của phương pháp xoa bóp bấm huyệt chân
Đến đời nhà Tống, dựa trên những tỉnh hoa căn bản của phương pháp xoa bóp cổ truyền Trung Quốc, Hốt Thái Tất Liệt đã viết ‘Kim lan tuần kinh và Hoạt Bá Nhân viết “Thập tứ kinh phát huy’ dé phổ biến và nâng cao hiệu quả của phương
pháp xoa bóp nắn gân
Tuy nhiên khi phương pháp châm cứu và các phương
thang trị bệnh đặc hiệu được phổ biến thì trong suốt một thời gian dài phương pháp xoa bóp bấm huyệt chân đã bị lãng quên, mai một dân ở Trung Quốc
Tại Nhật Bản, vào năm Thiên Bảo Đường Huyền Tông, tức năm 752 sau Công nguyên, Nhật Bản đã cử các lưu học sinh
như đến Trung Quốc du học để tiếp thu nên văn minh đang phát triển rực rỡ của thời Đường Nhận thấy phương pháp xoa bóp trị bệnh có hiệu quả rất cao cho nên họ đã cố gắng học hỏi để đem về nước Nhật Và phương pháp bấm huyệt chân đang
lưu truyền ở Nhật hiện nay chính là phương pháp “Túc tâm đạo” của Hoa Đà Dựa trên căn bản “Túc tam dao’ cia Trung Quốc,
Trang 6hup://sachvietedu.vn
Bấm Huyệt Bàn Chân 3 Hoang Duy Tin
ra phương pháp xoa bóp bấm huyệt chân đặc thù cho riêng
mình
Vào năm 1975 một người Ý là Macôpôlô đã đến Trung Quốc du lịch và được trọng dụng làm quan trong 17 năm, sau
khi trở về Y vào năm 1292 Macôpôlô đã viết cuốn 'Đông
phương du ký' để giới thiệu và truyển bá tỉnh hoa của nền văn
hoá Trung Hoa, đồng thời dịch cuốn “Kim lan tuân kinh' của
Hốt Thái Tất Liệt để phổ biến và lưu truyền phương pháp xoa bóp bấm huyệt chân vào Châu Âu
Cuối thế kỷ 20, khi nên kinh tế, văn hoá xã hội của các
nước tiên tiến trên thế giới có những bước phát triển nhảy vọt thì cũng là lúc con người bắt đầu nhận thấy sự tác động và tác
hại của các căn bệnh trong thời văn minh Lúc này người ta
mới bắt đầu chú ý và chuyển hướng nghiên cứu sang các di sản y học cổ truyền của Trung Quốc và đánh giá lại tác dụng thực
sự của các phương pháp trị liệu này đối với sức khoẻ của con người Đây chính là khởi đầu quan trọng, tạo đà cho sự hưng
khởi và phát triển của phương pháp xoa bóp trên toàn thế giới
Người đi đầu trong lĩnh vực này la Bac si William
Fitzgerald của Mỹ Dựa trên kinh nghiệm thực tiễn và kế thừa
cơ sở lý luận của bác sĩ Pulây trong các nghiên cứu về xoa bóp,
bấm huyệt, ông đã viết “Ten zones therapy` để đặt nền móng và
truyền bá cho phương pháp xoa bóp khu phản xạ chân Năm
1916 Tiến sĩ Bowrer đã đem liệu pháp của Fitzgerald công bố
trên toàn thế giới với tên gọi mới là “Khu đới trị liệu' và chỉ
một năm sau cuốn “Khu đới trị liệu pháp) được xuất bản với nội dung rất đa dạng và phong phú, phục vụ hiệu quả cho tất cả các
Trang 7hup://sachvietedu.vn
Bấm Huyệt Bàn Chân 4 Hoang Duy Tin
khoa học đích thực của liệu pháp xoa bóp chân, phương pháp
chữa bệnh cổ truyền Trung Quốc
Sự phát triển của liệu pháp xoa bóp khu phản xạ chân
ởMỹ
Dựa theo lý luận của Fitzgerald, bà E Ingham chuyên
gia nghiên cứu và huấn luyện về khu đới liệu pháp đã dốc hết sức tuyên truyền và đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển
của phương pháp trị bệnh đặc hiệu này
Chỉ sau một thời gian ngắn, Học viện xoa bóp chân Quốc
tế đã được thiết lập ở Mỹ
Sự phát triển của túc phản xqg liệu pháp ở Đức
Bà Malukhatô người Đức, là học sinh của bà Ingham, đã căn cứ vào cơ sở lý luận của thày trong cuốn “Stories The Feet
Can Tell' để phát triển, hoàn thiện và viết ra cuốn 'Túc Phản Xạ Liệu Pháp' dựa trên sự phối hợp giữa giải phẫu học và hoạt
động của các tổ chức cơ quan trong cơ thể con người
Sự phát triển của túc phản xạ liệu pháp ở Đài Loan
Đài Loan dù ở sát cạnh Trung Quốc nhưng lại phát triển
phương pháp xoa bóp chân khá muộn Mãi đến năm 1982 Đài Loan mới thành lập hội chuyên nghiên cứu về phương pháp này Năm 1988 và năm 1990 với sự góp mặt của các chuyên gia,
học giả nhiều nước Hội đã tổ chức 2 cuộc hội thảo quốc tế lớn
Trang 8hutp:/sachviet.edu.va
Bấm Huyệt Bàn Chân 5 Hoang Duy Tin
Sự phát triển của túc phản xạ liệu pháp ở Việt Nam
Tại Việt Nam, cùng với sự giao lưu văn hoá trên thế giới,
môn bấm phản xạ bàn chân đã được du nhập và phát triển
mạnh vào đâu những năm 1980 Tuy nhiên, phải mãi đến nam
2002, khi các dịch vụ massage phổ biến mạnh ở các khách sạn,
đòi hỏi các kỹ thuật viên phải được đào tạo một cách có bài bản, vì thế, môn xoa bấm chân dân dân được đưa vào chương
trình huấn luyện một cách có hệ thống, nhờ đó, phương pháp
này ngày càng được lan rộng
ĐẠI CƯƠNG VỀ PHẢN XẠ HỌC
Vùng phản xạ Là Gì?
Vùng phản xạ là những điểm thần kinh, điểm này được thông giao với điểm khác nằm ở các bộ phận xa của cơ thể
hiện nay, các nhà nghiên cứu đã phát hiện thấy có rất nhiều
vùng phản xạ, như vùng phản xạ ở Tai, Mặt, Mũi, Mắt, Đầu,
Bàn tay, Bàn chân trong đó, vùng phản xạ ở bàn chân được
chú ý nghiên cứu nhiều hơn
Thiên nhiên đặt để con người đi chân trần trên đất lởm
chởm, gai góc, sỏi đá, là đã dùng những vùng phản xạ để che
chở bảo vệ con người Thế nhưng, ngày nay, rất nhiều sự biến đổi: đường đất gô ghê được thay bằng đường nhắn thín, gai góc
hầu như được dọn sạch ngoài ra chúng ta còn mang giây, vớ,
bít, tất Lâu ngày bàn chân bị giam hãm trong cái ngục thất
Trang 9hup://sachvietedu.vn
Bấm Huyệt Bàn Chân 6 Hoang Duy Tin
bàn chân chúng ta bị lạnh, và còn tệ hơn nữa là những vùng
phần xạ bị trở ngại vì máu huyết không được lưu thông
Phản Xạ Liệu Pháp Là Gì?
Bác sĩ William H Fitzgerald đã khám phá ra sự kiện là
khi bấm day hoặc xoa bóp vùng nào đó của cơ thể, gọi là vùng
phản xạ, sẽ mang lại chức năng hoạt động bình thường cho một vùng bộ phận hay một cơ quan tương ứng với vùng phản xạ nói
trên Ông đã giới thiệu về khám phá đầu tiên của mình vào
năm 1917, trong tác phẩm ‘Ten zones therapy’
Bấm day các khu phản xạ ở bàn chân là một phương pháp
trị liệu bằng cách kích thích nội tạng, khiến cho sự tuần hoàn huyết dịch được lưu thông, làm cho các cơ năng của cơ thể có
bệnh hoạt động bình thường trở lại, hết căng thẳng thần kinh Tám mươi phần trăm các bệnh ngày nay do căng thẳng và
cảm xúc mà ra, bấm day khu phản xạ là phương pháp tự nhiên
của cơ thể, tự điều chỉnh những rối loạn do căng thẳng và cảm xúc gây ra Hãy thử xem và sẽ rõ kết quả kỳ diệu ấy
Những Vùng phản xạ Tác Động Thế Nào?
