Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 114 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
114
Dung lượng
1,96 MB
Nội dung
LUẬN VĂN:
Đổi mớiquảnlýnhànướcvềkếtcấuhạ
tầng kỹthuậtởthànhphốTamKỳ,tỉnh
Quảng Namtronggiaiđoạnhiệnnay
Mở Đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Một trong những yếu tố quantrọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các
đô thị là kếtcấuhạtầngkỹ thuật. Hầu hết các nội dung cơ bản của kếtcấuhạtầngkỹ
thuật đô thị đều do Nhànước đầu tư xây dựng, quản lý, sử dụng vào mục đích công. Vấn
đề quảnlýnhànướcvềkếtcấuhạtầngkỹthuật là một bộ phận quantrọngtrong công tác
quản lý đô thị, có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển của mỗi quốc gia, mỗi đô thị.
Thành phốTamKỳ là tỉnh lỵ- trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa- xã hội
của tỉnhQuảng Nam. Từ năm 1997, khi Quảng Nam-Đà Nẵng được chia tách thành
hai đơn vị hành chính, Thànhphố được tập trung đầu tư xây dựng kếtcấuhạtầngkỹ
thuật với tốc độ cao, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế- xã hội, nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Trong quá trình đô thị hóa, còn nhiều
tồn tại, yếu kém, nhất là việc quy hoạch thiếu đồng bộ, thiếu tính chiến lược, quy
hoạch “treo”; quảnlý đầu tư xây dựng thiếu chặt chẽ, hiệu quả thấp, nhiều công
trình hạtầng kém chất lượng, thất thoát vốn đầu tư, tình trạng “đào lên lấp xuống”
nhiều lần ở cùng một công trình khá phổ biến; vệ sinh môi trường đô thị còn nhiều
yếu kém, tỷ lệ thu gom rác thải mới đạt trên 68% so với yêu cầu; đầu tư phát triển
chưa gắn với giải quyết môi trường sinh thái đảm bảo tính bền vững
Vấn đề có tính thời sự đặt ra đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thànhphố
Tam Kỳ là làm thế nào để quảnlýkếtcấuhạtầngkỹthuật đô thị đạt hiệu quả cao nhất,
khắc phục tình trạng yếu kém, bất cập đang diễn ra, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển
kinh tế- xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng ở địa phương, góp phần nâng cao đời sống
vật chất, tinh thần của nhân dân.
Xuất phát từ những yêu cầu cấp thiết đó, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Đổi mới
quản lýnhànướcvềkếtcấuhạtầngkỹthuậtởthànhphốTamKỳ,tỉnhQuảngNam
trong giaiđoạnhiện nay” làm luận văn thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề quảnlýnhànướcvềkếtcấuhạtầngkỹthuật đã có một số tài liệu đề cập.
Tuy nhiên, hầu hết các tài liệu được xuất bản đều nghiên cứu vấn đề này như là một bộ
phận cấuthànhtrong công tác quảnlý đô thị nói chung chứ chưa có tài liệu riêng biệt,
chuyên sâu về nội dung mà đề tài này nghiên cứu, điển hình như:
Sách “Quản lý đô thị” do TSKH Nguyễn Ngọc Châu chủ biên (Nxb Xây dựng, Hà
Nội 2001). Sách “Kinh tế học đô thị” của giáo sư Trung Quốc - Nhiêu Hội Lâm, người
dịch Lê Quang Lâm (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2004). Sách “Một số vấn đề cơ bản
về kinh tế đầu tư quy hoạch và quảnlý cơ sở hạtầng đô thị”, của PGS Trần Đức Dục
(Nxb Xây dựng Hà Nội 2000). Sách “Quản lý đô thị thời kỳ chuyển đổi” của TS Võ Kim
Cương (Nxb Xây dựng Hà Nội 2004). Sách “Quản lý đô thị” của TS Phạm Trọng Mạnh
(Nxb xây dựng, Hà Nội năm 2002). Sách “Phương pháp tiếp cận mớivề quy hoạch và
quản lý đô thị", tác giả Nguyễn Đăng Sơn - Viện Nghiên cứu đô thị và phát triển hạtầng
(IUSID) (Nxb Xây dựng Hà Nội 2005) Trong các sách nêu trên, chủ yếu đánh giá thực
trạng công tác quảnlýnhànướcvềkếtcấuhạtầngkỹthuậtở các đô thị lớn trong cả
nước và kinh nghiệm quốc tế; đưa ra một số ý tưởng và quan điểm mới mang tínhgiải
pháp, đột phá để đóng góp vào việc giải quyết bài toán hắc búa, bức thiết hiện đang đặt ra
đối với các chính phủ và chính quyền đô thị.
