Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
186,5 KB
Nội dung
Mục Lục
I. Nhậnthứcvềnềnvănhóa ên ến đậmđàbảnsắcdântộccủaViệtNam 4
II. Sinh viên cần phải làm gì để củng cố và phát triển ,nh chất ên ến và đậmđàbảnsắcdântộc
của vănhóaViệtNam 10
* Lời mở đầu:
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, dântộcViệtNamđã rèn đúc, tôi
luyện và hình thành nên một nềnvănhóa phong phú và đa dạng, nềnvăn hóa
với sự kết tinh của những phẩm chất cao đẹp, chứng minh sức sống mãnh liệt
và sự trường tồn củadântộcViệt Nam. Đó là năng lực chế ngự thiên nhiên,
tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo trong chống giặc ngoại xâm, đó là lòng yêu
nước nồng nàn, là tinh thần đoàn kết dântộc hay đó là lòng nhân ái, sự khoan
dung, trọng tình trọng nghĩa,… tất cả đều được kết hợp hài hòa và đi sâu vào
trong tính cách của mỗi con người Việt Nam.
1
Tiểu Luận
Nhận thứcvềnềnvănhóatiên
tiến đậmđàbảnsắcdântộc
của Việt Nam
Mục lục
I. Nhậnthứcvềnềnvănhóa ên ến đậmđàbảnsắcdântộccủaViệtNam 4
II. Sinh viên cần phải làm gì để củng cố và phát triển ,nh chất ên ến và đậmđàbảnsắcdântộc
của vănhóaViệtNam 10
2
Bản sắcvănhóaViệtNam là tố chất được hợp luyện cùng chiều với
lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước củadântộcViệt Nam. Tuy nhiên,
bản sắc đó không phải là một hằng số, là những giá trị bất biến, mà có những
giá trị mới được hình thành, bồi tụ trong từng giai đoạn kế tiếp nhau.
Trong giai đoạn hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang tiến tới xây dựng
một nền kinh tế mở, hội nhập với thế giới. Chúng ta đang sống trong một thế
giới hiện đại biến chuyển nhanh chóng, đang diễn ra quá trình toàn cầu hoá,
sự hội nhập khu vực và thế giới với một tốc độ rất nhanh, từ đó nảy sinh nhu
cầu mở rộng giao lưu giữa các nềnvăn hoá. Trong khi chú trọng giữ gìn, phát
huy các truyền thống vănhoá tinh thần tốt đẹp củadân tộc, vănhóaViệt Nam
cần từng bước mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp thụ những tinh hoavănhoá thế
giới và thời đại. Nềnvănhóacủa chúng ta sẽ đa dạng hơn, phong phú hơn,
tiên tiến hơn nhờ hấp thụ được những yếu tố lành mạnh củavănhoá thế giới.
Tuy nhiên, một mặt toàn cầu hoá một mặt tạo cho các quốc gia học tập
lẫn nhau, vận dụng các tiến bộ của khoa học, công nghệ để thúc đẩy kinh tế,
mặt khác quá trình toàn cầu hoá có thể làm triệt tiêu sự khác biệt vềvăn hoá
các dân tộc, đồng nhất các giá trị truyền thống của mỗi quốc gia, làm xói mòn
ý thứcdân tộc, dẫn đến nguy cơ đồng hoá. Bởi vậy, việc đặt ra những định
hướng trong việc hội nhập, tiếp thu những tinh hoa trong vănhoácủa các
nước một cách có chọn lọc là điều hết sức cần thiết. Trong đó, bảnsắcdân tộc
giữ một vai trò không nhỏ trong việc hội nhập với thế giới. Mỗi một quốc gia
đều có những truyền thống, những bảnsắc riêng của mình, chúng ta cần giữ
gìn và phát huy bảnsắcdân tộc, một mặt để đem những tinh hoacủa mình để
giao lưu với các nước, một mặt giúp chúng ta “hoà nhập chứ không hoà tan”.
Vì lẽ đó vấn đề giữ gìn và phát huy bảnsắcvănhoá có ý nghĩa hết sức to lớn
không chỉ đối với Đảng và Nhà nước mà đó là nhiệm vụ của toàn dântộc Việt
Nam.
