ĐIỀU ƯỚC SÀI GÒN LẦN THỨ HAI VÀ ĐỐI SÁCH THIEN CHUA GIAO CUA TRIEU NGUYEN
(Tiép theo va hét)
TH Sự vận dụng Điều 9 Điều ước Sài Gòn lần thứ hai của triều Nguyễn
Vấn để mà triều Nguyễn coi trọng nhất sau khi trấn ấp Xong cuộc nổi đậy của các van than là việc thi hành Điêu ước Bài Gòn
lần thứ hai Trong đó, đặc biệt là việc thi
hành điều khoản vẻ Thiên chúa giáo Thực
dân Pháp không ngừng nó lực nhằm nới rộng nội dung điều khoản này nên triểu Nguyễn cũng phải dành cho nó mối quan tâm đặc biệt Khi ký Điều ước Bài Gòn lần
thứ hai, hơn bất cứ điều khoản nào khác, điểu khoản về Thiên chúa giáo đã có liên
quan đến quan hệ lợi nhuận của nhiều các tập đoàn khác nhau và đã gây ra nhiều khó khăn lớn cũng như gây ra luận tranh giữa hai nước Qua đó ta có thể thấy rằng diều khoản về Thiên chúa giáo là vấn dé nhạy cảm đối với cả hai nước (34)
Nếu triều Nguyễn chấp nhận ngay tất cả mọi điều khoản về Thiên chúa giáo theo yêu
cầu của Pháp thì chác chắn sẽ gây ra sự phản
kháng mạnh mẽ trong nước bao gồm các quan lại trong triều đình và các văn thân,
Thế nhưng nếu cử tiếp tục từ chối yêu cầu
của Pháp thì sẽ phải chịu uy hiếp trực tiếp từ phía Pháp Vì vậy, xứ lý một cách khéo léo vấn đề này cũng là một việc rất nan giải (3B)
Tức là vừa phải xoa dịu sự bất mãn của phía
PGS.TS Trường Đại học Sogang, Hàn Quốc
YOUN DAE YEONG’
Pháp bao gồm các giáo sĩ để tránh tạo ra cái cớ cho việc xâm lấn thêm, đồng thời lại phải ngăn chặn cả những bất mãn, đối kháng của các địa phương Trong trường hợp nếu triểu Nguyễn không xử lý khéo vấn đề Thiên chúa giáo thì không thể tránh khỏi bị uy hiếp từ hai phía, bên ngoài là quân Pháp và bên trong là người Việt Chính vì vậy, lập trường của triểu Nguyễn trong việc xử lý vấn đề Thiên chúa giáo lúc đó không những chỉ là cách tự cứu mình trong nội bộ triều đình mà còn có liên quan đến vận mệnh quốc gia
1 Sự mở rộng của điểu khoản Thiên chúa
giáo
Trước tiên, nếu xem xét kỹ nội dung của
điêu 9 nói vấn để Thiên chúa giáo trong Điều ước Sài Gòn lần thứ hai ta sẽ thấy như sau
(36)
1/ Vua nước Đại Nam biết rõ đạo Thiên
chúa nguyên để khuyên người làm điều lành, nay đem các giấy tờ cấm đạo Thiên chúa từ trước bỏ hết đi Lại cho phép người nước Đại
Nam có muốn theo đạo và giữ đạo, đều được
thong dong tự tiện
Trang 2Điều rớc Sài Gòn tần thứ hai
giáo dân khai riêng số sách Từ nay về sau
giáo dân ấy đều được đi thi ra làm quan mà
chớ bắt phải trái phép đạo
3/ Vua nước Đại Nam ước định: dem sé
riêng từ trước bỏ đi tất cả, còn binh đao thuế
khóa số sách phàm các việc đều cùng giống
như nhân dân, và cấm từ nay về nói năng giấy tờ không nên lại dùng chữ nào câu nào, có làm nhục đến đạo Thiên chúa cùng là
trong 10 điêu Thánh huấn, nếu có những
chữ những câu như thế cũng đều chữa lại 4/ Giám mục, linh mục nước đại Pháp đến
ở nước Đại Nam để giảng đạo, người nào hễ
trình có giấy thơng hành của ngun sối
nước đại Pháp ở Gia Định cấp cho, có đủ bộ Lễ hoặc quan tỉnh của nước Đại Nam đóng ấn phê chữ “dĩ trình” mới được vào nước Đại Nam và tùy tiện đi lại ở trong địa phận thuộc về Giám mục ấy, tự do giảng đạo, chớ nên phân biệt bất phải quản thúc, còn hoặc
có ra đi không trở lại, sức cho các xã thôn sở
tại khai báo như trước Linh mục nước Đại Nam giảng kính truyền giáo, cũng như lĩnh mục nước đại Pháp
5/ Nếu Linh mục nước Đại Nam có phạm tội phải phạt đánh roi, đánh trượng thì nên chiếu lệ cho lấy tiền chuộc thay, không nên
thực hành đánh roi, đánh trượng
6/ Giám mục, linh mục nước đại Pháp và
linh mục nước Đại Nam đều được thuê mua ruộng đất làm đạo đường, đạo quán, nhà dục
anh, nhà dưỡng bệnh và các nhà thuộc vẻ truyền giáo
7ƒ Và giáo dân ấy trước can phải giam, đi an trí, gia sản đã bị tịch biên, nay nếu hãy
còn ở nhà nước, thì nên giao trả cho giáo dân
ấy nhận lấy; nếu đã bán mất rồi, không còn ở nhà nước nữa thì thôi
8/ Các khoản trên đây thì giám mục linh mục nước Y Pha Nho (Tây Ban Nha) cũng được đều nhờ ơn như thế cả Sau khi hòa ước
này cùng giao cho nhau, nên ban sắc dụ
xuống bá cáo cả nước cho dân xã đều biết vua
65
nước Đại Nam đã rộng ban ơn huệ, chuẩn
cho giáo dân được tự do theo đạo như thế Các điều khoản này vượt quá phạm vi đơn
thưần là bổ sung cho điều khoản về Thiên
chúa giáo trong Điều ước Sài Gòn lần thứ
nhất Chúng đã đưa ra sự bảo đảm trên phạm
vì rộng hơn các ký kết với bất cứ quốc gia
nào khác ở Đông Á (37) Tức là thỏa thuận