Bấm day vùng phản xạ khiến cho khí huyết ở vùng phan
xạ và cơ quan nội tạng liên quan với nó được lưu thông tốt Tại
sao bấm phản xạ lại có kết quả? Đó là điều khó chứng minh rõ bằng khoa học, tuy nhiên, kinh nghiệm lâm sàng cho thấy: khi
Trang 10hup://sachvietedu.vn
Bấm Huyệt Bàn Chân 7 Hoang Duy Tin
cảm thấy ngón tay giữa (vùng phản xạ của nó là ngón chân
giữa) cùng bên ấm lên ngay
Sự tuần hoàn là sinh mệnh của mọi cơ quan, nó là
phương tiện để chuyên chở các chất dinh dưỡng Dưỡng khí, nội
tiết tố, kháng thể Kinh nghiệm chứng minh rõ rằng là khi
tuần hoàn ngưng trệ, việc chữa bệnh thường mất nhiều thời
gian
Rối Loạn Vùng Phản Xạ
Khi bấm day một vùng phản xạ, thường thấy một vùng
'cứng- cộm' còn gọi là điểm “'ứ đọng' (tinh thể), được tạo thành bởi chất acid uric (tỉnh thể acid urie), và những chất cặn bã Những tỉnh thể đó được hình thành bằng cách nào?
Các tỉnh thể được hình thành ở những nơi tuần hoàn
máu bị rối loạn bằng nhiều cách Dòng nước chảy xiết thì không để lại chất phù sa Cũng vậy, nếu khí huyết lưu thông thì
chất cặn bã không ứ đọng trong mạch máu và các khớp được
Nhưng nếu dòng suối không được cung cấp đẩy đủ nước, nó
không đủ sức để đưa rác rưởi đi, vì thế nó sẽ tụ lại Nếu khí
huyết bị ngăn trở, ứ đọng sẽ để lại các chất cặn bã, từ đó gây
nên những 'tỉnh thể
Những tinh thể lớn hay nhỏ nói lên ít hay nhiều cơ quan liên hệ bị rối loạn do rối loạn tuần hoàn Dĩ nhiên có một tác
Trang 11hup://sachvietedu.vn
Bấm Huyệt Bàn Chân 8 Hoang Duy Tin
duge tin hiéu ctia réi loan, tdoa stte khang cự lại và đau nhói
khi ấn vào Ngược lại: Khi vùng phản xạ bị rối loạn do mang
giày dép thì cơ quan chức năng liên quan đến vùng phản xạ
đó cũng bị rối loạn: khơng hồn thành tốt chức năng của mình Nơi một số người, rất khó tìm thấy những vùng phản xạ (không cảm thấy dấu hiệu đau khi ấn dò tìm), có thể do chức
năng tuần hoàn của họ bị trở ngại và chưa đáp ứng tốt Thường
ở những vùng phản xạ tốt, các rối loạn cho dù nhỏ nhất cũng
được ghỉ nhận Có khi vùng phản xạ nào đó không mẫn cảm,
dù biết rõ rằng các cơ quan tương ứng đó có rối loạn (bệnh), thì
sẽ chẩn đoán bằng cách nào? Có thể do da chân vùng đó bị
chai, cứng, nên ngâm chân vào nước âm ấm có pha ít muối cho
mềm da ra, sẽ dễ tìm được sự đáp ứng ở bàn chân
Nguyên lý của phương pháp xoa bóp khu phản xạ chân
Cơ thể người như một vũ trụ thu nhỏ, bao gồm một hệ
thống các tổ chức và cơ quan được sắp xếp theo một trật tự
nhất định và có mối quan hệ hợp tác, phối hợp nhịp nhàng với nhau Sự hoạt động đông bộ của các tổ chức, hệ thống này được
đảm bảo thông qua khả năng tuần hoàn máu và hoạt động phức tạp của hệ thần kinh trung ương Khi hoạt động của một bộ
phận, cơ quan nào đó có vấn dé ta chi cần xoa bóp khu phản
xạ chân tương ứng thì sẽ thông suốt được các đường kinh, lạc,
tăng cường được sự lưu thông khí huyết, để duy trì hoặc khôi phục lại sự liên hệ giữa các tổ chức, hệ thống cơ quan trong cơ
thể Trong quá trình hoạt động cơ thể sẽ sản sinh ra các sản
Trang 12hup://sachvietedu.vn
Bấm Huyệt Bàn Chân 9 Hoang Duy Tin
có thể gây ra các rối loạn bệnh lý ở một số tổ chức hoặc cơ quan nào đó Khi dò ấn vào các khu phản xạ chân tương ứng có thể nhận biết được các rối loạn này thể hiện qua các khối u,
điểm cứng dưới các hình dạng và kích thước khác nhau Khi đã chẩn đoán và xác định chính xác được tình trạng bệnh lý, có
thể thực hiện các kích thích, xoa bóp thích đáng ở khu phản xạ tương ứng để khai thông các đương kinh lạc và loại bỏ các chất độc hại tôn đọng qua các cơ quan bài tiết đưa ra ngoài cơ thể Để làm được điều này khi xoa bóp trước tiên phải xoa bóp các
khu phản xạ của Thận, Niệu quản, Bàng quang để tăng cường công năng của cơ quan bài tiết, đồng thời sau khi hoàn thành
bài xoa bóp (trong khoảng nửa tiếng) phải uống khoảng 500 ml
nước ấm để hoà tan chất độc và đẩy nhanh các độc tố ứ đọng
qua đường bài tiết
Như vậy, nguyên lý cơ bản của phương pháp day ấn huyệt vùng phản xạ là:
Đẩy mạnh quá trình lưu thông của tuần hồn máu
Khơi thơng những ách tắc trên các động kinh, lạc Khôi phục sự thăng bằng của môi trường nội môi
Khôi phục chức năng hoạt động và đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan
Thông qua các kích thích, xoa bóp ở khu phản xạ chân sẽ nâng cao được năng lực hoạt động của các tổ chức, cơ quan
và phát huy tối đa khả năng tự bảo vệ của cơ thể để đẩy lùi
bệnh tật và bảo vệ tăng cường sức khoẻ
Ngoài hiệu quả khá cao trong điều trị, phương pháp xoa
Trang 13hup://sachvietedu.vn
Bấm Huyệt Bàn Chân 10 Hoang Duy Tin
chuyển bệnh nhân đến các bệnh viện chuyên khoa để chữa trị
khi cần thiết
1 Các khái niệm cơ bản về phương pháp xoa bóp khu
phán xạ chân
œ Khu uực trị liệu: Khu vực trị liệu là các điểm mãn cảm
(phản ứng nhạy) về cảm giác buốt - tê - tức - đau trong khu phần xạ (tương ứng với các cơ quan hoặc các bộ phận bệnh biến
trong cơ thể)
b Khu phản xạ chân: Khu phản xạ chân được phân bố
trên khắp bàn chân bao gồm cả mu, má trong má ngoài và một phần mắt cá Do phạm vi phân bố của khu phản xạ rộng, số
lượng tương đối nhiều, tương ứng với các bộ phận và cơ quan trên cơ thể người, cho nên việc nghiên cứu ứng dụng phương pháp xoa bóp khu phản xạ chân luôn có giá trị lý luận và thực
tiễn rất lớn đối với công tác bảo vệ sức khoẻ của cộng đồng
2 Quan niệm về phản ứng, phản xạ và khu phần xạ
œ Phản ứng: Trên cơ thể, hầu như ở chỗ nào cũng có
những cơ quan cảm thụ cho nên nếu có tác động của ngoại cảnh và sự thay đổi của môi trường nội bộ thì thông qua bộ máy cảm
thụ những luông xung động thân kinh sẽ theo các dây hướng
tâm truyền đến trung khu thần kinh để xử lý, trả lời các kích thích và thông qua hệ thống các dây thần kinh ly tâm để
truyền đến các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể tạo nên
Trang 14hup://sachvietedu.vn