Bài viết được trình bày trong 2 phần chính:
3
Thứ nhất, nhậnthứcvềnềnvănhóatiêntiếnđậmđàbảnsắcdân tộc
của Việt Nam.
Thứ hai, sinh viên cần phải làm gì để củng cố và phát triển tính chất
tiên tiếnđậmđàbảnsắcdântộccủavănhóaViệt Nam.
~~~~~~*~~~~~~
I. NhậnthứcvềnềnvănhóatiêntiếnđậmđàbảnsắcdântộccủaViệt Nam
Để có thể làm rõ vấn đề này, ta sẽ đi trả lời một số câu hỏi:
Văn hóa là gì?
Từ xưa, nền "văn hiến" (văn hóa) lâu đời củadântộcđã có trong niềm
tự hào của cha ông ta khi khẳng định về độc lập, chủ quyền của đất nước
trước kẻ thù xâm lược. Vănhóa là một di sản cực kỳ quý báu được kế thừa từ
thế hệ này sang thế hệ khác. Ngày hôm nay, vănhóa xuất hiện trên hầu hết
các lĩnh vực của cuộc sống: vănhóa tình cảm, vănhóa giao tiếp, vănhóa kinh
doanh, vănhóa tranh luận, phê bình vănhóa là hành trang của đất nước trên
con đường hội nhập quốc tế.
Để có một quan niệm đầy đủ, toàn diện vềvănhóa quả không phải là
điều đơn giản. Có rất nhiều quan niệm đã được đưa ra vì mỗi cá nhân, mỗi tác
giả lại đứng trên một góc độ khác nhau để nhìn nhậnvềvăn hóa. Có người
cho rằng, vănhóa gồm vănhóa vật chất và vănhóa tinh thần; vănhóa là tổng
thể những nét riêng biệt về tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định
tính chất một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Cũng có người
cho rằng, vănhóa theo nghĩa rộng là, toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội,
gồm tám lĩnh vực: tư tưởng, đạo đức, lối sống; giáo dục đào tạo; khoa học
công nghệ; văn học nghệ thuật; giao lưu văn hóa; thông tin đại chúng; thể chế
văn hóa; đời sống văn hóa. Nghĩa hẹp gồm nếp sống, lối sống; văn học nghệ
thuật; thông tin đại chúng; xuất bản báo chí; phong tục tập quán; đạo đức xã
hội và chuyên ngành nghiệp vụ văn hóa.
4
Văn hóa được hiểu theo những góc độ tiếp cận khác nhau. Chủ tịch Hồ
Chí Minh, danh nhânvănhóa thế giới, lãnh tụ vĩ đại củadântộc ta đã nói: Vì
lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát
minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học,
nghệ thuật những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn ở và phương
thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó là văn hóa. Như vậy,
lao động sáng tạo là cội nguồn, khởi điểm củavăn hóa. Để trở thành văn hóa
đích thực thì những sáng tạo đó phải hướng về các giá trị nhân văn, hoàn
thiện nhận thức, nhân cách con người. Các giá trị quý báu đó góp phần làm
nên bảnsắc riêng của mỗi cộng đồng, dân tộc.
Tiên tiến là gì?
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa
VIII) ngày 16-7-1998 về “xây dựng và phát triển nềnvănhóaViệtNam tiên
tiến, đậmđàbảnsắcdân tộc”, đã giải thích: Tiêntiến là yêu nước và tiến bộ
mà nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dântộc và chủ nghĩa xã hội theo chủ
nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nhằm mục tiêu tất cả vì con người,
vì hạnh phúc và sự phát triển phong phú, tự do, toàn diện của con người trong
mối quan hệ hài hòa giữa cá nhân và cộng đồng, giữa xã hội và tự nhiên.
Tiên tiến không chỉ về nội dung tư tưởng mà cả trong hình thức biểu
hiện, trong các phương tiện chuyển tải nội dung.
Dân tộc là gì?