này giữa hai nước đã chuẩn bị sắn cơ sở về
mặt chế độ để có thể giải quyết mọi vấn để
liên quan tới Thiên chúa giáo đã phát sinh cho đến lúc đó Nếu xem xét kỹ thái độ và lập trường của triều Nguyễn thì ta có thể hiểu được phương châm của triều Nguyễn trong
việc tìm ra con đường giải quyết quốc nạn lúc
bấy giờ
Thông qua điều 9 của Điều ước Sài Gòn lần thứ hai, các quyết định như xóa bỏ cấm
đạo, công nhận tự do tôn giáo, tự do lập hội
tôn giáo, bỏ giới hạn số người, bình đẳng về
binh dịch, dao dịch, số sách, công nhận quyền
mua bán ruộng đất là sự bổ sung về mat chế
độ những điều khoản vốn có trước đó
Vấn đề mới xuất hiện trong Điều ước Sai
Gòn lần thứ hai là việc tố tụng liên quan tới
sự bồi thường thiệt hại cho các giáo đân chịu tổn thất vì cuộc nổi đậy của các văn thân Triểu Nguyễn cố giữ quan điểm “trong trường hợp do sai sót mà giáo dân nào bị bắt hoặc bị tịch thu gia sản phân xâu (chia ghép
các giáo dân) thì nếu hiện tại số gia sản đó
đang còn ở nhà nước thì nên trả lại, nếu đã bán mất rồi hoặc không còn ở nhà nước thì thôi” (38) Nhưng vì không có quy định bồi thường cho các trường hợp chịu thiệt hại về tài sản vì cuộc xung đột giữa giáo dân và lương dân nên việc xử lý các vụ việc không tránh khỏi phức tạp rắc rối Hơn nữa, như sẽ được trình bày ở phần sau, các giáo sĩ Pháp rất tích cực tác động tới vấn để này và yêu cầu bồi thường cho các giáo dân Vì vậy, vấn
đề Thiên chúa giáo lúc đó là vấn đề hết sức
Trang 366
mà với cả chính quyền thực dân Pháp nữa
Khi các giáo dân Nghệ An và Hà Tĩnh cương quyết đòi bồi thường thiệt hại thì lập trường cơ bản của triều Nguyễn là vì cả giáo
dân và văn thân đều phải chịu trách nhiệm về
sự kiện này, và vì cả hai đều chịu thiệt hại nên nếu chỉ giáo dân đòi hỏi bồi thường thì không
thể được Các văn thân cũng phản kháng
mạnh trước sự đòi hỏi vô lý của phía giáo dân (89) Thế nhưng vì phải trông chừng thực dân
Pháp nên không thể chỉ phê phán và coi
thường đòi hỏi của giáo dân Đồng thời cũng không thể không lo lắng đến khả năng những bất mãn của giáo dân lên cao gây ra
xung đột với các văn thân một lần nữa
Đúng như vua Tự Đức đã nói: “Để cứu vớt
lại, ngay những cắt xén cả công cả tư, cũng vất vả tến phí quá rồi” (định chia chi phí
công tư để cứu tế nên sự cố gắng và số chỉ phí
thật là lớn) Trên thực tế, triểu Nguyễn đã phải cấp cả khu vực đất đai rộng lớn mới khai thác cho các đoàn truyền giáo đạo Thiên chúa từng chịu thiệt vì giới lương dân Ngoài ra còn phải nhượng cho họ số ruộng đất mà người Việt Nam bỏ hoang hay là tịch thu cả tài sản của các phạm nhân Việt Nam có liên
quan đến cuộc nổi dạy để bồi thường thiệt
hại cho đủ theo yêu cầu dai đẳng của giáo dân (40) Ở đây, việc triểu Nguyễn cấp cho
đoàn truyền giáo ruộng đất mới khai khẩn
chính là cách cân nhắc phản ứng của cả hai phái giáo dan và văn thân Nếu triều Nguyễn định bồi thường thiệt hại cho giáo dân bằng
tài sản của các văn thân đã tham gia nổi dậy thì sẽ lại gây nên cái cớ để làm bùng nổ sự
phản kháng của các văn thân Nhưng nếu
không bồi thường thiệt hại thì không thể dịu
được bất mãn của các giáo dân, Chính vì vậy,
ta có thể nói bằng sự bồi thường số ruộng đất
mới khai khẩn, triểu Nguyễn đã thu dược hiệu quả một cách an toàn từ cả hai phía
Dù đã cố gắng nhưng điều gây khó khăn
nhất cho việc giải quyết vấn để này là việc
Rghién ciru Lịch sử, số 5.2016
các giáo sĩ khởi kiện và qua Công sứ Pháp P
Rheinart ma gây áp lực đối với triều Nguyễn (41) Giám mục Gauthier yêu câu khoản bồi
thường toàn bộ lên tới gần ba trăm vạn
Frang Số bồi thường không phải chỉ dừng lại ở mức cá nhân mà còn bao gồm cả các
làng xã vốn có liên quan tới cuộc nổi dạy
Với tổng số tiền phải bồi thường tính đến lúc đó thì không chỉ những người phải bồi
thường mà thậm chí đến cả những người
không phải bồi thường cũng rất bất mãn Vi
vậy mà giới thực dân Pháp cũng thấy lo ngại sẽ lại nổ ra nổi đậy một lần nữa (42)
Vì thế, triểu Nguyễn buộc phải tìm ra cách xử lý mới Điều 16 của Điều ước Sài Gòn
lần thứ hai nói về vấn đề tố tụng không có quy định cho các nhà truyền giáo can thiệp tới việc khởi kiện của giáo dân Việt Nam Vì
vậy nên vào tháng 9 năm 1876 triểu Nguyễn
đã quyết định xử lý dứt điểm việc này bằng cách đưa ra “Bình Giao dân khiếu tố lệ” loại bỏ mọi tác động của các giáo sĩ Lệ này quy định nếu có lương dân hay giáo dân nào bị xử