Ngoài ra, một số nội dung có liên quan đến công tác quảnlýkếtcấuhạtầngkỹ
thuật đô thị đã được đưa ra hội thảo của một số tổ chức như Hiệp hội các đô thị Việt Nam
(năm 2004 tại TP Pleicu - Gia Lai); Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam (năm 2000 tại Hà
Nội); Viện Nghiên cứu hợp tác khoa học kỹthuật Châu á- Thái Bình Dương (năm 2001).
Trên thực tế, vấn đề “Quản lýnhànướcvềkếtcấuhạtầngkỹthuật đô thị” chưa có
một công trình nghiên cứu nào riêng biệt, cụ thể và có hệ thống. Hơn nữa, đề tài “Đổi mới
quản lýnhànướcvềkếtcấuhạtầngkỹthuậtởthànhphốTamKỳ,tỉnhQuảngNamtronggiai
đoạn hiện nay” chưa được nghiên cứu. Vì vậy, đề tài nghiên cứu làm luận văn không trùng lắp
với các công trình nghiên cứu đã công bố.
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
Mục đích: Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn công tác quảnlýnhànướcvềkếtcấu
hạ tầngkỹthuật đô thị nói chung và tại thànhphốTam Kỳ- TỉnhQuảngNam nói riêng.
Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp đổimớiquảnlýnhànướcvềkếtcấuhạtầngkỹ
thuật ởthànhphốTamKỳ đến năm 2010.
Để đạt được mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:
- Phân tích, làm rõ khái niệm vềkếtcấuhạtầngkỹthuật đô thị, vai trò của kếtcấu
HTKT đô thị đối với phát triển kinh tế- xã hội đô thị.
- Phân tích thực trạng công tác quảnlýnhànướcvềkếtcấuhạtầngkỹthuậtở
thành phốTamKỳ,tỉnhQuảngNamtrong thời gian qua.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm đổimới công tác quảnlýnhànướcvềkếtcấuhạ
tầng kỹthuậtởthànhphốTamKỳ,tỉnhQuảngNam đến năm 2010.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu về công tác quảnlýnhànước trên lĩnh vực kếtcấu
hạ tầngkỹthuật tại thànhphốTamKỳ,tỉnhQuảngNamtronggiaiđoạn từ 2001-2010.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh; quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Namtrong thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, gắn với mục tiêu “phát triển bền vững” và xu thế
hội nhập kinh tế quốc tế giaiđoạnhiện nay; các quan điểm của Đảng bộ tỉnhQuảng
Nam, thànhphốTamKỳvềquảnlýkếtcấuhạtầng nói chung kếtcấuhạtầngkỹthuật đô
thị nói riêng nhằm phát triển kinh tế xã hội địa phương.
Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ
nghĩa Mác- Lênin; phương pháp nghiên cứu: lôgíc và lịch sử, tổng hợp, thống kê, phân
tích, so sánh và tổng kết kinh nghiệm.
6. Những đóng góp của luận văn
Góp phần hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản vềkếtcấuhạtầngkỹ thuật,
vai trò của nó đối với phát triển kinh tế-xã hội tại các đô thị.
Đề xuất một số giải pháp đổimới công tác quảnlýnhànước trên lĩnh vực này,
nhằm góp phần đẩy nhanh quá trình xây dựng, chỉnh trang đô thị, phát triển kinh tế- xã
hội tại thànhphốTamKỳ,tỉnhQuảng Nam.
Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trongquản lý, chỉ đạo điều hành
và tổ chức thực hiệnquảnlýnhànướcvềkếtcấuhạtầngkỹthuật đô thị, nhất là tại thành
phố TamKỳ,tỉnhQuảng Nam.
7. Kếtcấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
được kếtcấu gồm 3 chương, 8 tiết.