Bấm Huyệt Bàn Chân "1 Hoang Duy Tin
b Phản xạ: Phản xạ là những phản ứng sinh lý không tự chủ trước các kích thích được tạo ra do tác động của ngoại cảnh
hoặc sự thay đổi của môi trường nội mô
e Khu phản xạ: Là các đầu mút thần kinh trên toàn
thân Những giao điểm này tương ứng với các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể Khu phản xạ chân là các điểm giao nhau của các dây than kinh ở vùng chân Khi một bộ phận hoặc cơ quan
nào đó trên cơ thể người bị bệnh thì ấn vào khu phản xạ tương
ứng trên bàn chân người bệnh lập tức sẽ có cảm giác đau nhói
Thi dụ nếu gan có vấn để thì khi ấn huyệt người bệnh sẽ có
cảm giác đau, còn nếu chức năng của gan bình thường thì dù có
ấn thế nào ở khu phản xạ cũng không có cảm giác đau
Cũng vậy nếu như thận trái của ngươi bệnh bình thường,
thân phải có rối loạn thì ấn vào khu phản xạ thận bên chân
trái sẽ không có cảm giác đau, nhưng chỉ ấn nhẹ vào khu phản xạ thận bên chân phải thì người bệnh đau đến mức phải co chân lại
3 Vai trò, ý nghĩa của khu phản xạ chân đối vói sức khoẻ con người
Con người đã không những khám phá, phát triển cho nên số lượng của các khu phản xạ chân đã tăng lên không ngừng và cho đến nay người ta đã tìm ra được khoảng 7ð khu phản xạ có hiệu quả trị liệu cao trên hai bàn chân Trong những khu phần xạ này các ngón chân là khu phản xạ của đầu, lòng bàn chân là khu phản xạ của vùng ngực bụng, gót chân là khu phản xạ của vùng bụng dưới, xương chậu Nếu cơ quan hoặc
Trang 15hup://sachvietedu.vn
Bấm Huyệt Bàn Chân 12 Hoang Duy Tan
tương ứng của nó sẽ có cảm giác đau, vì vậy có thể nói 2 chân
giống như một tấm gương phản ánh một cách trung thực nhất
của tình trạng sức khoẻ của con người
Thông qua việc rèn luyện đôi chân người tập sẽ có thể nâng cao khả năng tuần hoàn máu, tăng cường chức năng của
hệ thống các cơ quan và làm chậm quá trình lão hoá của cơ thể
Do sự lão hoá của cơ thể con người phần lớn đều bắt nguôn từ
chân như tục ngữ đã nói "Cây già gốc nghỉ trước, ngươi già chân
yếu trước”, vì vậy, nếu không thường xuyên rèn luyện bộ phận quan trọng này thì sự lão hoá của cơ thể sẽ diễn ra rất nhanh
Vì chân ở cách xa tim nhất, cho nên sự lưu thông của
máu đến bộ phận này cũng khó hơn Tuy nhiên nếu đôi chân được rèn luyện thường xuyên và liên tục sẽ có thể củng cố và tăng cường được hoạt động cơ bắp, cải thiện tuần hoàn máu và
nâng cao khả năng hoạt động của hệ thống của tim Vì vậy có
thể nói rằng chân là “Trái tim thứ 2 của cơ thể con người'
4 Độ nhậy cảm của khu phản xạ chân
Theo tính toán của các nhà khoa học thì tốc độ dẫn
truyền của xung động thân kinh là 120 m/giây, cho nên khi xoa
bóp khu phần xạ chân thì lập tức sẽ cải thiện được chức năng hoạt động của các cơ quan, thông suốt các đường kinh, lạc và tạo ra các luông điện trường đặc hiệu có tác dụng trị liệu rất cao
Vì chân là bộ phận đặc biệt quan trọng giúp con người
Trang 16hup://sachvietedu.vn
Bấm Huyệt Bàn Chân 13 Hoang Duy Tin
cơ quan và hệ cơ quan tương ứng trên cơ thể Tuy nhiên ở tay cũng có phân bố những khu phản xạ, nhưng độ nhậy cảm của
chúng không bằng các khu phản xạ
Phương pháp xoa ấn huyệt bàn chân có kết quả ra sao? Hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn đang tiếp tục tìm hiểu,
nhưng nói chung có mấy cách giải thích như sau:
a Học thuyết Kinh Lạc
Đông y cho rằng, trong cơ thể con người tổn tại một hệ thống kinh lạc, hệ thống này liên kết với các cơ quan nội tạng
thành một khối chỉnh thể, khiến cho hoạt động công năng của
các bộ phận ở nội thể được cân đối một cách nhịp nhàng và đông bộ Những kinh lạc trọng yếu nhất ở trong cơ thể con
người là 12 kinh chính và kỳ kinh bát mạch, trong đó các
đường kinh túc Thái âm Tỳ, túc Thiếu âm Thận, túc Quyết âm
Can, mạch Âm duy, mạch Âm kiểu đều bắt đâu từ vùng chân;
còn kinh túc Dương minh Vị, kinh túc Thái dương Bàng quang,
kinh túc Thiếu dương Đởm, mạch Dương duy, mạch Dương kiều
thì dừng lại ở vùng chân Những kinh lạc này đều tương thông
với các cơ quan nội tạng tương ứng, tổ chức gắn liền các công
năng đặc định Xoa ấn huyệt bàn chân, khiến cho những kinh lạc chạy qua vùng chân được khai thông, khí huyết vận hành lưu thông, từ đó khôi phục lại chức năng sinh lý bình thường
Trang 17hutp:/sachviet.edu.va
Bấm Huyệt Bàn Chân 14 Hoang Duy Tin
b Học thuyết huyết dịch tuần hoàn
Cơ thể con người hoạt động đều hoà là nhờ máu tuần hoàn, đưa dưỡng khí và chất dinh dưỡng đến khắp các bộ máy
tổ chức trên toàn thân, đồng thời đưa các chất thải ra, quá
trình trao đổi chất của các tổ chức như oxy, carbon và các chất
cặn bã đào thải ra ngoài Tim là 'động lực' thúc đẩy huyết dịch
tuần hoàn, huyết dịch qua lực co bóp của tim, được dua đi đến toàn thân Tuy nhiên, chân nằm ở vị trí xa tim nhất, dù áp lực
của máu rất lớn, nhưng để cho máu ở trong cơ thể lưu thông
đến vùng chân cũng là vấn để khó Do đó, tổ chức nào càng
nằm xa tạng tim, càng có dấu hiệu thiếu được cung cấp máu
Lâu ngày như vậy, không chỉ ảnh hưởng đến sự lưu thông của
máu, mà còn ảnh hưởng đến chức năng của các bộ phận khác
Xoa bóp kích thích vùng chân, làm tăng tốc độ máu chảy ngược
về, khiến huyết dịch tuần hồn lưu thơng, cơng năng của các cơ
quan nội tạng tương quan cải thiện, bệnh tật được thuyên giảm
c Sự đối ứng trong nhân thể: Từng vùng ở trên ban
chân tương ứng với từng bộ vị trên nhân thể, như ngón chân cái của hai chân tương ứng với vùng đầu, trong đó gồm có đại
não, tiểu não, não thuỳ, ngũ quan (gồm tai, mắt, mũi, miệng và
thân mình) được phân bố trên các ngón chân còn lại
Vùng gốc ngón chân cái tương ứng với vùng cổ của cơ
thể, mép cong phía trong của hai bàn chân tương ứng với bộ
phận xương sống, được phân bố thứ tự từ trước lui sau là: xương cổ, cột sống ngực, đoạn xương sống thắt lưng, xương cùng Vùng
Trang 18hup://sachvietedu.vn
Bấm Huyệt Bàn Chân 15 Hoang Duy Tin