oan thì theo thứ tự trước tiên là tổng lý và
huyện nha, phủ và tỉnh, cuối cùng là pháp ty xét xử theo từng cấp từ thấp lên cao dần, cấm các giáo sĩ thay thế đương sự khởi kiện Đồng thời còn nêu rõ sẽ phạt tăng nặng, đối với những trường hợp làm trái quy định này (43)
Chính quyền thực dân Pháp cũng cho rằng
đòi hỏi bồi thường của các giáo sĩ là quá đáng nên mặc dù Giám mục Puginier bất bình, họ vẫn ủng hộ lập trường này của triều Nguyễn (44) Triều Nguyễn cũng đã nhận được sự
đồng ý của Tổng đốc Sài Gòn cho phép có thể xử phạt các giáo s1 Vì thế, vào tháng 3 năm
1878, khi linh mục Lê An ở xã Xuân Hòa,
tỉnh Quảng Trị có dị kiến về một vụ kiện đã xử xong, xui người kiện (giáo dân) tụ họp lại
mà uy hiếp quan tỉnh thì triều Nguyễn đã
Trang 4Điều ước Sài Gòn lần thứ hãi
không cho phép (45) Thực ra đây là việc triểu Nguyễn đã coi thường quy định trong Điều ước Sài Gòn lần thứ hai nếu có linh mục nước
Đại Nam có phạm tội phải phạt đánh trượng
thì nên chiếu lệ cho lấy tiền chuộc thay, khóng nên thực hành đánh trượng Thế nhưng trong quá trình xử lý các vấn dé về tố tụng, giới thực dân Pháp cũng không cơi đây là vấn đề nghiêm trọng
2 Giới hạn của uiệc thi hành Điều 9
Về cơ bản, triều Nguyễn đã cố gắng thi hành đúng theo điêu 9 của Điều ước Sài Gòn lân thứ hai thông qua sự hợp tác với thực dân Pháp Nhưng trường hợp về vấn để chế ngự các giáo sĩ đi lại trong nội địa hay sự di động của giáo dân Việt Nam thì lạt khác
Sau khi ký Điều ước Sài Gòn lần thứ nhất,
triều Nguyễn đã có phản ứng quá nhạy cảm trước việc tự do đi lại trong nội địa Việt Nam của các giáo sĩ Vì cho rằng hoạt động của các giáo sĩ và các giáo dân có liên quan chính là nguyên nhân quan trọng trực tiếp dẫn tới sự xung đột với triều đình và với lương dân tại các địa phương (46)
Vì tại điều ước Sài Gòn lin thi IT da chót
chấp nhận cho các giáo sĩ tự do đi lại nên
triều Nguyễn không thể quản lý chặt việc
này như trước nữa (47) Trên thực tế, sau khi
ký điều ước Sài Gòn lần thứ II, các giáo sĩ
không còn bất bình nữa và con số những
người theo đạo Thiên chúa ngày một tăng
(48) Qua đó có thể đoán được rằng ít nhất thì
triều Nguyễn cũng không còn quản lý chặt
việc tự đo đi lại của các giáo sĩ như trước nữa
Khi người Pháp xin được đến thăm nhà thờ ở địa phương Việt Nam hay khi các giáo sĩ Pháp xin được đi tới truyền giáo tại các khu
vực miến Đông Cochichina, mién Bắc
Cochinchina vA mién Tay Tonkin thi nha Nguyễn đều đã cho phép (49)
'Thế nhưng triều Nguyễn vẫn đành sự chú ý khá chặt chế đối với các hoạt động ngoài
phạm vỉ truyền giáo của các giáo sĩ và tình
67
hình biến động của các giáo dân Việt Nam Giám mục Puginier vốn cư trú ở Hà Nội đã đi vào tính Thanh Hóa và thay mặt cho giáo dân yêu cầu khôi phục lại nguyên tịch cho các giáo dân như trước khi phân xâu và đòi
được hưởng quyển lợi bình đẳng với lương
dàn Hơn nữa còn đòi phải cấp cho các giáo dan phan bằng với số đất công đã chia cho thần tự hay phật tự và đöi phải giúp đỡ cho các hoạt động tôn giáo của giáo dân Nhưng; vì hiểm khích giữa lương dân (đặc biệt là các văn thân) và giáo dân xung quanh vấn đề
ruộng công có thể gây ra xung đột lén hơn nên triều Nguyễn đã tuyên bố việc giám mục
Puginier đi vào Thanh Hóa đơn thuần chỉ là
vì mục đích truyền giáo, không có quyền tham dự vào vấn đẻ dân chính và từ chối yêu
cầu của ông ta (50)
O Dai Nam thực luce (DNTL), IV có ghi lại việc tháng 3 năm 1876, Đốc học Trương Vĩnh Ký, người Sài Gòn đã du ngoạn từ Thanh Hóa đến Nam Định và Ninh Bình (B1) Nói về Trương Vĩnh Ký thì cần nhắc tới
việc tháng 4 năm 1868, triều Nguyễn phái
Nguyễn Hữu Bồi dẫn đoàn vào Sài Gòn để
học tiếng Pháp với Trương Vĩnh Ký (52)
Điều cần chú ý ở đây là ghỉ chép lúc đầu về
Trương Vĩnh Ký giải thích chính sách học ngoại ngữ của triều Nguyễn, còn ghi chép sau này lại có liên quan tới việc du ngoạn
của cá nhân Trương Vĩnh Ký, khó có thể tìm
thấy có gì Hên quan đặc biệt tới việc thi hành
chính sách của triều Nguyễn Ở ĐWTT, IV
có ghi chép tỉ mi về các việc làm của tổng đốc
Sài Gòn và công sứ Pháp cũng như nhiều vấn đẻ khác trong nhiệm kỳ của họ Thế nhưng đó đơn thuần chỉ là những việc có liên quan tới cách tiến hành chính sách của Pháp chứ không phải là nội dung và các việc làm mang
tính cá nhân hay về du ngoạn như thấy ở ghi chép về Trương Vĩnh Ký Nếu thế thì vì lí do
Trang 568
Việt Nam này?