Chương 1
CƠ Sở Lý LUậN CủA QUảNLýNHàNƯớc
về kếtcấuHạtầngkỹthuật đô thị
1.1. khái niệm, vai trò và đặc điểm của kếtcấuhạtầngkỹthuật đô thị
1.1.1. Khái niệm kếtcấuhạtầng và kếtcấuhạtầngkỹthuật đô thị
1.1.1.1. Kếtcấuhạtầng
Kết cấuhạtầngkỹthuật nói riêng và kếtcấuhạtầng nói chung ngày càng được sử
dụng nhiều với tư cách là những thuật ngữ khoa học trong các công trình nghiên cứu và
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa
phương. Tuy nhiên, ngay nội dung của thuật ngữ này cũng còn nhiều ý kiến khác nhau,
nhìn tổng quát chúng ta có thể thấy tập trung chủ yếu là hai loại ý kiến khác nhau xuất
phát từ hai quan niệm theo nghĩa hẹp và theo nghĩa rộng của thuật ngữ kếtcấuhạ tầng.
Theo nghĩa hẹp, kếtcấuhạtầng được hiểu là tập hợp các ngành phi sản xuất
thuộc lĩnh vực lưu thông, tức là bao gồm các công trình vật chất kỹthuật phi sản xuất
và các tổ chức dịch vụ có chức năng bảo đảm những điều kiện chung cho sản xuất,
phục vụ những nhu cầuphổ biến của sản xuất và đời sống xã hội. Theo cách hiểu này
kết cấuhạtầng chỉ bao gồm các công trình giao thông, cấp thoát nước, cung ứng điện,
hệ thống thông tin liên lạc và các đơn vị bảo đảm duy trì các công trình này. Cách
hiểu như vậy có tác dụng giúp phân biệt khu vực "kết cấuhạ tầng" với chức năng bảo
đảm lưu thông, phục vụ cho khu vực sản xuất và các khu vực khác và về nguyên tắc
khu vực kếtcấuhạtầng khác hẳn với các khu vực khác của nền kinh tế quốc dân như
tài chính, giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội Tuy nhiên quan niệm kếtcấuhạtầng theo
nghĩa hẹp không phản ánh được mốiquan hệ hữu cơ giữa các bộ phận có mối liên
quan mật thiết với nhau trong một hệ thống thống nhất.
Theo nghĩa rộng, kếtcấuhạtầng được hiểu là tổng thể các công trình đảm bảo
những điều kiện "bên ngoài" cho sản xuất và sinh hoạt của dân cư. Kếtcấuhạtầng
là một phạm trù rộng gần nghĩa với "môi trường kinh tế", bao gồm các phân hệ:
phân hệ kỹthuật (đường, giao thông, cầu, cảng, sân bay, năng lượng, bưu chính viễn
thông ) và phân hệ xã hội (giáo dục, y tế, khoa học kỹthuật ), hay phân tích cụ thể
hơn còn có phân hệ tài chính (hệ thống tài chính - tín dụng), phân hệ thiết chế (hệ
thống quảnlýnhànước và luật pháp). Cách hiểu này rõ ràng là rất rộng, bao hàm
hầu như toàn bộ khu vực dịch vụ. Tuy nhiên, kếtcấuhạtầng hiểu theo nghĩa rộng
không đồng nghĩa và lẫn lộn với các phạm trù "khu vực dịch vụ" hoặc "môi trường
kinh tế" ở chỗ kếtcấuhạtầng là một phạm trù bao hàm tất cả những công trình cơ
sở vật chất kỹ thuật, trongmốiquan hệ chặt chẽ với chức năng của chúng là tạo điều
kiện cho các khu vực kinh tế khác nhau phát triển.
Như vậy, khu vực kếtcấuhạtầng xét về mặt hình thức là rất rộng, bao gồm các
lĩnh vực rất khác nhau từ hệ thống giao thông đến cấp thoát nước, từ thể chế pháp lý đến
hệ thống đảm bảo thông tin kinh tế nhưng cần phải chú ý là kếtcấuhạtầng không phải
là tổng thể cơ học của tất cả các lĩnh vực đó mà nó chỉ xét đến mốiquan hệ "phục vụ",
quan hệ "đảm bảo điều kiện" của các lĩnh vực đó cho nền kinh tế quốc dân (xem sơ đồ
1.1).
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường nhiều thành phần có sự quảnlý của Nhà
nước nên quan niệm kếtcấuhạtầng theo nghĩa rộng vì như vậy sẽ thấy rõ tính hệ thống
của toàn bộ các lĩnh vực có tác dụng hỗ trợ cho sản xuất và đời sống xã hội. Các bộ phận
của kếtcấuhạtầng không đứng độc lập riêng rẽ mà có quan hệ hữu cơ với nhau. Cách
nhìn hệ thống đối với kếtcấuhạtầng theo nghĩa rộng cho phép thấy được vị trí, vai trò
tổng thể của kếtcấuhạ tầng, thấy được mốiquan hệ hữu cơ giữa các bộ phận bề ngoài có
vẻ như độc lập và không có liên quan với nhau, từ đó quan điểm, chính sách giải pháp
quản lý khu vực này sao cho có lợi nhất cho nền kinh tế quốc dân.