Trong quan niệm của Đảng ta, vănhóa là một lĩnh vực thựctiễn của
đời sống xã hội, nó cũng có những quy luật vận động phát triển riêng, trong
đó tính dântộc được coi là thuộc tính cơ bảncủavăn hóa, phản ánh mối quan
hệ giữa dântộc và vănhóa trong điều kiện dântộcđã hình thành. Nội lực của
dân tộc, một mặt, chính là nguồn nhân lực to lớn, mặt khác, là truyền thống,
bản sắcvănhóadântộc được kết tinh và hiện đại hóa.
Tính dântộc là nội dung quan trọng, luôn được Đảng ta đặt lên vị trí
hàng đầu, vì đó là tính chất cốt lõi của một nềnvăn hóa. Nó là cơ sở của nền
5
văn hóatiên tiến, kết tinh thành nguồn nội lực để xây dựng một quốc gia giàu
mạnh và phát triển bền vững. Chính do tác động của quy luật tính dântộc mà
văn hóa mang bảnsắcdân tộc. Lịch sử đã chứng kiến biết bao cuộc đấu tranh
oanh liệt, bao người sẵn sàng hy sinh để bảo vệbảnsắcvănhóacủadân tộc
mình trước kẻ thù xâm lược. Những ngày hôm nay biết bao người dân Việt
Nam ở hải ngoại vẫn khát khao muốn hành hương tìm về cội nguồn, tìm về
bản sắcvănhóadân tộc.
Mối quan hệ giữa vănhóa và dân tộc?
Văn hóa - dântộc là hai phạm trù khác nhau nhưng liên quan chặt chẽ
với nhau vì sự khác nhau giữa các dântộc là sự khác nhau vềvăn hóa. Bản
sắc mỗi dântộc được thể hiện tập trung ở bảnsắcvănhóacủa chính dân tộc
đó. Mặt khác, chính đời sống vănhóa và giá trị tinh thần của một dântộc là
dấu hiệu để đánh giá nềnvănhóa đó ở trình độ nào, thuộc các cộng đồng nào
trên thế giới. Như vậy, đánh mất bảnsắcvănhóa riêng là đánh mất dân tộc.
Người ViệtNam yêu nước, căm thù giặc mà đoàn kết đấu tranh, bảo vệ
chủ quyền và độc lập của đất nước. Đó là biểu hiện của tinh thần dân tộc, ý
thức giữ gìn những gì thuộc vềViệt Nam. Nhândân ta đấu tranh với kẻ thù
không chỉ bằng vũ khí, súng đạn mà bằng cả văn hóa. Trong các thời kỳ cách
mạng, vănhóa được coi là một mặt trận. Vănhóa trở thành một vũ khí sắc
bén để đấu tranh với kẻ thù. Nó có thể phát huy được hiệu quả đấu tranh khi
mang trong mình bản sắc, truyền thống dân tộc.
Vậy bảnsắcdântộc là gì?
Cốt lõi củavănhóa là bảnsắcvănhóadân tộc. Từ xưa đến nay bản sắc
văn hóadântộc làm nên sức sống mãnh liệt, giúp cộng đồng người Việt Nam
vượt qua biết bao sóng gió, thác ghềnh tưởng chừng không thể vượt qua để
không ngừng phát triển và lớn mạnh. Đó là điểm tựa vững chắc để chúng ta
đến với thế giới.
Bản sắcvănhóadântộcViệtNam bao gồm những giá trị bền vững,
những tinh hoacủa cộng đồng các dântộc được vun đắp nên trong lịch sử
6
hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, hình thành qua nhiều thế
hệ, tầng nấc thang biến đổi, phát triển. Vì thế, nó kết tinh những gì đặc sắc
nhất, đẹp đẽ nhất, độc đáo nhất của các cộng đồng dântộcViệt Nam, nó có
giá trị bền vững, trường tồn cùng thời gian, nó như chất keo kết nối cộng
đồng người gắn bó với nhau, để cùng tồn tại và phát triển. Biểu hiện cụ thể
của nó là: Lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn
kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc, lòng
nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình đạo lý, đức tính cần cù sáng tạo trong
lao động, sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống Bảnsắcdân tộc
còn đậm nét cả trong các hình thức biểu hiện mang tính dântộc độc đáo.