Điều khoản có liên quan đến việc này là điêu 15 của Điều ước Bài Gòn lần thứ bai, quy định cho những người muốn đi tham quan Việt Nam vì mục đích mở rộng tâm
nhìn và tầm hiểu biết được đi lại tùy ý Nếu
có người Pháp nào muốn ởi tới một vùng nào
đó của Việt Nam vì mục đích học vấn thì quan lại triều Nguyễn phải bảo vệ người đó, đồng thời cấp giấy chứng nhận để họ thuận lợi trong quá trình vừa tham quan vừa học hỏi (53) Trong điều ước chỉ nêu rõ về việc ứng dụng cho các trường hợp là người Pháp nhưng Trương Vĩnh Ký đã nhận được giấy phép tại Hải Dương và được triều Nguyễn bảo bộ ngay từ khi bắt đầu đi tham quan Bác Việt Nam (Hải Dương - Hà Nộn) (54)
Trương Vĩnh Ký sinh trưởng trong một
gia đình Thiên chúa giáo, là một tín đồ đã
được học hỏi khá nhiều học vấn phương Tây tại trường thần học do đoàn truyền giáo mở ra Vốn rất thạo tiếng Pháp nên vào năm 1863, khi nhà Nguyễn cử phái đoàn sang Tây, ông đã làm phiên dịch Năm 1872, ông
đã được nhận một chức vị quan trọng tại Ủy ban hành chính Chợ Lớn nên năm 1876, khi
đi tham quan Bắc Kỳ ông đã là một nhân vat nổi tiếng (55) Triểu Nguyễn giao cho Trương Vĩnh Ký chịu trách nhiệm dạy tiếng Pháp Vì biết rõ về ông nên tất nhiên triều
Nguyễn đã không chỉ nhìn nhận chuyến tham quan Bắc Kỷ của Trương Vĩnh Ký là cuộc tham quan đơn thuần
Bản báo cáo mà Trương Vĩnh Ký trình lên sau chuyến tham quan có nêu mục đích của
chuyến đi là ký hợp đồng tuyển đụng nghệ
nhân kham và đi du lịch các miền Nhưng bản báo cáo này lại đưa ra những ý kiến về
tình hình chung của việc nội chính triều Nguyễn Cụ thể là các nội dung về thực tế
vấn đểề Thiên chúa giáo, sự bất hòa giữa phe theo hướng cải cách và các quan lại cao cấp trong nội bộ triều đình, khả năng khai thác
Tighiên cứu lịch sử, số 5.2016
nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú của Bác Kỳ và mối quan hệ giữa nhà lãnh sự
Pháp với triều Nguyễn (56) Triều Nguyễn vốn lo lắng trước những hoạt động này nên đã thông qua việc mở rộng đối tượng ứng dụng điều 15 của Điều ước Sài Gòn lần thứ hai cho trường hợp Trương Vĩnh Ký Tức là triều đình đã ra lệnh bảo vệ ông ta trong quá
trình tham quan chính là để khống chế ít
nhiều dự định hành động của Trương Vĩnh
Ký Đó cũng là vì triều Nguyễn đang gập
khó khăn trong vấn đề trực tiếp khống chế việc đi lại trong nội địa của các giáo sĩ Pháp, lại muốn giám sát một cách gián tiếp sự đi lại trong nội địa Việt Nam của giáo dân Việt Nam mà vẫn giữ được quan hệ tốt với chính
quyền thực dân Pháp
Trong quá trình hiệp thương về điều 9 của Điều ước Sài Gòn lân thứ hai, điều mà nhà Nguyễn đã cế từ chối đến cùng là việc cải chính nội dung của '““Thánh huấn thập điều”, vấn để danh xưng của giáo dân và việc cho các giáo dân quyền ứng thí trong các cuộc thì khoa cử và bảo đảm cho họ có thể trở thành quan lại (57) Kết cục thì triều Nguyễn vẫn
buộc phải chấp nhận các nội dung này nhưng những điều này trên thực tế có được
thi hành hay không thì vẫn còn là một điều nghỉ vấn Bởi vì “Thánh huấn thập điều” là một phương tiện hiệu qủa trong việc ngăn
chặn người Việt Nam theo Thiên chúa giáo tại các địa phương (58) Hơn nữa, có trường
hợp giáo dân trở thành quan lại thì với triều Nguyễn họ vẫn chỉ là đối tượng gây phiền
toái và vì họ mà phải lo lắng trước khả năng
gây khó dé bởi các quan lại đương chức và các
văn thân vốn luôn ước vọng làm quan
Vì vạy, triểu Nguyễn định chỉ thay đổi ở
mức độ là “không cần phải học thuộc lòng
một cách nghĩa vụ “Thánh huấn thập điều” nữa” hơn là định cải chính lại nội dung “Sùng chính học” của “Thánh huấn thập điều”
Trang 6Điều ước Sài Gòn lần thứ hai
phản đối nên đã không thể không chấp nhận nguyên văn Điều ước Sài Gòn lần thứ hai
Tuy vậy, đúng như bản thân Rheinart cũng phải công nhận, không những khả năng
truyền đạt nội dung điểu ước của triểu Nguyễn tới các địa phương còn thấp mà khả năng cải chính nội dung lãng mạ các giáo dân trong “Thánh huấn thập điều" rồi thông báo tới tất cả các làng xã càng thấp hơn (59)
Tháng 10 năm 1874, khi Rheinart đưa ra dự kiến về vấn để tên gọi của giáo dân, nhà Nguyễn đã dứt khoát phản đối Trước đây đã gọi những người không theo Thiên chúa giáo
là “lương dân” và gọi những người theo