Sơ đồ 1.1: Quan hệ giữa kếtcấuhạtầngđối với hoạt động
của nền kinh tế quốc dân
N
ền kinh tế quốc dân
Hoạt động sản xuất
Hoạt động tiêu dùng
1.1.1.2. Kếtcấuhạtầngkỹthuật
Hiện nay, có một vài khái niệm khác nhau vềkếtcấuhạtầng tùy thuộc vào cách
tiếp cận ở góc độ này hay góc độ khác. Chẳng hạn nếu tiếp cận kếtcấuhạtầngở góc độ
ngành, có các khái niệm như kếtcấuhạtầng nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, kếtcấu
hạ tầng giao thông vận tải, tài chính tín dụng, y tế, giáo dục, quốc phòng- an ninh
Nhưng trongquảnlý đô thị người ta thống nhất sử dụng khái niệm trên cơ sở phân chia
kết cấuhạtầng theo lĩnh vực, đó là “kết cấuhạtầngkỹ thuật” và “kết cấuhạtầng xã
hội”. Tuy nhiên, việc phân chia này chỉ mang tính chất tương đối, vì thực tế ít có loại kết
cấu hạtầng nào chỉ hoàn toàn phục vụ kinh tế mà không phục vụ hoạt động xã hội.
Khái niệm kếtcấu HTKT được dùng để chỉ toàn bộ những lĩnh vực tạo điều kiện
về mặt "kỹ thuật" cho sản xuất và đời sống xã hội, bao gồm hệ thống đường giao thông,
hệ thống năng lượng và thông tin liên lạc, hệ thống cấp, thoát nước, vệ sinh môi trường
các bộ phận của kếtcấu HTKT đều có điểm chung về mặt chức năng và thống nhất về
bản chất kinh tế. Đối với các đô thị, vị trí vai trò của kếtcấu HTKT rất quan trọng, bảo
đảm cho quá trình tổ chức sản xuất và sinh hoạt của đô thị được thực hiện liên tục, mang
lại hiệu quả KT-XH cao.
Kết cấu HTKT đô thị bao gồm nhiều bộ phận hợp thành và mỗi bộ phận lại có tính
độc lập tương đối, có đặc điểm và phương thức quảnlý khác nhau. Cho đến nay, quan
niệm vềkếtcấu HTKT cũng còn nhiều ý kiến khác nhau nhưng nhìn chung đều nhất trí
rằng kếtcấu HTKT đô thị bao gồm những bộ phận chủ yếu sau đây:
- Các công trình giao thông đối nội và đối ngoại, bao gồm: mạng lưới đường, cầu,
hầm, quảng trường, bến bãi, sông ngòi, kênh rạch, các công trình đầu mối giao thông, sân
bay, nhà ga, bến xe và bến cảng nằmtrong phạm vi quảnlý của các công trình giao thông
đô thị.
- Các công trình cấp nước đô thị, bao gồm: các nguồn cung cấp nước mặt hoặc
nước ngầm, các công trình kỹthuật khai thác nguồn nước và sản xuất nước sạch, hệ
thống phân phối nước (đường ống, tăng áp và điều hòa).