Bản sắcdântộc thể hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội:
cách tư duy, cách sống, cách dựng nước, giữ nước, cách sáng tạo trong văn
hóa, khoa học, văn học, nghệ thuật,… nhưng được thể hiện sâu sắc nhất là
trong hệ giá trị củadân tộc, nó là cốt lõi của một nềnvăn hóa. Nó là cơ sở
tinh thần cho sự ổn định xã hội và sự vững vàng của chế độ. Trong sự tiến bộ
và phát triển của xã hội, các giá trị này thường không biến mất mà hóa than
vào các giá trị của thời sau, theo quy luật kế thừa và tái tạo.
Con người không thể sống tách khỏi cộng đồng cũng như mỗi dân tộc
không thể sống biệt lập với thế giới. Trong lịch sử, các quốc gia luôn có sự
tiếp xúc, giao lưu với nhau qua các cuộc di cư lớn nhỏ, chiến tranh xâm lược,
trao đổi kinh tế, vật phẩm, quan hệ hôn nhân, ngoại giao Và như thế bản sắc
văn hóadântộc không chỉ được hình thành nên bằng những yếu tố bản thân
vốn có mà còn có sự tiếp nhận, biến đổi vănhóa nước ngoài sao cho phù hợp,
để nâng lên thành cái riêng đặc sắccủa từng dân tộc. Với những ý nghĩa và
giá trị của mình, bảnsắcvănhóacủadântộc có sức sống trường tồn.
Qua giao lưu hội nhập, nềnvănhóa nước ngoài song song tồn tại cùng
văn hóa các dântộcViệt Nam. Bảnsắcdântộc không đồng nghĩa với quá
khứ, nó vẫn không ngừng tiếp thu những cái mới để làm phong phú cho mình,
tuy nhiên cái bản chất, tinh hoa thì không bao giờ được thay đổi, mà phải
7
được gìn giữ, vun đắp. Đó là khí phách, tâm hồn, bản lĩnh dân tộc, là cơ sở để
dân tộc ta hòa nhập với tiến trình giao lưu quốc tế mà không tự đánh mất
mình.
Nét đậmđàbảnsắcdântộc trong vănhóaViệt Nam?
Nước ta có 54 dântộc anh em, mỗi dântộc có những sắc thái, bản địa
riêng, chúng bổ sung cho nhau làm phong phú nềnvănhóaViệtNam và củng
cố sự thống nhất dân tộc. Điều đó cho chúng ta thấy nềnvănhóa nước ta là
nền vănhóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc. Vốn văn hóa
truyền thống củadântộc được gìn giữ và phát huy qua nhiều hoạt động văn
hóa.
Bản sắn vănhóadântộc là một chỉnh thể đồ sộ, phong phú nằm trong
tất cả các lĩnh vực, ví dụ như: tri thức, triết học tư tưởng, tín ngưỡng, nghệ
thuật, đạo đức, pháp luật, phong tục, tập quán, ngôn ngữ nó vừa là "trầm
tích" của tình cảm và ý thứcdântộc trong quá khứ, vừa là kết tinh của tinh
thần thời đại và định hướng giá trị củadân tộc.
Người Việt vốn thiết thực, chuộng ăn chắc mặc bền. Đầu tiên là ăn, "có
thực mới vực được đạo", "trời đánh còn tránh bữa ăn". Cơ cấu ăn thiên về
thực vật, cơm rau là chính cộng thêm thuỷ sản. Luộc là cách nấu ăn đặc sắc
của Việt Nam. Nhưng cách thức chế biến món ăn lại giầu tính tổng hợp, kết
hợp nhiều chất liệu và gia vị.
Việt Nam là đất nước của lễ hội quanh năm, nhất là vào mùa xuân,
nông nhàn. Các tết chính là tết Nguyên đán, tết Rằm tháng Giêng, tết Hàn
Thực, tết Đoan Ngọ, tết Rằm tháng Bảy, tết Trung Thu, tết Ông táo Mỗi
vùng thường có lễ hội riêng, quan trọng nhất là các lễ hội nông nghiệp (cầu
mưa, xuống đồng, cơm mới ), các lễ hội nghề nghiệp (đúc đồng, rèn, pháo,
đua ghe ).