Thiên chúa giáo là “dửu dân” hay “tả đạo”, sau dé bo tir “dim” vi “ta” chỉ gọi là “đạo” Nhưng Rheinart chủ trương việc đồng thời cùng gọi “lương” và “đạo” vẫn là sự lãng mạ người theo Thiên chúa giáo Nguyễn Văn Tường đã giải nghĩa của hai từ này và tranh luận với Rheinart Theo sự giải nghĩa của Nguyễn Văn Tường thì “lương” có nghĩa là luôn giữ sự ngay thẳng, đúng mực và không làm điều ác còn “đạo” là điệu khuyên người ta theo cái thiện và không làm gì bất chính, Vĩ hai từ này có nghĩa gần giống nhau và không phải là khái niệm bao hàm bên trong nó ý nghĩa về cái ác nên chủ trương không thể gọi “đạo” là gì khác ngoài từ "đạo” và không thể khéng gọi "lương” là “lương” Thấy vay Rheinart đã yêu cầu gọi những người theo Thiên chúa giáo là “nghĩa dân” hay “đức đân” Nhưng vì Nguyễn Văn Tường không chấp nhận nên sau nhiều lần liên tiếp tranh luận,
cuối cùng quyết định gọi những người theo
đạo Thiên chúa giáo là "giáo đàn” và “lương dân” cũng được gọi là “bình dân” (60)
Từ “đạo dân” vốn là bắt nguồn từ “Gia tô
đạo”, “tà đạo” hay “tả đạo” kết hợp thêm với từ
“dân”, được sử dụng đối lập với từ “lương dân” có ý chỉ những người Việt Nam lương thiện
không tìn theo đạo Thiên chúa “xấu xa"
Nhưng để từ chối yêu cầu của Rheinart nên
69
Nguyễn Văn Tường đã thay đổi thành khái niệm “đạo” trên cơ sở nguyên lý Nho giáo để
giải thích và chủ trương rằng từ “đạo đan”
không phải là từ mang ý nhục mạ người theo
Thiên chúa giáo (61) Cuối cùng đã thỏa hiệp bàng cách đổi cách gọi “lương dân” thành
“bình dân”, làm loãng đi quan niệm đối lập
vốn bao hàm trong các từ để gọi người theo
hay không theo Thiên chúa giáo Nhưng từ “giáo dân” kết cục vẫn chi là sự thay thế cho từ “đạo” bằng từ “giáo” trong “Gia tô giáo” hay “tà giáo” vốn để chỉ đạo Thiên chúa Vì thông qua từ “giáo dân”, ý đồ phân biệt người theo Thiên chúa giáo và người không theo Thiên chúa giáo vẫn còn được giữ lại rất rõ
nên không thể chấp nhận việc gợi giáo dân là
“nghĩa dân” hay “đức dân” được Và lại, tự thân vua Tự Đức tuy đã thừa nhận việc xác định tên gọi chính thức của tín đồ Thiên chúa là “giáo dân” nhưng sau đó, trên thực tế vin sử dụng từ “đạo dân” (62)
Việc chấp nhận quyền có thể làm quan thông qua các kỳ thi khoa cử có thể coi là sự thay đổi lớn, mở ra một thời kỳ mới đối với các giáo dân vốn bị coi là kẻ đối nghịch trong suốt thời gian qua Nhưng nếu xem xét kỹ thực tế quá trình vận đụng ta còn thấy có cả
những mặt khác không hẳn đúng như vậy
Triều Nguyễn đã chấp nhận sự tiến thân trên
con đường quan chức của các giáo dân nên các
giáo dân được hoạt động trong triều đình nhà Nguyễn Nhưng những việc nhất định mà họ
đảm đang trong nội bộ triều Nguyễn có thể
thấy như thông ngôn, dịch thuật, hành chính sự vụ, hoạt động quân sự đều không có gì thay đổi lớn so với trước đó (63)
Trang 7TÔ
như một hành nhân ty từ trước đã được tham
dự vào việc hiệp thương khi ký Điều ước Sài
Gòn lần thứ hai Qua sự thật này, ta có thể
thấy rằng việc giáo dân được giữ chức hành nhân ty cũng không phải là việc được thực thị nhờ vào Điều ước Sài Gòn lần thứ hai Lúc đó, còn có lý do khác khiến triểu Nguyễn ban chức hành nhân ty cho giáo
dân Sau khi ký Điều ước Sài Gòn lần thứ
nhất, lại nhận thức rõ nguy cơ về vận mệnh
quốc gia nên để học hỏi những kiến thức đẩy
thực dụng của phương Tây nhằm thực hiện phần nào chính sách trường kỳ phú quốc cường binh, trước tiên, triều Nguyễn đã bắt tay vào việc dịch các sách vở phương Tây
(64) Và cũng vì triều Nguyễn lúc đó đang
thiếu thốn tài chính nên việc đùng các giáo
dân Việt Nam với chỉ phí thấp hơn có thể sẽ
tiết kiệm hơn là trực tiếp dùng người phương Tay (65) Hơn nữa, các giáo dân như Nguyễn Hữu Cư và Nguyễn Hoằng tuy trở thành Tham biện ty thương chính và thương bạc ở Hải Dương nhưng vì trên thực tế họ vẫn hoạt động ở Nha thương chính Hải Dương của Pháp nên chức quan của họ không có gì liên quan trực tiếp với triểu Nguyễn (66) Ta có thể thấy triều Nguyễn vốn rất không thích việc cho các giáo dân làm quan nhưng khi bị buộc phải ban chức cho họ thì cũng chỉ dừng lại ở chức hành nhân ty không những vốn được thông dụng từ trước mà còn cần thiết đối với triều Nguyễn hoặc là ban cho chức không
có quan hệ trực tiếp với các quan lại khác trong triều đình
Theo điều khoản về việc giáo đân có thể đi
thi và ra làm quan được ban hành tháng 8
nam 1875 thi ly dich ở đất sở tại phải cho họ
vào thi (67) Điều khoản này một mật đã
nhất thời xoa dịu những bất mãn của giáo
dân bị thiệt vì cuộc nổi đậy của các văn thân
(68), mặt khác còn phản ánh thực chất lập