- Các công trình thoát nước đô thị, bao gồm: hệ thống cống rãnh, cửa xả, kênh
mương, đê đập, trạm bơm và trạm xử lýnước thải
- Các công trình cấp điện và chiếu sáng đô thị, bao gồm: các nhà máy phát điện, các
trạm biến áp, hệ thống đường dây dẫn điện, cột điện, đèn chiếu sáng
- Các công trình thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông
- Các công trình phục vụ công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải đô thị
(thùng chứa, các điểm trung chuyển rác, phương tiện thu gom, vận chuyển, bãi xử lý
rác )
- Các công viên, cây xanh phục vụ vui chơi, giải trí và bảo vệmôi trường;
Ngoài ra có quan điểm còn tính đến cả các lĩnh vực nhà ở, hệ thống kho tàng tập
trung, các công trình và tổ chức phục vụ công cộng như tang lễ, y tế, cơ sở xã hội, phòng
chữa cháy, phòng chống lụt bão, động đất v.v
Sơ đồ 1.2: Cấu trúc của kếtcấuhạtầng
Kết cấuhạ
t
ầng
Kết cấuhạ
tầng trên
giác đ
ộ lãnh
Kết cấuhạ
tầng trên
giác đ
ộ ngành
Kết cấuhạ
tầng
Kết cấuhạ
tầng
Nghiên cứu và phân tích cụ thể hơn thì trongkếtcấu HTKT đô thị bao gồm hai
mảng lớn. Mảng thứ nhất là các công trình cơ sở vật chất có chức năng tạo điều kiện cho
toàn bộ hoạt động kinh tế-xã hội của thànhphố như đường giao thông, hệ thống cấp thoát
nước, lưới điện, mạng bưu chính viễn thông Đây là những công trình được xây dựng
nhằm đáp ứng nhu cầuvề dịch vụ hàng hoá công cộng và dù chúng được đầu tư xây dựng
theo phương thức nào đi chăng nữa cũng đều có đặc điểm là gắn liền với chức năng đảm
bảo điều kiện cho sự hoạt động bình thường của đô thị.
Mảng thứ hai của kếtcấu HTKT đô thị chính là các thiết chế tổ chức có chức năng
quản lý đầu tư xây dựng, quảnlý vận hành, khai thác sử dụng các công trình kếtcấu
HTKT hoặc cung ứng các sản phẩm hàng hoá công cộng. Đó là các công ty, xí nghiệp,
trạm, các đơn vị sự nghiệp tức là các tổ chức con người được thành lập và hoạt động
theo thể chế hiện hành.
Việc phân biệt hai mảng kếtcấu HTKT đô thị như trên có ý nghĩa thực tiễn rất
lớn. Đối với mảng các công trình kếtcấu HTKT có tầmquantrọng đặc biệt lại đòi hỏi
vốn đầu tư lớn, hiệu suất vốn thấp, khó tổ chức thu hồi vốn Nhànước có trách nhiệm
đầu tư phát triển và quảnlý thống nhất, còn đối với mảng thứ hai, tuỳ thuộc vào cơ chế
quản lý, trình độ quảnlý có phương thức và hình thức tổ chức quảnlý phù hợp.
1.1.2. Đặc điểm của kếtcấuhạtầngkỹthuật đô thị
Sản phẩm đầu ra của kếtcấu HTKT đô thị đều là sản phẩm hàng hoá hoặc dịch vụ
công cộng. Do đó những sản phẩm này vừa mang những đặc điểm của các sản phẩm dịch
vụ vừa có những đặc điểm của các hàng hoá công cộng. Chính yếu tố này quy định
- Giao
thông
- Cấp nước
- Cấp điện
- VSMT
- Cơ sở giáo
dục đào tạo
-Công viên,cây xanh
-Bệnh viện, trạm xá
-Cơ sở văn hóa công
cộng của đô thị
Có
một
phần
phục
vụ
cho
[...]... min Trong đó: H- Tiết kiệm chi phí do các hiệu quả kinh tế kéo theo mang lại Trongquảnlýnhànướcvềkếtcấu HTKT đô thị, cần tính tóan phân tích, kết hợp nhiều phương án với nhau nhằm tính toán hiệu quả so sánh giữa chúng, làm cơ sở để quyết định lựa chọn phương án đầu tư kếtcấu HTKT mang lại lợi ích KT-XH cao nhất 1.2 sự cần thiết khách quan phải đổi mớiquảnlýnhànướcvề kết cấuhạtầngkỹ thuật. .. ở một số đô thị sau đó nhân rộng ra phạm vi cả nước 1.3.2 Kinh ngiệm vềquảnlý hành chính nhànướcởthànhphố Đà Lạt, công tác quản lýnhànướcvề kết cấu HTKT đô thị có nhiều điểm khá thành công Trên cơ sở quy hoạch được duyệt, chính quyền đô thị quảnlý chặt chẽ, nghiêm ngặt từ khâu định hướng xây dựng, thoả thuận vị trí xây dựng, giao đất