chân tương ứng với vùng bụng trên, trong đó có gan, mat, da dày, lách, thận, tuy Vùng sau của lòng bàn chân tương ứng với vùng bụng dưới, trong đó có ruột già, ruột non, bàng quang, cơ quan sinh dục Mé ngoài của hai bàn chân, khi đối ứng được
phân bố từ trước lùi ra sau là vai, khuỷu tay, đầu gối Cho nên,
kích thích khu đối ứng vùng chân sẽ khiến cho các tạng phủ tương quan nhận được sự điều chỉnh, dẫn đến tác dụng bảo vệ
sức khoẻ, đạt đến hiệu quả trị liệu tốt
d Học thuyết phản xạ
Khu phản xạ vùng chân tức là điểm tập trung thần kinh
vùng chân Do đó, khi một cơ quan hay một bộ vị nào đó phát bệnh, thì khu phản xạ tương ứng cũng bị rối loạn Ngược lại, khi khu phản xạ sinh bệnh cũng sẽ ảnh hướng đến công năng của các cơ quan liên hệ Khi xoa ấn khu phản xạ vùng chân,
kích thích gây hưng phấn các đầu dây thần kinh ở da và truyền đến trung khu thần kinh, đồng thời nhằm ngăn cản bệnh lý truyền vào trung khu thần kinh, từ đó dẫn đến tác dụng bảo vệ
sức khoẻ và trị bệnh, công năng các cơ quan nội thể được tăng
tiến
Hiệu quả trị liệu của phương pháp xoa bóp chân
Sau một thời gian dài nghiên cứu và thực nghiệm, các nhà nghiên cứu nhận thấy, phương pháp xoa bóp chân có hiệu
quả trị liệu rõ rệt qua thực tiễn chữa trị nhiều năm
Trang 19hup://sachvietedu.vn
Bấm Huyệt Bàn Chân 16 Hoang Duy Tan
* Giản tiện: dễ thực hành - dé học Khi đã nắm bắt được nguyên lý và phương pháp thực hiện thì dù bất kỳ ở đâu,
bất cứ lúc nào cũng có thể điều trị được
* An toàn, bình tế: Khi trị liệu không cần phải uống
thuốc, tiêm thuốc, đồng thời cũng không gây nên các tác hai
phụ, vừa đỡ tốn tiền, vừa tiết kiệm công sức, thời gian
* Nếu không thể tự trị liệu cho bản thân thì việc mời
thày đến xoa bóp cũng có thể được thực hiện một cách hết sức đơn giản dễ dàng
* Có những bệnh có thể đáp ứng ngay và khỏi sớm, tuy
nhiên có những bệnh mạn tính, cần kiên trì điều trị một thời gian dài để cơ thể có thể đáp ứng dần dân
Đối với người điều trị, cần phải nắm vững kỹ thuật xoa
Trang 20hutp:/sachviet.edu.va
Bấm Huyệt Bàn Chân 1 Hoang Duy Tin
KY THUAT BAM PHAN XA
Thủ pháp bấm phản xạ bàn chân
Để có được một lần bấm phản xạ tốt, thao tác viên và đối tượng được bấm, ngôi đối diện thật chỉnh tê và thoải mái :
* Tự thế bấm các uùng phản xợ lòng bàn chân: Bàn
chân của bệnh nhân phải được đặt dựng đứng trên gối của thao
tác viên, để bàn chân được mở rộng ra trước mắt
* Tự thế bấm các uùng phản xạ các ngón chân uà các xương mưu bàn chân: Đối tượng duỗi thẳng bàn chân ra
và đặt bàn chân úp sát lên gối thao tác viên
* Tự thế bấm uùng phản xạ gối, khuỷu uà các xương
quanh cổ chân: Đối tượng nghiêng mình qua một bên và thao tác viên nắm lòng bàn chân để bấm vùng phản xạ mặt trong
hay mặt ngoài bàn chân
Hoặc có thể tự bấm vùng phản xạ cho chính mình
Đặc điểm của thủ pháp là kích thích với động tác có lực, déu đặn, êm dịu và duy trì qua một thời gian nhất định, để đạt
đến mục đích cân bằng âm dương, điều hoà tạng phủ
Trang 21hup://sachvietedu.vn
Bấm Huyệt Bàn Chân 18 Hoang Duy Tin
ĐIỂM
Phương pháp: Gấp ngón tay trỏ lại,
ngón tay cái áp nhẹ ở đốt 1 cuối ngón tay trỏ, ⁄⁄
ưỡn ngón tay trỏ lên, giữ sao cho xương ngón GP tay trỏ và bàn tay, cánh tay dưới, cánh tay trên
cùng nằm trên một đường thẳng, dùng điểm tỳ if am
cố định có thể tiết kiệm được lực Khi thực hiện
động tác bằng ngón tay trỏ, cứ ấn vào một lần,
nhấc ra một lần, giảm trừ sức ép Những vùng & a 5
ở ra hai bên chân, dùng ngón tay ấn mạnh vào,
đợi khi người bệnh cảm thấy đau, lúc đó mới day ấn từ từ Cần
day ấn đều đều với một lực nhất định
Thủ pháp này thích hợp dùng ở những huyệt vị và khu phản xạ nằm ở lòng bàn chân, mặt trong và, mặt ngoài bàn chân, mu bàn chân
s cy /
BAM |
Ngón tay cái gấp đặt vuông góc với mặt da, dùng lực bấm theo hướng
thẳng góc, sau đó nới lỏng ngón tay, < duỗi thẳng ngón tay cho nằm ngang
theo mặt phẳng của da, như vậy là
hoàn thành một động tác
Khi dùng ngón tay cái bấm ở lòng bàn chân, thì bốn
ngón tay còn lại bám đỡ ở mu bàn chân Khi bấm ở mu bàn chân thì 4 ngón tay còn lại bám đỡ ở lòng bàn chân
Trang 22hup://sachvietedu.vn
Bấm Huyệt Bàn Chân 19 Hoang Duy Tin
sau, cũng không được di động sang trái phải Động tác phải không gián đoạn, tiến hành một cách nhịp nhàng và mềm mại Cách này những người mới học thường hay dùng đối với huyệt vị và khu phản xạ vùng bàn chân Tuy nhiên, nên chú ý, dùng
phương pháp này thời gian dài, ngón tay cái thường nằm ở
trạng thái căng thẳng, dễ bị viêm gân, có thể phối hợp với thủ
pháp khác thay đổi nhau để sử dụng
DAY
Cách day bằng ngón tay: Dùng bề mặt vân tay đầu ngón
tay đặt vào huyệt vị hoặc khu phản xạ, cổ tay ở trạng thái
buông lỏng, dùng khuỷ tay làm điểm tựa, cánh tay trước chủ động lay động, làm cổ tay và ngón tay lay động theo hoặc
chuyển động xoay tròn với mức độ chậm rãi mềm mại, lực trên
ngón tay truyền vào vùng day
Cach day bang ban tay: Dùng bề mặt ở gốc bàn tay đặt = vào vùng huyệt vị hoặc khu F phản xạ, cách thao tác cũng giống như cách day bằng đầu ngón tay o> Chú ý : Động tác phải liên tục, dụng lực từ nhỏ tăng lớn
dan dần, rồi từ lớn giảm xuống
nhỏ dần dần, quay tròn một cách liên tục và đều đặn, động tác
nên nhẹ và chậm Cách nay dùng thích hợp ở những vùng có bể
mặt xoa ấn tương đối lớn Phương pháp: Dùng một ngón tay,
Trang 23hup://sachvietedu.vn
Bấm Huyệt Bàn Chân 20 Hoang Duy Tin
đường thẳng ở một vùng nhất định Thông thường đa số dùng
cách đẩy bằng ngón tay cái
Khi thao tác dùng lực ổn định, tốc độ chậm và đều, nên
làm dọc theo chiều hướng của xương Thích hợp đối với những
huyệt vị và khu phản xạ ở khoảng cách rất gần nhau Thí dụ: khu phản xạ tương ứng với tạng thận, niệu quản, bàng quang,
kết tràng đều cần xoa ấn, có thể dùng phương pháp này
XÁT
Dùng một ngón tay hoặc gốc bàn
tay áp chặt vào mặt da và chà xát