trường của triệu Nguyễn vốn rất không muốn cho các giáo dân ra làm quan Triều
Rghién ciru Lich sir, s6 5.2016
đình đã lệnh cho ghi them hai chữ “giáo
nhân” ngay bên cạnh tên những quan lại
vốn là người theo Thiên chúa giáo Tức là cho
đà có giáo dân nào đó được nhận chức quan
nhờ thi cử thì triều đình vẫn có ý phân biệt
rõ với những quan lại khác để giám sát họ
Đồng thời còn nhấn mạnh việc các quan lại xuất thân Thiên chúa giáo cũng phái theo cách hành lễ trong triều đình nhất là triều
mừng và tế lễ Ở điều 9 của Điều ước Sài Gòn
lần thứ hai đã quy định không được buộc các quan lại vốn là giáo dân làm trái với giáo pháp Nhưng triều Nguyễn lại nêu rõ nghĩa vụ tế lễ của các quan lại vốn là giáo dân Trong quá trình ký kết điểu ước, triéu Nguyễn đã buộc phải công nhận cho các giáo
đân có thể làm quan nhưng trên thực tế đã phủ định nguyên tắc hành động và tự do tên
giáo của các quan lại vốn là giáo dân đó
Như đã xem xét kỹ ở trên, triều Nguyễn đã cố gắng để thi hành đúng theo điều 9 của
Điêu ước Sài Gòn lần thứ hai nhằm giải quyết nguy cơ về mặt đối ngoại Nhưng những phần khó có thể chấp nhận được thì triều Nguyễn đã nghiên cứu tìm cách tự cứu mình thông qua nhiều biện pháp đa dạng
khác nhau Hơn nữa, nhà đương cục thực dân
Pháp và các giáo sI đánh giá khá tốt về việc thi hành điều 9 Điều ước Sài Gòn lần thứ hai
của triểu Nguyễn nên có thể nói rằng trên một phương điện nào đó đối sách Thiên chúa giáo mềm dẻo của triều Nguyễn đã thu được
hiệu quả khá tốt (69)
IV Lời kết
6 trên, chúng ta đã xem xét kỹ đối sách Thiên chúa giáo của triển Nguyễn trước và
sau khi ký Điều ước Sài Gòn lần thứ hai, đó cũng chính là đối tượng phân tích của bài viết này, Vấn đề Thiên chúa giáo tưởng như
đã tìm được sự yên ổn qua việc ký Điều ước
Sai Gòn lần thứ nhất lại trở nên căng thẳng
Trang 8Điều ước Sài Gòn lần thứ hai
và lương dân qua sự kiện Garnier Vì trong sự kiện Garnier, các giáo dân đã có những hoạt động khiến cho phía lương dân căm ghét hơn và trở thành đối tượng công kích của phía lương dân do các văn thân đứng đầu
Vì cho rằng nếu để Pháp viện cớ này mà tấn
công một lần nữa thì khó mà cứu được vận nước, đồng thời hoạt động của phái lương dân cũng lộ rõ tính chống đối lại uy quyền của triéu đình nên triều Nguyễn đã quyết định ngăn chặn việc các lương dân tấn công các giáo dân, Hơn nữa, vì triều Nguyễn đã có cố
gắng thỉ hành đúng theo điều 9 vẻ vấn dé
Thiên chúa giáo trong Điêu ước Sài Gòn lần
thứ hai nên trong giới hạn vấn để tôn giáo thì nhà đương cục thực dân Pháp và thế lực Thiên chúa giáo không tỏ ra bất mãn như trước Đồng thời, đối với các điều khoản về Thiên chúa giáo khó chấp thuận làm theo được thì tuy bất đắc dĩ phải công nhận nhưng triểêu Nguyễn cũng đã làm giảm hiệu quả của
nó,
Như vậy, đối sách Thiên chúa giáo của triểu Nguyễn thời kỳ kí kết Điều ước Sài Gòn lần thứ hai có mục đích nhằm tìm đến sự yên
bình cho xã hội Việt Nam và dự tính một kế
hoạch phú quốc cường binh thông qua việc hồi phục đất đai ở Bắc lÝỳ, xoa dịu bất mãn của thế lực Thiên chúa giáo, ức chế sự phản kháng của giới văn thân Chính sách này trên thực tế đã thu được kết quả nhất định Thế
nhưng sự suy yếu của triều Nguyễn vì sự
tranh giành ngôi báu sau thời vua Tự Đức và sự tấn công Việt Nam ngày càng mạnh của Pháp đã dẫn tới sự thay đổi trong chính sách Thiên chúa giáo của cả triều Nguyễn và của cả
chính quyền thực dân Pháp
Bau thời vua Tu Đức, Tôn Thất Thuyết, người nấm thực quyền triểu chính và là người khởi xướng cuộc vận động Cần vương cũng không trực tiếp chống lại được với
Pháp Nhưng là người đã có kinh nghiệm
trước hành động "bán nước” của các giáo dân
11
mỗi khi Pháp lấn sâu vào quá trình xâm lược thông qua Điều ước Sài Gòn lần thứ nhất và
hai, Tôn Thất Thuyết đã thay đổi toàn diện
cách xử lý vấn đề Thiên chúa giáo khác với thời kỳ vua Tự Đức Vì Tôn Thất Thuyết đã ra lệnh cho tấn công mạnh vào giáo dân trên phạm vỉ toàn quốc nên việc sát hạt giáo dân và đốt phá các làng Thiên chúa giáo trở nên nghiêm trọng hơn nhiều so với thời kỳ vua Tự Đức
Nhưng lập trường của chính quyền thực
đân Pháp cũng đã thay đổi khác trước Trong trường hợp như sự kiện Garnier, quân Pháp đã theo yêu cầu của giáo dân mà xử phạt nặng các lương dân Nhưng lần này Pháp đã có kinh nghiệm rằng giáo dân có thể là yếu tố gây trở ngại trong việc cai trị các khu vực
chiếm lĩnh được (70) Vì vậy, trong quá trình