Tín ngưỡng dân gian ViệtNam từ cổ xưa đã bao hàm: tín ngưỡng phồn
thực, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên và tín ngưỡng sùng bái con người. Con
8
người cần sinh sôi, mùa màng cần tươi tốt để duy trì và phát triển sự sống,
nên đã nảy sinh tín ngưỡng phồn thực.
Người Việt tự nhận là thuộc về họ Hồng Bàng, giống Tiên Rồng (Hồng
Bàng là tên một loài chim nước lớn, Tiên là sự trừu tượng hóa một giống
chim đẻ trứng, Rồng sự trừu tượng hóa từ rắn, cá sấu). Rồng sinh ra từ nước
bay lên trời là biểu trưng độc đáo đầy ý nghĩa củadântộcViệt Nam.
Trong tín ngưỡng sùng bái con người, phổ biến nhất là tục thờ cúng tổ
tiên, gần như trở thành một thứ tôn giáo của người Việt. ViệtNam trọng ngày
mất là dịp cúng giỗ hơn ngày sinh. Nhà nào cũng thờ Thổ công là vị thần
trông coi gia cư, giữ gìn hoạ phúc cho cả nhà. Làng nào cũng thờ Thành
Hoàng Làng – vị thần cai quản che chở cho cả làng.
Về lĩnh vực văn học, Văn học ViệtNam xuất hiện khá sớm, có hai
thành phần là văn học dân gian và văn học viết. Văn học dân gian chiếm vị trí
quan trọng ở Việt Nam, có công lớn gìn giữ phát triển ngôn ngữ dân tộc, nuôi
dưỡng tâm hồn nhân dân. Sáng tác dân gian gồm thần thoại, sử thi, truyền
thuyết, cổ tích, truyện cười, câu đố, tục ngữ, ca dao với nhiều màu sắc các
dân tộc ở Việt Nam.
Văn học cổ điển đã tạo nên những kiệt tác như Truyện Kiều (Nguyễn
Du), Cung óan ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều), Chinh phụ ngâm (Đặng Trần
Côn), Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi) ViệtNam từ mấy thế kỉ trước đã có
những cây bút nữ độc đáo: Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Bà huyện
Thanh Quan.
Văn xuôi hiện đại có những tác giả không thể nói là thua kém thế giới:
Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nguyễn
Tuân, Nam Cao Bên cạnh đó là những nhà thơ đặc sắc như Xuân Diệu, Huy
Cận, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính, Chế Lan Viên, Tố Hữu Tiếc rằng hiện nay
chưa có những tác phẩm lớn phản ánh đầy đủ, trung thực và xứng đáng đất
nước và thời đại.
9
Việt Nam có khoảng 50 nhạc cụ dân tộc, trong đó bộ gõ là phổ biến
nhất, đa dạng nhất và có nguồn gốc lâu đời nhất (trống đồng, cồng chiêng,
đàn đá, đàn tơ rưng ). Bộ hơi phổ biến là sáo, khèn, còn bộ dây độc đáo nhất
có đàn bầu và đàn đáy.
Thể loại và làn điệu dân ca ViệtNam rất phong phú khắp Trung, Nam,
Bắc: từ ngâm thơ, hát ru, hò đến hát quan họ, trống quân, xoan, đúm, ví giặm,
ca Huế, bài chòi, lý, ngoài ra còn có hát xẩm, chầu văn, ca trù.
Nghệ thuật sân khấu cổ truyền có chèo, tuồng. Rối nước cũng là một
loại hình sân khấu truyền thống đặc sắc có từ thời Lý. Đầu thế kỉ 20, xuất hiện
cải lương ở Nam bộ với các điệu vọng cổ.
Ở Việt Nam, nghệ thuật chạm khắc đá, đồng, gốm đất nung ra đời rất
sớm có niên đại 10000 năm trước Công nguyên. Sau này gốm tráng men,
tượng gỗ, khảm trai, sơn mài, tranh lụa, tranh giấy phát triển đến trình độ
nghệ thuật cao. Nghệ thuật tạo hình ViệtNam chú trọng diễn tả nội tâm mà
giản lược về hình thức, dùng nhiều thủ pháp cách điệu, nhấn mạnh.