nhanh theo đường thẳng
Cổ tay nên để duỗi thẳng tự
nhiên, dùng khớp vào làm điểm tựa, chà
xát tới theo đường thẳng Dùng lực liên
tục không gián đoạn, động tác nhanh,
lặp đi lặp lại nhiều lần, đến khi xuất hiện cảm giác nóng ran là
tốt Phương pháp này thường dùng khi bắt đầu trị liệu, hoặc áp dụng ở vùng lòng bàn chân GO Thường dùng cách gõ bằng ngón trỏ và cách túm các đầu ngón tay Cách gõ bằng ngón tay trỏ: Khép
ngón tay cái và ngón tay trỏ lại thành một (mặt trong của hai ngón hợp liền
nhau, chồng mặt trắng của đầu ngón tay ——
Trang 24hup://sachvietedu.vn
Bấm Huyệt Bàn Chân 21 Hoang Duy Tin
lại, đầu ngón trỏ để cho hơi lôi lên, dùng lực ở cổ tay gõ nhịp
lên xuống
Cách gõ bằng chụm các đầu ngón tay: Năm ngón tay hoi co
lai va chum các đầu ngón tay vào nhau như hình hoa mai, dùng
lực ở cổ tay, gõ với động tác lên xuống đều đặn
Nên dùng vùng cổ tay làm điểm tựa, dụng lực phải đều
Cách gõ bằng ngón tay trỏ thích hợp dùng cho các huyệt vị và
khu phản xạ nằm ở vùng chân Cách gõ bằng chụm các đầu
ngón tay dùng thích hợp đối với những huyệt vị và khu phan xa nằm ở vùng có cơ nhục ít Bị đau gót chân dùng phương pháp
này hiệu quả tương đối tốt
ẤN
Dùng đầu mút ngón tay (chỗ tiếp giáp với đầu móng tay) ấn vào da để kích thích huyệt
vị và khu phản xạ, thông thường đa số đều
dùng đầu ngón tay cái để ấn he
Khi ấn cần tăng lực từ từ, đến khi dẫn đến ĩ
phản ứng mạnh thì ngừng lại, thường khoảng
nửa phút Chú ý không được ấn rách da Phương pháp này đa
số dùng đối với những huyệt vị và khu phản xạ nằm ở ngón
chân, những chỗ nhỏ hẹp
NAN
Dùng hai ngón tay cái và trồ phân ra
cầm bóp nắn ở hai vị trí huyệt hay khu
Trang 25hup://sachvietedu.vn
Bấm Huyệt Bàn Chân 22 Hoang Duy Tin
đặt vào một nơi cố định khác để thực hiện động tác bóp nắn
Thực hiện động tác có thể nhẹ hoặc mạnh Thích hợp đối với
những vùng huyệt và khu phản xạ đối nhau, như khu phản xạ
Hạch bạch huyết (vùng bụng) và khu phản xạ Hạch bạch huyết
(vùng thân trên), ở chân có thể dùng phương pháp này XOAY Làm động tác quay tròn khớp cổ chân và các ngón chân một cách đều đặn Động tác phải nhẹ nhàng, dùng lực ổn định, phạm vi quay tròn nằm trong phạm vi hoạt động sinh lý chính thường, từ nhỏ đến lớn, tần
suất từ nhanh đến chậm sau
đó động tác quay lại từ lớn đến nhỏ, tần suất từ chậm đến
nhanh Khi thao tác phải quay tròn linh hoạt, không cứng ngắc,
không gián đoạn Không được tăng lực một cách đột ngột để đề phòng tổn thương khớp xương
ĐẠP
Dùng chân đạp lên trên vùng lòng bàn chân của người bệnh Người thực hiện động tác dùng
gót chân hoặc phần trước của Í
lòng chân đạp lên trên lòng bàn rs chân của người bệnh một cách
Trang 26hup://sachvietedu.vn
Bấm Huyệt Bàn Chân 23 Hoang Duy Tin
Chú ý động tác phải nhịp nhàng đều đặn, không được dồn
cả trọng lượng toàn thân đạp lên người bệnh, nên tuỳ theo từng
cơ thể mà dùng lực cho phù hợp Phương pháp này chủ yếu được
dùng ở vùng rộng như lòng bàn chân, đặc biệt là áp dụng ở
phần trước của lòng bàn chân và các ngón chân
CÔNG CỤ HỖ TRỢ
+ Bánh xe lăn:
Gồm một thanh gỗ có gắn các bánh xe để lăn trượt, tạo kích
thích trên các vùng phản xạ có diện tích rộng như khu Cơ
thang, Tuyến giáp, Niệu quản, Bàng quang, Thần kinh toạ, Trực
tràng
Cách dùng: Một tay câm bánh xe, ấn lên trên vùng phản xạ,
vừa lăn vừa đè xuống
+ Chầy gỗ nhỏ: Dùng thanh gỗ nhỏ, đầu tù để thay thế cho
ngón tay cái khi xoa bóp Dùng cách này vừa đỡ đau ngón tay vừa tạo được kích thích mạnh hơn
+ Tẩy cao su: Dùng loại tẩy có đầu tù để tác động vào những vùng phản xạ lõm hoặc các vùng phản xạ trên mu bàn chân
Dùng loại tẩy (gôm) này ít gây tổn thương da, giúp người bệnh
cảm thấy an toàn hơn
Cách dùng: Một tay cầm cục tẩy ấn ép vào các vùng phản xạ + Búa đấm bóp: Hình dáng giống như chiếc búa thường dùng, có thể làm bằng kim loại hoặc gỗ Đường kính của búa
tối đa thường khoảng 1- 2em, cao khoảng 4em, một đầu là hình
Trang 27hup://sachvietedu.vn
Bấm Huyệt Bàn Chân 24 Hoang Duy Tin
thể dùng lớp cao su mềm, có tính đàn hồi để bọc lại, cũng có
thể bọc lại cả hai đầu
Búa đấm bóp dùng thay thế tay khi gõ, xát, đẩy, áp Tác dụng đối với hầu hết các huyệt vị và khu phản xạ vùng lòng
bàn chân Chú ý khi vận dụng phải điều chỉnh lực và mức độ
nhanh chậm cho tốt, không được cẩu thả, mạnh yếu bất thường + Dùng tăm hoặc cái kẹp tóc: Nếu không có búa đấm bóp, có
thể dùng 10 cây tăm bó lại thành một bó, hoặc dùng đầu tù của
cái kẹp tóc ấn đè thay ngón tay cái, ấn một lát sau đó tạm thời
dừng lại, rồi ấn tiếp
+ Điếu ngải cứu: Dùng điếu ngải cứu đốt lên hơ nóng huyệt
vị và khu phản xạ vùng chân thay thế động tác bằng tay
Cách làm: đưa điếu ngải cứu đã được đốt cháy đến gần
huyệt vị, đợi đến khi có cảm giác nóng thì đưa xa ra, làm đi làm lại như vậy 6-7 lần là một liệu trình
+ Máy sấy tóc bằng điện: Nhắm chuẩn huyệt vị hoặc khu phản xạ, đưa máy sấy vào đến khi vùng chân thấy cảm giác
nóng ran thì đưa máy sấy ra, đợi khi bớt cảm giác nóng thì lại
đưa máy sấy vào lần thứ hai, có thể làm nhiều lần như vậy
+ Xoa bóp bằng ván đạp
Xoa bóp bằng ván đạp là hình thức tự xoa bóp có hiệu quả
trị liệu cao nhất đồng thời lại ít tốn kém, an toàn, đơn giản,
tiện lợi lại không bị hạn chế về không gian và thời gian Chỉ
cần có một khoảng đất trống độ 1m2 là người bệnh đã có thể
tập luyện để trị bệnh và nâng cao sức khoẻ Những người thích
phương pháp xoa bóp này đã ví ván đạp xoa bóp như là “Thày
Trang 28hup://sachvietedu.vn
Bấm Huyệt Bàn Chân 25 Hoang Duy Tin
Người ta thấy rằng những người đi chân đất giẫm lên đá sỏi, những cành cây khô lại có sức khoẻ tốt so với những người
luôn đi giầy dép trên những đoạn đường trơn tru, vì vậy con
người đã tạo ra những tấm ván nổi hạt bằng nhựa cứng để
dùng chân dẫm đạp lên, nhằm tác động đến nhiều khu phản xạ
để tăng cường sức khoẻ cho bản thân Ván đạp được tạo ra theo