triển khai phong trào vận động Cần vương, khi bị lương dân tấn công, các giáo dân đã đòi
được bảo vệ thân thể và đòi bồi thường một cách vô lý nhưng chính quyển thực đân
Pháp đã không xử lý một cách tích cực vấn để này Đó là vì giới đương cục thực dân Pháp lúc này vừa có ý định tiến hành thực dân hóa Việt Nam một cách nhanh mạnh hơn vừa muốn lôi kéo dân Việt Nam nên đã phán đoán rằng nếu để các yêu cầu đòi bồi thường một cách vô lý của giáo dân khiêu khích lương dân Việt Nam một lần nữa thi chính
sách thực dân của Pháp ở Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn
Tóm lại, vào thời kỳ vua Tự Đức, để giải
quyết tình trạng nguy kịch về đối ngoại do vấn để Thiên chúa giáo và sự bất ổn trong nước, triều Nguyễn đã tiến hành nhiều lần
hiệp thương với Pháp Và để lấy lại bốn tỉnh
Bắc Kỳ, triều Nguyễn đã phải ký Điều ước Sài Gòn lần thứ hai Nhưng nhờ vận dụng khéo léo điệu khoản về Thiên chúa giáo nên
triểu Nguyễn đã thu được hiệu quả trong
Trang 972
Thiên chúa giáo có thể gây trở ngại cho chính sách thực dân hóa Việt Nam và vì phong trào chống Thiên chúa giáo của xã hội Việt Nam ngày càng trở nên mạnh mẽ nên
CHỦ THÍCH
(34) Tuck, sđủ, tr 190
(3B) Triều Nguyễn phải ban bố điểu khoản thiên chúa giáo trong Điều ước Sài Gòn lần thứ hai
và phải thông báo cho tất cả người dân Việt Nam
biết Thế nhưng vì lo lắng trước phản ứng của dân chúng Việt Nam triều Nguyễn đã lang tránh thông báo, cuối cùng, do sự kháng nghị mạnh mẽ của các quan lại người Pháp nên đã thông báo Lê, sdd, tr
188
(36) Noi dung diéu 9 của Điều ước Sài Gòn lần thứ hai đã tham khảo, so sánh giữa DNTL, q 50,
10ab, Zhong Pa Zhanzheng (Chiến tranh Trung
Phép), Shanghai: Renmin Chubanshe, tr 382-383, Taboulet, sdd, tr 745, viée phan loại hạng mục chi tiết dua theo tài liệu phía Trung Quốc
(37) Ở Điều ước Sài Gòn lần thứ nhất chỉ nói vẻ
nguyên tác tự do tôn giáo "Pháp và Tây Ban Nha, hai nước truyền đạo Thiên chúa giáo ở Việt Nam, ni muốn tin theo thì giúp cho ho theo, còn ai không
muốn theo thì cũng không bắt ép” ĐNTL, IV, q
28, 18b Yêu cầu vẻ chính trị và kinh tế của các giáo sỹ được phản ánh rõ nét qua việc ở Pháp có người vạch rõ sự kiện Garnier là 'chiến tranh tôn giáo',
Tuck, sdd, tr 171-172
(38) Sau năm 1858, với mục dich chế ngự những giáo dân trực tiếp hợp tác với Pháp tấn công Việt Nam hoặc những người có khả năng làm việc đó,
triều Nguyễn đã dùng chính sách phân xâu ghép 2-8 gia đình giáo dan vào rồi cho di trú đến sống ở làng
lương dân khác ĐNTL, IV, q 20, 29b-30b
(39) DNTL, IV, q 52, 8b q 53, 30a-31b; Tuck,
sdd, tr 185
(40) Vua Tự Đức, “Xử phân thương bạc Thừa Thiên phủ Thần Dụ”, Thnh chế uaấn Tam tập (viết
tit JA TCVTT), Sai Gon: Té sich Cé van, Uy ban
Dich thuat, Phi Quéc vu khanh đạc trách Văn hóa
Rghién ciru Lich sir, sé 5.2016 các chính sách thực dan được triển khai sau
này di to rõ lập trường mới là duy trì một
“khoảng cách nhất định” với thế lực Thiên
chúa giáo
xuất bản, 1971, q 1, 18ab; Trương Vinh Ky,
Chuyển di Béc Ki nam At-Hoi (1876), S.0.AS.,
Univ of London, 1982, tr 25; Tuck, sdd, tr 187,
Trong số đất của đoàn truyền giáo Tòng Chánh ở Nam Định thì 300 mẫu vốn là đất khai khẩn của
triểuủú Nguyễn nảm 1872 Nếu lưu ý đến việc Philastre bình luận về nỗ lực và số lượng bồi thường của triểu Nguyễn: “Nếu chỉ bói thường bằng tài sản
của các phạm nhân thi hầu như không bồi thường
được gì cả” thì ta có thể nhận biết được trên thực tế, số bồi thường, như vua Tự Đúc đã để cập ở trên, ngoài tài sản cá nhân còn được bổ xung nhiều bằng
tài sản chụng của triểu đình nhà Nguyễn
(41) DNTL, IV, q 53, 32ab, gq 54, 22ab;
McLeod, sdd, tr 39
(42) Tuck, sdd, tr 187-188 Phan đối trước việc
triều Nguyễn đã có nhiều người rời bỏ làng ra di McLeod, sdd, tr 69-70
(43) DNTL, IV, q 50, 12b-13a, q 56, 3ab
(44) Tuck, sdd, tr 189-191
(45) DNTL, IV, q 59, 18b
(46) DNTL, IV, q 27, lab, q 28, 7b, q 29, 27a
30b-31a, 43a, q 34, 17a-18a
(47) Điều này có thể được xác định qua ĐNT1L, IV Sau khi ký Điều ước Sài Gòn lần thứ hai, hầu như khong thé tim được nội dung nói về xung đột
giữa các quan địa phương hoặc triểu đình với các giáo sĩ vì vấn đề đi lại trong nội địa của các giáo sĩ
(48) Tuck, sdd, tr 193, 308
(49) DNTL, IV, q 51, 3a, q 67, 6b
Trang 10Điều ước Sài Gòn lần thứ hài
họ coi việc các giáo sĩ đòi chia ruộng công là sự xâm