Bản sắcdântộcViệt Nam, với một lịch sử có từ hàng nghìn năm của
người Việt cùng với những hội tụ về sau của các dântộc khác, từ vănhóa bản
địa của người Việt cổ từ thời Hồng Bàng đến những ảnh hưởng từ bên ngoài
trong trong hàng nghìn năm nay, với những ảnh hưởng từ xa xưa của Trung
Quốc và Đông Nam Á đến những ảnh hưởng của Pháp từ thế kỷ 19, phương
Tây trong thế kỷ 20 và toàn cầu hóa từ thế kỷ 21, ViệtNamđã có những thay
đổi vềvănhóa theo các thời kỳ lịch sử, có những khía cạnh mất đi nhưng
cũng có những khía cạnh vănhóa khác bổ sung vào nềnvănhóaViệt Nam
hiện đại.
II. Sinh viên cần phải làm gì để củng cố và phát triển tính chất tiêntiến và
đậm đàbảnsắcdântộccủavănhóaViệt Nam
Bản sắcvănhoádântộc được coi là tấm giấy thông hành để mỗi con
người bước ra với cộng đồng nhân loại mà không bị trộn lẫn. Điều này càng
có ý nghĩa quan trọng khi chúng ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường, giao
10
[...]... tính chất tiêntiến và đậm đàbảnsắcdântộc là nhiệm vụ quan trọng xuyên suốt trong quá trình phát triển đất nước Là một sinh viên, một bộ phận quan trọng củadân tộc, là trụ cột tương lai của nước nhà, cần phải nhậnthức rõ được tầm quan trọng đối với nhiệm vụ giữ gìn và phát huy bảnsắcdân tộc, phải có nhậnthức đúng đắnvề các giá trị vănhóadântộc từ đó nâng cao trách nhiệm bản thân về bảo vệ... xuyên tìm hiểu vềvănhóa cội nguồn dântộc để có cái nhìn đúng đắnvề văn hóadântộc Bên cạnh đó, cần mở rộng giao lưu vănhóa với bạn bè quốc tế Tiếp thu có chọn lọc các giá trị nhân văn, khoa học, tiến bộ của nước ngoài Tích cực giới thiệu rộng rãi những tinh hoa, bản sắcvănhóaViệt Nam, những thành tựu to lớn của hơn hai mươi năm đổi mới đất nước và chính sách hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà... đóng góp tiêu biểu cho việc xây dựng đời sống vănhóa Tóm lại, các giá trị tốt đẹp của xã hội và con người ViệtNam là sản phẩm của lịch sử dựng nước và giữ nước suốt mấy ngàn nămcủadântộc và là bản chất của quá trình lịch sử ấy Các thế hệ ông cha đã sản sinh ra những giá trị văn hóadân tộc; kế thừa, phát huy và phát triển là công việc của con cháu, của thế hệ sinh viên hôm nay 12 ... bảo vệ và phát triển vănhóa cội nguồn Trước hết, đối với góc độ là một công dânViệt Nam, phải luôn tin tưởng vào đường lối của Đảng, có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dântộc và chủ nghĩa xã hội, có chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, đoàn kết với nhândân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội; cần... quốc tế của Đảng và Nhà nước ta, góp phần nâng cao vị thế ViệtNam trên trường quốc tế Coi trọng kế thừa phát huy truyền thống vănhoádântộc là việc làm cần nhân rộng không chỉ riêng cho bản thân, mà còn cần cho tất cả mọi người 11 xung quanh Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động mọi người xung quanh tích cực tham gia các hoạt động văn hóa; phát hiện và biểu dương kịp thời các gương điển hình,... sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ước của cộng đồng; có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái Đối với góc độ là một người sinh viên, phải biết “tôn sư, trọng đạo”, giữ gìn đạo đức, nhân cách củabản thân; có ý thức tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung; thường xuyên học tập trau dồi kiến thức, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn của . Việt Nam.
1
Tiểu Luận
Nhận thức về nền văn hóa tiên
tiến đậm đà bản sắc dân tộc
của Việt Nam
Mục lục
I. Nhận thức về nền văn hóa ên ến đậm đà bản sắc. chất
tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam.
~~~~~~*~~~~~~
I. Nhận thức về nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc của Việt Nam
Để có thể