rất nhiều kích cỡ khác nhau: loại hạt cỡ nhỏ, dùng cho các khu
phản xạ có tổ chức cơ dầy Loại hạt cỡ trung bình chủ yếu là
làm tăng nhiệt độ của chân, tạo cảm giác dễ chịu thoải mái, còn loại hạt lớn, dùng cho các khu phản xạ ở phần lõm của bàn chân và khu phản xạ cột sống ở vòng cung trong bàn chân
Sau một thời gian thực nghiệm chữa bệnh, những ván đạp
này lại được cải tiến hoàn thiện, loại bớt một số kiểu trùng lặp
để tạo ra một loại ván mới ưu việt hơn, gồm 13 ván và được gọi
là 'Ván đạp sức khoẻ tốt hơn'
Ưu điểm nổi bật của loại ván này là:
- Khoảng trống giữa các mảnh lồi lớn hơn nên hiệu quả trị
liệu cũng cao hơn Kích cỡ được thu lại gần giống như hình
vuông, mỗi bộ vài tấm, mỗi tấm dài 30cm, réng 28em, vì vậy sử dụng tiện lợi hơn
- Ván đạp được chia thành 2 tấm có diện tích nhỏ hơn nên
khó gẫy, nứt, đồng thời dễ sản xuất
- Giảm bớt trọng lượng của ván nên tiết kiệm nguyên liệu và giảm giá thành
Phương Pháp Xoa Bóp Bằng Ván Đạp
a Đối với loại ván đạp cỡ 1,2,3,4,5: Giẫm đạp tự do, có tác
dụng làm ấm chân trước lúc xoa bóp, giúp bàn chân thư giãn,
Trang 29hup://sachvietedu.vn
Bấm Huyệt Bàn Chân 26 Hoang Duy Tin
Goi 1a gidm dap tu do, nhưng cần lưu ý khi gidm dap trén
bàn của 2 chân phải luôn luôn đạp trên 5 mỏm lôi, vừa giẫãm
đạp, vừa xoay chuyển từ từ
b Đối với ván đạp cỡ 6: áp dụng cho khu phản xạ Gan, Mật, Vai, Nách (Chân bên phải); Tim, Tỳ, Vai, Nách (Chân bên trái)
Cách đạp: Có thể đạp một chân trên chỗ lôi, chân kia nhấc
lên, hoặc cũng có thể một chân đứng vững, còn chân kia đạp
đúng vị trí, dùng sức ấn ép xuống dưới, với lực tác động tối đa bản thân có thể chịu đựng được
c Đối Với Ván đạp cỡ số 7: áp dụng cho khu phản xạ Cổ,
Tuyến giáp, Thực quản, Khí quản, ở 2 chân Cách đạp: Thực hiện như cỡ ván đạp số 6
d- Đối với ván đạp cố số 8: dùng cho khu phản xạ Mắt, Tai,
Cơ thang, Phổi, Phế quản, Điểm huyết áp, Lưỡi, Xoang miệng
ở 2 chân
Cách đạp: thực hiện như cỡ ván đạp số 6
e Đối với ván đạp c6 số 9 Chân Phải, 12 Chân Trái: dùng cho khu phản xạ Đốt sống ngực, Đốt sống thắt lưng, Xương
cùng
Cách đạp: 2 chân đông thời thay nhau trượt, xoa trên ván
ø Đối với ván đạp cỡ số 10 chân trái, 13 chân phải: Ở cỡ
này mỗi ván chia thành 4 vị trí: đỉnh, bên trong, bên ngoài,
phía trên
Đỉnh: dùng cho khu phản xạ Hệ thần kinh khoang bụng,
Tuyến thượng thận, Thận, Niệu quản
Cách đạp: 2 chân cùng lúc dẫn đạp lên xuống, hoặc thay nhau
trượt, xoa
Bên Trong: dùng cho khu phản xạ: Vai (ở ngoài chân), Nách
(bên ngoài chân), Xương bả vai, Khớp khuỷu tay, Đầu gối,
Trang 30hup://sachvietedu.vn
Bấm Huyệt Bàn Chân 27 Hoang Duy Tin
Phương pháp đạp: Đối với các khu phản xạ bên ngoài chân:
người bệnh ngồi ở trên ghế tựa thấp, chân trái trượt xoa trên
ván đạp số 10, chân phải trượt xoa ván đạp số 13 Đối với các khu phản xạ bờ ngoài bàn chân: người bệnh đứng thẳng, chân
trái, chân phải giẫm dap ván đạp số 13 rồi tiếp đến chân phải đứng vững, chân trái giẫm đạp ván đạp số 10
Bên ngoài: dùng cho khu phản xạ Dạ dày, Tá tràng, Tuyến
Tuy, Bàng Quang
Điểm Trên: dùng cho khu phản xạ vùng Trán
Cách đạp: Chân trái trượt xao trên ván đạp số 10, chân phải
trượt xoa ván đạp số 13
h- Đối Với Ván Đạp cỡ số 11: dùng cho khu phản xạ Đầu,
Ruột già, Ruột non, Xương chậu, Tuyến sinh dục
Cách đạp: Một chân đứng vũng, chân còn lại đạp đúng vị trí, dùng sức ấn mạnh xuống, lượng kích thích vừa đủ Những điểm cần chú ý khi đạp ván Không nên đạp ván ngay sau bữa ăn (phải cách bữa ăn ít nhất 2 giờ) Sau khi đạp ván, trong vòng 1⁄2 giờ, phải uống khoảng 500m] nước ấm
Cần có phác đô điều trị, số lượng ván để thực hiện và kiên
trì tập luyện đúng thứ tự và chỉ định của từng khu phản xạ
Lúc mới bắt đầu đạp ván, khi đạp đúng vị trí sẽ thấy rất
đau, nên chịu khó vượt qua để tiếp tục
Trang 31hup://sachvietedu.vn
Bấm Huyệt Bàn Chân 28 Hoang Duy Tin
(có thể dùng dung cu xoa bóp như búa gỗ ), nhưng không nên làm mạnh quá, có thể gây xước da, tổn thương vùng được xoa bóp
Những điều cần chú ý của người xoa bóp
Trước khi xoa bóp, người xoa bóp phải chú ý quan sát trạng
thái tỉnh thần của người bệnh, nếu thấy người bệnh quá căng thẳng hoặc mệt mỏi, nên để họ nghỉ ngơi một lát rồi mới thực
hiện để phát huy tối đa hiệu quả xoa hóp
Trong vòng 1 giờ sau bữa ăn, cả người xoa bóp và người
bệnh đều không nên dùng phương pháp này, vì có làm rối loạn
tuần hoà máu, cẩn trở sự tiêu hoá bình thường của thức ăn
trong dạ dày, có hại cho cơ thể và có thể gây ra chứng ợ chua,
nôn
Người xoa bóp cần cắt ngắn ngón tay và chuẩn bị sẵn túi ni lon mỏng để chụp lên chân người bệnh khi xoa bóp nhằm vừa
có thể ngăn ngừa mùi chân của người bệnh, ngăn chặn sự
truyền nhiễm của các bệnh ngoài da, tránh gây tổn thương cho
vùng da bị tác động, dễ dàng trong việc xoa bóp
Người xoa bóp cần hiểu rõ bệnh tình và thể chất của người
bệnh, thái độ phải nhã nhặn, độ lượng thân thiết, hết lòng vì người bênh Cường độ ấn ép và phóng lực phải phù hợp với
từng người bệnh Khi mới bắt đầu nên thao tác nhẹ sau đó mới
nặng dân, khi kết thúc thì nặng trước nhẹ sau
Đối với các bệnh nhân cao tuổi, do khớp tương đối cứng, thể lực tương đối yếu và khả năng chịu đau kém cho nên khi thực
Trang 32hup://sachvietedu.vn
Bấm Huyệt Bàn Chân 20 Hoang Duy Tin
Người xoa bóp nên dùng 2 tay để xoa bóp cho ngươi bệnh,
cố gắng tránh dùng các dụng cụ vì dễ làm cho người bệnh căng
thẳng hoặc cảm thấy hoảng sợ Trường hợp bất khả kháng mới
dùng đến những dụng cụ hỗ trợ thích hợp
Thủ pháp xoa bóp bằng tay nêu trên, rất phù hợp cho
những người mới học Sau khi đã thực hiện thành thạo, có thể
tuỳ theo thói quen của mình để phát triển tối đa kỹ xảo biến
hoá thủ pháp, nhằm đạt tới hiệu quả trị liệu cao nhất
Khi xoa bóp phải xác định chính xác vị trí, tức là phải xoa
bóp đến điểm phản xạ thần kinh của khu phản xạ thì mới có