hai đến quyền loi cha minh Sakai Izumi, “1870 Nendai No Betonamu Shakai To Ké Butsu Seiryoku”, Xã hội Việt Nam và thể lực kháng Pháp
trong nhitng nam 1870), Rekishi Hydron (Lich St bình luận), 329, tr 74-77,
(B1) ĐNTL, IV, q 55, 10a
(52) DNTL, IV, q 38, 20b
(53) DNTL, IV, q 50, 12ab
(4) Trương Vĩnh Ky, sdd, tr 122 Theo nhu
ban báo cáo của Trương Vĩnh Ký, ta có thể xác dịnh được việc Tổng đốc tỉnh Hải Dương là Phạm Phú Thứ
đã tiếp đón Trương Vĩnh Ký hết sức trang trọng và định giữ Trương Vĩnh Ký ở lại Hải Dương lau hơn nhân dịp năm mới,
(66) Truong Vinh Ky, sdd, tr 6-12
(56) Truong Vinh Ky, sdd, tr 123-125
(7) Tuẹk, sđd, tr, 176-177 "Thánh huấn thập điều” được vua Minh Mạng ban bố vào năm 1834 sau khi dẹp xong loạn Lê Văn Khỏi vốn là một giáo
dân nhằm mục dích lập lại trật tự kỹ cương nền chính trị cũng như ý niệm quốc gia Trong đó, đặc
biệt là “Sing chinh hoc” bao ham nội dung nhằm cẩm đạo thiên chúa Phan Thúc Trực, Quốc Sử đi biên, Hong Kong, 1965, tr 242-244; Trần Trọng
Kim, Việt Nam sử lược, quyền II, Cơ Xư xuất bản
Đại Nam, 1971, tr 196 “Thánh huấn thập điểu” được ban ra với mục đích sửa nền nếp phong tục có nội dung như sau: 1/ Đón nhân luân, 2/ Chính tầm
thuật, 3/ Vụ bản nghiệp, 4/ Thượng tiết kiệm, 5/ Hậu phong tục, 6/ Huấn tử đẹ, 7/ Sùng chính học, 8/ Giới dâm thác, 9/ Thận pháp thủ, 10/ Quảng thiện hạnh Ỏ đây, “Sùng chính học” có nội dung chính là loại
trừ tà thuyết không đúng, ngăn chặn những hãnh động nghiêng lệch vẻ một phía không được công bang va xéa bo dam từ
(58) DNTL, FV, q 28, 38b-39a, q 36, 28a
(59) Lé, sdd, tr 188-189
(60) DNTL, IV, q 52, 10b-11a
(61) Von vào thời kỳ vua Gia Long, khi các thần
linh hay tôn giáo, Phát giáo và Thiên chúa giáo làm
73 mê hoặc lòng người, gây ra những điều tai bại, sai lảm thì những tôn giáo ấy đếu bị gọi là "tả dao”
nhưng đến thời kỳ vua Minh Mạng và vua Thiệu Trị
thì từ "tả đạo" được dùng giới hạn chỉ để nói về Thiên chúa giáo, thời vua Tự Đức cũng cùng ý đó dùng để hiểu hiện từ "tả đạo" ĐWTL, đệ nhất kỷ, q 23, 9b-
11b,
(62) Vua Tự Đức, “Xử Phân thương bạc Thừa
Thiên phi Than Du”, TCVIT, q 1, 16a,
(63), DNTL, IV, q 21, 13a, q 26, 3b-4a, q 34,
27b, 35b-36a, q 35, 15a, q 40, 20a; Georges Boudarel, “Un Lettré Catholique Vietnamienne du XIX’ Sitcle Qui Fait Probléme: Nguyén Truong
Tô", Alain Forest et Yoshiharu Tsubo (eds),
Catholicisme et Société Asiatiques, Paris: éditions L'Harmattan, 1988, tr 165-166; Truong Bá Cần, sdd, tr 64
(64), DNTL, IV, q 50, 16ab, q 53, 6b Từ thời
kỳ vua Minh Mạng đã từng có việc ban chức hành
nhân ty tương ứng với chính thất phẩm hay tùng thất phẩm cho các linh mục phương tây phiên dịch
các thư địch nước ngoài ĐNTL, đệ nhị ký, q 47,
1Böab Xin tham khảo về quá trình cố gắng này ở
Ch'en Ching-ho, “Shitokutei Jidai Betonamu No Kindaika Shiké To Honkon”, Chi Huéng Cận Đại
Hóa Va Hong Kong Duéi Théi Ty Dic), (Sodai Ajia
Kenky}, Vol 12 (1991), tr 45-74; Nguyén Thé Anh,
“Tradionalisme et Réformisme a la Cour de Hué
dans la Seconde Moitié du XIXe Siécle,” réunis par Pierre Brocheux, Histoire de l’Asie du Sud-Est,
Presses Universitaire De Lille, 1981, tr 111-123
(65) DNTL, IV, q 35, ö0ab, q 53, 6a; Trương Ba Can, sdd, tr 67
(66) DNTL, IV, q 58, 45ab Có ghi chép về việc
Trương Vĩnh Eý, người đã từng sang Pháp du học,
khi đi tham quan bắc bộ vào năm 1876 đã gặp người
tên là Cự lúc đó đang làm quan giữ chức "tham biện"
vừa là giáo sĩ ở Hải Dương, người đó chính là
Nguyễn Hữu Cư được để cập tới ở đây Trương Vĩnh Ky, sdd, 20
(67) DNTL, [V, q 54, 10b-11a
Trang 1114
Thiên phủ Thần Dụ”, TCVTT, q 1, 18a
(68) Tuck, sdd, tr 193; Laurent Burel, “Hoat động truyền giáo của Pháp ở Trung Ky va Bac Kỳ
(1856-1883)", Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 284
(1998), tr 28 Theo đó, lí do trực tiếp khiến sau này Pháp quay lai tan công Việt Nam không phải là vấn dé Thiên chúa giáo mà là đo sự phân tranh kế thừa
ngôi báu của triểu Nguyễn còn đang rất hón loạn sau thời vua Tự Đức Nguyen The Anh, The
Withering Days of the Nguyen Dynasty, Research
Ttghiên cứu Lịch sử số 5.2016
Notes and Discussions No 7, Institute of
Southeast Asian Studies, Singapore, 1978, tr 11- 12
(70) Điều này có thể được xác định qua báo cáo của Harmand lúc đó còn đang cai trị Nam
Định và sự kiện tố tụng năm 1874 Đồng thời, ở
Nam Việt Nam, từ năm 1860, vì vấn đề quyền sở hữu đất đai, giới đương cục thực dân Pháp và đoàn