xây dựng các công trình hạ tầng, kể cả việc xử lý vi phạm... dần những chồng chéo trongquảnlý đô thị giữa các ngành có quan hệ mật thiết như: Sở Xây dựng (cơ quanquảnlý quy hoạch), Sở Kế hoạch - Đầu tư (cơ quanquảnlý đầu tư), Sở Tài nguyên- Môi trường (quản lý đất đai), Sở Giao thông (cơ quanquảnlý giao thông công chính), các Ban quảnlý dự án đầu tư, UBND các địa phương Với điều kiện của thànhphốTamKỳhiện nay, cần chú trọng thực hiện quy hoạch chi... dụng thực hiện tại thànhphốTamKỳ,tỉnhQuảngNam 1.3.1 Kinh nghiệm về quy hoạch và quảnlý quy hoạch Thànhphố Đà Nẵng là một điển hình về quy hoạch phát triển đô thị, từ quy hoạch chung được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh, thànhphố đã tập trung lập và phê duyệt gần 700 đồ án quy hoạch chi tiết, với diện tích gần 5.500ha Đây là cơ sở quantrọng cho giaiđoạn “bùng nổ” về xây kếtcấu HTKT... trình kếtcấuhạ tầng, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế- xã hội của các đô thị Chẳng hạn như quảnlý cấp nước đô thị bao gồm quảnlý nguồn nước, các công trình kỹthuật sản xuất nước, hệ thống đường ống cấp nước với mục tiêu nhằm cung cấp nước đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước hàng ngày cho sinh hoạt, sản xuất và các dịch vụ công cộng Đối với quảnlý giao... sử dụng các công trình kếtcấu HTKT cũng có ảnh hưởng rất lớn từ các yếu tố nêu trên: công trình thuộc sở hữu nhà nước, thường kéo theo việc hình thành các tổ chức để quảnlý vận hành; chi phí quản lý, vận hành được chi từ nguồn ngân sách làm tăng thêm gánh nặng cho quảnlýnhànướcở lĩnh vực này Công trình do khu vực kinh tế ngoài Nhànước đầu tư và quảnlý thì khắc phục được hạn chế vừa nêu, nhưng... rất thấp Ngoài ra các điều kiện vềmôi trường tự nhiên, tâmlý xã hội cũng là những yếu tố cần được lưu ý trong quá trình quản lýnhànướcvề kết cấu HTKT 1.3 Kinh nghiệm quản lýnhànướcvề kết cấuhạtầngkỹthuậtở một số đô thị Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2020: “Quy mô đô thị từ mức 19 triệu người, diện tích 1.140 km2 năm 2000, sẽ tăng lên 30,4 triệu... yếu trongquảnlýnhànướcvềkếtcấuhạtầngkỹthuật đô thị Thứ nhất, quảnlý quy hoạch xây dựng kếtcấu HTKT đô thị Bất kể một đô thị nào cũng cần có quy hoạch tổng thể kinh tế- xã hội Trên cơ sở đó, lập quy hoạch chung làm căn cứ pháp lý để quảnlý đất đai và xây dựng đô thị Trên nền quy hoạch chung các đô thị tiến hành quy hoạch chi tiết và quy hoạch chuyên ngành đầu tư xây dựng các công trình kết. .. hướng phát triển bền vững Một trong những nội dung quantrọng của quảnlýnhànướcvề quy hoạch xây dựng kếtcấuhạtầngkỹthuật đô thị, là phải xác định chính xác nhu cầuvềkếtcấu HTKT đô thị Bởi vì qua đó sẽ xác định được quy mô, số lượng đầu tư kếtcấu HTKT hợp lý, mang lại hiện quả kinh tế- xã hội cao nhất; đồng thời cũng sẽ xác định được nhu cầu vốn cho đầu tư, làm cơ sở để hoạch định chính sách... Lợi ích đầu tư U (đ) Lợi ích của Đầu tư Hạtầng U = f(C) 0 tối ưu Chi phí đầu tư hạtầng C (đ) Thứ hai, quảnlý vốn đầu tư Một trong những vấn đề quantrọngtrong quản lýnhànướcvề kết cấu HTKT đô thị là quảnlý vốn, bởi vì đầu tư kếtcấu HTKT cần có số vốn rất lớn, đầu tư ở đây mang tính chất quốc gia hoặc vùng, địa phương, thời gian thu hồi vốn chậm và trong đầu tư còn mang tính xã hội Do đó vấn .
LUẬN VĂN:
Đổi mới quản lý nhà nước về kết cấu hạ
tầng kỹ thuật ở thành phố Tam Kỳ, tỉnh
Quảng Nam trong giai đoạn hiện nay
Mở Đầu
. nghiên cứu: Đổi mới
quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
trong giai đoạn hiện nay làm luận văn thạc sĩ.
2.