thể thu được hiệu quả cao
Người xoa bóp cân đặc biệt lưu ý: Ngón tay cái khi dịch
chuyển, tuyệt đối không được thực hiện như kiểu mài dao, ma sát lên xuống, để tránh gây tổn thương cho vùng da bị tác động
và làm cho bệnh nhân đau
Thứ tự xoa ấn
Cơ thể con người là một chỉnh thể hữu cơ, giữa các cơ
quan nội tạng có mối quan hệ mật thiết với nhau, hễ một bộ
máy nào phát sinh bệnh tật, thường sẽ ảnh hường đến công
năng của các bộ máy khác, từ đó dẫn đến mất thăng bằng Cho
nên, khi xoa ấn huyệt bàn chân nên chú ý, để các cơ quan nội
thể giữ được trạng thái cân bằng tốt nhất
Trong tình huống khẩn cấp, phải xử lý ngay, như bị thiên đầu thống, đau răng, sái khớp xương, có thể xoa ấn trực
tiếp khu phản xạ tương ứng Còn trị liệu bệnh tật thông thường
Trang 33hup://sachvietedu.vn
Bấm Huyệt Bàn Chân 30 Hoang Duy Tin
Trước hết xoa ấn khu phản xạ thuộc tạng Thận, Niệu quản,
Bàng quang, rồi đến khu phản xạ thuộc vùng đầu; sau đó xoa ấn
khu phản xạ thuộc đường ruột, tạng Can, tuyến Tuy và Hạch
bạch huyết ( tuyến dịch Lympho ) Cuối cùng là dựa theo chứng
để chọn huyệt xoa ấn Trong xoa ấn huyệt thực tế, không được câu nên linh hoạt theo tình huống cụ thể Cần nói rõ thêm
điểm này, nên xoa ấn huyệt vị ở chân trái trước, đợi chân trái
xong mới quay sang xoa ấn chân bên phải (trái trước phải
sau)
Thời gian xoa ấn
Khi xoa ấn huyệt vùng chân, cần phải nắm thời gian xoa ấn cho tốt, tuỳ theo từng loại bệnh, bệnh tình và thể chất để định ra thời gian ngắn dài
Thời gian tốt nhất cho một lần thực hiện là 30 phút
Nếu bệnh chứng phức tạp, hoặc bệnh nặng thì có thể kéo dài thêm lên đến 40 phút hoặc 1 giờ Tuy nhiên cần lưu ý rằng
nếu thời gian xoa bóp quá ngắn thì hiệu quả đạt được sẽ không cao, nhưng nếu kéo thời gian quá dài thì rất đễ gây mệt mỏi
cho người bệnh
Thông thường, mỗi huyệt vị hay khu phản xạ xoa ấn từ
2-3 phút (khoảng 30 lần) hoặc 3 - 5 phút là được Nhưng đối với
những người bị bệnh tim, bệnh tiểu đường, bệnh thận nặng, thời gian mỗi lần xoa ấn không nên quá 10 phút
Đối với khu phản xạ tạng Thận, Niệu quản, Bàng quang
Trang 34hup://sachvietedu.vn
Bấm Huyệt Bàn Chân 31 Hoang Duy Tin
bệnh cấp tính thì thời gian xoa ấn tăng hai đến 3 lần cũng
không gây nguy hại gì Ngoài ra, đối với khu phản xạ của khí
quan có bệnh cũng cần kéo dài thời gian xoa ấn Nhưng đối với khu phản xạ tạng Can và Xương sống, khi xoa ấn nên thận
trọng, khi công năng tạng Thận tốt mới có thể xoa ấn khu
phan xạ tạng Can ð phút trở lên, nếu không sẽ khiến phần lớn các chất có độc đi vào hệ thống tuần hồn mà khơng thể bài tiết ra ngoài Khu phản xạ xương sống không thể xoa ấn quá lâu thông thường chỉ cần 3 phút, vì quá lâu sẽ khiến máu chảy mạnh và sinh phản ứng không tốt Đối với người bị bệnh tim
nặng, xoa ấn các huyệt vị và khu phản xạ có liên quan chỉ cần 1 phút là được
Tâm lý chung của người bệnh là luôn muốn chữa khỏi nhanh cho nên thường đặt ra câu hỏi như xoa bóp mấy lần thì
có thể khỏi bệnh hoặc mấy ngày có thể chữa khỏi Tuy nhiên
do trên thực tế hiệu quả điều trị lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như tinh thần, thái độ của ngời bệnh, điều kiện chữa trị tình
trạng bệnh lý cho nên trong hoàn cảnh nay can giải thích cặn
kẽ đến người bệnh hiểu rõ vấn đề và kiên trì chữa trị
Thông thường mỗi ngày chỉ cần thực hiện một lần Nếu bệnh tình nguy kịch và điều kiện cho phép thì cũng có thể thực
hiện 2 hoặc 3 lần cũng được
Nếu kiên trì thời gian dài thì mỗi ngày xoa ấn một lần, hiệu quả cũng rất tốt Nên xoa ấn sau bữa ăn một tiếng đồng
hồ, sáng, trưa chiêu đều được, và cơ thể đang ở trong trạng thái
Trang 35hup://sachvietedu.vn
Bấm Huyệt Bàn Chân 32 Hoang Duy Tin
Lực và cường độ thao tác
Cường độ xoa ấn cũng là một khâu quan trọng trong kỹ
thuật xoa ấn Nên căn cứ vào sự khác biệt về thể chất, bệnh trạng, tuỳ theo từng huyệt vị và khu phản xạ để xoa ấn với
cường độ khác nhau
Bắt đầu nên bấm nhẹ tay và tăng mạnh dân lực bấm tuỳ
theo sức khoẻ và sức chịu đựng khi quan sát sắc mặt của bệnh
nhân
Thao tác viên dùng bụng ngón tay cái để bấm, cũng có
thể dùng một dụng cụ có đầu tù (đừng nhọn quá dễ gây đau và tổn thương)
Khi bấm phản xạ, thao tác viên có thể nghe bệnh nhân
kêu lên: ‘D6 réi’, ‘A dau’, Đau quá" thường đó là do sự mẫn
cảm của một vùng phản xạ lớn như vùng phản xạ của Thần kinh toạ, cảm ứng các vùng đó rất đau, nên bấm lướt qua thôi, đông thời kích thích thêm các khu Bạch huyết, vì người bệnh
đó có một hệ tuần hoàn và bạch huyết rất yếu
Khi bấm phải ấn mạnh (đả thông), để có thể tiếp xúc
với các tỉnh thể và làm chúng tan rã, nhưng không phải bao giờ
cũng ấn mạnh Sức ấn từ 1-10 kg, nặng nhẹ tuỳ nhiều yếu tố:
Tuổi bệnh nhân, tình trạng sức khoẻ bệnh nhân Cần nhất là
đừng ấn quá mạnh làm tổn thương các mao mạch và làm bệnh nhân đau đớn vô ích
Khi bấm phản xạ, có những vùng rất đau, không thể ấn
mạnh được, lúc ấy nên dùng bàn tay nắm lấy bóp nhẹ, hoặc
Trang 36hup://sachvietedu.vn
Bấm Huyệt Bàn Chân 33 Hoang Duy Tin
quay lại chỗ đau cũ thấy nó giảm đi hoặc hết hẳn nhạy cảm, đó
là sự căng thẳng của bệnh đã giảm
Thông thường, đối với khu phản xạ tạng Tim của người mắc bệnh tim nghiêm trọng, khu phản xạ gan đối với người mắc bệnh gan và khu phản xạ của những nơi có tính mẫn cảm
mạnh như mắt, tai, thần kinh tam thoa, tiểu não, não thuỳ, túi
mật, tạng tỳ, khi xoa ấn cần dùng lực đều, không nên quá
mạnh, chỉ cần có cảm giác đau rõ ràng là được Đối với một số ít người nhạy đau cũng không nên kích thích mạnh
Đối với những khu phản xạ có tính mẫn cảm tương đối yếu, như khu phản xạ của Tuyến thượng thận, tạng thận, niệu quản, phổi, kết tràng, trực tràng, đoạn xương sống ngực, đoạn xương sống thắt lưng, đầu gối, khớp khuỷ tay Bệnh đau về hệ thống xương nên dùng lực kích thích tương đối mạnh mới có hiệu quả Đối với một số bệnh cấp tính, có thể tuỳ theo từng
trường hợp để gia tăng lượng kích thích
Đối với bệnh nhân sức khoẻ còn tốt, nên dùng phép ‘Da thông (ấn mạnh) Kết quả sẽ tốt hơn và nhanh hơn Nên thực
hành ở nơi kín gió (nếu dùng phép Đả thông)
Sau khi bấm nên cho người bệnh uống ngay ly nước ấm nóng (khoảng 500ml = 1⁄2 lít), uống nhanh một hơi, và không
nên ra gió khi còn mô hôi (vì khi đả thông mạnh, do phản xạ
thần kinh, sẽ làm toát mô hôi)
Đối với bệnh nhân dễ xúc động thần kinh hoặc quá suy
yếu thì không nên dùng phép đả thông, chỉ kích thích nhẹ và
từ từ mạnh dần lên
Sau khi bấm, cùng lúc bệnh nhân uống nước, thao tác
Trang 37hup://sachvietedu.vn
Bấm Huyệt Bàn Chân 34 Hoang Duy Tin
cho bệnh nhân nhanh hơn, nhất là đối với những bệnh nhân quá suy yếu
Nên tập thử lực ấn của mình bằng cách ấn tay lên bàn cân đông hồ, để chính xác hơn
Những phản ứng có thể xẩy ra
Thông thường, sau khi trị liệu từ 2 - 10 lần, sẽ có người
thấy một số phản ứng, nhưng đa số sẽ tự mất đi trong một thời
gian ngắn, không nên lo lắng, vẫn có thể tiếp tục tiến hành xoa
ấn Những phản ứng có khả năng xuất hiện như sau:
1 Vùng mắt cá chân bị sưng, đặc biệt là một số bệnh nhân có trở ngại về sự hồi lưu của tuyến Lympho, đây là một
loại phản ứng bình thường
2 Tĩnh mạch giãn ở chân đột nhiên phình ra càng rõ
hơn, đây là dấu hiệu tốt, vì lượng máu chảy trong tĩnh mạch gia
tăng gây nên
8 Vang chân có vết lở, vì huyết dịch vùng chân tuần hoàn tương đối kém, thường có xu hướng tìm một lỗ thoát Loại
phản ứng này hoàn toàn bình thường, chứng tỏ chất độc ở trong
cơ thể không thể bị phá huỷ và tiêu trừ, bị tống khứ ra ngoài
4 Sốt, đây là kết quả của sự giao tranh giữa cơ thể và vi
khuẩn gây bệnh, từ đó tiêu trừ chứng viêm tiểm phục trong cơ
thể, gia tăng sức đề kháng của cơ thể
ð Lượng nước tiểu bài tiết ra ngoài gia tăng, nước tiểu
Trang 38hup://sachvietedu.vn
Bấm Huyệt Bàn Chân 38 Hoang Duy Tan
nước tiểu màu đen hoặc màu hồng, đây là dấu hiệu cho thấy sự trao đổi chất gia tăng, những chất đó có độc được tống ra ngoài
cơ thể
6 Một số người đau lưng, sẽ cảm thấy vùng lưng càng
đau hơn, nhưng qua một ngày sau cơn đau sẽ giảm đi nhiều, đây
là một loại biểu hiện do sau khi xoa ấn huyệt huyết dịch lưu
thông, kinh lạc được khai thông
7 Thời gian ngủ kéo dài hơn, đây là biểu hiện sự nghỉ
ngơi chỉnh đốn của cơ thể, cũng có một số ít người khi ngủ
thường nằm mộng, nhưng không nên lo lắng
8 Chất tiết ra từ cơ thể gia tăng, như đổ mô hôi nhiều
hơn, chất dịch tiết ra từ mũi, họng, khí quản gia tăng, phụ nữ bạch đới xuống nhiều hơn, những hiện tượng này biểu hiện
công năng cơ thể được cải thiện, sự trao đổi chất gia tăng
Những phản ứng nhất thời có thể xảy ra:
* Gối sưng lên: Đặc biệt đối với người bị nghẽn Hạch bạch huyết
* Các tĩnh mạch bị trướng đột ngột phông to hơn, vì
những tĩnh mạch này đang dẫn nhiều máu hơn và nổi rõ hơn * Các vết thương ở chân nứt ra: Phản ứng này là do độc tố trong cơ thể bị phá huỷ và thoát khỏi cơ thể qua các vết nứt nẻ
* Bị cảm: Do bấm quá nhiều các điểm Bạch huyết (Chỉ có
thể xẩy ra khi cơ thể có bệnh viêm ngầm)
* Các cơ quan nội tạng đau tăng lên
Trang 39hup://sachvietedu.vn
Bấm Huyệt Bàn Chân 36 Hoang Duy Tin
Luu y:
1 Sau khi ăn, tắm, hoặc lúc bụng đói đều không nên xoa ấn
2 Sau khi xoa ấn nên uống 500ml nước sôi (để nguội) trở
lên Những người bị bệnh thận nặng không nên uống quá 150ml
3 Khi trị liệu nên tránh những gò xương nổi lên, để tránh
tổn thương màng xương Những người già xương trở nên xốp
giòn, khớp xương khô cứng, trẻ em da thịt non mỏng, cho nên
khi xoa ấn không được dùng lực quá mạnh
4 Khu phản xạ tuyến Lympho, cột sống, mé ngoài xương cùng, phải xoa ấn thuận theo hướng về tim, để có lợi cho tuyến
Lympho và huyết dịch tuần hoàn
ð Sau khi xoa ấn huyệt xong, người làm xoa ấn huyệt không được dùng nước lạnh rửa tay, phải dùng nước ấm để rửa Người được xoa ấn phải chú ý giữ cho hai chân được ấm
6 Phụ nữ đang thời kỳ kinh nguyệt và mang thai không nên
xoa ấn ở khu phản xạ vùng chân
7 Bệnh nhân bị các loại xuất huyết nghiêm trọng như tiểu
ra máu, nôn ra máu, đại tiện ra máu, khạc ra máu không nên xoa ấn huyệt bàn chân
8 Đối với những người bị bệnh kết hạch, bệnh giang mai và
bệnh mạch máu não đến thời kỳ hôn mê, những người dùng kích thích tố thời gian dài và những người lao nhọc quá độ
không nên tiến hành xoa ấn huyệt bàn chân
9 Trong thời gian uống thuốc dùng phương pháp xoa ấn
huyệt bàn chân để trị liệu, nếu là thuốc an thần thường nên
ngưng uống, còn những loại thuốc khác thì nên tuân theo lời
Trang 40hutp:/sachviet.edu.va
Bấm Huyệt Bàn Chân 37 Hoang Duy Tin
Thực hành bấm phản xạ
Nguyên tắc chung: Bấm phản xạ không chỉ trị được các triệu chứng gây bệnh, nhưng còn loại bỏ được nguyên nhân của
rối loạn tận gốc Do đó ta hãy quan tâm đến nguyên nhân gây bệnh nhiều nhất Trong cơ thể con người không bao giờ có một
cơ quan thụ bệnh, các cơ quan đều tuỳ thuộc lẫn nhau, một rối
loạn của cơ quan này kéo theo sự suy yếu của nhiều cơ quan khác Muốn trị liệu tốt cần nắm vững hai yếu tố: 1- Chẩn Đoán xác định đúng bệnh 9- Thao tác (bấm, day ấn ) đúng phương pháp, đúng vùng bệnh
Chẩn đoán là công việc bắt buộc phải làm trước khi bắt
đâu chữa bệnh và kết quả chẩn đoán là cơ sở để có phương
hướng chữa trị cho phù hợp Cũng như các phương pháp chữa
bệnh Đông y cổ truyền, xoa bóp chân cũng ứng dụng tứ chẩn
trong chẩn đoán bao gồm:
Vọng chẩn:
Là quan sát hình dáng bên ngoài của người bệnh như
thần sắc, động thái và các cơ quan, bộ phận bên ngoài cơ thể
Vọng chẩn của phương pháp xoa bóp chân chủ yếu là phép quan sát ngón chân tức là thông qua quan sát hình dáng bên ngoài
của chân để chẩn đoán tình trạng bệnh lý của người bệnh
Người đi mà lê gót chân, phần lớn đầu óc không minh
mẫn, hoặc mắc chứng xơ cứng động mạch não
Chân bẹt gây ảnh hưởng tác động đến đầu, cổ vai,